Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 59

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA


LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC ................................................................................................................... 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ 5
TÓM TẮT ................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................... 7
1.1. Giới thiệu .......................................................................................................7
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ..................................................9
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................9
1.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................10
1.5. Đóng góp điểm mới của đề tài.....................................................................11
1.6. Bố cục luận văn ...........................................................................................11
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................................................ 13
2.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại ..............................................13
2.1.1. Chức năng của ngân hàng thương mại ..................................................13
2.1.1.1. Chức năng trung gian tín dụng: .........................................................13
2.1.1.2. Chức năng trung gian thanh toán: .....................................................14
2.1.1.3. Chức năng tạo tiền .............................................................................15
2.1.2. Vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại ..........................................16
2.2. Tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng ..................................................18
2.3. Các nhân tố tác động đến tính thanh khoản hệ thống ngân hàng ...................19
2.3.1. Các yếu tố vĩ mô tác động đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương
mại 19
2.3.2. Các yếu tố nội tại tác động đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương
mại 22
2.4. Lược khảo các nghiên cứu trước đây .............................................................24
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 31
3.1. Khung phân tích nghiên cứu ........................................................................31
3.2. Thiết lập mô hình hồi quy............................................................................32
3.3. Nguồn dữ liệu và cách xây dựng các biến số ..............................................34
3.4. Các phương pháp hồi quy sử dụng trong bài luận văn ................................36
3.4.1. Mô hình Pooled OLS .............................................................................37
3.4.2. Mô hình các ảnh hưởng cố định (Fixed Effective Model – FEM) ........38
3.4.3. Mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effective Model – REM)
38
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 40
4.1. Thống kê mô tả số liệu ................................................................................40
4.2. Phân tích mối quan hệ đơn biến giữa các biến số với tín dụng thương mại45
4.3. Phân tích mối quan hệ đa biến giữa các biến số với tính thanh khoản của
các ngân hàng ........................................................................................................47
4.3.1.1. Kết quả hồi quy mô hình đa biến ......................................................47
4.3.1.2. Các kết quả kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp nhất với toàn bộ
mẫu dữ liệu ........................................................................................................51
4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu......................................................................53
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP
THEO ........................................................................................................................ 55
5.1. Kết luận........................................................................................................55
5.2. Đề xuất, kiến nghị ........................................................................................55
5.3. Hạn chế của bài nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp ...............................57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 58
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NHTM: Ngân hàng thương mại

NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần

ROA: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

Pooled OLS: Mô hình bình phương bé nhất gộp

FEM: Mô hình các ảnh hưởng cố định

REM: Mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiê


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Ngân hàng chủ thể chuyển dịch cơ cấu vốn đến nền kinh tế.….…......…12
Hình 3.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu ................................................................31
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu định lượng..............Error! Bookmark not defined.2
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu về tác động của các nhân tố đến tính thanh khoản
................................................................................................................................... 27
Bảng 3.1. Mô tả các biến và kỳ vọng dấu của các biến độc lập trong mô hình nghiên
cứu ............................................................................................................................. 34
Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả ............................................................................. 40
Bảng 4.2. Tương quan Pearson – mối tương quan đơn biến giữa các biến số .......... 44
Bảng 4.3. Kết quả hồi quy tác động của các nhân tố đến tính thanh khoản của các
ngân hàng .................................................................................................................. 47
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và mô hình các ảnh
hưởng cố định (FEM) ................................................................................................ 50
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và mô hình các ảnh
hưởng ngẫu nhiên (REM) ......................................................................................... 51
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định lựa chọn giữa mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM)
và mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM)................................................................ 51
TÓM TẮT
Tác giả tiến hành nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tính thanh khoản
của 20 ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 đến
năm 2017. Bằng các phương pháp phân tích dữ liệu bảng truyền thống như hồi quy
OLS gộp (Pooled OLS), mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM), mô hình các ảnh
hưởng ngẫu nhiên (REM), tác giả rút ra một số kết luận chủ yếu như sau:

Thứ nhất, trong mối quan hệ đơn biến, tính thanh khoản có mối quan hệ tương
quan âm có ý nghĩa thống kê với logarithm của GDP, logarithm chỉ số thị trường
chứng khoán và logarithm quy mô tổng tài sản của ngân hàng; có mối quan hệ tương
quan dương có ý nghĩa thống kê đối tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát, tỷ suất sinh lợi
trên tổng tài sản của ngân hàng (ROA) và tỷ lệ an toàn vốn cấp 1; không có mối quan
hệ tương quan với các biến số chi phí sử dụng vốn và tỷ lệ tiền gửi khách hàng.

Thứ hai, trong phân tích mối quan hệ đa biến giữa các biến số, tác giả nhận
thấy mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên là mô hình hồi quy phù hợp nhất trong mẫu
dữ liệu của tác giả thu thập. Từ việc phân tích các kết quả từ mô hình các ảnh hưởng
ngẫu nhiên, tác giả rút ra được một số kết luận sau:

+ Đối với các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế: Có 2 nhân tố vĩ mô của nền kinh
tế có tác động đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại, bao gồm GDP có
tác động âm, tỷ lệ thất nghiệp có tác động dương.

+ Đối với các nhân tố nội tại ngân hàng: Có 4 nhân tố nội tại của ngân hàng
đều tác động dương đến tính thanh khoản của các ngân hàng, bao gồm tỷ suất sinh
lợi trên tông tài sản (ROA), tỷ lệ an toàn vốn cấp 1, quy mô tổng tài sản có tác động
âm và tỷ lệ tiền gửi khách hàng.

Từ khóa: Tín dụng thương mại, Tín dụng ngắn hạn


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Giới thiệu

Đối với mọi nền kinh tế, trong mỗi giai đoạn nhất định, hệ thống Ngân hàng
luôn đóng vai trò một vai trò quan trọng với chức năng chu chuyển vốn trong nền
kinh tế. Vai trò của hệ thống Ngân hàng thương mại là các trung gian tài chính,
giúp luân chuyển các dòng vốn nhàn rỗi từ các chủ thể này đến các chủ thể khác
– các chủ thể có nhu cầu về vốn trong nền kinh tế. Nhờ đó, các dòng vốn được
chu chuyển một cách liên tục, đáp ứng một cách kịp thời nhất nhu cầu của các chủ
thể cần vốn, từ đó góp phần đảm bảo quá trình vận hành của các nền kinh tế diễn
ra một cách trơn tru nhất, đảm bảo sự ổn định tăng trưởng của các nền kinh tế.
Vai trò của hệ thống ngân hàng sẽ đặc biệt trở nên quan trọng ở các quốc
gia có hệ thống thị trường tài chính còn chậm phát triển, nhất là ở các thị trường
chứng khoán còn non trẻ. Khi đó, hệ thống ngân hàng thương mại gần như là kênh
chu chuyển vốn duy nhất đối với các chủ thể cần vốn trong nền kinh tế, đồng thời
đây cũng là kênh gửi tiền tiết kiệm an toàn với hiệu quả đáng kể nhất đối với các
chủ thể có vốn nhàn rỗi. Việt Nam cũng là một trong số các thị trường đó khi thị
trường chứng khoán Việt Nam chỉ mới chính thức đi vào hoạt động khoảng hơn
15 năm (phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam trên sàn
Hose là tháng 7/2000). Do đó, hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại sẽ
có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các nền kinh tế như Việt Nam. Bên cạnh đó,
ngân hàng Nhà nước Việt Nam có mối quan hệ khá mật thiết với Chính phủ nên
các hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại sẽ chịu tác động khá lớn từ các
chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và các chính sách khác của Chính phủ
như Chính sách tài khóa, chính sách ngoại thương…
Trong những năm trở lại đây, số lượng các ngân hàng thương mại ở Việt
Nam đã có sự gia tăng nhanh chóng cả về chất lượng và số lượng, dẫn tới sự cạnh
tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng thương mại trong nước. Bên cạnh đó,
trong xu hướng hội nhập chung của thị trường tài chính và bối cảnh toàn cầu hóa
8

hiện nay, thị trường vốn trong nước ngày càng được mở rộng. Khi đó, các ngân
hàng thương mại trong nước còn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt từ các
ngân hàng nước ngoài với quy mô vốn lớn, kinh nghiệm hoạt động lâu năm. Chính
vì vậy, các ngân hàng thương mại trong nước đã và đang không ngừng đổi mới,
gia tăng nguồn lực trong hoạt động của mình nhằm nâng cao năng lực, khả năng
cạnh tranh của ngân hàng so với các ngân hàng khác trong ngành.
Trong quá trình đổi mới của mình, các ngân hàng thương mại cổ phần trong
nước đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ, thể hiện thông qua sự cải thiện
về nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Bên cạnh đó, tốc
độ tăng trưởng tín dụng của từng ngân hàng thương mại cũng có nhiều sự cải thiện
qua các năm. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt về tăng trưởng sự tăng trưởng
của các ngân hàng thì vẫn còn nhiều mặt tồn tại trong hệ thống Ngân hàng như: tỷ
lệ nợ xấu tăng cao, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu chưa thực sự vững chắc… Ngoài ra,
những biến động của nền kinh tế vĩ mô hiện nay cũng ngày càng trở nên khó
lường, tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng thương
mại nói riêng. Đứng trước các thách thức đó, điều đó đặt ra một bài toán cho các
ngân hàng thương mại: Vừa đảm bảo duy trì tăng trưởng tín dụng cho ngân hàng
một cách bền vững, đồng thời vừa đảm bảo hạn chế được rủi ro trong việc tăng
trưởng tín dụng. Đặc biệt, với đặc thù của ngành, một trong những yêu cầu hàng
đầu của các ngân hàng thương mại là luôn luôn phải đảm bảo tính thanh khoản
của ngân hàng, luôn luôn đáp ứng các nhu cầu thanh toán, rút tiền… của các khách
hàng trong mọi trường hợp.
Chính vì lý do đó, trong luận văn này, tác giả sẽ thực hiện đề tài nghiên cứu
về: “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các Ngân hàng Thương
mại cổ phần Việt Nam” nhằm xem xét tác động của các yếu tố vĩ mô nền kinh tế
và các yếu tố nội tại của các ngân hàng đến tính thanh khoản của các ngân hàng
thương mại. Kết quả của bài nghiên cứu không chỉ đưa ra thêm một bằng chứng
thực nghiệm về các nhân tố tác động đến tính thanh khoản ở các ngân hàng thương
9

mại Việt Nam mà còn giúp cho các nhà quản trị, các nhà hoạch định chính sách
cân nhắc, xem xét trong việc điều hành các hoạt động của ngân hàng thương mại
nhằm đảm bảo vừa đáp ứng được yêu cầu về tăng trưởng tín dụng, vừa đảm bảo
tính thanh khoản trong các hoạt động của ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Tác giả tập trung vào việc xem xét các nhân tố nội tại và các yếu tố vĩ mô
của nền kinh tế có tác động đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại.
Cụ thể, đối với các yếu tố nội tại, bài nghiên cứu tập trung xem xét các nhân tố:
tiền gửi khách hàng, quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ lệ an
toàn vốn cấp 1 của từng ngân hàng và chi phí trả lãi tiền gửi cho khách hàng. Đối
với các nhân tố vĩ mô, bài nghiên cứu tập trung vào việc xem xét các yếu tố tăng
trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và mức độ phát triển của thị trường
tài chính. Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả đặt ra 03 câu hỏi sau cho bài
nghiên cứu:

- Thứ nhất, trong mối quan hệ đơn biến của từng nhân tố vĩ mô nền kinh tế
và của từng nhân tố nội tại ngân hàng thương mại, các biến nào có tương quan với
tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại? Nếu có, đó là tương quan cùng
chiều hay ngược chiều?

- Thứ hai, trong mối quan hệ đa biến, những nhân tố nào có tác động đến
tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại? Nếu có, tác động đó là tác động
cùng chiều hay ngược chiều? Độ lớn của các tác động như thế nào? Nhân tố nào
có tác động lớn đến tính thanh khoản?

- Thứ ba, từ các kết quả nghiên cứu trên, những kiến nghị, giải pháp nào
được đưa ra để đảm bảo ổn định tính thanh khoản các ngân hàng thương mại?

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


10

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về các nhân tố vĩ mô và các yếu tố nội
tại của ngân hàng có tác động đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại
ở Việt Nam. Cụ thể, tác giả sẽ tập trung vào xem xét 04 yếu tố vĩ mô của nền kinh
tế (bao gồm tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, mức độ phát triển
của thị trường tài chính) và 05 yếu tố nội tại của các ngân hàng (bao gồm quy mô
của ngân hàng, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ lệ an toàn vốn cấp 1, tiền gửi
của khách hàng và chi phí trả lãi tiền gửi cho khách hàng)

- Phạm vi nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu được thực hiện bao gồm 20 ngân
hàng thương mại cổ phần trong nước hoạt động liên tục tại Việt Nam trong giai
đoạn từ 2007 – 2017.

1.4. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng dữ liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo
thường niên, các bản cáo bạch tài chính, các báo cáo tình hình quản trị được công
bố trên các hệ thống website của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
hoặc trên các trang lấy số liệu được công bố trong giai đoạn từ năm 2007 đến
2017. Do đó, dữ liệu nghiên cứu sẽ có dạng dữ liệu bảng cân bằng (Balance panel
data).

Trong quá trình phân tích, phương pháp nghiên cứu chính được tác giả sử
dụng trong luận văn này là phương pháp định lượng. Cụ thể, quá trình phân tích
định lượng được tác giả thực hiện qua các bước như sau:

- Phương pháp tổng hợp số liệu, phương pháp so sánh và đối chiếu số liệu,
phương pháp thống kê mô tả dữ liệu thu thập để giúp tác giả đưa ra các nhận định
ban đầu về đặc điểm số liệu thu thập trong nghiên cứu này.

- Phương pháp hồi quy trong phân tích định lượng: Với đặc điểm dữ liệu
thu thập trong nghiên cứu này là dữ liệu bảng, tác giả sẽ sử dụng 03 phương pháp
cơ bản trong phân tích định lượng dữ liệu liệu bảng, bao gồm các phương pháp
hồi quy gộp (Pooled OLS), mô hình các ảnh hưởng cố định (Fixed Effect Model-
11

FEM), mô hình các ảnh hưởng ngẫu nghiên (Random Effect Model – REM). Từ
03 phương pháp phân tích trên, tác giả sẽ tiến hành lựa chọn mô hình hồi quy phù
hợp nhất đối với trường hợp mẫu dữ liệu. Qua đó, tác giả lựa chọn và phân tích
kết quả mô hình hồi quy phù hợp nhất. Từ các số liệu thu thập được tổng hợp trên
phần mềm excel, tác giả sử dụng phần mềm Stata để hồi quy mô hình nghiên cứu.

