KTCT - Hàng Hóa

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1.

Hàng Hóa
- Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể.
Gạo, củi, sách sức lao động

* Thuộc tính của hàng hóa


Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị.
- Gía trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm, có thể thỏa mãn nhu cầu
nào đó của con người.
Ví dụ: công dụng của 1 cái kéo là để cắt nên giá trị sử dụng của nó là để cắt,…
Gía trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng. Giá trị sử
dụng của một vật không phải ngay một lúc đã phát hiện ra được hết, mà nó được phát
hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học – kỹ thuật.
Gía trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của người
mua. Vì vậy, người sản xuất phải chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng của hàng hóa do
mình sản xuất ra sao cho ngày càng đáp ứng nhu cầu khắt khe và tinh tế hơn của
người mua.
- Gía trị của hàng hóa
Muốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi.
+, Ví dụ: 1mét vải = 10 cân thóc
Vấn đề đặt ra là tại sao vải với thóc là hai hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau lại
có thể trao đổi được với nhau, hơn nữa chúng lại trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất
định?
Gà với thóc khác nhau về giá trị sử dụng. Nếu gạt giá trị sử dụng của sản phẩm
sang một bên, thì giữa chúng chỉ có một cái chung: chúng đều là sản phẩm của lao
động. Để sản xuất ra vải và thóc, nguời thợ thủ công và người nông dân đều phải hao
phí lao động để sản xuất ra chúng.
Sở dĩ phải trao đổi theo một tỷ lệ nhất định, (1 mét vải = 10kg thóc), vì người ta
cho rằng lao động hao phí sản xuất ra làm vải bằng lao động hao phí để sản xuất ra
10kg thóc.
=> Gía trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa
* Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Theo lý thuyết của Mác, sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính đó không phải do hai lao
động tạo ra mà bởi vì lao động của người sản xuất hàng hóa có tính hai mặt. Cụ thể
tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là lao động cụ thể và lao động trừu
tượng.
- Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề
nghiệp chuyên môn nhất định.
Đặc trưng của lao động cụ thể:
 Mỗi lao động cụ thể có mục đích, đối tượng lao động, công cụ, phương
pháp lao động riêng và kết quả riêng. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử
dụng của hàng hóa.
Ví dụ: Lao động cụ thể của người thợ mộc để tạo ra các sản phẩm bằng
gỗ...
 Lao động cụ thể phản ánh trình độ phân công lao đông xã hội, phân công
lao động xã hội càng phát triển, xã hội càng nhiều ngành, nghề khác nhau.
 Mỗi lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định.
Ví dụ: Lao động cụ thể của người thợ mộc là tạo ra các sản phẩm bằng
gỗ chứ không thể tạo ra quần áo, kim loại
 Lao động cụ thể ngày càng trở nên đa dạng, phong phú, có tính chuyên
môn cao.
- Lao đông trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa không kể
đến hình thức cụ thể của nó; đó là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản
xuất hàng hóa về cơ bắp, thần kinh, trí óc.
Chẳng hạn: lao động của người thợ mộc, thợ may, ta không xét xem hộ sản phẩm
gì, sản xuất cho ai, với mục đích gì mà chỉ cần quan tâm đến hao phí lao động trong
công việc của hộ như thế nào.
Đặc trưng của lao động trừu tượng:
 Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa.
Ví dụ: Lao động trừu tượng của người sản xuất ôto sẽ cao hơn lao động
trừu tượng của người nuôi gà do hao phí lao động xã hội để làm ra một chiếc
ôto sẽ cao hơn đối với việc nuôi một con gà. Và vì thế, giá cả của chiếc ôto
cũng sẽ cao hơn so với giá của một con gà.
Lao động trừu tượng phản ánh tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng
hóa
Ví dụ: 1 con gà có thể đổi lấy 5kg gạo do có cùng hao phí lao động như
nhau. Lao động trừu tượng tạo ra giá trị, là cơ sở cho sự ngang bằng trong việc trao
đổi.
Mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng xuất hiện khi sản phẩm do
những người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra không phù hợp với nhu câu xã hội,
hoặc khi mức hao phí lao động cá biệt cao hơn mức hao phí mà xã hội có thể chấp
nhận được.

You might also like