Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Họ và tên: Hoàng Hữu Cường.

Lớp: AD005.

MSSV: 31211022751.

Đề bài: Trình bày các loại lãng phí trong doanh nghiệp và cho ví dụ minh hoạ.

Bài làm

1. Sản xuất dư thừa: Việc sản xuất nhiều hơn so với số lượng cần thiết và sớm hơn so
với thời điểm cần thiết

Ví dụ: Một doanh nghiệp cố gắng thực hiện đánh bóng hay làm láng thật kĩ những
điểm trên sản phẩm (chẳng hạn như phần khuất phía dưới hoặc bị che lại khi được lắp
ghép với các chi tiết khác) mà khách hàng không yêu cầu và không quan tâm.

2. Hàng tồn kho: Nguyên vật liệu, linh kiện hoặc thành phẩm không được sử dụng được
lưu giữ lâu ngày trong kho khiến hư hỏng hoặc quá hạn.

Ví dụ: Mua quá nhiều nguyên liệu, sử dụng trong 1 năm mới hết trong khi phải trả
tiền mua nguyên liệu.

3. Chờ đợi: Thời gian chờ đợi bước tiếp theo trong quy trình khi các máy móc hoặc các
bước có vấn đề bị trì hoãn.

Ví dụ: Một công nhân đứng máy sau khi đưa một vật liệu vào máy, anh ta đứng
chờ trong thời gian máy hoạt động. Khi máy xử lý xong vật liệu đó, anh ta tiếp tục đưa
vật liệu khác vào và lại chờ => lãng phí thời gian chờ đợi.

4. Chuyển động: Là chuyển động không cần thiết của con người hoặc vật liệu trong quá
trình sản xuất.

Ví dụ: Mất thời gian di chuyển nhiều lần để lấy cùng 1 nguyên vật liệu, kiểm tra
nhiều lần tốn nhiều thời gian đồng thời không gia tăng hiệu suất và chất lượng đầu ra.

5. Vận chuyển: Quá trình di chuyển sản phẩm từ nơi này đến nơi khác.

Ví dụ: Các thành phẩm được sắp xếp vận chuyển chưa hợp lý và thiếu logic dẫn
đến gia tăng chi phí vận chuyển mà không cần thiết như chuyển đi chuyển lại nhiều lần,
đến sai địa điểm, …

6. Động tác thừa: Các hành động không làm tăng giá trị cho chi tiết sản phẩm.

Ví dụ: Sản phẩm được doanh nghiệp nâng cấp các tính năng bổ sung dù khách
hàng không yêu cầu.
7. Phế phẩm: Là lỗi hoặc sai sót trong quá trình sản xuất dẫn đến sản phẩm không sử
dụng được hoặc không đạt tiêu chuẩn.

Ví dụ: Sản xuất các mặt hàng với chất lượng không đồng đều, kích cỡ và độ tỉ mỉ
khác nhau dẫn đến loại bỏ sản phẩm lỗi làm gia tăng chi phí sản xuất.

8. Nguồn lực: Việc không sử dụng hết trí óc, các kỹ năng sáng tạo và kinh nghiệm của
người lao động. Dẫn đến: nhân viên vắng mặt cao, chất lượng sản phẩm kém, tốc độ thay
thế công nhân cao, nhân viên kém thỏa mãn với công việc..

Ví dụ: nhân tài không được trọng dụng, giao sai nhiệm vụ, không đúng với chuyên
môn của nhân viên, không được thử thách đưa ra các ý tưởng cải tiến trong công việc.

You might also like