Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

Câu 1: Phân tích tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc

Tình yêu làng xóm quê hương là một phẩm chất truyền thống của người dân Việt Nam đã được
thể hiện rõ trong các tác phẩm văn học. Trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân, nhân vật
Ông Hai vừa có lòng yêu làng tha thiết như truyền thống vốn có của người dân Việt Nam lại vừa
có những nét mới mẻ đáp ứng không khí sôi nổi, quyết tâm của cuộc kháng chiến chống Pháp lúc
bấy giờ.
Cũng như bao người nông dân khác, sống êm ả sau luỹ tre làng, ông Hai yêu làng Chợ Dầu của
mình với một tình yêu thật đặc biệt. Tình cảm đó trong ông biểu hiện bằng tính hay khoe về cái
hay, cái giỏi của làng quê mình, cứ như không đâu bằng được như vậy. Ông khoe làng bất cứ ở
đâu và bất cứ lúc nào. Ông nói về sự giàu có, trù phú của làng mình với một niềm say mê và náo
nức lạ thường: “Hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển…”. Ông kể về cái làng của
ông như một người nông dân tự hào về những thửa ruộng xanh ngút ngàn do chính tay mình cày
cấy, như một trọc phú khoe về cơ ngơi giàu có của mình, ông tự hào khoe về làng mình như khoe
của cải quý giá của cá nhân mình vậy. Thật là một tình cảm chân tình, mộc mạc nhưng đáng trân
trọng vô cùng. Tất cả những điều đáng kiêu hãnh đó đã chứng tỏ rằng người dân làng ông đều là
những con người cần cù trong lao động, có ý thức đóng góp cho quê hương mình ngày càng giàu
đẹp. Những phẩm chất đáng quý đó không chỉ của riêng người nông dân làng Chợ Dầu mà còn là
của những người dân Việt Nam trên muôn ngàn làng quê khác.
Sau Cách mạng, khi đã được giác ngộ ý thức giai cấp, tình yêu làng của ông Hai có những biến
chuyển sâu sắc. Nếu trước kia ông coi cái “sinh phần của cụ Thượng” là niềm hãnh diện trước
con mắt ngạc nhiên của dân làng khác thì bây giờ ông đâm ra căm thù nó vì “cái lăng ấy nó làm
khổ ông, nó còn làm khổ bao nhiêu người trong làng này nữa”. Ông còn biết tham gia tự vệ để
chiến đấu chống Pháp bảo vệ làng quê, và còn làm nhiều việc khác để phục vụ cho kháng chiến.
Lúc này, ông kể về làng một cách hả hê, nào là làng có nhà thông tin, chòi phát thanh cao lớn
nhất vùng, rồi những buổi tập dân quân tự vệ có cả phụ lão tham gia, khoe những đường hào,
những ụ… Tuy chỉ là cách nghĩ, cách nói của người nông dân hồn nhiên, chất phác, nhưng ông
vẫn luôn luôn tâm niệm: bảo vệ làng tức là đi theo kháng chiến.
Khi phải xa làng đi tản cư ông lão cũng nghĩ rằng: “Tản cư cũng là kháng chiến”. Xa làng khi
nghe tin giặc đánh Chợ Dầu, ông đã hỏi ngay: “Ta giết bao nhiêu thằng ?”. Câu hỏi đó chứng tỏ
quyết tâm chống giặc, góp một mặt trận nhỏ cho chiến trường chung của cả nước. Lòng yêu làng,
nhớ làng chuyển thành sự quan tâm tới chiến sự, tới chính phủ của Cụ Hồ. Đó là biểu hiện cao
đẹp về lòng yêu nước của những người dân quê Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp
xâm lược giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Đến đây ta thấy rằng tình cảm làng xóm quê hương đầy tính truyền thống của người dân quê Việt
Nam từ bao đời nay đã mang những nét mới của thời đại. Ông Hai khoe làng trong cuộc kháng
chiến chống Pháp của đất nước chính là ông đã đặt làng trong phong trào cách mạng chung. Đó
là cơ sở để ông Hai tự hào về sự hòa nhập cuộc chiến đấu bảo vệ làng, không theo địch của làng
Chợ Dầu với cuộc kháng chiến vĩ đại của cả nước. Đây là điều mới mà cách mạng đã đem lại
cho ông. Nét đẹp này đã tạo nên bản lĩnh vững vàng để nhân vật có thể trải qua nhiều bão tố và
những trắc trở ở đời mà vẫn vững vàng, kiên định.
Thử thách đầu tiên xảy ra trong một hoàn cảnh đặc biệt. Đó là khi tin làng Chợ Dầu theo giặc –
tuy mới chỉ phong thanh từ miệng mấy người dân tản cư cũng đủ khiến ông vô cùng bàng hoàng,
đau xót. Hàng loạt diễn biến tâm trạng giằng xé tâm can ông. “Da mặt ông tê rân rân”, “cổ nghẹn
ắng hẳn lại” chứng tỏ rằng ông đang đi tới cực điểm của sự đau khổ và mất hết niềm tin. Nhớ
làng, mong được trở về làng đến khắc khoải, đau đớn vậy mà lúc này người nông dân chân chất
này đã phải thốt ra những lời đau xót: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải
thù”. Từ trong tâm thức, ông Hai đã không cho phép dân làng đi ngược với lí tưởng của nhân
dân, đất nước, đi ngược với cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của dân tộc.
Mặc dù dằn lòng lại nhưng suy nghĩ, tình cảm đối với làng Chợ Dầu như ngấm vào máu thịt của
ông vậy. Ông hổi con quê ở đâu cốt để con nhắc đến làng chợ Dầu của ông. Ông thủ thỉ tâm sự
rồi khóc với đứa con bé bỏng cũng chính là để khẳng định lại lòng trung thành tuyệt đối của
mình đối với Cách mạng, với Cụ Hồ. Mỗi việc ông làm, mỗi lời ông nói, mỗi biểu hiện dù nhỏ
nhất trong tâm trạng ông lúc này đều chứng tỏ tình yêu làng xóm quê hương của người nông dân
này đã có những chuyển biến sâu sắc về nhận thức cách mạng, nhận thức giai cấp.
Lần thử thách thứ hai là khi nghe tin cải chính về làng Chợ Dầu, ông như được hồi sinh, sung
sướng như trẻ con, bô bô đi khoe khắp nơi. Những mất mát do giặc gây ra với ông và làng Chợ
Dầu được ông mang đi khoe như những bằng chứng về lòng trung thành của mỗi người nông dân
làng ông sau Cách mạng tháng Tám, trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Người ta vẫn quan
niệm nông dân là những người có đặc tính tư hữu, nhưng ở đây, khói lửa của cuộc chiến, sinh
mệnh của đất nước đã khiến họ sẵn sàng hi sinh tất cả cho cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tộc.
Họ sẵn sàng nhường cơm sẻ áo cho nhau, sẵn sàng cống hiến công sức, tài sản, thậm chí cả
xương máu cho thắng lợi cuối cùng của đất nước.
Ông Hai là nhân vật điển hình cho người nông dân Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám, có
lòng yêu làng tha thiết, hoà vào tình yêu nước thiêng liêng, sâu sắc. Họ sẵn sàng hi sinh tất cả, kể
cả ngôi nhà, hay cả làng quê yêu dấu, tổ ấm tâm linh của mình cho kháng chiến.
Truyện ngắn Làng đã thể hiện cách nhìn mới mẻ, đúng đắn của nhà văn Kim Lân về người nông
dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì và anh dũng, ớ đó, lịch sử hào hùng
của đất nước đã lay động trái tim chân thật của mỗi người, khiến cho những phẩm chất đáng quý
trong tâm hồn họ trở nên tốt đẹp hơn, cao quý và sâu sắc hơn.

Full truyện Làng:


