Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Chủ đề 5: Phân tích tình hình dịch Covid 19 đã ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế

của đất nước ta? Ngân hàng TW đã sử dụng công cụ CSTT như thế nào để góp phần
cùng đất nước khắc phục được những khó khăn do tình hình dịch bệnh mang lại? Tác
động của những biện pháp này mang lại cho nền kinh tế của đất nước ta.
1.Tình hình dịch Covid 19 ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước ta:
Qua 35 năm đổi mới (1986 - 2020), nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Tăng trưởng kinh tế luôn ở mức dương, có nhiều năm tăng trưởng đạt mức cao trên dưới 8%;
tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ 58% năm 1993 xuống 11,3% năm 2009 và chưa đến 4% vào năm
2019; thu nhập người dân được cải thiện rõ rệt, đời sống người dân nâng cao. Tuy nhiên,
trong hơn 3 thập niên đổi mới, nền kinh tế Việt Nam nhiều lần chịu tác động bởi các cú sốc
bên ngoài như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính thế
giới năm 2008 và cú sốc dịch tễ vào năm 2020. Khác với 2 cú sốc trước là về tài chính - tiền
tệ, cú sốc COVID-19 lần này tác động mạnh mẽ lên nhiều nước trên thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng
Sự bùng phát dịch COVID-19 đã mang lại những thách thức chưa từng có, những tác động
đáng kể đến sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến
nền kinh tế Việt Nam trên 3 tác động chính gồm: tăng trưởng, đầu tư và thương mại; gián
đoạn các chuỗi giá trị sản xuất quan trọng; suy giảm tiêu dùng tác động lớn đến dịch vụ và du
lịch. Mặc dù đại dịch COVID-19 tác động lên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nước ta, nhưng
thể hiện tập trung ở hai yếu tố chính là cung và cầu.
Đối với yếu tố cầu, dịch bệnh COVID-19 cùng với việc thực hiện biện pháp giãn cách xã hội
cần thiết, bắt buộc theo Chỉ thị số 16, làm tiêu dùng trong nước sụt giảm mạnh. Trong khi đó,
các nền kinh tế lớn (Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc) cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi
dịch bệnh và thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội dẫn đến tăng trưởng kinh tế suy giảm,
kéo theo sự sụt giảm về cầu nhập khẩu, trong đó có hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Theo số
liệu của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh
thu dịch vụ tiêu dùng giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2019, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng
đầu năm 2020 tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (6/2022)
Những mặt hàng thiết yếu đối với cuộc sống như
lương thực, thực phẩm, đồ dùng, dụng cụ, trang
thiết bị gia đình tăng; nhưng những mặt hàng như
may mặc, phương tiện đi lại, văn hóa phẩm, giáo
dục… chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp
giãn cách xã hội có tốc độ giảm. Cũng trong 6
tháng đầu năm 2020, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn
uống giảm tới 18,1% so với cùng kỳ năm 2019;
doanh thu du lịch lữ hành giảm tới 53,2% - đây là lĩnh vực chịu tác động nghiêm trọng nhất
bởi dịch bệnh COVID-19 và từ việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội.
Đối với cầu đầu tư, 6 tháng đầu năm 2020, vốn đầu tư toàn xã hội tăng 3,4% so với cùng kỳ
năm, trong đó khu vực nhà nước tăng 7,4%; khu vực ngoài nhà nước tăng 4,6% và khu vực
FDI giảm 3,8%, nhu cầu đầu tư của 2 khu vực: khu vực ngoài nhà nước và khu vực FDI sụt
giảm trong đó vốn đầu tư khu vực FDI giảm mạnh nhất, từ tăng trưởng 9,7% 6 tháng đầu năm
2019 xuống tăng trưởng âm 3,8% so với cùng kỳ năm 2020; tăng trưởng vốn đầu tư từ khu
vực ngoài nhà nước sụt giảm từ 16,4% 6 tháng đầu năm 2019 xuống còn 7,4% năm so với
cùng kỳ năm 2020.

