De Cuong Thao Luan

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 78

ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN

MÔN HỌC PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH


Chỉnh sửa, bổ sung: ThS. Lê Nhật Bảo
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH DOANH VÀ CHỦ THỂ
KINH DOANH

I. Các nhận định dưới đây đúng hay sai? Vì sao?


1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải cư trú tại Việt Nam.

Sai. Vì căn cứ theo khoản 3 Điều 12 LDN 2020: “3. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có
ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại
diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy
quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của
người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu
trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền”.
Luật DN quy định DN phải đảm bảo luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư
trú tại Việt Nam, như vậy theo quy định trên nếu doanh nghiệp chỉ có 1 người đại diện theo
pháp luật (Công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp tư nhân) và nếu vắng mặt tại Việt Nam
thì phải thực hiện ủy quyền. Đối với doanh nghiệp có nhiều đại diện pháp luật như công ty
hợp danh, công ty cổ phần, thì phải đảm bảo luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật
cư trú tại Việt Nam, không cần tất cả người đại diện đều phải cư trú tại Việt Nam. 
2. Mọi chủ thể kinh doanh đều có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật.

Sai. Vì theo khoản 3 Điều 190 LDN 2020: “3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại
diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết
việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa
án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của
pháp luật”.
Như vậy, theo quy định trên, DNTN chỉ có 1 người đại diện theo pháp luật, đó là cá nhân
đầu tư vốn, thành lập và làm chủ DNTN. Không phải mọi chủ thể kinh doanh đều có thể có
nhiều người đại diện theo pháp luật, DNTN và HKD chỉ có 1 người đại diện theo pháp luật.
Khoản 2 Điều 12, khoản 3 Điều 190.
3. Mọi tổ chức có tư cách pháp nhân đều có quyền thành lập doanh nghiệp.

Sai. Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 LDN 2020: “1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và
quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều này”.
Như vậy, không phải mọi tổ chức có tư cách pháp nhân đều có quyền thành lập doanh
nghiệp, dù các tổ chức có tư cách pháp nhân nhưng thuộc trường hợp bị cấm kinh doanh theo
khoản 2 Điều 17 LDN 2020 thì không có quyền thành lập doanh nghiệp. (Ví dụ: Tổ chức là
pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định
theo quy định của Bộ luật Hình sự).

Trang 1
4. Người thành lập doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài
sản góp vốn cho doanh nghiệp.

Sai. Vì về nguyên tắc, các thành viên công ty TNHH, công ty hợp danh và cổ đông
CTCP phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định tại Điều 35
LDN 2020. Tuy nhiên có thể thấy LDN 2020 không đề cập đến DNTN trong quy định
trên. Theo đó, khoản 4 Điều 35 cũng quy định tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh
doanh của chủ DNTN không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho DN. Bởi lẽ do
tính chất đặc thù của DNTN mà tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ
DNTN không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp như đối với các
loại công ty.

Như vậy, đối với DNTN, người thành lập DNTN (chủ sở hữu) không cần phải làm thủ
tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

5. Mọi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp đều phải được định giá.

Sai. Theo khoản 1 Điều 36 LDN 2020 quy định về định giá tài sản góp vốn như sau:
“1. Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải
được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể
hiện thành Đồng Việt Nam”.

Như vậy theo quy định trên, không phải mọi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp đều
phải được định giá, chỉ những tài sản góp vốn pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 36
LDN 2020 mới phải được định giá. Nếu tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do
chuyển đổi, vàng thì không cần định giá.

6. Chủ sở hữu doanh nghiệp có tư cách pháp nhân chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối
với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.

Sai. Vì đối với CTHD, là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, nhưng căn cứ theo
điểm đ khoản 2 Điều 181 LDN 2020, các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách
nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang
trải số nợ của công ty.

Trách nhiệm của thành viên hợp danh trong trường hợp này được hiểu là trách nhiệm
liên đới vô hạn đối với số nợ còn lại của công ty trước chủ nợ. Nghĩa vụ này là cơ sở để
hình thành nên cơ chế tổ chức quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh phù hợp với
tính chất của mối quan hệ hợp danh trong công ty. Bởi lẽ thành viên hợp danh xác lập giao
dịch với tư cách đại diện theo pháp luật của CTHD, làm phát sinh trách nhiệm tài sản cho

Trang 2
công ty. CTHD phải chịu trách nhiệm trước chủ nợ và nếu công ty, bằng toàn bộ tài sản
của mình, không đủ thanh toán số nợ này thì TVHD có nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm
thanh toán hết số nợ còn lại của công ty.

Như vậy, không phải mọi chủ sở hữu DN có tư cách pháp nhân đều chỉ chịu trách
nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ và tài sản của DN.

7. Các giấy tờ giao dịch của doanh nghiệp đều phải được đóng dấu.

Sai. Vì khoản 3 Điều 43 LDN 2020 quy định rằng: “Doanh nghiệp sử dụng con dấu
trong các giao dịch theo quy định của pháp luật”, như vậy, theo quy định này, không phải
tất cả các giấy tờ giao dịch của doanh nghiệp đều phải được đóng dấu, doanh nghiệp phải
sử dụng dấu trong những trường hợp pháp luật yêu cầu bắt buộc, ví dụ chứng từ kế toán
hay một số văn bản mà doanh nghiệp nộp cho các cơ quan công an, cơ quan tư pháp,

Các doanh nghiệp được thành lập và chịu sự điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành
(Luật Chứng khoán, Luật Các tổ chức tín dụng,…) cũng không có quy định về việc đóng
dấu doanh nghiệp trong mọi trường hợp.

8. Đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp thì đương nhiên bị cấm góp vốn vào
doanh nghiệp.

Sai. Không phải mọi đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp thì đương nhiên bị cấm
góp vốn vào doanh nghiệp. Nhìn chung, đối tượng có quyền góp vốn vào công ty tại
khoản 3 Điều 17 LDN 2020 rộng hơn nhiều so với các đối tượng được quyền thành lập và
quản lý doanh nghiệp. Theo điểm b khoản 2 Điều 17 LDN 2020, các cán bộ, công chức,
viên chức không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp, mặt khác cán bộ, công
chức, viên chức có quyền góp vốn vào doanh nghiệp nếu không thuộc đối tượng bị cấm tại
điểm b khoản 3 Điều 17 LDN 2020.

9. Tên trùng là trường hợp tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống
như tên doanh nghiệp đã đăng ký.

Sai. Khoản 1 Điều 41 LDN 2020

10. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang
một trong những tiếng nước ngoài tương ứng.

Sai. Khoản 1 Điều 39

Trang 3
11. Chi nhánh và văn phòng đại diện đều có chức năng thực hiện hoạt động kinh
doanh sinh lợi trực tiếp.

Sai. Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 44 LDN 2020:
- Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc
một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo
ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không
thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, chỉ có chi nhánh có chức năng hoạt động kinh doanh sinh lợi trực tiếp còn văn
phòng đại diện chỉ có chức năng đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo
vệ các lợi ích đó chứ không có chức năng hoạt động kinh doanh sinh lợi trực tiếp.
12. Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh trong các ngành, nghề đã đăng ký với cơ quan
đăng ký kinh doanh.

Sai. Về nguyên tắc, doanh nghiệp được quyền kinh doanh các ngành, nghề không bị
luật cấm (khoản 1 Điều 7 LDN 2020), không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có đăng ký
kinh doanh ngành, nghề đó hay không. Tuy nhiên pháp luật hiện hành quy định nếu doanh
nghiệp muốn kinh doanh thêm những ngành, nghề mới (chưa được ghi trong hồ sơ đăng
ký doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp) hoặc muốn thay đổi ngành, nghề kinh
doanh thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
chính (điểm a khoản 1 Điều 31 LDN 2020). Ngoài ra nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành,
nghề kinh doanh có điều kiện, thì doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh, nếu
không sẽ bị vô hiệu.

Nếu như trong trường hợp DN muốn kinh doanh thêm ngành nghề nào mới mà phải
chờ đăng ký bổ sung ngành nghề và được cấp giấy đăng ký DN mới kinh doanh thì sẽ làm
mất cơ hội kinh doanh của họ, không phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay.

13. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp.

Sai. Vì theo khoản 15 Điều 4 LDN 2020: “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là
văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp
mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp”. Còn giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư là: “văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà
đầu tư về dự án đầu tư” theo khoản 11 Điều 3 Luật Đầu tư 2020.

Trang 4
14. Mọi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp phải được cấp lại Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp mới.

Sai. Không phải mọi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đều được cấp lại GCN
đăng ký doanh nghiệp mới. Trường hợp có thay đổi nội dung GCN đăng ký doanh
nghiệp, doanh nghiệp sẽ được cấp lại GCN đăng ký doanh nghiệp mới (khoản 3 Điều 30
LDN 2020), đối với việc thay đổi các nội dung khác thì doanh nghiệp phải thông báo với
cơ quan đăng ký kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh sau khi nhận thông báo sẽ thay
đổi các thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

15. Doanh nghiệp không có quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có
điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh.

Đúng. Vì kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các
điều kiện kinh doanh là hành vi thuộc danh mục bị nghiêm cấm được quy định tại khoản
6 Điều 16 LDN 2020 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm: “kinh doanh ngành, nghề
đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp
luật hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh trong quá trình hoạt
động”.

16. Mọi điều kiện kinh doanh đều phải được đáp ứng trước khi đăng ký kinh doanh
ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Pháp luật có quy định về thời hạn góp vốn điều lệ vào công ty là 90 ngày kể từ ngày
công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau ngày này nếu các thành
viên không góp đủ thì sẽ phải điều chỉnh về số vốn thực tế đã góp. => chưa

VD: Theo Điều 47.1 LDN 2020 VĐL của công ty TNHH 2 thành viên trở lên khi
ĐKDN là tổng phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong điều lệ công ty
=> Tại thời điểm công ty ĐKDN các thành viên chỉ mới cam kết góp vốn, nghĩa là góp
vốn đủ hay không đủ vẫn được xác lập tư cách thành viên trong kinh doanh ngành nghề có
điều kiện (90 ngày)

17. Công ty con là đơn vị phụ thuộc của công ty mẹ.

Sai. Theo Điều 194.2 LDN 2020 => ta có thể thấy Công ty con là một chủ thể doanh
nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh riêng, là đơn vị kinh doanh độc lập không
phụ thuộc vào doanh nghiệp mẹ. Về mặt pháp lý, các công ty con hoàn toàn độc lập và tự
chủ trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của mình. Bộ máy quản lý và điều

Trang 5
hành của loại hình này như bất cứ một công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn
nào.

18. Doanh nghiệp xã hội có quyền có nhiều người đại diện theo pháp luật.

19. Mọi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đều phải thực hiện thủ tục để được
cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Sai. Không phải mọi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đều được cấp lại GCN
đăng ký doanh nghiệp mới. Trường hợp có thay đổi nội dung GCN đăng ký doanh
nghiệp, doanh nghiệp sẽ được cấp lại GCN đăng ký doanh nghiệp mới (khoản 3 Điều 30
LDN 2020), đối với việc thay đổi các nội dung khác thì doanh nghiệp phải thông báo với
cơ quan đăng ký kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh sau khi nhận thông báo sẽ thay
đổi các thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

20. Doanh nghiệp nhà nước chỉ có thể tồn tại dưới loại hình công ty cổ phần.

Sai. Vì theo Điều 89 LDN 2020 quy định cụ thể DNNN được tổ chức dưới các loại hình
doanh nghiệp sau:
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1
Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020 được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty TNHH 1
thành viên
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ theo quy định tại điểm b khoản 1
Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020 được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty TNHH 02
thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
Như vậy hiện nay có các loại hình doanh nghiệp nhà nước như sau:
- Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
- Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
II. Lý thuyết

1. Phân biệt quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp và quyền góp vốn vào doanh nghiệp.

2. Để đăng ký thành lập doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị những
vấn đề pháp lý nào? Vì sao?

3. Trình bày và cho ý kiến nhận xét về thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định của
pháp luật hiện hành.

4. Luật Doanh nghiệp bảo hộ đối với tên doanh nghiệp như thế nào?

Trang 6
5. Doanh nghiệp được kinh doanh trong phạm vi những ngành, nghề nào? Vì sao?

6. Phân biệt doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm tài sản vô hạn với doanh nghiệp có chế
độ trách nhiệm tài sản hữu hạn.

7. Phân tích các hình thức kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật? Cho ví
dụ đối với mỗi hình thức kinh doanh có điều kiện.

8. Phân biệt vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn đầu tư.

9. Vai trò của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như thế nào?

10. Trình bày các trường hợp xác lập và chấm dứt tư cách người đại diện theo pháp luật
của doanh nghiệp.

11. Cho biết ý nghĩa của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

12. Doanh nghiệp được bắt đầu tiến hành kinh doanh từ thời điểm nào? Vì sao?

13. Vì sao thành viên, cổ đông thành lập công ty phải chuyển quyền sở hữu tài sản cho
công ty, nhưng chủ doanh nghiệp tư nhân thì không phải chuyển quyền sở hữu tài sản
góp vốn cho doanh nghiệp tư nhân?

14. Vì sao tổ chức không có tư cách pháp nhân bị cấm thành lập công ty?

III. Tình huống

1. DNTN An Bình do ông An làm chủ có trụ sở tại TP. HCM chuyên kinh doanh lắp đặt
hệ thống điện. Ông An đang muốn kinh doanh thêm ngành tổ chức, giới thiệu và xúc tiến
thương mại nên ông có những dự định sau:

- Ông An mở thêm chi nhánh của DNTN An Bình tại Hà Nội để kinh doanh ngành tổ
chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại.

- Ông An thành lập thêm một DNTN khác kinh doanh ngành tổ chức, giới thiệu và xúc
tiến thương mại.

- DNTN An Bình đầu tư vốn để thành lập thêm một công ty TNHH 1 thành viên kinh
doanh ngành tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại.

- Ông An góp vốn cùng ông Jerry (quốc tịch Hoa Kỳ) và bà Anna Nguyễn (quốc tịch
Việt Nam và Canada) để thành lập Hộ kinh doanh kinh doanh ngành tổ chức, giới thiệu và
xúc tiến thương mại.

Trang 7
Anh (chị) hãy cho biết theo quy định của pháp luật hiện hành, những ý định trên của ông
An có hợp pháp không, vì sao?

2. Dương, Thành, Trung và Hải thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Bình
Dương kinh doanh xúc tiến xuất nhập khẩu. Công ty được cấp chứng nhận đăng ký kinh
doanh với vốn điều lệ 5 tỷ đồng. Trong thỏa thuận góp vốn do các bên ký:

- Dương cam kết góp 800 triệu đồng bằng tiền mặt (16% vốn điều lệ).

- Thành góp vốn bằng giấy nhận nợ của Công ty Thành Mỹ (dự định sẽ là bạn hàng chủ
yếu của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Bình Dương), tổng số tiền trong giấy ghi nhận nợ
là 1,3 tỷ đồng, giấy nhận nợ này được các thành viên nhất trí định giá là 1,2 tỷ đồng (chiếm
24% vốn điều lệ).

- Trung góp vốn bằng ngôi nhà của mình, giá trị thực tế vào thời điểm góp vốn chỉ
khoảng 700 triệu đồng, song do có quy hoạch mở rộng mặt đường, nhà của Trung dự kiến sẽ
ra mặt đường, do vậy các bên nhất trí định giá ngôi nhà này là 1,5 tỷ đồng (30% vốn điều lệ).

- Hải cam kết góp 1,5 tỷ đồng bằng tiền mặt (30% vốn điều lệ). Hải cam kết góp 500
triệu đồng, các bên thỏa thuận khi nào công ty cần thì Hải sẽ góp tiếp1 tỷ còn lại.

Anh (chị) hãy bình luận hành vi góp vốn nêu trên của Dương, Thành, Trung, Hải.

Trang 8
CHƯƠNG 2. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ HỘ KINH DOANH
I. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao?
1. Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên có quyền thành lập hộ kinh doanh.
SAI. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi, có năng lực pháp
luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ
đăng ký hộ kinh doanh theo quy định (khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP), Như
vậy, không phải mọi cá nhân đủ 18t trở lên đều có quyền thành lập hộ kinh doanh; như với
trường hợp cá nhân đủ 18t nhưng có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất năng lực
hành vi dân sự hay các cá nhân đã đủ 18t nhưng không phải là công dân Việt Nam thì cũng
không thể làm chủ loại hình kinh doanh này.
2. Hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh tại một địa điểm.
SAI. Theo khoản 2 Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, pháp luật Việt Nam cho phép hộ kinh
doanh hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm, cụ thể: “2. Một hộ kinh doanh có thể hoạt
động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh
doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành
hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại."
3. Hộ kinh doanh chỉ có một người đại diện theo pháp luật.

ĐÚNG. Căn cứ khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp
các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại
diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình
ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

4. Chủ hộ kinh doanh không được làm chủ DNTN.


ĐÚNG. Mỗi cá nhân khi đã thành lập hoặc tham gia hộ kinh doanh thì không được đồng
thời làm chủ DNTN. Điều này xuất phát từ đặc tính lệ thuộc trực tiếp vào hoạt động của
chủ hộ kinh doanh và chế độ trách nhiệm vô hạn của hộ kinh doanh.

Đặc điểm chung của chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ hộ kinh doanh là đều phải
chịu trách nhiệm vô hạn vể các nghĩa vụ công ty/hộ kinh doanh.

Mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư
nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

Vì vậy, nếu vừa đảm nhận vai trò làm chủ doanh nghiệp tư nhân vừa là chủ hộ kinh
doanh có thể sẽ gặp phải khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ.

Trang 9
Như vậy, chủ hộ kinh doanh không được đồng thời làm chủ doanh nghiệp tư nhân
nhưng vẫn có thể thành lập hoặc tham gia thành lập những loại hình doanh nghiệp
khác như công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh nếu được sự nhất trí
của các thành viên hợp danh còn lại.

5. Chủ hộ kinh doanh không chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho hộ kinh
doanh.
ĐÚNG. Hộ kinh doanh là 1 chủ thể kinh doanh không có tài sản độc lập, không có sự tách
bạch về sở hữu. Thực chất trong mô hình HKD, cá nhân chủ hộ hoặc các thành viên của hộ
tiến hành hoạt động KD và chịu trách nhiệm về các rủi ro trong kinh doanh một cách cá nhân
(hoặc liên đới giữa các cá nhân) và trực tiếp. Như vậy, không có khái niệm chuyển quyền sở
hữu tài sản góp vốn cho HKD.
6. Tên của hộ kinh doanh được bảo hộ trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương.
SAI. HKD có tên gọi riêng nhưng tên của HKD chỉ được Nhà nước bảo hộ trong phạm vi
huyện.
7. Cán bộ, công chức, viên chức không thể làm chủ hộ kinh doanh.
SAI. Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17 LDN 2020, Cán bộ, công chức, viên chức
không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp. Mặt khác, HKD là đơn vị kinh doanh
đặc trưng của các nhân và gia đình, không phải là doanh nghiệp. Như vậy, Cán bộ, công
chức, viên chức vẫn có thể làm chủ hộ kinh doanh.
8. Thành viên hộ gia đình là người nước ngoài có thể làm chủ hộ kinh doanh.
SAI. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật
và năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ
kinh doanh theo quy định (khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP). Như vậy, người nước
ngoài kể cả là thành viên của hộ gia đình cũng không thể tham gia vào hộ kinh doanh.
9. Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký hộ kinh doanh.
SAI. Trang 132gtr
10. DNTN không được quyền mua cổ phần của công ty cổ phần.
ĐÚNG. Khoản 4 Điều 188 LDN. Vì DNTN không tự nhân danh mình tham gia các
quan hệ pháp luật không có tư cách pháp nhân nên DNTN không thể trở thành 1 nhà
đầu tư, góp vốn vào hay mua cổ phần của các công ty.

Trang 10
11. Chủ DNTN không được quyền làm chủ sở hữu loại hình doanh nghiệp một chủ sở
hữu khác.
ĐÚNG. Theo khoản 3 Điều 188 LDN 2020, chủ DNTN không được đồng thời là chủ hộ
kd, thành viên hợp danh của cty hd hay chủ DNTN khác. Do chủ DNTN phải chịu trách
nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với doanh nghiệp tư nhân đó. Nên không thể
chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hộ kinh doanh hay DNTN
khác cũng như chịu trách nhiệm với tư cách là thành viên hợp danh.
Cách giải thích khác:
ĐÚNG.
DNTN là hình thức tổ chức kinh doanh đại diện trực tiếp, không tách rời với cá nhân chủ
sở hữu. Chủ DNTN phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của DNTN bằng
toàn bộ tài sản của mình (khoản 1 Điều 188 LDN 2020). Do đó, pháp luật đã quy định hạn
chế việc làm chủ đồng thời với hình thức tổ chức kinh doanh có tính đại diện trực tiếp và gắn
kết chặt chẽ tương tự; theo đó, khoản 3 Điều 188 LDN 2020 quy định: “3. Mỗi cá nhân chỉ
được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được
đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh”. Bởi vì cùng 1
người không thể mang tài sản của mình để chịu trách nhiệm tài sản vô hạn ở cả 2 hay nhiều
công ty có tính đại diện trực tiếp và gắn kết chặt chẽ tương tự.
12. Chủ DNTN có thể đồng thời là thành viên sáng lập của công ty cổ phần.

ĐÚNG. Vì theo khoản 4 Điều 188 LDN: “4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền
góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách
nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần”. Như vậy, dựa vào quy định trên, chủ doanh nghiệp tư
nhân có quyền được thành lập công ty cổ phần. Chủ DNTN có thể đồng thời là thành viên
sáng lập của công ty cổ phần.

13. Chủ sở hữu của hộ kinh doanh phải là cá nhân.
SAI. Có 2 đối tượng được quyền thành lập HKD, tạo thành 2 loại HKD, đó là HKD do 1
cá nhân làm chủ và HKD do các thành viên hộ gia đình cùng thành lập, cùng chịu trách nhiệm
về hoạt động KD nhưng chọn ra 1 cá nhân đăng ký làm chủ hộ. Như vậy, thực chất hộ kinh
doanh có thể có 1 chủ hoặc nhiều chủ (các cá nhân thành viên hộ gia đình).
14. Chủ DNTN luôn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
ĐÚNG. Vì theo khoản 3 Điều 190: “3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo
pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân
sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại
diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp
luật”.
Để đảm bảo mọi hoạt động của DNTN thể hiện và thực hiện theo đúng ý chí của chủ
DNTN, pháp luật quy định trong mọi trường hợp, chủ DNTN là người đại diện theo PL duy
nhất của DNTN. Vì vậy, trong DNTN, GĐ, nếu có, chỉ là người đại diện theo uỷ quyền của
chủ DN. Khi có thuê GĐ, chủ DN vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động KD của DN.

Trang 11
15. Việc bán DNTN sẽ làm chấm dứt các hợp đồng mà chủ sở hữu DNTN đang thực
hiện.
16. Trong thời gian cho thuê DNTN, chủ doanh nghiệp vẫn là người đại diện theo pháp
luật của doanh nghiệp.
17. Việc bán DNTN sẽ làm chấm dứt sự tồn tại của DNTN đó.
18. Chủ DNTN bị mất năng lực hành vi dân sự thì đương nhiên bị mất tư cách chủ
DNTN.
SAI. Khoản 4 Điều 193 LDN 2020
19. Chủ DNTN không được làm thành viên công ty hợp danh.
ĐÚNG.
DNTN là hình thức tổ chức kinh doanh đại diện trực tiếp, không tách rời với cá nhân chủ
sở hữu. Chủ DNTN phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của DNTN bằng
toàn bộ tài sản của mình (khoản 1 Điều 188 LDN 2020). Do đó, pháp luật đã quy định hạn
chế việc làm chủ đồng thời với hình thức tổ chức kinh doanh có tính đại diện trực tiếp và gắn
kết chặt chẽ tương tự; theo đó, khoản 3 Điều 188 LDN 2020 quy định: “3. Mỗi cá nhân chỉ
được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được
đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh”. Bởi vì cùng 1
người không thể mang tài sản của mình để chịu trách nhiệm tài sản vô hạn ở cả 2 hay nhiều
công ty có tính đại diện trực tiếp và gắn kết chặt chẽ tương tự.
20. DNTN giảm vốn đầu tư không phải thực hiện thủ tục thông báo thay đổi nội dung
đăng ký doanh nghiệp.
SAI. Gtr Trang 106
II. Lý thuyết
1. Phân tích các đặc điểm cơ bản của DNTN. Giải thích vì sao Luật doanh nghiệp chỉ
cho phép một cá nhân chỉ được làm chủ một doanh nghiệp tư nhân.
2. So sánh thủ tục thành lập hộ kinh doanh với thủ tục thành lập doanh nghiệp.
3. Vì sao tên của hộ kinh doanh chỉ được bảo hộ trong phạm vi cấp huyện.
4. Vì sao chủ DNTN không phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho DNTN?
5. Phân tích hệ quả pháp lý trong các trường hợp bán, cho thuê DNTN.
6. So sánh DNTN và hộ kinh doanh.
7. Vì sao người nước ngoài không thể làm chủ hộ kinh doanh?
8. Tại sao chủ DNTN được quyền bán, cho thuê DNTN, còn chủ sở hữu các doanh nghiệp
khác không có quyền bán, cho thuê doanh nghiệp của mình.
9. Vì sao DNTN và hộ kinh doanh không thể có nhiều người đại diện theo pháp luật?