1.5. Đóng góp điểm mới của đề tài

Luận văn được thực hiện với mục tiêu đo lường và cung cấp thêm những
kết quả thực nghiệm về mối quan hệ của các nhân tố nội tại ngân hàng và các nhân
tố vĩ mô của nền kinh tế có tác động đến tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng
thương mại cổ phần ở Việt Nam. Từ đó, luận văn sẽ cung cấp thêm một bằng
chứng thực nghiệm cho thấy tình hình phát triển chung của hệ thống Ngân hàng
thương mại cổ phần ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này có thể sẽ rất hữu ích cho
các chủ thể có quan tâm/ có lợi ích gắn với các ngân hàng thương mại như các nhà
hoạch định chính sách, các nhà quản trị ngân hàng, các nhà đầu tư, ....

1.6. Bố cục luận văn

Bố cục luận văn bao gồm 05 chương chính như sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Trình bày tính cấp thiết của đề tài, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu, mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu được sử dụng
trong luận văn.

Chương 2: Cơ sở lý luận và tổng quan các nghiên cứu về tác động của các
nhân tố đến tính thanh khoản ở các ngân hàng thương mại

Chương này đưa ra một số khái niệm, cơ sở lý thuyết trong việc nghiên cứu
về các ngân hàng thương mại, tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại.
Đồng thời, tác giả cũng xác định các nhân tố nội tại ngân hàng và các nhân tố vĩ
mô của nền kinh tế có tác động tới tính thanh khoản của các ngân hàng thương
12

mại cổ phần ở Việt Nam. Trên cơ sở các nhân tố đó, tác giả đưa ra những bằng
chứng thực nghiệm của các nghiên cứu trước về vấn đề tính thanh khoản trong hệ
thống ngân hàng thương mại.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu

Từ việc xác định các nhân tố nội tại ngân hàng và vĩ mô của nền kinh tế có
tác động đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại trong chương 2, luận
văn sẽ đưa ra quy trình thực hiện nghiên cứu định lượng trong bài nghiên cứu. Cụ
thể, tác giả sẽ xác định các giả thuyết nghiên cứu; cách thức thu thập dữ liệu (bao
gồm nguồn dữ liệu sử dụng); xây dựng mô hình nghiên cứu định lượng (với các
biến số trong mô hình); cách xác định, tính toán/ đo lường các biến số nghiên cứu
định lượng; tổng quan các phương pháp nghiên cứu sẽ sử dụng trong luận văn.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương này sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu thực nghiệm đối với trường
hợp các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra các kết
luận về việc chấp nhận/ bác bỏ những giả thuyết đã đặt ra trước đó, đồng thời tác
giả cũng đưa ra các nhận định về tác động của các biến độc lập đối với tính thanh
khoản trong các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

Chương 5: Kết luận, gợi ý chính sách, giải pháp của đề tài nghiên cứu và
các hướng nghiên cứu tiếp theo

Chương này sẽ tóm tắt về việc thực hiện nghiên cứu trong luận văn, kết
luận tổng quát về các kết quả nghiên cứu đã đạt được. Trên cơ sở đó, tác giả đưa
ra một số khuyến nghị, đề xuất nhằm đảm bảo tính thanh khoản của các ngân hàng
thương mại ở Việt Nam. Ngoài ra, chương này cũng sẽ chỉ ra những giới hạn trong
nghiên cứu của luận văn và đưa ra các hướng nghiên cứu mở rộng của luận văn
trong các nghiên cứu tiếp theo
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Chương này sẽ trình bày tổng quan về phần lý thuyết, các nhân tố có ảnh hưởng đến
vấn đề tính thanh khoản trong hệ thống ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, chương
này sẽ sơ lược qua một số nghiên cứu trước đây để làm rõ mối quan hệ giữa các nhân
tố có tác động. Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm có được là cơ sở để tác giả
lựa chọn và xây dựng các nhân tố tác động mà tác giả sẽ sử dụng trong nghiên cứu của
mình

2.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại

2.1.1. Chức năng của ngân hàng thương mại1

2.1.1.1. Chức năng trung gian tín dụng:

Thư viện học liệu mở Việt Nam, giống như các loại hình ngân hàng khác, ngân
hàng thương mại (NHTM) đảm nhiệm chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh
toán cho các doanh nghiệp, cá nhân trong nền kinh tế. Thông qua việc huy động các khoản
vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, NHTM tạo nên các quỹ cho vay để cung cấp tín dụng cho
nền kinh tế. Nói cách khác, với chức năng này, NHTM vừa là người đi vay (từ người có
vốn) vừa là người cho vay (cho người cần vốn) trong nền kinh tế.

Người có vốn NHTM Người cần vốn

Hình 2.1: Ngân hàng chủ thể chuyển dịch cơ cấu vốn đến nền kinh tế

1
Nguồn: voer.edu.vn
14

Như vậy, từ hình 2.1 ta có thể thấy, NHTM góp phần tạo ra lợi ích cho tất cả các
bên tham gia (người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay), qua đó thúc đẩy sự phát triển
của nền kinh tế.

- Người gửi tiền sẽ thu được lợi tức từ khoản vốn nhàn rỗi của mình dưới hình thức
lãi tiền gửi mà ngân hàng quy định. Ngân hàng còn đảm bảo sự an toàn về khoản tiền gửi,
cung cấp các dịch vụ thanh toán nhanh chóng, tiện lợi.

- Người vay tiền sẽ thoả mãn được nhu cầu vốn để kinh doanh, chi tiêu, thanh toán
mà không phải chịu nhiều chi phí về sức lực, thời gian cho việc tìm kiếm nơi cung cấp
nguồn vốn linh động, hợp pháp cho bên vay.

- NHTM sẽ tìm kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất
tiền gửi. Lợi nhuận này chính là cơ sở để tồn tại và phát triển của ngành Ngân hàng nói
chung và NHTM nói riêng.

Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất được thực
hiện liên tục, mở rộng quy mô sản xuất. Với chức năng này, NHTM đã biến nguồn vốn
nhàn rỗi không hoạt động thành nguồn vốn hoạt động, kích thích quá trình luân chuyển
vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng và cơ bản nhất
của NHTM vì nó phản ánh bản chất của NHTM là đi vay để cho vay, nó quyết định sự
tồn tại và phát triển của NHTM, đồng thời nó cũng là cơ sở duy trì các chức năng quan
trọng.

2.1.1.2. Chức năng trung gian thanh toán:

NHTM thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sở thực hiện chức năng
trung gian tín dụng vì tiền đề để khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng chính là
phần tiền gửi trước đó. Với chức năng này, các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều
15

cổng thanh toán thuận lợi. Nhờ đó, các chủ thể tham gia sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí,
thời gian.

Đối với NHTM, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận ngân hàng thông qua
việc thu lệ phí thanh toán. Hơn nữa, nó lại làm tăng nguồn vốn cho vay của ngân hàng thể
hiện trên số dư có trong tài khoản tiền gửi của khách hàng. Chức năng này cũng chính là
cơ sở hình thành nên chức năng thứ ba của NHTM - chức năng tạo tiền

2.1.1.3. Chức năng tạo tiền

Chức năng tạo tiền được thực hiện thông qua việc kết hợp chức năng trung gian tín
dụng và trung gian thanh toán, giúp NHTM có khả năng tạo ra tiền tín dụng thể hiện trên
tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng. Đây chính là một bộ phận của lượng tiền
được sử dụng trong các giao dịch. Ban đầu, từ những khoản tiền dự trữ tăng lên, NHTM
sử dụng để cho vay bằng chuyển khoản, sau đó một phần của những khoản tiền này sẽ
quay lại với NHTM khi những người sử dụng tiền gửi vào dưới dạng tiền gửi không kỳ
hạn. Quá trình này tiễp diễn trong hệ thống NHTM và tạo nên một lượng tiền gửi (tức tiền
tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban đầu. Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào
hệ số mở rộng tiền gửi. Hệ số này chịu tác động bởi ba yếu tố: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ
dự trữ vượt mức và tỷ lệ lưu trữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của công chúng.

Với chức năng tạo tiền, hệ thống NHTM đã làm tăng số lượng phương tiện thanh
toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Chức năng này
cũng cho thấy mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và lưu thông tiền tệ. Một khối lượng
tín dụng mà một NHTM cho vay làm tăng khả năng tạo tiền của NHTM đó, từ đó làm
tăng lượng tiền cung ứng.

Các chức năng của NHTM có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau,
trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản nhất, tạo cơ sở cho việc thực
hiện các chức năng còn lại. Đồng thời, khi NHTM thực hiện tốt chức năng trung gian
16

thanh toán và chức năng tạo tiền, NHTM lại góp phần làm tăng nguồn vốn tín dụng, mở
rộng hoạt động tín dụng.

2.1.2. Vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại

2.1.3.1. Thực thi chính sách tiền tệ

Việc hoạch định chính sách tiền tệ thuộc về ngân hàng trung ương thông qua các
công cụ điều tiết như: lãi suất, dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu, thị trường mở, hạn mức tín
dụng,... NHTMCP chính là các chủ thể chịu sự tác động trực tiếp từ các công cụ điều
chỉnh này và đồng thời đóng vai trò cầu nối trong việc chuyển tiếp các tác động của chính
sách tiền tệ đến khu vực phi ngân hàng và nền kinh tế. Ngược lại, thông qua NHTMCP
và các định chế tài chính khác, các thông tin của nền kinh tế được phản hồi về cho ngân
hàng trung ương để từ đó Chính phủ và ngân hàng trung ương sẽ có những chính sách
điều tiết thích hợp đối với nền kinh tế.

2.1.3.2. Cung cấp vốn cho nền kinh tế

Vốn được tạo ra từ quá trình tích lũy, tiết kiệm của mỗi cá nhân, doanh nghiệp và
Nhà nước trong một nền kinh tế. Do đó, nếu muốn có nhiều vốn thì phải tăng thu nhập
quốc dân và các chi phí từ việc tiêu dùng phải được cân đối hợp lý. Mặt khác, nền kinh tế
ngày một phát triển sẽ càng tạo ra nhiều nguồn vốn. Điều đó sẽ tác động tích cực đến nền
kinh tế nói chung và NHTM nói riêng. Tóm lại, NHTM là các chủ thể phần lớn đáp ứng
vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh

2.1.3.3. Cầu nối giữa các doanh nghiệp và thị trường

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp phải chịu
sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế khách quan như quy luật giá trị, quy luật
cung cầu, quy luật cạnh tranh và sản xuất dựa trên sự đáp ứng nhu cầu cho thị trường
thông qua các hợp đồng tín dụng, cho vay. Ngân hàng là chiếc cầu nối giữa các doanh
nghiệp với thị trường. Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng cung ứng cho các doanh nghiệp
đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng mọi mặt của quá trình sản xuất
17

kinh doanh, tạo doanh thu và lợi nhuận thông qua nhu cầu của thị trường, từ đó tạo cho
doanh nghiêp một chỗ đứng vững chắc trong cạnh tranh

2.1.3.4. Công cụ đề nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Trong sự vận hành của nền kinh tế thị trường, NHTM hoạt động một cách có hiệu
quả thông qua những nghiệp vụ của mình sẽ thực sự là một công cụ để nhà nước điều tiết
vĩ mô kinh tế. Bằng hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các NHTM trong hệ thống, các
NHTM đã góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông thông qua việc
cung ứng tín dụng cho các ngành trong nền kinh tế, NHTM thực hiện việc dẫn dắt các
luồng tiền, tập hợp và phân chia vốn của thị trường, điều khiển chúng một cách có hiệu
quả và thực thi vai trò điều tiết gián tiếp vĩ mô: “Nhà nước dẫn dắt ngân hàng, ngân hàng
dẫn dắt thị trường”

2.1.1.5. Cầu nối giữa nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế

Trong nền kinh tế thị trường, khi mà các mối quan hệ hàng hóa tiền tệ ngày càng
được mở rộng thì nhu cầu giao lưu kinh tế, mậu dịch giữa các nước trên thế giới ngày
càng trở nên cần thiết và cấp bách. Do vậy, nền tài chính của mỗi nước cũng phải hòa
nhập với nền tài chính quốc tế và NHTM cùng các hoạt động kinh doanh của mình đã
đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự hòa nhập này. Với các nghiệp vụ kinh doanh
như nhận tiền gửi, cho vay, các nghiệp vụ thanh toán, NHTM đã tạo điều kiện thúc đẩy
ngoại thương không ngừng được mở rộng. Thông qua các hợp đồng thanh toán, kinh
doanh ngoại hối, quan hệ tín dụng với các ngân hàng nước ngoài, hệ thống NHTM đã
thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính trong nước theo hướng phù hợp với xu hướng vận
động của nền tài chính quốc tế.

Tóm lại, vai trò chính của hệ thống NHTM bao gồm:

- Thứ nhất, NHTM là công cụ quan trọng thúc đẩy, phát triền của sản xuất lưu
thông hàng hóa. Thông qua chức năng huy động vốn, cùng với vai trò làm trung gian
thanh toán. NHTM giống như một “chất bôi trơn” luân chuyển làm cho bộ máy kinh tế
hoạt động hiệu quả.
18

- Thứ hai, là công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương, đề
điều tiết lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế vỹ mô, đặc biệt là mục tiêu ổn định tiền
tẹe. Hầu hết, công cụ thực hiện chính sách tiền tệ hoạt động có hiệu quả của các NHTM
cũng như việc chấp hành qui định dự trữ bắt buộc, quy chế thanh toán không dùng tiền
mặt, nâng cao hiệu quả cho vay và đầu tư

2.2. Tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng cho rằng: “Thanh khoản là một thuật ngữ
chuyên ngành nói vê khả năng đáp ứng các nhu cầu về sử dụng vốn, khả dụng phục vụ
cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán, giao
dịch vốn...”.

