Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 79

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA LUẬT QUỐC TẾ

BÀI THI GIỮA KỲ

MÔN: KỸ NĂNG SOẠN THẢO, ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN


ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Hoàng Anh

Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Lớp: KNST,ĐP,KK&THĐƯQT.2_LT

Thành viên nhóm

1. Đinh Tôn Minh Đức LQT48C1-0400


2. Nguyễn Trí Ngân Hà LQT48C1-0412
3. Vũ Phương Linh LQT48C1-0463
4. Nguyễn Đức Toàn LQT48C1-0534
5. Nguyễn Ngọc Khánh Linh LQT48C1-0456
6. Nguyễn Linh Lan QHQT48C1-0972

***

Tháng 12 năm 2022

1
BÀI LÀM

HIỆP ĐỊNH

GIỮA CHÍNH PHỦ QUỐC GIA AM, CHÍNH PHỦ QUỐC GIA AS VÀ CHÍNH
PHỦ QUỐC GIA AV VỀ HỢP TÁC AN NINH QUỐC PHÒNG

Chính phủ nước AS (dưới đây gọi là “AS”), Chính phủ nước AV (dưới đây gọi là
“AV”), và Chính phủ nước AM (dưới đây gọi là “AM”), (sau đây gọi riêng là “Bên” và
gọi chung là “các Bên”);

Nhắc lại tuyên bố chung của các Bên về việc thành lập quan hệ đối tác an ninh ba Bên
gọi là ASVM, theo đó bước đầu của quan hệ đối tác là tham vọng chung của các Bên
trong việc hỗ trợ AS mua và phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho
lực lượng hải quân của AS;

Nhận thấy rằng sự hợp tác ngoại giao, an ninh và quốc phòng giữa các Bên sẽ giúp duy
trì nền hòa bình và sự ổn định trong khu vực, góp phần giải quyết những thách thức
mới của thế kỉ XXI;

Thừa nhận tầm quan trọng của mối quan hệ lâu dài, liên tục và sâu sắc giữa các Bên;

Mong muốn tăng cường hợp tác ngoại giao, an ninh quốc phòng và duy trì nền hòa
bình trong khu vực;

Tái khẳng định cam kết của các Bên với Quy chế Cơ quan Năng lượng Nguyên tử
Quốc tế (IAEA) ký tại New York vào ngày 26 tháng 10 năm 1956;

Tái khẳng định cam kết của các Bên với Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân ký
tại London, Moscow, và Washington vào ngày 01 tháng 07 năm 1968 (NPT);

Tái khẳng định cam kết của các Bên với Hiến chương Liên hợp quốc ký tại San
Francisco vào ngày 26 tháng 06 năm 1945;

Đã thỏa thuận như sau:

2
CHƯƠNG I

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Định nghĩa chung

Theo Hiệp định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân” là loại tàu ngầm, không phải vũ khí,
vận hành nhờ năng lượng sinh ra từ phản ứng hạt nhân bên trong lò phản ứng hạt nhân
của tàu.

2. “Nghiệp vụ” là những kỹ năng, trình độ, kiến thức chuyên môn về thiết kế, sắp xếp,
phát triển, sản xuất, thử nghiệm, vận hành, quản lý, bảo trì hoặc sửa chữa của tàu ngầm
chạy bằng năng lượng hạt nhân.

3. “Thông tin về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân” là những thông tin về thiết
kế, sắp xếp, phát triển, sản xuất, thử nghiệm, vận hành, quản lý, bảo trì hoặc sửa chữa
của tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân; bao gồm thông tin tuyệt mật và thông
tin chưa được phân loại.

4. “Thông tin tuyệt mật” không kể những hình thức khác, là dữ liệu, các bản báo cáo,
hồ sơ, tài liệu, bao gồm cả thông tin điện tử, được một hay nhiều Bên coi là thông tin
nhạy cảm phải được bảo vệ tuyệt đối và hạn chế quyền truy cập.

5. “Thông tin chưa được phân loại” không kể những hình thức khác, là dữ liệu, các bản
báo cáo, hồ sơ, tài liệu, bao gồm cả thông tin điện tử, không phải thông tin mật nhưng
được luật pháp quốc gia thuộc một hay nhiều Bên quy định phải được bảo vệ và hạn
chế quyền truy cập. Quyền truy cập đối với những thông tin trên chỉ được trao cho các
cá nhân, cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật pháp quốc gia thuộc mỗi Bên.

6. “Người” được hiểu là cá nhân, cơ quan, tổ chức, hoặc pháp nhân.

3
Điều 21

Mục đích

Hiệp định này nhằm mục đích thúc đẩy và phát triển sự hợp tác trong lĩnh vực an ninh
quốc phòng như trao đổi kinh nghiệm và chuyên môn cũng như hợp tác chặt chẽ trong
các lĩnh vực khác nhau của các hoạt động an ninh quốc phòng.

Điều 32

Phạm vi Hiệp định

Các Bên sẽ thúc đẩy và phát triển sự hợp tác trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng
bằng cách xem xét khả năng hợp tác theo các nguyên tắc tôn trọng độc lập và chủ
quyền của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

Điều 43

Lĩnh vực hợp tác

Trong phạm vi luật pháp quốc gia hiện hành của mình, các Bên sẽ đẩy mạnh sự hợp tác
trong các lĩnh vực liên quan tới an ninh và quốc phòng, bao gồm các lĩnh vực chính
sau:

1
Cơ sở trong Tuyên bố chung ngày 20/11/2022:
i. “...quyết tâm tăng cường hợp tác ngoại giao, an ninh và quốc phòng trong khu vực,...”
ii. “chúng tôi sẽ tăng cường khả năng của mỗi bên trong hỗ trợ thực hiện các lợi ích an ninh và quốc phòng của
nhau"
iii. “chúng tôi sẽ đẩy mạnh việc chia sẻ thông tin và công nghệ tới nhau…”
2
Cơ sở trong Tuyên bố chung ngày 20/11/2022:
i. “Và đặc biệt, chúng tôi sẽ hợp tác sâu rộng hơn rất nhiều trong một loạt các lĩnh vực liên quan đến an ninh
và quốc phòng”;
ii. “được định hướng bởi các cam kết chung đối với trật tự dựa trên pháp quyền quốc tế, luật lệ quốc tế,...”
iii. “Việc phát triển các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của quốc gia AS sẽ là nỗ lực chung giữa ba
quốc gia, tập trung vào khả năng tương tác, tính tương đồng và cùng có lợi.”
3
Cơ sở trong Tuyên bố chung ngày 20/11/2022:
i. “Chúng tôi sẽ thúc đẩy sự kết nối chặt chẽ hơn các cơ sở khoa học, công nghệ, công nghiệp và chuỗi cung
ứng liên quan đến an ninh và quốc phòng”;
ii. “Những nỗ lực ban đầu này sẽ tập trung vào các lĩnh vực không gian mạng, trí tuệ nhân tạo, công nghệ
lượng tử và đáy đại dương.”

4
(a) Khoa học, công nghệ, công nghiệp và chuỗi cung ứng liên quan đến an ninh và
quốc phòng;
(b) Không gian mạng;
(c) Trí tuệ nhân tạo;
(d) Công nghệ lượng tử;
(e) Đáy đại dương.

Điều 5

Thực thi Hiệp định

1. Các Bên sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết để thực hiện hữu hiệu các điều khoản
trong Hiệp định này và tuân thủ tất cả các nghĩa vụ theo Hiệp định.

2. Nếu một trong các Bên cho rằng việc thực thi yêu cầu của một hay các Bên còn lại
có thể gây phương hại đến nền an ninh quốc phòng của quốc gia mình hoặc trái với các
quy phạm mệnh lệnh bắt buộc chung của luật quốc tế, thì có thể từ chối toàn bộ hoặc
một phần yêu cầu, hoặc có thể đưa ra các điều kiện cho việc thực thi yêu cầu đó. Bên
yêu cầu sẽ được thông báo về nguyên nhân của việc từ chối thực thi yêu cầu.

5
CHƯƠNG II

HỖ TRỢ MUA VÀ PHÁT TRIỂN TÀU NGẦM CHẠY BẰNG NĂNG LƯỢNG
HẠT NHÂN

Điều 64

Các nghĩa vụ của AS

Sự hợp tác trong khuôn khổ của Hiệp định này yêu cầu AS đảm bảo thực hiện các
nghĩa vụ sau:

1. Hành vi sử dụng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của AS không được vi
phạm Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982;

2. AS phải tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất về an toàn, tính minh bạch, kiểm chứng và
giải trình để đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc không phổ biến vũ khí hạt nhân, an toàn
và an ninh vật liệu và công nghệ hạt nhân. Việc thực hiện các nghĩa vụ của AS được
quy định trong Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968, các cam kết thành
viên của Khu vực phi vũ khí hạt nhân năm 2000, và Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân
năm 2017 sẽ được coi là những tiêu chí cần được đáp ứng để thỏa mãn điều kiện này.

Điều 75

Hỗ trợ mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Bên hỗ trợ mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có trách nhiệm sau:

4
Cơ sở trong tuyên bố chung ngày 20/11/2022:
i. “nhấn mạnh quốc gia AS và quốc gia AV là thành viên Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm
1982.”;
ii. “Quốc gia AS cam kết thực hiện tất cả các nghĩa vụ của mình với tư cách là một quốc gia không sở hữu vũ
khí hạt nhân, bao gồm các cam kết với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA); các cam kết từ Hiệp ước
cấm vũ khí hạt nhân năm 2017; các cam kết thành viên của Khu vực phi vũ khí hạt nhân NWFZ năm 2000. Ba
quốc gia chúng tôi, với tư cách cùng là thành viên của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) từ năm
1957, của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968 (NPT), cam kết duy trì vai trò lãnh đạo của mình
trong vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu.”
5
Cơ sở trong tuyên bố chung ngày 20/11/2022: “...chúng tôi cam kết thực hiện tham vọng chung là hỗ trợ quốc
gia AS mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho lực lượng hải quân của mình.”

6
(a) Hỗ trợ tìm kiếm nguồn cung cấp tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân;
(b) Hỗ trợ thúc đẩy tiến trình đàm phán và thương lượng giữa AS và nguồn cung
cấp tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Điều 86

Hợp tác nghiệp vụ

Các Bên sẽ hợp tác với nhau trong quá trình phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng
hạt nhân trong các lĩnh vực sau:

(a) Trao đổi kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn liên quan đến hoạt động phát triển
tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân;
(b) Trao đổi thông tin về pháp luật, chính sách và thủ tục cũng như các tiến bộ khoa
học kỹ thuật mới liên quan đến hoạt động phát triển tàu ngầm chạy bằng năng
lượng hạt nhân;
(c) Tổ chức hội thảo chuyên đề, đào tạo nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ chuyên
môn cho những người tham gia vào việc phát triển tàu ngầm chạy bằng năng
lượng hạt nhân.

Điều 9

Hình thức trao đổi thông tin

Thông tin về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân được trao đổi bởi các Bên trong
khuôn khổ Hiệp định này sẽ được cung cấp thông qua các kênh liên lạc hiện có hoặc
các kênh liên lạc sẽ được thiết lập trong tương lai mà tồn tại với mục đích trao đổi các
thông tin này.

Điều 10

6
Cơ sở trong tuyên bố chung ngày 20/11/2022: “Việc phát triển các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân
của quốc gia AS sẽ là nỗ lực chung giữa ba quốc gia...”

7
Sử dụng và bảo mật thông tin

1. Mọi thông tin tuyệt mật về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, mà được trao
đổi bởi các Bên trong khuôn khổ Hiệp định này, sẽ không được chuyển cho bất cứ
người thứ ba nào, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của các Bên. Những
thông tin này sẽ được quản lý theo chế độ bảo mật chính thức cao nhất và sẽ được bảo
vệ như đối với thông tin và tài liệu cùng loại quy định bởi pháp luật hiện hành tại quốc
gia của Bên nhận thông tin.

2. Mọi thông tin chưa được phân loại về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, mà
được trao đổi bởi các Bên trong khuôn khổ Hiệp định này, sẽ được Bên nhận trao cho
tối thiểu cùng loại chế độ bảo mật chính thức của Bên gửi thông tin và sẽ được bảo vệ
như đối với thông tin và tài liệu cùng loại quy định bởi pháp luật hiện hành tại quốc gia
của Bên nhận thông tin.

3. Nếu như pháp luật hiện hành của một hay nhiều Bên không tồn tại những quy định
về chế độ và cách thức bảo mật hay bảo vệ thông tin, các Bên sẽ thỏa thuận với nhau
về các biện pháp thích hợp để phân loại, bảo mật và bảo vệ những thông tin trên.

Điều 11

Sở hữu trí tuệ

Việc quy định và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các thông tin về tàu ngầm chạy bằng
năng lượng hạt nhân, cụ thể là các phát minh và sáng chế, phải tuân thủ theo luật pháp
quốc gia, các quy tắc và quy định tại quốc gia của các Bên và theo các điều ước quốc
tế mà các Bên là thành viên.

8
CHƯƠNG III

CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 12

Giải quyết tranh chấp

Mọi bất đồng liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này sẽ được giải
quyết thông qua trao đổi và thương lượng giữa các Bên, hoặc qua các biện pháp khác
theo sự thỏa thuận của các Bên.

Điều 13

Sửa đổi và bổ sung

Hiệp định này có thể được sửa đổi hoặc bổ sung với sự nhất trí bằng văn bản của các
Bên. Các sửa đổi hoặc bổ sung đó sẽ được các Bên thông qua phù hợp với thủ tục pháp
lý của mỗi Bên, và sẽ có hiệu lực vào ngày do các Bên nhất trí. Nội dung sửa đổi hay
bổ sung sẽ trở thành một phần không thể tách rời của Hiệp định này.