Ver 1
Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Với
vốn am hiểu sâu sắc và gắn bó với nông thôn và người nông dân nên truyện của ông
thường xoay quanh những nếp sinh hoạt, cảnh ngộ, phong tục truyền thống của người
nông dân Bắc Bộ. Nguyên Hồng nhận xét: Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với "đất"
với "người" với "thuần hậu nguyên thủy" của cuộc sống nông thôn.
Truyện ngắn "Làng" (1948) là một minh chứng tiêu biểu cho lời nhận xét đó của
Nguyên Hồng. Bằng việc khai thác đề tài tình yêu làng, lòng yêu nước, tinh thần kháng
chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư qua nhân vật ông Hai, Kim Lân đã xây
dựng thành công tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sinh
động bằng một thứ ngôn ngữ mang đậm chất khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói hằng ngày
của người nông dân.
Trước hết, truyện ngắn "Làng" đã được Kim Lân xây dựng trên tình huống gay cấn để
bộc lộ tình yêu làng, tình yêu đất nước sâu sắc ở nhân vật ông Hai. Đó là tin làng ông
theo giặc lập tề mà chính ông nghe được từ miệng của những người tản cư dưới xuôi
lên. Tình huống ấy đã đẩy câu chuyện vào chỗ thắt nút khi mà ông Hai - một con người
vốn yêu làng, luôn khoe và hãnh diện về làng thì nay lại hay tin là theo giặc.
Vì thế ông đau đớn, xót xa và cảm thấy tủi hổ, bẽ bàng. Trong thế giới nội tâm nhân vật
có sự đấu tranh xung đột giữa tình yêu làng và tình yêu nước mà tình cảm nào cũng
mãnh liệt, song tình yêu nước, tinh thần kháng chiến rộng lớn, bao trùm lên tình yêu
làng. Nhưng cuối cùng, cũng từ tình huống ấy đã mở nút cho câu chuyện khi mà ông
nhận được tin cải chính về làng. Tình huống này đã khẳng định ông Hai và làng chợ
Dầu luôn trung thành tuyệt đối với kháng chiến với cụ Hồ, với dân tộc.
Cũng qua tình huống truyện, người đọc còn nhận ra tài năng khắc họa, miêu tả tâm lí
nhân vật sắc sảo của nhà văn Kim Lân qua nhân vật ông Hai. Có thể nói, dưới tác động
của tình huống, sự việc khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, tâm lý nhân vật ông Hai
đã có những diễn biến phức tạp và nhà văn đã trực tiếp nhập vai vào nhân vật để nói
bằng tiếng nói nhân vật, mô tả sự giằng xé trong thế giới nội tâm với những mâu thuẫn,
xung đột gay gắt, dữ dội.
Cũng như biết bao người dân quê khác, ông Hai gắn bó sâu nặng với nơi chôn rau cắt
rốn của mình - làng chợ Dầu. Tình yêu ấy của ông thật đặc biệt, biểu hiện của nét tâm lí
đó là luôn tự hào và thích khoe về làng. Nhưng có một sự kiện bất ngờ đã xảy ra với
ông, từ phòng thông tin bước ra đang rất phấn khởi, náo nức vì những tin vui của
kháng chiến, gặp người tản cư, nghe họ nhắc tới tên làng, ông Hai quay phát lại, lắp
bắp hỏi, hi vọng được nghe những tin tốt lành về làng, nào ngờ lại hay tin: cả làng chợ
Dầu theo giặc.
Trước tin dữ ấy, ông Hai sững sờ chết lặng "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê
rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như không thở được". Từ niềm vui, niềm tin hi vọng,
ông Hai rơi xuống vực thẳm đau buồn, xót xa, tuyệt vọng. Ông cố gắng trấn tĩnh bản
thân và tìm cách lảng ra về, muốn che giấu đi tâm trạng ấy nhưng nỗi tủi hổ, bẽ bàng,
lo lắng khiến ông "cúi gằm mặt mà đi", còn văng vẳng tiếng chửi "giống Việt gian bán
nước".
Khi về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, rồi tủi thân khi nhìn đàn con nhỏ: "nước
mắt ông lão cứ giàn ra". Những dòng độc thoại nội tâm trong ông thể hiện nỗi day dứt,
đau đớn: "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ
rúng hắt hủi đấy ư?...". Ông căm giận lũ người theo giặc, phản bội làng nước, ông lão
nắm chặt hai tay mà rít lên: "Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi
làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này".
Nhưng sau đó, ông lại cảm thấy "ngờ ngợ" như lời của mình không được đúng lắm.
Niềm tin và nỗi thất vọng đang giằng xé trong ông. "Ông kiểm điểm từng người trong
óc" thấy họ đều là những người có tinh thần kháng chiến, một sống một chết với giặc,
có đời nào lại can tâm làm điều nhục nhã ấy được. Trong hoàn cảnh giặc giã thì tinh
thần yêu nước, tinh thần kháng chiến là một thứ tình cảm thiêng liêng, cao đẹp; còn
phản bội là điều xấu xa ô nhục nhất.
Vì thế từ khi nghe tin làng mình theo giặc, nó đã trở thành nỗi ám ảnh, day dứt trong
tâm trí của ông, khiến ông ba bốn hôm nay không dám bước chân ra đến ngoài. Suốt
ngày chỉ quanh quẩn ở trong cái gian nhà chật chội ấy mà nghe ngóng binh tình. "Một
đám đông túm lại ông cũng để ý, dăm bảy tiếng nói xa xa ông cũng chột dạ", lúc nào
ông cũng nơm nớp tưởng người ta đang để ý, đang bàn tán đến "cái chuyện ấy"; cứ
thoáng nghe những tiếng Tây, cam nhông, Việt gian là ông lại lủi thủi ra một góc nhà
nín thít... "Thôi lại chuyện ấy rồi!".
Ông luôn thu mình lại, cảm thấy xấu hổ, đau xót và dường như cảm thấy chính mình
cũng có tội vậy. Ông rời vào tình trạng tuyệt vọng khi mà bà chủ nhà đánh tiếng đuổi
gia đình ông đi vì "nghe nói, bảo có lệnh đuổi hết những người làng chợ Dầu khỏi vùng
này, không cho ở nữa". Ông Hai không biết đi đâu, cũng không thể quay lại trở về làng
vì về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ, "về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho
thằng Tây".
Trong ông Hai diễn ra cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt và dứt khoát lựa chọn theo cách
của mình "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". Tình yêu nước
đã bao trùm lên tình yêu làng. Song ông không thể vứt bỏ nhưng yêu làng nên ông Hai
càng đau xót, tủi hổ. Trong tâm trạng bị dồn nén, không biết giải tỏa như thế nào, ông
Hai chỉ còn biết trút lòng mình với đứa con nhỏ.
Cuộc đối thoại giữa ông và đứa con trai đã bộc lộ thật cảm động tấm lòng gắn bó sâu
sắc với làng quê, với đất nước và với kháng chiến của ông Hai. Ông nói với con mà
như tự nói với chính mình, tự mình oan, tự chiêu tuyết cho mình. Đoạn thoại, vừa chất
chứa nỗi đau đớn, xót xa, lại vừa thể hiện tấm lòng thủy chung, son sắt với kháng
chiến, với cách mạng, với cụ Hồ.
Có lẽ, nếu không nhận được tin cải chính thì cả đời ông Hai sẽ chết dần, chết mòn
trong nỗi đau đớn, tủi hổ, bẽ bàng về cái làng của mình mất. Những sau đó, chính
quyền làng ông đã lên cải chính cái tin làng chợ Dầu theo giặc. Nhận được tin, ông Hai
như sống lại, niềm vui tràn ngập trong ông: quần áo chỉnh tề, mặt tươi vui, rạng rỡ hẳn
lên, mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy, nói bô bô, mua quà cho
các con....
Đặc biệt là hành động ông chạy đi khoe với tất cả mọi người cái tin vui ấy. Niềm vui
sướng, hạnh phúc dâng trào khiến ông cứ múa tay lên mà khoe. Và lạ thay, câu đầu
tiên ông khoe không phải là việc làng ông không theo giặc mà là "Tây nó đốt nhà tôi
rồi... đốt nhẵn!". Với người nông dân, căn nhà là cả cơ nghiệp của họ mà cả đời họ làm
lụng vất vả mới có được.
Nhưng ông Hai không hề tiếc căn nhà của mình bởi nó là minh chứng khẳng định làng
ông không theo giặc và trên hết là nó như là sự "đóng góp" của gia đình ông với kháng
chiến. Điều đó, một lần nữa càng khẳng định rõ ràng hơn tình yêu làng, tình yêu nước
và sự trung thành với kháng chiến ở ông Hai.
Đến đây, chúng ta thấy được sức sáng tạo độc đáo của Kim Lân trong nghệ thuật tạo
tình huống, thực sự gay cấn, kịch tính với những thử thách của nội tâm nhân vật, từ đó
bộc lộ chiều sâu đời sống bên trong, tình cảm, tư tưởng của nhân vật. Tác giả đã miêu
tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế, rất cụ thể, gợi cảm qua thế giới nội tâm với các ý
nghĩ, hành vi, ngôn ngữ.
Đặc biệt, nhà văn đã diễn tả rất đúng, rất ấn tượng về sự ám ảnh day dứt trong tâm
trạng nhân vật. Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc con người và những nét
tâm lí vôn có của người nông dân Việt Nam sau lũy tre làng. Thông qua tác phẩm,
người đọc còn nhận ra ngôn ngữ của truyện rất đặc sắc, nhất là ngôn ngữ nhân vật ông
Hai. Ngôn ngữ mang đậm chất khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông
dân.
Lời trần thuật và lời nhân vật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu do truyện được
trần thuật chủ yếu theo điểm nhìn của ông Hai, dù vẫn dùng cách trần thuật ở ngôi thứ
ba. Ngôn ngữ nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân, lại vừa mang
đậm cá tính của nhân vật, rất sinh động, chân thực, gần gũi.
Tóm lại, "Làng" của Kim Lân là một truyện ngắn đặc sắc, khai thác một tình cảm bao
trùm và phổ biến trong con người thời kháng chiến: tình yêu quê hương, đất nước;
trong đó, nhân vật ông Hai là nhân vật có tính chất đại diện điển hình cho nét tâm lí,
tình cảm đó của người nông dân Việt Nam trong thời kì tiến công cách mạng.
Qua tác phẩm chúng ta thấy được tài năng độc đáo trong nghệ thuật tạo tình huống,
xây dựng hình tượng nhân vật có tính chất đại diện điển hình với thế giới nội tâm
phong phú, phức tạp, sinh động; ngôn ngữ truyện mộc mạc, giản dị, gần gũi với đời
sống, xen lẫn giữa độc thoại và đối thoại đan xen... tất cả đã làm nên sự thành công
độc đáo, hấp dẫn cho thiên truyện ngắn.
Ver 2
Kim Lân là nhà văn hiện đại Việt Nam. Ông có một vốn sống vô cùng sâu sắc về nông
thôn Việt Nam. Những thú chơi dân dã mang cốt cách "phong lưu đồng ruộng" như thả
diều, chọi gà, nuôi chó săn, thả chim bồ câu, chơi núi non bộ, gánh hát chèo, trẩy hội
mùa xuân, v.v... được ông viết rất hay và cho ta nhiều thú vị. Ông là một trong những
cây bút truyện ngắn xuất sắc mang hương đồng gió nội qua 2 tác phẩm: Con chó xấu xí
và Nên vợ nên chồng.
Viết về đề tài nông dân và kháng chiến, truyện Làng của Kim Lân thành công hơn cả.
Nhân vật chính của truyện là ông Hai đã để lại trong lòng em nhiều ấn tượng sâu sắc,
đẹp đẽ. Ông Hai là một lão nông, cần cù chất phác, giàu lòng yêu quê hương đất nước.
Ông gắn bó với cách mạng, quyết tâm đi theo kháng chiến, trung thành tuyệt đối vào sự
lãnh đạo sáng suốt của Cụ Hồ Chí Minh.
Cũng như hàng triệu người nông dân khác, ông Hai là một con người cần cù chất phác
rất đáng yêu. Ông hay lam hay làm "ở quê ông làm suốt ngày, không mấy lúc chịu ngơi
chân ngơi tay". Đi cày, đi cuốc, gánh phân, tát nước, đan rổ, đan rá,... ông đều làm
khéo, làm giỏi.
Ông Hai đã sống qua hai chế độ, trước kia ông mù chữ, sau nhờ cách mạng mà ông
được học "bình dân học vụ", biết đánh vần. Kim Lân đã kể rất hay về tình yêu làng của
ông Hai. "Làng ta phong cảnh hữu tình"... không yêu làng sao được? Cái làng Chợ Dầu
vốn là nơi chôn nhau cắt rốn của ông, "nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh", "đường
trong làng toàn lát đá xanh, trời mưa trời gió ...bùn không dính đến gót chân"...
Trước kia, ông Hai rất lấy làm tự hào về cái sinh phần quan tổng đốc làng ông. Đi đâu
ông cũng khoe, gặp ai ông cũng khoe "cái dinh cơ cụ thượng làng tôi có lăm lắm là của.
Vườn hoa cây cảnh nom như động ấy...". Ông yêu làng Chợ Dầu với tất cả sự hồn
nhiên, ngây thơ của người ít học. Ông đã mang thương tật trên mình khi bị bắt làm phu
xây cái lăng ấy! Đáng lẽ ông không nên khoe, không nên "hả hê cả lòng".
Nỗi đau, nỗi nhục của một đời người nói làm gì nữa cho thêm phần nhục nhã? Nhắc lại
chuyện xưa, cũ ấy của ông Hai, Kim Lân đã viết với một giọng văn châm biếm nhẹ
nhàng. Từ ngày cách mạng thành công, ông Hai vẫn yêu làng, yêu với tất cả tình cảm
trong sáng, chân thành. Ông đã có nhiều thay đổi về mặt nhận thức. Ông không bao
giờ còn "đả động" đến "cái sinh phần" ấy nữa, ông biết "thù nó" đến tận tim gan.
Ông yêu cái làng Chợ Dầu kháng chiến với tất cả niềm kiêu hãnh cao cả! Cái làng Chợ
Dầu của ông "mà cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa rộng rãi nhất vùng, chòi
phát thanh thì cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy". Ông khoe
làng mình "những ngày khởi nghĩa rầm rập", các cụ phụ lão râu tóc bạc phơ vác gậy đi
tập quân sự, "nhất là những hố, những ụ, những giao thông hào của làng ông thì lắm
công trình không để đâu hết!".
Có thể nói, từ ngày đi tản cư, phải xa làng thân yêu, bao nỗi buồn vui của quá khứ và
hiện tại chứa chất trong lòng ông bao tâm sự. Dưới ngòi bút của Kim Lân, ông Hai, một
người nông dân yêu làng, yêu nước, hiền lành, chất phác... hiện lên một cách chân
thực, ta thấy gần gũi, bình dị và đáng yêu lắm. Tình yêu làng, tình yêu quê hương là
một trong những tình cảm sâu sắc nhất của người dân cày Việt Nam.
Quyết tâm kháng chiến, tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Hồ Chủ tịch cũng là
một nét rất đẹp trong tư tưởng, tình cảm của ông Hai. Kháng chiến thì khắp nơi "Ruộng
rẫy là chiến trường. Cuốc cày là vũ khí. Nhà nông là chiến sĩ". Vợ con đi tản cư, nhưng
ông Hai vẫn ở lại cùng với đội du kích "đi đào đường, đắp ụ" để bảo vệ cái làng Chợ
Dầu thân yêu. Khi hoàn cảnh gia đình neo bấn, vợ con thúc hách, cực chẳng đã phải xa
quê hương, ông tự an ủi mình: "Thôi thì chẳng ở lại làng cùng anh em được thì tản cư
âu cũng là kháng chiến!".
Xa làng rồi nhớ làng, tính nết ông Hai có phần thay đổi. Ông ít nói ít cười, lầm lầm lì lì,
thậm chí cáu gắt, chửi bới vợ con. Ồng vô cùng đau khổ: "Chúng mày làm khổ ông!
Chúng mày làm khổ ông vừa vừa chứ! Ông thì giết hết, ông thì giết hết!". Chúng ta cảm
thông với "tâm sự" u uẩn của ông, thương ông lắm!
Trong lúc ông Hai đang hồ hởi với những chiến tích kháng chiến, những gương dũng
cảm anh hùng của quân và dân ta thì ông như bị sét đánh về cái án "dữ" cả làng Chợ
Dầu "Việt gian theo Tây",.., "vác cờ thần ra hoan hô" lũ giặc cướp! ông tủi nhục cúi gằm
mặt mà đi, nằm vật ra giường như bị ốm nặng, nước mắt cứ tràn ra, có lúc ông chửi thề
một cách chua chát! Ông sống trong bi kịch triền miên.
Vợ con vừa buồn vừa sợ. "Gian nhà lặng đi, hiu hắt". Ông sợ mụ chủ nhà... có lúc ông
nghĩ quẩn "hay ta quay về làng"... nhưng rồi ông lại kiên quyết: "Làng thì yêu thật,
nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!. Kim Lân rất sâu sắc và tinh tế miêu tả những
biến thái vui, buồn, lo, sợ... của người nông dân về cái làng quê của mình. Họ đã yêu
làng trong tình yêu nước, đặt tình yêu nước lên trên tình yêu làng. Đó là một bài học vô
cùng quý giá và sâu sắc của ông Hai đem đến cho mỗi chúng ta!
Cuộc đối thoại giữa hai bố con ông Hai là một tình tiết cảm động và thú vị:
... - "À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?"
- "Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!"
Nghe con ngây thơ nói mà nước mắt ông chảy ròng ròng trên hai má... Lòng trung
thành của cha con ông, của hàng triệu nông dân Việt Nam đối với lãnh tụ là vô cùng
sâu sắc, kiên định, vẻ đẹp tâm hồn ấy của họ rất đáng tự hào, ca ngợi. Vì thế, khi cái tin
thất thiệt "cả cái làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây" được cải chính thì ông Hai là người
sung sướng nhất.
Ông "tươi vui, rạng rỡ hẳn lên", "mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ...".
Ông mua quà cho con. Ông chạy sang nhà bác Thứ để "khoe" cái tin làng Chợ Dầu
đánh giặc, nhà ông bị Tây đốt. Tự hào lắm chứ! Người đọc như được san sẻ niềm vui
sướng cùng ông.
Gấp trang sách lại, chúng ta bồi hồi xúc động về tình yêu làng của ông Hai, về nghệ
thuật kể chuyện tạo tình huống hấp dẫn, hồi hộp của nhà văn Kim Lân. Những phẩm
chất tốt đẹp của ông Hai như cần cù lao động, chất phác, yêu quê hương đất nước...
tiêu biểu cho bản chất cao quý, trong sáng của người dân cày Việt Nam. Chính họ đã
đổ mồ hôi làm nên những bát cơm đầy dẻo thơm nuôi sống mọi người. Chính họ đã
đem xương máu, đánh giặc "giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa
chín"... (Thép Mới).
"Quê hương là chùm khế ngọt..." là niềm vui, nỗi buồn, là ước mơ đẹp của mỗi chúng
ta. Quê hương đang đổi mới "ngói hóa", no ấm, giàu có trong thanh bình. Bài học sâu
sắc nhất đối với em khi đọc truyện ngắn này của Kim Lân là tình yêu quê hương đất
nước, từ lòng tự hào và biết ơn người dân cày Việt Nam.