Trang 12
10. Các trường hợp đặc biệt tại Điều 193 Luật Doanh nghiệp có mâu thuẫn với quy định về
điều kiện làm người quản lý doanh nghiệp tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp hay
không? Vì sao?
III. Tình huống
1. Đầu năm 2021, bà Phương Minh có hộ khẩu thường trú tại TP. Hồ Chí Minh (bà
Minh không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp) dự định đầu tư cùng
một lúc dưới các hình thức sau để kinh doanh:
(i) Mở một cửa hàng bán tạp hóa tại nhà dưới hình thức HKD
(ii) Thành lập doanh nghiệp tư nhân kinh doanh quần áo may sẵn do bà làm chủ sở
hữu, dự định đặt trụ sở tại tỉnh Bình Dương
(iii) Đầu tư vốn để thành lập công ty TNHH 1 thành viên do bà làm chủ sở hữu, cũng
dự định đặt trụ sở tại tỉnh Bình Dương.
(iv) Làm thành viên của công ty hợp danh X có trụ sở tại tình Bình Dương.
Anh (chị) hãy cho biết dự định của bà Phương Minh có phù hợp với qui định của pháp
luật hiện hành không? Vì sao?
2. DNTN An Bình do ông An làm chủ có trụ sở tại TP.HCM chuyên kinh doanh thiết
bị điện. Ông A muốn tăng thêm quy mô và mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của mình
sang ngành tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại nên ông có những dự định sau:
(i) Mở thêm chi nhánh của DNTN An Bình tại Hà Nội và thành lập thêm 1 công ty
TNHH khác do ông làm chủ chuyên kinh doanh ngành tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương
mại.
(ii) DNTN An Bình góp vốn cùng bà Hạnh, ông Phúc, và ông Lộc để thành lập một
công ty cổ phần kinh doanh ngành tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại.
(iii) Ông An góp vốn cùng ông James (quốc tịch Hoa Kỳ), bà Susan Nguyễn (quốc tịch
Canada) và bà Mai (chủ hộ kinh doanh Mai Hoa) để thành lập công ty hợp danh An và Cộng
sự kinh doanh ngành tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại.
Anh (chị) hãy cho biết theo quy định của pháp luật hiện hành, các dự định của ông An
liệu có hợp pháp không?
3. Hộ gia đình ông M do ông M làm chủ hộ gồm có ông M, vợ của ông M (quốc tịch
Canada) và một người con (25 tuổi, đã đi làm và có thu nhập). Hỏi:
(i) Các thành viên hộ gia đình gia đình ông M có được đăng ký thành lập một hộ kinh
doanh được không?

Trang 13
(ii) Giả sử, các thành viên hộ gia đình ông M đã thành lập một hộ kinh doanh. Con của
ông M thành lập thành lập thêm 1 DNTN (hoặc 1 hộ kinh doanh) do mình làm chủ. Hành vi
con của ông M có phù hợp với quy định của pháp luật không? Vì sao?
(iii) Ông M muốn mở rộng quy mô kinh doanh của hộ kinh doanh bằng cách mở thêm
chi nhánh tại tỉnh P và thuê thêm lao động. Những kế hoạch mà ông M đưa ra có phù hợp với
quy định của pháp luật không? Vì sao?
4. Ngày 10/6/2021, Ông An là chủ doanh nghiệp tư nhân Bình An chết nhưng không
để lại di chúc. Ông An có vợ và 2 người con 14 và 17 tuổi. Hai tuần sau, đại diện của công ty
TNHH Thiên Phúc đến yêu cầu Bà Mai vợ ông An thực hiện hợp đồng mà chồng bà đã ký
trước đây. Đại diện công ty Thiên Phúc yêu cầu rằng nếu không thưc hiện hợp đồng thì bà
Mai phải trả lại số tiền mà công ty đã ứng trước đây là 50 triệu đồng và lãi 3% /1 tháng cho
công ty X, bà Mai không đồng ý. Bằng những quy định của pháp luật hiện hành, anh/chị hãy
cho biết:
a) Bà Mai có trở thành chủ DNTN Bình An thay chồng bà hay không? Vì sao?
b) Bà Mai sau đó đề nghị bán lại một phần doanh nghiệp mà chồng bà là chủ sở hữu
cho công ty TNHH Thiên Phúc để khấu trừ nợ. Hỏi bà Mai có thực hiện được việc này hay
không? Nếu được thì bà Mai và công ty Thiên Phúc phải thực hiện những thủ tục gì? Giải
thích tại sao?

Trang 14
CHƯƠNG 3. CÔNG TY HỢP DANH

I. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao?

1. Tất cả những cá nhân thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp đều
không thể trở thành thành viên công ty hợp danh.

2. Mọi thành viên trong công ty hợp danh đều là người quản lý công ty.

3. Mọi thành viên hợp danh trong công ty hợp danh đều là người đại diện theo
pháp luật của công ty trong mọi trường hợp.

4. Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh không được quyền rút vốn khỏi
công ty nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

5. Chỉ có thành viên hợp danh mới có quyền biểu quyết tại Hội đồng thành viên.

6. Công ty hợp danh không được thuê Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc).

7. Thành viên hợp danh phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận khi nhân
danh cá nhân thực hiện các hoạt động kinh doanh.

8. Thành viên góp vốn không được tham gia điều hành, quản lý công ty hợp
danh.

9. Thành viên muốn chuyển phần vốn góp cho người khác phải được Hội
đồng thành viên chấp thuận.

10. Người nhận chuyển nhượng phần vốn góp từ thành viên hợp danh muốn
trở thành viên hợp danh phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.

II. Lý thuyết

1. Phân tích sự khác nhau trong chế độ trách nhiệm của thành viên hợp danh và
thành viên góp vốn trong công ty hợp danh đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công
ty. Tại sao có sự khác nhau đó?

2. Tại sao pháp luật lại hạn chế quyền quản lý công ty của thành viên góp vốn?

3. Các cách thức tăng, giảm vốn điều lệ trong công ty hợp danh.

4. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân có mâu thuẫn với quy định của BLDS
2014 không? Tại sao?

5. Có ý kiến cho rằng pháp luật nên quy định thành viên hợp danh công ty hợp
danh cũng có thể là tổ chức. Anh (chị) có đồng tình hay không? Cho ý kiến riêng.

Trang 15
III. TÌNH HUỐNG

1. Công ty hợp danh Phúc Hưng Thịnh (có vốn điều lệ là 100.000.000 đồng) gồm ba
thành viên hợp danh là (Phúc góp 40% vốn điều lệ), Hưng (góp 30%), và Thịnh (góp 10%);
và hai thành viên góp vốn là An (góp 10% vốn điều lệ) và Nhàn (góp 10%). Sinh viên hãy
giải quyết các tình huống sau:

(i) Sau 2 năm hoạt động, Phúc đề nghị chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình
cho em trai là Phát và yêu cầu công ty không được tiếp tục sử dụng tên mình ghép vào tên
công ty. Các đề nghị của Phúc gặp một số vấn đề sau đây, về việc chuyển nhượng vốn, Hưng
chấp nhận nhưng Thịnh không đồng ý; về yêu cầu đổi tên, cả 2 thành viên Hưng và Thịnh đều
không đồng ý với lý do uy tín của công ty đã gắn liền với cái tên “Phúc Hưng Thịnh”. Hỏi:

- Phát có thể trở thành thành viên hợp danh của công ty không khi mà việc này chỉ
được sự đồng ý của Hưng?

- Việc Phúc đề nghị công ty đổi tên có phù hợp với quy định của pháp luật không?

(ii) Thành viên An do tai nạn giao thông nên mất khả năng nhận thức và bị Tòa án
tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Các thành viên còn lại trong công ty cho rằng tư cách
thành viên góp vốn của An đã chấm dứt nhưng sau đó vợ của An có yêu cầu công ty giữ
nguyên tư cách thành viên góp vốn của An để chị tiếp tục quản lý. Vậy, yêu cầu của vợ An có
phù hợp với quy định của pháp luật không?

2. Công ty hợp danh X gồm năm thành viên hợp danh là A, B, C, D và E; và một thành
viên góp vốn là F. Điều lệ của công ty không có quy định khác với các quy đinh của luật
doanh nghiệp. Tại công ty này có xảy ra các sự kiện pháp lý sau:

(i) Ngày 25/8/2021, C với tư cách là chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc
công ty đã triệu tập họp Hội đồng thành viên để quyết định một dự án đầu tư của công ty.
Phiên họp được triệu tập hợp lệ với sự tham dự của tất cả các thành viên. Khi biểu quyết
thông qua quyết định dự án đầu tư của công ty thì chỉ có A, C, D và E biểu quyết chấp thuận
thông qua dự án. Vậy quyết định của Hội đồng thành viên có được thông qua hay không?

(ii) B muốn chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình tại công ty cho người khác và
B cho rằng việc chuyển nhượng này nếu được Hội đồng thành viên công ty X đồng ý thì sẽ
được. Ý kiến của B có đúng không? Tại sao?
(iii) Tháng 12/2021, Công ty X bị phá sản. Các thành viên hợp danh yêu cầu G là một thành
viên hợp danh cũ đã bị công ty khai trừ vào tháng 1/2021 phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản
nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty. Yêu cầu này có phù hợp với quy định của pháp luật không?

Trang 16
3. Công ty Luật hợp danh Trí Nghĩa gồm bốn thành viên hợp danh là Nhân, Lễ, Tín,
Tâm. Ông Tâm là chủ tich hội đồng thành viên kiêm giám đốc công ty. Trong quá trình hoạt
động, giữa các ông nảy sinh bất đồng trong việc điều phối và phân chia lợi nhuận. Ông Nhân
ngoài việc đảm nhận các công việc của công ty còn tự nhận khách hàng tư vấn với danh nghĩa
cá nhân và hưởng thù lao trực tiếp từ khách hàng. Khi các thành viên còn lại biết việc làm của
ông Nhân đã triệu tập Hội đồng thành viên để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, ông Nhân
không tham dự cuộc họp. Sau đó, vì công việc của công ty ngày càng trì trệ do mâu thuẫn
giữa các thành viên, ông Tâm triệu tập họp Hội đồng thành viên nhưng không mời ông Nhân
vì nghĩ có mời ông Nhân cũng không đi. Kết quả, ông Lễ, Tín và Tâm đều biểu quyết thông
qua quyết định khai trừ ông Nhân ra khỏi công ty với lý do làm mất đoàn kết nội bộ và cạnh
tranh trực tiếp với công ty.

(i) Hành vi của ông Nhân có phải là hành vi vi phạm pháp luật doanh nghiệp?

(ii) Công ty có quyền khai trừ ông Nhân không?

(iii) Cuộc họp ra quyết định khai trừ ông Nhân có hợp pháp không?

Trang 17
CHƯƠNG 4. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
I. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao?
1. Người thừa kế phần vốn góp của thành viên công ty TNHH luôn trở thành thành
viên của công ty đó.
Sai. Bởi vì theo quy định tại khoản 1 Điều 53 LDN 2020, trường hợp thành viên là cá
nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên
của công ty. Tuy nhiên nếu người thừa kế không muốn trở thành thành viên thì phần vốn góp
mà người đó được thừa kế sẽ được công ty mua lại (khoản 4 Đ53 LDN 2020) hay trong
trường hợp người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì người thừa kế
đó cũng không trở thành thành viên của công ty TNHH (khoản 5 Điều 53 LDN 2020).
2. Công ty TNHH không được huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán.
Sai. Vì theo quy định tại khoản 3 Điều 46 LDN 2020, công ty TNHH 2 thành viên trở lên
được quyền phát hành cổ phần trong trường hợp phát hành cổ phần để chuyển đổi thành công
ty cổ phần. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4 Điều 46 LDN 2020, công ty TNHH 2 thành
viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của LDN 2020 và pháp luật có liên quan.
Như vậy nhận định trên sai.
3. Mọi thành viên cá nhân của HĐTV công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều có thể
được bầu giữ chức chủ tịch HĐTV.
Sai. Vì chủ tịch HĐTV là chức danh quản lý nên theo quy định của pháp luật, những
thành viên công ty TNHH 2 thành viên thuộc một trong các trường hợp được nêu tại khoản 2
Điều 17 LDN 2020 không thể được bầu giữ chức chủ tịch HĐTV.
4. Mọi tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp
đều không thể trở thành thành viên HĐTV công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Sai. Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 LDN 2020, HĐTV bao gồm tất cả các thành viên
công ty là cá nhân và người đại diện theo uỷ quyền của thành viên công ty là tổ chức. Như
vậy,
đối với các tổ chức hoặc cá nhân thuộc trường hợp bị cấm thành lập và quản lý DN theo
khoản 2 Điều 17 LDN 2020, nếu họ không rơi vào một trong các trường hợp bị cấm góp vốn
vào công ty theo khoản 3 Điều 17 LDN 2020 thì vẫn có thể trở thành thành viên HĐTV công
ty TNHH 2 thành viên trở lên bằng các góp vốn vào công ty sau thời điểm thành lập công ty.
5. Trong mọi trường hợp, thành viên hoặc nhóm thành viên công ty TNHH 2 thành
viên trở lên sở hữu dưới 10% vốn điều lệ không có quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV.
Sai. Theo quy định tại khoản 2 Điều 49 LDN 2020, khi Điều lệ công ty có quy định một tỷ
lệ khác dưới 10% về quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV cho các thành viên công ty hoặc

Trang 18
trong trường hợp công ty có 1 thành viên sở hữu trên 90% VĐL mà điều lệ công ty không có
quy định khác LDN (khoản 3 Điều 49), thì nhóm thành viên, các thành viên dù sở hữu dưới
10% VĐL vẫn có quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV, miễn là đảm bảo thoả mãn tỷ lệ số vốn
do Điều lệ công ty quy định.
6. Mọi trường hợp tăng vốn điều lệ trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều
làm thay đổi tỷ lệ vốn góp của các thành viên hiện hữu.
CSPL: khoản 2 Điều 68
Sai. Trường hợp huy động vốn từ các thành viên hiện hữu của công ty theo tỷ lệ vốn góp
của họ ban đầu thì VĐL của công ty tăng nhưng tỷ lệ góp vốn của các thành viên hiện hữu
không thay đổi.
Trong trường hợp các thành viên hiện hữu của công ty góp thêm vốn vào công ty theo tỷ
lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty thì dù vốn điều lệ tăng nhưng
tỷ lệ góp vốn của các thành viên hiện hữu không thay đổi.
7. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân với chủ sỡ hữu
công ty phải được sự phê chuẩn của cơ quan đăng ký kinh doanh.
Sai. Theo khoản 6 Điều 86, loại hợp đồng; giao dịch này chỉ cần được ghi chép lại và lưu
giữ thành hồ sơ riêng của công ty, luật không bắt buộc phải được sự phê chuẩn của cơ quan
đăng ký kinh doanh.
8. Hợp đồng giữa công ty TNHH 1 thành viên với chủ sở hữu phải được HĐTV hoặc
Chủ tịch công ty, GĐ hoặc TGĐ và KSV xem xét quyết định theo nguyên tắc đa số.
9. Cuộc họp của Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể
hợp lệ ngay cả khi chỉ có một thành viên dự họp.
Đúng, theo khoản 1 Điều 58 LDN 2020 quy định, cuộc họp HĐTV được tiến hành khi có
số thành viên dự họp sở hữu từ 65% VĐL trở lên. Như vậy, nếu có một thành viên nào trong
công ty TNHH 2 thành viên trở lên sở hữu từ 65% VĐL trở lên thì cuộc họp HĐTV ngay cả
khi chỉ có 1 thành viên đó dự họp vẫn có thể hợp lệ.
Hoặc theo quy định tại khoản 2 Điều 58 LDN 2020, trường hợp cuộc họp HĐTV lần thứ 2
không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 58 và đồng thời các điều
kiện về thời gian thông báo họp cũng được đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật thì
cuộc họp HĐTV lần thứ 3 được tiến hành không phụ thuộc vào số thành viên dự họp và số
vốn điều lệ được đại diện bởi số thành viên dự họp.
10. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền quyết định việc thay đổi địa chỉ trụ sở
chính của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Trang 19
Cspl: điểm k khoản 2 Đ55, điểm a k2 Đ24.
Việc thay đổi trụ sở chính của công ty có ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh, được
quy định trong Điều lệ của công ty. Nếu muốn thay đổi thì phải do Hội đồng thành viên quyết
định.
11. Khi công ty TNHH hai thành viên trở lên tăng VĐL thì tỉ lệ vốn góp giữa các
thành viên sẽ thay đổi.
Sai, trong trường hợp các thành viên hiện hữu của công ty góp thêm vốn vào công ty với
tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty (khoản 2 Điều 68 LDN
2020) thì vốn điều lệ tăng nhưng tỉ lệ vốn góp giữa các thành viên không thay đổi.
12. Thành viên công ty TNHH luôn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn
đã góp vào công ty.
Sai. Theo k1 Đ46 LDN 2020 thì thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đã
góp vào doanh nghiệp, nhưng trừ trường hợp quy định tại k4 Đ47 LDN 2020 đó là thành viên
chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ vốn đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần
vốn đã cam kết trước đó đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian
trước ngày công ty đk thay đổi vốn điều lệ
13. Thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên cũng đồng thời là thành viên
HĐTV của công ty đó.
Sai. Vì theo quy định tại khoản 1 Điều 55 LDN 2020, đối với thành viên công ty là tổ
chức thì tổ chức đó phải cử cá nhân làm người đại diện theo uỷ quyền tham gia HĐTV. Như
vậy, không phải trong mọi trường hợp thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên cũng
đều đồng thời trở thành thành viên HĐTV của công ty đó.
14. Thành viên HĐTV của các công ty đều là người quản lý.
Sai, vì theo khoản 1 Điều 55 quy định thành viên của HĐTV bao gồm tất các thành viên
công ty là cá nhân, do đó thành viên trong HĐTV của công ty TNHH 2 thành viên trở lên có
bao gồm cả những người góp vốn vào công ty, là những chủ sở hữu. Như vậy, không phải tất
cả thành viên của HĐTV của các công ty đều là người quản lý.
Ngoài ra, thành viên góp vốn trong công ty hợp danh không phải là người quản lý.
15. Thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên chưa góp đủ số vốn đã cam kết
phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã góp đối với các nghĩa vụ tài chính
của công ty.
Sai, khoản 2 Điều 47 LDN 2020
16. Công ty TNHH một thành viên luôn có Ban kiểm soát trong cơ cấu tổ chức quản
lý.

Trang 20
Sai, vì căn cứ theo khoản 2 Điều 79 LDN 2020, yêu cầu phải có Ban kiểm soát trong cơ
cấu tổ chức quản lý chỉ đặt ra đối với công ty TNHH 1 thành viên có chủ sở hữu là DNNN
theo quy định tại khoản 1 Điều 88 LDN 2020, những trường hợp khác do Điều lệ công ty
quyết định.
17. Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên phải giữ chức Chủ tịch công ty.
18. Chủ sở hữu công ty là người đại diện theo pháp luật trong công ty TNHH một
thành viên.
Sai. CSPL: Khoản 3 Điều 79 Như vậy, người đại diện theo pháp luật trong công ty TNHH
một thành viên có thể bao gồm Chủ tịch Hội đồng thành viên/ Chủ tịch Công ty, hoặc Giám
đốc hoặc Tổng Giám đốc. Các chức danh này đều do chủ sở hữu bổ nhiệm, trong đó Giám
đốc và Tổng Giám đốc có thể được chủ sở hữu bổ nhiệm hoặc thuê. Do đó, chủ sở hữu công
ty không hẳn là người đại diện theo pháp luật trong công ty TNHH một thành viên.
19. Chủ tịch HĐTV của công ty TNHH một thành viên không được kiêm nhiệm
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.
Sai, HĐTV bầu một thành viên làm Chủ tịch, là người đứng đầu HĐTV và có thể kiêm
chức TGĐ hoặc GĐ công ty. CSPL: Khoản 1 Đ56 LDN 2020.
20. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty TNHH một thành viên không được kiêm
nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc tại doanh nghiệp khác.
Sai. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty TNHH một thành viên có thể kiêm nhiệm
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc tại doanh nghiệp khác (trừ Doanh nghiệp Nhà nước theo
Khoản 5 điều 101 LDN) chỉ cần người đó đáp ứng được tất cả các điều kiện ở Điều 64 LDN
2020.
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-te-dai-hoc-da-nang/phap-
luat-dai-cuong/bai-tap-tinh-huong-cty-tnhh/22903174
II. Lý thuyết
1. Phân tích các trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên trở
lên và cho biết hậu quả pháp lý của từng trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ?
2. Phân tích cơ chế kiểm soát các giao dịch có nguy cơ tư lợi trong công ty TNHH 1
thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu? Các quy định về kiểm soát giao dịch có nguy
cơ tư lợi ở công ty TNHH 1 thành viên có khác với công ty TNHH 2 thành viên trở lên
không?
3. So sánh chuyển nhượng vốn góp và mua lại vốn góp trong công ty TNHH 2 thành viên
trở lên?

Trang 21
4. Hãy phân biệt công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ sở hữu và công
ty TNHH một thành viên do một tổ chức làm chủ sở hữu. Giải thích vì sao lại có
những quy định khác biệt này.
III. Tình huống

1. Công ty TNHH X có 4 thành viên A (10%), B (20%), C (30%), D (40%). Vốn điều
lệ công ty là 2 tỷ. (Đã xem 3 lần rồi)

i. Nếu công ty này tăng vốn điều lệ lên thành 3 tỷ đồng thì có những cách tăng
nào? Anh chị hãy xác định phần vốn góp thêm của từng thành viên và tỷ lệ vốn
góp của họ trong từng trường hợp tăng đó?

ii. A muốn chuyển toàn bộ phần vốn góp của A trong công ty thì A phải thực hiện
thủ tục như thế nào? Anh/chị hãy xác định phần vốn mà các thành viên còn lại
được mua. A có thể chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình với giá 1 tỷ
không hoặc 100 triệu không?

iii. Nếu A chuyển nhượng với giá đó thì vốn điều lệ của công ty có thay đổi không,
thay đổi như thế nào?

iv. B bỏ phiếu không tán thành quyết định của Hội đồng thành viên, B có thể yêu
cầu công ty mua lại vốn của mình không?

v. Nếu B thuộc trường hợp được yêu cầu công ty mua lại vốn, B có thể bán phần
vốn đó với giá 1 tỷ không?

vi. Nếu Công ty mua lại vốn của B với giá 1 tỷ thì vốn điều lệ của công ty có thay
đổi không, thay đổi như thế nào?

vii. Anh/chị hãy cho biết những người sau đây có được trở thành thành viên công ty
X không? M được A tặng toàn bộ phần vốn góp của A; N được thừa kế phần
vốn góp của B; Y được C trả nợ bằng toàn bộ phần vốn góp của C.

2. Công ty TNHH X có 5 thành viên. VĐL của công ty này là 1 tỷ đồng.

Đã xem lần 3

i. A sở hữu 10% vốn điều lệ quyền triệu tập họp HĐTV không? Nêu điều kiện.

ii. Cuộc họp HĐTV chỉ có 1 thành viên dự họp có thể hợp lệ không? ĐL cty có
thể quy định tỷ lệ cao hơn nhé, có thể hợp lệ nếu thành viên đạt được tỷ lệ phần

Trang 22
vốn góp tối thiểu theo quy định. TV sở hữu 65 percent vốn điều lệ mà điều lệ
cty k có quy định khác

iii. Cuộc họp HĐTV chỉ có số thành viên sở hữu 10% VĐL dự họp thì có thể hợp
lệ không?

L1, L2 K TIẾN HÀNH ĐC, thông báo tiến hành hợp trễ và điều lệ cty k có quy
định khác

iv. Cuộc họp dự định tổ chức vào ngày 03/03/2021 nhưng chỉ có số thành viên dự
họp sở hữu 50% vốn điều lệ, nên ngày 30/03/2021 công ty tổ chức cuộc họp
khác và cũng chỉ có số thành viên dự họp sở hữu 50% vốn điều lệ. Các cuộc
họp này có hợp lệ không?

ĐK đi họp điều lệ cty đc đặt ra higher qualities rather than EL. Đảm bảo về thời
gian thông báo mời họp nữa mới hợp lệ.

ĐK về thời gian; tỷ lệ vốn tối thiếu, điều lệ cty có quy định khác ko?

v. Một cuộc họp có số thành viên dự họp sở hữu 90% vốn điều lệ. Tại cuộc họp
này quyết định bán một tài sản của công ty trị giá 700 triệu. Điều kiện để thông
qua quyết định này là gì?

Chia hai trường hợp

1/ 700tr > 50% tài sản công ty

2/ Hđ dưới 50% tài sản công ty

Đkien thông qua: Điểm a điều 59

vi. Điều lệ công ty X có thể quy định rằng “Các cuộc họp HĐTV công ty chỉ hợp lệ
khi có số thành viên sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ…”? có

vii. Công ty X dự định thuê nhà của ông A là GĐ của công ty. Ông A sở hữu 40%
vốn của công ty. Hợp đồng này có cần được HĐTV công ty thông qua không,
điều kiện thông qua như thế nào? Phải đc HĐTV thông qua. K1d67

3. Công ty TNHH Sông Tranh có trụ sở tại Bình Dương và được cấp GCN đăng ký
doanh nghiệp vào ngày 21/01/2021. Công ty gồm có 4 thành viên M, N, E, F và vốn điều lệ 1
tỷ. Phần vốn góp của các thành viên lần lượt như sau: 91%, 4%, 3%, 2%. Các thành viên bầu
M làm chủ tịch hội đồng thành viên đồng thời M cũng là giám đốc của công ty. Đã xem

Trang 23
Giả định điều lệ công ty không có quy đinh khác, bằng các quy định của LDN 2014,
anh/chị hãy cho biết ý kiến của mình về các sự kiện sau đây:

i. Tháng 2/2021, E và F có dự định gửi văn bản yêu cầu chủ tịch HĐTV triệu tập
họp HĐTV để giải quyết một số vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. E
và F có thể thực hiện quyền của mình không, vì sao?

ii. Tháng 7/2021 ông M đã nhân danh công ty Sông Tranh ký hợp đồng thuê một
tài sản của ông N. Các thành viên còn lại cho rằng việc ông M tự mình ký kết
như vậy mà chưa thông qua quyết định của HDTV công ty Sông Tranh là không
đúng với quy định của pháp luật vì đây là loại hợp đồng phải được sự chấp
thuận của HDTV.

4. A, B, C cùng góp vốn thành lập Công ty TNHH X kinh doanh thương mại và dịch
vụ. Ngày 05/07/2021, Công ty được Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phần
vốn góp của các bên vào vốn điều lệ được xác định như sau:

i. A góp bằng một căn nhà tại đường Nguyễn Tất Thành, Quận 4, trị giá 400 triệu
đồng, chiếm 40% vốn điều lệ. Căn nhà này được Công ty sử dụng làm trụ sở
giao dịch.
ii. B góp vốn bằng một số máy móc xây dựng trị giá 300 triệu đồng, chiếm 30%
vốn điều lệ.
iii. C góp 300 triệu đồng tiền mặt, chiếm 30% vốn điều lệ.