Điều 14

Hiệu lực

1. Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày nhận được thông báo cuối cùng qua đường
ngoại giao theo đó các Bên thông báo chính thức cho nhau về việc hoàn tất các thủ tục
trong nước để Hiệp định này có hiệu lực.

2. Hiệp định này có hiệu lực trong thời gian 1 năm và mặc nhiên được gia hạn cho
từng 1 năm tiếp theo, trừ khi các Bên có thỏa thuận khác.

9
Điều 15

Chấm dứt hiệu lực

1. Mỗi Bên có thể yêu cầu chấm dứt Hiệp định này vào bất kì thời gian nào bằng việc
gửi thông báo bằng văn bản cho các Bên còn lại qua đường ngoại giao. Việc chấm dứt
phải có sự đồng ý bằng văn bản của các Bên còn lại và sẽ có hiệu lực sau sáu tháng kể
từ ngày các Bên còn lại nhận được thông báo.

2. Trong trường hợp hiệu lực của Hiệp định bị chấm dứt hoặc Hiệp định bị đình chỉ bởi
bất kỳ lý do nào khác, Điều 10 và Điều 11 của Hiệp định sẽ tiếp tục có hiệu lực miễn là
Bên nhận thông tin còn sở hữu thông tin được trao đổi theo Điều 7, Điều 8, và Điều 9
của Hiệp định.

3. Việc chấm dứt hiệu lực Hiệp định này sẽ không làm ảnh hưởng đến các dự án đang
được triển khai trong khuôn khổ Hiệp định này. Những dự án này sẽ tiếp tục được điều
chỉnh bởi các điều khoản của Hiệp định trừ khi các Bên có thỏa thuận khác.

Điều 16

Mối quan hệ với các điều ước quốc tế khác

Hiệp định này hoặc bất kỳ hành động nào thực hiện theo Hiệp định này không làm ảnh
hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các Bên được quy định trong bất kỳ một điều ước
quốc tế nào mà các Bên là thành viên.

Điều 17

Đăng ký Hiệp định

Hiệp định này sẽ được đăng ký bằng bản tiếng Anh với Tổng Thư ký Liên hợp quốc.

10
Làm tại thủ đô nước AS, ngày 02 tháng 12 năm 2022, thành ba bản gốc, mỗi bản bằng
tiếng AS, tiếng AV, tiếng AM và tiếng Anh; các văn bản đều có giá trị như nhau. Trong
trường hợp có sự giải thích khác nhau về các điều khoản của Hiệp định này thì văn bản
tiếng Anh sẽ được dùng làm căn cứ.

Thay mặt Chính phủ quốc gia AM

Tổng thống

Thay mặt Chính phủ quốc gia AS

Thủ tướng

Thay mặt Chính phủ quốc gia AV

Thủ tướng

11
12
PHÂN TÍCH

HIỆP ĐỊNH

GIỮA CHÍNH PHỦ QUỐC GIA AM, CHÍNH PHỦ QUỐC GIA AS VÀ CHÍNH
PHỦ QUỐC GIA AV VỀ HỢP TÁC AN NINH QUỐC PHÒNG

Phân tích tên gọi: Tên gọi là một trong những yếu tố để nhận diện điều ước quốc tế.
Tuy nhiên theo điều 2(1) Công ước Viên, chỉ cần đáp ứng 4 tiêu chí (i) là thỏa thuận
quốc tế, (ii) ký kết bởi các quốc gia, (iii) là văn bản, (iv) được điều chỉnh bởi luật quốc
tế thì bất kể tên gọi đều được coi là điều ước quốc tế. Theo đó, điều ước quốc tế có rất
nhiều tên gọi như hiệp ước, hiệp định, công ước, hiến chương,.... Do “Hiệp định” là
tên gọi dùng để chỉ các ĐƯQT trong một vấn đề cụ thể, nó phù hợp với hoàn cảnh của
Điều ước này - chỉ điều chỉnh lĩnh vực an ninh quốc phòng - nên được nhóm chọn.
Hiệp định này được ký kết giữa chính phủ ba quốc gia AM, AS và AV với nội dung
chính là pháp điển hóa các cam kết về hợp tác trong các lĩnh vực liên quan đến an
ninh quốc phòng giữa các quốc gia nên tên gọi trên phản ánh nội dung ấy..

Chính phủ nước AS (dưới đây gọi là “AS”), Chính phủ nước AV (dưới đây gọi là
“AV”), và Chính phủ nước AM (dưới đây gọi là “AM”), (sau đây gọi riêng là “Bên” và
gọi chung là “các Bên”);

Nhắc lại tuyên bố chung của các Bên về việc thành lập quan hệ đối tác an ninh ba Bên
gọi là ASVM, theo đó bước đầu của quan hệ đối tác là tham vọng chung của các Bên
trong việc hỗ trợ AS mua và phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho
lực lượng hải quân của AS;

Nhận thấy rằng sự hợp tác ngoại giao, an ninh và quốc phòng giữa các Bên sẽ giúp duy
trì nền hòa bình và sự ổn định trong khu vực, góp phần giải quyết những thách thức
mới của thế kỉ XXI;

Thừa nhận tầm quan trọng của mối quan hệ lâu dài, liên tục và sâu sắc giữa các Bên;

13
Mong muốn tăng cường hợp tác ngoại giao, an ninh quốc phòng và duy trì nền hòa
bình trong khu vực;

Tái khẳng định cam kết của các Bên với Quy chế Cơ quan Năng lượng Nguyên tử
Quốc tế (IAEA) ký tại New York vào ngày 26 tháng 10 năm 1956;

Tái khẳng định cam kết của các Bên với Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân ký
tại London, Moscow, và Washington vào ngày 01 tháng 07 năm 1968 (NPT);

Tái khẳng định cam kết của các Bên với Hiến chương Liên hợp quốc ký tại San
Francisco vào ngày 26 tháng 06 năm 1945;

Đã thỏa thuận như sau:

Phân tích lời mở đầu:

- Cơ sở pháp lý Công ước Viên 1969: Lời mở đầu của một điều ước xác định,
một cách nói chung, các mục đích và điều kiện dẫn đến việc các bên điều ước
các bên ký kết điều ước. Những yếu tố trên được coi là cần thiết đối với một
điều ước quốc tế để tạo ra ngữ cảnh cho điều ước quốc tế đó và hỗ trợ trong
việc diễn giải điều ước quốc tế. Điều này được pháp điển hóa tại Điều 31(2)
như sau: “Phần nội dung để giải thích một điều ước, ngoài chính nội dung văn
bản, gồm lời nói đầu và các phụ lục…”. Như vậy, Công ước Viên đã định nghĩa
rằng lời mở đầu như một phần của văn bản và là một yếu tố bắt buộc trong phân
tích văn bản và ngữ cảnh.
- Cơ sở thực tiễn: Tất cả những nội dung tại lời mở đầu của Hiệp định này đều
phản ánh lại nội dung đã được nêu trong tuyên bố chung và vì thế, cần được đưa
vào điều ước nhằm tạo ngữ cảnh cho điều ước như đã quy định tại điều 31(2)
Công ước Viên.

CHƯƠNG I

14
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Định nghĩa chung

Theo Hiệp định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân” là loại tàu ngầm, không phải vũ khí,
vận hành nhờ năng lượng sinh ra từ phản ứng hạt nhân bên trong lò phản ứng hạt nhân
của tàu.

2. “Nghiệp vụ” là những kỹ năng, trình độ, kiến thức chuyên môn về thiết kế, sắp xếp,
phát triển, sản xuất, thử nghiệm, vận hành, quản lý, bảo trì hoặc sửa chữa của tàu ngầm
chạy bằng năng lượng hạt nhân.

3. “Thông tin về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân” là những thông tin về thiết
kế, sắp xếp, phát triển, sản xuất, thử nghiệm, vận hành, quản lý, bảo trì hoặc sửa chữa
của tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân; bao gồm thông tin tuyệt mật và thông
tin chưa được phân loại.

4. “Thông tin tuyệt mật” không kể những hình thức khác, là dữ liệu, các bản báo cáo,
hồ sơ, tài liệu, bao gồm cả thông tin điện tử, được một hay nhiều Bên coi là thông tin
nhạy cảm phải được bảo vệ tuyệt đối và hạn chế quyền truy cập.

5. “Thông tin chưa được phân loại” không kể những hình thức khác, là dữ liệu, các bản
báo cáo, hồ sơ, tài liệu, bao gồm cả thông tin điện tử, không phải thông tin mật nhưng
được luật pháp quốc gia thuộc một hay nhiều Bên quy định phải được bảo vệ và hạn
chế quyền truy cập. Quyền truy cập đối với những thông tin trên chỉ được trao cho các
cá nhân, cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật pháp quốc gia thuộc mỗi Bên.

6. “Người” được hiểu là cá nhân, cơ quan, tổ chức, hoặc pháp nhân.

Phân tích Điều 1:

15
Trong Công ước Viên 1969 không có quy định điều khoản về định nghĩa là một phần
bắt buộc của điều ước quốc tế. Tuy nhiên sự hiện diện của một điều khoản như vậy sẽ
giúp làm sáng tỏ ý nghĩa của các điều khoản cụ thể trong một điều ước, đảm bảo sự rõ
ràng trong ngôn ngữ được sử dụng và tránh gây ra hiểu nhầm hay tranh cãi trong việc
diễn giải hay thực thi Hiệp định.

Tất cả những thuật ngữ được định nghĩa trong điều khoản này đều đã xuất hiện trong
văn bản và vì bản chất phức tạp, có thể có nhiều cách hiểu của chúng nên các thuật
ngữ trên được nhóm cho rằng cần có định nghĩa rõ ràng.

Điều 27

Mục đích

Hiệp định này nhằm mục đích thúc đẩy và phát triển sự hợp tác trong lĩnh vực an ninh
quốc phòng như trao đổi kinh nghiệm và chuyên môn cũng như hợp tác chặt chẽ trong
các lĩnh vực khác nhau của các hoạt động an ninh quốc phòng.

Phân tích Điều 2:

Điều 2 xác định mục tiêu của Hiệp định là nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực an
ninh - quốc phòng được ghi nhận trong Tuyên bố chung ngày 20/11/2022 của ba Bên
như sau:

i. “...quyết tâm tăng cường hợp tác ngoại giao, an ninh và quốc phòng trong khu
vực,...”

ii. “chúng tôi sẽ tăng cường khả năng của mỗi bên trong hỗ trợ thực hiện các lợi ích
an ninh và quốc phòng của nhau"

iii. “chúng tôi sẽ đẩy mạnh việc chia sẻ thông tin và công nghệ tới nhau…”

7
Cơ sở trong Tuyên bố chung ngày 20/11/2022:
i. “...quyết tâm tăng cường hợp tác ngoại giao, an ninh và quốc phòng trong khu vực,...”
ii. “chúng tôi sẽ tăng cường khả năng của mỗi bên trong hỗ trợ thực hiện các lợi ích an ninh và quốc phòng của
nhau"
iii. “chúng tôi sẽ đẩy mạnh việc chia sẻ thông tin và công nghệ tới nhau…”

16
Đồng thời nêu cụ thể trong mục tiêu lớn này bao gồm hai mục tiêu nhỏ hơn như: (i)
trao đổi kinh nghiệm và chuyên môn và (ii) hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực khác
nhau của các hoạt động an ninh quốc phòng.

Điều 38

Phạm vi Hiệp định

Các Bên sẽ thúc đẩy và phát triển sự hợp tác trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng
bằng cách xem xét khả năng hợp tác theo các nguyên tắc tôn trọng độc lập và chủ
quyền của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

Phân tích Điều 3: Mục đích quan trọng của điều khoản này là thiết lập phạm vi áp
dụng của Hiệp định này là trên các lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc phòng. Điều
này nghĩa là Hiệp định chỉ điều chỉnh những vấn đề liên quan đến an ninh quốc phòng.
Tất cả những điều khoản thuộc Hiệp định này và những thỏa thuận sau này dựa trên
Hiệp định này được áp dụng trên lĩnh vực an ninh quốc phòng và các lĩnh vực liên
quan. Đồng thời, điều khoản xác định các nguyên tắc làm cơ sở cho sự hợp tác của các
Bên trong khuôn khổ Hiệp định này.

Điều 49

Lĩnh vực hợp tác

Trong phạm vi luật pháp quốc gia hiện hành của mình, các Bên sẽ đẩy mạnh sự hợp tác
trong các lĩnh vực liên quan tới an ninh và quốc phòng, bao gồm các lĩnh vực chính
sau:

8
Cơ sở trong Tuyên bố chung ngày 20/11/2022:
i. “Và đặc biệt, chúng tôi sẽ hợp tác sâu rộng hơn rất nhiều trong một loạt các lĩnh vực liên quan đến an ninh
và quốc phòng”;
ii. “được định hướng bởi các cam kết chung đối với trật tự dựa trên pháp quyền quốc tế, luật lệ quốc tế,...”
iii. “Việc phát triển các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của quốc gia AS sẽ là nỗ lực chung giữa ba
quốc gia, tập trung vào khả năng tương tác, tính tương đồng và cùng có lợi.”
9
Cơ sở trong Tuyên bố chung ngày 20/11/2022:
i. “Chúng tôi sẽ thúc đẩy sự kết nối chặt chẽ hơn các cơ sở khoa học, công nghệ, công nghiệp và chuỗi cung
ứng liên quan đến an ninh và quốc phòng”;
ii. “Những nỗ lực ban đầu này sẽ tập trung vào các lĩnh vực không gian mạng, trí tuệ nhân tạo, công nghệ
lượng tử và đáy đại dương.”

17
(a) Khoa học, công nghệ, công nghiệp và chuỗi cung ứng liên quan đến an ninh và
quốc phòng;
(b) Không gian mạng;
(c) Trí tuệ nhân tạo;
(d) Công nghệ lượng tử;
(e) Đáy đại dương.