Câu 2: Cảm nhận về anh thanh niên trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa”:
Ver 1

Nguyễn Thành Long là một cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. Nét đặc sắc trong
truyện ngắn của ông là luôn tạo hình tượng đẹp, ngôn ngữ trong trẻo, nhẹ nhàng, sáng
tác của nhà thơ có nhiều đặc sắc. Nổi bật sáng tác của ông có thể nói đến là "Lặng lẽ
Sa Pa". Truyện được viết năm 1970, với tên truyện ta thấy Sa Pa là một nơi yên lặng
để có thể nghỉ ngơi nhưng cạnh vẻ bề ngoài đó chính là sự sôi nổi của tuổi trẻ, chính là
anh thanh niên.

Trước tiên tác giả giới thiệu cho người đọc một vùng đất đầy ấn tượng, vẻ đẹp của
thiên nhiên Sa Pa đã làm nền cho con người Sa Pa, những con người làm nghiên cứu
khoa học trong lặng lẽ mà rất khẩn trương vì lợi ích đất nước, cuộc sống con người.
Trong đó có anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Anh thanh niên
được giới thiệu là "người cô độc nhất thế gian" một mình làm việc trên đỉnh Yên Sơn
cao 2600 mét, quanh năm suốt tháng bốn bề mây phủ giá lạnh, anh cô độc "thèm
người”, công việc mỗi ngày của anh “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây đo chấn động
mặt đất”. Nhằm dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất và chiến
đấu, công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác, có tinh thần trách nhiệm cao.

Công việc gian khổ vất vả nhưng anh thanh niên vẫn yêu nó, làm việc vất vả. Có lần
anh phát hiện một đám mây khô lên quân ta đã tiêu diệt nhiều máy bay Mỹ trên cầu
Hàm Rồng, anh thấy mình hạnh phúc. Chính lòng say mê công việc mà anh đã vượt
qua nỗi cô đơn, buồn chán. Anh có những suy nghĩ chân thành mà sâu sắc: “Hồi chưa
vào nghề… bây giờ là làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa” và khi ta làm việc
là đôi sao gọi là một mình được, huống chi việc của cháu gắn liền với bao anh em đồng
chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy nhưng cất nó đi cháu buồn đến chết
mất”. Qua những lời tâm sự này ta thấy đó là suy nghĩ và lối sống cao đẹp của anh
thanh niên càng thấy yêu mến, quý trọng những con người như thế, biết làm chủ bản
thân, ý thức sâu sắc của mục đích làm việc.

Vẻ đẹp, nếp sống, tính cách biết tự làm đẹp cho cuộc sống. Tuy sống trong điều kiện
thiếu thốn nhưng người thanh niên ấy vẫn ham mê công việc biết sắp xếp lo toan cuộc
sống riêng ngăn nắp. Anh tự biết làm cho cuộc sống của mình vui vẻ đầm ấm thơ
mộng, ý nghĩa. Anh trồng hoa “hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím,… vườn hoa khoe
sắc rực rỡ hàng ngày như động viên tiếp sức làm cho tâm hồn mộng mơ, yêu cuộc
sống”. Anh đọc sách, trò chuyện, lấy sách làm bạn tri ân, tri kỉ. Anh nuôi gà lấy thêm
thực phẩm, tạo không khí gia đình vui tươi đầm ấm. Thế giới riêng của anh “một gian
nhà ba gian sạch sẽ với bàn ghế, sách vở… Có lẽ chính lối sống đẹp đẽ đó khiến anh
quên đi hoàn cảnh cô độc, công việc khắc nghiệt để thấy yêu nghề yêu cuộc sống hơn.

Anh là người khiêm tốn thành thực đáng quý. Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh,
anh từ chối bởi vì công việc và đóng góp của mình còn nhỏ bé, chưa thấm vào đâu so
với những người mà anh rất cảm phục, ông kĩ sư dưới vườn rau Sa Pa, người đồng chí
nghiên cứu khoa học. Anh nhiệt thành giới thiệu những con người làm việc thầm lặng.
Đáng quý mến nữa ở anh đó là tấm lòng rộng mở, chân thành, gần gũi, thân thiết với
tất cả mọi người. Với bác lái xe dường như đã trở thành người bạn thân tình, anh chu
đáo nhớ cả việc vợ bác mới ốm dậy, gửi củ tam thất về làm quà cho bác gái.

Với những người bạn mới như ông họa sĩ, cô kĩ sư anh vui mừng đến luống cuống khi
biết họ sẽ lên thăm nơi ở và làm việc của mình. Anh đếm từng phút tìm thời gian gặp
gỡ gắn bó vô cùng, anh thèm khao khát nghe chuyện dưới xuôi. Thời gian trôi đi thật
nhanh, giờ phút chia tay đã đến anh thanh niên xúc động và đưa vào tay ông họa sĩ
bằng vài nét khắc họa tác giả làm nổi bật hình ảnh anh thanh niên, bức chân dung với
những vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, lối sống, những suy nghĩ về lí tưởng.

Qua bài Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long chúng ta cần phải biết quý trọng cuộc
sống, yêu thương cuộc sống nhiều hơn nữa. Tác giả đã làm nổi bật nên một hình ảnh
anh thanh niên chân thật, sống tình cảm và luôn khao khát có một cuộc sống tự do.
Anh thanh niên là một trong những hình mẫu lý tưởng cho cuộc sống hiện nay để các
bạn trẻ noi gương theo.

Ver 2

Nguyễn Thành Long (1925 - 1991) là một trong tác giả xuất sắc chuyên viết truyện
ngắn với những con người ở hậu phương luôn âm thầm, lặng lẽ cống hiến hết mình
cho đất nước, tổ quốc. Và một trong những nhân vật tiêu biểu nhất phải kể đến nhân
vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" sáng tác năm 1970. Đồng thời ở
anh cũng bộc lộ lên những phẩm chất, triết lý tươi đẹp đáng trân quý và lớn lao về cuộc
sống và công việc ở thời đại mới.

