Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Các ngành kinh tế trọng điểm

TP. Hồ Chí Minh đầu tư cho 4 ngành công nghiệp trọng yếu là:
 Cơ khí;
 Chế biến lương thực thực phẩm;
 Hóa chất - nhựa - cao su
 Điện tử - công nghệ thông tin

Tình hình phát triển


Đến năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp của TP. Hồ Chí Minh chiếm khoảng
45% giá trị sản lượng công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đóng góp
khoảng 26% quy mô sản xuất công nghiệp toàn quốc.
Cụ thể, ngành cơ khí chế tạo thành phố tiếp tục tập trung để tăng quy mô sản xuất,
mở rộng thị trường tiêu thụ, giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng khoảng 17,2% trong 6
tháng đầu năm, tăng tới 19,82% so cùng kỳ (năm 2016 tăng 7,98%). Đây là mức
tăng cao nhất trong 4 ngành công nghiệp trọng yếu của TP. Hồ Chí Minh. Doanh
nghiệp thành phố đã đầu tư nhiều trang thiết bị mới có khả năng cạnh tranh trong
khu vực. Nhiều dây chuyền, hệ thống thiết bị, máy móc điều khiển tự động đã được
các doanh nghiệp sản xuất để thay thế hàng nhập khẩu, có khả năng cạnh tranh cao
do chất lượng ổn định và giá thành chỉ khoảng 50-70% so với sản phẩm nhập khẩu
cùng loại….
Ngành điện tử - công nghệ thông tin chiếm tỷ trọng giá trị sản xuất 4,4% trong 6
tháng đầu năm, tăng 12,74% so cùng kỳ, ngày càng phát triển thông qua việc tiếp
thu trình độ khoa học kỹ thuật cao từ các dự án của các tập đoàn kinh tế thế giới
đầu tư sử dụng công nghệ bán dẫn, công nghệ vi mạch, bo mạch điện tử.… Đã triển
khai các hợp đồng sản xuất điện tử sử dụng chíp thương hiệu Việt (bo mạch điều
khiển chiếu sáng đường, khóa xe container...) và một số sản phẩm đã được nghiên
cứu, sản xuất thành công đưa vào thị trường tiêu thụ như thiết bị đo điện điện tử,
hộp đen gắn trên ô tô và xe máy, hệ thống giám sát container....
Ngành chế biến tinh lương thực, thực phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng giá trị
sản xuất khoảng 18,5% trong 6 tháng đầu năm, tăng 5,02% so với cùng kỳ. Nhiều
doanh nghiệp trong ngành đã đầu tư công nghệ sản xuất mới, công nghệ chế biến
tiên tiến được ứng dụng vào sản xuất và cho ra đời những sản phẩm chất lượng
cao; giảm dần việc đầu tư phát triển theo chiều rộng, tập trung đầu tư phát triển theo
chiều sâu bằng công nghệ hiện đại, tạo sản phẩm tinh chế, có chất lượng cao và giá
trị gia tăng lớn.
Ngành hóa chất - cao su - nhựa chiếm tỷ trọng khoảng 19,7% trong giá trị sản xuất
công nghiệp của thành phố 6 tháng đầu năm, tăng 0,93% so cùng kỳ.
Theo ông Phạm Thành Kiên, Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, kết quả
trên có được một phần là nhờ chính sách phát triển công nghiệp, tập trung tháo gỡ
khó khăn cho doanh nghiệp, tạo nguồn vốn, mặt bằng và các chương trình hỗ trợ
khác đã phát huy hiệu quả.

4 ngành công nghiệp chủ lực của TPHCM phát triển chưa xứng tiềm năng
Nguyên nhân là chính là
 Do xuất phát điểm của ngành công nghiệp thành phố còn thấp;
 Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số,
 Thiếu tiềm lực đầu tư về vốn và công nghệ,
 Thiếu kinh nghiệm quản trị sản xuất, chiến lược kinh doanh chưa bài bản từ
khâu nghiên cứu phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu đến khâu hậu
mãi…nên còn hạn chế về năng lực cạnh tranh.
 Giá thuê đất, chi phí mặt bằng tại thành phố còn cao; doanh nghiệp chưa chủ
động nguồn nguyên liệu sản xuất.
 Doanh nghiệp thiếu liên kết để tạo thành “chuỗi liên kết sản xuất” là hạn chế
và rào cản lớn với doanh nghiệp khi hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Ông
Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho
rằng, để 4 ngành công nghiệp chủ lực của thành phố phát triển thì không chỉ
hỗ trợ doanh nghiệp về vốn, chính sách, đất đai, nhà xưởng mà cần có sự kết
nối xúc tiến với doanh nghiệp nước ngoài. (Theo báo VOV-TPHCM ngày
15.9.2017)

Tiềm năng
Các ngành công nghiệp trọng yếu đóng góp tích cực cho tăng trưởng sản xuất công nghiệp của TP.
Hồ Chí Minh

Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp duy trì nhịp
độ phát triển, thành phố đã ban hành và triển khai nhiều chương trình, chính sách có
tác động mạnh, thúc đẩy phát triển ngành. Điển hình như tạo cầu nối gắn kết doanh
nghiệp công nghiệp hỗ trợ với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh;
tiến hành kêu gọi, thu hút đầu tư có chọn lọc vào các khu, cụm công nghiệp trên địa
bàn và xây dựng cụm liên kết sản xuất.
Thành phố cũng đã xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là
thông tin về các doanh nghiệp chế tạo cơ khí để kết nối và hỗ trợ doanh nghiệp tìm
kiếm thông tin khi có nhu cầu đầu tư máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất mới.
Tổ chức điều tra tình hình sản xuất và ứng dụng công nghệ cao, tổng hợp, đánh giá
mức độ đóng góp về giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công
nghệ cao....
Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp trọng yếu phát triển, TP.
Hồ Chí Minh ưu tiên kích cầu đầu tư 4 ngành công nghiệp trọng yếu.
Đặc biệt, đẩy mạnh Chương trình kết nối cung - cầu hàng hoá, bình ổn thị trường,
kết hợp thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam,
tăng cường xúc tiến thương mại nội địa, nhằm kết nối tiêu thụ sản phẩm công
nghiệp của doanh nghiệp thành phố tại các tỉnh, thành trong cả nước; đồng thời, đẩy
mạnh triển khai hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến xuất khẩu.

You might also like