Sau khi Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các thành viên đã
thực hiện thủ tục góp vốn vào Công ty theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Để
tổ chức bộ máy quản lý nội bộ Công ty, các thành viên nhất trí cử A làm Chủ tịch Hội đồng
thành viên, B làm Giám đốc, và C là Kế toán trưởng Công ty. Điều lệ của Công ty quy định B
là đại diện theo pháp luật của Công ty.

Do sự biến động trên thị trường bất động sản nên giá trị thực tế của căn nhà mà A
mang ra góp vốn đã lên tới 1 tỷ đồng. Với lý do trước đây không có tiền mặt để góp vốn nên
phải góp bằng căn nhà, nay đã có tiền mặt, A yêu cầu rút lại căn nhà trước đây đã mang góp
vốn, và góp thế bằng 500 triệu đồng tiền mặt. B và C không đồng ý.

Nhà của cty r nên k đc quyền biểu quyết về vấn đề này đc, B,C k có quyền đó.

Giá trị căn nhà tăng lên thuộc về A hay thuộc về công ty?A có thể rút căn nhà trước
đây đã mang góp vốn để góp thế bằng 500 triệu đồng tiền mặt được không? Căn cứ pháp lý?

Trang 24
Giả sử  B và C đồng ý cho A rút lại căn nhà và góp tiền thay thế vào thì có đúng pháp luật
không? Căn cứ pháp lý của việc này có thể tham chiếu ở đâu?

5. An, Bình, Chương và Dung thành lập công ty TNHH Phương Đông kinh doanh mua
bán thủy sản, vật tư ngành thủy sản với vốn điều lệ là 1 tỉ đồng. An góp 200 triệu đồng bằng
tiền mặt (20% vốn điều lệ); Bình góp một chiếc ô-tô được định giá 200 triệu đồng (20% vốn
điều lệ); Chương góp kho bãi kinh doanh, một số thiết bị vật tư được định giá 500 triệu đồng
(50% vốn điều lệ); và Dung góp 100 triệu đồng bằng tiền mặt (10% vốn điều lệ). Đã xem

Theo Điều lệ công ty, Chương là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Bình là giám đốc, An
là Phó giám đốc; Giám đốc là người đại diện theo pháp luật cho công ty. Sau một năm hoạt
động phát sinh mâu thuẫn giữa Chương và Bình. Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng thành viên
và là người góp nhiều vốn nhất, Chương ra một quyết định cách chức Giám đốc của Bình và
bổ nhiệm An làm Giám đốc thay thế. Không đồng ý với quyết định kể trên, Bình vẫn tiếp
tục giữ con dấu của công ty. Sau đó với danh nghĩa công ty Phương Đông, Bình kí hợp đồng
vay 700 triệu đồng của công ty TNHH Trường Xuân. Theo hợp đồng, công ty Trường Xuân
chuyển trước 300 triệu đồng cho công ty Đông Phương. Toàn bộ số tiền này được Bình
chuyển sang tài khoản cá nhân của minh. Theo sổ sách, tài sản của công ty Phương Đông vào
thời điểm này khoảng 1,2 tỷ đồng.

Chương kiện Bình ra tòa, yêu cầu Bình nộp lại con dấu cho công ty, phải hoàn trả số
tiên 300 triệu đồng cho công ty và bồi thường thiệt hại cho công ty. Thêm nữa, công ty
TNHH Trường Xuân cũng khởi kiện công ty Phương Đông, yêu cầu hoàn trả số tiền 300 triệu
đồng mà Trường Xuân đã cho Phương Đông vay.

Câu hỏi:

i. Quyết định cách chức giám đốc Bình và bổ nhiệm giám đốc An có đúng không?
Tại sao?

ii. Việc Bình nhân danh công ty Phương Đông ký hợp đồng vay nợ của Trường
Xuân có đúng pháp luật không?

6. Công ty TNHH Y có 5 thành viên là A, B, C, D và E. Vốn điều lệ của Công ty


TNHH Y là 1 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên là: A chiếm 10%, B
chiếm 40%, C chiếm 20%, D chiếm 25% và E chiếm 5%. Theo Điều lệ công ty, A là Chủ tịch
Hội đồng thành viên (HĐTV); B là Giám đốc và B đồng thời là người đại diện theo pháp luật
của công ty.

Trang 25
Ngày 02/01/2021, E gửi văn bản đề nghị A triệu tập họp HĐTV để xem xét cách
chức Giám đốc của B. Tuy nhiên, đã quá 20 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của E mà A
vẫn không triệu tập họp HĐTV. Sau đó, E đã đứng ra triệu tập họp HĐTV, cuộc họp này
được diễn ra mà không có A và B dự họp. Khi thông qua nghị quyết về việc cách chức Giám
đốc của B, tất cả các thành viên dự họp (gồm C, D và E) đều biểu quyết đồng ý. Hãy bình
luận về tính hợp pháp của các sự kiện nêu trên?

B muốn chuyển nhượng toàn bộ PVG của mình tại công ty cho người khác. Tất cả các
thành viên còn lại của công ty đều muốn mua PVG của B. Hãy xác định PVG mà mỗi thành
viên có thể mua lại từ B.

7. Công ty TNHH X có 4 thành viên là A, B, C và D. Vốn điều lệ của Công ty TNHH


X là 1 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên là: A chiếm 10%, B chiếm
20%, C chiếm 40% và D chiếm 30%. Theo Điều lệ công ty, A là Chủ tịch Hội đồng thành
viên (HĐTV); B là Giám đốc và B đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Điều lệ không có quy định khác Luật Doanh nghiệp.

i. Ngày 02/01/2021, Công ty TNHH X triệu tập cuộc họp HĐTV để thông qua
hợp đồng mua bán nguyên vật liệu giữa công ty TNHH X với A là chủ tịch
HĐTV của công ty. Tất cả thành viên đều tham dự cuộc họp, khi biểu quyết chỉ
có D bỏ phiếu phản đối. Anh/chị hãy cho biết nghị quyết trên được thông qua
không? Giải thích.

ii. Ông A chuyển toàn bộ PGV của mình cho bà H để thanh toán nợ giữa ông A và
bà H. Sau đó, bà H yêu cầu được hưởng quyền thành viên như ông A. Tuy
nhiên, HĐTV của Công ty X không đồng ý. Quyết định HĐTV của công ty X
không đồng ý bà H được hưởng quyền thành viên sau khi nhận chuyển nhượng
vốn góp của ông A có ĐÚNG quy định pháp luật không? Tại sao?

8. Công ty TNHH X có 4 thành viên với phần vốn góp lần lượt là: ông Hùng góp 01 tỉ,
bà Hương góp 1 tỉ, bà Hiền góp 1,5 tỉ, công ty TNHH Hưng Thịnh góp 500 triệu. Bà hiền làm
Chủ tịch HĐTV, ông Hưng làm Tổng giám đốc. Hãy bình luận về tính hợp pháp của các sự
kiện dưới đây.

i. Tháng 1/2021, bà Hương xảy ra mâu thuẫn với các thành viên còn lại về
phương án tổ chức kinh doanh, nên ngay sau đó Công ty X tổ chức họp HĐTV
và thông qua nghị quyết với nội dung mua hết phần vốn góp của bà Hương với
giá 02 tỉ đồng để bà Hương rút lui khỏi công ty.

Trang 26
ii. Bà Hương dự định cùng với em trai của mình góp vốn thành lập công ty hợp
danh và bà nắm giữ chức vụ Tổng giám đốc của công ty này.

iii. Công ty X quyết định tăng VĐL bang cách huy động vốn từ thành viên mới,
Công ty Hưng Thịnh góp thêm 05 tỉ đồng để nâng tỉ lệ sở hữu PVG. Vào tháng
02/2021, Công ty X mua 02 tỉ PGV từ một thành viên của Công ty TNHH Hưng
Thịnh.

9. Công ty TNHH Hồng Huệ thành lập ngày 01/03/2021 có trụ sở tại Hà Nội, vốn điều
lệ do 4 thành viên đóng góp theo tỷ lệ, Hồng góp 25%, Huệ góp 30%, Cúc góp 20% (cam kết
sẽ góp đủ trong tháng 4/2021), Lan góp 25%. Huệ là Chủ tịch HĐTV, kiêm GĐ và là người
đại diện theo pháp luật. Sau thời gian hoạt động, Huệ muốn thay đổi một số nội dung trong
Điều lệ Công ty nên đã triệu tập họp HĐTV đúng trình tự, thủ tục (triệu tập lần 1) nhưng tại
phiên họp chỉ có Huệ và Lan tham dự, nghị quyết sửa Điều lệ Công ty chỉ được Huệ và Lan
biểu quyết thông qua.

i. Cuộc họp HĐTV có hợp lệ không?

ii. Nghị quyết sửa đổi Điều lệ của Công ty TNHH Hồng Huệ có đúng quy định
pháp luật không? Vì sao?

iii. Giả sử đến ngày 1/6/2021, Cúc chưa góp đù số tiền mặt bằng 20% vốn điều lệ
thì phải giải quyết như thế nào? Lan muốn mua lại phần vốn góp của Cúc có
được không?

iv. Trường hợp Huệ muốn tăng vốn điều lệ của Công tỵ thì phải thực hiện các thủ
tục gì? Huệ có thể dùng xe ô tô Camry 2.0 để góp vốn vào Công ty trong trường
hợp nào, Công ty và Huệ phải thực hiện những thủ tục gì?

v. Khi họp HĐTV, Hồng đã bỏ phiếu không tán thành về quyền và nghĩa vụ của
thành viên. Khi Hồng muốn nhượng lại phần vốn góp cho người khác nhưng
công ty không đồng ý và yêu cầu chỉ được chuyển nhượng cho thành viên của
công ty theo mức giá quy định nguyên tắc trong Điều lệ công ty, nếu chuyển
nhượng cho người khác phải được sự chấp thuận của công ty bằng văn bản.
Quyết định của công ty không đồng ý cho Hồng chuyển nhượng vốn góp cho
người khác có đúng quy định không? Tại sao?

Trang 27
CHƯƠNG 5. CÔNG TY CỔ PHẦN
I. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
1. Mọi cổ đông của công ty cổ phần đều có quyền sở hữu tất cả các loại cổ phần của
công ty cổ phần.
Sai, không phải mọi cổ đông của công ty cổ phần đều có quyền sở hữu tất cả các loại cổ
phần của công ty cổ phần. Vì căn cứ theo khoản 1 Điều 116 LDN 2020 quy định đối với loại
cổ phần ưu đãi biểu quyết, chỉ có tổ chức được chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập mới
được quyền nắm giữ loại cổ phần này.
2. HĐQT CTCP có thẩm quyền chấp thuận các hợp đồng, giao dịch có giá trị lớn
hơn 35% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu điều lệ
công ty không quy định một tỷ lệ khác.
Sai, câu nhận định trên không nêu rõ ràng về loại hợp đồng, giao dịch có giá trị lớn hơn
35% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty thuộc thẩm quyền
chấp thuận của HĐQT CTCP là loại hợp đồng nào. Bởi vì căn cứ theo điểm h khoản 2
Điều 153 LDN 2020, HĐQT CTCP chỉ có quyền thông qua các hợp đồng, giao dịch có giá trị
từ 35% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty khi điều lệ công ty
không quy định một tỷ lệ khác nếu đó là các loại hợp đồng mua, bán, vay, cho vay. Tuy
nhiên, đối với loại hợp đồng, giao dịch đầu tư hoặc bán số tài sản từ 35% tổng giá trị tài
sản trở lên ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty mà điều lệ công ty không quy
định một tỷ lệ khác, HĐQT CTCP không có thẩm quyền chấp thuận mà thẩm quyền này
thuộc về ĐHĐCĐ CTCP theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 138.
3. Sau thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp giấy CNĐKDN, cổ đông CTCP có quyền
tự do chuyển nhượng các cổ phần thuộc sở hữu của mình cho người khác.
Sai, vì căn cứ theo K1 Đ127 quy định trong trường hợp điều lệ công ty có quy định hạn
chế chuyển nhượng cổ phần thì cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập có thể không được tự
do chuyển đổi kể cả sau thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng
ký DN.
4. Cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết luôn có số phiếu biểu quyết cao hơn
cổ đông nắm giữ cổ phần phổ thông.
Sai. Phụ thuộc vào số lượng cổ phần nắm giữ và số lượng quyền biểu quyết của 1 cổ phần
ưu đãi biểu quyết. Vd: 1 cổ đông nắm giữ 1 cổ phần ưu đãi biểu quyết và điều lệ công ty quy
định rằng 1 có ưu đãi biểu quyết có 5 quyền biểu quyết thì cổ đông đó có 5 quyền biểu quyết
but 1 cổ đông khác nắm giữ 1000 CPPT tương ứng 1000 quyền biểu quyết. Khi này một cổ
đông nắm giữ 1 CP ưu đãi biểu quyết không thể nào có quyền biểu quyết cao hơn cổ đông
nắm giữ cổ phần phổ thông.
5. Tất cả các cổ đông công ty cổ phần đều có quyền tham dự và biểu quyết tại
ĐHĐCĐ.

Trang 28
Sai. Đ117, k3đ118
6. Công ty cổ phần có quyền mua lại tất cả các loại cổ phần đã bán với số lượng
không hạn chế.
Sai. Đ133 thì công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông qua đã
bán, 1 phần or toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán theo quy định. Như vậy, có thể thấy
CTCP không có quyền mua lại tất cả các loại cổ phần đã bán với số lượng không hạn chế.
7. Công ty cổ phần có trên 11 cổ đông phải có Ban Kiểm soát.
Sai. K1Đ137. Không phải trong mọi trường hợp CTCP có trên 11 cổ đông phải có Ban
kiểm soát. Nếu CTCP lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo mô hình điểm b K1Đ137
thì không phải thành lập Ban kiểm soát dù công ty có trên 11 cổ đông.
Thầy hỏi thêm khi nào buộc phải có BKS: công ty buộc phải có BKS khi: hđ theo mô
hình điểm a k1 điều 137 và không rơi vào trường hợp bắt k buộc phải có ban kiểm soát hoặc
cách khác: có từ 11 cổ đông trở lên hoặc các cổ đông là tổ chức sở hữu từ 50% tổng số cổ
phần của công ty.
8. Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần.
Sai. Bởi vì chủ tịch HĐQT sẽ không phải là người đại diện theo pháp luật của CTCP nếu
công ty đó chỉ có 1 người đại diện theo pháp luật và điều lệ công ty quy định Tổng giám đốc
hoặc Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty (khoản 2 Điều 137).
9. CTCP có thể tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu.
Sai. K1 Đ112 Vốn điều lệ ctcp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. VĐL được tính
trên cổ phần đã bán các loại nên VĐL tăng hay giảm sẽ phụ thuộc vào số lương cổ phần các
loại đã bán, không phụ thuộc vào việc phát hành trái phiếu.
Thầy nói thêm: Việc phát hành trái phiếu chuyển đổi sẽ dẫn tới việc tăng vốn điều lệ.
Người sở hữu trái phiếu chuyển đổi có thể trở thành cổ đông trong tương lai: từ trái phiếu
chuyển đổi thành cổ phiếu. CT có lợi nhuận thì trở thành cổ đông nên sẽ đáp ứng điều kiện
chuyển thành cổ phiếu để thu cổ tức.
10. Thành viên HĐQT trong công ty cổ phần không được là thành viên HĐQT của
công ty cổ phần khác.
Sai, điểm c K1 Đ155 pla pla nên nhận định trên là nhận định sai
11. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng kí mua ít nhất 20% tổng số cổ phần
phổ thông được quyền chào bán của công ty.
Sai, căn cứ theo K2Đ120 LDN nghĩa vụ các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng kí mua
ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán của công ty chỉ được đặt ra tại
thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp.
12. CPPT của cổ đông sáng lập bị hạn chế chuyển nhượng trong thời hạn 03 năm, kể
từ ngày công ty được cấp GCNĐKDN.

Trang 29
Sai, căn cứ theo khoản 4 Điều 120 LDN 2020, CPPT của cổ đông sáng lập vẫn có thể tự do
chuyển nhượng cổ phần trong 3 năm kể từ ngày công ty được cấp GCNĐKDN trong trường
hợp cổ đông sáng lập muốn chuyển nhượng số cổ phần mà họ có thêm sau khi đăng ký thành
lập DN.
13. Cổ đông công ty cổ phần có quyền dùng cổ phần của mình để trả nợ.
Sai, cổ đông công ty cổ phần chỉ có quyền dùng cổ phần của mình để trả nợ nếu không rơi
vào trường hợp chuyển nhượng cổ phần ưu đãi cổ tức được quy định tại K3Đ116 (trừ TH
chuyển nhượng theo bản án, quyết định của TA đã có hiệu lực pháp luật) và việc cổ đông
dùng cổ phần của mình để trả nợ phải không thuộc vào các trường hợp mà điều lệ công ty quy
định hạn chế quyền chuyển nhượng (K1 Đ127 LDN).
14. Cổ phần của cổ đông sáng lập bị hạn chế chuyển nhượng trong 3 năm kể từ ngày
công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.
Sai, căn cứ theo điểm a khoản 4 Điều 120 LDN 2020, CPPT của cổ đông sáng lập vẫn có
thể tự do chuyển nhượng cổ phần trong 3 năm kể từ ngày công ty được cấp GCNĐKDN trong
trường hợp cổ đông sáng lập muốn chuyển nhượng số cổ phần mà họ có thêm được sau thời
điểm đăng ký thành lập DN.
Cách khác: CP mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập DN sẽ không bị hạn
chế chuyển nhượng trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp HCNĐKTLDN theo
điểm a khoản 3 Điều 120 LDN.
15. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng sau thời hạn
3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Sai, vì căn cứ theo K1 Đ127 quy định khi điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển
nhượng cổ phần thì cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập có thể không được tự do chuyển
đổi sau thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký DN.
Sai, vì căn cứ theo K1 Đ127 quy định trong trường hợp điều lệ công ty có quy định hạn
chế chuyển nhượng cổ phần thì cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập có thể không được tự
do chuyển đổi kể cả sau thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng
ký DN.
16. Hợp đồng có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài
chính gần nhất của công ty cổ phần phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.
Sai, Thuộc tq của ĐHĐCĐ or HĐQT (nếu đó là hợp đồng mua bán, vay cho vay or hợp đồng
khác).
Dưới 35%: người đại diện theo PL quyết định
Đối với những quyết định đầu tư, bán tài sản với giá trị từ 35% sẽ phải được sự ĐHĐCĐ
chấp thuận nếu Điều lệ công ty có quy định khác lớn hơn thì vẫn phải được ĐHĐCĐC chấp
thuận (điểm d Điều 138).

Trang 30
Khoản 2 điểm h Điều 153, loại hợp đồng này thuộc thẩm quyền của HĐQT
Người đại diện theo Pl là ng đương nhiên có quyền nhân danh cty ký kết các hợp đồng
kể cả thẩm quyền đó có thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ hay HĐQT thì bước cuối cùng vẫn
bắt buộc phải được ng đại diện theo PL ký hoặc uỷ quyền hợp pháp.
Đối với hợp đồng, giao dịch có giá trị lớn (thuộc thẩm quyền của 1 trong 2 cơ quan:
ĐHĐCĐ or HĐQT). Gs, điều lệ cty k có quy định khác thì dưới 35% thuộc thẩm quyền của
người đại diện theo PL, luật lấy ngưỡng là 35%, từ 35% giá trị tổng tài sản sẽ thuộc thẩm
quyền quyết định đầu tư, bán tài sản ĐHĐCĐ; HĐQT cũng có quyền thông qua những giao
dịch hợp đồng mua bán, vay cho vay có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản của công ty trừ
những giao dịch thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Khi nào thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ hay
HĐQT thì phụ thuộc vào loại hợp đồng. Nếu là quyết định đầu tư hoặc bán tài sản từ 35%
thuộc thẩm quyền ĐHĐCĐ (Đ138); Hợp đồng mua, bán, vay cho vay, hợp đồng giao dịch
khác thuộc thẩm quyền thông qua chấp thuận của HĐQT (Đ153).
Dưới 35%: người đại diện theo PL
Hợp đồng giao dịch với người có liên quan: phải chứng minh hợp đồng đó thuộc vào
quy định K1Đ167, trong mọi TH, người đại diện theo PL đều k được quyết: Dưới 35: HĐQT;
từ 35% trở lên: ĐHĐCĐ. Người đại diện theo PL phải gửi dự thảo cho HĐQT, HĐQT trình
lên ĐHĐCĐ thông qua giao dịch đó. Nếu hợp đồng có giá trị 35% tổng tài sản của công ty: có
thể thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ or HĐQT; nếu đây là hợp đồng của người có liên quan thì
thuộc về ĐHĐCĐ.
Trong CTTNHH, hợp đồng của người có liên quan chỉ có 1 cơ quan có quyền thông
qua: Hội đồng thành viên.
17. Cổ đông biểu quyết phản đối quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc thay
đổi địa chỉ trụ sở của công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình.
Nhận định sai CSPL Khoản 1 Điều 132 LND 2020 Khi cổ đông biểu quyết phản đối quyết định của ĐHĐCĐ về
việc thay đổi địa chỉ trụ sở của công ty thì không có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Quyền
yêu cầu này chỉ được phép trong trường hợp cổ đông này biểu quyết phản đối nghị quyết về tổ chức lại công
ty, thay đổi quyền và nghĩa vụ của cổ đông. Tức là những nghị quyết liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích
của cổ đông đó thì mới có quyền yêu cầu công ty mua lại.

18. Hội đồng quản trị có quyền quyết định giá bán cổ phần thấp hơn giá thị trường.
19. Chào bán cổ phần cho các cổ đông hiện hữu không làm thay đổi tỉ lệ sở hữu cổ
phần giữa các cổ đông. Có ảnh chụp
Nhận định Sai. CSPL: Điểm c Khoản 2 và Khoản 3 Điều 124 Luật Doanh nghiệp 2020 (sửa đổi, bổ sung
2022). Cổ đông có quyền chuyển quyền ưu tiên mua cổ phần của mình cho người khác. Như vậy, nếu cổ
đông chuyển quyền ưu tiên mua cổ phần của mình cho một người khác, thì cổ đông đó không mua cổ phần
được chào bán, số cổ phần không được tăng lên nên khi đó sẽ làm thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phần giữa các cổ
đông.
Tóm lại, chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu là một phương thức huy động vốn hiệu
quả mà không làm thay đổi sổ lượng cổ đông, đảm bảo sự ổn định trong công ty cổ phần.

Trang 31
20. Công ty cổ phần không thể phát hành thêm cổ phần nếu chưa bán hết lượng cổ
phần chưa bán.
Sai, Xem quy định chào bán cổ phần (Đ123,124,125)
K2Đ123: Trong chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu; cb cổ phần riêng lẻ K2Đ125,
K1Đ125, k có điều kiện phải bán hết cổ phần ch bán. Nên ctcp có thể phát hành thêm cổ
phần trong khi chưa bán hết lượng cổ phần chưa bán.
Đk để chào bán k có giới hạn công ty phải bán hết cổ phần trong quá khứ đã phát hành
mới đc phát hành thêm. K có giới hạn j cả.
II. LÝ THUYẾT
1. Nêu điểm khác biệt giữa thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên với cổ đông
CTCP.
2. Phân biệt các loại cổ phần của công ty cổ phần (CP phổ thông với CP ưu đãi/ Cổ phần ưu
đãi với nhau). Nếu có thể lựa chọn, bạn sẽ chọn loại cổ phần nào để sở hữu? Giải thích lý
do?
3. Phân tích và cho ví dụ về nguyên tắc bầu dồn phiếu trong công ty cổ phần.
4. Hãy phân tích các điểm khác biệt cơ bản nhất về cơ cấu tổ chức quản lý giữa công ty cổ
phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên và nhận xét về các sự khác biệt đó.
5. Thế nào là cổ đông thiểu số? Hãy phân tích các quy định mang tính chất bảo vệ quyền lợi
cổ đông thiểu số của Luật Doanh nghiệp 2020.
6. Hãy phân tích các trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần.
7. Phân tích và so sánh cơ chế kiểm soát các giao dịch có nguy cơ tư lợi trong công ty TNHH
hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.
8. Phân biệt các hình thức chào bán cổ phần trong công ty cổ phần.
9. So sánh hoạt động chào bán cổ phần với chào bán trái phiếu trong công ty cổ phần.
10. Vì sao khi công ty cổ phần mua lại cổ phần của cổ đông làm giảm vốn điều lệ của công
ty?
III. TÌNH HUỐNG
1. TÌNH HUỐNG 1.
Công ty cổ phần xây dựng Bình Minh có bốn (04) cổ đông sáng lập là ông A, ông B, bà
C và ông D. Ông A là chủ tịch Hội đồng quản trị đồng thời là Tổng giám đốc công ty. Công
ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vào tháng 10/2021. Tại thời điểm đăng
ký doanh nghiệp, các cổ đông đã đăng ký mua và thanh toán đủ một số lượng cổ phần như
sau:
Ông A: 5000 cổ phần ưu đãi cổ tức và 5000 cổ phần phổ thông

Trang 32
Ông B: 10.000 cổ phần phổ thông
Bà C: 15.000 cổ phần ưu đãi cổ tức và 5000 cổ phần phổ thông
Ông D: 20.000 cổ phần phổ thông
Căn cứ vào quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, anh (chị) hãy giải quyết các tình
huống sau đây:
1. Tháng 01/2016, bà C muốn chuyển nhượng toàn bộ 15.000 cổ phần ưu đãi cổ tức
cho bạn thân của bà là bà M nhưng bị các cổ đông còn lại phải đối vì chưa được Đại hội đồng
cổ đông chấp thuận.
Theo anh (chị), bà C có thực hiện được việc chuyển nhượng cổ phần nêu trên một cách
hợp pháp không? Vì sao?
2. Do nhu cầu tăng vốn điều lệ và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, công ty
cổ phần Bình Minh đã thỏa thuận với hai công ty cổ phần khác để thực hiện hoạt động
sáp nhập công ty, theo đó công ty cổ phần Bình Minh là công ty nhận sáp nhập.
Anh (chị) hãy cho biết việc sáp nhập này có phù hợp với quy định của pháp luật
không? Vì sao? Nếu việc sáp nhập này là hợp pháp, anh (chị) hãy cho biết hậu quả pháp lý
đối với các công ty tham gia sáp nhập?
2. TÌNH HUỐNG 2.
A, B, C, D và E cùng nhau thành lập 1 CTCP X với tổng số 100.000 cổ phần, trong đó
có 70% CP phổ thông và 20% CP ưu đãi biểu quyết và 10% CP ưu đãi cổ tức và ưu đãi hoàn
lại. Theo Điều lệ công ty, 1 CP ưu đãi biểu quyết có số phiếu biểu quyết gấp 2 lần 1 CP phổ
thông.
Công ty được cấp giấy chứng nhận ĐKDN ngày 10/5/2015. Tại thời điểm ĐKDN, các
cổ đông sáng lập A, B, C, D, E đăng ký mua cụ thể như sau: A: 10.000 CPPT; B 10.000
CPPT + 10.000 CP UDBQ; C 20.000 CPPT + 10.000 CP UDBQ; D mua 5000 CPPT, E mua
5000 CPPT.
Bằng các quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, anh/ chị hãy cho biết ý kiến của mình
về các vấn đề sau đây:
1. Vốn điều lệ của công ty thời điểm thành lập là bao nhiêu?
2. Hiện nay, cổ đông B đang có dự định bán toàn bộ cổ phần của mình cho người khác.
(biết rằng vào thời điểm tháng 7/2021 cổ đông B đã mua 10.000 cổ phần phổ thông từ cổ
đông C)
3. Tháng 7/2021, công ty X tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông để quyết định việc thay
đổi cơ cấu tổ chức công ty và xem xét chấp thuận cho cổ đông A bán cổ phần của mình cho
ông M là bạn của A. Tại cuộc họp này, cổ đông D không tham dự và khi bỏ phiếu thì cổ đông
B bỏ phiếu không tán thành.
4. Tháng 7/2021, công ty X tiến hành họp ĐHĐCĐ để bầu 3 thành viên HĐQT. Anh/chị
hãy xác định số phiếu để bầu thành viên HĐQT của các cổ đông công ty này.