Theo Duttweiler (2009), có hai khía cạnh khác nhau về thanh khoản cần phải đặc
biệt quan tâm, đó là thanh khoản tự nhiên và thanh khoản nhân tạo. Trong đó, thanh khoản
tự nhiên nghĩa là các dòng lưu chuyển xuất phát từ tài sản hoăc nợ nhưng có thời gian đáo
hạn theo luật định. Trong lĩnh vực ngân hàng, khi một giao dịch với khách hàng thường
được tái tạo trong nền kinh tế, có thể với cùng số tiền hoặc với số tiền nhỏ hơn/lớn hơn
thì nhìn chung nhóm khách hàng này thường hành động gần như theo cách có thể dự đoán
được. Điều này không chỉ đúng với các tài sản mà còn đúng với các khoản nợ. Còn thanh
khoản nhân tạo lại được tạo ra thông qua khả năng chuyển tài sản thành tiền mặt trước
ngày đáo hạn. Ở đây, có thể thấy hầu như lúc nào cũng có thể dễ dàng chuyển một chứng
khoán cụ thể thành tiền mặt, đặc biệt nếu vẫn còn công ty nào muốn chuyển chứng khoán
thành tiền mặt thì thị trường vẫn còn khả năng chấp nhận các giao dịch. Từ trước đến nay
đã có nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro thanh khoản. Nhưng rủi ro thanh khoản có thể
được hiểu là rủi ro khi NHTM không có khả năng thanh toán tại một thời điêm nào đó,
hoặc phải huy động các nguồn vốn với chi phí cao để đáp ứng nhu cầu thanh toán; hoặc
do các nguyên nhân chủ quan khác làm mất khả năng thanh toán của NHTM, theo đó nó
sẽ kéo theo những hậu quả không mong muốn. (Duttweiler, 2009).
19

2.3. Các nhân tố tác động đến tính thanh khoản hệ thống ngân hàng

2.3.1. Các yếu tố vĩ mô tác động đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương
mại
2.3.1.1. GDP

Tăng trưởng kinh tế tác động đến tính thanh khoản ngân hàng qua hai khía cạnh.
Đầu tiên, tác động này đến thông qua các hoạt động tín dụng. Tăng trưởng kinh tế sẽ thúc
đẩy nhu cầu tiêu dùng của xã hội, từ đó giúp gia tăng cầu tín dụng ngân hàng để phục vụ
cho các hoạt động tiêu dùng. Khi đó, để đáp ứng nhu cầu tín dụng gia tăng, các ngân hàng
thương mại sẽ mở rộng các hoạt động tín dụng cho vay của mình, từ đó sẽ gia tăng tốc độ
tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại. Thứ hai, tăng trưởng kinh tế cũng sẽ
giúp cho các chủ thể doanh nghiệp trong nền kinh tế lạc quan hơn. Họ sẽ gia tăng các hoạt
động đầu tư, mở rộng sản xuất. Điều này sẽ thúc đẩy các hoạt động tín dụng thương mại
cho doanh nghiệp, dẫn đến gia tăng nhu cầu tín dụng của các chủ thể này. Như vậy, nhu
cầu tín dụng gia tăng sẽ thúc đẩy các NHTM cho vay nhiều hơn trong nguồn vốn của
mình và điều này sẽ làm chỉ số tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại bị giảm
đi.

Bên cạnh đó, có một quan điểm khác đưa ra về tác động của tăng trưởng kinh tế
đến thanh khoản của các ngân hàng. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, rủi ro thanh khoản
của các ngân hàng thương mại sẽ gia tăng nên các ngân hàng thương mại sẽ phải giữ tỷ lệ
thanh khoản ở mức khá cao để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản cho nền kinh tế. Ngược
lại, trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế, ngân hàng lại có xu hướng giảm dự trữ thanh khoản
vì đây là thời kỳ nhu cầu tín dụng tăng cao nên các ngân hàng sẽ cho vay nhiều hơn, từ
đó làm giảm tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại.

Như vậy, tăng trưởng kinh tế sẽ có xu hướng tác động ngược chiều với tính thanh
khoản của hệ thống ngân hàng thương mại.
20

2.3.1.2. Lạm phát:

Mối quan hệ giữa lạm phát và tính thanh khoản của ngân hàng vẫn còn nhiều tranh
luận. Perry (1992) lập luận rằng mối quan hệ giữa hai biến số này phụ thuộc vào lạm phát
kỳ vọng. Nếu lạm phát được kỳ vọng đúng hoàn toàn với thực tế, ngân hàng có thể điều
chỉnh lãi xuất để gia tăng thu nhập lãi nhanh hơn so với mức độ gia tăng của chi phí sử
dụng vốn vay. Khi đó, ngân hàng có thể gia tăng các khoản cho vay, trong khi do áp lực
cạnh tranh, các hoạt động huy động vốn có thể sụt giảm, do đó làm gia tăng khe hở tài
trợ, gia tăng rủi ro thanh khoản. Vodova (2011) tìm thấy mức độ thay đổi lạm phát tác
động cùng chiều với tính thanh khoản.

Tuy nhiên, trong một số nền kinh tế, lạm phát gia tăng sẽ thúc đẩy các nền kinh tế
thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế các khoản vay (cung tiền) cho nền kinh tế.
Khi đó, việc giảm cung cấp tín dụng sẽ kéo theo việc giảm huy động nguồn tiền gửi. Trong
trường hợp này, các chỉ số về tính thanh khoản của ngân hàng có thể sẽ được cải thiện,
xấu đi hoặc có thể không thay đổi, tùy thuộc vào mức độ điều chỉnh của các ngân hàng
thương mại.

2.3.1.3. Tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp có thể có tác động tiêu cực, tích cực hoặc cũng có thể không tác
động đến tỷ số tính thanh khoản của ngân hàng thương mại. Thứ nhất, tỷ lệ thất nghiệp
có tác động đến tính thanh khoản thông qua kênh tín dụng thương mại. Khi tỷ lệ thất
nghiệp gia tăng sẽ làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng và đầu tư của các cá nhân và hộ gia
đình; đồng thời nhu cầu tiết kiệm của các hộ gia đình cũng sẽ giảm xuống vì nguồn thu
nhập trong tương lai của các hộ gia đình đang gặp rủi ro. Khi đó, nhu cầu tiết kiệm của
các hộ gia đình giảm xuống, đồng thời các hoạt động cho vay tín dụng của các ngân hàng
thương mại cũng sẽ có sự suy giảm. Các ngân hàng thương mại trong trường hợp này sẽ
phải duy trì một tỷ lệ thanh khoản đủ lớn nhằm đáp ứng các nhu cầu thanh toán khá lớn
trong nền kinh tế. Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp có tác động cùng chiều với tính thanh khoản
của ngân hàng thương mại.
21

Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp cũng sẽ có tác động đến hoạt động đầu tư trong nền kinh
tế. Một số nhà kinh tế học thấy rằng khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng tức là nền kinh tế hiện
đang có những bất ổn, có thể là những dấu hiệu của việc kinh tế bị suy thoái. Khi đó, các
doanh nghiệp đang và tiếp tục có xu hướng thu hẹp các hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình. Và như vậy, có thể thấy rằng nhu cầu đầu tư trong nền kinh tế sẽ giảm sút. Điều
này cũng sẽ làm giảm các hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Khi đó, tỷ số
tính thanh khoản của ngân hàng sẽ có thể biến động tăng lên, giảm đi hoặc có thể không
thay đổi, tùy vào mức độ biến động của hoạt động tín dụng cũng như việc chấp nhận rủi
ro tín dụng của các ngân hàng thương mại.

2.3.1.4. Mức độ phát triển của thị trường tài chính

Mối quan hệ giữa tính thanh khoản ngân hàng và thị trường tài chính trong nước
sẽ có 02 tác động ngược chiều nhau. Khía cạnh thứ nhất là sự phát triển của thị trường tài
chính sẽ tạo ra sự đa dạng hóa trong các kênh đầu tư cho doanh nghiệp và các hộ gia đình,
từ đó sẽ tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng thương mại với các
kênh đầu tư tài chính, giữa bản thân các ngân hàng thương mại với nhau. Khi đó, các ngân
hàng sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn huy động vốn; đồng thời rủi ro hoạt
động cũng sẽ gia tăng nên đòi hỏi các ngân hàng sẽ phải thận trong hơn trong các khoản
cho vay tín dụng. Điều này sẽ kéo dẫn tới sự cải thiện trong tính thanh khoản của hệ thống
ngân hàng thương mại.

Ở khía cạnh ngược lại, tính thanh khoản ngân hàng và thị trường tài chính sẽ có
mối quan hệ hỗ trợ cho nhau. Sự phát triển của thị trường tài chính sẽ làm cho nhu cầu
trung gian thanh toán qua ngân hàng gia tăng (do đây là một trong những kênh thanh toán
an toàn và hiệu quả nhất trong nền kinh tế). Ngoài ra, sự phát triển của thị trường tài chính
cũng sẽ làm gia tăng nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư và vì vậy, nhu cầu tín dụng của
các chủ thể này cũng sẽ gia tăng. Khi đó, tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại
cũng sẽ giảm so với thời kỳ trước đó.
22

Dựa trên các quan điểm trên, có thể thấy sự phát triển của thị trường tài chính có
thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương
mại.

2.3.2. Các yếu tố nội tại tác động đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương
mại
2.3.2.1. Quy mô ngân hàng:

Về mặt lý thuyết kinh tế, quy mô ngân hàng có thể có 2 tác động ngược chiều đến
tính thanh khoản. Thứ nhất, các ngân hàng có tổng tài sản càng lớn thì sẽ ít gặp rủi ro
thanh khoản hơn. Ngân hàng lớn có thể dựa vào thị trường liên ngân hàng, hay từ hỗ trợ
thanh khoản từ phía người cho vay cuối cùng, tức là ngân hàng có quy mô lớn thường dễ
dàng huy động vốn hơn so với các ngân hàng nhỏ nên các ngân hàng lớn sẽ ít gặp rủi ro
thanh khoản hơn các ngân hàng nhỏ. Chính vì vậy, các ngân hàng lớn sẽ có xu hướng ít
giữ các tài sản có tính thanh khoản cao trong cơ cấu tài sản, trong khi các ngân hàng có
quy mô nhỏ sẽ hành động ngược lại, cần đặt ưu tiên lớn vào các tài sản có tính thanh
khoản cao. Chính vì vậy, tính thanh khoản ở các ngân hàng có quy mô lớn thường sẽ thấp
hơn các ngân hàng có quy mô nhỏ. Nói cách khác, quy mô ngân hàng có tác động ngược
chiều với tính thanh khoản.

Tuy nhiên, có một quan điểm khác cho rằng, các ngân hàng có quy mô lớn thường
là các ngân hàng có uy tín, vị thế lớn trong ngành, được nhiều chủ thể trong nền kinh tế
lựa chọn làm kênh trung gian thanh toán. Thông thường, các ngân hàng lớn sẽ phải duy
trì một tỷ lệ thanh khoản lớn để đáp ứng nhu cầu thanh toán từ các chủ thể trong nền kinh
tế

Do đó, quy mô ngân hàng sẽ được kỳ vọng có tác động cùng chiều, ngược chiều
hoặc ít tác động đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại
23

2.3.2.2. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA):

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản là thước đo phản ánh mức độ hoạt động hiệu quả
của các ngân hàng thương mại. ROA của các ngân hàng gia tăng cho thấy các ngân hàng
đang hoạt động hiệu quả hơn, tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn so với mức tài sản mình đã
đầu tư. Nếu các lợi nhuận này được tạo ra chủ yếu từ các cho vay ngắn hạn, đầu tư ngắn
hạn và có thể thu hồi vốn nhanh, ROA tăng đồng nghĩa tính thanh khoản của ngân hàng
thương mại tăng. Ngược lại, nếu các lợi nhuận được tạo ra từ các khoản cho vay dài hạn,
đầu tư dài hạn thì ROA tăng có quan hệ nghịch biến với tính thanh khoản của ngân hàng
thương mại.

Chính vì vậy, chỉ tiêu ROA có thể có tác động âm hoặc tác động dương tới tính
thanh khoản.

2.3.2.3. Tỷ lệ an toàn vốn cấp I:

Chỉ tiêu này thể hiện mức độ vốn tự có so với tổng tài sản rủi ro của các ngân hàng
thương mại, tức là nguồn vốn hoàn toàn không rủi ro, không có thời gian hoàn trả (được
đóng góp bởi các cổ đông). Do đó, khi tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 càng lớn sẽ cho thấy các
ngân hàng này càng ít gặp phải các rủi ro về tính thanh khoản, đồng thời sẽ giúp cải thiện
chỉ tiêu tính thanh khoản của các ngân hàng.

2.3.1.4. Tiền gửi của khách hàng:

Tiền gửi khách hàng là chỉ tiêu phản ánh tỷ lê huy động nguồn vốn tiền gửi so với
tổng nguồn vốn (hoặc tổng tài sản). Thông thường, Ngân hàng Nhà nước sẽ có quy định
về một tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các khoản tiền gửi khách hàng nhằm đảm bảo các yêu
cầu về tính thanh khoản. Ngoài ra, bản thân các ngân hàng cũng sẽ chủ động có phần dự
trữ thêm (dự trữ ngoài bắt buộc) để đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động của mình.
Chính vì vậy, sự gia tăng các khoản tiền gửi khách hàng được kỳ vọng sẽ giúp cho các
ngân hàng càng phải thận trọng hơn trong hoạt động ngân hàng, từ đó gia tăng tỷ số tính
thanh khoản của ngân hàng.
24

2.3.1.5. Chi phí sử dụng vốn

Chỉ tiêu này phản ánh mức chi phí trả lãi trung bình của các ngân hàng thương mại
trong việc huy động các nguồn tiền gửi từ các thành phần trong nền kinh tế. Theo Alger
and Alger (1999), chi phí sử dụng vốn gia tăng sẽ kéo theo sự gia tăng các trách nhiệm/
áp lực chỉ lãi của các ngân hàng. Khi đó, các ngân hàng phải giữ lại một tỷ lệ tài sản có
tính thanh khoản cao đủ lớn để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính với người giử tiền. Chính
vì vậy, chi phí sử dụng vốn được kỳ vọng có tác động cùng chiều đến tính thanh khoản
của các ngân hàng thương mại

2.4. Lược khảo các nghiên cứu trước đây


Trong phần này, tác giả tổng quan lại các công trình nghiên cứu trước đây trên thế
giới và tại Việt Nam có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ đó, tác giả sẽ có cái nhìn toàn
diện và khách quan hơn về định hướng và nội dung nghiên cứu của đề tài.

Vodova (2011) thực hiện hai nghiên cứu độc lập ở Cộng hòa Séc và Slovakia về
tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại ở 2 quốc gia này. Với mẫu dữ liệu
về các ngân hàng thương mại ở Séc từ năm 2001 – 2009; mẫu dữ liệu các ngân hàng
thương mại ở Slovakia từ năm 2001 – 2010, sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu
bảng cân bằng truyền thống (Pooled OLS, FEM, REM), tác giả đã nhận thấy rằng: Ở các
ngân hàng thương mại Séc, lạm phát, chu kỳ kinh doanh đều có tác động ngược chiều với
tính thanh khoản; trong khi ở Slovakia, tăng trưởng kinh tế có tác động dương trong khi
tỷ lệ thất nghiệp có tác động âm đến tính thanh khoản. Ngoài ra, trong cả 2 bài nghiên cứu
này, tác giả còn nhận thấy cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra sẽ làm cho tính thanh khoản
của hệ thống ngân hàng thương mại ở 2 quốc gia này đều giảm đi đáng kể.

