Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

BÀI 2. HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH.

SƠ LƯỢC VỀ CẤU TẠO NGUYÊN TỬ


I. LÝ THUYẾT
1. Hai loại điện tích
- Có hai loại điện tích: Điện tích dương và điện tích âm
- Khi các vật nhiễm điện đặt gần nhau thì chúng tác dụng lực lên nhau (gọi là tương tác điện):
+ Hai vật nhiễm điện cùng loại (cùng dấu) thì đẩy nhau.
+ Hai vật nhiễm điện khác loại (khác dấu) thì hút nhau.
• Quy ước dấu
+ Điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương (+)
+ Điện tích của thanh nhữa sẫm màu khi cọ xát vào mảnh vải khô là điện tích âm (-)
2. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử
Mọi vật đều được cấu tạo từ các nguyên tử
- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích
dương và các electron mang điên tích âm
chuyển động quanh hạt nhân.
- Tổng điện tích âm của các electron có trị số
tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân
(số electron = số proton). Do đó, ở điều kiện
thường nguyên tử trung hòa về điện.
- Electron có thể di chuyển từ nguyên tử này
sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật
khác và làm vật đó bị nhiễm điện.
+ Một vật nhận thêm e thì mang điện tích âm.
+ Một vật bớt e thì mang điện tích dương.
II. BÀI TẬP
A. Trắc nghiệm
Câu 1. Một vật trung hòa, sau khi cọ xát bị nhiễm điện dương thì:
A. Vật đó nhận thêm điện tích dương.
B. Vật đó nhận thêm e
C. Vật đó mất đi e
D. Vật đó mất đi e và nhận thêm điện tích dương
Câu 2. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Hai vật nhiễm điện khác loại, nếu chúng chạm nhau có thể chúng sẽ trở lên trung hòa về điện
B. Hai vật, nếu cọ xát vào vật thứ ba thì hai vật ấy sẽ bị nhiễm điện cùng loại.
C. Một vật bị nhiễm điện âm nếu nhận thêm e.
D. Hai vật hút nhau chứng tỏ nhiễm điện khác loại.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về cấu tạo nguyên tử?
A. Một số nguyên tử không có hạt nhân.
B. Ở trạng thái bình thường nguyên tử trung hòa về điện.
C. Giữa nguyên tử có một hạt nhân ở chính giữa mang điện tích dương.
D. Xung quanh hạt nhân có các e mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ nguyên tử
Câu 4. Chọn câu đúng?
A. Điện tích ở các thanh kim loại sau khi cọ xát với nhau là điện tích dương.
B. Điện tích ở miếng lụa sau khi cọ xát với thanh thủy tinh là điện tích âm.
C. Hai vật cùng nhiễm điện tích âm thì sẽ đẩy nhau.
D. Một số nguyên tử không có hạt nhân.
Câu 5. Có bốn vật a, b, c, d đều bị nhiễm điện. Nếu vật a hút b ; b hút c ; c đẩy d thì câu phát biểu
nào dưới đây là đúng?
A. Vật a và c có điện tích trái dấu. B. Vật b và d có điện tích cùng dấu.
C. Vật a và c có điện tích cùng dấu. D. Vật a và d có điện tích trái dấu.
Câu 6. Các vật A, B đều nhiễm điện. Đưa vật A nhiễm điện dương gần vật B thì thấy hút nhau, đưa
vật B gần vật C thì thấy hiện tượng đẩy nhau. Vậy vật C sẽ:
A. Không nhiễm điện B. Nhiễm điện dương
C. Nhiễm điện âm D. Vừa nhiễm dương ,vừa nhiễm điện âm
Câu 7. Một vật trung hoà về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện âm. Đó là do nguyên nhân
nào dưới đây?
A. Vật đó mất bớt điện tích dương B. Vật đó nhận thêm electron
C. Vật đó mất bớt electron D. Vật đó nhận thêm điện
tích dương
Câu 8. Ba quả cầu nhỏ A, B, C được treo vào ba sợi dây mảnh. Cho quả
cầu C tích điện dương ta thấy hiện tượng như hình. Hỏi quả cầu A và B
tích điện gì?
A. Âm B. Dương
C. Âm và dương D. Dương và âm

Câu 9. Ba quả cầu nhỏ A, B, C được treo vào ba sợi dây mảnh. Cho quả
cầu B tích điện dương ta thấy hiện tượng như hình. Hỏi quả cầu A và C
tích điện gì?
A. Âm B. Dương
C. Âm và dương D. Dương và âm

Câu 10. Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo các tấm kim loại nhiễm điện ở trên cao.
Việc làm này có tác dụng:
A. Làm cho nhiệt độ trong phòng luôn ổn định.
B. Chúng có tác dụng hút các bụi bông lên bề mặt của chúng, làm cho không khí trong xưởng ít
bụi hơn.
C. Làm cho phòng sáng hơn.
D. Làm cho công nhân không bị nhiễm điện.
Câu 11. Trong một thí nghiệm, khi đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần quả cầu bằng nhựa xốp
được treo bằng sợi chỉ, quả cầu nhựa xốp bị đẩy ra xa. Câu kết luận nào sau đây là đúng?
A. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện khác loại
B. Quả cầu không bị nhiễm điện, còn thước nhựa bị nhiễm điện
C. Quả cầu và thước nhựa đều không bị nhiễm điện
D. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện cùng loại