Trước hết, trong một hoàn cảnh sống và làm việc khó khăn nhưng anh đã vượt lên để
sống đẹp và làm việc có ích cho cuộc đời. Anh thanh niên được tác giả giới thiệu qua
nhân vật bác lái xe là người 27 tuổi, sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m.
Ở đó là một khung cảnh vô cùng khắc nghiệt với bốn bề là mây mù, hiểm trở. Vì thế, đã
có những lúc anh thèm người đến nỗi phải tự chặt cây chắn đường chỉ để được gặp
người - đó là lúc anh mới lên công tác. Với công việc khí tượng kiêm vật lí địa cầu
chuyên "đo gió, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất...".

Công việc này đòi hỏi phải có sự tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao.
Nhưng dù ở nơi cô đơn, hẻo lánh nhất của đất nước anh vẫn không bỏ quên nhiệm vụ
của mình, thậm chí những lúc gió rét nhất của 1 giờ sáng anh cũng không ngại khó để
hoàn thành. Qua đó, ta có thể thấy được một vẻ đẹp đáng trân trọng về anh thanh niên,
một người trẻ tuổi dám đương đầu sự thử thách công việc nơi cô đơn, vắng vẻ.

Anh thanh niên mang nhiều phẩm chất tốt đẹp về suy nghĩ, lý tưởng cũng như tình cảm
cao đẹp. Anh luôn sống gắn bó với sự nghiệp đất nước, có trách nhiệm với cuộc đời,
không ngừng cống hiến lý tưởng cho đất nước. Điều đó được biểu qua hành động xin
xung phong đi bộ đội khi đất nước có chiến tranh không thành thì anh lại xung phong
làm khí tượng trên núi cao. Và với công việc thầm lặng của mình thì anh luôn yêu quý
và say mê. Bởi anh ý thức được công việc đơn giản này vô cùng hữu ích cho cuộc
sống và cho nhiều người khác.

Và ta càng khâm phục tinh thần làm việc đầy trách nhiệm của anh hơn khi giữa hoàn
cảnh lạnh lẽo, heo vắng ấy anh lại xem công việc với mình là bạn "công việc của cháu
gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn chết mất". Cũng nhờ suy nghĩ ấy mà không
hề cảm thấy cô đơn trên đỉnh núi Yên Sơn mà ngược lại anh vô cùng hạnh phúc trong
công việc của mình. Và suy nghĩ đẹp về công việc ấy khiến anh thêm yêu cuộc sống và
con người xung quanh hơn, giúp anh có thêm nghị lực để vươn lên, để cuộc sống đẹp,
đầy ý nghĩa với đất nước với cuộc đời.

Chưa hết, anh không chỉ có ý chí vươn lên giữa hoàn cảnh khắc nghiệt và suy nghĩ, lý
tưởng cũng như tình cảm cao đẹp mà còn có những hành động đẹp đáng học hỏi và
trân trọng. Những hành động đẹp ấy là anh tự vượt qua hoàn cảnh khó khăn để sống
và làm việc thành công, chiến thắng chính mình. Anh tự nguyện cũng như tự giác yên
tâm công tác hoàn thành xuất sắc công việc được giao. Đồng thời, cùng lòng yêu nghề
là tinh thần ý thức trách nghiệm giúp anh giỏi nghề và thạo nghề. Đến nỗi "ban đêm
không nhìn thấy bằng mắt nhìn gió lay lá hay nhìn trời....có thể nói được mây tính được
gió". Bên cạnh đó, anh làm việc rất hiệu quả, góp phần vào chiến công chung của dân
tộc và chiến công vẻ vang nhất phải kể đến là "giúp bộ đội hạ được nhiều máy bay Mỹ
trên cầu Hàm Rồng nhờ phát hiện đám mây khô".

Những hành động đẹp của anh thanh niên không dừng lại ở đó. Mặc dù đạt được nhiều
thành tích đáng khen ngợi trong công việc nhưng anh không ngừng, nỗ lực học hỏi để
hoàn thiện mình hơn. Vì thế, anh không ngừng đọc sách để nâng cao trình độ hiểu biết,
anh xem sách là bạn, là niềm vui trong cuộc sống.

Từ những hành động đẹp trên anh thanh niên đã hình thành và có nhiều phong cách
sống cũng như tình cảm đẹp đẽ. Điều đó được thể hiện việc anh tự tổ chức, sắp xếp
cuộc sống của mình thêm vui vẻ và đầm ấm hơn. Anh tự trồng hoa với đủ màu sắc và
chủng loại từ hoa dơn, hoa cẩm chướng, xanh, vàng, tím... để cuộc sống tinh thần
thêm thú vị, tươi mát. Hay anh tự nuôi gà vừa để cung cấp thực phẩm hằng ngày lại
vừa gợi lên được không khí gia đình êm ấm, ấm áp.

Qua những dẫn chứng này trong tác phẩm, ta có thể thấy cuộc sống đẹp tuy giản dị
nhưng tao nhã, khoa học, tâm hồn không cô độc, cằn cỗi, vươn lên khó khăn, khắc
nghiệt. Đặc biệt, anh thanh niên còn là người giàu tình cảm, mến khách. Sống một
mình với anh củ tam thất vô cùng cần thiết nhưng anh sẵn sàng tặng bác lái xe khi
nghe tin vợ bác bị ốm, tặng cô kỹ sư một bó hoa và tặng giỏ trứng gà cho bác họa sĩ.
Anh cũng luôn tự hào về người bố đi bộ đội của mình và khao khát gặp nói chuyện với
mọi người.

Và ta càng thấy được một tính cách đẹp và đáng trân trọng hơn ở anh bởi tính khiêm
tốn. Khi được ông họa sĩ muốn vẽ anh nhưng lại giới thiệu những người xứng đáng
hơn như ông kỹ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét...). Có thể thấy qua việc miêu
tả những phong cách sống đẹp của anh thanh niên, tác giả đã làm nổi bật lên bức tranh
con người lao động vô danh (anh thanh niên - một danh từ chung) là những mà "không
ai nhớ mặt đặt tên nhưng đã làm ra đất nước - Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm"
nhưng sống có lý tưởng, âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho cuộc sống, cho quê hương,
đất nước.

Bằng nghệ thuật kể chuyện theo ngôi thứ ba, anh thanh niên được nhìn nhận qua các
nhân vật khác là cô kỹ sư, ông họa sĩ và bác lái xe, tác giả Nguyễn Thành Long đã
khắc họa thành công những vẻ đẹp, tính cách của anh.

Như vậy, chỉ bằng một số chi tiết và chỉ xuất hiện trong 30 phút gặp gỡ ngắn ngủi, tác
giả đã phác họa được nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa với những nét đẹp
về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công
việc. Anh chính là đại diện tiêu biểu cho những người ở Sa Pa là chân dung người lao
động mới.

Phân tích full bài Lặng lẽ Sa Pa:

Ver 1

Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, nhân vật ông hoạ sĩ già ít
được bạn đọc chú ý tới. Có phải vì đó chỉ là một nhân vật phụ? Song, nếu biết lắng lại
trong cảm xúc, tìm tới những mạch sau ý nghĩa của ngôn từ, cội nguồn cảm hứng của
nhà văn, chúng ta sẽ thấy ông họa sĩ không là người phụ. Ông vừa là nhân vật tham
gia câu chuyện, đẩy các sự việc, tình tiết tiến tới, vừa là người kể chuyện. Dường như
chính tác giả Nguyễn Thành Long hóa thân vào người nghệ sĩ cao tuổi, giàu kinh
nghiệm, say mê sự nghiệp sáng tạo ấy để gửi tới bạn đọc những điều tâm đắc nhất về
cuộc sống, về con người. Một trong những điều tâm đắc nhất phải chăng đã được biểu
hiện trong giây phút xáo động tâm hồn của nhà hoạ sĩ. Khi trò chuyện với anh thanh
niên làm việc tại trạm khí tượng, ông đã nghĩ: “Những điều suy nghĩ đứng đắn bao giờ
cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác…”. Vậy,
những vang âm nào đã ngân lên từ tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”.
Trước hết, đó là vang âm của cuộc gặp gỡ giữa ông hoạ sĩ, cô kĩ sư nông nghiệp và
anh thanh niên khí tượng. Làm một công việc âm thầm, lặng lẽ, trên đỉnh núi cao hai
ngàn sáu trăm mét, giữa mênh mông đất trời, sương tuyết, anh thanh niên vẫn yêu đời,
đầy trách nhiệm, cần cù, dũng cảm. Anh không để xảy ra sơ suất nào trong nhiệm vụ
đã dành, anh còn biết tự tạo một cuộc sống nền nếp, phong phú và thơ mộng: nuôi gà,
trồng hoa, đọc sách. Thỉnh thoảng xuống núi, anh tìm gặp bác lái xe, cùng khách các
đoàn để thăm hỏi, giúp đỡ, để vơi bớt nỗi cô đơn, nỗi “nhớ người”…Con người ấy đã
biết sống một cuộc sống thật đẹp, thật phong phú, một cuộc sống làm chủ mình, giúp
ích cho đời. Kể về một lần nhờ anh góp phần phát hiện một đám mây khô nên không
quân ta hạ được bao nhiêu phản lực, anh đã sung sướng nói với ông hoạ sĩ: “Từ hôm
ấy cháu sống thật hạnh phúc”. Ý thức sâu sắc mục đích việc mình, say mê làm việc để
đạt hiệu quả, thấm thìa niềm vui, tìm được hạnh phúc trong cuộc sống, phong cách
sống ấy của anh thanh niên khí tượng khiến ông hoạ sĩ xúc động nhủ thầm “người con
trai ấy đáng yêu thật”. Phải chăng đó chính là những vang âm từ một cách sống? Đối
với ông hoạ sĩ, anh thanh niên không chỉ đáng yêu vì cách sống mà còn vì những điều
anh suy nghĩ. Đó cũng là những âm vang vừa có chiều sâu vừa có sức khơi gợi. Thứ
nhất, về quan niệm “người cô độc”, anh nói với bác hoạ sĩ: “khi ta làm việc, ta với công
việc là đôi… huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới
kia”. Thứ hai, về nỗi “nhớ người”, anh cho rằng: “người thì ai mà chả “thèm”… Mình
sinh ra làm gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?”. Thứ ba, về vị trí cuộc sống, về
ấn tượng mà mỗi con người tạo ra trong đời, anh luôn luôn cảm thấy mình nhỏ bé, bình
thường so với nhiều người khác. So độ cao nơi ở, anh không bằng người bạn “trên
trạm đỉnh Phăng-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét”. Tìm một chân dung cho
tác phẩm hội hoạ, anh giới thiệu ông kĩ sư vườn rau, ngày này sang ngày khác rình
xem cách ong thụ phấn cho su hào để nâng cao năng suất trồng rau; rồi một người làm
công tác nghiên cứu khoa học, mười năm không một ngày xa cơ quan, luôn trong tư
thế sẵn sàng đợi sét để lập bản đồ sét, tìm cho ra của chìm dưới lòng đất của Tổ quốc.
Thứ tư, về vùng đất anh đang sống và làm việc mà anh thấu hiểu hơn ai hết: “Trong cái
lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên,
người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như
vậy cho đất nước”. Thế đấy, mỗi suy nghĩ của con người trẻ tuổi ấy đều thấm đẫm tình
yêu con người, yêu cuộc sống, yêu mến và tự hào về mảnh đất mình đang sống. Chính
những suy nghĩ và tình cảm ấy đã trở thành sức mạnh, thành điểm tựa để anh làm
việc, học tập, vươn lên những đỉnh cao trong cuộc sống. Anh biết sống cho một sự
nghiệp lớn lao là công cuộc xây dựng đất nước, cũng biết sống cho riêng mình và chia
sẻ với mọi người. Vì thế, gặp gỡ, trò chuyện với anh, ông hoạ sĩ cảm thấy “nhọc
quá”,cô kĩ sư nông nghiệp dạt lên trong lòng “một ấn tượng hàm ơn”…