Trang 33
5. CTCP X đang có dự định ký hợp đồng thuê nhà của cổ đông C để làm trụ sở với thời
hạn thuê là 10 năm, tổng giá trị hợp đồng là 1,2 tỷ đồng. Anh/chị hãy cho biết CTCP X sẽ cần
phải tiến hành thủ tục gì để ký kết được hợp đồng này một cách hợp pháp?
(Giả định Điều lệ của CTCP X không quy định khác LDN)
3. TÌNH HUỐNG 3.
Hội đồng quản trị (HĐQT) của CTCP A có 9 thành viên. HĐQT công ty này họp để
xem xét quyết định một số vấn đề sau:
(i) Miễn nhiệm ông Toàn hiện đang là giám đốc công ty và xem xét để quyết định một
trong hai phương án sau:
- Phương án 1: Ký hợp đồng thuê ông Thắng làm giám đốc mới tuy nhiên ông Thắng
hiện lại đang giữ chức vụ này tại một doanh nghiệp có 51% vốn góp của nhà nước.
- Phương án 2: Bổ nhiệm luôn ông Minh hiện đang là chủ tịch HĐQT công ty giữ
chức vụ giám đốc.
(ii) Quyết định chào bán 100.000 cổ phần chưa bán trong số cổ phần được quyền chào
bán của công ty đồng thời quyết định chào bán thêm 100.000 CP phổ thông để huy động vốn.
(iii) Xem xét miễn nhiệm tư cách thành viên hội đồng quản trị đối với ông Bình vì ông
này đã không tham gia các hoạt động của Hội đồng quản trị trong sáu tháng liên tục.
(iv) Xem xét để chấp thuận một hợp đồng có giá trị lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản
doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất.
1. Anh/chị hãy cho biết những việc mà HĐQT công ty này dự định thực hiện có phù hợp
với quy định của pháp luật không, vì sao?
2. Giả sử tại cuộc họp có 6 thành viên HĐQT dự họp, 2 thành viên không dự họp có gửi
phiếu biểu quyết đến cuộc họp đúng quy định. Khi thông qua nghị quyết (về những vấn đề
thuộc thẩm quyền của HĐQT) thì có 3 thành viên tại cuộc họp bỏ phiếu đồng ý, 3 thành viên
tại cuộc họp bỏ phiếu không đồng ý. Anh/chị hãy cho biết cuộc họp HĐQT công ty này có
được tiến hành hợp lệ không, nghị quyết của HĐQT có được thông qua không, vì sao?

Trang 34
CHƯƠNG VI: TỔ CHỨC LẠI VÀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP
I. CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? VÌ SAO?
1. Hình thức chia và tách doanh nghiệp có thể áp dụng với mọi loại hình doanh nghiệp
2. Chia và tách doanh nghiệp đều làm chấm dứt tồn tại doanh nghiệp bị chia hoặc tách.
3. Hợp nhất doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu
hạn
4. Các doanh nghiệp cùng loại mới có thể tham gia vào quan hệ hợp nhất, sáp nhập.
5. Doanh nghiệp tư nhân có thể sáp nhập vào công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
6. Công ty hợp danh có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên
7. Giải thể doanh nghiệp phải được tiến hành thông qua Tòa án nhân dân
8. Kể từ ngày có quyết định giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp không được ký kết hợp
đồng mới.
II. LÝ THUYẾT
1. Tổ chức lại doanh nghiệp là gì? Vai trò của tổ chức lại doanh nghiệp?
2. Phân biệt hình thức chia doanh nghiệp với tách doanh nghiệp?
3. So sánh hình thức sáp nhập doanh nghiệp với hợp nhất doanh nghiệp?
4. Có mấy hình thức chuyển đổi doanh nghiệp?
5. Phân biệt thủ tục phá sản với thủ tục giải thể doanh nghiệp
6. Hãy phân tích các trường hợp giải thể doanh nghiệp?
7. Trình bày thủ tục giải thể doanh nghiệp

Trang 35
CHƯƠNG VII: HỢP TÁC XÃ
I. CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? VÌ SAO?
1. Mọi chủ thể kinh doanh đều có thể trở thành thành viên của hợp tác xã
2. Mọi cá nhân là người nước ngoài đều có thể trở thành thành viên hợp tác xã
3. Các thành viên được sở hữu vốn góp không hạn chế trong hợp tác xã
4. Thành viên hợp tác xã biểu quyết tại đại hội thành viên dựa trên số vốn góp trong hợp
tác xã
5. Chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã trong mọi
trường hợp
6. Người thừa kế của thành viên hợp tác xã là cá nhân chết đương nhiên trở thành thành
viên của hợp tác xã đó
7. Hợp tác xã không được mua phần vốn góp, mua cổ phần trong các mô hình doanh
nghiệp
8. Giám đốc hợp tác xã bắt buộc phải là thành viên của hợp tác xã đó
9. Chủ tịch hội đồng quản trị của hợp tác xã bắt buộc phải là thành viên của hợp tác xã đó
10. Thu nhập được phân phối chủ yếu dựa trên vốn góp của các thành viên hợp tác xã
11. Các loại tài sản trong hợp tác xã đều là tài sản không chia của hợp tác xã.
12. Hợp tác xã phải trả lại vốn góp cho thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên trong
mọi trường hợp.

II. LÝ THUYẾT
1. Hãy phân tích các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã.
2. Trình bày những đặc trưng cơ bản của mô hình hợp tác xã. Từ đó, nhận diện những
đặc trưng khác biệt so với mô hình doanh nghiệp.
3. So sánh bộ máy tổ chức quản trị CTCP và HTX.

Trang 36
4. Hãy giải thích vì sao tại Việt Nam, hợp tác xã không được nhìn nhận là doanh nghiệp?
Việc ghi nhận mô hình tổ chức kinh doanh này của pháp luật Việt Nam có ý nghĩa gì?

III. TÌNH HUỐNG


1. Tình huống 1.
Hợp tác xã Minh Long có 67 thành viên, với tổng số vốn điều lệ là 120 triệu đồng. Ngày
10/2/2015, Đại hội toàn thể thành viên được tổ chứcvới sự tham dự của 45 thành viên đại diện cho
55 triệu đồng vốn điều lệ. Đại hội thành viên đã thảo luận về việc khai trừ ôngThành ra khỏi hợp
tác xã, vì ông này đã vi phạm nghiêm trọng điều lệ của hợp tác xã. Có 22 thành viên tham dự cuộc
họp đại diện cho 38 triệu đồng vốn điều lệ đã biểu quyết khai trừ ông Thành.
Ngày 11/2/2015, 15 thành viên khác không tham dự cuộc họp bày tỏ sự đồng ý đối với việc
khai trừ ông Thành lên Hội đồng quản trịcủa Hợp tác xã Minh Long. Trên cơ sở đó, Hội đồng
quản trị đã quyết định khai trừ Ông Thành ra khỏi Hợp tác xã và trả lại cho ông ½ số vốn đã góp
trước đây.
Hãy cho biết việc khai trừ ông Thành và trả lại vốn góp có phù hợp với quy định của pháp luật
hiện hành hay không?
2. Tình huống 2. Vụ việc thực tiễn: Hợp tác xã Thương mại Duy Tân
Hợp tác xã thương mại Duy Tân được thành lập năm 2005. Theo Sổ đăng ký danh sách
thành viên, tính đến ngày 08/9/2013, HTX có 19 thành viên, ông Thỏa là Chủ tịch HĐQT, người
đại diện theo pháp luật.
Ông Dũng và bà Thắm đều là các thành viên của HTX Duy Tân. Bà Thắm gia nhập
HTX từ năm 2006, còn ông gia nhập từ năm 2007. Hai ông bà được HTX giao quản lý cửa hàng
số 3 và số 5 của HTX để hoạt động kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với HTX. Quá
trình hoạt động, ngày 11/9/2014, HTX tiến hành ĐHTV bất thường và ngày 12/9/2014 ông Thỏa
ký Quyết định số 26 và 27 về việc chấm dứt tư cách thành viên trong HTX thương mại Duy Tân
của bà Thắm và ông Dũng.
Do đó, ngày 24/10/2006, ông Dũng và bà Thắm có đơn khởi kiện HTX Duy Tân tại
Tòa án nhân dân thành phố H với lý do thủ tục tiến hành ĐHTV không đúng theo quy định của
Luật HTX và điều lệ. Đề nghị Tòa án giải quyết huỷ kết quả ĐHTV bất thường ngày 11/9/2014
về việc khai trừ ông Dũng và bà Thắm ra khỏi HTX và huỷ Quyết định số 26 và 27 do Ông Thỏa
ký ngày 12/9/2014 về việc chấm dứt tư cách thành viên của 2 ông bà theo kết quả ĐHTV bất
thường ngày 11/9/2014.
Các tình tiết quan trọng của vụ việc:
+ Ngày 29/8/2014, HĐQT đã tổ chức cuộc họp cùng với BKS HTX Duy Tân. Tại cuộc
họp này, cuộc họp bàn bạc và thống nhất về kế hoạch sẽ tiến hành tổ chức ĐHTV thường niên để
giải quyết 3 vấn đề: i) Kiểm điểm đánh giá 07 tháng kinh doanh từ tháng 01 - tháng 7/2014; ii)
đề xuất phương hướng kinh doanh 06 tháng cuối năm 2014; và xem xét khai trừ ông Dũng và bà
Thắm với lý do không chấp hành nghị quyết và điều lệ HTX.
+ Thực hiện nội dung kết luận của cuộc họp, ngày 30/8/2014, ông Thỏa thay mặt
HĐQT ký Thông báo số 24/TB-HTX gửi đến các thành viên thông báo việc dự kiến thời gian và
nội dung tiến hành ĐHTV bất thường. Các nguyên đơn có nhận được giấy mời họp ĐHTV bất
thường vào ngày 11/9/2014 do ông Thỏa ký, tuy nhiên giấy mời không đề ngày và không đề nội

Trang 37
dung họp và chỉ đưa cho ông Dũng và bà Thắm trước 01 ngày tiến hành Đại hội (ngày
10/9/2006), không có tài liệu gì khác kèm theo giấy mời. Cụ thể, Thông báo chỉ ghi “dự kiến”
thời gian Đại hội là ngày 11 hoặc 12/9/2014 mà không ghi chính xác ngày.
Ngày 11/9/2014, ĐHTV bất thường được tổ chức. Tại Đại hội, chỉ có 14/19 thành viên
biểu quyết tán thành việc khai trừ ông Dũng và bà Thắm ra khỏi HTX Duy Tân.
Từ các tình tiết của vụ việc, hãy cho biết:
1. Trình tự và thủ tục tổ chức cuộc họp Đại hội thành viên HTX Duy Tâm có phù hợp với
quy định của pháp luật hay không?
2. Ông Dũng và bà Thắm có thể bị khai trừ khỏi Hợp tác xã Duy Tâm hay không? Nếu có
thì trong trường hợp nào?
3. Điều kiện thông qua quyết định khai trừ thành viên HTX? Theo anh chị, quyết định
khai trừ ông Dũng và bà Thắm có được thông qua hay không?

CHƯƠNG 8 VÀ CHƯƠNG 9. PL VỀ PHÁ SẢN DN, HTX


I. CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? VÌ SAO?
1. Kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, việc thi hành án dân sự về tài
sản doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là người phải thi hành phải bị
đình chỉ.
2. Tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi thanh toán phí phá sản và giải quyết
quyền lợi cho người lao động sẽ thuộc về các chủ nợ không có bảo đảm.
3. Các chủ thể kinh doanh khi mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn đều là đối
tượng áp dụng của Luật phá sản 2014.
4. Nghĩa vụ mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải thanh toán chỉ là
các nghĩa vụ về tài sản.
5. Các hợp đồng đang có hiệu lực của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
phải được tạm đình chỉ thực hiện.
6. Trong mọi trường hợp giải quyết phá sản công ty cổ phần thì cổ đông công ty là đối
tượng có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ.
7. Thẩm phán có quyền ra quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản sau khi Hội nghị chủ nợ
đã được hoãn một lần.
8. Phục hồi hoạt động kinh doanh là thủ tục bắt buộc áp dụng đối với mọi trường hợp giải
quyết phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
9. Triệu tập Hội nghị chủ nợ là giai đoạn bắt buộc sau khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục
phá sản.
10. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, HTX bị phá sản có hiệu lực từ ngày ra quyết định.

Trang 38
ĐÚNG. Vì doanh nghiệp có tư cách pháp nhân có tài sản độc lập và tách bạch với cá
nhân chủ sở hữu công ty nên doanh nghiệp sẽ phải tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản bằng tài sản của chính nó. Như vậy, trách nhiệm của chủ sở hữu doanh
nghiệp có tư các pháp nhân đối với các khoản nợ và nghĩa vụ và tài sản khác của công ty
là hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp.

Từ thực tiễn kinh doanh tại nước ta hiện nay có thể thấy, các quy định pháp luật
về cơ cấu tổ chức của CTCP trong Luật Doanh nghiệp 2020 vẫn đang tồn tại khá
nhiều hạn chế, bất cập, gây ảnh hưởng đến qúa trình tổ chức, hoạt động của các
công ty này. Do đó, việc nghiên cứu, phân tích những quy định của pháp luật
hiện hành về “Sự độc lập” của Hội đồng giám sát của CTCP tại Cộng hoà liên
bang Đức cũng như và của các thành viên độc lập HĐQT của CTCP tại Hà Lan
sẽ giúp ích cho việc hiểu đúng bản chất, thực trạng của các chế định này. Từ đó
so sánh với quy định hiện hành của Việt Nam nhằm tìm ra các hạn chế, các vấn
đề còn tồn đọng
Đức và Anh là điển hình mô hình của các hệ thống trong đó quyền kiểm soát của các giám đốc quản
lý của các công ty hoặc nằm trong tay của một ban giám sát riêng biệt (hệ thống hai cấp) hoặc là một
nhiệm vụ bổ sung của chính hội đồng quản trị (hệ thống một cấp) . Bài báo này cung cấp một bài
kiểm tra thực nghiệm về tính hiệu quả của cả hai hệ thống quản trị công ty. Việc phân tích hoạt động
tài chính và doanh thu hội đồng quản trị của các công ty lớn nhất niêm yết trên các sàn giao dịch
chứng khoán ở Frankfurt và London trong tổng số 400 năm tài chính cho thấy rằng cả hai hệ thống

Trang 39
đều là những phương tiện kiểm soát hiệu quả. Tuy nhiên, phân tích cũng chứng minh rằng không thể
gán tính ưu việt cho một trong số chúng. Do đó, câu hỏi thường được đặt ra là liệu một trong hai
hệ thống cuối cùng sẽ chiếm ưu thế hay không và liệu có sự hội tụ cuối cùng của cả hai hệ thống
hay không, phải được trả lời ở khía cạnh phủ định. Tuy nhiên, khi cuộc thảo luận về điểm
mạnh và điểm yếu sẽ cho thấy, vẫn có phạm vi cải tiến trong mỗi mô hình hai bảng
“nền kinh
tế của CHLB Đức là một minh chứng mạnh
mẽ cho sự phát triển của mô hình CTCP”.
Trong đó, một lý do quan trọng dẫn đến việc
các nhà đầu tư tại Đức luôn ưa chuộng CTCP
chính là mô hình tổ chức của công ty này hoạt
động rất hiệu quả. Sự phối hợp, kiểm soát và
giám sát giữa các cơ quan trong bộ máy của
CTCP được tổ chức rất chặt chẽ, khoa học và
hạn chế đáng kể sự lạm dụng quyền lực của
các cổ đông lớn hoặc nhóm cổ đông lớn.

Quản trị công ty cũng như tầm quan trọng to lớn của nó trong việc thực hiện việc phổ biến và luân
chuyển quyền kiểm soát trong cơ quan công ty đã được quan sát thấy kể từ khi các tổ chức công ty
xuất hiện.
. Mặc dù, thuật ngữ ‘
công ty
quản trị '
không tồn tại cho đến nửa đầu của năm 20
thứ tự
thế kỷ
1
, các học giả pháp lý và các chuyên gia khác bày tỏ quan ngại về vấn đề ổn định và thực hiện tất cả
các lý thuyết và nguyên tắc quản lý tài chính, tiếp thị, phân phối quyền lực và các yếu tố nền tảng
khác trong một trụ cột cuối cùng của kiểm soát doanh nghiệp. Điều đáng nói là khái niệm quản trị
công ty đang được xem xét và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội từ đó đáp ứng các yêu cầu
của một luật công ty hiện đại. Trích dẫn mang tính xác thực của một chuyên gia pháp lý, Sir Adrian
Cudbury, đã đề cập ở trên, về cơ bản bổ sung mục tiêu ban đầu của quản trị công ty là đảm bảo rằng
nó kết nối lợi ích của những người tham gia vào các công việc kinh doanh.
2

Nghiên cứu các mô hình QTCT của các quốc gia trên thế giới có thể chỉ ra
rằng, bất kỳ mô hình QTCT nào cũng có những ưu điểm và hạn chế của nó.
Mô hình Anglo - Saxon được áp dụng tại Anh và Mỹ tạo điều kiện để ban giám
đốc, đặc biệt là giám đốc điều hành phát huy được hết khả năng tự chủ, sáng
tạo trong QTCT, nhưng mô hình này cũng tạo ra sự lạm quyền của cấp quản
lý.

Trang 40
“Sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, điều hành công ty đã tạo ra sự mất cân đối giữa
nhóm quyền sở hữu và quyền quản lý, điều hành công ty, tạo ra khoảng trống để những người quản lý
công ty có thể lợi dụng và thu về các lợi ích cá nhân, gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của
chủ thể khác trong công ty, đặc biệt là cổ đông công ty”

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của một CTCP là số vốn điều lệ
của công ty. Để huy động vốn, CTCP có thể tiến hành công khai và tạo điều kiện tích lũy vốn để phát
triển và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, để thu hút các nhà đầu tư tiềm năng,
công ty phải chứng minh rằng mình có các cơ quan giám sát và quản lý hiệu quả. Trong một công ty,
một đội ngũ quản lý giàu năng lực có thể giúp tăng giá trị của một công ty. Bên cạnh đó cũng không
thể phủ nhận sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, điều hành công ty đã tạo ra sự mất
cân đối giữa nhóm quyền sở hữu và quyền quản lý, điều hành công ty, tạo ra khoảng trống để những
người quản lý công ty có thể lợi dụng và thu về các lợi ích cá nhân, gây thiệt hại cho quyền và lợi ích
hợp pháp của chủ thể khác trong công ty, đặc biệt là cổ đông công ty
thông qua các hành động cơ hội, nhưng không thể phủ nhận các thành viên giữ vai trò quản lý này
cũng có thể
tình huống không mong muốn không phù hợp với mục tiêu của công ty và các cổ đông của nó. Ban
giám sát là một giải pháp thể chế để ngăn chặn những tình huống như vậy

Công trình nghiên cứu khoa học này sẽ so sánh và phân tích vai trò giám sát và trợ giúp của ban kiểm
soát và thành viên độc lập HĐQT trong bối cảnh quản trị công ty dưới góc nhìn của pháp luật Đức và
Phần. Thông qua những so sánh đặc điểm giám sát khác biệt giữa các CTCP của Phần Lan và các
CTCP của Đức (Aktiengesellschaft)

Như đã đề cập ở trên, pháp luật các quốc gia châu Âu, Đức và Phần Lan quy định về hai mô hình hội
đồng quản trị tương phản trong các công ty đại chúng; do đó việc lựa chọn các quốc gia này rất hợp
lý và được đánh giá cao trong việc thực hiện phân tích so sánh. Phân tích nghiên cứu so sánh này có
thể hữu ích trong việc lấp đầy các phân khúc quản trị công ty ở các tiểu bang áp dụng cấu trúc hội
đồng quản trị đặc biệt cũng như các luật doanh nghiệp khác nhau

Chính vì thế nhóm NCKH quyết định lựa chọn đề tài “Những lý luận cơ bản về
sự độc lập thành viên độc lập HĐQT và HĐGS trong mô hình tổ chức quản lý
CTCP theo pháp luật của Phần Lan và Đức – Rút kinh nghiệm cho pháp luật
Việt Nam”

Khác với các loại hình công ty đối nhân


thường có cơ cấu tổ chức theo hướng đơn
giản, tinh gọn, các loại hình “công ty đối vốn
như CTCP” lại có cơ cấu tổ chức khá phức
tạp. Mặt khác, do đặc thù của CTCP là “có
khả năng mở rộng quy mô vốn thông qua thị
trường chứng khoán”, vậy nên, thông thường
công ty “có số lượng thành viên rất đông. Có

Trang 41
CTCP có tới hàng vạn cổ đông ở hầu khắp các
nước trên thế giới”. Vì thế, để có thể tổ chức
và quản lý điều hành các công việc, đòi hỏi cơ
cấu tổ chức của CTCP phải có sự tham gia của
nhiều cơ quan với các chức năng, nhiệm vụ
và quyền hạn khác nhau.
CTCP tại
Đức đã trải qua một quá trình hình thành, tồn
tại và phát triển lâu dài. Mặt khác, pháp luật
Đức luôn dành sự quan tâm và không ngừng
bổ sung, hoàn thiện các quy định về CTCP.
Do đó, có thể nói, hiện nay các quy định về
CTCP tại Đức đã được xây dựng rất chặt chẽ,
chi tiết và đầy đủ.

Công ty nói chung và công ty cổ phần nói riêng “có thể được xem là một trong những hệ
thống tinh tế nhất mà con người thiết kế ra”. Một công ty thành công chắc chắn phải được dẫn
dắt và lãnh đạo bởi một hội đồng quản trị hoạt động hiệu quả, đầy tham vọng và luôn cầu
tiến, với sứ mệnh thúc đẩy sự phát triển bền vững và lâu dài của công ty, tạo ra giá trị cho các
cổ đông và đóng góp cho xã hội ngày càng rộng lớn.
5 đoạn

Một trong những đặc trưng tất yếu của công ty cổ phần (CTCP) góp phần tạo nên
quyền lực cho HĐQT chính là sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý công ty.
Song, không thể phủ nhận cũng chính bởi sự tách bạch này đã tạo ra sự mất cân đối giữa
nhóm quyền sở hữu và quản lý, điều hành công ty; tạo ra khoảng trống để những người quản
lý công ty có thể lợi dụng và thu về các lợi ích cá nhân, gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp
pháp của chủ thể khác trong công ty, đặc biệt là cổ đông công ty. Để có thể thu hút các nhà
đầu tư tiềm năng, công ty phải phải cho thấy rằng bên cạnh có những cơ quan quản lý hiệu
quả, công ty cũng có các cơ quan giám sát chặt chẽ và độc lập. Chính vì vậy, việc tạo ra các
cơ chế nhằm kiềm chế, đối trọng với quyền lực của người quản lý là cần thiết, điều đó đòi hỏi
phải hoàn thiện pháp luật chế định về những cơ quan giám sát hoạt động kinh doanh công ty
của những người quản lý.

Thực tế cho thấy, cơ cấu giám sát hiệu quả trong một công ty là một trong những mối
quan tâm chính của quản trị công ty. Sự khác biệt về truyền thống văn hóa, hệ thống luật pháp
và cấu trúc của thị trường vốn đã dẫn tới sự khác biệt mô hình, cũng như các nguyên tắc
QTCT ở từng quốc gia. Các học giả pháp lý cho rằng tồn tại hai mô hình QTCT khác nhau:
cấu trúc một hội đồng/ 1 tầng hay mô hình hội đồng đơn lớp (unitary board structure/ one -
tier system) ở nhiều quốc gia thuộc hệ luật Anh - Mỹ (Anglo-Saxon) như Mỹ, Anh, Australia,
New Zealand, Canada,…và tương phản với nó là cấu trúc hai hội đồng/ 2 tầng hay mô hình
hội đồng kép (dual board structure/ two - tier system) của châu Âu lục địa (European).