Phân tích Điều 4:

Cơ sở trong Tuyên bố chung ngày 20/11/2022:

i. “Chúng tôi sẽ thúc đẩy sự kết nối chặt chẽ hơn các cơ sở khoa học, công nghệ,
công nghiệp và chuỗi cung ứng liên quan đến an ninh và quốc phòng”;

ii. “Những nỗ lực ban đầu này sẽ tập trung vào các lĩnh vực không gian mạng, trí tuệ
nhân tạo, công nghệ lượng tử và đáy đại dương.”

Điều khoản này để liệt kê các lĩnh vực liên quan đến an ninh và quốc phòng mà các
Bên đã cam kết hợp tác (theo Tuyên bố chung ngày 20/11/2022). Cam kết này có sự
khác biệt so với cam kết “hỗ trợ AS mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân”
giữa ba quốc gia, và sự khác biệt này là lý do tại sao cam kết hỗ trợ AS mua tàu ngầm
có hẳn một chương riêng, trong khi những lĩnh vực này chỉ được đề cập tới trong một
điều khoản của Hiệp định. Sự khác biệt đó là tính chi tiết giữa hai cam kết trong Tuyên
bố chung.

- Nội dung của cam kết hỗ trợ mua tàu ngầm được các quốc gia đề cập tới rất chi
tiết, bao gồm những nội dung về nghĩa vụ và quyền của các quốc gia (nhất là
nghĩa vụ của AS về tuân thủ các điều ước quốc tế liên quan khác). Điều này thể
hiện rằng đây là chi tiết cần được chú tâm nhất trong Tuyên bố chung, do vậy,
đây cũng sẽ là chi tiết cần được chú tâm nhất trong điều ước quốc tế phản ánh
Tuyên bố chung này là Hiệp định này.
- Trong khi đó, nội dung về cam kết hợp tác tại các lĩnh vực được đề cập tới rất
ngắn gọn và bằng những từ ngữ không rõ ràng như: “sẽ tăng cường khả năng
của mỗi bên trong hỗ trợ thực hiện các lợi ích an ninh và quốc phòng của

18
nhau”, “đẩy mạnh việc chia sẻ thông tin và công nghệ với nhau”, “thúc đẩy sự
kết nối chặt chẽ hơn các cơ sở khoa học, công nghệ, công nghiệp và chuỗi cung
ứng liên quan đến an ninh và quốc phòng”.
➔ Các thành viên trong nhóm quyết định để trọng tâm chính của Hiệp định
là cam kết hỗ trợ AS mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, và
chỉ đề cập tới những cam kết khác ở Điều 4.

Điều 5

Thực thi Hiệp định

1. Các Bên sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết để thực hiện hữu hiệu các điều khoản
trong Hiệp định này và tuân thủ tất cả các nghĩa vụ theo Hiệp định.

2. Nếu một trong các Bên cho rằng việc thực thi yêu cầu của một hay các Bên còn lại
có thể gây phương hại đến nền an ninh quốc phòng của quốc gia mình hoặc trái với các
quy phạm mệnh lệnh bắt buộc chung của luật quốc tế, thì có thể từ chối toàn bộ hoặc
một phần yêu cầu, hoặc có thể đưa ra các điều kiện cho việc thực thi yêu cầu đó. Bên
yêu cầu sẽ được thông báo về nguyên nhân của việc từ chối thực thi yêu cầu.

Phân tích Điều 5:


Nội dung điều khoản trên có cơ sở pháp lý trong Công ước Viên 1969 là:
- “Điều 53. Các điều ước xung đột với một quy phạm bắt buộc của pháp luật
quốc tế chung
Mọi điều ước mà khi được ký kết xung đột với một quy phạm bắt buộc của pháp
luật quốc tế chung đều là vô hiệu. Nhằm mục đích của Công ước này, một quy
phạm bắt buộc của pháp luật quốc tế chung là một quy phạm được toàn thể
cộng đồng các quốc gia chấp thuận và công nhận là một quy phạm không thể vi
phạm và chỉ có thể sửa đổi bằng một quy phạm mới khác của pháp luật quốc tế
chung có cùng tính chất.”
- “Điều 64. Nảy sinh một quy phạm mới bắt buộc trong pháp luật quốc tế chung
(Jus cogens)

19
Nếu một quy phạm mới bắt buộc của pháp luật quốc tế chung nảy sinh, thì mọi
điều ước hiện hữu mâu thuẫn với quy phạm đó sẽ trở thành vô hiệu và sẽ chấm
dứt.”
- “Điều 46. Các quy định của luật trong nước về thẩm quyền ký kết các điều ước
1. Việc một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước được thể hiện
trái với một quy định của luật trong nước về thẩm quyền ký kết điều ước sẽ
không thể được nêu lên như là một khiếm khuyết của việc đồng ý của họ, trừ khi
sự vi phạm đó là quá rõ ràng và liên quan đến một quy phạm có tính chất cơ
bản của luật trong nước của quốc gia đó.
2. Một vi phạm là quá rõ ràng nếu vi phạm đó thể hiện một cách khách quan đối
với mọi quốc gia khi xử trí về vấn đề này là phù hợp với thực tế thông thường và
với thiện chí.”

- Do trong Tuyên bố chung giữa các quốc gia không đề cập tới cách thức thực thi
những cam kết mà đã được đưa ra, Khoản 1 của Điều này cũng không nêu cụ
thể cách thức thực thi Hiệp định mà để ngỏ lĩnh vực này cho các quốc gia tự
quyết định theo ý chí của mình.
- Khoản 2 của Điều này tồn tại để nhắc lại nghĩa vụ của các quốc gia được quy
định trong Công ước Viên năm 1969:
+ “gây phương hại đến nền an ninh quốc phòng của quốc gia mình” phản
ánh nội dung của Điều 46 Công ước Viên năm 1969, là “liên quan đến
một quy phạm có tính chất cơ bản của luật trong nước của quốc gia đó”
(“concerned a rule of its internal law of fundamental importance”).
+ “hoặc trái với các quy phạm mệnh lệnh bắt buộc chung của luật quốc tế”
phản ánh nội dung của Điều 53 và Điều 64 về các quy phạm mệnh lệnh
bắt buộc chung (jus cogens), rằng mọi điều ước mà có nội dung xung đột
với một quy phạm mệnh lệnh bắt buộc chung của pháp luật quốc tế đều
vô hiệu.

20
CHƯƠNG II

HỖ TRỢ MUA VÀ PHÁT TRIỂN TÀU NGẦM CHẠY BẰNG NĂNG LƯỢNG
HẠT NHÂN

Điều 610

Các nghĩa vụ của AS

Sự hợp tác trong khuôn khổ của Hiệp định này yêu cầu AS đảm bảo thực hiện các
nghĩa vụ sau:

1. Hành vi sử dụng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của AS không được vi
phạm Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982;

2. AS phải tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất về an toàn, tính minh bạch, kiểm chứng và
giải trình để đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc không phổ biến vũ khí hạt nhân, an toàn
và an ninh vật liệu và công nghệ hạt nhân. Việc thực hiện các nghĩa vụ của AS được
quy định trong Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968, các cam kết thành
viên của Khu vực phi vũ khí hạt nhân năm 2000, và Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân
năm 2017 sẽ được coi là những tiêu chí cần được đáp ứng để thỏa mãn điều kiện này.

Phân tích Điều 6:


Cơ sở trong Tuyên bố chung ngày 20/11/2022:
i. “...nhấn mạnh quốc gia AS và quốc gia AV là thành viên Công ước của Liên Hợp
quốc về Luật biển năm 1982.”;
ii. “Quốc gia AS cam kết thực hiện tất cả các nghĩa vụ của mình với tư cách là một
quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân, bao gồm các cam kết với Cơ quan Năng lượng

10
Cơ sở trong tuyên bố chung ngày 20/11/2022:
i. “nhấn mạnh quốc gia AS và quốc gia AV là thành viên Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm
1982.”;
ii. “Quốc gia AS cam kết thực hiện tất cả các nghĩa vụ của mình với tư cách là một quốc gia không sở hữu vũ
khí hạt nhân, bao gồm các cam kết với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA); các cam kết từ Hiệp ước
cấm vũ khí hạt nhân năm 2017; các cam kết thành viên của Khu vực phi vũ khí hạt nhân NWFZ năm 2000. Ba
quốc gia chúng tôi, với tư cách cùng là thành viên của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) từ năm
1957, của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968 (NPT), cam kết duy trì vai trò lãnh đạo của mình
trong vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu.”

21
Nguyên tử Quốc tế (IAEA); các cam kết từ Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân năm 2017;
các cam kết thành viên của Khu vực phi vũ khí hạt nhân NWFZ năm 2000. Ba quốc gia
chúng tôi, với tư cách cùng là thành viên của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế
(IAEA) từ năm 1957, của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968 (NPT),
cam kết duy trì vai trò lãnh đạo của mình trong vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân
toàn cầu.”

Điều khoản này tồn tại để nêu ra và cụ thể hóa những nghĩa vụ của AS mà đã được
nhắc đến trong Tuyên bố chung giữa các quốc gia, và cũng để nhấn mạnh lại nguyên
tắc pacta sunt servanda trong luật quốc tế, nhắc lại nghĩa vụ của AS trong các điều ước
quốc tế liên quan khác.

Điều 711

Hỗ trợ mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Bên hỗ trợ mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có trách nhiệm sau:

(a) Hỗ trợ tìm kiếm nguồn cung cấp tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân;
(b) Hỗ trợ thúc đẩy tiến trình đàm phán và thương lượng giữa AS và nguồn cung
cấp tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Phân tích Điều 7:


Cơ sở trong Tuyên bố chung ngày 20/11/2022: “...chúng tôi cam kết thực hiện tham
vọng chung là hỗ trợ quốc gia AS mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho
lực lượng hải quân của mình.”

Điều khoản này để nêu ra nghĩa vụ của các quốc gia liên quan đến cam kết hỗ trợ AS
mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

11
Cơ sở trong tuyên bố chung ngày 20/11/2022: “...chúng tôi cam kết thực hiện tham vọng chung là hỗ trợ quốc
gia AS mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho lực lượng hải quân của mình.”

22
Điều 812

Hợp tác nghiệp vụ

Các Bên sẽ hợp tác với nhau trong quá trình phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng
hạt nhân trong các lĩnh vực sau:

(a) Trao đổi kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn liên quan đến hoạt động phát triển
tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân;
(b) Trao đổi thông tin về pháp luật, chính sách và thủ tục cũng như các tiến bộ khoa
học kỹ thuật mới liên quan đến hoạt động phát triển tàu ngầm chạy bằng năng
lượng hạt nhân;
(c) Tổ chức hội thảo chuyên đề, đào tạo nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ chuyên
môn cho những người tham gia vào việc phát triển tàu ngầm chạy bằng năng
lượng hạt nhân.

Phân tích Điều 8:

Cơ sở trong tuyên bố chung 20/11/2022: “Việc phát triển tàu ngầm chạy bằng năng
lượng hạt nhân của quốc gia AS sẽ là nỗ lực chung giữa ba quốc gia…”

Điều này được đưa ra nhằm mục đích cụ thể hóa những lĩnh vực mà các Bên sẽ hợp
tác nhằm phát triển an ninh quốc phòng với tham vọng chung đầu tiên là mua tàu ngầm
chạy bằng năng lượng hạt nhân cho AS.

Kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn là một trong những yếu tố đầu tiên để phát triển
tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Bên cạnh đó, các Bên có thể có những điểm
mạnh và những kết quả nghiên cứu khác nhau về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt
nhân, bằng việc trao đổi những thông tin này, việc hỗ trợ AS mua và phát triển tàu
ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ hiệu quả hơn nhiều và các Bên sẽ sớm đạt
được tham vọng đầu tiên của mình.

12
Cơ sở trong tuyên bố chung ngày 20/11/2022: “Việc phát triển các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân
của quốc gia AS sẽ là nỗ lực chung giữa ba quốc gia...”

23
Bên cạnh việc đạt được kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn liên quan thì thông tin về
pháp luật, chính sách và thủ tục cũng là yếu tố không thể thiếu trong việc đạt được
tham vọng chung đầu tiên của các Bên. Vì việc tuân thủ pháp luật quốc tế, pháp luật
của các Bên và chính sách, thủ tục của các Bên trong quá trình sử dụng và trao đổi
thông tin sẽ giúp các Bên tránh được những mâu thuẫn không đáng có, nếu không tuân
thủ pháp luật, chính sách và thủ tục có thể dẫn đến những hậu quả khủng khiếp do
năng lượng hạt nhân gây ra. Từ đó, không chỉ ảnh hưởng đến các Bên trong Hiệp định
mà hậu quả có thể lan rộng ra khắp thế giới. Khoa học kỹ thuật luôn không ngừng phát
triển, có được thông tin và áp dụng vào việc thực hiện tham vọng chung sẽ giúp các
Bên đạt được mong ước của mình sớm hơn, thắt chặt mối quan hệ của các Bên hơn.

Ngoài ra, việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho những người tham gia vào việc phát
triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cũng đóng vai trò quan trọng. Để thực
hiện được tham vọng này, ngoài sự hợp tác tự nguyện và thiện chí giữa các Bên thì các
Bên còn phải có nguồn nhân lực đủ khả năng hiểu và áp dụng được những thông tin
các Bên đã trao đổi với nhau. Do đó, những hội thảo chuyên đề được đưa vào Khoản
này để quốc gia tạo ra và trao đổi thông tin có thể giúp quốc gia nhận thông tin hiểu và
áp dụng tốt thông tin đó. Đào tạo nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho
những người tham gia vào việc phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ
giúp tạo thành một hệ thống làm việc hiệu quả, tránh được những sai sót không đáng
có, bởi khi mỗi cá nhân đều hiểu và nắm được cách áp dụng kiến thức thì việc thực
hiện sẽ diễn ra thuận lợi, không phải trì hoãn do những lỗi không đáng có.