Trước anh chàng trẻ tuổi đáng yêu, ông họa sĩ ngỡ như lồng ngực có thêm một quả tim
nữa, hay chính là quả tim cũ được “để cao” lên? Đang bước vào tuổi già, tuổi của
những nghỉ ngơi, ông bỗng trẻ lại, thấy yêu thêm cuộc sống, khao khát sống, khao khát
sáng tạo. Vừa nói chuyện, ông vừa kí hoạ. Bàn tay ông như có thần, trái tim rung động,
trí tuệ minh mẫn, suy nghĩ bao nhiêu điều tốt lành về cuộc sống, con người và mảnh
đất Sa Pa. Như vậy, cảm giác “nhọc mệt” của người nghệ sĩ ấy chính là một niềm vui,
niềm hạnh phúc. Còn cô kĩ sư nông nghiệp, cái ấn tượng hàm ơn dạt lên trong lòng là
những gì? Có phải đó cũng là những thu lượm bổ ích, phong phú, tươi non về nhận
thức, về tâm hồn? Từ lúc bắt đầu lên xe, rồi được gần ông hoạ sĩ, được ông giúp đỡ,
chăm sóc như với con gái, đến khi thăm vườn hoa, căn nhà và trò chuyện với anh khí
tượng, cô gái hiểu ra bao nhiêu điều về cuộc sống. Cô hiểu anh thanh niên, hiểu cái thế
giới những con người mà anh kể, và quan trọng, thiêng liêng sâu sắc nhất là “cô hiểu
con đường cô đang đi tới”. Cô gái bàng hoàng, xúc động như giây phút tuổi trẻ đón
nhận một tình yêu, tình yêu đích thực, chứ không phải mối tình nhạt nhẽo, sai lầm vừa
qua. Cô yên tâm và tin tưởng ở con đường mình đang đi tới, ở công việc mình đã lựa
chọn. Do đó, khi ôm bó hoa anh thanh niên tặng, cô gái hồi hộp và sung sướng vì nhận
được một kỉ niệm đẹp của một tấm lòng, cũng “vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của
những háo hức và mộng mơ” đang bừng nở với muôn vàn hương sắc trong tâm hồn
cô. Cô kĩ sư nông nghiệp đã “đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Tuy là hai nhân vật
phụ, cô kĩ sư cũng như ông hoạ sĩ vẫn được nhà văn trân trọng gửi gắm nhiều ý tưởng.
Hình ảnh cuối cùng của họ – “Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to. Lúc bấy giờ,
nắng đã bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng
chiều làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ” – hệt như một bức tranh óng ánh sắc màu. Có
thể nói, cuộc gặp gỡ của ba nhân vật giữa mịt mờ sương tuyết mà vẫn nồng ấm tình
người, y như một mối duyên kì ngộ. Chỉ tiếp xúc trong ba mươi phút, họ đủ hiểu nhau,
tỏa sáng cho nhau, khơi gợi trong nhau biết bao điều bổ ích. Điều bổ ích lớn lao nhất
cho cả ba con người thuộc hai thế hệ khác nhau là sự ý thức về vị trí, trách nhiệm mỗi
con người trong công cuộc dựng xây đất nước. Dù họ chia tay nhau, điều bổ ích ấy vẫn
vang trong họ và từ họ, vang âm sang người đọc chúng ta.

Thực ra, những vang âm của tác phẩm không đợi đến cuộc gặp gỡ giữa ba nhân vật ở
phần hai. Nó ngân nga, nhẹ nhàng, ấm áp ngay trong những dòng đầu, khi bác lái xe
giới thiệu đã vào Sa Pa, khi những nhân vật bắt đầu gặp gỡ, chuyện trò. Họ nói về
phong cảnh Sa Pa, về những hoạ sĩ đã quá cố, rồi về cuộc sống, con người ngày nay.
Cảnh Sa Pa cứ hiện dần, mỗi lúc một đẹp đẽ, mơ màng. Những nhân vật cũng được
khắc họa rõ nét dần. Cánh thơ mộng, người mộng mơ. Tất cả, từ bác lái xe, đến các
hành khách, ông hoạ sĩ, cô kĩ sư… Dường như trên chuyến xe ấy, mọi người đang đi
tìm một điều gì thật giản dị nhưng cũng thật là thiêng liêng, những khát vọng, những
háo hức… Đọc văn, có cảm giác được lần lần ngắm những tác phẩm hội hoạ lung linh
kì ảo: “Nắng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung
tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh
thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng, Mây bị nắng xua,
cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương rơi”. Ôi, phong cảnh đẹp biết
nhường nào! Còn con người thì, như ta đã thấy, mỗi chân dung, mỗi lời nói, ý nghĩa,
hành động đều như ngân lên những vang âm ngọt ngào, êm ái. Mỗi chữ, mỗi câu trong
tác phẩm có hình khối, đường nét, màu sắc… đậm đà chất hội hoạ. Văn xuôi truyện
ngắn mà giàu nhịp điệu, âm thanh, êm ái, mang âm hưởng của một bài thơ…

“Lặng lẽ Sa Pa” – mới đọc tên, ngỡ tác phẩm nói về một điều gì… im ắng, hắt hiu, giá
lạnh. Vậy mà, thật kì diệu, trong cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn vang ngân lên những âm
thanh trong sáng, vẫn ánh lên những sắc màu lung linh, lan tỏa hơi ấm tình người và
sự sống, sự sông những rừng cây, những đóa hoa, những tấm lòng nhân hậu. Chính
những vang âm, sắc màu và hơi ấm của một vùng lặng lẽ ấy đã khơi gợi trong biết bao
lớp người đọc tác phẩm này tình yêu Tổ quốc, tình yêu con người, những con người đã
một thời biết sống đẹp, suy nghĩ đẹp, để từ đó mà hướng tới, tìm cho mình một vẻ đẹp
riêng trong sự sống, cách sống mỗi con người.

Ver 2
Lặng lẽ Sa Pa một trong những tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nguyễn Thành Long.
Tác phẩm được sáng tác trong một lần tác giả đi công tác tại Lào Cai. Tác phẩm là lời
ca ngợi cuộc sống và con người lao động bình dị, lặng lẽ cống hiến tuổi xuân cho đất
nước. Bằng một giọng văn tình cảm, nhẹ nhàng Nguyễn Thành Long đã tạo nên một
thiên truyện thấm đẫm chất trữ tình từ khung cảnh thiên nhiên đến con người.

Chất trữ tình trong tác phẩm trước hết là ở bức tranh thiên nhiên thẫm đẫm chất thơ,
mơ mộng và đầy lãng mạn. Mỗi khi nhắc đến Sa Pa có lẽ người ta chỉ nghĩ đến những
khung cảnh lạnh lẽo, với mưa phùn rả rích, cái lạnh thấm vào da thịt và cảnh vật.
Nhưng Sa Pa dưới ngòi bút Nguyễn Thành Long lại hiện lên rất khác, rất mộng mơ, trữ
tình. Đó là những rặng đào, với những chú bò cổ đeo chuông đang thủng thẳng gặm cỏ
ở thung lũng hai bên đường. Và cả một thiên đường đã vẽ ra trước mặt tác giả, bằng
con mắt tinh tế và vô cùng tài hoa, người nghệ sĩ già đã vẽ ra trước mắt người đọc thật
tuyệt mĩ: “Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao
quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc, dưới cái nhìn bao che của
những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng.
Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống
đường cái, luôn cả vào gầm xe”. Bằng điểm nhìn từ trên cao hạ thấp dần xuống dưới
người họa sĩ đã nắm bắt trọn vẹn cái thần, cái hồn của cảnh vật. Bức tranh thiên thiên
Sa Pa tươi sáng, rực rỡ với ánh nắng ngập đầy đã khiến cả không gian trở nên ấm áp,
và dường như ánh nắng vàng óng ả kia như những chai mật ong, rót xuống triền thung
lũng, cỏ cây khiến chúng ngọt ngào hơn bao giờ hết. Hòa trong khung cảnh ấy là cái
bồng bềnh, lãng đãng trôi của những đám mây. Chính trong khung cảnh đó đã tạo nên
cuộc gặp đầy chất trữ tình ở phía sau.

Chất trữ tình của tác phẩm không chỉ ở khung cảnh nên thơ, lãng mạn mà còn toát lên
từ chính cuộc sống của người thanh niên “cô độc” trên đỉnh Yên Sơn. Anh thanh niên
quê ở Lào Cai, anh hai mươi bảy tuổi – cái tuổi đầy hoài bão, mơ ước được bay nhảy,
nhưng anh lại lựa chọn cho mình một cuộc sống rất khác đó là làm việc khí tượng một
mình tại đỉnh Yên Sơn hoang vu. Bác lái xe vẫn gọi anh là kẻ cô độc nhất thế gian, lần
anh thèm người quá phải lấy khúc gỗ chắn ngang đường, lần ấy cũng tạo nên cơ
duyên để anh được gặp bác lái xe, sau là ông họa sĩ và cô kĩ sư. Anh thèm được trò
chuyện, được quan tâm và yêu thương, chứ không phải sự thèm người và chốn phồn
hoa đô hội đơn thuần. Anh thanh niên đã từng quan niệm, bản thân và công việc là một
đôi, vậy sao có thể gọi là một mình được, khi trò chuyện cùng bác họa sĩ.

Dưới con mắt của nhà họa sĩ, đầy mộng mơ mà cũng hết sức thực tế, cuộc sống anh
thanh niên hiện lên thật giản dị, mộc mạc mà cũng hết sức thơ mộng. Anh thanh niên
sống trong một ngôi nhà ba gian nhỏ, bàn ghế được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ cùng
những phương tiện, công cụ làm việc của anh: biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Và nơi
nhỏ góc phòng chính là chiếc giường đơn và cái giá sách. Sống một mình nhưng cuộc
sống của anh hết sức gọn gàng ngăn nắp. Anh làm việc đúng giờ, dù giờ ốp có vào một
giờ đêm giá rét anh vẫn dạy thực hiện nhiệm vụ của mình. Để làm cho đời sống thêm
phong phú, sau những giờ làm việc mệt nhọc anh thanh niên còn nuôi gà và có một giá
sách hết sức đồ sộ nhờ sự giúp đỡ của bác lái xe. Anh thanh niên biết làm cho cuộc
sống của mình thêm phong phú, ý nghĩa, biết liên tục trau dồi tri thức cho bản thân.

