Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

10/22/21, 7:32 AM Chính thức trình Chính phủ Đề án Quy hoạch điện VIII

Thứ 3, 12/10/2021 | 17:14

Chính thức trình Chính phủ Đề án Quy hoạch điện VIII

Sau khi được Hội đồng thẩm định họp xem xét và bỏ phiếu thông qua,
Bộ Công Thương đã hoàn thiện và chính thức trình Đề án Quy hoạch
điện VIII lên Chính phủ.

Quá trình xây dựng Quy hoạch Điện VIII, Bộ Công Thương đã tuân
thủ theo đúng các quy định của Luật Quy hoạch. Bộ đã tổ chức các
cuộc hội thảo giữa kỳ, cuối kỳ và tiến hành tham vấn cộng đồng về
nội dung Đề án; đăng tải thông tin lên Cổng Thông tin điện tử của
Bộ (moit.gov.vn), gửi lấy ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, 16 Bộ và cơ quan, các tập đoàn, tổng công ty trong lĩnh vực
năng lượng và 63 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.

Bộ Công Thương đã nhận được 681 ý kiến đóng góp, trong đó có ý


kiến từ các Bộ, ngành là 141, từ các đơn vị của Bộ Công Thương
là 89, từ các đơn vị hoạt động trong ngành điện là 254, từ UBND,
Sở Công Thương các tỉnh là 117 và tổ chức, cá nhận, chuyên gia
là 80 ý kiến.

Tháng 3/2021, Bộ Công Thương đã báo cáo Hội đồng thẩm định
và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Quy hoạch điện VIII.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và Phó Thủ tướng Lê Văn
Thành, Bộ Công Thương đã thực hiện rà soát, hoàn thiện Đề án và
tiếp tục lấy ý kiến các cơ quan đơn vị liên quan. Bộ Công Thương

https://moit.gov.vn/?&page=Article.Print.detail&id=6165609046b3925f104ba712&site=2005517 1/4
10/22/21, 7:32 AM Chính thức trình Chính phủ Đề án Quy hoạch điện VIII

đã nhận được thêm 157 ý kiến từ các Bộ, cơ quan, 143 ý kiến của
các tập đoàn tổng công ty…

Đề án quy hoạch điện VIII được xây dựng trên cơ sở định hướng
tại Nghị quyết 55-ND/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị, trên cơ
sở 3 quan điểm cốt lõi, gồm:

Thứ nhất, phát triển điện lực đi trước một bước nhằm cung cấp đủ
điện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu điện
cho sinh hoạt của nhân dân.

Thứ hai, phát triển đồng bộ nguồn và lưới; thực hiện đầu tư phát
triển điện lực cân đối giữa các vùng, miền trên cơ sở sử dụng hợp
lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng sơ cấp của mỗi vùng
miền; không xây dựng thêm các đường dây truyền tải điện liên
miền giai đoạn 2021-2030; hạn chế tối đa việc xây dựng mới các
đường dây tải điện liên miền giai đoạn 2031-2045.

Thứ ba , tiếp tục xem xét, phát triển thủy điện, năng lượng tái tạo
và năng lượng mới (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, điện
rác…) với quy mô phù hợp. Xem xét lộ trình giảm các nguồn điện
than, phát triển các nguồn điện khí LNG một các hợp lý. Tăng
cường nhập khẩu điện trên cơ sở tuân thủ các văn bản ghi nhớ đã
cam kết.

Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam từ trước tới
nay luôn chú trọng phát triển ngành điện lực, luôn chủ trương điện
phải đi trước một bước, làm nguồn động lực cho phát triển kinh tế
− xã hội, cải thiện đời sống nhân dân và nâng cao tiềm lực an ninh
quốc phòng. Trong Nghị quyết số 13/NQ-TW Hội nghị lần thứ 4
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, ngày 16/01/2012 về
xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ
bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020
đã nêu: "Về hạ tầng cung cấp điện, bảo đảm cung cấp đủ điện cho
sản xuất và sinh hoạt, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước; đi đôi với tiết kiệm, giảm tiêu hao điện năng".
https://moit.gov.vn/?&page=Article.Print.detail&id=6165609046b3925f104ba712&site=2005517 2/4
10/22/21, 7:32 AM Chính thức trình Chính phủ Đề án Quy hoạch điện VIII

Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 11/02/2020 về định


hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đánh giá việc phát triển
ngành năng lượng nói chung và phân ngành điện nói riêng như
sau: “Cung cấp năng lượng, đặc biệt là cung cấp điện cơ bản đáp
ứng đủ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng ngày càng
được cải thiện;…  Đầu tư xây dựng hạ tầng cung cấp điện có sự
phát triển mạnh mẽ, là điều kiện quan trọng cho việc bảo đảm an
ninh cung ứng điện. Đưa điện lưới quốc gia tới hầu hết mọi miền
của đất nước, kể cả vùng sâu, vùng xa, biên cương, hải đảo”. 