Điều 9

Hình thức trao đổi thông tin

Thông tin về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân được trao đổi bởi các Bên trong
khuôn khổ Hiệp định này sẽ được cung cấp thông qua các kênh liên lạc hiện có hoặc
các kênh liên lạc sẽ được thiết lập trong tương lai mà tồn tại với mục đích trao đổi các
thông tin này.

24
Phân tích Điều 9:

Cơ sở trong tuyên bố chung ngày 20/11/2022: “Việc phát triển các tàu ngầm chạy
bằng năng lượng hạt nhân của quốc gia AS sẽ là nỗ lực chung giữa ba quốc gia…”

Điều khoản này được đưa ra nhằm mục đích chỉ ra hình thức trao đổi thông tin giữa
các Bên. Vì để hỗ trợ AS mua và phát triển được tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt
nhân thì bắt buộc phải có sự trao đổi thông tin giữa các Bên. Các Bên sẽ trao đổi thông
qua “các kênh liên lạc hiện có” do trong tuyên bố chung không nêu rõ các Bên sẽ trao
đổi thông tin về việc mua và phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân như
nào nên điều khoản này sẽ không chỉ rõ cụ thể mà chỉ để là “các kênh liên lạc hiện
có”. Tuy nhiên, các kênh liên lạc có thể lỗi thời hoặc không đảm bảo tính bảo mật
hoặc có các kênh liên lạc nhanh hơn, hiệu quả hơn và bảo mật hơn thì các Bên có thể
xem xét đổi kênh liên lạc để trao đổi thông tin với nhau.

Điều 10

Sử dụng và bảo mật thông tin

1. Mọi thông tin tuyệt mật về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, mà được trao
đổi bởi các Bên trong khuôn khổ Hiệp định này, sẽ không được chuyển cho bất cứ
người thứ ba nào, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của các Bên. Những
thông tin này sẽ được quản lý theo chế độ bảo mật chính thức cao nhất và sẽ được bảo
vệ như đối với thông tin và tài liệu cùng loại quy định bởi pháp luật hiện hành tại quốc
gia của Bên nhận thông tin.

2. Mọi thông tin chưa được phân loại về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, mà
được trao đổi bởi các Bên trong khuôn khổ Hiệp định này, sẽ được Bên nhận trao cho
tối thiểu cùng loại chế độ bảo mật chính thức của Bên gửi thông tin và sẽ được bảo vệ
như đối với thông tin và tài liệu cùng loại quy định bởi pháp luật hiện hành tại quốc gia
của Bên nhận thông tin.

25
3. Nếu như pháp luật hiện hành của một hay nhiều Bên không tồn tại những quy định
về chế độ và cách thức bảo mật hay bảo vệ thông tin, các Bên sẽ thỏa thuận với nhau
về các biện pháp thích hợp để phân loại, bảo mật và bảo vệ những thông tin trên.

Phân tích Điều 10:

Điều này được đưa ra để đảm bảo các bên sẽ sử dụng và bảo mật thông tin được trao
đổi vì những thông tin liên quan đến năng lượng hạt nhân mà bị lộ ra ngoài có thể gây
nguy hiểm cho cả thế giới và có thể gây ra nhiều cuộc tranh cãi.

Việc “các Bên không được chuyển thông tin cho bất cứ người thứ ba nào, trừ trường
hợp có sự đồng ý bằng văn bản của các Bên” là điều hiển nhiên khi các Bên trao đổi
thông tin với nhau và yêu cầu thông tin đó phải được bảo mật; “có sự đồng ý bằng văn
bản của các Bên” để làm bằng chứng cho sự đồng ý của các Bên và bằng chứng khi có
tranh chấp xảy ra. (khoản 1)

“Những thông tin này sẽ được quản lý theo chế độ bảo mật chính thức cao nhất và sẽ
được bảo vệ như đối với thông tin và tài liệu cùng loại quy định bởi pháp luật hiện
hành tại quốc gia của Bên nhận thông tin”: như đề cập ở trên, nếu thông tin này bị lộ ra
ngoài có thể gây nguy hiểm cho cả thế giới và có thể gây ra nhiều cuộc tranh cãi. Do
đó, Bên nhận thông tin sẽ phải bảo mật những thông tin này ở mức cao nhất quy định
bởi pháp luật của Bên nhận (cùng mức độ với những thông tin và tài liệu được bảo mật
ở mức độ cao nhất theo luật pháp của Bên nhận thông tin) (khoản 1)

Do trong tuyên bố chung không nêu rõ về mức độ bảo mật và bảo vệ thông tin của các
Bên nên Khoản 2 và Khoản 3 được đưa vào để chia trường hợp phù hợp với khả năng
và thực tế của các Bên.

Khoản 2 được đưa ra để đảm bảo sự công bằng cho các Bên trong việc bảo mật thông
tin. Ví dụ, AV là Bên cho AS và AM thông tin và AV bảo mật thông tin này ở mức 2,
thì AS và AM cũng phải bảo mật thông tin này ở mức 2 theo luật pháp của AS và AM.
Khoản này được đưa ra để cụ thể hóa mức độ bảo mật cho các Bên, tránh trường hợp
những thông tin quan trọng được bảo vệ quá lỏng lẻo. Ngoài ra, phải bảo vệ ngang
mức độ với Bên cho thông tin vì Bên này đã bỏ thời gian và công sức ra để nghiên cứu

26
và tạo ra thông tin, nên Bên này nắm rõ nhất được mức độ mà thông tin đó cần được
bảo mật.

Khoản 3 được đưa ra để phòng trường hợp các Bên không có quy định về chế độ và
cách thức bảo mật hay bảo vệ thông tin, dẫn đến việc thông tin bị bảo mật lỏng lẻo hay
có sự chênh lệch về mức độ bảo mật và bảo vệ thông tin giữa các Bên. Do đó, nếu có
trường hợp này các Bên sẽ thỏa thuận với nhau các biện pháp thích hợp để phân loại,
bảo mật và bảo vệ những thông tin trên.

Điều 11

Sở hữu trí tuệ

Việc quy định và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các thông tin về tàu ngầm chạy bằng
năng lượng hạt nhân, cụ thể là các phát minh và sáng chế, phải tuân thủ theo luật pháp
quốc gia, các quy tắc và quy định tại quốc gia của các Bên và theo các điều ước quốc
tế mà các Bên là thành viên.

Phân tích Điều 11:

Đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ là một trong những yêu cầu quan trọng nhất khi có sự
hợp tác, trao đổi các thông tin liên quan tới công nghệ, cụ thể là các phát minh và sáng
chế. Phỏng theo mục đích của 3 nước AS, AV, AM trong Tuyên bố chung: “Chúng tôi
sẽ thúc đẩy sự kết nối chặt chẽ hơn các cơ sở khoa học, công nghệ, công nghiệp và
chuỗi cung ứng liên quan đến an ninh và quốc phòng”, để đảm bảo cho việc sử dụng
và ủy quyền công nghệ được minh bạch → cần có điều khoản này.

CHƯƠNG III

CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 12

27
Giải quyết tranh chấp

Mọi bất đồng liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này sẽ được giải
quyết thông qua trao đổi và thương lượng giữa các Bên, hoặc qua các biện pháp khác
theo sự thỏa thuận của các Bên.

Phân tích Điều 12:

● Căn cứ: Công ước Viên về Luật Điều ước Quốc tế năm 1969
○ Lời mở đầu: “Khẳng định rằng những tranh chấp về các điều ước, cũng
như những tranh chấp quốc tế khác, phải được giải quyết bằng các biện
pháp hòa bình và phù hợp với những nguyên tắc công lý và những
nguyên tắc của pháp luật quốc tế.”

Một trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là nguyên tắc hòa bình giải quyết
tranh chấp. Theo nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp, “các quốc gia có nghĩa vụ
giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình, không làm phương hại đến
hòa bình, an ninh và công lý quốc tế” (Nghị quyết 2625 (XXV) của Đại Hội đồng UN
ngày 24/10/1970).

Với tư cách là chủ thể của luật quốc tế, cụ thể hơn đều là 3 quốc gia thành viên của
Liên hợp quốc, AS, AV và AM có nghĩa vụ phải tuân thủ theo nguyên tắc này để đảm
bảo việc giải quyết tranh chấp không gây phương hại tới hòa bình và an ninh quốc tế.

Bên cạnh đó, do trong Tuyên bố chung không đề cập tới phương thức giải quyết tranh
chấp giữa 3 quốc gia, các bất đồng sẽ được xử lý qua sự đàm phán, thương lượng và
theo thỏa thuận chung của các Bên.

Điều 13

Sửa đổi và bổ sung

Hiệp định này có thể được sửa đổi hoặc bổ sung với sự nhất trí bằng văn bản của các
Bên. Các sửa đổi hoặc bổ sung đó sẽ được các Bên thông qua phù hợp với thủ tục pháp

28
lý của mỗi Bên, và sẽ có hiệu lực vào ngày do các Bên nhất trí. Nội dung sửa đổi hay
bổ sung sẽ trở thành một phần không thể tách rời của Hiệp định này.

Phân tích Điều 13:

Điều khoản này phản ánh Điều 39 của Công ước Viên về Luật Điều ước Quốc tế năm
1969 về quy tắc chung cho việc bổ sung các điều ước:

“Điều 39. Quy tắc chung cho việc bổ sung các điều ước

Một điều ước có thể được bổ sung với sự thỏa thuận của các bên. Những quy tắc nêu ở
phần II sẽ được áp dụng cho sự thỏa thuận đó, trừ trường hợp điều ước có quy định
khác.”

Điều 14

Hiệu lực

1. Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày nhận được thông báo cuối cùng qua đường
ngoại giao theo đó các Bên thông báo chính thức cho nhau về việc hoàn tất các thủ tục
trong nước để Hiệp định này có hiệu lực.

2. Hiệp định này có hiệu lực trong thời gian 1 năm và mặc nhiên được gia hạn cho
từng 1 năm tiếp theo, trừ khi các Bên có thỏa thuận khác.

Giải thích Điều 14:

● Căn cứ: Công ước Viên về Luật Điều ước Quốc tế năm 1969

Điều 24: Bắt đầu có hiệu lực

2. Nếu không có những quy định hoặc thỏa thuận như thế, điều ước sẽ có giá trị
hiệu lực ngay sau thời điểm tất cả các quốc gia tham gia đàm phán nhất trí chịu
sự ràng buộc của điều ước.

● Tham khảo: Điều X Hiệp định AUKUS

29
Điều X: Những điều khoản cuối cùng:

A. Hiệp định này sẽ có hiệu lực đối với tất cả các Bên vào ngày ghi chú cuối
cùng trong trao đổi công hàm ngoại giao giữa các Bên thông báo rằng mỗi Bên
đã hoàn thành tất cả các yêu cầu trong nước để Hiệp định này có hiệu lực.
Thỏa thuận này sẽ có hiệu lực cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2023 và sẽ tự
động gia hạn thêm bốn kỳ, mỗi kỳ sáu tháng, trừ khi được thay thế bởi một thỏa
thuận tiếp theo. Bất kỳ Bên nào cũng có thể, bằng cách gửi thông báo bằng văn
bản ít nhất sáu tháng cho các Bên khác, chấm dứt Thỏa thuận này.

● Giải thích:

Trong Tuyên bố chung ngày 20/11/2022, 3 Bên không đề cập tới ngày mà Hiệp
định sẽ chính thức có hiệu lực. Vì vậy, căn cứ vào Điều 24(2) của Công ước
Viên năm 1969, Hiệp định này sẽ có hiệu lực “ngay sau thời điểm tất cả các
quốc gia tham gia đàm phán nhất trí chịu sự ràng buộc của điều ước” - trong
trường hợp này là “ngày nhận được thông báo cuối cùng qua đường ngoại
giao theo đó các Bên thông báo chính thức cho nhau về việc hoàn tất các
thủ tục trong nước để Hiệp định này có hiệu lực” -> Điều khoản quy định
hình thức thể hiện sự chấp nhận ràng buộc của các quốc gia tham gia tùy theo
nội luật của mỗi nước.

Nhận thấy sự tương đồng của Tuyên bố chung vào ngày 20/11/2022 với Hiệp
định AUKUS sau khi tham khảo, “Hiệp định này có hiệu lực trong thời gian
1 năm và mặc nhiên được gia hạn cho từng 1 năm tiếp theo, trừ khi các
Bên có thỏa thuận khác” do 1 năm sẽ là khoảng thời gian phù hợp để AS, AV
và AM không chỉ tiến hành mua bán tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân,
mà còn cho mục đích trao đổi khoa học, công nghệ, công nghiệp và chuỗi cung
ứng mà 3 quốc gia đã đề ra trong Tuyên bố chung.

Điều 15

Chấm dứt hiệu lực

30
1. Mỗi Bên có thể yêu cầu chấm dứt Hiệp định này vào bất kì thời gian nào bằng việc
gửi thông báo bằng văn bản cho các Bên còn lại qua đường ngoại giao. Việc chấm dứt
phải có sự đồng ý bằng văn bản của các Bên còn lại và sẽ có hiệu lực sau sáu tháng kể
từ ngày các Bên còn lại nhận được thông báo.

2. Trong trường hợp hiệu lực của Hiệp định bị chấm dứt hoặc Hiệp định bị đình chỉ bởi
bất kỳ lý do nào khác, Điều 10 và Điều 11 của Hiệp định sẽ tiếp tục có hiệu lực miễn là
Bên nhận thông tin còn sở hữu thông tin được trao đổi theo Điều 7, Điều 8, và Điều 9
của Hiệp định.

3. Việc chấm dứt hiệu lực Hiệp định này sẽ không làm ảnh hưởng đến các dự án đang
được triển khai trong khuôn khổ Hiệp định này. Những dự án này sẽ tiếp tục được điều
chỉnh bởi các điều khoản của Hiệp định trừ khi các Bên có thỏa thuận khác.