Choon và các cộng sự (2013) đã thực hiện nghiên cứu về tính thanh khoản của các
ngân hàng thương mại ở Malaysia. Với mẫu dữ liệu là các ngân hàng thương mại trong
giai đoạn 2003-2012, sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu bảng cân bằng truyền
thống (Pooled OLS, FEM, REM), các tác giả nhận thấy rằng trong khi GDP có tác động
25

cùng chiều đến tính thanh khoản ngân hàng thì khủng hoảng tài chính sẽ làm tính thanh
khoản của các ngân hàng thương mại Malaysia xấu đi so với giai đoạn trước khủng hoảng

Pouw và Kakes (2013) đã xem xét tác động của các nhân tố vĩ mô nền kinh tế đến
hoạt động của 28 ngân hàng quốc gia trong giai đoạn từ năm 1980 – 2009. Sử dụng một
số nhân tố vĩ mô chính trong các nền kinh tế như tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lãi
suất liên ngân hàng và tỷ lệ lạm phát hàng năm, bằng các phương pháp phân tích dữ liệu
bảng truyền thống (Pooled OLS, FEM, REM), các tác giả đã nhận thấy rằng tăng trưởng
GDP có tác động cùng chiều đến tính thanh khoản của các ngân hàng. Trong khi đó, tỷ lệ
thất nghiệp, lãi suất liên ngân hàng và tỷ lệ lạm phát đều có tác động ngược chiều tới tính
thanh khoản của các ngân hàng

Malik, M. F., & Rafique, A. (2013) nghiên cứu các nhân tố tác động đến tính thanh
khoản của 26 ngân hàng thương mại tại Pakistan trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011,
bao gồm giai đoạn khủng hoàng tài chính 2008. Tính thanh khoản của ngân hàng được đo
lường theo hai cách. Thứ nhất, tính thanh khoản được đại diện bởi tỷ lệ của tiền và các khoản
tương đương tiền trên tổng tài sản. Kết quả mô hình 1 thể hiện tỷ lệ nợ xấu, quy mô ngân
hàng và lãi suất chính sách có mối quan hệ đồng biến với tính thanh khoản, trong khi lạm
phát có mối quan hệ nghịch biến. Thứ hai, tính thanh khoản được đại diện bởi tỷ lệ dự phòng
ròng trên tài sản. Kết quả mô hình 2 thể hiện quy mô ngân hàng, lãi suất chính sách và biến
đại diện cho khủng hoảng tài chính có quan hệ đồng biến với tính thanh khoản.

Chagwiza, W. (2014) nghiên cứu các nhân tố tác động đến rủi ro thanh toán của các
ngân hàng thương mại của Zimbabwean kể từ sau khi Zimbabwean thay đổi cơ chế quản lý
tỷ giá hối đoái, giai đoạn nghiên cứu từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 12 năm 2012. Kết quả
hồi quy chứng tỏ rằng tỷ lệ an toàn vốn và quy mô ngân hàng có quan hệ nghịch biến với tính
thanh khoản. Tỷ lệ nợ xấu (Non-performing loan) có quan hệ đồng biến với tính thanh khoản.
Ngoài các biến số nội bộ ngân hàng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lạm phát cũng tác động đến tính
thanh khoản của ngân hàng

Mehdi (2014) nghiên cứu hành vi của tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng tại
Ma-rốc trong giai đôạn 2001 – 2012. Đầu tiên, tác giả đánh giá mức độ thanh khoản của
26

các ngân hàng để xác định mức độ tác động của khủng hoảng tài chính lên thanh khoản
của hệ thống ngân hàng. Tiếp theo, tác giả xem xéc tác động của quy mô ngân hàng đối
với tính thanh khoản. Cuối cùng, tác giả xem xét các nhân tố tác động đến tính thanh
khoản thông qua hồi quy mô hình dữ liệu bảng. Kết luận chỉ ra rằng tính thanh khoản
trong hệ thống ngân hàng của Ma-rốc đã giảm trong suốt một thập kỷ qua, sự suy giảm
ngày bắt đầu từ năm 2007 theo sự diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính. Quy mô
ngân hàng là một yếu tố chính tác động đến tính thanh khoản. Các ngân hàng lớn có mức
độ thanh khoản cao hơn. Đối với mô hình hôi quy, tính thanh khoản bị tác động bởi 11
nhân tố. Các nhân tố: quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu, tỷ lệ huy động ngoài, Cung
tiền mở rộng M3, tài sản nước ngoài, FDI có mối quan hệ cùng chiều với tính thanh khoản.
Các nhân tố tỷ suất sinh lợi trên tài sản, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, thâm hụt ngân sách
và khủng hoảng tài chính có mối quan hệ ngược chiều với tính thanh khoản. Ngoài ra, tỷ
suất sinh lợi trên vốn chủ sỡ hữu, tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu, tỷ lệ thất nghiệp không tác động
đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Ma-rốc.

Singhn, A. và Sharma, A. (2016) xem xét tác động của một số nhân tố nội tại và
một số nhân tố vĩ mô chính tới hoạt động của các ngân hàng thương mại Ấn Độ. Sử dụng
mẫu dữ liệu của 59 ngân hàng thương mại trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2013, bằng
các phương pháp phân tích dữ liệu bảng truyền thống (Pooled OLS, FEM, REM), các tác
giả đã nhận thấy rằng quy mô ngân hàng, các khoản tiền gửi, khả năng sinh lợi, tỷ lệ an
toàn vốn, GDP và lạm phát đều có tác động đến tính thanh khoản của các ngân hàng
thương mại Ấn Độ. Cụ thể, quy mô ngân hàng và GDP có tác động ngược chiều tới tính
thanh khoản, trong khi các nhân tố các khoản tiền gửi, khả năng sinh lợi, tỷ lệ an toàn vốn
và lạm phát đều có tác động cùng chiều tới tính thanh khoản.

Mustahsan Elahi (2017) nghiên cứu các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến thanh khoản
của nhóm 8 ngân hàng lớn ở Vương quốc Anh (nền kinh tế dựa trên thị trường) và 8 ngân
hàng lớn ở Đức (nền kinh tế dựa vào ngân hàng) được niêm yết trên sàn chứng khoán
Luân Đôn trong giai đoạn 2006 – 2015 và so sánh các kết quả tìm được ở hai thị trường
này. Các biến giải thích gồm tỷ lệ thu nhập lãi ròng (net interest margin – NIM), rủi ro tín
27

dụng, quy mô ngân hàng, lợi nhuận, sự đa dạng thu nhập và đòn bẩy tài chính. Kết quả
chỉ ra rằng tỷ lệ thu nhập lãi ròng thể hiện mối quan hệ nghịch biến với tính thanh khoản
ở cả hai thị trường. Tỷ lệ đòn bẩy tài chính thể hiện quan hệ nghịch biến với tính thanh
khoản ở thị trường Đức nhưng không có ý nghĩa thống kê đối với thị trường UK. Quy mô
ngân hàng, rủi ro tín dụng, lợi nhuận và sự đa dạng thu nhập không có ý nghĩa thống kê ở
cả hai thị trường.

Ngoài các công trình nghiên cứu nước ngoài, tác giả cũng tham khảo một số tài
liệu nghiên cứu trong nước có liên quan như dưới đây.

Trương Quang Thông và Phạm Minh Tiến (2013) nghiên cứu các nhân tố tác động
đến rủi ro thanh khoản đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua dữ
liệu của 27 ngân hàng trong giai đoạn 2002 đến 2011. Rủi ro thanh khoản được sử dụng
trong mô hình là “Khe hở tài trợ”; và các biến độc lập được chia thành hai nhóm: nhóm
các nhân tố bên trong ngân hàng và nhóm các nhân tố bên ngoài ngân hàng. Kết quả
nghiên cứu cho thấy các yếu tố bên trong ngân hàng có tác động đến rủi ro thanh khoản
gồm quy mô tổng tài sản, dự trữ thanh khoản, vay liên ngân hàng, và tỷ lệ vốn tự có trên
tổng nguồn vốn; các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến rủi ro thanh khoản gồm tăng trưởng
kinh tế, lạm phát và độ trễ chính sách.

Vu và Nahm (2013) thực hiện nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả
hoạt động và tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn
từ năm 2000 đến 2006. Các tác giả đã thực hiện nghiên cứu này với 04 nhóm biến số, bao
gồm các đặc điểm riêng của ngân hàng, tính chất sở hữu của ngân hàng, môi trường hoạt
động và các điều kiện của nền kinh tế. Thu thập mẫu dữ liệu của 56 ngân hàng thương
mại ở Việt Nam, sử dụng mô hình hồi quy Tobit và mô hình biến công cụ 02 bước (cho
các biến nội sinh), các tác giả nhận thấy rằng đối với nhóm biến đặc điểm nội tại của các
ngân hàng, quy mô ngân hàng và khả năng quản trị ở các ngân hàng sẽ có mối quan hệ
cùng chiều với tăng trưởng trong các hoạt động cũng như trong tính thanh khoản của ngân
hàng thương mại. Trong khi đó, đối với nhóm biến vĩ mô nền kinh tế, tăng trưởng GDP
28

bình quân đầu người và tỷ lệ lạm phát sẽ có tác động ngược chiều với tăng trưởng và tính
thanh khoản trong các hoạt động ngân hàng. Mặt khác, trong nghiên cứu của mình, các
tác giả cũng đã tính toán và đi đến kết luận rằng để tối ưu hóa hoạt động của các ngân
hàng, đảm bảo được an toàn trong hoạt động của mình, các ngân hàng nên giữ tỷ lệ vốn
chủ sở hữu ở mức từ 4% - 14% tổng tài sản của các ngân hàng.

Vũ Thị Hồng (2015) thực hiện nghiên cứu trên mẫu 37 ngân hàng thương mại Việt
Nam trong giai đoạn 2006 – 2011. Tác giả tìm thấy sự tác động của các yếu tố bên trong
ngân hàng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Cụ thể, tỷ lệ vốn
chủ sỡ hữu, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ lợi nhuận có mối tương quan thuận; trong khi, tỷ lệ cho
vay trên huy động có mối tương quan nghịch với khả năng thanh khoản của các ngân hàng
thương mại tại Việt Nam. Ngoài ra, 2 yếu tố tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và quy mô
ngân hàng cũng được đưa vào mô hình nhưng không có ý nghĩa thống kê, ngụ ý rằng 2
biến này và tính thanh khoản không có mối quan hệ với nhau.

Dưới đây là bảng tóm tắt tổng quan các kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động
đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại ở ngoài nước và tại Việt Nam:

Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu về tác động của các nhân tố đến tính thanh khoản

STT Tác giả Phạm vi nghiên cứu Phương pháp Biến độc lập Dấu tác động

- Nghiên cứu ở Lạm phát -


Vodova Cộng hòa Séc Pooled OLS,
1 Chu kỳ kinh doanh -
(2011) - Giai đoạn từ FEM, REM
2001-2009 Khủng hoảng tài chính -
Khủng hoảng tài chính -
- Nghiên cứu ở Tăng trưởng GDP +
Vodova Slovakia Pooled OLS,
2 Tỷ lệ thất nghiệp -
(2011) - Giai đoạn từ FEM, REM
2001-2010 Lãi suất Không tác động
Lạm phát Không tác động

- Nghiên cứu ở GDP +


Choon, Hooi,
Malaysia Pooled OLS, Lãi suất liên ngân hàng Không tác động
3 Murthi, Yi và
- Giai đoạn từ FEM, REM
Shven (2013)
2003-2012 Khủng hoảng tài chính -
29

- Nghiên cứu 28 Tăng trưởng kinh tế +


ngân hàng ở quốc Tỷ lệ thất nghiệp -
Pooled OLS,
4 Pouw và Kakes gia
FEM, REM Lãi suất liên ngân hàng
- Giai đoạn từ -
1980-2009 Tỷ lệ lạm phát -
- Nghiên cứu ởAnh Tỷ lệ thu nhập lãi ròng -
& Đức
Mustahsan Elahi Pooled OLS, Rủi ro tín dụng Không tác động
5 (dữ liệu năm)
(2017) FEM, REM Không tác động
- Giai đoạn từ Quy mô ngân hàng
2006-2015 Lợi nhuận Không tác động
Tỷ lệ an toàn vốn -
- Nghiên cứu ở Quy mô ngân hàng -
Chagwiza, W. Zimbabwean Pooled OLS,
6 Tỷ lệ nợ xấu +
(2014) - Giai đoạn từ FEM, REM
2009-2012 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc -
Lạm phát -
Tỷ lệ nợ xấu +
- Nghiên cứu ở Quy mô ngân hàng +
Malik, M. F., &
Pakistan Pooled OLS,
7 Rafique, A. Lãi suất chính sách +
- Giai đoạn từ FEM, REM
(2013) Lạm phát -
2007-2011
Khủng hoảng tài chính +
Quy mô ngân hàng +
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu +
Tỷ lệ huy động ngoài +
Cung tiền mở rộng M3 +
Tài sản nước ngoài +
- Nghiên cứu ở Ma-
rốc Pooled OLS, ROA -
8 Mehdi (2014)
- Giai đoạn từ FEM, REM Lạm phát -
2001-2012
Tăng trưởng kinh tế -
Khủng hoảng tài chính -
ROE Không tác động
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu Không tác động
Tỷ lệ thất nghiệp Không tác động
Quy mô ngân hàng +
Các khoản tiền gửi +
- Nghiên cứu ở Ấn ROA +
Singhn, A. và
Độ Pooled OLS,
9 Sharma, A. Chi phí sử dụng vốn Không tác động
- Giai đoạn từ FEM, REM
(2016) Tỷ lệ an toàn vốn +
2000-2013
GDP -
Lạm phát +
30

Tỷ lệ thất nghiệp Không tác động


Tính chất sở hữu Có tác động
- Nghiên cứu ở Việt Quy mô ngân hàng +
10 Vu, Nahm (2013)
Nam Pooled OLS, Khả năng quản trị +
- Giai đoạn từ FEM, REM Thu nhập bình quân
2000-2006 -
đầu người
Lạm phát -
Quy mô ngân hàng +
Dự trữ thanh khoản -
- Nghiên cứu ở Việt
Trương Quang Vay liên ngân hàng +
Nam Pooled OLS,
11 Thông và Phạm Tỷ lệ VCSH trên tổng
- Giai đoạn từ FEM, REM +
Minh Tiến (2013) tài sản
2002-2011
Tăng trưởng kinh tế -
Lạm phát -
Tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu +
Tỷ lệ nợ xấu +
- Nghiên cứu ở Việt
Tỷ lệ lợi nhuận +
Vũ Thị Hồng Nam Pooled OLS,
12 Tỷ lệ cho vayg
(2015) - Giai đoạn từ FEM, REM -
2006-2011 Dự phòng rủi ro tín
Không tác động
dụng
Quy mô ngân hàng Không tác động

Từ kết quả khảo lược các nghiên cứu trước đây của các nền kinh tế có mức độ phát
triển, quy mô tương đồng với Việt Nam, tác giả đã lựa chọn được các biến số kinh tế vĩ
mô và vi mô đặc trưng cho các ngân hàng để giải thích cho tính thanh khoản của các ngân
hàng thương mại tại Việt Nam. Các biến số vĩ mô gồm: GDP thực, lạm phát, tỷ lệ thất
nghiệp, chỉ số thị trường chứng khoán đại diện cho sự phát triển của thị trường tài chính.
Các biến số vi mô gồm: tính thanh khoản, quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài
sản, tỷ lệ an toàn vốn cấp 1, chi phí sử dụng vốn và số dư tiền gửi.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khung phân tích nghiên cứu

Khung phân tích nghiên cứu đưa ra quy trình nghiên cứu một cách tổng
quát nhất về cách thức thực hiện nghiên cứu của tác giả, từ đó sẽ giúp tác giả trả
lời cho các mục tiêu nghiên cứu được đặt ra ở chương 1.