Ngày 18/3/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
428/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển Điện lực
Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2030. Trải qua
hơn 4 năm thực hiện, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức
nhưng ngành điện về cơ bản đã đảm bảo cung cấp điện an toàn,
tin cậy, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và an ninh,
quốc phòng của đất nước.

Tới thời điểm hiện tại, đã có nhiều biến động lớn trong phát triển
điện lực, như việc Quốc hội đã quyết định dừng thực hiện nhà máy
điện hạt nhân Ninh Thuận; Chính phủ đã ban hành Quyết định số
11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện
mặt trời tại Việt Nam, và Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg về cơ chế
hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam, tạo ra sự bùng nổ
đầu tư của các dự án điện mặt trời, điện gió (chủ yếu do các nhà
đầu tư tư nhân thực hiện – là điểm mới so với trước đây khi hầu
hết các dự án, công trình điện đều do các tập đoàn, tổng công ty
Nhà nước đầu tư); sự chậm trễ và khó khăn trong đầu tư xây dựng
các nhà máy nhiệt điện (đặc biệt là các nhà máy điện truyền
thống); sự phát triển của công nghệ trong sản xuất và truyền tải
điện (đặc biệt là công nghệ điện mặt trời, điện gió), dẫn tới khả

https://moit.gov.vn/?&page=Article.Print.detail&id=6165609046b3925f104ba712&site=2005517 3/4
10/22/21, 7:32 AM Chính thức trình Chính phủ Đề án Quy hoạch điện VIII

năng giảm sâu giá thành sản xuất của loại hình nguồn điện này; sự
xuất hiện của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 có ảnh hưởng to
lớn tới quá trình sản xuất, truyền tải và phân phối điện…

Những biến động này có tác động lớn tới tình hình phát triển điện
lực của Việt Nam, vì vậy việc lập Quy hoạch phát triển điện lực
quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch
điện VIII) là nhiệm vụ cấp bách và có tính thời sự cao.

Trong tương lai, sự phát triển của ngành điện Việt Nam sẽ ngày
càng gặp nhiều thách thức lớn hơn trong việc thoả mãn nhu cầu
tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Có thể nêu ra
một số thách thức lớn đối với ngành điện như sau: nhu cầu điện
đang và còn tiếp tục tăng trưởng cao; nguồn năng lượng sơ cấp
đang dần cạn kiệt và khả năng cung cấp nguồn năng lượng sơ cấp
hạn chế, dẫn đến sớm phải nhập khẩu nhiên liệu;  xây dựng nhiều
nguồn điện không theo sát quy hoạch, phân bố trên vùng miền mất
cân đối dẫn đến tăng thêm lượng điện truyền tải lãng phí, tổn thất
truyền tải còn cao; sự phát triển mạnh mẽ của các nguồn điện sử
dụng năng lượng tái tạo như gió, mặt trời dẫn tới những khó khăn
nhất định trong vận hành hệ thống điện, các yêu cầu ngày càng
khắt khe hơn về bảo vệ môi trường trong hoạt động điện lực…

Để vượt qua các khó khăn, thách thức, đảm bảo cung cấp điện ổn
định, tin cậy, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và an ninh
quốc phòng của đất nước, cần thiết phải xây dựng Quy hoạch phát
triển Điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2045
(Quy hoạch điện VIII). Quy hoạch sẽ định hướng được tương lai
phát triển của ngành điện; định lượng các giá trị mục tiêu cung cấp
điện; xác định quy mô, tiến độ và phân bổ không gian của các công
trình nguồn điện, lưới điện và đề xuất các giải pháp thực hiện quy
hoạch.

Tác giả:An Châu


 

https://moit.gov.vn/?&page=Article.Print.detail&id=6165609046b3925f104ba712&site=2005517 4/4

You might also like