Cuộc sống của anh đâu chỉ có ngăn nắp, gọn gàng mà ta còn thấy một nét vẽ rất khác
trong cung cách sinh hoạt ấy, đó là cuộc sống đầy mộng mơ, lãng mạn với vườn hoa
vô vàn màu sắc trước cửa nhà. Những bông hoa dơn, hoa thược dược rực rỡ,… không
khỏi làm cho cô kĩ sư xúc động, tự nhiên nhận lấy bó hoa người con trai trao tặng cho
cô. Quả là dưới con mắt của người nghệ sĩ, mọi sự vật đều trở nên nên thơ hơn, trữ
tình hơn. Và chính trong khung cảnh đầy lãng mạn ấy đã bồi đắp, khiến cho cô kĩ sư
vững tâm hơn với lựa chọn của mình, bỏ lại sau lưng mối tình nhạt nhẽo, đem thanh
xuân của mình cống hiến cho đất nước.

Không chỉ lãng mạn, thơ mộng, chất trữ tình còn toát lên từ chính tính cách của anh
thanh niên. Anh là người chu đáo, hết sức quan tâm đến mọi người, nào củ tam thất
dành cho vợ bác lái xe tẩm bổ, nào là giỏ trứng cho bố con cô họa sĩ ăn dọc đường và
bó hoa to anh dành tặng cho cô kĩ sư, đã đem đến cho cô biết bao niềm tin và động lực
về quyết định của mình. Không chỉ vậy anh còn là người có trách nhiệm với công việc.
Mưa gió, cái lạnh thấu da cũng không thể cản bước chân anh, anh vẫn hoàn thành các
giờ ốp, báo đều đặn về cho “nhà” hoàn thành nhiệm vụ được giao. Niềm hạnh phúc của
anh thật giản dị và chân thành, đó là khi báo được đám mây khô, giúp ta tiêu diệt lực
lượng địch. Và anh còn là một con người hết sức khiêm tốn. Khi nhận thấy bác họa sĩ
vẽ mình anh đã vội vàng xua tay và giới thiệu những người đáng để vẽ hơn. Những nét
tính cách đẹp đẽ đó đã góp phần làm nên chất trữ tình đậm nét cho tác phẩm.
Cả tác phẩm bàng bạc chất thơ, thẫm đẫm tình người từ khung cảnh cho đến con
người lao động. Bằng những cảm nhận tinh tế và hết sức tài hoa, Nguyễn Thành Long
đã đem đến một cái nhìn mới về thiên nhiên Sa Pa, một cái nhìn đúng về thế hệ trẻ
trong thời kì xây dựng đất nước. Anh thanh niên chính là đại diện tiêu biểu cho thế hệ
trẻ Việt Nam, cống hiến tuổi xuân, sức lực vì quê hương, tổ quốc.

Câu 3: Cảm nhận nhân vật ông Sáu trong truyện” Chiếc lược ngà”

Ver 1

Mỗi một nhà văn đều có cho mình một vùng đất để thương, để nhớ. Là Nguyễn Trung
Thành viết về Tây Nguyên đại ngàn dẫu chìm trong đau thương vẫn sáng ngời ý chí
đấu tranh, là Kim Lân luôn khắc khoải mảnh đất nông thôn Bắc Bộ nơi có những con
người chân chất thật thà, và là Nguyễn Quang Sáng yêu mảnh đất Nam Bộ trong từng
hơi thở. Hoạt động ở chiến trường từ thời kháng chiến chống Pháp khiến ông thấu hiểu
và luôn hướng ngòi bút đến cuộc sống con người Nam Bộ. Chính lẽ đó, ông đã khắc
họa nên hình tượng nhân vật Ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” với đủ đầy
những tính chất con người Nam Bộ - Yêu kháng chiến và yêu con như sinh mệnh.

Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” ra đời năm 1966 khi Nguyễn Quang Sáng đang hoạt
động ở chiến trường Nam Bộ trong những ngày tháng kháng chiến chống Mỹ khốc liệt
nhất. Được rút ra từ tập truyện cùng tên, truyện ngắn được kể theo ngôi kể của bác Ba,
chính thế vừa đảm bảo tính mạch lạc và khách quan cho mạch truyện.

Ngày đất nước xảy ra chiến tranh, ông Sáu cùng những thanh niên, cánh đàn ông khác
xung phong ra chiến trận. Ngày ông xa quê ra đi vì nghĩa lớn, vì Tổ quốc quê hương,
bé Thu con ông chưa đầy một tuổi. Từ đấy, ông bám trụ vào những bức ảnh hiếm hoi
của đứa con thơ dại như một điểm tựa tinh thần mà mỗi lần vợ ông liều mình ra tiền
tuyến thăm chồng vì thương nhớ.

Được nghỉ phép ngắn ngủi chỉ vỏn vẹn ba ngày, ông Sáu trở về nhà ngay bởi ông đã
khao khát cái thời khắc này từ lâu. Ông nhớ nhà, nhớ vợ nhưng nhớ hơn cả là đứa con
gái nhỏ của mình, ông chờ đợi khoảnh khắc này cũng đằng đẵng tám năm ròng “Cái
tình người cha cứ nôn nao trong người anh”. Trong giây phút đoàn tụ, từ khoảnh khắc
đầu tiên bằng linh cảm của một người cha và sự thiêng liêng khó tả của tình thân, ông
đã nhận ra ngay đứa con thơ tám năm dài cách biệt “ Đoán biết là con, không thể chờ
xuồng cặp lại bên, anh nhún chân nhảy thót lên”.

Khao khát muốn nhanh chóng gặp con “anh bước vội những bước dài”, “vừa bước vừa
khom người đưa tay đón chờ con”. Tám năm nay, ông chỉ dựa vào ngày đoàn tụ này
như động lực để bản thân chiến đấu, ông cất tiếng gọi con trìu mến “Thu! Con” thế
nhưng đáp lại ông là thái độ ngơ ngác, lạ lùng của bé Thu. Ông vẫn kiên trì, giọng lắp
bắp, run run: “Ba đây con”.

Sự mong nhớ con kìm nén bấy lâu dằn vặt ông mỗi ngày nay đã được giải tỏa bởi đứa
con đang đứng trước ông, là bé Thu bằng da bằng thịt. Nỗi xúc động ấy đã làm vết sẹo
dài trên má phải của ông đỏ ửng lên. Khiến bé Thu sợ hãi: “mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt
chạy và kêu thét lên”. Tất cả diễn ra ngoài dự đoán, nỗi thất vọng như bám chặt lấy tâm
can ông mà dày xé “Nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai
tay buông xuống như bị gãy”.

Ba ngày ông ở nhà còn đau lòng, thất vọng và bất lực hơn cả lúc ở tiền tuyến mong
con. Ông càng cố gần gũi, bù đắp kéo sát khoảng cách tám năm xa cách, thế nhưng
“Càng vỗ về con bé càng đẩy ra”. Ra sức bù đắp cho con những thiếu thốn về tinh thần
trong những tháng ngày không cha bên cạnh, đứa nhỏ lại càng trở nên cự tuyệt.

Bất lực là thế ông chỉ có thể “nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười”. Ông cười nụ
cười bất lực, từng giây từng khắc ở chiến trường ngóng trông ngày đoàn tụ, tất cả
những gì ông nhận được là sự xa lánh từ con. Tuy thế, ông vẫn luôn tận tình chăm sóc
con, tận tình quan tâm bằng cả tình thương.

Trong bữa cơm, ông gắp cho con miếng trứng cá to vàng, được xem là phần ngon nhất
của miếng cá thế nhưng bé Thu vẫn kháng cự đến cùng. Nó hất cái trứng ra khỏi chén
khiến cơm văng tung tóe khắp cả mâm, vì quá tức giận ông Sáu vung tay đánh vào
mông nó và hét lên: “Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?”. Sự đau đớn trong hai ngày vừa
qua khiến ông bộc phát đến đỉnh điểm, càng đau đớn khi chỉ còn một đêm nữa ông
phải trở về căn cứ, rời xa vợ và con để tiếp tục chiến đấu.

Khoảnh khắc đoàn viên trở nên ngắn đến lạ, ba ngày trôi qua làm thế nào cũng chẳng
bì được với những mất mát mà khoảng trống tám năm mang đến. Tưởng rằng ba ngày
ấy sẽ giúp anh sống trong tiếng cười rộn vang ngôi nhà nhỏ, trong những bữa cơm
chiều ấm áp thơm nồng vị bếp quê. Ông nỗ lực kéo con lại gần để bù đắp những tháng
ngày ấm áp mà chiến tranh đã lạnh lùng cướp đi thì con bé lại càng lạnh lùng với ông
như người dưng.

Giờ chia tay đã điểm, ông Sáu bận thu xếp đồ đạc rồi tiếp đón bà con, họ hàng đến tiễn
chân rất đông vào lúc này nên ông không còn thời gian chú ý đến đứa con gái nhỏ của
mình nữa. Ngay thời khắc chuẩn bị lên đường, bé Thu chạy đến ôm chầm lấy cổ ông
và cất tiếng gọi ba. Một chữ đơn giản nhưng dường như là khát khao cả đời của ông.
“Anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt”.

Giọt nước mắt của ông kết tinh muôn vàn cảm xúc, là cảm động vì đứa con dại tám
năm xa cách đã từng chống cự quyết liệt nay lại ấm áp gọi một tiếng “ba”, là quyến
luyến vì thời khắc chia ly đã cận kề, gia đình từ nay lại mang nỗi thống khổ chia xa và vì
tình thân đang rung lên từng hồi bên trong ngực trái. Giá mà thời gian có thể ngưng
đọng, anh và con có thể sống mãi trong vòng tay ấm áp này. Anh ôm chặt con cho thỏa
những nhớ mong mà bom đạn chiến tranh gây nên.

Mang theo lời hứa mua tặng cho con chiếc lược ông trở về căn cứ, tìm được khúc ngà
ông hớt hải chạy về làm ngay cho con một chiếc lược. Tình yêu của ông dành cho con
len lỏi vào từng chi tiết nhỏ, đan cài ngày một lớn dần hình hài nên được cây lược. Tình
yêu của ông dành cho con cao cả đến thiêng liêng ở “hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng,
tẩn mẩn khắc cho con từng nét”: “Yêu nhớ tặng con Thu của ba”. Chiếc lược ngà là
biểu tượng của tình cha con bất diệt, tình phụ tử thiêng liêng đến lúc mất ông vẫn giữ kĩ
bên mình rồi nhờ đồng đội trao cho con. Có lẽ chiếc lược còn mang thông điệp rằng
dẫu ông không tồn tại, tình yêu của ông dành cho con vẫn mãi mãi trường tồn.

Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa nên hình tượng nhân vật ông Sáu với đủ đầy những
nét đặc trưng của con người Nam Bộ - Yêu Cách mạng và yêu con đến da diết. “Chiếc
lược ngà” còn là câu chuyện về tình phụ tử thiêng liêng, bất diệt không những của ông
Sáu, bé Thu mà còn là hàng vạn những gia đình bị tước đi quyền được hạnh phúc vì
bom đạn chiến tranh.