Ở Châu Âu, Anh là một quốc gia nổi bật với mô hình quản trị công ty cổ phần theo cấu
trúc một hội đồng bao gồm các giám đốc điều hành (executive directors) và không điều hành
(non-executive directors). Với việc không có ban giám sát phụ trách hoạt động giám sát các
quyết định của công ti, vai trò tách biệt của chủ tịch và số lượng vượt trội của các giám đốc

Trang 42
không điều hành độc lập là những yếu tố quan trọng giúp hội đồng quản trị trong các công ti
cổ phần tại Anh đạt được sự cân bằng trong việc đưa ra các quyết định của mình. Mặt khác,
cấu trúc hai hội đồng được xây dựng, duy trì và phát triển một cách có truyền thống ở Đức.
Đặc trưng nổi bật của pháp luật công ty Đức là sự tách biệt giữa ban điều hành (Vorstand) và
ban kiểm soát (Aufsichtsrat). Mô hình quản trị nhị cấp này bắt nguồn từ thập niên 70 của thế
kỉ XIX. Theo Luật công ti đại chúng của Đức năm 1965 thì hệ thống quản trị của các công ti
đại chúng (Aktiengesellschaften) tại Đức bắt buộc phải có hai cơ quan: ban điều hành và ban
kiểm soát.

Ở Việt Nam, Luật Doanh nghiệp 2014 và cả Luật Doanh nghiệp năm 20202 hiện nay
đều ghi nhận 2 mô hình trên. Vì thế, với quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 về cơ cấu
tổ chức của CTCP, chỉ trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, các nhà
đầu tư có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động CTCP theo một trong hai mô hình
trên. Trong đó, mô hình 1 có sự tham gia của Ban kiểm soát có nhiều điểm tương đồng với
mô hình tổ chức quản lý của CTCP trong pháp luật Đức và mô hình 2 được LDN 2020 quy
định cũng có nhiều nét tương quan với mô hình hội đồng đơn lớp ở Anh

Nghiên cứu các mô hình QTCT của các quốc gia trên thế giới có thể chỉ ra rằng, bất kỳ
mô hình QTCT nào cũng có những ưu điểm và hạn chế của nó. Theo Khảo sát Quản trị
Doanh nghiệp năm 2020 của nền tảng trực tuyến LocalCircles, 79% cổ đông cá nhân bày tỏ lo
ngại về “tính độc lập” của các thiết chế giám sát trong CTCP bao gồm cả thành viên độc lập
HĐQT và Ban kiểm soát trong CTCP. Việc độc lập của các thành viên hay cơ quan giữ vai
trò giám sát các hoạt động quản lý trong công ty là rất quan trọng, các rủi ro, hạn chế trong
hoạt động kiểm tra, giám sát là những ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp. Có thể thấy các
công ty trên thế giới dù tổ chức hoạt động theo bất kỳ mô hình nào được đề cập ở trên đều có
một sự quan tâm, lo ngại chung, đó là với những quy chế pháp lý ở các quốc gia hiện nay,
liệu rằng các thiết chế giám sát trong CTCP bao gồm các giám đốc không điều hành, thành
viên ban kiểm soát cũng như kiểm toán độc lập có thật sự hiệu quả, làm tốt vai trò giám sát và
có đảm bảo được sự độc lập hay không?

Việt Nam theo đuổi mô hình QTCT khá tương tự với các quốc gia châu Âu như Đức
và Anh. Tuy nhiên, các sự điều chỉnh của LDN hiện hành cho thấy sự tách bạch giữa chức
năng điều hành và giám sát trong các công ti cổ phần tại Việt Nam vẫn chưa được triệt để khi
các giám đốc điều hành hay thành viên hội đồng quản trị vẫn được quyền đề cử, giới thiệu và
bỏ phiếu bầu ra các thành viên ban kiểm soát hay thành viên độc lập hội đồng quản trị, khái
niệm về thành viên độc lập HĐQT chưa hoàn toàn giống các thông lệ tối ưu quốc tế hay
những quy định trong khung pháp lý về ban kiểm soát cũng còn nhiều nghi vấn, bất cập bởi lẽ
ở Việt Nam “ban kiểm soát không chỉ mang tính giám sát mà thậm chí còn đi vào kiểm tra chi
tiết, làm công việc thực thi, thẩm định nhưng cơ chế hiện nay tại nhiều doanh nghiệp làm cho
ban kiểm soát hoạt động thiếu hiệu quả”. Như vậy, thực tế ở nước ta hiện nay, các quy định
pháp luật về bảo đảm đúng vai trò cũng như bảo vệ sự độc lập của các thành viên độc lập
HĐQT hay của các kiểm sát viên thuộc ban giám sát trong CTCP vẫn còn một khoảng cách
cần được lấp đầy so với hệ thống pháp lý của các quốc gia như Đức và Anh về vấn đề này.

Vì vậy, khoa học pháp lý về vai trò và việc bảo vệ sự độc lập của các thiết chế giám sát
trong CTCP cần được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu

Trang 43
rộng vào nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng tới vấn đề này một
cách nghiêm túc. Bên cạnh việc tìm hiểu và nhận thức rõ về những thiếu sót trong quy định
của LDN Việt Nam về vai trò kiểm tra, giám sát và sự đảm bảo độc lập của các thành viên, cơ
quan trong CTCP giữ vai trò này, cũng cần thực hiện phân tích, so sánh giữa các quy định
pháp luật của các quốc gia về vấn đề này (trong công trình nghiên cứu này sẽ tập trung thảo
luận về các quy định của Đức và Anh ). Từ những góc nhìn so sánh đó để nắm bắt được
những ưu/ nhược điểm của khung pháp lý ở các quốc gia này để cùng thảo luận đưa ra những
nhận xét và đóng góp khoa học nhằm bổ sung cho khung pháp lý của Việt Nam đảm bảo
được “sự độc lập” của thành viên độc lập và ban kiểm soát trong các công ty cổ phần ở Việt
Nam.

Chính vì những lý do mang tính cấp thiết trên, nhóm tác giả quyết định lựa chọn đề tài
nghiên cứu: “Những lý luận cơ bản về sự độc lập thành viên độc lập HĐQT và HĐGS
trong mô hình tổ chức quản lý CTCP theo pháp luật của Phần Lan và Đức – Rút kinh
nghiệm cho pháp luật Việt Nam”

Việt Nam theo đuổi mô hình QTCT khá tương tự với các quốc gia châu Âu như Đức và Hà
Lan. Tuy nhiên, các quy định của LDN hiện nay cho thấy, khái niệm về thành viên độc lập
HĐQT chưa hoàn toàn giống các thông lệ tối ưu quốc tế hay những quy định trong khung
pháp lý về ban kiểm soát cũng còn nhiều nghi vấn, bất cập. Ở Đức, CTCP đã trải qua một quá
trình hình thành, tồn tại và phát triển lâu dài và pháp luật Đức luôn dành sự quan tâm và
không ngừng bổ sung, hoàn thiện các quy định nhằm bảo vệ sự độc lập của Hội đồng giám sát
trong CTCP. Mặt khác, Phần Lan là một quốc gia ở châu Âu tiêu biểu cho

Trang 44
QTCT là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của tất cả các DN, đây là hoạt động quan trọng và
phổ biến cho các loại hình DN trên thế giới, trong đó có loại hình DN là CTCP. Từ phân tích trên cho
thấy, từ các mô hình QTCT, các nguyên tắc QTCT của các quốc gia trên thế giới đến thực tiễn QTCT
ở nước ta hiện nay vẫn còn một khoảng cách cần được lấp đầy. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách
nghiêm túc về các quy định pháp luật doanh nghiệp nói chung và pháp luật QTCT cổ phần nói riêng;
xem xét thực tiễn thi hành pháp luật về QTCT ở nước ta là vấn đề hết sức quan trọng, thông qua đó
rút ra các vấn đề còn hạn chế, tồn tại, nhằm hoàn thiện các nội dung về QTCT phù hợp với thực tiễn
của nước ta.

QTCT là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của tất cả các DN, đây là
hoạt động quan trọng và phổ biến cho các loại hình DN trên thế giới, trong đó
có loại hình DN là CTCP. Trong các hoạt động quản trị công ty,
từ các mô hình QTCT, các nguyên tắc QTCT của các quốc gia trên thế giới
đến thực tiễn QTCT ở nước ta hiện nay vẫn còn một khoảng cách cần được
lấp đầy. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách nghiêm túc về các quy định pháp
luật doanh nghiệp nói chung và pháp luật QTCT cổ phần nói riêng; xem xét
thực tiễn thi hành pháp luật về QTCT ở nước ta là vấn đề hết sức quan trọng,
thông qua đó rút ra các vấn đề còn hạn chế, tồn tại, nhằm hoàn thiện các nội
dung về QTCT phù hợp với thực tiễn của nước ta.

Khung pháp lý về Hội đồng giám sát trong CTCP ở Đức hay Phần Lan về
thành viên độc lập HĐQT trong CTCP đều đã trải qua một quá trình hình

Trang 45
thành, tồn tại và phát triển lâu dài. Hơn thế nữa, pháp luật Đức và Phần Lan
luôn dành sự quan tâm và không ngừng bổ sung, hoàn thiện các quy định về
các thiết chế giữ vai trò giám sát trên trong CTCP. Do đó, có thể nói hiện nay
các quy định về liên quan đến HĐGS trong CTCP ở Đức hay thành viên độc
lập HĐQT ở Phần Lan đã được xây dựng rất chặt chẽ, chi tiết song vẫn còn
tồn tại một số điểm bất cập, hạn chế.

Việt Nam theo đuổi mô hình QTCT khá tương tự với các quốc gia châu Âu như Đức và Hà
Lan. Tuy nhiên, các quy định của LDN hiện hành cho thấy, khái niệm về thành viên độc lập
HĐQT chưa hoàn toàn giống các thông lệ tối ưu quốc tế hay những quy định trong khung
pháp lý về ban kiểm soát cũng còn nhiều nghi vấn, bất cập bởi lẽ ở Việt Nam “ ban kiểm soát
không chỉ mang tính giám sát mà thậm chí còn đi vào kiểm tra chi tiết, làm công việc thực thi,
thẩm định nhưng cơ chế hiện nay tại nhiều doanh nghiệp làm cho ban kiểm soát hoạt động
thiếu hiệu quả”. Như vậy, thực tế ở nước ta hiện nay, các quy định pháp luật nhằm đảm bảo
đúng vai trò cũng như bảo vệ sự độc lập của các thành viên độc lập HĐQT hay của các kiểm
sát viên thuộc ban giám sát trong CTCP vẫn còn một khoảng cách cần được lấp đầy so với hệ
thống pháp lý của các quốc gia như Đức và Phần Lan về vấn đề này.

Vì vậy, khoa học pháp lý về vai trò và việc bảo vệ sự độc lập của các thiết chế giám sát trong
CTCP cần được quan tâm nhiều hơn. Bên cạnh việc tìm hiểu và nhận thức rõ về những thiếu
sót trong quy định của LDN Việt Nam về vai trò kiểm tra, giám sát và sự đảm bảo độc lập của
các thành viên, cơ quan trong CTCP giữ vai trò này, cũng cần thực hiện phân tích, so sánh
giữa các quy định pháp luật của các quốc gia về vấn đề này (trong công trình nghiên cứu này
sẽ tập trung thảo luận về các quy định của Đức và Phần Lan). Từ đó, có thể nắm bắt được
những ưu/ nhược điểm của khung pháp lý ở các quốc gia này để cùng thảo luận đưa ra những
nhận xét và đóng góp khoa học nhằm bổ sung cho khung pháp lý của Việt Nam nhằm đảm
bảo được “sự độc lập” của thành viên độc lập và ban kiểm soát trong các công ty cổ phần ở
Việt Nam.

Từ đó đưa ra những nhận xét và đóng góp khoa học nhằm bổ sung cho hành lang pháp lý của
Việt Nam về vai trò kiểm tra, giám sát và sự độc lập của cơ quan, thành viên giữ vai trò này
trong CTCP.

, ngoài ra cũng cần thực hiện phân tích, so sánh để nắm bắt được những ưu/ nhược điểm trong
các quy định của các quốc gia khác về vấn đề này nhằm làm sáng tỏ những thiếu sót hay
những bất cập còn tồn đọng về vấn đề trên.

CTCP tại Đức đã trải qua một quá trình hình thành, tồn
tại và phát triển lâu dài. Mặt khác, pháp luật
Đức luôn dành sự quan tâm và không ngừng
bổ sung, hoàn thiện các quy định về CTCP.
Do đó, có thể nói, hiện nay các quy định về
CTCP tại Đức đã được xây dựng rất chặt chẽ,
chi tiết và đầy đủ. Trong khi đó tại Việt Nam,
các quy định về cơ cấu tổ chức của CTCP vẫn

Trang 46
đang tồn tại khá nhiều hạn chế, bất cập nên
vẫn cần tiếp tục có sự nghiên cứu để sửa đổi,
bổ sung kịp thời2

Vào thế kỷ 19, Đức đã đưa ra một cấu trúc quản trị doanh nghiệp mới. Trong cơ cấu này, một
hội đồng quản trị được bổ nhiệm để giám sát các nhiệm vụ và giao dịch thông thường của
người quản lý trong khi một hội đồng quản trị riêng biệt, độc lập xử lý việc hoạch định chiến
lược dài hạn và ra quyết định. Cái thứ hai, "ban giám sát", giám sát cái cũ, "ban quản lý".

Chính vì những lý do trên, nhóm tác giả quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Những lý luận cơ
bản về sự độc lập thành viên độc lập HĐQT và HĐGS trong mô hình tổ chức quản lý CTCP theo
pháp luật của Phần Lan và Đức – Rút kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam”
thực hiện việc so sánh và phân tích vai trò giám sát, trợ giúp của ban kiểm soát và thành viên độc lập
HĐQT trong bối cảnh quản trị công ty dưới góc nhìn của pháp luật Đức và Phần Lan nhằm xác định
những tình
từ đó nhóm tác giả có những khuyến nghị cho pháp luật Việt Nam tìm được hướng giải quyết những
hạn chế, các vấn đề

Mặc dù LDN trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, mới nhất là LDN 2020, nhưng trong quá trình áp
dụng LDN cũng bộc lộ nhiều bất cập liên quan đến chế định về các thiết chế giám sát, kiểm tra trong
CTCP. Chính bởi các vấn đề hạn chế, còn tồn đọng đó là những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự độc
lập cần phải được bảo vệ của các ban kiểm sát hay thành viên độc lập HĐQT trong CTCP.

Tuy nhiên, các học giả đã không thuyết phục về việc ủng hộ một mô hình này hơn mô hình kia và
theo truyền thống, các lập luận của họ dựa trên các cách tiếp cận lý thuyết (Jungmann, 2006)

Từ thực tiễn kinh doanh tại nước ta hiện nay có thể thấy, các quy định pháp luật về cơ cấu tổ chức của
CTCP trong Luật Doanh nghiệp 2020 vẫn đang tồn tại khá nhiều hạn chế, bất cập, gây ảnh hưởng đến
quá trình tổ chức, hoạt động của các công ty này. Do đó, việc nghiên cứu, phân tích những quy định
của pháp luật hiện hành về “Sự độc lập” của Hội đồng giám sát của CTCP tại Cộng hoà liên bang
Đức cũng như các thành viên độc lập HĐQT của CTCP tại Hà Lan sẽ giúp ích cho việc hiểu đúng bản
chất, thực trạng của các chế định này. Từ đó so sánh với quy định hiện hành của Việt Nam nhằm tìm
ra các hạn chế, các vấn đề còn tồn đọng liên quan đến những chế định về cơ chế giám sát, sự độc lập
trong hoạt động của thành viên độc lập HĐQT và Ban kiểm soát thuộc các CTCP ở Việt Nam.

Trang 47
Nghiên cứu về cơ cấu giám sát theo mô hình QTCT của Phần Lan và Đức có
thể thấy bất kỳ mô hình QTCT nào cũng có những ưu điểm và hạn chế của nó.
Mô hình Anglo - Saxon được áp dụng tại Phần Lan tạo điều kiện để ban giám
đốc, đặc biệt là giám đốc điều hành phát huy được hết khả năng tự chủ, sáng
tạo trong QTCT, nhưng mô hình này cũng tạo ra sự lạm quyền của cấp quản
lý.

mô hình quản trị CTCP theo cấu trúc hội đồng kép (song lớp hay 2 tầng) đã
tồn tại trong hầu hết luật công ty của các nước châu Âu, mà Luật Công ty
Cộng hòa Liên bang Đức là một điển hình

Cơ cấu hội đồng quản trị là một phần không thể thiếu trong quản trị công ty. Cơ cấu hội đồng quản trị
ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của công ty và được quản lý và điều chỉnh bởi khuôn khổ pháp
lý và quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông và hạn chế các hành vi sai trái.

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của một CTCP là số vốn
điều lệ của công ty. Để huy động vốn, CTCP có thể tiến hành công khai và tạo điều kiện tích
lũy vốn để phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác, để có thể thu hút
các nhà đầu tư tiềm năng, công ty phải phải cho thấy rằng bên cạnh có những cơ quan quản lý
hiệu quả, công ty cũng có các cơ quan giám sát chặt chẽ và độc lập.

Sự thành công của một công ty cổ phần có được là nhờ sự lãnh đạo bởi một hội đồng quản trị
(HĐQT) hoạt động hiệu quả, đầy tham vọng và luôn cầu tiến, với sứ mệnh thúc đẩy sự phát
triển bền vững và lâu dài của công ty, tạo ra giá trị cho các cổ đông và đóng góp cho xã hội
ngày càng rộng lớn.
Một trong những đặc trưng tất yếu của công ty cổ phần (CTCP) góp phần tạo nên quyền lực
cho HĐQT chính là sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý công ty. Song, không
thể phủ nhận cũng chính bởi sự tách bạch này đã tạo ra sự mất cân đối giữa nhóm quyền sở
hữu và quản lý, điều hành công ty, tạo ra khoảng trống để những người quản lý công ty có thể
lợi dụng và thu về các lợi ích cá nhân, gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể
khác trong công ty, đặc biệt là cổ đông công ty

Trang 48
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của một CTCP là số vốn điều lệ
của công ty. Để huy động vốn, CTCP có thể tiến hành công khai và tạo điều kiện tích lũy vốn để phát
triển và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, để thu hút các nhà đầu tư tiềm năng,
công ty phải chứng minh rằng mình có các cơ quan giám sát và quản lý hiệu quả. Trong một công ty,
một đội ngũ quản lý giàu năng lực có thể giúp tăng giá trị của một công ty. Bên cạnh đó cũng không
thể phủ nhận sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, điều hành công ty đã tạo ra sự mất
cân đối giữa nhóm quyền sở hữu và quyền quản lý, điều hành công ty, tạo ra khoảng trống để những
người quản lý công ty có thể lợi dụng và thu về các lợi ích cá nhân, gây thiệt hại cho quyền và lợi ích
hợp pháp của chủ thể khác trong công ty, đặc biệt là cổ đông công ty

Một công ty thành công được lãnh đạo bởi một hội đồng quản trị (HĐQT) hoạt động hiệu
quả, đầy tham vọng và luôn cầu tiến, với sứ mệnh thúc đẩy sự phát triển bền vững và lâu dài
của công ty, tạo ra giá trị cho các cổ đông và đóng góp cho xã hội ngày càng rộng lớn.
Có thể nói rằng sự thành công của một công ty cổ phần chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự lãnh đạo
của một hội đồng quản trị (HĐQT) hoạt động hiệu quả, đầy tham vọng và luôn cầu tiến, với
sứ mệnh thúc đẩy sự phát triển bền vững và lâu dài của công ty, tạo ra giá trị cho các cổ đông
và đóng góp cho xã hội ngày càng rộng lớn.

Điều đáng nói là khái niệm quản trị công ty đang được xem xét và phát triển cùng với sự phát
triển của xã hội từ đó đáp ứng các yêu cầu của một luật công ty hiện đại. Trích dẫn thuyết
minh của một chuyên gia pháp lý, Sir Adrian Cudbury, đã đề cập ở trên, về cơ bản bổ sung
mục tiêu ban đầu của quản trị công ty là đảm bảo rằng nó kết nối lợi ích của những người
tham gia vào các công việc kinh doanh.2 VÀ C M CO Mar 0 Là Corp Một số lượng lớn các
học giả pháp lý cho rằng tồn tại hai mô hình quản trị công ty khác nhau: Anglo-Saxon (bên
ngoài) và châu Âu (bên trong) 3 đã xuất hiện

Quản trị công ty cũng như tầm quan trọng to lớn của nó trong việc thực hiện việc quản lý và
quyền kiểm soát trong cơ quan công ty đã được quan sát thấy kể từ khi các tổ chức công ty
xuất hiện. Mặc dù, thuật ngữ quản trị công ty không tồn tại cho đến nửa đầu thế kỷ 20¹, các
học giả pháp lý và các chuyên gia khác bày tỏ mối quan tâm cao của họ về vấn đề ổn định và
thực hiện tất cả các lý thuyết và nguyên tắc quản lý, phân phối quyền lực và các yếu tố nền
tảng khác thuộc một trụ cột cuối cùng của kiểm soát doanh nghiệp.

For a company to be successful it must be well governed. A well functioning and effective board of directors is
the Holy Grail sought by every ambitious company (Solomon, 2013). Nevertheless, recent financial scandals
have shed a light on the shortcomings of the board of directors and corporate governance in general.
Addressing those shortcomings may benefit shareholders, board members, management, employees, and
society in general (Anand, 2008).

Công ty với tư cách là một pháp nhân, một thực thể pháp lý độc lập (seperate legal entity), tự thân nó
không thể hành động cho chính mình mà chỉ có thể hành động thông qua con người cụ thể - những
người quản lý công ty”.
Chức năng chính của Ban kiểm soát là phân công, phụ trách và giám sát các thành viên Ban quản trị.
Một góc độ khác mà khái niệm quản trị công ty có thể được quan sát là một thủ tục theo đó các giám
đốc điều hành và quản lý quyền kiểm soát của một
công ty với mục đích mang lại lợi nhuận cho chính công tyDo đó, hội đồng quản trị là một nhân vật
quan trọng đối với việc đánh giá hiệu quả quản trị công ty. Do đó, việc hiểu rõ cách thức mà các giám

Trang 49
đốc bên ngoài trong hệ thống đơn cấp và ban kiểm soát thực hiện các nhiệm vụ và nghĩa vụ của mình,
cụ thể là các chức năng tư vấn và giám sát, có giá trị thiết yếu.

liệu hệ thống hai cấp của Đức và một cấp của Anh có hiệu quả hay không, và liệu có thể phân loại
chúng là phương pháp ưu việt để quản trị công ty thành công hay không?

The United States and Germany are widely seen as the developed worlds’ two preeminent economic
superpowers, yet the two countries modes of corporate governance are drastically different. These
differences are reflected in corporate board structure, which we analyze below. The “Anglo-
American” model of a one-tier board structure is largely a reflection of the neo-liberal norms of
shareholder primacy and free market capitalism. The German two-tier model is in many ways a
reflection of stakeholder primacy, codetermination and managerialism. Despite substantial
differences in size, structure, composition, norms and duties, there has been an increasing
convergence in certain board functions, which we analyze in this paper. Our Paper is broken into four
parts: (1) an analysis of the American Corporate Board, (2) an analysis of the German Corporate
Boards, (3) a comparison of the differences in the two systems and (4) an analysis of the convergence
of international corporate governance norms reflected in both systems.

https://ecgi.global/sites/default/files/working_papers/documents/geltersiemsfinal.pdf

Mặc dù LDN trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, mới

(1) phân tích của Hội đồng quản trị doanh nghiệp Hoa Kỳ, (2) phân tích về Hội đồng quản trị
doanh nghiệp Đức, (3) so sánh sự khác biệt trong hai hệ thống và (4) phân tích về sự hội tụ
của các chuẩn mực quản trị công ty quốc tế được phản ánh trong cả hai hệ thống.

https://coops4dev.coop/sites/default/files/2021-06/Spain%20Legal%20Framework%20Analysis
%20Report_0.pdf

http://www.lasociedadcivil.org/wp-content/uploads/2017/12/Pfeilstetter_GomezCarrasco.pdf

http://images.rivistaodc.eu/f/articoli/92_articolo_Qid5I_ORIZZONTI.pdf

Mặt khác, cấu trúc hai hội đồng được xây dựng, duy trì và phát triển một cách có truyền
thống ở Đức. Trong luật của Đức, hội đồng giám sát (Aufsichtsrat) của CTCP thậm chí là cơ
quan bổ nhiệm Hội đồng quản lý điều hành (Vorstand.

Mô hình Anglo - Saxon được tạo điều kiện để ban giám đốc, đặc biệt là giám đốc điều hành phát huy
được hết khả năng tự chủ, sáng tạo trong QTCT, nhưng mô hình này cũng tạo ra sự lạm quyền của
cấp quản lý.

Trang 50
Phân tích nghiên cứu so sánh này có thể hữu ích trong việc lấp đầy phân khúc quản trị công ty ở các
bang áp dụng cấu trúc hội đồng quản trị đặc biệt cũng như các luật doanh nghiệp khác nhau. Hơn
nữa, những thất bại lớn nhất (Enron, WorldCom, DaimlerChrysler) từ thực tiễn quản trị doanh nghiệp
được phân tích để xác định những sai lầm trong quá khứ. Trong phần cuối cùng của luận án này, khả
năng hội tụ cũng như tiên lượng trong tương lai về quan điểm cấu trúc hội đồng quản trị sẽ được thảo
luận.Các mô hình quản trị công ti ngày càng được phân tích cũng như xem xét kĩ lưỡng do sự trỗi dậy của toàn
cầu hoá trên thị trường quốc tế. Hiện nay có hai hình thức quản trị công ti chính là quản trị đơn cấp và quản trị
nhị cấp. Trong khu vực châu Âu, Vương quốc Anh là quốc gia tiêu biểu cho hệ thống quản trị đơn cấp, trong
đó có các giám đốc điều hành và các giám đốc không điều hành; Cộng hoà Liên bang Đức lại áp dụng hình
thức quản trị nhị cấp với sự tách bạch rõ ràng giữa ban quản trị và ban kiểm soát. Trong khi cơ chế quản trị
đơn cấp của Vương quốc Anh được biết đến như là sự phản ánh của các chuẩn mực tân tự do, ưu tiên quyền lợi
của cổ đông và thị trường tự do theo chủ nghĩa tư bản thì Cộng hoà Liên bang Đức lại có cách tiếp cận khác,
chủ yếu hướng tới quyền lợi của các bên liên quan và chủ nghĩa quản lí.