Phân tích Điều 15:

Cơ sở trong Công ước Viên 1969:

“Điều 54: Việc chấm dứt hoặc rút khỏi một Điều ước theo các quy định của Điều ước
đó hoặc do sự đồng ý của các bên.

Việc chấm dứt hoặc rút khỏi một Điều ước của một bên có thể diễn ra:

a) Chiểu theo các quy định của Điều ước; hoặc

b) Vào bất kỳ thời điểm nào, do sự đồng ý của tất cả các bên sau khi đã tham khảo ý
kiến của các quốc gia ký kết khác.”

“Điều 65: Thủ tục cho việc tuyên bố vô hiệu, chấm dứt, rút khỏi hoặc tạm đình chỉ thi
hành một điều ước.

1. Trên cơ sở các quy định của Công ước này, bên nêu lên một khiếm khuyết của sự
đồng ý của mình chịu sự ràng buộc của một điều ước hoặc một lý do nhằm phủ nhận
giá trị hiệu lực của một điều ước, chấm dứt, rút khỏi hoặc tạm đình chỉ việc thi hành
điều ước đó, sẽ phải thông báo ý định của mình cho các bên khác. Trong thông báo

31
phải ghi rõ các biện pháp dự định thực hiện đối với điều ước và lý do áp dụng các biện
pháp đó.

2. Trừ các trường hợp đặc biệt khẩn cấp, nếu sau một thời hạn không dưới ba tháng kể
từ ngày nhận được thông báo, mà không có bên nào phản đối, thì bên thông báo có thể
thực hiện các biện pháp mà mình dự kiến, theo các thể thức quy định ở Điều 67.

3. Tuy nhiên, nếu có một sự phản đối của một bên nào khác thì các bên sẽ phải tìm
kiếm một giải pháp ghi tại Điều 33 của Hiến chương Liên hiệp quốc.

4. Không có điểm nào trong các khoản trên ảnh hưởng đến các quyền hoặc nghĩa vụ
của các bên đối với bất kỳ quy định nào đang có hiệu lực giữa họ với nhau về việc giải
quyết tranh chấp.

5. Không phương hại đến quy định của Điều 45, việc một quốc gia không thông báo
theo quy định của khoản 1 sẽ không cản trở quốc gia đó gửi thông báo đó để trả lời
một bên khác khi bên này yêu cầu thi hành điều ước hoặc nêu lên việc vi phạm điều
ước.”

“Điều 67: Những văn kiện nhằm tuyên bố sự vô hiệu, chấm dứt, rút khỏi hoặc tạm
đình chỉ việc thi hành một Điều ước

1. Thông báo quy định tại khoản 1 Điều 65 sẽ phải được làm thành văn bản.

2. Mọi văn bản nhằm tuyên bố sự vô hiệu, chấm dứt, rút khỏi hoặc tạm đình chỉ việc
thi hành một Điều ước, chiểu theo các quy định của Điều ước hoặc khoản 2 hoặc 3
của Điều 65, sẽ phải được ghi vào một văn kiện để thông báo cho các bên khác. Nếu
văn kiện thông báo do nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Chính phủ hoặc Bộ
trưởng Bộ ngoại giao ký, thì có thể yêu cầu đại diện của quốc gia có thông báo xuất
trình thư ủy quyền.”

Dựa trên cơ sở những quy định trong Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế (Điều
54, điều 65, điều 67), điều khoản này quy định về quy trình và thủ tục chấm dứt hiệu
lực của hiệp định và bên cạnh đó là những nghĩa vụ mà các bên cần phải cam kết thực
hiện kể cả khi hiệp định đã chấm dứt hiệu lực hoặc bị đình chỉ.

32
Những thông tin được trao đổi theo Hiệp định này là những thông tin có liên quan đến
lĩnh vực an ninh quốc phòng của các Bên tham gia, đặc biệt là những thông tin về tàu
ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Khoản 2 được thêm vào để tránh trường hợp
những thông tin này được trao đổi với Bên thứ 3 khi quy định những thông tin được
trao đổi sẽ phải tuân thủ những tiêu chuẩn bảo mật được quy định trong Hiệp định kể
cả khi Hiệp định này chấm dứt hiệu lực hoặc bị đình chỉ vì bất cứ lý do nào, từ đó,
đảm bảo quyền lợi cho bên cung cấp thông tin.

Do đây là hiệp định về hợp tác an ninh quốc phòng, các dự án có thể được thực hiện
theo khuôn khổ của hiệp định theo cam kết của các Bên. Vì vậy, cần có một điều
khoản để điều chỉnh các dự án này trong trường hợp các Bên chấm dứt hiệu lực của
Hiệp định hoặc Hiệp định bị đình chỉ bởi bất cứ lý do nào.

Điều 16

Mối quan hệ với các điều ước quốc tế khác

Hiệp định này hoặc bất kỳ hành động nào thực hiện theo Hiệp định này không làm ảnh
hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các Bên được quy định trong bất kỳ một điều ước
quốc tế nào mà các Bên là thành viên.

Phân tích Điều 16:

Cơ sở trong Công ước Viên 1969:

- “Điều 28. Tính không hồi tố của các Điều ước

Những quy định của một Điều ước sẽ không ràng buộc đối với các bên về mọi
hành vi hay sự kiện xảy ra trước ngày Điều ước đó có hiệu lực, trừ khi có một ý
định khác xuất phát từ Điều ước hoặc được thể hiện bằng một cách khác.”

- “Điều 30: Việc thi hành một Điều ước kế tiếp về cùng một vấn đề

1. Không phương hại đến các quy định của Điều 103 Hiến chương Liên hiệp
quốc, những quyền và nghĩa vụ của các quốc gia tham gia các Điều ước về
cùng một vấn đề sẽ được xác định phù hợp với các khoản dưới đây:

33
2. Khi một Điều ước quy định rõ rằng nó phụ thuộc vào hoặc không được xem
là mâu thuẫn với một Điều ước đã có trước đó hoặc sẽ có sau đó thì những quy
định của Điều ước có trước hoặc sau đó sẽ có giá trị.

3. Khi tất cả các bên tham gia Điều ước trước cũng là các bên của Điều ước
sau, mà Điều ước trước không thể bị coi là chấm dứt hoặc tạm đình chỉ việc thi
hành chiểu theo Điều 59, thì Điều ước trước sẽ chỉ được thi hành trong chừng
mực mà các quy định của nó phù hợp với các quy định của Điều ước sau.

4. Khi không phải tất cả các bên tham gia Điều ước trước đều tham gia Điều
ước sau:

a) Trong quan hệ giữa các quốc gia tham gia cả hai Điều ước, quy tắc áp dụng
là quy tắc được nêu ra ở khoản 3;

b) Trong quan hệ giữa một quốc gia tham gia cả hai Điều ước và một quốc gia
chỉ tham gia một trong hai Điều ước đó, thì các quyền và nghĩa vụ tương hỗ
giữa họ sẽ được Điều chỉnh bởi Điều ước mà trong đó cả hai đều là thành viên.

5. Khoản 4 được áp dụng không phương hại đến các quy định của Điều 41,
hoặc đến vấn đề chấm dứt hoặc tạm đình chỉ việc thi hành một Điều ước chiểu
theo Điều 60, hoặc đến vấn đề trách nhiệm của một quốc gia có thể phát sinh từ
việc ký kết hay thi hành một Điều ước mà những quy định của nó là mâu thuẫn
với những nghĩa vụ đã cam kết đối với quốc gia khác theo một Điều ước khác.”

Xây dựng dựa trên điều 28 và điều 30 công ước viên 1969, điều 16 tồn tại để quy định
phạm vi hiệu lực của Hiệp định này nhằm tránh gây ra xung đột về quyền và nghĩa vụ
đối với những điều ước quốc tế mà các bên đã là thành viên. Điều này đặc biệt quan
trọng, do đây là một Hiệp định về hợp tác an ninh quốc phòng và có liên quan đến vấn
đề phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, các Bên sẽ phải tuân thủ các
cam kết từ trước như đã được nêu trong Tuyên bố chung “cam kết với Cơ quan Năng
lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA); các cam kết từ Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân năm
2017; các cam kết thành viên của Khu vực phi vũ khí hạt nhân NWFZ năm 2000” và
“Ba quốc gia chúng tôi, với tư cách cùng là thành viên của Cơ quan năng lượng

34
nguyên tử quốc tế (IAEA) từ năm 1957, của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân
năm 1968 (NPT)”.

Điều 17

Đăng ký Hiệp định

Hiệp định này sẽ được đăng ký bằng bản tiếng Anh với Tổng Thư ký Liên hợp quốc.

Phân tích Điều 17:

Cơ sở trong Tuyên bố chung: “3 Quốc gia AS, AV và AM đều là thành viên của Liên
hợp quốc”

Cơ sở trong Công ước Viên 1969:

“Điều 80: Việc đăng ký và công bố Điều ước

1. Các Điều ước, sau khi có hiệu lực, sẽ được chuyển đến Ban thư ký Liên hiệp quốc
để đăng ký hoặc lưu trữ và ghi vào danh bạ, tùy từng trường hợp, cũng như để công
bố.

2. Việc chỉ định một cơ quan lưu chiểu sẽ cho phép cơ quan đó thực hiện những hành
động quy định ở khoản trên.”

Việc có đăng kí các điều ước quốc tế hay không là quyền của các quốc gia. Nhưng
theo Điều 102 Hiến chương Liên hợp quốc nếu không đăng kí thì quốc gia thành viên
của điểu ước quốc tế sẽ không được quyền viện dẫn điều ước quốc tế đó trước các cơ
quan Liên hợp quốc.

Làm tại thủ đô nước AS, ngày 02 tháng 12 năm 2022, thành ba bản gốc, mỗi bản bằng
tiếng AS, tiếng AV, tiếng AM và tiếng Anh; các văn bản đều có giá trị như nhau. Trong
trường hợp có sự giải thích khác nhau về các điều khoản của Hiệp định này thì văn bản
tiếng Anh sẽ được dùng làm căn cứ.

35
Thay mặt Chính phủ quốc gia AM

Tổng thống

Thay mặt Chính phủ quốc gia AS

Thủ tướng

Thay mặt Chính phủ quốc gia AV

Thủ tướng

TÓM TẮT 23 TIÊU CHÍ

1. Chủ thể ký kết: Quốc Gia


- Lời nói đầu: Chính phủ quốc gia AS, chính phủ quốc gia AV, chính phủ quốc gia AM.

2. Lĩnh vực ký kết: Các lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc phòng
- Điều 4. Lĩnh vực hợp tác
Trong phạm vi luật pháp quốc gia hiện hành của mình, các Bên sẽ đẩy mạnh sự hợp
tác trong các lĩnh vực liên quan tới an ninh và quốc phòng, bao gồm các lĩnh vực chính
sau: 
a. Khoa học, công nghệ, công nghiệp và chuỗi cung ứng liên quan đến an ninh và
quốc phòng;

36
a. Không gian mạng;
b. Trí tuệ nhân tạo;
c. Công nghệ lượng tử;
d. Đáy đại dương.

3. Tên gọi: Hiệp định giữa chính phủ quốc gia AM, chính phủ quốc gia AS và
chính phủ quốc gia AV về hợp tác an ninh quốc phòng

4. Ngôn ngữ: Tiếng AS, AV, AM và tiếng Anh


- Kết thúc: Làm tại thủ đô nước AS, ngày 02 tháng 12 năm 2022, thành ba bản gốc, mỗi
bản bằng tiếng AS, tiếng AV, tiếng AM và tiếng Anh; các văn bản đều có giá trị như
nhau.

5. Nguyên tắc cơ bản của LQT: Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền, nguyên tắc
pacta sunt servanda, nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp, nguyên tắc
cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực
- Điều 3. Phạm vi Hiệp định
Các Bên sẽ thúc đẩy và phát triển sự hợp tác trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng
bằng cách xem xét khả năng hợp tác theo các nguyên tắc tôn trọng độc lập và chủ
quyền của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
⇨ Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền
⇨ Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác
- Nguyên tắc pacta sunt servanda
- Điều 12. Giải quyết tranh chấp
Mọi bất đồng liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này sẽ được giải
quyết thông qua trao đổi và thương lượng giữa các Bên, hoặc qua các biện pháp khác
theo sự thỏa thuận của các Bên.
⇨ Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp
- Điều 6. Nghĩa vụ của AS
AS phải tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất về an toàn, tính minh bạch, kiểm chứng và
giải trình để đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc không phổ biến vũ khí hạt nhân, an toàn

37
và an ninh vật liệu và công nghệ hạt nhân. Việc thực hiện các nghĩa vụ của AS được
quy định trong Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968, các cam kết thành
viên của Khu vực phi vũ khí hạt nhân năm 2000, và Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân năm
2017 sẽ được coi là những tiêu chí cần được đáp ứng để thỏa mãn điều kiện này.
⇨ Nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng vũ lực hay sử dụng vũ lực

6. Nguyên tắc ký kết ĐƯQT: Nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia, nguyên
tắc hợp tác trên cơ sở mỗi bên cùng có lợi, nguyên tắc pacta sunt servanda
- Điều 3. Phạm vi Hiệp định
Các Bên sẽ thúc đẩy và phát triển sự hợp tác trong lĩnh vực an ninh và quốc
phòng bằng cách xem xét khả năng hợp tác theo các nguyên tắc tôn trọng độc
lập và chủ quyền của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

7. Hình thức ý định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước
- Phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt.
- “Điều 14. Hiệu lực
1. Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày nhận được thông báo cuối cùng qua
đường ngoại giao theo đó các Bên thông báo chính thức cho nhau về việc hoàn
tất các thủ tục trong nước để Hiệp định này có hiệu lực.”