Ver 2
Câu chuyện về tình cha con của ông Sáu trong tác phẩm Chiếc lược ngà gây xúc động cho người
đọc vô cùng. Tình cha con ấy được đặt thử thách trong hoàn cảnh chiến tranh nên càng có nhiều
điều đáng nói. Sự khốc liệt của chiến tranh, của thời gian không thể làm tàn lụi đi tình cảm ấy.
Hơn hết càng khiến cho tình cảm ấy thêm thiêng liêng khi những con người trong câu chuyện
nhìn nhận được tình cảm, tình nghĩa, sự quan trọng của tình cảm gia đình.
Trong tác phẩm nhân vật chính là bé Thu, nhưng còn một nhân vật trung tâm, nhân vật mang tư
tưởng rất lớn lao cho tác phẩm, đó là nhân vật ông Sáu. Chiến tranh thực sự là một điều đáng sợ.
Cũng chỉ vì chiến tranh mà gia đình nhỏ ba người của ông Sáu thật khó khăn trong việc đoàn
viên đoàn tụ. Ông Sáu làm lính, cả đời nguyện hiến dâng cho Tổ quốc, cống hiến hết mình cho
nhân dân và dù biết gánh được trách nhiệm là phải bỏ bê trách nhiệm nhỏ, ông hiểu và luôn đau
đáu trong lòng nỗi buồn vì không bù đắp nhiều tình cảm cho vợ con. Ông suy nghĩ rất nhiều, đặc
biệt là về đứa con gái bé bỏng, lần gặp cuối cùng là từ khi con còn nhỏ xíu, thấm thoắt đã 8 năm.
Nỗi nhớ thương con trong ông ngày càng da diết, ông mong ngóng từng ngày được trở về thăm
con. Không được gặp con, không được gần gũi bên cạnh chăm sóc, bao bọc, bảo vệ con gái suốt
bao nhiêu năm chính là nỗi day dứt lớn lao nhất trong trái tim của ông.Tại nơi chiến trường,
không ngày nào ông không nhớ về gia đình, nhớ về vợ, nhớ về đứa con gái bé bỏng thân yêu.
Ông cứ hình dung mãi không biết dáng hình của cô con gái của mình hiện giờ ra sao, cao lớn thế
nào, có luôn nhớ tới ông như nỗi nhớ dào dào, mòn mỏi của ông hướng về nó. Bao nhiêu câu hỏi
được đặt ra, bao nhiêu sự suy tư được thể hiện. Với ông Sáu, chẳng có gì sung sướng hơn nếu
một ngày nào đó ông được trở về thăm nhà. Được gặp lại con, được nghe con gái mình gọi một
tiếng “ba” chính là niềm mơ ước lớn lao nhất hiện giờ của ông Sáu.
Và rồi niềm mong mỏi đó cũng có ngày trở thành hiện thực, tuy nhiên, mọi chuyện không như
ông mong muốn. Ông mòi mỏi, háo hức vô cùng để được gặp mặt con gái, được ôm con gái vào
lòng, được hôn lên tóc nó….nhưng cuối cùng chỉ nhận được sự ghẻ lạnh của cô con gái bướng
bỉnh. Cô bé chạy trốn khỏi ông, ông càng đến gần thì nó lại càng bỏ ra xa, khước từ mọi sự gần
gũi, vỗ về, quan tâm, âu yếm của ông. Và điều khiến ông đau đớn hơn cả là nó nhất quyết không
chịu gọi ông bằng “ba”, phản kháng lại tất cả những việc mà ông dành cho nó, làm cho nó.
Ông Sáu càng gần gũi con, con càng đẩy ông ra xa, ông xót xa vô ngần. Ước nguyện không trọn
vẹn, đó là điều ông đau đớn một. Nhưng chuyện sắp phải ra đi trong khi đó không được ôm con
gái một lần, không được cảm nhận trọn vẹn, trong khi đó, ông còn lo sợ lần gặp này cũng sẽ là
lần gặp cuối cùng vì sự nguy hiểm của chiến tranh là khôn cùng. Ông bất lực nhìn con gái, đau
khổ, tuyệt vọng, tưởng chừng người đàn ông mạnh mẽ và can trường đó sẽ phải rơi nước mắt.
Cũng không trách cứ được bé Thu con gái ông, bởi con bé lưu giữ cho mình một tình cảm về cha
đặc biệt quá. Đối với bé Thu, nó chỉ có một người ba duy nhất, nó thương ba của nó vô cùng.
Hiểu được và thấm thía được những nỗi vất vả của ba nó. Chính bởi vậy, tình cảm của nó chỉ
dành cho người ba thực sự của nó mà thôi. Chỉ vậy và không ai khác. 8 năm không phải quãng
thời gian quá dài nhưng cũng không hề ngắn. 8 năm là quãng thời gian cho một đứa trẻ lớn khôn
và cho một người đàn ông càng ngày càng già đi. Ba không giống trong bức ảnh chụp cùng mẹ,
người đàn ông trước mặt Thu bây giờ khác biệt quá lớn, con bé có nhiều mối lo lắng và sự nghi
ngờ.
Bé Thu – con gái ông, không chịu nhận ông là ba, hơn hết lại với thái độ rất cương quyết và
chính khiến. Ông Sáu rất buồn, nhưng ông Sáu cũng không trách con, hơn hết ông thương con
hơn vì sự thiếu thốn tình cảm của người cha. Đoạn văn nói về cảnh cha con nhận nhau gây xúc
động mạnh mẽ cho người đọc. Thấm thía vô cùng sức mạnh của tình phụ tử. Con gái ôm chặt ba
mà hôn lên má ba, hôn lên cả vết thẹo dài trên má – nguyên nhân của việc khó nhận ra ba. Đau
đớn, xót xa nhưng cũng ngập tràn sự hạnh phúc. Đối với ông Sáu, giây phút đó khiến ông mãn
nguyện cả cuộc đời rồi. Để khi ra chiến trường, nỗi nhớ thương con của ông càng thêm da diết,
ông tự mình làm ra cây lược kỷ niệm cho con gái thân yêu, bé bỏng của mình.
Chiến tranh rất khốc liệt và tàn nhẫn, nó phá hủy biết bao hạnh phúc của con người. Trong tác
phẩm Chiếc lược ngà, chiến tranh khiến cho hạnh phúc gia đình của ông Sáu không trọn vẹn, vợ
xa chồng,con xa cha để rồi dẫn đến có cuộc kỳ ngộ nhiều đau đớn, xót xa nhưng cũng cảm động
và ấm áp vô cùng.

Phân tích full bài Chiếc lược ngà:

Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn có mặt sớm nhất ở chiến trường
miền Nam khi đế quốc Mĩ tăng cường chiến tranh, trực tiếp đến với chiến trường tìm đề
tài sáng tác. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” ra đời năm 1966, là kết quả của những tìm
tòi, sáng tạo của nhà văn, kịp thời cổ vũ cuộc chiến đấu của quân và dân miền Nam.
Tác phẩm diễn tả một cách chân thành và cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng
của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
Trước hết, truyện ngắn “Chiếc lược ngà” đã xây dựng được hai tình huống truyện đặc
sắc, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc. Tình huống được kể đến đầu tiên đó
chính là cuộc gặp gỡ đầy xúc động của hai cha con ông Sáu sau tám năm trời đằng
đẵng xa cách nhưng thật trớ trêu là bé Thu lại không chịu nhận cha. Đến lúc bé Thu
nhận ra thì ông Sáu lại phải lên đường về lại đơn vị.

Thêm vào đó, truyện còn xây dựng được tình huống độc đáo khác nữa, đó chính là khi
ông Sáu ở khu căn cứ đã dồn hết tình yêu thương để làm tặng bé Thu một chiếc lược
ngà nhưng chưa kịp trao con thì ông Sáu đã hi sinh. Trong lúc hấp hối, ông đã nhờ
đồng đội chuyển cho con chiếc lược mình đã làm. Như vậy, có thể thấy, tác phẩm đã
xây dựng được hai tình huống độc đáo và giàu ý nghĩa. Đó đều là những tình huống
giàu kịch tính với nhiều yếu tố bất ngờ, từ đó đã thể hiện tình cảm cha con sâu nặng,
thắm thiết. Đồng thời, nhân vật được đặt vào trong những tình huống éo le đã làm bộc
lộ tính cách và tình cảm cha con, để rồi từ đó tác giả đã khẳng định sự thiêng liêng, cao
cả và sức mạnh của tình cảm cha con.

Bên cạnh việc xây dựng tình huống truyện đặc sắc, truyện ngắn “Chiếc lược ngà” còn
xây dựng được những nhân vật độc đáo và trước hết đó chính là nhân vật bé Thu. Bé
Thu là một cô bé có tình yêu thương cha sâu sắc, tám năm trời đằng đẵng xa cho, cô
bé ấy luôn khao khát được gặp lại cha và rồi cái ngày cô hằng ao ước ấy đã đến.

Những tưởng bé Thu sẽ vui mừng khôn xiết, sẽ chạy sà vào lòng ba mà ôm, mà hôn,
thế nhưng, mọi thứ lại hoàn toàn ngược lại. Nghe tiếng ba gọi, rồi đến lúc gặp ba, cô bé
“tròn xoe mắt” như chẳng thể hiểu chuyện gì đang xảy ra rồi vội chạy đi tìm mẹ. Trong
quãng thời gian ít ỏi ba ngày ở nhà, mặc cho ông Sáu dành bao nhiêu yêu thương,
quan tâm, dỗ dành cho bé Thu thì bé Thu vẫn nhất quyết không chịu gọi một tiếng ba,
những lúc cần nói với ông Sáu, cô bé luôn nói cộc lốc. Và ngay cả những lúc khó khăn
nhất như phải chắt nước một nồi cơm to bé Thu vẫn loay hoay, tự xoay xở, tự làm.

Đặc biệt, trong bữa cơm, khi ông Sáu gắp trứng cá cho bé Thu, cô bé đã hất ra khiến
cơm văng tung tóe. Chính vì điều đó, bé Thu đã bị ông Sáu trách phạt, nhưng con bé
không khóc mà bỏ về nhà ngoại. Bé Thu đã không chịu nhận ba chỉ vì trên mặt ông Sáu
có vết thẹo, khác với bức hình mà tám năm qua bé Thu nhìn thấy. Để rồi, khi được bà
ngoại giải thích mọi chuyện, bé Thu đã hiểu ra tất cả.
Những chi tiết bình thường mà tinh tế này chứng tỏ nhà văn rất thấu hiểu tâm lí trẻ em.
Trẻ con vốn rất thơ ngây nhưng cũng đầy cố chấp,nhất là khi chúng có sự hiểu lầm,
chúng kiên quyết chối từ tình cảm của người khác mà không cần cân nhắc, nhất là với
một cô bé cá tính, bướng bỉnh như Thu. Người đọc nhiều khi thấy giận em, thương cho
anh Sáu. Nhưng thật ra em vẫn là cô bé dễ thương. Bởi nguyên nhân sâu xa của sự
chối từ ấy vẫn là tình yêu ba.Tình yêu đến tôn thờ, trung thành tuyệt đối với người ba
trong tấm ảnh chụp chung với má – người ba với gương mặt không có vết thẹo dài.