Đối với nhu cầu bên ngoài cũng có sự suy giảm, trong 6 tháng đầu năm 2020, kim ngạch hàng
hóa xuất khẩu giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó khu vực kinh tế trong nước có
kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tăng 11,7%; khu vực FDI (kể cả dầu thô) giảm 6,7. Thực trạng
này cho thấy kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế nước ta phụ thuộc rất lớn vào khu vực FDI
và đại dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến đầu tư và chuỗi giá trị toàn cầu cũng đang tác
động đến xuất khẩu của nền kinh tế nước ta. Nhìn chung, do ảnh hưởng đại dịch COVID-19,
cầu của nền kinh tế (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu) bị sụt giảm, từ đó làm suy giảm hoạt động
sản xuất và tăng trưởng của nền kinh tế. Các biện pháp của Chính phủ đang triển khai hiện
nay chủ yếu hướng tới kích thích tổng cầu và phục hồi sản xuất.
Đối với yếu tố cung, đại dịch COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng đầu vào và lao động.
Chẳng hạn, trong ngành công nghiệp ô-tô, do linh kiện đầu vào khan hiếm cùng với thực hiện
giãn cách xã hội nên các doanh nghiệp sản xuất ô-tô trong nước như Honda, Nissan, Toyota,
Ford, Hyundai… phải tuyên bố tạm dừng sản xuất, chỉ đến khi thời kỳ giãn cách xã hội kết
thúc và chuỗi cung ứng được kết nối trở lại, các doanh nghiệp sản xuất ô-tô mới quay trở lại
hoạt động. Ở góc độ xã hội, COVID-19 tác động làm tăng tỷ lệ nghèo và cận nghèo về thu
nhập và làm sụt giảm thu nhập tạm thời của hộ gia đình và người lao động. Trong tháng 12-
2019, trung bình tỷ lệ hộ nghèo là 11,3% tỷ lệ này tăng lên tới 50,7% trong tháng 4-2020. Tỷ
lệ hộ cận nghèo tăng từ 3,8% vào tháng 12-2019 lên 6,5% vào tháng 4-2020. Thu nhập trung
bình của các hộ gia đình dân tộc thiểu số trong tháng 4 và tháng 5-2020 lần lượt chỉ tương
ứng 25,0% và 35,7% so với mức tháng 12-2019. Trong khi đó, những con số này cao hơn, lần
lượt ước tính khoảng 30,3% và 52% đối với nhóm hộ gia đình người Kinh và người Hoa và
lần lượt là 30,8% và 52,5% đối với nhóm hộ gia đình không di cư”. COVID-19 tác động lên
mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, hoạt động
thương mại, lao động, việc làm và thu nhập của người lao động. Tuy nhiên, đứng trước cú sốc
này, Nhà nước nhanh chóng thực hiện các giải pháp mạnh, trước hết là để hạn chế sự lây lan
của dịch bệnh, sau đó là để phát triển kinh tế. Các giải pháp đã chứng tỏ thành công bước đầu
khi khống chế được dịch bệnh, không để lây lan trong cộng đồng trong thời gian dài (trên 3
tháng) và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, nhất là hoạt động du lịch cũng đang bắt
đầu trên con đường khởi sắc trở lại trước khi dịch bệnh bùng phát lần nữa vào cuối tháng 7-
2020.
Việt Nam là một nền kinh tế trẻ, đang sở hữu cơ cấu dân số vàng nên nếu có các quyết sách
đúng, tăng trưởng kinh tế sẽ mau chóng vực dậy và hồi phục. Việt Nam có lợi thế trong nhiều
ngành kinh tế như nông nghiệp, du lịch, dịch vụ, viễn thông,… nên khả năng các ngành lấy lại
đà tăng trưởng và tăng trưởng bứt phá sau thời kỳ bị phong tỏa vì đại dịch là rất lớn. Theo đó,
cơ hội để nền kinh tế phát triển cả về nguồn cung và sức cầu trong bối cảnh Chính phủ đã xác
định quan điểm “thích ứng, sống chung với COVID-19” là rõ ràng. Điều cần cân nhắc là các
gói chính sách, các giải pháp thúc đẩy kinh tế phục hồi đã và sẽ được ban hành tới đây phải
làm sao đạt được mục tiêu tăng trưởng cao nhưng kiểm soát tốt lạm phát.

2. NHTW sử dụng CSTT khắc phục những khó khăn do dịch bệnh mang lại:

Các công cụ CSTT:


1. Tái cấp vốn
2. Lãi suất
3. Tỷ giá hối đoái
4. Dự trữ bắt buộc
5. Nghiệp vụ thị trường mở

Kinh tế trong nước năm 2020 đối mặt với những khó khăn chưa từng có do tác động nghiêm
trọng của đại dịch COVID-19 lên đời sống nhân dân và sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng
hóa, dịch vụ. Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước đã kịp thời đưa ra các quyết sách hỗ trợ
nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với sứ mệnh điều hành
chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đã chỉ
đạo toàn ngành ngân hàng triển khai nhiều giải pháp căn cơ để tháo gỡ khó khăn cho doanh
nghiệp và người dân, duy trì vốn cho sản xuất, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội.