Quy trình nghiên cứu được thực hiện với việc thiết lập các giả thuyết ban
đầu và thiết lập các mô hình nghiên cứu dựa trên các giả thuyết ban đầu. Từ việc
thiết lập mô hình hồi quy, tác giả sẽ tiến hành thu thập số liệu và xử lý các dữ liệu
thô ban đầu để tính toán ra các biến số trong mô hình hồi quy. Từ đó, tác giả sẽ
ước lượng mô hình theo 03 phương pháp định lượng gồm hồi quy OLS gộp
(Pooled OLS), Mô hình các yếu tố cố định (FEM), mô hình các yếu tố ngẫu nhiên
(REM). Từ 03 mô hình hồi quy này, tác giả sẽ chọn ra mô hình phù hợp nhất đối
với trường hợp dữ liệu. Bên cạnh việc lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp nhất, tác
giả cũng sẽ xem xét thử mô hình hồi quy có đáp ứng các giả thiết hay không (thực
hiện thông qua việc kiểm định các giả thuyết). Nếu mô hình hồi quy không đáp
ứng được các giả thiết của mô hình, tác giả sẽ tiến hành lựa chọn mô hình hồi quy
khác trong số các phương pháp hồi quy. Quá trình này sẽ được lặp lại cho đến khi
chọn được mô hình tốt. Nếu cả 03 mô hình đều không đáp ứng các giả thiết, tác
giả sẽ thực hiện lại từ bước xác lập mô hình hồi quy. Cuối cùng, sau khi mô hình
đã đáp ứng các giả thiết, tác giả sẽ tiến hành phân tích kết quả hồi quy, thảo luận
các kết quả nghiên cứu và từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị. Quy trình thực
hiện nghiên cứu được tác giả xây dựng qua các bước như hình 3.1 dưới đây.

Xác lập mô hình

Thu thập dữ liệu


32

Hình 3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu

3.2. Thiết lập mô hình hồi quy

Qua việc tham khảo các mô hình nghiên cứu trên thế giới và dựa trên dữ
liệu mẫu của các Ngân hàng thương mại, tác giả sẽ xem xét, đánh giá tác động của
các nhân tố đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại theo 02 khía canh:
Khía cạnh vĩ mô nền kinh tế và khía cạnh nội tại của các ngân hàng. Trên khía
cạnh vĩ mô nền kinh tế, tác giả sẽ xem xét các tác động của GDP thực, tỷ lệ lạm
phát, tỷ lệ thất nghiệp và chỉ số thị trường chứng khoán VN-Index đến tính thanh
khoản. Ở khía cạnh nội tại các ngân hàng, tác giả sẽ sử dụng các biến số quy mô
ngân hàng, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ an toàn vốn cấp 1, tiền
33

gửi khách hàng và chi phí trả lãi tiền gửi khách hàng để xem xét tác động đến tính
thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Mô hình nghiên cứu này
được xây dựng chủ yếu dựa trên nghiên cứu thực nghiệm của Anamika Singhn và
Anil Kumar Sharma (2016):

GDP thực Quy mô

Tỷ lệ lạm ROA
phát

Tính
thanh Tỷ lệ an toàn
Tỷ lệ thất khoản vốn cấp 1
nghiệp

Tiền gửi
Chỉ số VN- khách hàng
Index

Chi phí trả lãi


khách hàng

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu định lượng

Để đo lường cho tính thanh khoản của các NHTM, tác giả sẽ đưa ra 2 nhóm
nhân tố để xem xét, bao gồm các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế và các nhân tố nội
tại ngân hàng. Khi đó, phương trình hồi quy cụ thể được đề xuất như sau:

𝐿𝐼𝑄𝑖𝑡 = 𝛼0 + 𝛽1 . 𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡 + 𝛽2 . 𝐶𝑂𝐹𝑖𝑡 + 𝛽3 . 𝑆𝐼𝑍𝐸𝑖𝑡 + 𝛽4 . 𝐷𝑇𝐴𝑖𝑡 + 𝛽5 . 𝐶𝐴𝑅1𝑖𝑡


+ 𝛽6 . 𝐼𝑁𝐹𝑖𝑡 + 𝛽7 . 𝐺𝐷𝑃𝑖𝑡 + 𝛽8 . 𝑈𝑁𝐸𝑀𝑖𝑡 + 𝛽9 . 𝐶𝐾𝑖𝑡 + 𝜀𝑖

Trong đó:
34

LIQ là tính thanh khoản của ngân hàng

ROA là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của ngân hàng

COF là chi phí sử dụng vốn của ngân hàng

SIZE là quy mô tổng tài sản của ngân hàng

DTA là tỷ lệ số dư tiền gửi trên tổng tài sản

CAR1 là tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 của ngân hàng

INF là tỷ lệ lạm phát

GDP là tổng sản phẩm quốc nội

UNEM là tỷ lệ thất nghiệp

CK là chỉ số thị trường chứng khoán sàn Thành phố Hồ Chí Minh (VN-
Index)

3.3. Nguồn dữ liệu và cách xây dựng các biến số

- Đối với các biến nội tại ngân hàng, tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các
báo cáo thường niên, báo cáo tài chính đã kiểm toán của các ngân hàng thương
mại cổ phần trong nước được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh (HSX) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Ngoài ra, tác
giả cũng lấy dữ liệu báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại trong nước
chưa niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán (giao dịch OTC). Mẫu nghiên
cứu được lấy là 20 ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động liên tục trong
giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017. Theo thống kê, tổng số ngân hàng thương
mại cổ phần trong nước có các báo cáo tài chính là 20 ngân hàng. Như vậy, tổng
số quan sát trong bài nghiên cứu khi thực hiện là 220 quan sát. Nguồn dữ liệu các
báo cáo tài chính được lấy từ các trang web http://www.cophieu68.vn/ và
http://vietstock.vn/. Các biến số được tính toán và xử lý như sau:
Tài sản có tính thanh khoản cao
+ Biến phụ thuộc: Tính thanh khoản (LIQ) =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
35

+ Quy mô ngân hàng (SIZE): Lấy giá trị logarithm của tổng tài sản
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế
+ Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

𝑁𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 𝑡ự 𝑐ó
+ Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 (CAR1) =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜

Tổng chi phí trả lãi tiền gửi khách hàng và các TCTD
+ Chi phí sử dụng vốn (COF) =
Tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng

Tổng số dư tiền gửi


+ Số dư tiền gửi (DTA) =
Tổng tài sản

- Đối với các dữ liệu vĩ mô, tác giả tiến hành lấy dữ liệu như sau:

+ Dữ liệu về giá trị GDP thực (real_gdp) của Việt Nam lấy từ GDP danh
nghĩa được điều chỉnh theo chỉ số giá CPI (lấy năm 2010 là năm gốc). Dữ liệu về
tỷ lệ lạm phát cũng được lấy từ chỉ số CPI, lấy năm 2010 là năm gốc.

+ Bài nghiên cứu sử dụng chỉ số thị trường Vn-Index để đại diện cho chỉ số
của thị trường chứng khoán Việt Nam do quy mô, thanh khoản, giá trị vốn hóa…
của sàn HSX lớn hơn rất nhiều so với sàn HNX. Vì thế, tác động của chỉ số Vn-
Index hầu như sẽ chi phối toàn bộ diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam

Bảng 3.1. Mô tả các biến và kỳ vọng dấu của các biến độc lập trong mô hình
nghiên cứu

Dấu
Tên biến Ký hiệu Cách tính kỳ Nguồn số liệu
vọng

Tính thanh Tài sản thanh khoản http://www.cophieu68.vn


LIQ
khoản 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 / và http://vietstock.vn/

Quy mô ngân Lấy giá trị logarithm http://www.cophieu68.vn


SIZE +
hàng của tổng tài sản / và http://vietstock.vn/
36

Tỷ suất sinh
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế http://www.cophieu68.vn
lợi trên tổng ROA +/-
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 / và http://vietstock.vn/
tài sản (ROA)

Tỷ lệ an toàn 𝑁𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 𝑡ự 𝑐ó http://www.cophieu68.vn


CAR1 +
vốn cấp 1 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜 / và http://vietstock.vn/

Chi phí sử Tổng chi phí trả lãi vay http://www.cophieu68.vn


COF +
dụng vốn Tổng dư nợ tín dụng / và http://vietstock.vn/

Số dư tiền Tổng số dư tiền gửi http://www.cophieu68.vn


DTA +
gửi Tổng tài sản / và http://vietstock.vn/

Lấy giá trị GDP danh


nghĩa điều chỉnh theo Trang web
GDP thực GDP +/-
chỉ số CPI, lấy năm thomsonreuters.com
2010 là năm gốc

Được tính theo tốc độ


tăng trưởng của chỉ số
International Financial
Lạm phát INF giá hàng tiêu dùng +/-
Statistics (IFS)
(CPI), lấy năm 2010 là
năm gốc

Tỷ lệ thất Tổng cục Thống kê Việt


UNEM +/-
nghiệp Nam (gso.gov.vn)

Lấy Logarithm của giá


Chỉ số thị
trị đóng cửa đã được
trường chứng
CK điều chỉnh chỉ số +/- Trang web stockbiz.vn
khoán
VN_Index trong ngày
VN_Index
cuối cùng của quý

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.4. Các phương pháp hồi quy sử dụng trong bài luận văn

Trong luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu theo
dạng bảng cân bằng. Theo Gujarati (2009), phương pháp dữ liệu bảng có một số
37

ưu điểm hơn so với dữ liệu chuỗi thời gian và dữ liệu chéo trong việc phân tích dữ
liệu. Cụ thể như sau:

- Dữ liệu bảng có thể xem xét được tính không đồng nhất của các đối tượng
trong mẫu dữ liệu thu thập. Trong trường hợp này, tác giả có thể xem xét được
tính đặc thù của các biến số theo từng đối tượng khảo sát. Các đối tượng khảo sát
ở đây có thể là từng cá nhân, doanh nghiệp, quốc gia…

- Do dữ liệu bảng là sự kết hợp các chuỗi dữ liệu theo không gian và thời
gian nên các thông tin thu thập từ việc khảo sát sẽ trở nên đa dạng hơn. Ngoài ra,
trong dữ liệu bảng, khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến số
cũng sẽ ít hơn.

- Sử dụng dữ liệu bảng trong việc phân tích sẽ giúp mở rộng số quan sát
hơn. Trong một số trường hợp của chuỗi thời gian (thường là các chuỗi dữ liệu
theo năm), dữ liệu thường sẽ bị hạn chế về số lượng quan sát. Khi đó, việc sử dụng
các dữ liệu dạng bảng sẽ giúp mở rộng hơn số quan sát thông qua đặc tính mở
rộng về mặt không gian dữ liệu. Điều này sẽ giúp giảm thiểu sự sai lệch trong các
ước tính.

Thông thường, khi thực hiện hồi quy dữ liệu dạng bảng, có 03 phương pháp
phân tích thường được sử dụng là phương pháp hồi quy OLS gộp (Pooled OLS),
mô hình các ảnh hưởng cố định (Fixed Effective Model – FEM) và mô hình các
ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effective Model – REM). Đây là các phương
pháp truyền thống trong phân tích dữ liệu bảng, được sử dụng trong hầu hết các
nghiên cứu. Do đó, trong luận văn này, tác giả cũng sẽ sử dụng 03 phương pháp
này để ước lượng, phân tích đánh giá tác động của các nhân tố vĩ mô đến tỷ suất
sinh lợi của các ngân hàng thương mại trong nước.

3.4.1. Mô hình Pooled OLS

Đây là phương pháp tiếp cận bình phương bé nhất thông thường trong hồi
quy dữ liệu bảng. Phương pháp này sẽ bỏ qua các đặc tính về không gian và thời
38

gian của các chuỗi dữ liệu dạng bảng. Nói cách khác, phương pháp này sẽ không
xem xét các đặc tính về không gian và thời gian của các đối tượng trong mẫu khảo
sát. Tuy nhiên, thông thường phương pháp này dễ xảy ra hiện tượng tự tương quan
giữa các chuỗi dữ liệu (điều này được thể hiện qua giá trị thống kê Durbin Watson
khá thấp).

3.4.2. Mô hình các ảnh hưởng cố định (Fixed Effective Model – FEM)

Mô hình các ảnh hưởng cố định xem xét đặc điểm của các chuỗi dữ liệu
theo đơn vị không gian (tính đặc thù riêng của từng đối tượng trong mẫu dữ liệu).
Do đó, giá trị tung độ gốc sẽ thay đổi theo từng đối tượng nhưng hệ số độ dốc vẫn
được giả định là hằng số đối với các đối tượng

Đặt Yi,t = (Y1,i,…, Yn,i ) đại diện cho biến phụ thuộc của n đối tượng trong
i năm; Xi,t = (x1,i, …, xn,i) là đại diện cho các biến độc lập của n đối tượng trong i
năm. Khi đó, mô hình ước lượng sẽ có dạng như sau:

𝑌𝑖,𝑡 = 𝛽1𝑖 + 𝛽2 𝑋𝑖,𝑡 + 𝑢𝑖,𝑡 (1)

Ký hiệu i trong tung độ gốc cho thấy sự khác nhau trong tung độ gốc của
các đối tượng quan sát. Sự khác biệt này sẽ phản ánh đặc điểm riêng của từng đối
tượng. Giá trị tung độ gốc của mỗi đối tượng không thay đổi theo thời gian (bất
biến theo thời gian)

Về mặt kỹ thuật, so với mô hình Pooled OLS, mô hình FEM đưa thêm biến
giả theo công ty để xem xét xem có sự khác biệt giữa các đối tượng trong mẫu
khảo sát hay không. Do đó, nếu biến giả đưa thêm vào không có ý nghĩa thống kê,
mô hình FEM sẽ chính là mô hình Pooled OLS.

