Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

 

Câu hỏi: Vì sao Nguyễn Tất Thành không tham gia vào phong trào Đông Du của Phan
Bội Châu?
Bài làm :
- Nguyễn Tất Thành đã sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào.
Lúc bấy giờ anh đã có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Nguyễn Tất Thành
đã tham gia công tác bí mật, nhận công việc liên lạc. Nguyễn Tất Thành khâm phục các
cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu… nhưng
không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào. Nguyễn Tất Thành cảm thấy con
đường cụ Phan Bội Châu đang theo đuổi chưa ổn vì “nó không khác gì đưa hổ cửa trước,
rước beo cửa sau”.
- Nguyễn Tất Thành thấy rõ và quyết định con đường nên đi. Tinh thần yêu nước của
người khác với những người yêu nước đương thời, có sự suy nghĩ chín chắn, sáng suốt
với nhãn quan chính trị đúng đắn. Vì vậy, Nguyễn Tất Thành đã nhìn thấy sự bế tắc của
con đường cứu nước của cụ Phan Bội Châu đó là con đường cứu nước theo khuynh hướng
dân chủ tư sản, nó không phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt nam, việc yêu
cầu một chủ nghĩa thực dân làm cho đất nước ta giàu có, văn minh là điều không thể thực
hiện được.
- Các nhà yêu nước thời chống Pháp là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải
phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản.
- Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây (nước Pháp) để tìm hiểu vì sao nước Pháp lại
thống trị nước mình và thực chất của các từ "tự do bình đẳng, bác ái" để từ đó xác định
con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
- Cách làm của Nguyễn Tất Thành là chọn phương Tây, nơi được mệnh danh là có tư
tưởng hòa bình, bác ái, đi vào cuộc sống của những người lao động, tìm hiểu họ và gắn
kết họ lại với nhau. Nguyễn Tất Thành đề cao học tập và lí luận. Và ở đây Nguyễn Tất
Thành đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng 10 Nga, từ đó tìm ra
con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.

You might also like