Luật doanh nghiệp xã hội 2018 quy định về các tiêu chí để xác định thế nào là một DNXH. Cụ thể, tại
khoản 1 Điều 5 Luật doanh nghiệp xã hội 2018 có các tiêu chí sau:

Một là, doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức là Công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định
của Luật doanh nghiệp.

DNXH trước hết phải là loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động dưới hình thức Công ty
trách nhiệm hữu hạn.

trong những năm gần đây và còn rất mới mẻ

Câu 1: Vì sao phải bảo vệ cổ đông thiểu số?


Câu 2: So sánh công ty TNHH 1 thành viên với DNTN

Trang 51
Trang 52
Trang 53
Khái niệm từng loại hình Doanh nghiệp 
Theo Luật doanh nghiệp 2020, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh
nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ.
Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty TNHH

Trang 54
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Tiêu chí Công ty TNHH một thành viên Doanh nghiệp tư nhân

Là cá nhân. Cá nhân này đồng thời


không được là chủ hộ kinh doanh, thành
Cá nhân, tổ chức. viên công ty hợp danh.
Chủ sở hữu

Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ


và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong Chủ DNTN chịu trách nhiệm bằng toàn
Trách nhiệm tài
phạm vi số vốn điều lệ của công ty. (Trách bộ tài sản của mình về mọi hoạt động
sản của chủ sở
nhiệm hữu hạn) của doanh nghiệp. (Trách nhiệm vô hạn)
hữu

Vốn điều lệ của công ty là tổng giá trị tài sản Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư
do chủ sở hữu góp trong thời hạn 90 ngày, kể nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký.
từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
Tài sản được sử dụng vào hoạt động
doanh nghiệp.
kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư
Chủ sở hữu công ty phải chuyển quyền sở nhân không phải làm thủ tục chuyển
hữu tài sản góp vốn cho công ty. quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
Góp vốn

* Công ty giảm vốn điều lệ trong các trường hợp


sau đây:
– Hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ
của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên
tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký
doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã
hoàn trả cho chủ sở hữu.
– Vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh
Trong quá trình hoạt động, chủ doanh  
toán đầy đủ và đúng hạn.
nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm
* Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh
tăng vốn điều lệ: doanh của doanh nghiệp. 
Bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm
Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp
hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. 
hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh
Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau
động thêm phần vốn góp của người khác thì khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh
Thay đổi vốn
phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. doanh.
điều lệ

Có thể phát hành trái phiếu. Công ty trách


Không được phát hành bất kỳ một loại
Quyền phát hành nhiệm hữu hạn một thành viên bị hạn chế
chứng khoán nào.
trái phiếu quyền phát hành cổ phần

Trang 55
Không có tư cách pháp nhân
Tư cách pháp lý Có tư cách pháp nhân

Có thể lựa chọn 01 trong 02 mô hình sau:


– Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc và Kiểm soát viên;
Chủ sở hữu tự quản lý hoặc thuê người
– Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng
quản lý.
Cơ cấu tổ chức giám đốc và Kiểm soát viên.

Doanh nghiệp tư nhân không được


Hạn chế quyền quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ
góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp
phần vốn góp của danh, công ty trách nhiệm hữu hạn
Không bị hạn chế
doanh nghiệp hoặc công ty cổ phần
Xem thêm: Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
Điểm tương đồng doanh nghiệp tư nhân và công ty tnhh một thành viên
– Đều là các loại hình doanh nghiệp do một chủ sở hữu thành lập.
– Nếu chuyển nhượng một phần vốn hoặc tiếp nhận phần vốn thì phải thay đổi loại hình
doanh nghiệp.
– Nếu chuyển nhượng toàn bộ vốn phải thực hiện thủ tục thay đổi chủ sở hữu.
– Cả hai loại hình doanh nghiệp đều không được phát hành cổ phiếu. 
– Giám đốc, Tổng giám đốc có thể được thuê thông qua hợp đồng lao động.
Điểm khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty tnhh một thành
viên
Câu 3: Để quy kết trách nhiệm của người quản lý trong CTCP thì thành viên hoặc cổ đông
trong công ty có những biện pháp nào?
Câu 4: Phân tích các trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần trong CTCP.

Tại điểm d Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định như sau:
“Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ
trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.” 

Dẫn chiếu theo quy định trên, thì tại Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp quy
định như sau:

Theo đó, trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, các cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cổ phần
phổ thông của mình cho nhau. Tuy nhiên, trường hợp cổ đồng sáng lập muốn
chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho các thành viên khác không phải
là cổ đông sáng lập hoặc cho người không phải là thành viên của công ty thì phải
được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Đồng thời, cổ đông dự định
chuyển nhượng cổ phần cũng không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng
các cổ phần đó.

Trang 56
Pháp luật ban hành quy định này nhằm để bảo vệ lợi ích của những người đến
mua cổ phần sau khi công ty thành lập. Nghĩa là, các cổ đông đã có ý tưởng sáng
lập ra công ty phải có trách nhiệm gắn bó với công ty, không được tùy ý từ bỏ
công ty. Khi cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần cho cá nhân khác dễ dẫn
đến các bất ổn trong hoạt động của công ty vì họ là những người gắn bó với
doanh nghiệp từ ngay những ngày đầu doanh nghiệp thành lập.  Việc một cổ
đông sáng lập rời khỏi công ty phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận, tức là
phải được sự đồng ý của các cổ đông khác.

Bên cạnh đó, quy định các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng
lập đều được bãi bỏ sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Tương tự với quy định trên, thì tại Khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp năm
2020 quy định như sau: “Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp
quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn
chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về
chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ
trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.”

Như vậy, theo quy định này ngoài trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần
đối với các cổ đông sáng lập, thì nếu trong điều lệ của công ty cổ phần có những
quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần thì phải tuân theo những quy định về
hạn chế chuyển nhượng cổ phần đó. Việc quy định này là hoàn toàn hợp lý, pháp
luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các chủ thể khi thành lập, và việc chuyển
nhượng cổ phần cũng vậy.

Bên cạnh việc hạn chế chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập, thì pháp
luật còn quy định như sau: “Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không
được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển
nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa
kế.” (Khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp năm 2020)

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ
phần phổ thông, số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều
lệ công ty quy định. Các cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có quyền
biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số
phiếu biểu quyết theo quy định trong Điều lệ công ty, do đó, pháp luật quy định cổ
đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó
cho người khác nhằm nâng cao trách nhiệm đối với công ty của cổ đông sở hữu
cổ phần ưu đãi biểu quyết và không làm xáo trộn vị trí quản lý của công ty.

Trang 57
Tuy nhiên quy định này cũng có những ngoại lệ đó chính là việc chuyển nhượng
cổ phần ưu đãi biểu quyết đó chính là chuyển nhượng theo bản án, quyết định
của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế. Trong các trường hợp này thì
người có cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ chuyển nhượng cổ phần theo bản án của
Tòa án, khi đó có thể chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết cho cá nhân mà
đã được chỉ định. Hoặc trong trường hợp người sở hữu cổ phần ưu đãi biểu
quyết chết thì cổ phần ưu đãi biểu quyết đó sẽ được cho thừa kế lại cho người
thừa kế. 
Câu 5: Phân biệt chuyển nhượng phần vốn góp với mua lại phân vốn góp trong công ty TNHH
2 thành viên trở lên.
Chuyển nhượng vốn góp và mua lại vốn góp đều là cá quan hệ mua bán dẫn
đến làm thay đổi chủ sỡ hữu đối với các phần vốn góp được bán hoặc chuyển
nhượng trong công ty.

Về chủ thể
Chuyển nhượng vốn góp: Thành viên công ty với các thành viên khác là thành
viên hoặc không là thành viên của công ty
Mua lại vốn góp: Chủ thể là công ty và thành viên của công ty

Về điều kiện xảy ra


Chuyển nhượng vốn góp: Khi chủ thể có nhu cầu, tự nguyện chuyển nhượng
và không thuộc vào trường hợp công ty mua lại phần vốn góp, tặng cho phần
vốn góp và sử dụng phần vốn góp để thanh toán nợ.
Mua lại vốn góp: được quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020
như sau: Theo đó, thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp
của mình nếu thành viên đó bỏ phiếu không tán thành đối với những nghị
quyết, quyết định của HĐTV về các vấn đề được quy định tại khoản 1 Điều 51
LDN 2020.

Về điều kiện tiến hành


Chuyển nhượng vốn góp:  Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp
theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thành viên đó có quyền tự do chuyển
nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không
phải là thành viên.
Ngoài ra Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2014 cũng quy định như sau:
Điều 53. Chuyển nhượng phần vốn góp
1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 52, khoản 5 và khoản 6 Điều 54
của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có

Trang 58
quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho
người khác theo quy định sau đây:
a) Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng
với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
b) Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành
viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên
nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua
hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.
Mua lại vốn góp: Khi có yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều này,
nếu không thỏa thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp của
thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định
tại Điều lệ công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Việc
thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được
mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

Về hậu quả pháp lý
Chuyển nhượng vốn góp: Tư cách thành viên của người chuyển nhượng phần
vốn góp sẽ được chuyển giao cho người cá nhân, tổ chức nhận chuyển
nhượng. Vốn của công ty và tỷ lệ vốn của các thành viên trong công ty không
thay đổi.
Mua lại vốn góp: Giảm vốn điều lệ công ty tương ứng với phần vốn góp yêu
cầu mua lại, tư cách thành viên của người yêu cầu mua lại vốn góp bị mất đi,
tỷ lệ vốn góp của các thành viên còn lại trong công ty sẽ bị thay đổi.
u Mua phần vốn góp Chuyển nhượng phần vốn góp

– Cơ Điều 51. Mua lại phần vốn góp Điều 52. Chuyển nhượng phần vốn góp
sở 1 – Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6
áp lý 1 – Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn khoản 7 Điều 53 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm h
góp của mình nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một ph
đối với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên về vấn hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo q
đề sau đây: định sau đây:
a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên a) Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ
quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều
viên; kiện chào bán;
b) Tổ chức lại công ty; b) Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thàn
c) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty. viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải
thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua ho
2 – Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.
được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
thông qua nghị quyết, quyết định quy định tại khoản 1 Điều 2 – Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ
này. với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến
thông tin về người mua quy định tại các điểm b, c và đ khoản

Trang 59
3 – Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu Điều 48 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên
của thành viên quy định tại khoản 1 Điều này thì công ty phải
3 – Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp c
mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường
các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên công ty thì công
hoặc giá được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ
phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu h
công ty, trừ trường hợp hai bên thỏa thuận được về giá. Việc
một thành viên và thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng
thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ
doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành v
phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các
chuyển nhượng.
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
4 – Trường hợp công ty không thanh toán được phần vốn
góp được yêu cầu mua lại theo quy định tại khoản 3 Điều này
thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn
góp của mình cho thành viên khác hoặc người không phải là
thành viên công ty.
Chủ Bên bán là các thành viên góp vốn và bên mua là chính công Diễn ra giữa bên bán là các thành viên góp vốn và bên mua là c
hể ty. tổ chức, cá nhân có nhu cầu góp vốn.

3 – Khoản 1 – Điều 51: Pháp luật không quy định về điều kiện để tiến hành mà v
Điều 1 – Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn chuyển nhượng vốn phát sinh trên nhu cầu và phụ thuộc vào ý c
iện góp của mình nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành sự thỏa thuận giữa các thành viên của công ty
đối với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên về vấn
đề sau đây:
a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên
quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành
viên;
b) Tổ chức lại công ty;
c) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Trang 60
4– Khi có yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều 51 Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định
Điều Luật doanh nghiệp 2020, nếu không thỏa thuận được về giá khoản 2 Điều 52 thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượ
iện thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người kh
iến giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định không phải là thành viên.
ành tại Điều lệ công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận Điều 53 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn
được yêu cầu. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc to
khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đâ
thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
a) Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ
tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều
kiện chào bán;
b) Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thàn
viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải
thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua ho
không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.

– Hậu Giảm vốn điều lệ công ty tương ứng với phần vốn góp yêu Tư cách thành viên của người chuyển nhượng phần vốn góp
quả cầu mua lại, tư cách thành viên của người yêu cầu mua lại được chuyển giao cho người cá nhân, tổ chức nhận chuy
áp lý vốn góp bị mất đi, tỷ lệ vốn góp của các thành viên còn lại nhượng. Vốn của công ty và tỷ lệ vốn của các thành viên tro
trong công ty sẽ bị thay đổi. công ty không thay đổi.

Các doanh nghiệp xã hội đầu tiên ở Latvia được phát triển dưới từ những các hoạt động kinh tế do
các tổ chức NGO thực hiện trong khuôn khổ pháp lý được quy định, cụ thể là Luật về các tổ chức
công và hiệp hội (Law on Public Organisations and Associations) năm 1992. Sau này, nó đã được
thay thế vào ngày 30 tháng 10 năm 2003 bởi Luật về Hiệp hội và Tổ chức (Law on Associations and
Foundations). Theo khuôn khổ của luật mới, tất cả các tổ chức NGO được chia thành hai loại: hiệp
hội và quỹ. Với quy định pháp lý mới, các hiệp hội và quỹ ở Latvia có quyền thực hiện các hoạt động

Trang 61
tạo nhằm ra doanh thu. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh không phải mục tiêu chính của các tổ chức
mà đó được xem như là một hoạt động giúp cho việc đạt được các tôn chỉ, mục tiêu lợi ích xã hội
trọng yếu của các tổ chức này.

Các tổ chức NGO cần đáp ứng những tiêu chí nhất định để có thể có được tư cách là tổ chức công ích
(PBO) (Saeima 2004). Theo Luật tổ chức công ích 1, hoạt động công ích là hoạt động tạo ra lợi ích
lớn cho xã hội. Thuật ngữ “công ích” đề cập đến một loạt các hoạt động, và đặc biệt là thực tế tăng
phúc lợi xã hội của xã hội, đặc biệt là cho các nhóm có thu nhập thấp và thiệt thòi về mặt xã hội. Các
thành phần chính của một doanh nghiệp xã hội - cụ thể là mục tiêu xã hội và phi lợi nhuận ở một mức
độ nào đó, có thể khiến người ta cho rằng không có sự khác biệt đáng kể giữa doanh nghiệp xã hội và
tổ chức công ích. Sự khác biệt nằm ở hoạt động kinh tế. Như đã đề cập, luật chỉ cho phép các hiệp hội
và quỹ thực hiện một hoạt động kinh tế như một hoạt động bổ sung; ngược lại, hoạt động kinh tế là
tiêu chí trọng tâm để xác định một doanh nghiệp xã hội, đảm bảo rằng các vấn đề kinh tế xã hội được
giải quyết trong một viễn cảnh dài hạn. Bên cạnh đó, các tổ chức công ích chỉ được sử dụng thu nhập
của mình cho các hoạt động phi thương mại. Tuy nhiên, các tổ chức công ích phát triển các hoạt động
kinh tế thứ cấp quan trọng có thể được coi là doanh nghiệp xã hội theo quan điểm của cách tiếp cận
EMES mặc dù chúng không được coi là như vậy trong luật Latvia. Các ấn phẩm và thảo luận cho
thấy rằng khái niệm xã hội doanh nghiệp ở Latvia có liên quan chặt chẽ với các ý tưởng về “quan hệ
đối tác xã hội” (Līcīte 2018a) và “đối thoại xã hội”. Khái niệm về quan hệ đối tác xã hội đã được sử
dụng ở các đô thị như một bước hướng tới sự tham gia mạnh mẽ hơn của công chúng và việc sử dụng
các công cụ dân chủ trực tiếp trong công việc của chính quyền (Ozola 2010). Quan hệ đối tác xã hội
thường liên quan đến việc thực hiện các dự án không liên quan trực tiếp đến các chức năng của cơ
quan hành chính công nhưng quan trọng đối với các thành viên cộng đồng; và, như được nhấn mạnh
bởi OECD (2016), quá trình dẫn đến quan hệ đối tác xã hội trong nhiều trường hợp liên quan đến việc
hình thành các doanh nghiệp xã hội. Nhiều khái niệm khác cũng được sử dụng trong bối cảnh của
Latvia liên quan đến doanh nghiệp xã hội: •Các khái niệm khác thuật ngữ đổi mới xã hội thường được
sử dụng để giải thích và mô tả sự đóng góp của doanh nghiệp xã hội đối với các giải pháp mới và vai
trò của doanh nhân xã hội với tư cách là động lực thay đổi (Laizāns 2018).
nhiều tổ chức tự nhận là doanh nghiệp xã hội vẫn đang hoạt động với tư cách là tổ chức phi
chính phủ, hiệp hội, quỹ hoặc doanh nghiệp thương mại thông thường. (SE mapping)

1
Tạm dịch từ Law on Public-Benefit Organisations.

Trang 62
Đặc điểm DNXH
Tại Latvia, DNXH theo Luật doanh nghiệp xã hội 2017 có các đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, về hình thức tổ chức DNXH, theo khoản 1 Điều 5 Luật doanh nghiệp xã hội,
DNXH có tiêu chí đầu tiên là một công ty TNHH được đăng ký thành lập theo quy định của
Luật Doanh nghiệp Latvia.
Do đó, các DNXH ở Latvia có các đặc điểm cơ bản của một công ty TNHH như được
công nhận là có tư cách pháp nhân, không thể phát hành cổ phần (cổ phiếu) để huy động vốn
do DNXH mang “tính đóng” của một công ty TNHH, người sáng lập có thể là một cá nhân
hoặc pháp nhân và cũng có thể được thành lập bởi một hoặc nhiều thành viên (Mục 140, Luật
Thương mại) Luật doanh nghiệp xã hội có hiệu lực từ tháng 04/2018 nên cho đến hiện tại
không có nhiều doanh nghiệp chính thức được công nhận là doanh nghiệp xã hội ở Latvia.
Vì trước khi Luật Doanh nghiệp xã hội có hiệu lực, các tổ chức và cá nhân đã hoạt
động dưới nhiều hình thức tổ chức và pháp lý khác nhau cho doanh nghiệp xã hội: các tổ chức
phi chính phủ (NGO), hiệp hội, quỹ và công ty TNHH “thông thường”, đôi khi kết hợp các
hình thức pháp lý khác nhau để đạt được mục tiêu của mình. Tuy nhiên, sau khi Luật Doanh
nghiệp xã hội có hiệu lực vào ngày 01/4/2018, chỉ các công ty TNHH mới có thể trở thành
DNXH, điều đó có nghĩa là các hiệp hội và quỹ hiện tại sẽ phải quyết định cách thức tiếp tục
hoạt động. Các hiệp hội và quỹ chỉ có thể hoạt động như các DNXH trên thực tế; dù cho đến
hiện tại vẫn tích cực hoạt động vì lợi ích công cộng, giúp cho quốc gia giải quyết nhiều vấn
đề xã hội họ không đủ điều kiện để được pháp luật công nhận là DNXH. Trong khi, phần lớn
trong số họ đáp ứng các tiêu chí do định nghĩa hoạt động của SBI đặt ra và do đó được coi là
DNXH trên thực tế. Ngoài ra, Đại diện Bộ Phúc lợi xã hội cho biết rằng họ không có kế
hoạch thay đổi hoặc bổ sung danh sách các pháp nhân có thể đăng ký trở thành doanh nghiệp
xã hội trong những năm tới2.
Bên cạnh đó, Luật doanh nghiệp xã hội cũng không bắt buộc các tổ chức kể trên phải
đăng ký thành lập công ty TNHH mới và/hoặc ngừng các hoạt động của tổ chức mình vì mọi
tổ chức đều có quyền quyết định chọn cách thức nào và tiếp tục hoạt động có chiến lược như
thế nào sau khi Luật Doanh nghiệp xã hội ra đời và ghi nhận về định nghĩa DNXH. Các tổ
chức kể trên vẫn có thể lựa chọn những phương hướng phát triển mới sao cho phù hợp với
định nghĩa về DNXH theo pháp luật để tiếp tục thực hiện những chính sách, hoạt động giúp
đem lại các giá trị tốt đẹp cho xã hội. Cụ thể về phương hướng phát triển mới của các tổ chức
trên sẽ được thảo luận ở Chương 2 của tiểu luận này.
Thứ hai, hoạt động kinh doanh của DNXH phải gắn liền với mục tiêu nhằm giải quyết
các vấn đề xã hội, vì lợi ích cộng đồng.
Mục tiêu thành lập và hoạt động của DNXH được quy định trong điều lệ của DNXH
đó, mục tiêu đó phải hướng đến việc mang lại lợi ích cho xã hội hoặc giải quyết các vấn đề
quan trọng đối với xã hội bằng các phương thức kinh doanh DNXH lựa chọn. DNXH một mặt
vẫn thực hiện hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận nhưng đây không phải là mục tiêu trên hết
của doanh nghiệp xã hội mà thay vào đó, DNXH đặt mục tiêu xã hội lên hàng đầu.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp xã hội, sứ mệnh lớn nhất của các DNXHlà giúp
cho nhóm đối tượng có nguy cơ bị xã hội loại trừ3 có thể được tái hoà nhập cộng đồng hay hỗ
trợ cho những đối tượng bị yếu thế trong xã hội4 có thể cải thiện chất lượng cuộc sống. Các
nhóm đối tượng được được xác định bởi Nội các thông qua việc phân tích các điều kiện kinh
2
Linda Perkune - Lasma Licite (2021), Evolution of Social Enterprise status criteria in Latvia.

3
Tạm dịch từ social exclusion risk groups.

Trang 63
tế, xã hội của Nhà nước5. Cụ thể, “Quy định về các nhóm dân cư có nguy cơ bị loại trừ khỏi
xã hội và thủ tục cấp, đăng ký và kiểm soát tình trạng của DNXH” của Nội Các đã xác định
nhóm các đối tượng có nguy cơ bị xã hội loại trừ6:
1) Người khuyết tật;
2) Người khiếm khuyết
3) Những người hoặc gia đình có nguy cơ nghèo đói;
4) Người thất nghiệp và người thân, người trên 54 tuổi thất nghiệp, người thất nghiệp dài hạn;
5) Dân tộc thiểu số Romani;
6) Các tù nhân hiện tại hoặc trước đây;
7) Những người nghiện các chất kích thích như rượu, ma túy; nghiện cờ bạc,…;
8) Người vô gia cư;
9) Nạn nhân của tội phạm mua bán người;
10) Người tị nạn, người không có quốc tịch ở Latvia
11) Trẻ em mồ côi, người trưởng thành dưới 24 tuổi theo quy định của Luật dân sự thuộc
nhóm đối tượng này.
Ví dụ như DNXH BlindArt (từ một dự án được vào năm 2007 và được thành lập hợp
pháp dưới hình thức công ty TNHH vào năm 2017) do Andrs Hermanis sáng lập xác định đối
tượng là những có khiếm khuyết về thị giác và mục tiêu của DN là hỗ trợ cho những người
mù và người khiếm thị, truyền cảm hứng trong cuộc sống cho họ. Với mục tiêu này, BlindArt
đã phát triển lớn mạnh, mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho những người có khiếm khuyết về thị
giác và trở thành DNXH đầu tiên ở Latvia nhận được tài trợ từ Bộ Phúc lợi xã hội và Tổ chức
Tài chính phát triển (ALTUM) để mở rộng kinh doanh nhằm mục đích hòa nhập những người
khiếm thị vào thị trường lao động7.
Uỷ ban Kinh tế và Xã hội Châu Âu (EESC) nhận định rằng tinh thần kinh doanh xã hội
là cơ sở để thiết lập mô hình DNXH ở Châu Âu và nó gắn liền cùng chiến lược Châu Âu
2020 với ba ưu tiên như sau: phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức và đổi mới sáng tạo; thúc
đẩy một nền kinh tế hiệu quả hơn, xanh hơn và cạnh tranh hơn; thúc đẩy một nền kinh tế việc
làm cao mang lại sự gắn kết xã hội và lãnh thổ (Châu Âu 2020) 8. Tuy nhiên, EESC cũng nhấn
mạnh sự phát triển của DNXH không chỉ gắn liền với việc giải quyết các vấn đề về nguồn
nhân lực và việc làm mà còn hai lĩnh vực khác DNXH cần quan tâm - những lĩnh vực quan
trọng nhất bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự phát triển của DNXH là bảo vệ môi trường và an toàn
môi trường.
Khác với một số quốc gia ở Châu Âu và trên thế giới, tinh thần kinh doanh xã hội chủ
yếu ở Latvia gắn liền với sự hội nhập của các nhóm đối tượng vào thị trường lao động, Luật

4
Tạm dịch từ vulnerable target groups.

5
Điều 3 Luật DNXH Latvia (2018).

6
Quy định của Nội các số 173, Regulations regarding Population Groups at Risk of Social Exclusion and the Procedure of Granting,
Registering and Controlling the Status of Social Enterprise (2018).
7
Social enterprises and their ecosystems in Europe-Country report LATVIA
8
European Economic and Social Committee (2012), Social Entrepreneurship and Social Enterprise (exploratory opinion), truy cập địa
chỉ https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?qid=1551685692245&uri=CELEX%3A52011AE1584.