3.4.3. Mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effective Model –
REM)

Theo Gujarati (2009), việc đưa thêm biến giả vào mô hình sẽ làm mất đi
một bậc tự do của dữ liệu. Ngoài ra, theo ông, những người làm nghiên cứu có thể
39

đưa một sai số ước tính vào trong mô hình để biểu thị sự khác biệt về tung độ gốc
giữa các đối tượng thay cho việc đưa biến giả này. Khi đó, mô hình (1) sẽ được
biểu thị như sau.

𝑌𝑖,𝑡 = 𝛽1𝑖 + 𝛽2 𝑋𝑖,𝑡 + 𝑢𝑖,𝑡 (2)

Với 𝛽1𝑖 = 𝛽1 + 𝑒𝑖 i = 1, 2, …, n

Trong đó, 𝑒𝑖 là sai số ngẫu nhiên với một giá trị trung bình bằng 0 và
phương sai bằng 𝜎𝑒2

Khi đó, các đối tượng trong mẫu khảo sát sẽ có sự khác biệt với nhau về
thành phần 𝑒𝑖 . Các 𝑒𝑖 này là các giá trị không quan sát được. Các giá trị 𝑒𝑖 này
không có tương quan với nhau và không bị tự tương quan giữa các đơn vị theo
không gian và thời gian.

Trong trường hợp này, giá trị phương sai của sai số trong các ước tính sẽ
bao gồm 2 thành phần là 𝜎𝑢2 và 𝜎𝑒2 . Nếu 𝜎𝑒2 = 0 thì tức là không có sự khác biệt
giữa mô hình Pooled OLS và mô hình REM.

Giữa mô hình FEM và mô hình REM, Hausman (1978) đã xây dựng một
kiểm định nhằm xem xét việc lựa chọn giữa hai mô hình này. Giả thiết H0: không
có sự khác biệt đáng kể giữa mô hình FEM và mô hình REM (trong trường hợp
này lựa chọn mô hình REM). Nói cách khác, trong trường hợp này, tung độ gốc
(ngẫu nhiên) của từng đơn vị không tương quan với các biến độc lập. Khi bác bỏ
giả thiết H0 tức là có sự khác biệt đáng kể giữa mô hình FEM và mô hình REM
(khi đó mô hình FEM tốt hơn), tức là tung độ gốc của từng cá nhân có thể tương
quan với một hay nhiều biến độc lập.
40

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Trong phần kết quả nghiên cứu, luận văn sẽ trình bày các kết quả phân tích
số liệu đã thu thập. Cụ thể, trong chương này, bước thứ nhất, tác giả sẽ phân tích
thống kê mô tả các dữ liệu nghiên cứu. Việc phân tích thống kê mô tả sẽ giúp tác
giả có được cái nhìn tổng quan về các chỉ tiêu trong dữ liệu nghiên cứu đã thu thập.
Tiếp đó, tác giả sẽ thực hiện phân tích mối quan hệ đơn biến giữa các biến số trong
mô hình nghiên cứu, trong đó, tác giả sẽ tập trung xem xét mối quan hệ của các
biến số độc lập đến biến phụ thuộc thông qua việc phân tích tương quan Pearson
(ma trận tương quan). Sau đó, tác giả sẽ xem xét tác động của các biến số độc lập
đến biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy đa biến. Trong hồi quy đa biến, tác giả
sẽ thực hiện phân tích số liệu theo 03 phương pháp: Hồi quy OLS gộp (Pooled
OLS); hồi quy mô hình các ảnh hưởng cố định – Fixed Effective Model (FEM) và
hồi quy mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên – Random Effective Model (REM)). Sau
đó, tác giả thực hiện các kiểm định nhằm chọn ra phương pháp hồi quy tốt nhất đối
với từng trường hợp mẫu dữ liệu phân tích hồi quy. Trên cơ sở các kết quả phân
tích, tác giả sẽ đưa ra những nhận định và thảo luận về kết quả hồi quy, phân tích
mô hình.

4.1. Thống kê mô tả số liệu

Bước đầu tiên trong quá trình phân tích, tác giả sẽ thực hiện thống kê mô tả
đặc điểm số liệu, từ đó sẽ giúp tác giả có được cái nhìn ban đầu về đặc điểm dữ liệu
của các ngân hàng trong mẫu khảo sát. Kết quả thống kê mô tả đặc điểm mẫu dữ liệu
được trình bày trong bảng 4.1 ở dưới đây như sau:
41

Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả

Đơn
Trung Trung Độ lệch
Biến vị Lớn nhất Nhỏ nhất
bình vị chuẩn
tính

CAR1 Tỷ số 0,0952 0,0838 0,2822 0,0346 0,0429

COF Tỷ số 0,1209 0,1039 0,4611 0,0357 0,0665

DTA Tỷ số 0,6630 0,6699 0,9194 0,3032 0,1254

INF % 8,4073 7,4100 18,4900 3,7800 4,4859

CK Điểm 559,89 492,36 884,76 417,43 151,34

Tỷ
GDP
VND 2.390.000 2.229.000 3.260.000 1.680.000 529.000

LIQ Tỷ số 0,0181 0,0101 0,1252 0,0033 0,0220

Tỷ
SIZE
VND 163.000 93.094 1.200.000 5.740 208.000

ROA Tỷ số 0,0111 0,0102 0,0503 0,0002 0,0073

UNEM % 3,626 3,590 4,650 2,400 0,8241

Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm Stata

Ghi chú: Các biến trong bảng kết quả lần lượt tương ứng như sau: LIQ: Biến
phụ thuộc thể hiện tính thanh khoản của ngân hàng; GDP: Tổng sản lượng quốc nội
thực – biến độc lập; INF: Tỷ lệ lạm phát – biến độc lập; UNEMP: Tỷ lệ thất nghiệp
của nền kinh tế – biến độc lập; CK: Chỉ số thị trường chứng khoán – biến độc lập; ROA:
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản – biến độc lập; SIZE: Quy mô tài sản của ngân hàng
– biến độc lập; CAR1: Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 – biến độc lập; COF: Chi phí sử dụng
vốn của ngân hàng – biến độc lập; DTA: Tỷ lệ tiền gửi khách hàng.
42

Kết quả thống kê mô tả giữa các biến số theo bảng 4.1 của 20 ngân hàng thương
mại cổ phần trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017 (tương ứng 220 quan sát)
cho thấy:

Giá trị trung bình của biến độc lập tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 (CAR1) là 0,0952,
giá trị nhỏ nhất là 0,0346 trong khi giá trị lớn nhất là 0,2822. Độ lệch chuẩn của chỉ
tiêu này ở các ngân hàng là 0,0429. Điều này cho thấy, trung bình tỷ lệ an toàn vốn
cấp 1 của các ngân hàng là 9,52%, tức là nguồn vốn tự có trên tổng tài sản rủi ro của
các ngân hàng thương mại chiếm khoảng 9,52%. Ngân hàng có chỉ số CAR1 lớn nhất
là 28,22% (mã ngân hàng ABBank trong năm 2008); ngân hàng có chỉ số CAR1 thấp
nhất trong một năm là 3,46% (ngân hàng SCB năm 2017). Độ lệch chuẩn trung bình
của chỉ tiêu là 0,0429 cho thấy trung bình mức biến động so với giá trị trung bình của
chỉ tiêu này ở các ngân hàng là 4,29%

Giá trị trung bình của biến độc lập chi phí sử dụng vốn (COF) là 0,1209, giá
trị nhỏ nhất là 0,0357 và giá trị lớn nhất là 0,4611. Độ lệch chuẩn của chỉ tiêu này ở
các ngân hàng là 0,0665. Điều này cho thấy, trung bình chi phí sử dụng vốn của các
ngân hàng (chi phí chi trả lãi vay đối với các khoản tiền gửi và các tổ chức tín dụng
khác) là khoảng 12,09%. Ngân hàng có chi phí sử dụng vốn lớn nhất là 46,11% (mã
ngân hàng Seabank trong năm 2012); trong khi ngân hàng có chi phí sử dụng vốn
thấp nhất là 3,57% (mã ngân hàng CTG - Vietinbank năm 2009). Độ lệch chuẩn trung
bình của chỉ tiêu là 0,0665 cho thấy trung bình mức biến động so với giá trị trung
bình của chỉ tiêu này ở các ngân hàng là 6,65%

Giá trị trung bình của biến độc lập tiền gửi khách hàng (DTA) là 0,6630, giá
trị nhỏ nhất là 0,3032 và giá trị lớn nhất là 0,9194. Độ lệch chuẩn của chỉ tiêu này ở
các ngân hàng là 0,1254. Điều này cho thấy, trung bình tỷ lệ tiền gửi sẽ chiếm khoảng
66,30% tổng tài sản của các ngân hàng. Từ đó, có thể thấy rằng nhìn chung tiền gửi
của khách hàng sẽ có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng, là
nguồn tài trợ chính trong các nguồn tài trợ của các ngân hàng thương mại cổ phần.
43

Ngân hàng có tỷ lệ tiền gửi cao nhất chiếm đến 91,94% tổng tài sản (mã ngân hàng
VietAbank trong năm 2008); trong khi ngân hàng có tỷ lệ tiền gửi khách hàng thấp
nhất là ngân hàng Eximbank (EIB) với tỷ lệ là 30,32%. Độ lệch chuẩn trung bình của
chỉ tiêu này so với giá trị trung bình là 12,54%.

Giá trị trung bình của biến độc lập tỷ lệ lạm phát (INF) là khoảng 8,41%/ năm,
giá trị nhỏ nhất là khoảng 3,78%/ năm, giá trị lớn nhất là khoảng 18,49%/ năm và độ
lệch chuẩn là 4,486%. Điều này cho thấy trung bình tỷ lệ lạm phát hàng năm của Việt
Nam là 8,41%. Năm 2008 là năm có tỷ lệ lạm phát cao nhất với giá trị khoảng 18,49%,
trong khi năm 2015 là năm có tỷ lệ lạm phát thấp nhất là 3,78%. Sai lệch trung bình
của tỷ lệ lạm phát so với giá trị trung bình là 4,486%/ năm

Giá trị trung bình hàng năm của biến độc lập chỉ số thị trường chứng khoán
(CK) là khoảng 559,89 điểm, giá trị nhỏ nhất là khoảng 417,43 điểm, giá trị lớn nhất
trung bình là khoảng 884,76 điểm, độ lệch chuẩn là 151,34 điểm. Điều này cho thấy
trung bình chỉ số thị trường chứng khoán của Việt Nam qua các năm là 559,89 điểm.
Năm 2012 là năm có chỉ số chứng khoán trung bình thấp nhất là 417,43 điểm, trong
khi năm 2007 là năm có số điểm cao nhất với giá trị khoảng 884,76 điểm

Giá trị trung bình của biến độc lập GDP là 2.390 ngàn tỷ đồng, giá trị lớn nhất
là 3.260 ngàn tỷ đồng, giá trị nhỏ nhất là 1.680 ngàn tỷ đồng và độ lệch chuẩn là 529
ngàn tỷ đồng. Điều này cho thấy trung bình giá trị GDP hàng năm của Việt Nam là
2.390 ngàn tỷ đồng. Năm 2007 là năm có GDP thấp nhất với giá trị khoảng 1.680
ngàn tỷ đồng, trong khi năm 2017 là năm có giá trị GDP cao nhất khoảng 3.260 ngàn
tỷ đồng. Sai lệch trung bình của GDP so với giá trị trung bình là 529 ngàn tỷ đồng.

Giá trị trung bình hàng năm của biến phụ thuộc tính thanh khoản (LIQ) là
khoảng 0,0181, giá trị nhỏ nhất là khoảng 0,0033, giá trị lớn nhất là khoảng 0,1252
điểm, độ lệch chuẩn là 0,0220. Điều này cho thấy trung bình các ngân hàng trong mẫu
khảo sát có tỷ lệ tài sản thanh khoản cao chiếm khoảng 1,81% cơ cấu tổng tài sản.
Ngân hàng có tỷ lệ tài sản thanh khoản cao nhất so với tổng tài sản chiếm khoảng
44

12,52% (mã ngân hàng VietABank năm 2009); trong khi ngân hàng có tỷ lệ thanh
khoản thấp nhất là ngân hàng SCB trong năm 2008 với tỷ lệ là 0,33%. Độ lệch chuẩn
so với giá trị trung bình của chỉ số là khoảng 2,28%.

Giá trị trung bình của biến độc lập quy mô ngân hàng (SIZE) là 163.000 tỷ
đồng với giá trị nhỏ nhất là 5.740 tỷ đồng, giá trị lớn nhất là 1.200.000 tỷ đồng và độ
lệch chuẩn là 208.000 tỷ đồng. Điều này cho thấy, trung bình quy mô tổng tài sản của
các ngân hàng trong mẫu khảo sát là 163 ngàn tỷ đồng. Ngân hàng có quy mô tổng
tài sản cao nhất trong một năm là 1.200 ngàn tỷ đồng (mã ngân hàng BID trong năm
2017); ngân hàng có quy mô tổng tài sản thấp nhất trong một năm là 5,74 ngàn tỷ
đồng (ngân hàng NamABank năm 2007). Biến động giá trị tài sản so với giá trị trung
bình của các ngân hàng trong mẫu khảo sát là 208 ngàn tỷ đồng.

Giá trị trung bình của biến độc lập tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) là
0,0111, giá trị nhỏ nhất là 0,0002 trong khi giá trị lớn nhất là 0,0503. Độ lệch chuẩn
của ROA ở các ngân hàng là 0,0073. Điều này cho thấy, trung bình tỷ suất sinh lợi
trên tổng tài sản của các ngân hàng là 1,11%. Ngân hàng có ROA lớn nhất trong 1
năm là 5,03% (mã ngân hàng SGB trong năm 2010); tuy nhiên cũng có một số ngân
hàng có chỉ số ROA rất thấp trong một năm nào đó, thậm chí là gần bằng 0 (ngân
hàng NVB năm 2015). Độ lệch chuẩn trung bình của chỉ tiêu này là 0,73%

Giá trị trung bình của biến độc lập tỷ lệ thất nghiệp (UNEMP) là khoảng
3,626%/ năm, giá trị nhỏ nhất là khoảng 2,24%/ năm, giá trị lớn nhất là khoảng 4,65%/
năm và độ lệch chuẩn là 0,824%. Điều này cho thấy trung bình tỷ lệ thất nghiệp hàng
năm của Việt Nam là 3,626%. Năm 2008 là năm có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất với giá
trị khoảng 4,65%, trong khi năm 2017 có tỷ lệ lạm phát thấp nhất là 2,24%.