B. Tự luận
Câu 1. Một người làm thí nghiệm thu được kết quả như sau:
a. Dùng vải cọ xát vào thanh nhựa, thanh nhựa hút được các vụn giấy.
b. Dùng lụa cọ xát vào thanh nhựa, thanh nhựa không hút được các mảnh vụn giấy.
c. Dùng lụa cọ xát vào thanh thủy tinh, thanh thủy tinh hút được các mảnh giấy vụn
Em giải thích các kết quả đó như thế nào?
Câu 2. Biết rằng lúc đầu cả tóc và lược nhựa đều chưa bị nhiễm điện, nhưng sau khi chải tóc khô
bằng lược nhựa thì cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện và cho rằng lược nhựa nhiễm điện âm.

a. Hỏi sau khi chải, tóc bị nhiễm điện loại gì? Khi đó các electron dịch chuyển từ lược nhựa sang
tóc hay ngược lại?

b. Vì sao có những lần sau khi chải tóc thấy có một vài sợi tóc dựng đứng thẳng lên.

Câu 3. Điện nghiệm là dụng cụ dùng để phát hiện sự nhiễm điện và đo mức độ
nhiễm điện của các vật. Dựa vào hình 8.19, hãy giải thích cơ chế hoạt động của
điện nghiệm.

Câu 4. Khi sửa chữa máy vi tính, người ta khuyên phải đeo vòng
chống tĩnh điện (hình 8.20). Hãy tìm hiểu thế nào là vòng chống
tĩnh điện và tại sao phải làm như thế

Câu 5. Vì sao khi tiếp nhiên liệu cho máy bay vừa đáp xuống sân bay,
người ta thường nối thân may báy với đất?
Câu 6. 1 nguyên tử vàng có số điện tích ở hạt nhân là +79q
a. Hỏi hạt nhân và lớp vỏ nguyên tử mang điện tích gì?
b. Có bao nhiêu hạt mang điện tích âm? Chúng nằm ở đâu?
c. Nguyên tử vàng mang điện tích gì khi nhận thêm êlectrôn? Khi mất bớt êlectrôn?
Câu 7. Hai vật A và B đặt gần nhau thì chúng hút nhau
Hãy kiểm tra xem 2 vật này ở trạng thái nhiễm điện hay không nhiễm điện. Nêu rõ từng trường
hợp
Câu 8. Đặt 3 quả cầu A; B; C nhiễm điện treo trên sợi chỉ ở gần nhau (B nằm giữa A và C) thì
có hiện tượng gì xảy ra nếu A nhiễm điện cùng loại với B và khác loại với C, xem như lực hút và
đẩy giữa các vật là như nhau.
Câu 9. 3 vật A; B; C nhiễm điện treo trên sợi chỉ (B nằm giữa A và C) và đặt gần nhau thì thấy:
a) B bị hút về phía A
b) B đứng yên
Hỏi A và C nhiễm điện như thế nào?
Câu 10. Để nhận biết 3 vật A, B và C đã nhiễm điện chưa? Và nếu đã nhiễm điện thì có thể
nhiễm điện gì? Một học sinh đã tiến hành và thu được kết quả là: Khi đưa vật C đến gần vật A
hay vật B thì đều thấy chúng hút nhau, nhưng khi đưa vật B lại gần vật A thì lại thấy chúng đẩy
nhau. Vậy học sinh đó có kết luận đúng như thế nào?

Câu 11. Cọ xát một thanh đồng, hoặc một thanh sắt vào một miếng len rồi đưa lại gần các mẩu
giấy vụn thì không thấy các mẩu giấy bị hút. Có thể kết luận rằng kim loại không bị nhiễm điện do
cọ xát không?

Câu 12. Trong phương pháp sơn tĩnh điện, người ta thường tích điện trái dấu cho sơn trong bình
và cho vật cần sơn rồi sau đó mới phun. Làm vậy có tác dụng gì?

Câu 13. Nguyên tử oxy có 8 electron bay xung quanh hạt nhân. Hỏi điện tích hạt nhân nguyrn tử
oxy là bao nhiêu? Biết -e là điện tích của mỗi electron có trong nguyên tử.

Câu 14. Bạn Tí đang hí hoáy lật từng trang sách nhưng rất khó nhọc vì sợ bị rách, bởi quyển sách
đó đã bị quên lâu ngày ở dưới gầm tủ. Vì bị ẩm nên các trang sách bị dính vào nhau. Bạn Tèo thấy
vậy liền nói ngay để tớ làm cho. Hỏi bạn Tèo đã làm như thế nào để có thể dễ dàng lật từng trang
sách đó mà không bị rách? Tại sao?

Câu 15. Cho một vật A làm bằng đồng được tạo thành từ n nguyên tử

a. Hỏi điện tích (+) hạt nhân của vật A là bao nhiêu? Biết mỗi nguyên tử đồng có 64 electron và
mỗi electron mang điện tích -e.

b. Vì một lý do nào đó mà A mất đi 10000 electron. Hỏi vật A nhiễm điện gì? Nó mang điện tích
là bao nhiêu?

You might also like