Bám sát các chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngay từ đầu năm,
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chủ động, quyết liệt, chỉ đạo hệ thống các tổ chức tín dụng
(TCTD) triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ (CSTT), phối
hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa (CSTK) và các chính sách vĩ mô khác nhằm bảo đảm
kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời triển khai hàng loạt các giải
pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, đồng hành với doanh nghiệp và người dân.

Trước tình hình đó, các NHTW đã hành động một cách nhanh chóng và mạnh mẽ, triển khai
một loạt các công cụ trong một chiến lược đa chiều để giải quyết những khó khăn chồng chéo.
Các công cụ này có thể là được phân thành ba nhóm:

• Nhóm 1: cắt giảm lãi suất và đưa ra các định hướng chính sách để giảm bớt căng thẳng trên
thị trường cũng như hỗ trợ tổng cầu và giúp các nền kinh tế phục hồi.

Tính chung từ đầu năm 2020 đến nay, NHNN đã 03 lần điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi
suất với tổng mức giảm tới 1,5-2,0%/năm lãi suất điều hành (là một trong các ngân hàng trung
ương (NHTW) có mức cắt giảm lãi suất điều hành lớn nhất trong khu vực); giảm
0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực
ưu tiên. Đồng thời chỉ đạo các TCTD tiết kiệm chi phí, giảm mạnh lãi suất cho vay, đặc biệt
là các lĩnh vực ưu tiên. Nhờ đó, tính đến tháng 11/2020, mặt bằng lãi suất cho vay giảm bình
quân khoảng 1%/năm so với cuối năm 2019; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối
với một số ngành, lĩnh vực ưu tiên ở mức 4,5%/năm.

Đồng thời, chỉ đạo TCTD chủ động cân đối khả năng tài chính để áp dụng lãi suất cho vay
hợp lý; triệt để tiết giảm chi phí hoạt động, tập trung mọi nguồn lực để giảm lãi suất huy động
và lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó
khăn. So với các nước trong khu vực, Việt Nam là một trong những nước có mức giảm lãi
suất điều hành mạnh nhất.

• Nhóm 2: cung cấp thanh khoản và hỗ trợ tín dụng (cho vay các công ty tài chính, mua chứng
khoán doanh nghiệp, cho vay trực tiếp đối với các tổ chức phi tài chính và cấp vốn cho các
chương trình hỗ trợ cho vay ngân hàng)- thường được thực hiện cùng lúc với các biện pháp
của chính phủ, để hỗ trợ cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp để đảm bảo những công ty
khả thi có thể sống sót qua cuộc khủng hoảng và có thể đẩy mạnh sản xuất và hỗ trợ việc làm
sau khi khủng hoảng lắng xuống.

NHNN chủ động điều hành hợp lý tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với mức độ mức hấp
thụ của nền kinh tế, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất – kinh doanh, tiêu dùng, lĩnh vực ưu
tiên, theo chủ trương của Chính phủ, góp phần quan trọng khôi phục hoạt động sản xuất kinh
doanh, duy trì tăng trưởng kinh tế sau dịch. Tín dụng đối với lĩnh vực rủi ro được kiểm soát
chặt chẽ. Các TCTD đã triển khai nhiều chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi. Do cầu tín
dụng suy yếu bởi tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nên tín dụng tăng thấp hơn các năm
trước. Đến 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019, tăng 11,62% so cùng kỳ
2019.

• Nhóm 3: nới lỏng các quy định, chẳng hạn như giảm vốn dự phòng và các yêu cầu cắt giảm
khác đối với thanh khoản và nguồn vốn, để đảm bảo các ngân hàng sẽ thu hẹp tín dụng và
thanh khoản để đáp ứng các tiêu chuẩn quy Covid-19

Việc nới lỏng các quy định được thực hiện trong hai khu vực chính. Trọng tâm đầu tiên là
giảm nhẹ các quy định về vốn và yêu cầu về thanh khoản, như giảm dự phòng vốn rủi ro hệ
thống hoặc phản chu kỳ (để cho phép các ngân hàng tạm thời hoạt động dưới mức vốn yêu
cầu và mức độ thanh khoản) và tạm dừng một số hạn chế đối với đòn bẩy tài chính. Trọng tâm
thứ hai là cho phép nới lỏng các quy định về đánh giá tài sản và khoản vay, bao gồm cả việc
nới lỏng các nguyên tắc về xác định tài sản đủ điều kiện thế chấp và cho phép các ngân hàng
để thực hiện định giá tài sản một cách thuận lợi hơn và hạ thấp trọng số rủi ro đối với một số
khoản vay nhất định, cũng như linh hoạt hơn trong việc xử lý các khoản nợ xấu. Các cơ quan
giám sát an toàn ở nhiều quốc gia cũng khuyến khích các ngân hàng giúp khách hàng vay vốn
bị tác động bởi đại dịch được tái cấu trúc các khoản vay và hoãn thanh toán các khoản vay
cho khách hàng cá nhân và nhỏ doanh nghiệp nhỏ.