Sau khi thực hiện thống kê mô tả các chuỗi dữ liệu, tác giả tiếp sẽ lấy logarithm
các chuỗi dữ liệu của GDP, chỉ số thị trường chứng khoán, quy mô tổng tài sản của
ngân hàng. Việc lấy logarithm các chuỗi dữ liệu nhằm làm trơn (giảm tính biến động)
của các chuỗi dữ liệu trong mô hình. Bên cạnh đó, các chuỗi dữ liệu được lấy
45

logarithm sẽ có đơn vị là phần trăm khi phát biểu ý nghĩa nên đây cũng sẽ là cách để
đồng nhất đơn vị các biến số trong mô hình hồi quy.

4.2. Phân tích mối quan hệ đơn biến giữa các biến số với tín dụng thương mại

Tác giả sử dụng hệ số tương quan đơn biến để xem xét mối quan hệ giữa các biến
độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình. Từ kết quả phân tích, tác giả sẽ thấy được mối
tương quan đơn biến giữa các biến phụ thuộc với các biến độc lập trong mô hình hồi quy
đề xuất.

Bảng 4.2. Tương quan Pearson – mối tương quan đơn biến giữa các biến số

Tương quan
P-value LIQ CAR1 COF DTA LSIZE ROA INF LCK LGDP UNEM
LIQ 1.000
-----

CAR1 0.240*** 1.000


0.001 -----

COF 0.087 0.192 1.000


0.201 0.004 -----

DTA -0.021 0.093 -0.384 1.000


0.753 0.170 0.000 -----

LSIZE -0.159** -0.655 -0.341 0.004 1.000


0.018 0.000 0.000 0.948 -----

ROA 0.290*** 0.307 -0.037 -0.154 -0.135 1.000


0.000 0.000 0.589 0.022 0.046 -----

INF 0,275*** 0.270 0.550 -0.259 -0.311 0.320 1.000


0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 -----

LCK -0.175*** -0.170 -0.458 0.213 0.078 -0.098 -0.558 1.000


0.009 0.012 0.000 0.002 0.248 0.147 0.000 -----

LGDP -0.297*** -0.166 -0.215 0.256 0.313 -0.408 -0.535 0.142 1.000
0.000 0.014 0.001 0.000 0.000 0.000 0.000 0.035 -----

UNEM 0.315*** 0.283 0.231 -0.172 -0.469 0.424 0.518 -0.299 -0.542 1.000
0.000 0.000 0.001 0.011 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 -----
46

Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm Stata

Ghi chú: Các biến trong bảng kết quả lần lượt tương ứng như sau: LIQ: Biến
phụ thuộc thể hiện tính thanh khoản của ngân hàng; GDP: Logarithm của tổng sản
lượng quốc nội thực – biến độc lập; INF: Tỷ lệ lạm phát – biến độc lập; UNEMP:
Tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế – biến độc lập; LCK: Logarithm của chỉ số thị
trường chứng khoán – biến độc lập; ROA: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản – biến
độc lập; LSIZE: Logarithm của quy mô tài sản của ngân hàng – biến độc lập; CAR1:
Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 – biến độc lập; COF: Chi phí sử dụng vốn của ngân hàng –
biến độc lập; DTA: Tỷ lệ tiền gửi khách hàng. Trong bang tương quan, dòng trên là
hệ số tương quan, dòng bên dưới là kết quả của giá trị thống kê p – value. Ký hiệu
*,** và *** cho thấy các biến số có mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 10%, 5% và
1%.

Kết quả ma trận tương quan giữa các biến số được trình bày trong bảng 4.2.
Với mức ý nghĩa thống kê 10%, trong mối quan hệ đơn biến của các biến số độc lập
với biến phụ thuộc tính thanh khoản (LIQ), có thể thấy:

- Tính thanh khoản có quan hệ tương quan âm có ý nghĩa thống kê đối với các
biến độc lập logarithm quy mô tổng tài sản của ngân hàng (LSIZE), logarithm của chỉ
số thị trường chứng khoán (LCK), logarithm của GDP (LGDP). Điều này cho thấy
khi tổng tài sản của các ngân hàng gia tăng, khi chỉ số thị trường chứng khoán gia
tăng hay khi GDP gia tăng sẽ làm giảm tính thanh khoản của các ngân hàng thương
mại cổ phần ở Việt Nam.

- Tăng trưởng tín dụng có quan hệ tương quan dương có ý nghĩa thống kê đối
với các biến độc lập tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 (CAR1), tỷ suất sinh lợi trên tài sản của
ngân hàng (ROA), tỷ lệ lạm phát (INF) và tỷ lệ thất nghiệp (UNEMP). Điều này cho
thấy khi tỷ lệ nguồn vốn tự có gia tăng so với tổng tài sản, khi tỷ suất sinh lợi trên
tổng tài sản ngân hàng gia tăng, khi tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế gia tăng hay khi tỷ
47

lệ thất nghiệp gia tăng sẽ kéo theo sự gia tăng trong tính thanh khoản của các ngân
hàng thương mại cổ phần.

- Tăng trưởng tín dụng không có mối quan hệ tương quan có ý nghĩa thống
kê với các biến độc lập chi phí sử dụng vốn (COF) và tỷ lệ tiền gửi khách hàng
(DTA). Điều này cho thấy việc chi phí sử dụng vốn gia tăng hay tỷ lệ tiền gửi khách
hàng gia tăng sẽ không tác động đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương
mại cổ phần ở Việt Nam.

4.3. Phân tích mối quan hệ đa biến giữa các biến số với tính thanh khoản của
các ngân hàng

Sau khi phân tích mối quan hệ đơn biến giữa các biến số độc lập và các biến
phụ thuộc, tác giả tiếp tục thực hiện phân tích mối quan hệ đa biến giữa các yếu tố vĩ
mô nền kinh tế và các yếu tố nội tại doanh nghiệp với tính thanh khoản của các ngân
hàng thương mại. Đầu tiên, tác giả sẽ thực hiện lần lượt các hồi quy mô hình lý thuyết
theo 03 phương pháp phân tích là mô hình hồi quy OLS gộp (Pooled OLS), mô hình
hồi quy các ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình hồi quy các ảnh hưởng ngẫu nhiên
(REM). Tiếp đó, tác giả sẽ thực hiện lần lượt các kiểm định để xem phương pháp
phân tích nào là phù hợp nhất trong điều kiện mẫu dữ liệu của tác giả, từ đó tác giả
sẽ phân tích kết quả theo phương pháp phân tích hồi quy phù hợp nhất. Trong phần
này, tác giả sẽ trình bày kết quả của phương phân tích hồi quy phù hợp nhất và các
kiểm định cho thấy phương pháp hồi quy này là tốt nhất trong điều kiện mẫu dữ liệu
tác giả thu thập được. Các kết quả của 02 mô hình còn lại sẽ được trình bày trong phụ
lục của luận văn.

4.3.1.1. Kết quả hồi quy mô hình đa biến


Đầu tiên, tác giả sẽ thực hiện phân tích hồi quy đa biến với toàn bộ mẫu dữ
liệu mà tác giả đã thu thập được. Kết quả hồi quy được trình bày trong bảng 4.3 như
sau:
48

Bảng 4.3: Kết quả hồi quy tác động của các nhân tố đến tính thanh khoản của các
ngân hàng

Biến phụ thuộc: LIQ


Biến độc lập
Hệ số tác động Giá trị thống kê z Giá trị p

Hằng số 0,2559 1,80 0,072

LGDP -0,0098*** -2,87 0,004

INF 0,0001 0,25 0,802

UNEMP 0,0053** 2,32 0,020

LCK -0,0082 -0,64 0,523

ROA 0,4766** 2,23 0,026

CAR1 0,0972** 2,39 0,017

LSIZE 0,0051* 1,72 0,086

COF 0,0207 0,80 0,423

DTA 0,0142 1,34 0,180

Số quan sát 220

R2 0,3017

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phân tích trên Phần mềm Stata.

Ghi chú: Các biến trong bảng kết quả lần lượt tương ứng như sau: GCR: Biến
phụ thuộc thể hiện tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng; GDP: Tổng sản
lượng quốc nội thực – biến độc lập; INF: Tỷ lệ lạm phát – biến độc lập; UNEMP: Tỷ
lệ thất nghiệp của nền kinh tế – biến độc lập; CK: Chỉ số thị trường chứng khoán – biến
độc lập; ROA: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản – biến độc lập; LSIZE: Logarithm tự
49

nhiên của quy mô ngân hàng – biến độc lập; CAR1: Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 – biến độc
lập; LIQ: Tính thanh khoản của ngân hàng – biến độc lập. Ký hiệu *,** và *** cho
thấy các biến số có mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 10%, 5% và 1%.

Bảng 4.3 cho thấy tác động của các biến số vĩ mô nền kinh tế và các biến số nội
tại ngân hàng tác động đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Với mức ý
nghĩa 10%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, kết quả cho thấy:

 Đối với các tác động vĩ mô nền kinh tế:

- Đối với tác động của GDP: Kết quả cho thấy hệ số của biến LGDP là -0,0098
và có ý nghĩa thống kê cao (p – value = 0,004). Điều này cho thấy, sự tăng lên 1% của
GDP sẽ làm cho tính thanh khoản ở các ngân hàng thương mại giảm đi khoảng 0,0098%
so với năm trước đó.

- Đối với tác động của tỷ lệ lạm phát (INF): Hệ số tác động của biến INF đến tính
thanh khoản của các ngân hàng không có ý nghĩa thống kê (p – value = 0,802) cho thấy
chưa thể đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tính thanh khoản của các
ngân hàng thương mại.

- Đối với tác động của tỷ lệ thất nghiệp (UNEMP): Kết quả cho thấy tỷ lệ thất
nghiệp có tác động dương có ý nghĩa thống kê tới tính thanh khoản của các ngân hàng (p
– value = 0,020). Hệ số tác động của tỷ lệ thất nghiệp đến tính thanh khoản ở các ngân
hàng thương mại là 0,0053 cho thấy khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 1%, tính thanh khoản
ở các ngân hàng thương mại sẽ tăng lên 0,0053%

- Đối với tác động của thị trường chứng khoán (CK): Hệ số tác động của biến
LCK đến tính thanh khoản của các ngân hàng không có ý nghĩa thống kê (p – value =
0,523) cho thấy chưa thể đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa chỉ số thị trường chứng
kohans và tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại.

 Đối với các tác động vi mô của các ngân hàng thương mại:
50

- Đối với tác động của ROA: Kết quả cho thấy hệ số của biến ROA là 0,4766 và
có ý nghĩa thống kê (p – value = 0,026). Điều này cho thấy, khi tỷ suất sinh lợi trên tổng
tài sản của các ngân hàng thương mại tăng lên 1% thì tính thanh khoản của các ngân
hàng thương mại sẽ tăng lên 0,4766%.

- Đối với tác động của tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 (CAR1): Kết quả cho thấy hệ số
của biến CAR1 = 0,0972 và có ý nghĩa thống kê (p – value = 0,017). Điều này cho thấy,
khi tỷ lệ lệ an toàn vốn cấp 1 của các ngân hàng tăng lên 1%, các ngân hàng thương mại
sẽ gia tăng tính thanh khoản khoảng 0,0972% trong các hoạt động của mình.

- Đối với tác động của quy mô ngân hàng (SIZE): Quy mô tài sản của ngân hàng
có tác động dương có ý nghĩa thống kê đến tính thanh khoản. Hệ số tác động = 0,0051
cho thấy khi quy mô tổng tài sản tăng lên 1%, các ngân hàng thương mại sẽ gia tăng
thanh khoản của mình lên khoảng 0,0051%.

- Đối với tác động của chi phí sử dụng vốn (COF): Hệ số tác động của biến chi
phí sử dụng vốn không tác động đến tính thanh khoản của các ngân hàng (p – value =
0,423). Điều này cho thấy chưa thể đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa chi phí sử dụng
vốn và thanh khoản của các ngân hàng thương mại

- Đối với tác động của tỷ lệ tiền gửi (DTA): Hệ số tác động của biên tỷ lệ tiền gửi
khách hàng không tác động đến tính thanh khoản của các ngân hàng (p – value = 0,180).
Điều này cho thấy chưa thể đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa tỷ lệ tiền gửi khách hàng
và thanh khoản của các ngân hàng thương mại

Từ các kết quả hồi quy trên, có thể thấy có 3 nhân tố nội tại có tác động có ý nghĩa
thống kê đến tính thanh khoản ngân hàng; trong khi chỉ có 2 nhân tố vĩ mô nền kinh tế
có tác động có ý nghĩa thống kê đến tính thanh khoản ngân hàng. Trong số các nhân tố
tác động, ROA có tác động đáng kể nhất tới tính thanh khoản của các ngân hàng thương
mại, tiếp đó là hệ số tác động của CAR1. Điều này cho thấy tính thanh khoản của các
ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ chịu tác động khá đáng kể của các nhân tố nội tại
ngân hàng hơn là so với các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế.
51

4.3.1.2. Các kết quả kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp nhất với toàn bộ mẫu
dữ liệu 2

Trong phần này, tác giả sẽ trình bày các kết quả kiểm định mô hình để cho thấy
mô hình hồi quy được lựa chọn (được phân tích ở trên) là mô hình tốt nhất trong
trưởng hợp dữ liệu mà tác giả thu thập.

(i) Kiểm định lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và mô hình các ảnh hưởng
cố định (FEM)
Bảng 4.4 Kết quả kiểm định lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và mô hình các
ảnh hưởng cố định (FEM)

Chỉ tiêu Giá trị

Thống kê F 10,89

Giá trị P – value 0,000

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phân tích trên Phần mềm Stata.

Giả thuyết H0: Không có sự khác biệt giữa các ngân hàng trong mẫu dữ liệu
khảo sát (Không có sự khác biệt giữa mô hình Pooled OLS và mô hình FEM)

Với mức ý nghĩa 10%, kết quả kiểm định thống kê F trong việc lựa chọn giữa
mô hình Pooled OLS và mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM) cho thấy bác bỏ giả
thuyết H0, tức là mô hình FEM tốt hơn mô hình Pooled OLS. Điều này cho thấy khi
đưa thêm biến giả ngân hàng vào sẽ phản ánh tốt hơn sự khác biệt giữa các ngân hàng
trong mẫu khảo sát.