8. Quyền, nghĩa vụ phát sinh


- Điều 4. Lĩnh vực hợp tác
Trong phạm vi luật pháp quốc gia hiện hành của mình, các Bên sẽ đẩy mạnh sự hợp
tác trong các lĩnh vực liên quan tới an ninh và quốc phòng, bao gồm các lĩnh vực chính
sau: 
e. Khoa học, công nghệ, công nghiệp và chuỗi cung ứng liên quan đến an ninh và
quốc phòng;
f. Không gian mạng;
g. Trí tuệ nhân tạo;
h. Công nghệ lượng tử;
i. Đáy đại dương.
⇨ Nghĩa vụ đẩy mạnh hợp tác phát sinh cho các Bên.

38
- Điều 6. Các nghĩa vụ của AS
Sự hợp tác trong khuôn khổ của Hiệp định này yêu cầu AS đảm bảo thực hiện các
nghĩa vụ sau:
1. Hành vi sử dụng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của AS không được vi
phạm Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982;
2. AS phải tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất về an toàn, tính minh bạch, kiểm chứng và
giải trình để đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc không phổ biến vũ khí hạt nhân, an toàn
và an ninh vật liệu và công nghệ hạt nhân. Việc thực hiện các nghĩa vụ của AS được
quy định trong Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968, các cam kết thành
viên của Khu vực phi vũ khí hạt nhân năm 2000, và Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân năm
2017 sẽ được coi là những tiêu chí cần được đáp ứng để thỏa mãn điều kiện này.
⇨ Nghĩa vụ khi mua và sử dụng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân phát sinh cho
AS.

- Điều 7. Hỗ trợ mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân
Bên hỗ trợ mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có trách nhiệm sau:
a. Hỗ trợ tìm kiếm nguồn cung cấp tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân;
a. Hỗ trợ thúc đẩy tiến trình đàm phán và thương lượng giữa AS và nguồn cung
cấp tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
⇨ Nghĩa vụ hỗ trợ mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân phát sinh cho AM và
AV.

- Điều 8. Hợp tác nghiệp vụ


Các Bên sẽ hợp tác với nhau trong quá trình phát triển tàu ngầm chạy bằng năng
lượng hạt nhân trong các lĩnh vực sau:
a. Trao đổi kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn liên quan đến hoạt động phát triển
tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân;
a. Trao đổi thông tin về pháp luật, chính sách và thủ tục cũng như các tiến bộ
khoa học kỹ thuật mới liên quan đến hoạt động phát triển tàu ngầm chạy bằng năng
lượng hạt nhân;

39
b. Tổ chức hội thảo chuyên đề, đào tạo nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ chuyên
môn cho những người tham gia vào việc phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng
hạt nhân.
⇨ Nghĩa vụ hợp tác trong quá trình phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân
cho các Bên.

- Điều 10. Sử dụng và bảo mật thông tin


1. Mọi thông tin tuyệt mật về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, mà được trao
đổi bởi các Bên trong khuôn khổ Hiệp định này, sẽ không được chuyển cho bất cứ
người thứ ba nào, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của các Bên. Những
thông tin này sẽ được quản lý theo chế độ bảo mật chính thức cao nhất và sẽ được bảo
vệ như đối với thông tin và tài liệu cùng loại quy định bởi pháp luật hiện hành tại quốc
gia của Bên nhận thông tin.
2. Mọi thông tin chưa được phân loại về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, mà
được trao đổi bởi các Bên trong khuôn khổ Hiệp định này, sẽ được Bên nhận trao cho
tối thiểu cùng loại chế độ bảo mật chính thức của Bên gửi thông tin và sẽ được bảo vệ
như đối với thông tin và tài liệu cùng loại quy định bởi pháp luật hiện hành tại quốc
gia của Bên nhận thông tin.
3. Nếu như pháp luật hiện hành của một hay nhiều Bên không tồn tại những quy định
về chế độ và cách thức bảo mật hay bảo vệ thông tin, các Bên sẽ thỏa thuận với nhau
về các biện pháp thích hợp để phân loại, bảo mật và bảo vệ những thông tin trên.
⇨ Nghĩa vụ bảo mật và sử dụng đúng mục đích thông tin được trao đổi trong khuôn khổ
Hiệp định phát sinh cho các Bên.

- Điều 16. Mối quan hệ với các điều ước quốc tế khác 
Hiệp định này hoặc bất kỳ hành động nào thực hiện theo Hiệp định này không làm ảnh
hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các Bên được quy định trong bất kỳ một điều ước
quốc tế nào mà các Bên là thành viên.
⇨ Nghĩa vụ không được làm trái với các điều ước quốc tế mà các Bên là thành viên thông
qua Hiệp định này.

40
9. Bảo lưu
- Không có quy định gì về bảo lưu.

10. Hiệu lực


- Điều 14. Hiệu lực 
1. Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày nhận được thông báo cuối cùng qua đường
ngoại giao theo đó các Bên thông báo chính thức cho nhau về việc hoàn tất các thủ tục
trong nước để Hiệp định này có hiệu lực.

11. Thời hạn hiệu lực


- Điều 14 khoản 2: Hiệp định này có hiệu lực trong thời gian 1 năm

12. Gia hạn hiệu lực


- Điều 14 khoản 2: mặc nhiên được gia hạn cho từng 1 năm tiếp theo trừ khi các Bên có
thỏa thuận khác.

13. Phụ lục ĐƯQT


- Không có.

14. Sửa đổi bổ sung: có thể được sửa đổi, bổ sung nếu như các Bên nhất trí
bằng văn bản.
- Điều 13. Sửa đổi và bổ sung
Hiệp định này có thể được sửa đổi hoặc bổ sung với sự nhất trí bằng văn bản của các
Bên. Các sửa đổi hoặc bổ sung đó sẽ được các Bên thông qua phù hợp với thủ tục
pháp lý của mỗi Bên, và sẽ có hiệu lực vào ngày do các Bên nhất trí. Nội dung sửa đổi
hay bổ sung sẽ trở thành một phần không thể tách rời của Hiệp định này.

15. Chấm dứt hiệu lực


- Điều 15. Chấm dứt hiệu lực
1. Mỗi Bên có thể yêu cầu chấm dứt Hiệp định này vào bất kì thời gian nào bằng việc
gửi thông báo bằng văn bản cho các Bên còn lại qua đường ngoại giao. Việc chấm dứt

41
phải có sự đồng ý bằng văn bản của các Bên còn lại và sẽ có hiệu lực sau sáu tháng kể
từ ngày các Bên còn lại nhận được thông báo.
2. Trong trường hợp hiệu lực của Hiệp định bị chấm dứt hoặc Hiệp định bị đình chỉ
bởi bất kỳ lý do nào khác, Điều 10 và Điều 11 của Hiệp định sẽ tiếp tục có hiệu lực
miễn là Bên nhận thông tin còn sở hữu thông tin được trao đổi theo Điều 7, Điều 8, và
Điều 9 của Hiệp định. 
3. Việc chấm dứt hiệu lực Hiệp định này sẽ không làm ảnh hưởng đến các dự án đang
được triển khai trong khuôn khổ Hiệp định này. Những dự án này sẽ tiếp tục được điều
chỉnh bởi các điều khoản của Hiệp định trừ khi các Bên có thỏa thuận khác.

16. Rút khỏi ĐƯQT đa phương


- Không có quy định.

17. Cơ chế giải quyết tranh chấp do giải thích và áp dụng ĐƯQT
- Điều 12. Giải quyết tranh chấp
Mọi bất đồng liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này sẽ được giải
quyết thông qua trao đổi và thương lượng giữa các Bên, hoặc qua các biện pháp khác
theo sự thỏa thuận của các Bên.

18. Địa điểm ký kết ĐƯQT: Tại thủ đô quốc gia AS

19. Nộp lưu chiểu ĐƯQT: Không có quy định

20. Đăng ký ĐƯQT:


- Điều 17. Đăng ký Hiệp định
Hiệp định này sẽ được đăng ký bằng bản tiếng Anh với Tổng Thư ký Liên hợp quốc.

21. Cơ quan giám sát việc thực hiện ĐƯQT


- Không có.

22. Áp dụng tạm thời

42
- Không có.

23. Thực thi ĐƯQT


- Điều 5. Thực thi Hiệp định
1. Các Bên sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết để thực hiện hữu hiệu các điều khoản
trong Hiệp định này và tuân thủ tất cả các nghĩa vụ theo Hiệp định.
2. Nếu một trong các Bên cho rằng việc thực thi yêu cầu của một hay các Bên còn lại
có thể gây phương hại đến nền an ninh quốc phòng của quốc gia mình hoặc trái với
các quy phạm mệnh lệnh bắt buộc chung của luật quốc tế, thì có thể từ chối toàn bộ
hoặc một phần yêu cầu, hoặc có thể đưa ra các điều kiện cho việc thực thi yêu cầu đó.
Bên yêu cầu sẽ được thông báo về nguyên nhân của việc từ chối thực thi yêu cầu.

- Điều 16. Hiệp định này hoặc bất kỳ hành động nào thực hiện theo Hiệp định này
không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các Bên được quy định trong bất kỳ
một điều ước quốc tế nào mà các Bên là thành viên.

43
44
BÀI LÀM CÁ NHÂN

NGUYỄN TRÍ NGÂN HÀ

I - HIỆP ƯỚC

HIỆP ƯỚC GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC AS, CHÍNH PHỦ NƯỚC AV VÀ
CHÍNH PHỦ NƯỚC AM VỀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN PHÁT TRIỂN HẠT
NHÂN TRONG LĨNH VỰC HẢI QUÂN

Chính phủ nước AS (dưới đây gọi là “AS”), Chính phủ nước AV (dưới đây gọi là
“AV”), và Chính phủ nước AM (dưới đây gọi là “AM”), (sau đây gọi riêng là “Bên”
và gọi chung là “các Bên”);

Nhắc lại tuyên bố chung của các Bên về việc thành lập quan hệ đối tác an ninh ba bên
gọi là ASVM, theo đó bước đầu của quan hệ đối tác là tham vọng chung của các Bên
trong việc hỗ trợ AS mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho lực lượng hải
quân của AS;

Nhận thấy sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các Bên trong việc trao đổi thông tin về
phát triển hạt nhân trong lĩnh vực hải quân liên quan đến các lò phản ứng quân sự sẽ
nâng cao quốc phòng và an ninh chung của các Bên;

Với mong muốn duy trì nền hòa bình và sự ổn định trong khu vực;

Tái khẳng định cam kết của các Bên với Quy chế Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc
tế ký tại New York vào ngày 26 tháng 10 năm 1956;

Tái khẳng định cam kết của các Bên với Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân ký
tại London, Moscow, và Washington vào ngày 1 tháng 7 năm 1968 (NPT);

45
Đã thỏa thuận như sau:

CHƯƠNG I: CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Định nghĩa chung


Theo Hiệp ước này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Thông tin tuyệt mật” không kể những hình thức khác, là dữ liệu, các bản báo cáo,
hồ sơ, tài liệu, bao gồm cả thông tin điện tử, được một hay nhiều Bên coi là thông tin
nhạy cảm phải được bảo vệ tuyệt đối và hạn chế quyền truy cập.
2. “Thông tin về phát triển hạt nhân trong lĩnh vực hải quân” là những thông tin về sự
thiết kế, sắp xếp, phát triển, sản xuất, thử nghiệm, vận hành, quản lý, đào tạo, bảo trì
hoặc sửa chữa của tàu ngầm vận hành bằng năng lượng hạt nhân; bao gồm thông tin
tuyệt mật và thông tin chưa được phân loại.
3. “Thông tin chưa được phân loại về phát triển hạt nhân trong lĩnh vực hải quân” là
những thông tin về phát triển hạt nhân trong lĩnh vực hải quân mà không phải thông
tin mật, nhưng được luật pháp quốc gia thuộc một hay nhiều Bên quy định phải được
bảo vệ và hạn chế quyền truy cập. Quyền truy cập đối với những thông tin trên chỉ
được trao cho các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật pháp quốc
gia thuộc mỗi Bên.
4. “Lò phản ứng quân sự” là lò phản ứng mà tàu hải quân sử dụng để vận hành.
5. “Người” được hiểu là cá nhân, cơ quan, tổ chức, hoặc pháp nhân.
6. “Lò phản ứng” là một thiết bị, không phải là vũ khí nguyên tử, có thể điều khiển và
kiểm soát phản ứng phân hạch để thu nhiệt do phản ứng đó tạo ra bằng cách sử dụng
uranium, plutonium, hoặc thorium, hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của uranium,
plutonium hoặc thorium.

Điều 2. Phạm vi Hiệp ước


1. Các Bên cam kết hợp tác với nhau trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng theo các
nguyên tắc tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Các
Bên sẽ giúp đỡ lẫn nhau trong việc đạt được mục tiêu này.

46
2. Trong khuôn khổ những quy định của Hiệp ước này, mỗi Bên có thể liên lạc và trao
đổi thông tin với các Bên còn lại, với điều kiện Bên liên lạc xác định được rằng sự
hợp tác này sẽ không tạo thành rủi ro nghiêm trọng mà đe dọa tới nền an ninh quốc
phòng của quốc gia.
3. Hiệp ước này sẽ bao gồm Phần mở đầu và tất cả các điều khoản và bổ sung nếu có,
và tất cả các thoả thuận khác mà các Bên ký kết theo Hiệp ước. Các Bên có thể ký kết
các thoả thuận song phương hoặc đa phương cụ thể hoặc dàn xếp thực hiện, và quản
lý các chương trình và dự án được thực hiện trong khuôn khổ của Hiệp ước này,
nhưng không được trái với Hiệp ước và không làm ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ
của các bên không tham gia ký kết, trừ phi được quy định khác trong Hiệp ước này.

Điều 3. Các lĩnh vực hợp tác


Trong phạm vi luật pháp quốc gia hiện hành của mình, các Bên sẽ đẩy mạnh sự hợp
tác trong các lĩnh vực liên quan tới an ninh và quốc phòng, bao gồm các lĩnh vực
chính sau: khoa học, công nghệ, công nghiệp và chuỗi cung ứng liên quan đến an ninh
và quốc phòng, không gian mạng, trí tuệ nhân tạo, công nghệ lượng tử, và đáy đại
dương.