Trang 64
DNXH khi đề cập đến mục tiêu của DNXH chỉ tập trung vào các nhóm đối tượng 9. Theo đó,
mục tiêu các DNXH là tạo điều kiện để cải thiện chất lượng cuộc sống của các nhóm đối
tượng10, thúc đẩy việc làm của nhóm đối tượng có nguy cơ bị xã hội loại trừ11 bằng việc cung
cấp các dịch vụ xã hội, chăm sóc sức khoẻ hoặc giáo dục và cả sản xuất hàng hoá chuyên
dụng,... Nhưng mục tiêu của DNXH cũng gắn liền với các lĩnh vực xã hội khác - giáo dục và
bảo vệ môi trường, nhưng luật lại không đề cập đến các yếu tố, điều này tạo ra ấn tượng rằng
ở Latvia DNXH chỉ quan tâm đến câu chuyện về thúc đẩy nguồn nhân lực, cơ hội việc làm
cho các nhóm đối tượng.
Thứ ba, DNXH thực hiện tái phân phối lợi nhuận để phục vụ mục tiêu xã hội.
Điều này cũng đã trở thành một trong các tiêu chí xác lập tư cách DNXH được quy
định trong Luật doanh nghiệp xã hội, theo đó lợi nhuận của DNXH không thể được phân chia
cho các chủ sở hữu, mà phải được tái đầu tư vào công ty hoặc được sử dụng đầu tư để phục vụ
mục tiêu xã hội. Theo nghiên cứu của Frīdenberga (2016) cho thấy các quy định liên quan đến
phân chia nhuận trong các DNXH là khác nhau giữa các quốc gia Châu Âu, có nhiều điều
khoản và điều kiện khác nhau: 1) lợi nhuận có thể không được phân chia giữa các chủ sở hữu;
2) không có hạn chế liên quan đến phân chia lợi nhuận; 3) lợi nhuận có thể được phân chia
trong phạm vi luật định. Ở Latvia, Luật Thương mại quy định rằng các cổ đông của DNXH có
quyền nhận cổ tức. Tuy nhiên, doanh nghiệp xã hội phải phân bổ có mục đích tất cả các quỹ
tài trợ của mình (bao gồm cả lợi nhuận) để đạt được các mục tiêu mang lại lợi ích tốt đẹp cho
xã hội như đã đề ra trong điều lệ của mình. Điều này cho thấy quy định của Luật doanh
nghiệp xã hội về phân chia lợi nhuận có sự mâu thuẫn với quy định chung của Luật Thương
mại12.
Theo một nghiên cứu của Santos cho thấy, mục tiêu chính của doanh nghiệp xã hội là
đạt được ảnh hưởng tích cực cho xã hội chứ không phải tạo ra lợi nhuận, lợi nhuận lại là mục
tiêu chính đối với việc kinh doanh của các doanh nghiệp khác, từ đó xác định sự khác biệt
chính giữa mô hình DNXH với những loại hình doanh nghiệp đó Santos (Agafonow, 2014).
Tuy nhiên, lý thuyết này đã bị phản bác bởi một số những nhà nghiên cứu khi họ cho rằng lợi
lợi nhuận là cần thiết để DNXH có thể tạo ra các tác động tích cực đến xã hội (Bogane, 2020).
Tuy nhiên, nghiên cứu của Santos thường được các doanh nhân xã hội ở Latvia đồng tình hơn
khi tổ chức của họ có trạng thái doanh nghiệp xã hội trong một thời gian tương đối ngắn hơn
hoặc đó là kinh nghiệm kinh doanh đầu tiên của họ. Điều này có thể giải thích như sau, hầu
hết các doanh nghiệp xã hội ở Latvia đều còn non trẻ và không tạo ra lợi nhuận trong những
năm đầu hoạt động; do đó, đáp ứng tiêu chí này không được coi là một trở ngại đáng kể. Các
hoạt động kinh tế mà các doanh nhân xã hội tham gia thường không tạo ra lợi nhuận cao, và
nó được đề cập như một lý lẽ cho việc không phân phối lợi nhuận cho các cổ đông; do đó,
việc tái đầu tư lợi nhuận được coi là một tiêu chí có phù hợp.
Thứ tư, dựa vào quy định Điều 137 Luật Thương mại, Công ty TNHH phải tự chịu
trách nhiệm về các nghĩa vụ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của mình bằng toàn bộ tài
sản của chính nó; công ty không phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của các cổ và các cổ đông
cũng không chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ tài sản của công ty. Theo đó, trách nhiệm
9
Linda Perkune - Lasma Licite (2019), Legal aspects and support instruments for social entrepreneurship in the Baltic States.
10
Tạm dịch từ Target Groups.
11
Tạm dịch từ Social exclusion risk groups.
12
A. Sannikova, I. Brante (2018), Development of social entrepreneurship in Latvia, truy cập địa chỉ:
https://www.proquest.com/openview/6de6cec9e2db99b450581353edfe845b/1?pq-origsite=gscholar&cbl=686355

Trang 65
của DNXH đối với việc xây dựng và sử dụng các quỹ hỗ trợ cho hoạt động của nó chỉ thuộc
về các thành viên giữ vai trò điều hành, quản lý DNXH, còn các cổ đông không phải chịu bất
kỳ trách nhiệm nào.

Trang 66
Nghĩa vụ của DNXH
DNXH có nghĩa vụ tuân thủ, duy trì các tiêu chí và điều kiện được quy định tại khoản 1 và khoản 2
Điều 5 Luật DNXH13. Theo đó, DNXH phải đảm bảo đáp ứng tất cả các tiêu chí để được Bộ Phúc lợi
xã hội công nhận tư cách DNXH như đã phân tích như trên. Nếu trong thời gian hoạt động, DNXH có
những hành vi cho thấy không đáp ứng đầy đủ các tiêu chí được nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5
Luật Doanh nghiệp xã hội, Bộ Phúc lợi xã hội theo Điều 11 Luật Doanh nghiệp xã hội quyết định thu
hồi tư cách của DNXH. Ví dụ như DNXH chấm dứt việc thực hiện mục tiêu xã hội đã đặt ra khi
thành lập, DNXH thực hiện một trong các hành vi như: thực hiện các giao dịch chứng khoán hoặc bất
động sản, ngoại trừ việc cho thuê mặt bằng; kinh doanh trong các lĩnh vực như sản xuất và bán chất
nổ, vũ khí và đạn dược, sản xuất đồ uống có cồn (trừ các cơ sở sản xuất đồ uống có cồn quy mô nhỏ),
sản xuất và bán các sản phẩm thuốc lá, cờ bạc và cá cược, dịch vụ tài chính và bảo hiểm hoặc trong
các lĩnh vực gây nguy hiểm cho an ninh và sức khỏe của xã hội và cho vay, trừ trường hợp khoản cho
vay cho nhóm đối tượng mà mục tiêu DNXH hướng đến sẽ bị Bộ Phúc lợi xã hội ra quyết định rút tư
cách hoạt động. Trong quá trình hoạt động của mình, DNXH cũng cần phải đảm bảo DN của mình
phải thoả mãn các chỉ tiêu đánh giá khác do Nội các quy định. Theo đó, DNXH phải thực hiện nghĩa
vụ nộp báo cáo vào trước ngày 01/5 hàng năm cho Bộ Phúc lợi xem xét, đánh giá về quá trình hoạt
động trong năm của DN có đáp ứng các tiêu chí do Luật Doanh nghiệp xã hội quy định và các chỉ tiêu
đánh giá do Nội các thiết lập hay không.
Trường hợp DNXH bị Bộ Phúc lợi xã hội thu hồi tư cách, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
bị rút tư cách, DNXH phải thực hiện tính lại thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân và giải quyết
nộp thuế theo thủ tục chung đối với DN đó. Thuế bất động sản được tính theo thủ tục chung cho kỳ
tính thuế mà công ty trách nhiệm hữu hạn mất tư cách doanh nghiệp xã hội mà không áp dụng giảm
thuế.

Mục 13. Nhận lại tư cách doanh nghiệp xã hội

(1) Trong trường hợp rút tư cách doanh nghiệp xã hội khỏi công ty trách nhiệm hữu hạn, đơn xin
nhận lại tư cách doanh nghiệp xã hội sẽ được xem xét không sớm hơn 12 tháng, kể từ ngày ngày
quyết định thu hồi tư cách doanh nghiệp xã hội có hiệu lực.

(2) Quyết định từ chối xem xét nội dung đơn nêu tại Đoạn một của Mục này sẽ không từ chối khả
năng nộp lại đơn đó sau khi kết thúc thời hạn nêu tại Đoạn một của Mục này.
Chế độ quản lý, giám sát
Về cơ chế quản lý, giám sát hoạt động của các DNXH ở Latvia, Luật DNXH đã có những quy
định rất rõ ràng ở khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp xã hội. Theo đó, các DN được công nhận là
DNXH được quản lý và giám sát hàng năm, tức là trước ngày 1 tháng 5 hàng năm, bất kỳ DNXH nào
cũng phải nộp báo cáo hoạt động14 cho Bộ Phúc lợi xã hội (MoW)15 xác nhận rằng các yêu cầu, nhiệm
vụ để đạt được mục tiêu được đặt ra đối với DNXH đều được DN đó đáp ứng, thực hiện. Các báo cáo
hoạt động được trình cho Bộ Phúc lợi xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát DNXH (các
báo cáo là cơ sở cho công tác kiểm tra việc đáp ứng các yêu cầu của DNXH, cung cấp thông tin về sự
tác động, ảnh hưởng đến xã hội của DNXH, cũng như các nhiệm vụ DNXH đã thực hiện và dự định
thực hiện trong tương lai) và tạo điều kiện cho Bộ Phúc lợi xã hội có nắm bắt được các thông tin về
hoạt động của DNXH trong năm vừa qua, các vướng mắc, đề xuất từ DNXH cũng như khả năng tự
kiểm soát và lập kế hoạch DN. Các nguyên tắc và tiêu chí để đánh giá hoạt động của DNXH, cũng
như thủ tục nộp báo cáo của DNXH sẽ do Nội các quy định.
13
Khoản 3 Điều 5 Luật DNXH Latvia (2018).
14
Tạm dịch từ the activity report
15
Tạm dịch từ Ministry of Welfare

Trang 67
Trang 68
Sự phát triển của DNXH ở Latvia sau khi được chính thức ghi nhận trong Luật DNXH 2018
Vào ngày 12/10/2017, Quốc hội của Latvia đã thông qua Luật Doanh nghiệp xã hội và ngày
01/4/2018 đã đi vào lịch sử của cộng đồng DNXH khi Luật Doanh nghiệp xã hội chính thức có hiệu
lực, khái niệm DNXH lần đầu tiên được ghi nhận và có khung pháp lý nhất định để điều chỉnh cho
loại hình DN này ở Latvia. Trong những năm qua, các DNXH ở Latvia đã có bước phát triển nhanh
chóng. Theo số liệu của “Sổ đăng ký doanh nghiệp xã hội” cho biết, năm 2018 với việc triển khai
Luật Doanh nghiệp xã hội, tổng số DNXH đã đăng ký và được công nhận là DNXH là 26. Trong năm
2019, số lượng doanh nghiệp xã hội tăng thêm 60, năm 2020 sự gia tăng của các doanh nghiệp xã hội
là 69, đầu năm 2021, có 9 công ty đã được công nhận là doanh nghiệp xã hội. Năm 2021 so với năm
2018, số lượng DNXH tăng gấp 6,3 lần, tương đương 138 DNXH. Trong số 164 DNXH theo thống
kê vào năm 2021: ở trạng thái đang hoạt động có 149 DNXH và 15 công ty ở trạng thái không hoạt
động của DNXH; đối với các DNXH ở trạng thái không hoạt động, 10 doanh nghiệp đã bị hủy bỏ tư
cách DNXH, còn 5 doanh nghiệp bị tước tư cách DNXH. Theo điều tra nghiên cứu, DNXH tập trung
nhiều nhất ở Riga - thủ đô của Latvia, cao gấp đôi so với các vùng khác của Latvia, và số lượng
DNXH ít nhất là ở vùng Latgale16. Cho đến năm 2022, theo báo cáo về DNXH ở Châu Âu ước tính có
tới 200 DNXH đang hoạt động tại Latvia và hầu hết các doanh nghiệp xã hội đều tương đối mới, chỉ
mới thành lập trong vòng 3 đến 7 năm gần đây và tuyển dụng không quá 10 nhân viên làm việc toàn
thời gian17.

Theo thống kê ở Latvia, khu vực có tỷ lệ dân cư nghèo đói cao và có nhiều đối tượng có nguy
cơ bị xã hội loại trừ, chỉ có ba DNXH trên 100.000 dân. Và ở Riga, nơi có tỷ lệ dân cư nghèo đói và
đối tượng có nguy cơ bị xã hội loại trừ thấp nhất so với các khu vực khác, có 13 doanh nghiệp xã hội
trên 100.000 dân. Có nhiều DNXH hoạt động hơn ở Riga vì đó là nơi có nhiều khách hang tiềm năng
hơn cho hoạt động kinh doanh dịch vụ và hàng hóa của DN. Ở vùng Pieriga và vùng Kurzeme, cứ
100.000 dân thì có 7 doanh nghiệp xã hội. Ở vùng Vidzeme, có 5 doanh nghiệp xã hội đang hoạt
động trên 100 000 dân và ở Zemgale có 4 doanh nghiệp xã hội. Điều quan trọng là chính phủ phải lên
kế hoạch hỗ trợ DNXH như thế nào để các hoạt động của họ lan rộng đến các khu vực có dân cư với
nguy cơ nghèo đói và nhiều đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ bị xã hội loại trừ cao hơn so với khu
vực Riga.
Ở Latvia, Luật Doanh nghiệp xã hội đặt ra các giới hạn đối với hình thức pháp lý của các
DNXH, trong khi có rất nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO), hiệp hội và quỹ hoạt động như các
DNXH trên thực tế, tạo ra tác động xã hội tích cực, ví dụ, bằng cách cung cấp nơi làm việc cho những
người yếu thế trong xã hội, thúc đẩy gìn giữ và bảo vệ môi trường,…nhưng họ không đăng ký để
được công nhận tư cách DNXH vì không đủ điều kiện để được pháp luật công nhận là một DNXH
đúng nghĩa. Bên cạnh đó, theo Báo cáo về DNXH ở Châu Âu, từ ngày 01/6/2018, có đến 23.961 hiệp
hội và quỹ (de facto) hoạt động ở Latvia, nhưng không phải tất cả chúng đều phù hợp với định nghĩa
hoạt động của EU về DNXH. Vì vậy, những tổ chức kể trên đã không được đưa vào thống kê tổng thể
của DNXH. Theo “Báo cáo về DNXH và hệ sinh thái của DNXH ở các quốc gia Châu Âu”, từ ngày
01/6/ 2018, có đến 23.961 hiệp hội và quỹ (de facto) hoạt động ở Latvia, nhưng không phải tất cả
chúng đều phù hợp với định nghĩa hoạt động của EU về DNXH18.
Người dân Latvia nói chung thường có quan điểm tiêu cực về DNXH vì họ không nhìn nhận
sứ mệnh xã hội DNXH khi cho rằng những DN sẵn sàng trục lợi từ các vấn đề xã hội. Có thể lý giải
vấn đề ở Latvia số lượng DNXH ít mặc dù đất nước vẫn đang tồn tại rất nhiều các vấn đề xã hội cần
quan tâm, giải quyết như sau: ở Latvia, Bộ Kinh tế không coi doanh nghiệp xã hội là động lực kinh tế
16
Dana Gintere, Lasma Licte Kurbe (2021), Social Enterprise profile in the Latvia regions.
17
Social enterprises and their ecosystems in Europe, Country report LATVIA (2022).

18
Social enterprises and their ecosystems in Europe, Country report LATVIA (2022).

Trang 69
quan trọng của địa phương, vì việc quy định và phát triển DNXH thuộc trách nhiệm của Bộ Phúc lợi
xã hội. Và cuối cùng, các doanh nhân không nhận ra tiềm năng phát triển và lợi ích từ việc đăng ký
hoạt động kinh doanh của họ với tư cách là DNXH, bên cạnh đó một số vấn đề khó khăn về pháp lý,
về vốn, về thu hút đầu tư,…dẫn đến sự e dè của các doanh nhân xã hội khi vừa đảm bảo phải thực
hiện các mục tiêu xã hội và vừa phải duy trì các tiêu chí, yêu cầu do luật định để được công nhận tư
cách DNXH.

Bên cạnh các tên tuổi đã nổi danh nhờ đi tiên phong một cách kiên định như

Nhìn chung, các DN đang hoạt động theo đúng mô hình DNXH ở Latvia vẫn còn chiếm số lượng rất
ít trong cộng đồng DN nói chung, hiệu quả hoạt động chưa cao, khả năng giải quyết các vấn đề còn
thấp.

Mặc dù DNXH là những DN rất quan trọng vì góp sức giúp cho Chính phủ giải quyết các vấn đề kinh
tế - xã hội của Latvia, nhưng số lượng DNXH tính đến thời điểm hiện tại còn tương đối thấp trong
cộng đồng DN nói chung

Doanh nghiệp xã hội là công ty trách nhiệm hữu hạn theo thủ tục quy định tại Luật này đã
được công nhận tư cách doanh nghiệp xã hội và thực hiện hoạt động kinh tế tạo ra tác động xã hội
tích cực và quan trọng bằng việc sử dụng lao động cho các nhóm đối tượng hoặc cải thiện chất lượng
cuộc sống. của các nhóm trong xã hội mà cuộc sống của họ bị ảnh hưởng bởi những thách thức xã hội
cơ bản (ví dụ: cung cấp các dịch vụ xã hội, chăm sóc sức khỏe hoặc giáo dục, và cả sản xuất hàng hóa
chuyên dụng) hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động nào khác có liên quan đến xã hội tạo ra một tác động
xã hội
Vì một trong những mục tiêu chính của doanh nghiệp xã hội là sự tham gia của các nhóm mục
tiêu trong kinh doanh và việc làm, nên việc tham khảo Công ước Liên hợp quốc về Quyền của Người
khuyết tật là điều cần thiết. Điều 27 của Công ước quy định rằng tại các quốc gia thành viên Liên
Hợp Quốc, nghiêm cấm phân biệt đối xử vì lý do khuyết tật và người khuyết tật có quyền làm việc và
điều kiện làm việc thuận lợi cũng như các quốc gia thành viên phải đóng góp cho sự hòa nhập của
người khuyết tật. khuyết tật vào thị trường lao động, điều này cũng được nêu trong Hiến chương xã
hội châu Âu (Par Pārskatīto Eiropas..., 2013)

Vì một trong những mục tiêu chính của doanh nghiệp xã hội là sự tham gia của các nhóm mục tiêu
trong kinh doanh và việc làm, nên việc tham khảo Công ước Liên hợp quốc về Quyền của Người
khuyết tật là điều cần thiết. Điều 27 của Công ước quy định rằng tại các quốc gia thành viên Liên
Hợp Quốc, nghiêm cấm phân biệt đối xử vì lý do khuyết tật và người khuyết tật có quyền làm việc và
điều kiện làm việc thuận lợi cũng như các quốc gia thành viên phải đóng góp cho sự hòa nhập của

Trang 70
người khuyết tật. khuyết tật vào thị trường lao động, điều này cũng được nêu trong Hiến chương xã
hội châu Âu (Par Pārskatīto Eiropas..., 2013)

Các tổ chức phi chính phủ (social cooperatives, foundations, associations, or regular


commercial enterprises)

Mặc dù trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đang tập trung nghiên cứu các vấn đề
DNXH tuy nhiên, nhìn chung, ở cấp độ thảo luận công khai, khái niệm này vẫn chưa được hiểu rõ ở
Latvia. Nhiều công ty có định hướng xã hội vẫn chưa được công nhận là DNXH, và do đó có thể có
sự phân biệt giữa “DNXH trên danh nghĩa pháp lý19” và “DNXH hoạt động trên thực tế20”. Mặc dù
tình hình đã được cải thiện trong những năm gần đây, nhiều người vẫn không hiểu sự khác biệt giữa
doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội, DNXH và tổ chức từ thiện. Ngoài ra, một nhận thức sai lầm cho
rằng các doanh nghiệp xã hội chỉ tập trung vào tích hợp công việc (WISE). Để thúc đẩy sự công nhận
và hiểu biết về tinh thần kinh doanh xã hội, điều quan trọng là phải tổ chức các hội thảo, sự kiện và
hội nghị giáo dục (đặc biệt là ở các khu vực). Ngoài ra, các thành phố tự trị có thể đóng góp vào nhận
thức - xuất bản các câu chuyện kinh nghiệm về doanh nghiệp xã hội trên các tờ báo địa phương của
họ, đưa chúng vào các tài liệu tiếp thị,…

Luật Doanh nghiệp xã hội có hiệu lực từ tháng 4/2018 nên không có nhiều DN chính thức được công
nhận là DNXH. Trong lịch sử, các DNXHđã hoạt động dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau,
nhiều tổ chức tự coi mình là DNXHvẫn đang hoạt động với tư cách là tổ chức phi chính phủ (NGO)
như các hiệp hội, quỹ hoặc DN thương mại thông thường.

Như đã đề cập ở trên, Luật Doanh nghiệp xã hội không bắt buộc các hiệp hội và quỹ hiện có phải
thành lập một công ty TNHH mới và/hoặc ngừng thực hiện các hoạt động hiện tại của họ nhưng mọi
tổ chức đó đều phải quyết định chọn cách thức nào và tiếp tục hoạt động của họ với chiến lược như
thế nào để phù hơp với các quy định hiện tại của Luật Doanh nghiệp xã hội. Theo đó, các tổ chức phi
chính phủ (NGO) có thể chọn lựa một trong hai cách thức phát triển sau đây:
1. Đăng ký thành lập công ty TNHH mới, trở thành chủ sở hữu của công ty đó. Các hoạt động hướng
tới mục tiêu xã hội hiện tại của một hiệp hội hoặc quỹ sẽ được chuyển giao cho công ty trách nhiệm
hữu hạn mới. Với hình thức pháp lý mới là công ty TNHH, các hiệp hội, quỹ có thể nhận được tất cả
các cơ hội phát triển, các đặc quyền cho một DNXH theo quy định của pháp luật và chương trình hỗ
trợ của Bộ Phúc lợi và ALTUM.
2. Thực hiện các hoạt động hướng tới mục tiêu xã hội theo dự án riêng biệt. Nếu hoạt động đó không
đạt tỷ trọng đáng kể, hoặc mang tính chất nhất thời (dựa trên các dự án cụ thể không thường xuyên)
thì không cần thành lập công ty TNHH. Tuy nhiên, trong trường hợp này, Bộ Phúc lợi xã hội và
chương trình ALTUM không cung cấp hỗ trợ cho sự phát triển và mở rộng doanh nghiệp xã hội nếu
hiệp hội hoặc quỹ chưa đăng ký tham gia chương trình (hạn chót là ngày 1 tháng 3 năm 2018).

19
Tạm dịch từ de jure social enterprise.
20
Tạm dịch từ de facto social enterprise.

Trang 71
Ở Latvia, hình thức pháp lý của DNXH chỉ có thể là công ty TNHH, nên điều này được chỉ ra
như một hạn chế trong các tiêu chí để xác định DNXH. Mặc dù đã có nhiều cuộc thảo luận về hình
thức pháp lý phù hợp nhất cho DNXH (Brencis & Sīna, 2016) trước khi Luật Doanh nghiệp xã hội có
hiệu lực, trong đó đề xuất trao tư cách “nhà điều hành DNXH21” cho bất kể cho dù tổ chức là một
công ty TNHH hay một tổ chức (NGO) là các hiệp hội, quỹ thay vì tư cách DNXH. Tuy nhiên, do
hoạt động của bất kỳ DNXH nào cũng dựa trên hoạt động kinh tế, các hiệp hội và quỹ không được
đưa vào luật để được công nhận thuộc loại hình DNXH, vì theo Luật về Hiệp hội và quỹ22, chúng
được phép thực hiện hoạt động kinh tế như một hoạt động phụ trợ.
Trước khi có Luật Doanh nghiệp xã hội, các tổ chức và cá nhân sử dụng nhiều hình thức tổ
chức hoạt động khác nhau để tạo ra các tác động xã hội tích cực: hiệp hội, quỹ và công ty kinh doanh
thông thường, đôi khi kết hợp các hình thức pháp lý khác nhau để đạt được mục tiêu của mình.
Tuy nhiên, sau khi Luật Doanh nghiệp xã hội có hiệu lực chỉ các công ty TNHH mới có thể
đăng ký trở thành DNXH, điều đó có nghĩa là các hiệp hội và quỹ hiện tại sẽ phải quyết định cách
thức để họ có thể tiếp tục hoạt động. Các hiệp hội và quỹ chỉ có thể hoạt động như các “DNXH trên
thực tế”; họ không đủ điều kiện để được pháp luật công nhận là DNXH. Tuy nhiên, phần lớn trong số
họ đáp ứng các tiêu chí do định nghĩa hoạt động của SBI đặt ra và do đó được coi là doanh nghiệp xã
hội trên thực tế.
Luật Doanh nghiệp xã hội không bắt buộc các phải có được trạng thái doanh nghiệp xã hội, vì
các nhà lập pháp cho phép hoạt động kinh tế chỉ được thực hiện dưới hình thức hoạt động bổ sung.
Tuy nhiên, hoạt động kinh tế bao gồm một trong những tiêu chí thiết yếu nhất để xác định một doanh
nghiệp xã hội, vì nó cố gắng đảm bảo rằng các vấn đề kinh tế xã hội được giải quyết trong dài hạn.
Do các hạn chế về hoạt động kinh tế, các hiệp hội và quỹ không được coi là phù hợp để đạt được tư
cách DNXH theo Luật Doanh nghiệp xã hội của Latvia.

Doanh nghiệp xã hội và doanh nghiệp xã hội ở Latvia giải quyết việc sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ
nhằm giải quyết vấn đề xã hội hoặc tạo ra lợi ích cho công chúng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho
chủ doanh nghiệp. Kể từ tháng 4 năm 2018, doanh nghiệp xã hội được quy định bởi Luật Doanh
nghiệp Xã hội và doanh nghiệp xã hội được định nghĩa theo luật là công ty trách nhiệm hữu hạn
(TNHH). Kể từ khi luật này có hiệu lực khá gần đây, nhiều doanh nghiệp xã hội vẫn hoạt động dưới
dạng hiệp hội và quỹ, và ước tính ở Latvia có tới 200 pháp nhân có thể được coi là doanh nghiệp xã
hội trên thực tế, tuy nhiên con số chính xác vẫn chưa được biết.
Trước khi Luật Doanh nghiệp xã hội có hiệu lực (tháng 4 năm 2018), các tổ chức và cá nhân đã sử
dụng nhiều hình thức tổ chức và pháp lý khác nhau cho hoạt động khởi nghiệp xã hội: hiệp hội, quỹ
và công ty trách nhiệm hữu hạn 'thông thường', đôi khi kết hợp các hình thức pháp lý khác nhau để
đạt được mục tiêu của mình. Tuy nhiên, hiện nay theo luật mới, chỉ các công ty trách nhiệm hữu hạn
mới được phép có tư cách doanh nghiệp xã hội, điều đó có nghĩa là các hiệp hội và quỹ hiện có phải
quyết định cách thức tiếp tục hoạt động. Các hiệp hội và quỹ chỉ có thể hoạt động như các doanh
nghiệp xã hội trên thực tế; tình trạng hiện tại của họ không cho phép họ đủ điều kiện hợp pháp là
doanh nghiệp xã hội.

Cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Luật Doanh nghiệp Xã hội là Bộ Phúc lợi. Bộ cũng chịu
trách nhiệm điều hành Cơ quan đăng ký doanh nghiệp xã hội công cộng, cơ quan này cũng đóng vai
trò là cơ sở dữ liệu của tất cả các doanh nghiệp đã nhận được trạng thái.
21
Tạm dịch từ social bussiness operator.
22
Associations and Foundations Law, có hiệu lực từ ngày 01/4/2004

Trang 72
Luật Doanh nghiệp xã hội không bắt buộc các doanh nghiệp xã hội trên thực tế đang hoạt động như
các hiệp hội và quỹ phải thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn mới và/hoặc ngừng hoạt động
kinh tế. Mọi tổ chức đều quyết định chọn cách nào và cách tiếp tục công việc của họ. Tuy nhiên, do
có những hạn chế nhất định đối với các hiệp hội và quỹ liên quan đến hoạt động kinh doanh tổng thể
của họ, nên họ có hai hướng tiềm năng để tiến xa hơn với các hoạt động doanh nghiệp xã hội của
mình:
1. Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn mới, trở thành chủ sở hữu của công ty. Các hoạt động kinh
doanh xã hội hiện tại của một hiệp hội hoặc quỹ sau đó nên được chuyển giao cho công ty trách
nhiệm hữu hạn mới. Công ty trách nhiệm hữu hạn mới được sử dụng tất cả các cơ hội mà Pháp luật
quy định.
2. Thực hiện các hoạt động kinh tế hàng đầu của các dự án riêng biệt, giữ chúng trong tổ chức hiện
có. Nếu hoạt động kinh tế không đạt tỷ trọng đáng kể thì không cần thành lập công ty trách nhiệm
hữu hạn. Tuy nhiên, trong trường hợp như vậy, tổ chức hiện tại không thể tự gọi mình là 'doanh
nghiệp xã hội' một cách hợp pháp; nó cũng không thể sử dụng các lợi ích của Luật và các công cụ hỗ
trợ doanh nghiệp xã hội khác.
Luật Doanh nghiệp xã hội mới không bắt buộc bất kỳ ai phải có tư cách doanh nghiệp xã hội. Đây là
một cơ hội, một công cụ bổ sung cho những doanh nghiệp đã hoạt động trong lĩnh vực này hoặc
muốn thành lập một doanh nghiệp xã hội mới. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế là một trong những tiêu
chí quan trọng nhất để xác định DNXH, đảm bảo giải quyết lâu dài các vấn đề kinh tế - xã hội một
cách bền vững, độc lập về tài chính. Vì nhiều hiệp hội và quỹ không tự cung tự cấp và vẫn dựa vào
các khoản tài trợ và quyên góp, và các hoạt động chính của họ không mang tính chất thương mại, nên
họ phải đưa ra lựa chọn chiến lược về cách tiến xa hơn.

Luật quy định doanh nghiệp xã hội là công ty trách nhiệm hữu hạn có trạng thái doanh nghiệp xã hội
đặc biệt. Doanh nghiệp xã hội có thể hành động để hòa nhập các cá nhân có nguy cơ bị loại trừ xã hội
vào lực lượng lao động của họ (các nhóm có nguy cơ bị loại trừ xã hội được quy định trong Quy định
Nội các số 17328), cũng như tham gia vào các lĩnh vực khác và thực hiện các hoạt động quan trọng vì
lợi ích của xã hội tạo ra một tác động xã hội tích cực lâu dài.
Theo Luật Doanh nghiệp xã hội29, để đạt được trạng thái doanh nghiệp xã hội, công ty phải đáp ứng
các tiêu chí nhất định, ví dụ: nghĩa vụ lấy mục tiêu xã hội tích cực làm mục đích chính của tổ chức
trong khi hạn chế phân phối lợi nhuận cho chủ sở hữu công ty. Lợi nhuận phải được tái đầu tư vào
công ty hoặc đầu tư để đạt được mục tiêu xã hội. Người lao động hoặc cá nhân thuộc nhóm đối tượng
của doanh nghiệp xã hội phải tham gia quản lý doanh nghiệp. Có thể kết luận rằng ở Latvia các doanh
nghiệp xã hội đáp ứng các tiêu chí mà OECD và Liên minh châu Âu đưa ra. Tuy nhiên, Luật Doanh
nghiệp xã hội30 có một số hạn chế – luật này chỉ cho phép các doanh nghiệp xã hội hoạt động dưới
hình thức pháp lý là công ty trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều hiệp hội và quỹ
đáp ứng các tiêu chí DNXH trên thực tế. Để có được trạng thái doanh nghiệp xã hội, các hiệp hội và
quỹ có thể thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn mới, trở thành chủ sở hữu của nó. Tuy nhiên,
xét đến lợi ích tài chính hạn chế của các doanh nghiệp xã hội, các hiệp hội và quỹ không có kế hoạch
chuyển đổi hình thức pháp lý thành công ty trách nhiệm hữu hạn

Trong lịch sử, các DNXH đã hoạt động dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau, nhiều trong số đó
tuân theo các tiêu chí mô tả DNXH vẫn đang hoạt động như hiệp hội, quỹ hoặc công ty kinh doanh
thông thường. Hầu hết họ là các tổ chức có hoạt động kinh tế nhỏ hoặc các tổ chức khởi nghiệp, do
đó hình thức pháp lý mới không phù hợp với họ.

Một số doanh nghiệp xã hội chưa đăng ký đang hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc xã hội, nơi các tổ
chức trước đây đã hoạt động dưới hình thức pháp lý NGO (chủ yếu là hiệp hội), đây là hình thức pháp

Trang 73
lý phù hợp hơn cho họ. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh thông thường có thể được coi là doanh
nghiệp xã hội vì họ tạo ra tác động xã hội tích cực, ví dụ, bằng cách cung cấp nơi làm việc cho những
người dễ bị tổn thương, không đăng ký là doanh nghiệp xã hội vì lý do họ không biết về khái niệm
doanh nghiệp xã hội và

Trang 74
Ở Latvia, Luật thương mại quy định rằng một công ty TNHH là một loại hình mang “tính đóng”,
công ty không thể phát hành cổ phần (cổ phiếu) để huy động vốn, người sáng lập công ty có thể là
một cá nhân hoặc pháp nhân và công ty có thể được thành lập bởi một hoặc nhiều thành viên (Mục
140, Luật Thương mại) Năm 2014, một danh sách các địa chỉ rủi ro và danh sách những người có rủi
ro đã được tạo ra ở Latvia, trong đó nêu rõ trách nhiệm của bất kỳ thành viên nào trong ban điều
hành. Luật về thuế và nghĩa vụ (Đoạn 31, Mục 1) quy định rằng một công ty TNHH có thể trở thành
đối tượng chịu rủi ro do nợ thuế và tình trạng này có hiệu lực trong ba năm (Mục 34.3, Luật về thuế
và nghĩa vụ (LRSaeima, 1995). Việc cấm nắm giữ các vị trí trong một công ty TNHH được quy định
trong Luật Đăng ký Doanh nghiệp của Cộng hòa Latvia (Mục 4.12). Luật BÁN và Luật Thương mại
cũng như các hành vi pháp lý quốc gia khác không xác định số lượng công ty trách nhiệm hữu hạn
trong đó cùng một pháp nhân hoặc thể nhân có thể là cổ đông. Từ năm 2018 trở đi, Cơ quan đăng ký
doanh nghiệp của Cộng hòa Latvia thực hiện các biện pháp kiểm soát trong quá trình đăng ký của
một công ty TNHH để giảm nguy cơ trốn thuế. Việc kiểm tra được thực hiện dựa trên quyết định của
Sở Thuế vụ Nhà nước Cộng hòa Latvia(Uzņēmumu reģistrs, 2017)

Tại Latvia, theo Luật Doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp xã hội được định nghĩa là một công ty trách
nhiệm hữu hạn (TNHH) thực hiện các hoạt động kinh tế sáng tạo có tác động xã hội tích cực, ví dụ,
cung cấp các dịch vụ xã hội, hướng tới một xã hội dân sự hòa nhập, thúc đẩy giáo dục, hỗ trợ khoa
học, hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ và bảo tồn môi trường, đảm bảo bảo vệ động vật hoặc thúc đẩy
sự đa dạng văn hóa. Để một công ty có được vị thế của một doanh nghiệp xã hội, nó phải tuân thủ
năm tiêu chí. Theo Luật Doanh nghiệp xã hội, lợi nhuận của doanh nghiệp không thể được phân
phối giữa các chủ sở hữu, mà phải được tái đầu tư vào công ty hoặc được sử dụng để đạt được
mục tiêu xã hội.

Doanh nghiệp xã hội là công ty trách nhiệm hữu hạn theo thủ tục quy định tại Luật này đã được công
nhận tư cách doanh nghiệp xã hội và thực hiện hoạt động kinh tế tạo ra tác động xã hội tích cực và
quan trọng bằng việc sử dụng lao động cho các nhóm đối tượng hoặc cải thiện chất lượng cuộc sống.
của các nhóm trong xã hội mà cuộc sống của họ bị ảnh hưởng bởi những thách thức xã hội cơ bản (ví
dụ: cung cấp các dịch vụ xã hội, chăm sóc sức khỏe hoặc giáo dục, và cả sản xuất hàng hóa chuyên
dụng) hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động nào khác có liên quan đến xã hội tạo ra một tác động xã hội
tích cực lâu dài (ví dụ: hình thành một xã hội dân sự toàn diện, hỗ trợ khoa học, bảo vệ và bảo tồn
môi trường, bảo vệ động vật hoặc đảm bảo sự đa dạng văn hóa).

Mặc dù vẫn còn định kiến trong xã hội cho rằng mục tiêu xã hội chính của DNXH là giúp tái hòa
nhập công việc, nhưng trên thực tế, sứ mệnh xã hội của doanh nghiệp xã hội có thể đi xa hơn và rộng
hơn thế. Thông thường có hai loại mục tiêu xã hội được thực hiện bởi các doanh nghiệp xã hội ở
Latvia:
• Mục tiêu xã hội nhằm giúp đỡ một hoặc nhiều nhóm đối tượng có nguy cơ bị loại trừ khỏi xã hội
hoặc ‘dễ bị tổn thương’ hoặc cải thiện chất lượng cuộc sống tổng thể của họ bằng cách thực hiện các
hoạt động hòa nhập công việc, cung cấp dịch vụ, sản xuất hàng hóa đặc biệt cho các nhóm đối tượng
này, cung cấp trợ giúp về vật chất, v.v.
• Mục tiêu xã hội vượt ra ngoài một nhóm mục tiêu cụ thể và nhằm giải quyết các vấn đề rộng lớn
hơn trong cộng đồng hoặc xã hội mà không thể quy cho một hoặc nhiều nhóm dễ bị tổn thương cụ
thể.

Trước khi thành lập DNXH, nhà sáng lập cần phải xem xét rất kỹ các quy định của cả Luật Thương
mại và Luật doanh nghiệp xã hội. Ở Latvia, Luật Thương mại không đặt ra bất kỳ hạn chế nào đối với
hoạt động kinh doanh mà một công ty trách nhiệm hữu hạn có thể thực hiện, trong khi Luật doanh

Trang 75
nghiệp xã hội đã đặt ra một số hạn chế. Theo khoản 1 Điều 6 Luật doanh nghiệp xã hội, DNXH
không được quyền: thực hiện các giao dịch chứng khoán hoặc bất động sản, ngoại trừ việc cho thuê
mặt bằng; kinh doanh trong các lĩnh vực như sản xuất và bán chất nổ, vũ khí và đạn dược, sản xuất đồ
uống có cồn (trừ các cơ sở sản xuất đồ uống có cồn quy mô nhỏ), sản xuất và bán các sản phẩm thuốc
lá, cờ bạc và cá cược, dịch vụ tài chính và bảo hiểm hoặc trong các lĩnh vực gây nguy hiểm cho an
ninh và sức khỏe của xã hội và cho vay, trừ trường hợp khoản cho vay cho nhóm đối tượng mà mục
tiêu DNXH hướng đến.
Mục tiêu thành lập và hoạt động của DNXH được quy định trong điều lệ của DNXH, mục tiêu đó
phải hướng đến việc mang lại lợi ích cho xã hội hoặc giải quyết các vấn đề quan trọng đối với xã hội
bằng các phương thức kinh doanh, trái ngược với mục tiêu kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho chủ sở
hữu (Frīdenberga, 2016).

Đồng thời, cần nhấn mạnh rằng đã có một cuộc thảo luận giữa các doanh nhân xã hội về tương lai của
tiêu chí này. Một mặt, người ta nhấn mạnh rằng việc rút một phần lợi nhuận nhất định dưới dạng cổ
tức có thể khuyến khích nhiều cá nhân hơn tham gia vào hoạt động kinh doanh xã hội, cũng như đóng
góp cho tinh thần kinh doanh, vì tái đầu tư lợi nhuận là điển hình của khu vực phi chính phủ. Ngoài
ra, nó có thể gây khó khăn hơn trong việc thu hút các nhà đầu tư tiềm năng trong tương lai. Tuy
nhiên, mặt khác, các doanh nhân xã hội được phỏng vấn cũng thừa nhận rằng rất khó để họ kiếm
được lợi nhuận ở Latvia và nhiều doanh nhân đã làm việc không có lợi nhuận trong vài năm. Theo đó,
việc thay đổi tiêu chí này (cho phép rút một tỷ lệ lợi nhuận nhất định dưới dạng cổ tức) sẽ không làm
thay đổi đáng kể hoạt động của họ. Đại diện của SEAL cũng chỉ ra rằng kinh nghiệm quốc tế đã
chứng minh rằng lợi nhuận nên được tái đầu tư vào công ty; tuy nhiên, cô ấy chỉ ra rằng việc phân
phối một số lợi nhuận có thể được cho phép trong tương lai, hoặc một khoảng thời gian hoạt động cụ
thể (tuổi) hoặc giai đoạn phát triển của doanh nghiệp có thể được quy định để phân phối lợi nhuận

Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều hiệp hội và quỹ đáp ứng các tiêu chí DNXH trên thực tế. Để có
được trạng thái doanh nghiệp xã hội, các hiệp hội và quỹ có thể thành lập một công ty trách nhiệm
hữu hạn mới, trở thành chủ sở hữu của nó. Tuy nhiên, xét đến lợi ích tài chính hạn chế của các doanh
nghiệp xã hội, các hiệp hội và quỹ không có kế hoạch chuyển đổi hình thức pháp lý thành công ty
trách nhiệm hữu hạn.
Có thể kết luận rằng ở Latvia các doanh nghiệp xã hội đáp ứng các tiêu chí mà OECD và Liên minh
châu Âu đưa ra. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp xã hội30 có một số hạn chế – luật này chỉ cho phép
các doanh nghiệp xã hội hoạt động dưới hình thức pháp lý là công ty trách nhiệm hữu hạn.

Để có được trạng thái này, công ty phải đáp ứng các tiêu chí nhất định, bao gồm nghĩa vụ lấy mục
tiêu xã hội tích cực làm mục đích chính của công ty đồng thời hạn chế phân phối lợi nhuận cho chủ
sở hữu công ty. Lợi nhuận phải được tái đầu tư vào công ty hoặc đầu tư để đạt được mục tiêu xã hội.
Người lao động hoặc cá nhân thuộc nhóm đối tượng của doanh nghiệp xã hội phải tham gia quản lý
doanh nghiệp.
Trước khi có Luật Doanh nghiệp xã hội, các tổ chức và cá nhân sử dụng nhiều hình thức tổ chức và
pháp lý khác nhau cho doanh nghiệp xã hội: hiệp hội, quỹ và công ty trách nhiệm hữu hạn “thông
thường”, đôi khi kết hợp các hình thức pháp lý khác nhau để đạt được mục tiêu của mình. Kể từ khi
Luật Doanh nghiệp xã hội có hiệu lực, các hội, quỹ chỉ được hoạt động với tư cách là doanh nghiệp
xã hội trên thực tế; họ không đủ điều kiện để được pháp luật công nhận là doanh nghiệp xã hội.
Các sửa đổi và thay đổi trong các luật và chính sách tài khóa khác tuân theo Luật Doanh nghiệp xã
hội, bao gồm cả những thay đổi trong Luật Mua sắm công, trong đó bao gồm các doanh nghiệp xã hội
là đối tượng hợp đồng bảo lưu. Công ty TNHH có trạng thái doanh nghiệp xã hội được miễn 100%
thuế thu nhập doanh nghiệp nếu họ đầu tư lợi nhuận vào doanh nghiệp và/hoặc cho mục tiêu xã hội.

Trang 76
Kể từ năm 2018, khi Luật Doanh nghiệp xã hội được ban hành tại Latvia, số lượng doanh nghiệp xã
hội đã đăng ký ước tính có khoảng 200 DN 23. Doanh nghiệp xã hội hội nhập công việc (WISE) 24 là
một loại hình DNXH phổ biến ở Latvia khi họ chiếm khoảng một phần ba tổng số DNXH đang hoạt
động ở cả nước (28%).

Từ ngày 1 tháng 4 năm 2018, doanh nghiệp xã hội là công ty trách nhiệm hữu hạn được công nhận là
doanh nghiệp xã hội nếu đáp ứng một số tiêu chí. Họ phải là những công ty tiến hành hoạt động kinh
tế tạo ra tác động xã hội tích cực (ví dụ: cung cấp các dịch vụ xã hội, hình thành một xã hội dân sự
toàn diện, thúc đẩy giáo dục, hỗ trợ khoa học, bảo vệ và gìn giữ môi trường, bảo vệ động vật hoặc
đảm bảo sự đa dạng về văn hóa).

Doanh nghiệp xã hội chưa phải là một khái niệm phổ biến và dễ nhận biết trong xã hội nên số lượng
doanh nghiệp đạt danh hiệu doanh nghiệp xã hội còn thấp. Trong lịch sử, các doanh nghiệp xã hội đã
hoạt động dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau, nhiều trong số đó tuân theo các tiêu chí mô tả
doanh nghiệp xã hội vẫn đang hoạt động như hiệp hội, quỹ hoặc công ty kinh doanh thông thường.
Hầu hết họ là các tổ chức có hoạt động kinh tế nhỏ hoặc các tổ chức khởi nghiệp, do đó hình thức
pháp lý mới không phù hợp với họ.

Một số doanh nghiệp xã hội chưa đăng ký đang hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc xã hội, nơi các tổ
chức trước đây đã hoạt động dưới hình thức pháp lý NGO (chủ yếu là hiệp hội), đây là hình thức pháp
lý phù hợp hơn cho họ. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh thông thường có thể được coi là doanh
nghiệp xã hội vì họ tạo ra tác động xã hội tích cực, ví dụ, bằng cách cung cấp nơi làm việc cho những
người dễ bị tổn thương, không đăng ký là doanh nghiệp xã hội vì lý do họ không biết về khái niệm
doanh nghiệp xã hội và những lợi ích mà doanh nghiệp xã hội có thể nhận được.

Ở cả hai quốc gia, có những doanh nghiệp xã hội thành công đã hoạt động trên thực tế trước
khi một đạo luật cụ thể được thông qua. Việc ghi nhận doanh nghiệp xã hội dần xuất hiện trong các
văn bản hoạch định chiến lược (cấp vùng và cấp quốc gia) được coi là một tín hiệu tích cực.
Luật này chỉ cho phép các doanh nghiệp xã hội hoạt động dưới hình thức pháp lý là công ty
trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều hiệp hội và quỹ đáp ứng các tiêu chí DNXH
trên thực tế. Để có được trạng thái doanh nghiệp xã hội, các hiệp hội và quỹ có thể thành lập một
công ty trách nhiệm hữu hạn mới, trở thành chủ sở hữu của nó. Tuy nhiên, xét đến lợi ích tài chính
hạn chế của các doanh nghiệp xã hội, các hiệp hội và quỹ không có kế hoạch chuyển đổi hình thức
pháp lý thành công ty trách nhiệm hữu hạn.

Số lượng người nhận được hưởng các lợi ích công cộng do SAL phục vụ đạt khoảng 7000 người mỗi
tháng (bao gồm cả các gói thực phẩm). Mỗi tháng họ phân phát các gói thực phẩm, qua đó giúp đỡ
các gia đình nghèo có con nhỏ, người hưu trí và người khuyết tật. Hàng năm, hơn 15 nghìn cư dân
nghèo được giúp đỡ ở Latvia. Trợ giúp vĩnh viễn (chăm sóc tại nhà, nút an toàn, người phục vụ hoặc
trợ lý, nhà ở xã hội và trung tâm chăm sóc xã hội) được cung cấp cho khoảng 2000 người trong độ
tuổi hưởng lương hưu. Hỗ trợ khủng hoảng được cung cấp tại Trung tâm Mara (Māras centrs) cho
hơn 150 trẻ em và nơi trú ẩn ban đêm có sức chứa khoảng 150 người. SAL cung cấp các dịch vụ xã
hội, y tế và đào tạo dành cho khách hàng cá nhân hoặc thông qua chính quyền địa phương và người
sử dụng lao động. Doanh nghiệp xã hội đã nhận được một số bằng khen từ các tổ chức phi chính phủ,
chính quyền địa phương, các tổ chức quốc gia, các bộ, Saeima; và được đề cử là “tổ chức phi lợi
nhuận tốt nhất của Latvia”.

23
Social enterprises and their ecosystems in Europe, Country report LATVIA (2022).
24
Tạm dịch từ Work integration social enterprise.

Trang 77
Ngoài ra, có nhiều tổ chức đáp ứng định nghĩa về doanh nghiệp xã hội nhưng chưa đăng ký là doanh
nghiệp xã hội (chủ yếu là hiệp hội và quỹ). Con số chính xác không được biết trong Khu vực Chương
trình LAT-LI

Theo lịch sử sự phát triển của DNXH ở Latvia, các doanh nghiệp xã hội trong quá khứ đến
trước khi Luật doanh nghiệp xã hội ra đời đã tổ chức hoạt động dưới nhiều hình thức pháp lý
đa dạng khác nhau như các tổ chức phi chính phủ NGO, hiệp hội, quỹ hoặc các doanh nghiệp
thương mại thông thường. Quy định cụ thể về hình thức pháp lý của DNXH trong Luật doanh
nghiệp xã hội đã thu hẹp phạm vi định nghĩa DNXH ở Latvia hay nói cách khác, quy định
này đã vô tình “bỏ mặc” các tổ chức được kể trên, dù cho đến hiện tại vẫn tích cực hoạt động
vì lợi ích công cộng, giúp cho quốc gia giải quyết nhiều vấn đề xã hội nhưng không đáp ứng
được tiêu chí về hình thức pháp lý quy định là công ty TNHH để được công nhận là DNXH.
Đại diện Bộ Phúc lợi xã hội cho biết rằng rằng họ không có kế hoạch thay đổi hoặc bổ sung
danh sách

Nhiều NPO (chủ yếu là các hiệp hội và tổ chức) đã xuất hiện ở Latvia để giải quyết các vấn đề kinh tế
và xã hội khác nhau do chủ nghĩa tư bản thị trường tự do gây ra. Theo dữ liệu của Lursoft, vào năm
1991, có 56 hiệp hội và quỹ đã đăng ký, và con số này đã tăng lên một cách đáng kinh ngạc lên 996
vào năm 1993. Vào tháng 6 năm 2018 ở Latvia, theo dữ liệu có sẵn trong Sổ đăng ký Doanh nghiệp,
có 23.961 hiệp hội và quỹ (trung bình, 10 NPO trên 1.000 người). Tuy nhiên, chỉ có khoảng một nửa
số tổ chức đã đăng ký chủ động nộp báo cáo tài chính hàng năm.

Khi nền kinh tế thị trường được củng cố, khu vực tư nhân không coi trọng việc giải quyết các vấn đề
xã hội, trong khi thị trường tự do và thương mại hóa góp phần mang lại hạnh phúc cho một số nhóm
xã hội nhất định, chúng cũng tạo ra bất bình đẳng và nghèo đói. Để đối phó với các vấn đề này, ngày
càng có nhiều NPO xuất hiện.
Trước khi Luật Hiệp hội và Tổ chức có hiệu lực (ngày 30 tháng 10 năm 2003), không có định nghĩa
nào về NPO. Ví dụ, các tổ chức công và NPO tư nhân đều được coi là NPO. Do đó, không có số liệu
thống kê chính xác nào về toàn bộ khu vực phi lợi nhuận ở Latvia nói chung. Ngày 15 tháng 12 năm
1992, Luật về các tổ chức công và hiệp hội (không còn hiệu lực) được thông qua, trong đó không đưa
ra định nghĩa về các tổ chức công.
Luật quy định rằng một tổ chức công được thành lập trên cơ sở các mục tiêu của cộng đồng và không
bao gồm mục đích và bản chất vì mục đích và bản chất của nó không được bao gồm lợi nhuận hoặc
bất kỳ hoạt động kinh tế nào. Đây là điểm khác biệt giữa khu vực lợi nhuận và khu vực phi lợi nhuận.
Luật về các tổ chức công và hiệp hội của luật này coi các tổ chức công cũng như hiệp hội, đảng phái
chính trị, quỹ tương hỗ công cộng, tổ chức sáng tạo nghề nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp và các tổ chức
thể thao công cộng và hiệp hội của chúng đều thuộc sự bảo trợ của các tổ chức công. Luật này và
những mâu thuẫn pháp lý liên quan liên quan đến doanh nghiệp xã hội trở thành lý do chính khiến
Latvia tạo ra một luật riêng để điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp xã hội. Hơn nữa, đây là lý do
quan trọng nhất khiến Luật Doanh nghiệp xã hội cho phép các doanh nghiệp xã hội chỉ được hoạt
động dưới hình thức pháp lý là công ty trách nhiệm hữu hạn.

Trang 78

You might also like