Như vậy, NHTW đã phản ứng nhanh chóng, mạnh mẽ trước những tác động của cú sốc
COVID-19 đối với nền kinh tế - bằng những biện pháp chưa từng có tiền lệ. Chính sách tiền
tệ - vốn là trọng tâm chính của NHTW – đã chỉ còn là một phần nhỏ trong các phản ứng chính
sách. Các biện pháp ứng phó trên phạm vi rộng trước COVID-19 đã chấm dứt sự phân biệt
giữa các chính sách “thông thường” và “không thông thường” của NHTW, và cho thấy vai trò
quan trọng của chính sách tiền tệ trong việc duy trì ổn định thị trường tài chính, hỗ trợ phục
hồi kinh tế.

3. Tác động của những CSTT trên mang lại cho nền kinh tế nước ta:

 Ổn định lãi suất


Quyết định hạ lãi suất điều hành trong bối cảnh dịch Covid-19 đã giúp thanh khoản thị trường
tiền tệ được duy trì ở trạng thái dồi dào, mặt bằng lãi suất được duy trì ổn định. Trong bốì
cảnh giải ngân vốn đầu tư công vẫn còn nhiều nút thắt, CSTT được kỳ vọng sẽ hỗ trợ kịp thời
đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại trạng thái bình thường và từ đó thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, song song với kiềm chế lạm phát.
Lạm phát được kiểm soát ổn định đã tạo lập nền tảng vững chắc, duy trì niềm tin của cộng
đồng DN đối với môi trường kinh doanh Việt Nam, góp phần thu hút đầu tư nước ngoài
 Ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát
Mặt bằng giá năm 2020 tăng khá cao so với cùng kỳ năm 2019, ngay từ tháng 1/2020 đã tăng
6,43%, ảnh hưởng đến công tác quản lý, điều hành giá của năm 2020, dẫn đến việc kiểm soát
lạm phát theo mục tiêu dưới 4%
Tuy nhiên, với sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối
hợp của các bộ, ngành, địa phương, mức tăng của chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) được kiểm soát
dần qua từng tháng với xu hướng giảm dần.
 Ổn định thị trường tài chính và ngoại hối
Đến cuối năm 2020, tỷ giá ở mức 23.131 VND/USD, giảm -0,1% so với cuối năm 2019; tỷ
giá bình quân liên ngân hàng khoảng 23.090 VND/USD, giảm -0,35% so với cuối năm 2019
(Tổng cục Thông kê, 2020). Thanh khoản thị trường tốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được
đáp ứng đầy đủ, kịp thời
Dự trữ ngoại hối, do thặng dư thương mại khiến nguồn cung ngoại tệ dồi dào, dự trữ ngoại
hối đã tăng 21 tỷ USD trong năm 2020 và chạm mốc 100 tỷ USD, tương đương khoảng 4
tháng nhập khẩu (NHNN Việt Nam, 2021). Dự trữ ngoại hối nhà nước tăng cao giúp gia tăng
tiềm lực tài chính và củng cố uy tín quốc gia.
Trong bối cảnh cầu tín dụng của nền kinh tế suy yếu do tác động tiêu cực của dịch bệnh
Covid-19, NHNN đã chỉ đạo các TCTD tập trung mọi nguồn lực, cải thiện quy trình, thủ tục
cho vay để nâng cao khả năng tiếp cận vốn, giảm lãi suất cho vay và lợi nhuận để hỗ trợ
khách hàng; đồng thời, NHNN chủ động thường xuyên rà soát để điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín
dụng cho các TCTD có khả năng mở rộng tín dụng an toàn, lành mạnh.
=> Ổn định vĩ mô, thị trường tài chính tiền tệ, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ
tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế cho thấy, các công cụ của CSTT được thực thi thời gian qua
là đúng hướng, có tác dụng thiết thực đối với các DN và người dân, góp phần thực hiện thắng
lợi và đóng góp lớn vào thành tựu chung về các chỉ số phát triển kinh tế - xã hội của cả nước
mà Đảng và Quốc hội đã đề ra, tạo nền tảng vững chắc tiếp tục thực hiện các mục tiêu trong
giai đoạn tới.

You might also like