Điều 4. Thực thi Hiệp ước


1. Để thực thi Hiệp ước này, các Bên sẽ ủy quyền cho các cơ quan thẩm quyền có
trách nhiệm thực hiện Hiệp ước của các Bên. Các cơ quan này cùng thống nhất về
phương thức thực hiện cụ thể và liên lạc trực tiếp với nhau.
2. Nếu một trong các Bên cho rằng việc thực thi yêu cầu của một hay các Bên còn lại
có thể gây phương hại đến nền an ninh quốc phòng của quốc gia mình hoặc trái với
các quy định của luật quốc tế, thì có thể từ chối toàn bộ hoặc một phần yêu cầu, hoặc
có thể đưa ra các điều kiện cho việc thực thi yêu cầu đó. Cơ quan có thẩm quyền của
Bên yêu cầu sẽ được thông báo về nguyên nhân của việc từ chối thực thi yêu cầu.

CHƯƠNG II: TRAO ĐỔI THÔNG TIN PHÁT TRIỂN HẠT NHÂN TRONG
LĨNH VỰC HẢI QUÂN

47
Điều 5. Trao đổi thông tin
Theo yêu cầu và trong phạm vi được các Bên cho phép, cơ quan được ủy quyền của
các Bên trong thẩm quyền của mình sẽ cung cấp thông tin về phát triển hạt nhân trong
lĩnh vực hải quân mà được xác định là cần thiết cho việc nghiên cứu, phát triển, thiết
kế, sản xuất, vận hành, điều chỉnh và xử lý các lò phản ứng quân sự. Các Bên sẽ hỗ
trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi thông tin này.

Điều 6. Trách nhiệm sử dụng thông tin


Hành vi sử dụng bất kỳ thông tin nào (bao gồm những thông tin về bản vẽ thiết kế và
thông số kỹ thuật) được trao đổi trong khuôn khổ Hiệp ước này sẽ hoàn toàn thuộc về
trách nhiệm của Bên tiếp nhận thông tin. Bên cung cấp thông tin sẽ không cung cấp
bất kỳ khoản bồi thường nào, và sẽ không đảm bảo được hoàn toàn tính chính xác
hoặc đầy đủ của thông tin đó cho bất kỳ mục đích sử dụng nào.

Điều 7. Sử dụng, bảo mật và bảo vệ thông tin


1. Mọi thông tin tuyệt mật về phát triển hạt nhân trong lĩnh vực hải quân, mà được
trao đổi bởi các cơ quan được ủy quyền của các Bên trong khuôn khổ Hiệp ước này,
sẽ không được chuyển cho bất cứ người thứ ba nào, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng
văn bản của các Bên. Những thông tin này sẽ được quản lý theo chế độ bảo mật chính
thức cao nhất và sẽ được bảo vệ như đối với thông tin và tài liệu cùng loại quy định
bởi pháp luật hiện hành tại quốc gia của Bên nhận thông tin.
2. Mọi thông tin chưa được phân loại về phát triển hạt nhân trong lĩnh vực hải quân,
mà được trao đổi bởi các cơ quan được ủy quyền của các Bên trong khuôn khổ Hiệp
ước này, sẽ được Bên tiếp nhận trao cho tối thiểu cùng loại chế độ bảo mật chính thức
của Bên gửi thông tin và sẽ được bảo vệ như đối với thông tin và tài liệu cùng loại
quy định bởi pháp luật hiện hành tại quốc gia của Bên nhận thông tin.
3. Nếu như pháp luật hiện hành của một hay nhiều Bên không tồn tại những quy định
về chế độ và cách thức bảo mật hay bảo vệ thông tin, các Bên sẽ thỏa thuận với nhau
về các biện pháp thích hợp để phân loại, bảo mật và bảo vệ những thông tin trên.
4. Thông tin về phát triển hạt nhân trong lĩnh vực hải quân, mà được trao đổi bởi các
cơ quan được ủy quyền của các Bên trong khuôn khổ Hiệp ước này, sẽ được cung cấp

48
thông qua các kênh liên lạc hiện có hoặc các kênh liên lạc sẽ được thiết lập trong
tương lai mà tồn tại với mục đích trao đổi các thông tin này.

Điều 8. Sở hữu trí tuệ


Việc quy định và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các thông tin về phát triển hạt nhân
trong lĩnh vực hải quân, cụ thể là các phát minh và sáng chế, phải tuân thủ theo luật
pháp quốc gia, các quy tắc và quy định của nhà nước của các Bên và theo các điều
ước quốc tế mà các Bên là thành viên.

CHƯƠNG III: CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 9. Giải quyết tranh chấp


Mọi bất đồng liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp ước này sẽ được giải
quyết thông qua trao đổi và thương lượng giữa các Bên, hoặc qua các biện pháp khác
theo sự thỏa thuận của các Bên.

Điều 10. Sửa đổi và bổ sung


Hiệp ước này có thể được sửa đổi hoặc bổ sung với sự nhất trí bằng văn bản của các
Bên. Các sửa đổi hoặc bổ sung đó sẽ được các Bên thông qua phù hợp với thủ tục
pháp lý của mỗi Bên, và sẽ có hiệu lực vào ngày do các Bên nhất trí. Nội dung sửa đổi
hay bổ sung sẽ trở thành một phần không thể tách rời của Hiệp ước này.

Điều 11. Phê chuẩn


Hiệp ước này sẽ phải được phê chuẩn.

Điều 12. Hiệu lực


1. Hiệp ước này sẽ có hiệu lực vào ngày nhận được thông báo cuối cùng qua đường
ngoại giao theo đó các Bên thông báo chính thức cho nhau về việc hoàn tất các thủ tục
trong nước để Hiệp ước này có hiệu lực.
2. Hiệp ước này có hiệu lực trong thời gian 5 năm và mặc nhiên được gia hạn cho
từng 5 năm tiếp theo, trừ khi một Bên thông báo bằng văn bản cho các Bên còn lại ý

49
định chấm dứt Hiệp định ít nhất sáu tháng trước khi Hiệp ước hết hiệu lực qua các
kênh ngoại giao.

Điều 13. Chấm dứt hiệu lực


Việc chấm dứt hiệu lực Hiệp ước này sẽ không làm ảnh hưởng đến các dự án đang
được triển khai trong khuôn khổ Hiệp ước này. Những dự án này sẽ tiếp tục được điều
chỉnh bởi các điều khoản của Hiệp ước.

Điều 14. Mối quan hệ với các điều ước quốc tế khác
1. Hiệp ước này hoặc bất kỳ hành động nào thực hiện theo Hiệp ước này không làm
ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các Bên được quy định trong bất kỳ một điều
ước quốc tế nào mà các Bên là thành viên.
2. Sự hợp tác trong khuôn khổ của Hiệp ước này yêu cầu AS phải cam kết tuân thủ
các tiêu chuẩn cao nhất về sự an toàn, tính minh bạch, kiểm chứng và giải trình của
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế mà được áp dụng cho các vật liệu và công
nghệ hạt nhân nằm trong lãnh thổ của AS, thuộc quyền tài phán hoặc kiểm soát của
AS. Việc thực hiện các nghĩa vụ của AS được quy định trong Hiệp ước không phổ
biến vũ khí hạt nhân năm 1968, các cam kết thành viên của Khu vực phi vũ khí hạt
nhân năm 2000, và Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân năm 2017 sẽ được coi là những tiêu
chí cần được đáp ứng để thỏa mãn điều kiện này.
3. Hành vi sử dụng tàu ngầm vận hành bằng năng lượng hạt nhân của AS phải tuân
theo các quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

Điều 15. Đăng ký Hiệp ước


Hiệp ước này và các văn kiện phê chuẩn sẽ được đăng ký và nộp lưu chiểu, bằng bản
tiếng Anh, với Tổng Thư ký Liên hợp quốc.

Làm tại thủ đô nước AS, ngày 28 tháng 11 năm 2022, thành ba bản gốc, mỗi bản bằng
tiếng AS, tiếng AV, tiếng AM và tiếng Anh; các văn bản đều có giá trị như nhau.
Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau về các điều khoản của Hiệp ước này thì
văn bản tiếng Anh sẽ được dùng làm căn cứ.

50
Thay mặt Chính phủ nước AS
A
Thủ tướng

Thay mặt Chính phủ nước AV


B
Thủ tướng

Thay mặt Chính phủ nước AM


C
Tổng thống

51
II - PHÂN TÍCH HIỆP ƯỚC

1. Chủ thể ký kết: Quốc gia - cụ thể là nước AS, AV, và AM.

2. Lĩnh vực ký kết: An ninh quốc phòng (Điều 2, Điều 3).

3. Tên gọi: Hiệp ước giữa Chính phủ nước AS, Chính phủ nước AV và Chính phủ
nước AM về trao đổi thông tin phát triển hạt nhân trong lĩnh vực hải quân.
- Cơ sở trong tuyên bố chung ngày 20/11/2022: “Với nhận thức rằng truyền
thống chung của chúng tôi là các nền dân chủ hàng hải, nên trong sáng kiến
đầu tiên của các quốc gia AS, AV và AM, chúng tôi cam kết thực hiện tham
vọng chung là hỗ trợ quốc gia AS mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt
nhân cho lực lượng hải quân của mình. Việc phát triển các tàu ngầm chạy
bằng năng lượng hạt nhân của quốc gia AS sẽ là nỗ lực chung giữa ba quốc
gia…”
→ Chi tiết chính và quan trọng nhất trong Hiệp ước này là cam kết của các quốc gia
trong việc giúp đỡ nước AS phát triển tàu ngầm vận hành bằng năng lượng hạt nhân,
vậy nên tên gọi của Hiệp ước phải phản ánh nội dung này.

4. Ngôn ngữ: Tiếng AS, tiếng AV, tiếng AM và tiếng Anh. Văn bản xác thực có ở cả
bốn thứ tiếng.
- Giải thích: lý do cho việc cần thêm tiếng Anh là bởi cả ba quốc gia (AS, AM và
AV) đều là thành viên của Liên hợp quốc, vậy nên các quốc gia phải tuân theo
các quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc, cụ thể là Điều 102 về việc đăng
ký điều ước quốc tế. Vì vậy, sau khi phê chuẩn Hiệp ước, các quốc gia phải
đăng ký Hiệp ước với Ban thư ký của Liên hợp quốc bằng một trong các ngôn
ngữ chính của Liên hiệp quốc. Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ chính
đó.

5. Nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế:


Có thể tìm thấy:

52
- Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, nguyên tắc không can
thiệp và công việc nội bộ của quốc gia khác, nguyên tắc pacta sunt servanda tại
Điều 2(1);
- Cơ sở trong tuyên bố chung ngày 20/11/2022: “được định hướng bởi
các cam kết chung đối với trật tự dựa trên pháp quyền quốc tế, luật lệ
quốc tế,...” ; “Việc phát triển các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt
nhân của quốc gia AS sẽ là nỗ lực chung giữa ba quốc gia, tập trung
vào khả năng tương tác, tính tương đồng và cùng có lợi.”
- Nguyên tắc pacta sunt servanda tại Điều 13.
- Cơ sở trong tuyên bố chung ngày 20/11/2022: “Quốc gia AS cam kết
thực hiện tất cả các nghĩa vụ của mình với tư cách là một quốc gia
không sở hữu vũ khí hạt nhân, bao gồm các cam kết với Cơ quan Năng
lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA); các cam kết từ Hiệp ước cấm vũ khí
hạt nhân năm 2017; các cam kết thành viên của Khu vực phi vũ khí
hạt nhân NWFZ năm 2000. Ba quốc gia chúng tôi, với tư cách cùng là
thành viên của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) từ năm
1957, của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968 (NPT),
cam kết duy trì vai trò lãnh đạo của mình trong vấn đề không phổ biến
vũ khí hạt nhân toàn cầu.”; “nhấn mạnh quốc gia AS và quốc gia AV là
thành viên Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982.”

6. Nguyên tắc ký kết Điều ước quốc tế:


Có thể tìm thấy:
- Nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia, nguyên tắc hợp tác trên cơ sở mỗi bên
cùng có lợi tại Điều 2(1);
- Cơ sở trong tuyên bố chung ngày 20/11/2022: “Việc phát triển các tàu
ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của quốc gia AS sẽ là nỗ lực
chung giữa ba quốc gia, tập trung vào khả năng tương tác, tính tương
đồng và cùng có lợi.”
- Nguyên tắc pacta sunt servanda tại Điều 13.

53
- Cơ sở trong tuyên bố chung ngày 20/11/2022: “Quốc gia AS cam kết
thực hiện tất cả các nghĩa vụ của mình với tư cách là một quốc gia
không sở hữu vũ khí hạt nhân, bao gồm các cam kết với Cơ quan Năng
lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA); các cam kết từ Hiệp ước cấm vũ khí
hạt nhân năm 2017; các cam kết thành viên của Khu vực phi vũ khí
hạt nhân NWFZ năm 2000. Ba quốc gia chúng tôi, với tư cách cùng là
thành viên của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) từ năm
1957, của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968 (NPT),
cam kết duy trì vai trò lãnh đạo của mình trong vấn đề không phổ biến
vũ khí hạt nhân toàn cầu.” ; “nhấn mạnh quốc gia AS và quốc gia AV là
thành viên Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982.”

7. Hình thức ý định chấp nhận sự ràng buộc của Điều ước: Phê chuẩn (Điều 11)
- Cơ sở trong tuyên bố chung ngày 20/11/2022: “…chúng tôi tái cam kết các nỗ
lực của mình để thực hiện tầm nhìn này và giao cho cho các cơ quan có thẩm
quyền của ba bên sớm tiến hành đàm phán, soạn thảo một điều ước quốc tế,
theo tinh thần của Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước, mà cả ba quốc
gia đều là thành viên, pháp điển hóa các cam kết hợp tác của chúng tôi trong
Tuyên bố chung này.”
→ Phê chuẩn là hình thức đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước quốc tế được
quy định tại Điều 14 của Công ước Viên năm 1969 (Điều 14. Việc đồng ý chịu sự ràng
buộc của một điều ước được biểu thị bằng việc phê chuẩn, chấp thuận hoặc phê
duyệt.)