Sáng hôm sau, bé Thu trở về nhà, đó cũng chính là lúc ông Sáu phải chia tay mọi
người để lên đường trở lại đơn vị. Lúc này đây, thái độ của bé Thu với ông Sáu đã thay
đổi hoàn toàn, không còn cái vẻ cau có, cố chấp nữa mà giờ đây chỉ còn khuôn mặt
“sầm lại buồn rầu”, “đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao” khi bắt gặp ánh nhìn
trìu mến và buồn rầu của ba nó. Để rồi, khi ông Sáu nói lời chia tay với mọi người, bé
Thu đã cất tiếng gọi ba – một tiếng kêu đến xé lòng, tiếng kêu của tình yêu thương, của
nỗi nhớ, của sự chờ đợi mà cô bé ấy đã cố giấu trong mình suốt tám năm qua. Cô bé
ấy ôm chặt lấy ba, hôn ba thật nhiều và hôn lên cả vết thẹo. Cô bé ấy ước sao ba sẽ ở
nhà với mình chứ không đi nữa. Và đến lúc chia tay ba, bé Thu ao ước ba sẽ mua cho
mình một chiếc lược ngà, để luôn thấy ba và tình yêu của ba cạnh mình. Như vậy, có
thể thấy, bé Thu là một người con tuy bướng bỉnh nhưng rất giàu lòng yêu thương, quý
mến ba.

Dường như nhà văn Nguyễn Quang Sáng cũng muốn kéo dài thêm giây phút chia ly
của cha con Thu trong cảm nhận của người đọc bằng cách rẽ mạch truyện sang một
hướng khác, để bác Ba nghe bà ngoại Thu kể lại cuộc chuyện trò của hai bà cháu đêm
qua. Chi tiết này vừa giải thích cho ta hiểu thái độ bướng bỉnh không nhận ba hôm
trước của bé Thu và sự thay đổi trong hành động của em hôm nay.

Như vậy, trong lòng cô bé, tình yêu dành cho ba luôn là một tình cảm thống nhất, mãnh
liệt. Dù cách biểu hiện tình yêu ấy thật khác nhau trong hai hoàn cảnh, nhưng nó vẫn
xuất phát trừ một cội nguồn trong trái tim đứa trẻ luôn khao khát tình cha. Tuy nhiên,
Thu trước sau vẫn chỉ là một cô bé ngây thơ, em đồng ý cho ba đi để ba mua một chiếc
lược, món quà nhỏ mà bất cứ em bé gái nào cũng ao ước. Bắt đầu từ chi tiết này, chiếc
lược ngà bước vào câu chuyện, trở thành một chứng nhân âm thầm cho tình cha con
thiêng liêng, bất tử.
Qua những biểu hiện tâm lí và hành động của bé Thu,người đọc cảm nhận được tình
cảm sâu sắc, mạnh mẽ nhưng cũng thật dứt khoát,rạch ròi của bé Thu. Sự cứng đầu,
tưởng như ương ngạnh ở Thu là biểu hiện của một cá tính mạnh mẽ ( cơ sở để sau
này trở thành một cô giao liên mưu trí, dũng cảm). Tuy nhiên, cách thể hiện tình cảm
của em vẫn rất hồn nhiên, ngây thơ.

Cùng với nhân vật bé Thu, nhân vật ông Sáu cũng là nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc
trong lòng bạn đọc. Trở về quê hương, gia đình sau tám năm trời đằng đẵng xa cách,
ngày trở về, bao nỗi nhớ thương khiến ông Sáu xúc động mãnh liệt. Nỗi niềm xúc động
ấy của ông Sáu đã được tác giả thể hiện bằng những hình ảnh, câu văn giàu xúc động
“không thể nào chờ xuồng cập lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt
ra… vội vàng với những bước chân dài”. Để rồi, khi trở về nhà, trước thái độ của con,
ông đã rơi vào tâm trạng đau khổ “anh đứng sững lại đó, nỗi đau đớn khiến mặt anh
sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”.

Trong ba ngày ít ỏi ở nhà, ông không đi đâu xa mà luôn gần gũi, tìm đủ mọi cách, kiên
nhẫn chờ sự thay đổi của bé Thu, chờ bé Thu gọi ông một tiếng ba. Và đến lúc con
nhận mình cũng là lúc ông phải xa con, xa gia đình, quê hương, tình cảm cha con sâu
nặng cũng được tác giả bộc lộ thật xúc động “ghìm được xúc động và không muốn cho
con nhìn thấy mình khóc, một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên
mái tóc con”. Những giọt nước mắt của ông Sáu không chỉ là giọt nước mắt xúc động
mà còn là giọt nước mắt của niềm hạnh phúc lớn lao, nó ứa ra từ tình yêu thương con
sâu sắc của ông Sáu.

Chia tay con, ông Sáu mang theo lời hứa mua tặng con một chiếc lược ngà trở lại chiến
trường. Để rồi, khi trở lại chiến trường, ông luôn ân hận và khổ tâm vì đã trách phạt
con. Và hơn thế nữa, ông đã dồn hết tình yêu thương con và nỗi nhớ của mình vào làm
chiếc lược ngà tặng con. Ông cưa từng chiếc răng cẩn thận và tỉ mỉ, ông “tẩn mẩn”
khắc từng nét chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Mỗi lần nhớ con, ông lại mang cây
lược ra ngắm và lên mái tóc mình cho cây lược thêm bóng. Ông Sáu đã dồn hết tình
cảm mình dành cho con vào việc làm chiếc lược ngà, chiếc lược ấy chính là kết tinh
cho nỗi nhớ, cho tình yêu thương sâu sắc mà ông dành cho bé Thu.
Tình yêu thương con sâu sắc của ông Sáu còn được thể hiện rõ nét qua chi tiết ông
Sáu hi sinh. Trong những phút giây cuối cùng ít ỏi còn lại của cuộc đời mình, ông Sáu
đã nhờ đồng đội trao lại chiếc lược ngà cho bé Thu. Và rồi, sau này, chiếc lược ấy đã
được trao tận tay cho Thu, điều đó cho thấy, tình cha con không hề chết, không hề mất
đi mà nó trở thành điểm tựa để bé Thu khôn lớn và trưởng thành.

Qua nhân vật ông Sáu, người đọc không chỉ cảm nhận tình yêu con tha thiết sâu nặng
của người cha chiến sĩ mà còn thấm thía bao đau thương mất mát đối với những em
bé, những gia đình. Tình yêu thương con của ông Sáu còn như một lời khẳng định:
Bom đạn của kẻ thù chỉ có thể hủy diệt được sự sống của con người, còn tình cảm của
con người – tình phụ tử thiêng liêng thì không bom đạn nào có thể giết chết được.

Tình cảm gia đình vốn là đề tài được các nhà văn, nhà thơ chú trọng sáng tác. Thường
thì, ta vẫn thường nghe nhắc đến tình mẹ đối với con, hình ảnh người cha với tình yêu
thương tha thiết đối với con cái ít được khắc họa, có lẽ một phần là bởi người cha gánh
vác công việc gia đình, việc chăm lo cho con là trách nhiệm của mẹ nên trở thành hình
ảnh thân thuộc và sâu đậm trong tiềm thức mỗi con người, trở thành lối quen của suy
nghĩ và liên tưởng.

Trong truyện ngắn Lão hạc của Nam Cao, nhà văn đã có những trang viết thật hay và
xúc động về tấm lòng yêu thương con sâu nặng của lão hạc, một lão nông hiền lành,
chất phác. Vì con, lão sống trong tằn tiện chỉ cốt để dành thật nhiều tiền cho con. Con
trai lão không đủ tiền lấy vợ, phải đi đăng kí làm phu đồng điền, việc ấy cứ khiến lão ân
hận mãi về bổn phận làm cha của mình. Lúc nhận thư con gửi về, lão vừa mừng, vừa
tủi. Mừng vì nó vẫn còn sống, còn nhớ đến lão; tủi vì chưa biết khi nào nó trở về. mà nó
có trở về hay không lão cũng chưa biết.

Cho đến khi cùng đường, lão đã chọn lấy cái chết để có thể giữ lại mảnh vườn, tài sản
có giá trị duy nhất, cho con trai lão. Thật là, chỉ có tình yêu thương con tha thiết, đức hi
sinh cao cả, con người ta mới có thể làm được như lão Hạc đã làm. Hình ảnh lão Hạc
mãi mãi ám ảnh trong lòng người đọc là bởi vì thế.

Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, qua đó
bộc lộ niềm tự hào về sự sống bền bỉ của quê hương mình. Bài thơ đi từ tình cảm gia
đình, mà mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi thân thuộc nâng
lên thành lẽ sống.

Người cha nhắc nhở con về cội nguồn sinh dưỡng, cha muốn nhắc nhở đứa con nhớ
và hướng tới tình cảm gia đình, cái nôi nuôi dưỡng con trưởng thành:

Chân phải bước tới cha


Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
…….
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Khi nói về quê hương, người cha tự hào khi nói về sức sống bền bỉ, mạnh mẽ mà cao
đẹp của quê hương với mong muốn con tiếp nối, phát triển. Người cha tự hào về
những phẩm chất cao quý của “người đồng mình”. Họ là những người có lời nói giản dị,
mộc mạc gợi sự yêu thương, gần gũi. Họ luôn có tấm lòng thủy chung với nơi chôn rau
cắt rốn, một cuộc sống tràn ngập niềm vui và sự lạc quan:

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh


Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc.
Người đồng mình mộc mạc, dung dị, giàu ý chí và niềm tin, họ có thể thô sơ da thịt
nhưng không hề nhỏ bé, yếu đuối về ý chí:

Cao đo nỗi buồn


Xa nuôi chí lớn
Người đồng mình biết cách nâng cao quê hương, xây dựng và duy trì truyền thống
phong tục tập quán của mình:

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương


Còn quê hương thì làm phong tục.
Bằng việc sử dụng điệp từ, điệp ngữ và cách so sánh cụ thể kết hợp nhiều kiểu câu
ngắn dài khác nhau, lời tâm tình của người cha góp phần khẳng định người miền núi
tuy có nhiều khó khăn vất vả nhưng họ vẫn luôn kiên cường, sống mạnh mẽ, thiết tha
với quê hương. Qua đó, người cha mong con thủy chung với quê hương; biết chấp
nhận khó khăn, thử thách bằng ý chí, nghị lực và niềm tin của mình; biết tự hào vào
truyền thống tốt đẹp và lối sống nghĩa tình của quê hương và người đồng mình; biết
sống cao thượng, tự trọng, chân thật dù mộc mạc, đơn sơ để xứng đáng với người
đồng mình. và quan trọng hơn hết, con tự tin bước đi, bởi sau lưng con còn có gia đình,
quê hương, bởi trong tim con sẵn có những phẩm chất quý báu của “người đồng mình”.

Người cha nói với con chính là trao gửi tới thế hệ tiếp nối về truyền thống, niềm tự hào,
khả năng sống bền bỉ của những con người dù “thô sơ”, “nhỏ bé” nhưng đầy tự trọng
và kiên định.

Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã để lại ấn tượng sâu sắc
trong lòng bạn đọc mọi thế hệ không chỉ bởi tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật kể
chuyện hấp dẫn mà hơn hết chính bởi sự ấm áp vô ngần của tình cảm cha con cao quý
trong hoàn cảnh của cuộc chiến tranh gay go, ác liệt.

You might also like