(ii) Kiểm định lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và mô hình các ảnh hưởng
ngẫu nhiên (REM)

2
Các kiểm định cơ bản còn lại của mô hình hồi quy được trình bày trong phụ lục kết quả
52

Bảng 4.5 Kết quả kiểm định lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và mô hình các
ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM)

Chỉ tiêu Giá trị

Thống kê Chi bình phương 233,55

Giá trị P – value 0,000

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phân tích trên Phần mềm Stata.

Giả thuyết H0: Không có sai số tiềm ẩn trong mẫu dữ liệu khảo sát (Không có
sự khác biệt trong sai số giữa mô hình Pooled OLS và mô hình REM)

Với mức ý nghĩa 10%, kết quả kiểm định thống kê Chi bình phương trong việc
lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM)
cho thấy bác bỏ giả thuyết H0, tức là mô hình REM tốt hơn mô hình Pooled OLS.
Điều này cho thấy trong mô hình hồi quy có một số thành phần sai số tiềm ẩn mà mô
hình Pooled OLS không phản ánh được.

(iii) Kiểm định lựa chọn giữa mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) và
mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM)

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định lựa chọn giữa mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên
(REM) và mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM)

Chỉ tiêu Giá trị

Thống kê Chi bình phương 1,55

Giá trị P – value 0,997

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phân tích trên Phần mềm Stata
53

Giả thiết H0: Không có mối quan hệ tương quan tung độ gốc và các biến độc
lập trong mô hình hồi quy (Không có sự khác biệt đáng kể giữa mô hình FEM và mô
hình REM)

Với mức ý nghĩa 10%, kết quả kiểm định thống kê Chi bình phương (Hausman
test) trong việc lựa chọn giữa mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình các
ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) cho thấy chấp nhận giả thuyết H0, tức là mô hình REM
tốt hơn mô hình FEM. Điều này cho thấy trong mô hình hồi quy, không có mối quan
hệ tương quan giữa hệ số tung độ gốc và các biến độc lập trong mô hình

4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Từ kết quả của mô hình ở trên, tác giả sẽ đưa ra một số thảo luận về kết quả nghiên
cứu như sau:

- Đối với các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế: Có 2 nhân tố vĩ mô của nền kinh tế
có tác động đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại, trong đó GDP có tác
động âm còn tỷ lệ thất nghiệp có tác động dương. Trong đó, kết quả về sản lượng của
nền kinh tế tác động âm đến tính thanh khoản dường như hơi khác so với kỳ vọng lý
thuyết nhưng khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của H. Vu và D. Nahm (2013). Kết
quả này cũng phù hợp với đặc điểm của Việt Nam, quốc gia có Ngân hàng Trung ương
trực thuộc Chính phủ. Các chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa của Việt Nam chủ
yếu được thi hành bởi Chính phủ. Trong giai đoạn từ năm 2007 – 2017, ưu tiên hàng đầu
của Chính phủ là ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, trong khi mục tiêu tăng trưởng kinh
tế và tỷ lệ lao động có việc làm là các ưu tiên tiếp theo. Do đó, Chính phủ và Ngân hàng
nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp hành chính về việc tác động đến hạn mức tăng
trưởng tín dụng, gia tăng tính thanh khoản (hạn chế việc cho vay tín dụng) của các ngân
hàng thương mại cổ phần nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát. Trong khi đó, tăng trưởng
kinh tế đến từ một số động lực khác, đặc biệt là hoạt động các tập đoàn nước ngoài, các
doanh nghiệp FDI đầu tư ở Việt Nam nên tăng trưởng kinh tế và tính thanh khoản có xu
hướng ngược chiều tác động với nhau. Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ số
thị trường chứng khoán không có tác động cùng chiều đến tăng trưởng tín dụng. Điều
54

này có thể được giải thích như sau: nhìn chung thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn
đang từng bước hoàn thiện và phát triển trên nhiều mặt, ngày càng thu hút nhiều nhà đầu
tư tham gia vào thị trường. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua 2 giai đoạn khá
biến động, từ năm 2000 đến năm 2007 và từ năm 2008 đến năm 2017. Ở giai đoạn thứ
nhất, tâm lý “đám đông” tác động đáng kể trong sự gia tăng chỉ số thị trường; ngược lại
trong giai đoạn thứ hai, thị trường từng bước được hoàn thiện, việc đầu tư dần dựa trên
giá trị của doanh nghiệp. Chính vì vậy, tác động của thị trường chứng khoán cũng không
rõ ràng đến tính thanh khoản.

- Đối với các nhân tố nội tại ngân hàng: Có 3 nhân tố nội tại của ngân hàng có
tác động đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại và cả 3 nhân tố này đều có
tác động dương. Cụ thể các nhân tố đó là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ
an toàn vốn cấp 1 và quy mô tổng tài sản. Các kết quả trên khá đúng với kỳ vọng dấu
của tác giả. Xét trong thực tế ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại cổ phẩn nhỏ thường
gặp rủi ro cao hơn so với các ngân hàng lớn trong việc huy động nguồn vốn cho các hoạt
động ngân hàng. Do đó, các ngân hàng có quy mô nhỏ sẽ luôn phải đảm bảo một tỷ lệ
các tài sản thanh khoản cao hơn so với các ngân hàng có quy mô lớn nhằm đáp ứng các
nhu cầu của người gửi tiền. Trong khi đó, tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 càng cao càng cho thấy
rủi ro thanh khoản trong hoạt động ngân hàng thấp, các tài sản có tính thanh khoản cao
sẽ chiếm tỷ trọng cao trong cấu trúc tài sản của ngân hàng. Ngoài ra, ROA của các ngân
hàng càng cao càng đặt ra yêu cầu các ngân hàng phải gia tăng tính thanh khoản để đảm
bảo hạn chế rủi ro trong các hoạt động ngân hàng của mình.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP
THEO

5.1. Kết luận

Tác giả tiến hành nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tính thanh khoản của 20
ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017.
Bằng các phương pháp phân tích dữ liệu bảng truyền thống như hồi quy OLS gộp (Pooled
OLS), mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM), mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên
(REM), tác giả rút ra một số kết luận chủ yếu như sau:

Thứ nhất, trong mối quan hệ đơn biến, tính thanh khoản có mối quan hệ tương
quan âm có ý nghĩa thống kê với logarithm của GDP, logarithm chỉ số thị trường chứng
khoán và logarithm quy mô tổng tài sản của ngân hàng; có mối quan hệ tương quan
dương có ý nghĩa thống kê đối tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát, tỷ suất sinh lợi trên tổng
tài sản của ngân hàng (ROA) và tỷ lệ an toàn vốn cấp 1; không có mối quan hệ tương
quan với các biến số chi phí sử dụng vốn và tỷ lệ tiền gửi khách hàng.

Thứ hai, trong phân tích mối quan hệ đa biến giữa các biến số, tác giả nhận thấy
mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên là mô hình hồi quy phù hợp nhất trong mẫu dữ liệu
của tác giả thu thập. Từ việc phân tích các kết quả từ mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên,
tác giả rút ra được một số kết luận sau:

+ Đối với các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế: Có 2 nhân tố vĩ mô của nền kinh tế
có tác động đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại, bao gồm GDP có tác
động âm, tỷ lệ thất nghiệp có tác động dương.

+ Đối với các nhân tố nội tại ngân hàng: Có 3 nhân tố nội tại của ngân hàng đều
tác động dương đến tính thanh khoản của các ngân hàng, bao gồm tỷ suất sinh lợi trên
tông tài sản (ROA), tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 và quy mô tổng tài sản có tác động âm.

5.2. Đề xuất, kiến nghị

Trên cơ sở kết quả của đề tài nghiên cứu, tác giả đưa ra một số kiến nghị cho các
nhà làm chính sách, cụ thể như sau:
56

- Thứ nhất, với đặc điểm hệ thống ngân hàng thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, trong khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trực thuộc Chính phủ, tính
thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ chịu tác động đáng kể từ các chính
sách điều hành nền kinh tế của Chính phủ. Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước cần cân
nhắc kĩ về các mục tiêu vĩ mô của mình trước khi thi hành các biện pháp hành chính
nhằm đảm bảo hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần trong hệ thống ngân
hàng Việt Nam: vừa đảm bảo thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô, đồng thời đảm bảo
sự tăng trưởng nhưng đi kèm với đó là sự an toàn trong quá trình tăng trưởng (thể hiện ở
tính thanh khoản) trong hệ thống ngân hàng thương mại. Các kết quả nghiên cứu này có
thể sẽ giúp các cơ quan quản lý nhà nước tham khảo trước khi thực hiện các biện pháp
hành chính tác động đến việc đảm bảo thanh khoản cũng như đảm bảo tăng trưởng tín
dụng, hiệu quả hoạt động ở các ngân hàng.

- Thứ hai, đối với các ngân hàng thương mại cổ phần, kết quả nghiên cứu này là
một kết quả cần tham khảo trước khi thực hiện các chiến lược tăng trưởng tín dụng, tăng
cường hiệu quả hoạt động của mình. Việc gia tăng tính thanh khoản là sự đảm bảo hoạt
động ổn định trong hệ thống ngân hàng, tuy nhiên gia tăng tính thanh khoản quá mức có
thể làm giảm tăng trưởng tín dụng và hiệu quả hoạt động (khả năng tạo ra lợi nhuận) của
các ngân hàng thương mại. Tính thanh khoản của các ngân hàng sẽ phục thuộc vào các
yếu tố vĩ mô nền kinh tế và các yếu tố nội tại của các ngân hàng, đặc biệt ở Việt Nam sẽ
có một số đặc điểm riêng biệt trong quá trình vận hành của hệ thống ngân hàng so với
một số các quốc gia khác. Vì vậy, các ngân hàng thương mại cần:

+ Dự báo tốt về các biến động của nền kinh tế vĩ mô, nhất là việc dự báo về các
biến số mục tiêu của kinh tế vĩ mô, từ đó đưa ra các chiến lược tăng trưởng tín dụng,
chiến lược phát triển và chiến lược đảm bảo tính thanh khoản phù hợp với bối cảnh tăng
trưởng chung của nền kinh tế.

+ Xem xét về các yếu tố thực sự có tác động đến tính thanh khoản của ngân hàng
trong các kết quả nghiên cứu. Từ các nhân tố có tác động đến tính thanh khoản của các
ngân hàng thương mại này, các nhà quản lý, điều hành ở các ngân hàng sẽ đưa ra các
57

biện pháp phù hợp nhằm vừa đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng, hiệu quả hoạt động
đồng thời vẫn đảm bảo được tính thanh khoản và tỷ lệ nợ xấu nằm ở ngưỡng an toàn của
ngân hàng.

5.3. Hạn chế của bài nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp

Đề tài nghiên cứu chỉ tập trung xem xét tác động của một số biến số chính đại
diện cho các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế và các yếu tố nội tại ngân hàng. Bên cạnh
các yếu tố này, còn một số yếu tố vĩ mô khác cũng quan trọng mà có thể tác động đến
tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng như tỷ giá hối đoái, cung tiền, lãi suất…
Đối với các yếu tố nội tại ngân hàng, tác giả cũng chỉ mới đưa ra 5 biến số tác động
chính, trong khi còn nhiều yếu tố khác có thể có tác động đến tính thanh khoản của
các ngân hàng thương mại như tỷ lệ nợ xấu… Ngoài ra, tính chất sở hữu của các ngân
hàng thương mại (ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và các ngân hàng thương
mại cổ phần tư nhân) cũng có thể có tác động đến tính thanh khoản của các ngân hàng
thương mại. Vì vậy, trong các nghiên cứu tiếp theo, tác giả kỳ vọng sẽ xem xét thêm
các yếu tố này trong nghiên cứu của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các tài liệu tiếng Việt

Ha Vu, Daehoon Nahm. (2013). The determinants of profit efficiency of banks in


Vietnam. Journal of the Asia Pacific Economy,
DOI:10.1080/13547860.2013.803847

Trương Quang Thông và Phạm Minh Tiến. (2013). Các nhân tố tác động đến rủi
ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Thị trường
Tài chính Tiền tệ. Số: 21 (414)

Vũ Thị Hồng. (2015). Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoảncủa các ngân hàng
thương mại Việt Nam. Tạp chí Phát triển & Hội nhập. Số 23 (33) - Tháng 07-
08/2015

Các tài liệu tiếng Anh

Alger, G., & Alger, I. (1999). Liquid Assets in Banks: Theory and Practice.
Boston: College Department of Economics.

Chagwiza, W. (2014). Zimbabwean commercial bank liquidity and its


determinants. International Journal of Empirical Finance, 52-64.

Choon, L. K., Hooi, L. Y., Murthi, L., Yi, T. S., Shven, T. Y. (2013). The
determinants influencing liquidity of Malaysia commercial banks, and its
implication for relevant bodies: evidence from 15 Malaysian commercial banks.
Malaysia: http://eprints.utar.edu.my.

Duttweiler, R. (2009). Managing Liquidity in Banks: A Top Down Approach.


Wiley.

Elahi, M. (2017). Factors Influencing Liquidity in Leading Banks “A


Comparative Study of Banks Operating in UK and Germany Listed on LSE”.
Imperial Journal of Interdisciplinary Research (IJIR), Vol 3, Issue 2, ISSN:
2454-1362.

Malik, M. F., & Rafique, A. (2013). Commercial Banks Liquidity in Pakistan:


Firm Specific and Macroeconomic Factors. Romanian Economic Journal,
Volume 16, Issue 48.
Mehdi, E. (2014). Bank liquidity and finance performance: Evidence from
Moroccan banking industry. Business: Theory & Practice, Vol. 15 Issue 4, p351-
361. 11p.

Pouw,L and Kakes, J. (2013). What drives bank earnings? Evidence for 28
banking sectors. Applied Economics Letters, Vol. 20, No. 11, 1062–1066.

Singh, A & Singh, A. (2016). An empirical analysis of macroeconomic and


bank-specific factors affecting liquidity of Indian banks. Future Business Journal
2 , 40-53.

Vodova, P. (2011). Determinants of Commercial Banks' Liquidity in the Czech


Republic. International Journal of Mathematical Models and Methods in Applied
Sciences, 1060-1067.

Vodova,P. (2011). Liquidity of Slovak Commercial Banks and its Determinants.


Proceedings of the 13th International Conference, 487-494.

You might also like