8. Quyền, nghĩa vụ phát sinh: Điều 2, 3, 4, 5, 6, 7. 8, 14


- Giải thích: đây là những điều khoản có nội dung mà cụ thể hóa cách thức các
quốc gia AM, AV, AS sẽ sử dụng để thực hiện cam kết hỗ trợ lẫn nhau trong các
lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc phòng và cam kết hỗ trợ AS mua và phát
triển tàu ngầm vận hành bằng năng lượng hạt nhân.
- Cơ sở trong tuyên bố chung ngày 20/11/2022:

54
- “Thông qua ASVM, chúng tôi sẽ tăng cường khả năng của mỗi bên
trong hỗ trợ thực hiện các lợi ích an ninh và quốc phòng của nhau,
dựa trên mối quan hệ song phương lâu dài và liên tục giữa ba quốc
gia. Chúng tôi sẽ đẩy mạnh việc chia sẻ thông tin và công nghệ với
nhau. Chúng tôi sẽ thúc đẩy sự kết nối chặt chẽ hơn các cơ sở khoa
học, công nghệ, công nghiệp và chuỗi cung ứng liên quan đến an ninh
và quốc phòng. Và đặc biệt, chúng tôi sẽ hợp tác sâu rộng hơn rất
nhiều trong một loạt các lĩnh vực liên quan đến an ninh và quốc
phòng.”;
- “...chúng tôi cam kết thực hiện tham vọng chung là hỗ trợ quốc gia AS
mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho lực lượng hải
quân của mình. Việc phát triển các tàu ngầm chạy bằng năng lượng
hạt nhân của quốc gia AS sẽ là nỗ lực chung giữa ba quốc gia…”;
- “Quốc gia AS cam kết thực hiện tất cả các nghĩa vụ của mình với tư
cách là một quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân, bao gồm các cam
kết với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA); các cam kết
từ Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân năm 2017; các cam kết thành viên
của Khu vực phi vũ khí hạt nhân NWFZ năm 2000. Ba quốc gia chúng
tôi, với tư cách cùng là thành viên của Cơ quan năng lượng nguyên tử
quốc tế (IAEA) từ năm 1957, của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt
nhân năm 1968 (NPT), cam kết duy trì vai trò lãnh đạo của mình trong
vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu.” ; “nhấn mạnh quốc
gia AS và quốc gia AV là thành viên Công ước của Liên Hợp quốc về
Luật biển năm 1982.”;
- “...chúng tôi cũng thúc đẩy hợp tác ba bên chặt chẽ hơn nữa trong
khuôn khổ ASVM để nâng cao năng lực và khả năng tương tác chung.
Những nỗ lực ban đầu này sẽ tập trung vào các lĩnh vực không gian
mạng, trí tuệ nhân tạo, công nghệ lượng tử và đáy đai dương.”
- Tài liệu đã tham khảo để viết những điều khoản này:
- Hiệp ước Liên minh AUKUS;

55
- Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
Chính phủ nước Cộng hòa Bê-la-rút về hợp tác và hỗ trợ hành chính lẫn
nhau trong lĩnh vực hải quan.

9. Bảo lưu: Hiệp ước không có quy định nào về việc bảo lưu.
- Giải thích: Trong tuyên bố chung ngày 20/11/2022, các quốc gia không đưa ra
tuyên bố nào hay đề cập gì tới vấn đề bảo lưu.

10. Hiệu lực: Điều 12.


- Giải thích:
- Trong tuyên bố chung chung ngày 20/11/2022, các quốc gia không đề
cập tới vấn đề hiệu lực của điều ước.
- Theo Điều 24(2) Công ước Viên năm 1969: “Nếu không có những quy
định hoặc thỏa thuận như thế, điều ước sẽ có giá trị hiệu lực ngay sau
thời điểm tất cả các quốc gia tham gia đàm phán nhất trí chịu sự ràng
buộc của điều ước.”

11. Thời hạn hiệu lực: Điều 12.


- Giải thích: Do đây là một điều ước quốc tế mà các quốc gia sử dụng để quy
định về một vấn đề cụ thể và mang tính chất quan trọng (những bước đầu mà
các quốc gia sẽ thực hiện với tư cách là liên minh ASMV: hợp tác trong các lĩnh
vực liên quan đến an ninh quốc phòng và hỗ trợ AS mua tàu ngầm chạy bằng
năng lượng hạt nhân), cho nên cần có thời hạn thời gian cụ thể cho cho việc
thực thi các quyền và nghĩa vụ được quy định trong điều ước.

12. Gia hạn hiệu lực: Điều 12.

13. Phụ lục Điều ước quốc tế: Hiệp ước không có phụ lục.

14. Sửa đổi, bổ sung: Điều 10.

56
15. Chấm dứt hiệu lực: Điều 13.
- Giải thích:
Mặc dù trong tuyên bố chung ngày 20/11/2022, các quốc gia không đưa ra tuyên bố
nào hay đề cập gì tới vấn đề chấm dứt hiệu lực của điều ước nhưng theo Điều 54 Công
ước Viên năm 1969:
“Việc chấm dứt hoặc rút khỏi một điều ước của một bên có thể diễn ra:
a) Chiểu theo các quy định của điều ước; hoặc
b) Vào bất kỳ thời điểm nào, do sự đồng ý của tất cả các bên sau khi đã tham khảo ý
kiến của các quốc gia ký kết khác.”

16. Rút khỏi Điều ước quốc tế: Không có quy định về việc rút khỏi Hiệp ước, tuy
nhiên có Điều 13 quy định về chấm dứt hiệu lực của Hiệp ước.

17. Cơ chế giải quyết tranh chấp do giải thích và áp dụng Điều ước quốc tế: Được
quy định ở Điều 9, và ngoài ra phần kết thúc còn quy định rằng trong trường hợp các
quốc gia có sự giải thích khác nhau về các điều khoản của Hiệp ước, thì văn bản tiếng
Anh sẽ được dùng làm căn cứ.

18. Địa điểm ký kết Điều ước quốc tế: Thủ đô nước AS.

19. Nộp lưu chiểu Điều ước quốc tế: Điều 15.

20. Đăng ký Điều ước quốc tế: Điều 15.


- Giải thích: cả ba quốc gia (AS, AM và AV) đều là thành viên của Liên hợp
quốc, vậy nên các quốc gia phải tuân theo các quy định trong Hiến chương Liên
hợp quốc, cụ thể là Điều 102 về việc đăng ký điều ước quốc tế. Vì vậy, sau khi
phê chuẩn Hiệp ước, các quốc gia phải đăng ký Hiệp ước với Ban thư ký của
Liên hợp quốc.

21. Cơ quan giám sát việc thực hiện Điều ước quốc tế: Không có quy định về cơ
quan giám sát việc thực hiện Hiệp ước.

57
22. Áp dụng tạm thời: Không có quy định về việc áp dụng tạm thời Hiệp ước.

23. Thực thi Điều ước quốc tế: Điều 4.


- Giải thích:
- Trong khoản 2 của Điều 4 Hiệp ước trên có ghi “Nếu một trong các Bên
cho rằng việc thực thi yêu cầu của một hay các Bên còn lại có thể gây
phương hại đến nền an ninh quốc phòng của quốc gia mình hoặc trái với
các quy định của luật quốc tế, thì có thể từ chối toàn bộ hoặc một phần
yêu cầu, hoặc có thể đưa ra các điều kiện cho việc thực thi yêu cầu đó.”
- Nội dung điều khoản trên có cơ sở pháp lý là Điều 53 Công ước Viên
năm 1969: “Mọi điều ước mà khi được ký kết xung đột với một quy
phạm bắt buộc của pháp luật quốc tế chung đều là vô hiệu.”

58
ĐINH TÔN MINH ĐỨC

Bản thảo thỏa thuận giữa chính phủ Quốc gia AS, chính phủ Quốc gia AV, chính phủ
Quốc gia AM về việc thành lập quan hệ đối tác an ninh “ASVM”

Chính phủ Quốc gia AS (“AS”), chính phủ Quốc gia AV(“AV”), chính phủ Quốc gia AM
(“AM”) (sau đây được gọi là “các Bên”)

Tuân thủ Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968 ,
các quy định của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế,

Với mong muốn tăng cường tinh thần hợp tác, hữu nghị trong khu vực dựa trên mối quan hệ
bình đẳng, tự nguyện, các bên cùng có lợi,

Tái khẳng định cam kết chung của các bên đối với hòa bình quốc tế và trật tự dựa trên luật
pháp quốc tế,

Cho rằng, để đối mặt với những thách thức mới của thế kỷ XXI, cần có sự tăng cường trong
hợp tác ngoại giao, an ninh và quốc phòng trong khu vực,

Nhằm tạo ra khuôn khổ cho việc hợp tác lâu dài về mặt lĩnh vực anh ninh và quốc phòng giữa
các Bên theo Tuyên bố chung ngày 20 tháng 11 năm 2022.

Đồng ý với thỏa thuận như sau:

Phần một: Điều khoản chung

Điều 1: Phạm vi

Thỏa thuận áp dụng đối với lĩnh vực anh ninh và quốc phòng

Nhận xét: Điều khoản này cẩn thiết nhằm xác định phạm vi áp dụng của Thỏa thuận, tránh
gây nhầm lẫn trong việc diễn giải và áp dụng Thỏa thuận sau này

Điều 2: Thành lập quan hệ đối tác ASVM

Thỏa thuận chính thức thiết lập quan hệ đối tác an ninh “ASVM” giữa ba quốc gia AS, AV và
AM.

Nhận xét: Điều khoản này chính thức thiết lập một mối quan hệ hợp tác chính thức giữa ba
quốc gia AV, AS và AM. Đồng thời đóng vai trò là một tuyên bố chính thức cho cộng đồng
quốc tế về mối quan hệ hợp tác “AVSM” giữa ba quốc gia, khẳng định mối quan hệ khăng
khít giữa ba quốc gia

Điều 3: Quyền và nghĩa vụ

1. Các Bên sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết, để thực hiện hữu hiệu các điều khoản trong
Thỏa thuận này và tuân thủ tất cả các nghĩa vụ theo Thỏa thuận.

59
2. Hiệp ước này không ảnh hưởng và sẽ không được hiểu là ảnh hưởng dưới bất kỳ hình thức
nào đến các quyền và nghĩa vụ của các Bên theo Hiến chương Liên Hợp Quốc và các nghĩa vụ
pháp lý khác ràng buộc các Bên.

Nhận xét: Điều khoản này đóng vai trò khẳng định quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham
gia Thỏa thuận, tăng tính ràng buộc pháp lý của thỏa thuận đối với các bên. Điều khoản này
là một sự nhắc lại của nguyên tắc pacta sunt servanda Nhận thức được ngoài thỏa thuận, các
bên còn bị ràng buộc bới nhiều cam kết và nghĩa vụ khác nhau. Quốc gia AS và quốc gia AV
là thành viên Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, AS bị ràng buộc bởi Cơ
quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA); các cam kết từ Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân
năm 2017; các cam kết thành viên của Khu vực phi vũ khí hạt nhân NWFZ năm 2000. Cả ba
quốc gia là thành viên của Liên Hiệp Quốc, Công ước Viên 1969 về điều ước Quốc tế, Cơ
quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) từ năm 1957, của Hiệp ước không phổ biến vũ khí
hạt nhân năm 1968 (NPT). Vì vậy, cần có điều khoản chỉ ra thỏa thuận này không làm ảnh
hưởng đến quyền và nghĩa vụ khác của các quốc gia, nhằm tránh xảy ra nhầm lẫn, mâu thuẫn
chồng chéo về mặt pháp lý cho các bên.

Điều 4: Định nghĩa

1. Những thuật ngữ được sử dụng trong Thỏa thuận cần được hiểu như sau

a. Trí tuệ nhân tạo là các công nghệ xử lý thông tin tích hợp các mô hình và thuật toán tạo ra
khả năng học hỏi và thực hiện các nhiệm vụ nhận thức dẫn đến các kết quả như dự đoán và ra
quyết định trong môi trường vật chất và ảo.13

b. Không gian mạng là mạng lưới kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin phụ thuộc lẫn nhau bao
gồm Internet, mạng viễn thông, hệ thống máy tính, bộ xử lý nhúng và bộ điều khiển.14

c. Công nghệ lượng tử: là một lĩnh vực vật lý và kỹ thuật mới nổi dựa trên các tính chất cơ học
lượng tử — đặc biệt là vướng víu lượng tử, chồng chất lượng tử và đường hầm lượng tử —
được áp dụng cho các hệ thống lượng tử riêng lẻ, và sử dụng chúng cho các ứng dụng thực
tế.15

Nhận xét: Những thuật ngữ trên đều là những thuật ngữ mới, miêu tả những công nghệ hàn
lâm, phức tạp, vì vậy cần có những giải thích rõ ràng nhằm tránh gây nhầm lẫn, khó khăn
trong việc áp dụng Thỏa thuận sau này. Những định nghĩa đều được lấy từ những nguồn uy tín
nhất như Liên Hiệp Quốc, luật pháp Hoa Kỳ hay nghiên cứu khoa học của học giả uy tín.

Điều 5: Phát triển tiềm lực an ninh và quốc phòng

Các Bên, thông qua việc tham vấn và hỗ trợ lẫn nhau hoặc nỗ lực cá nhân, sẽ duy trì và phát
triển tiềm lực an ninh và quốc phòng cá nhân và tập thể.

13
UNESCO, DRAFT TEXT OF THE RECOMMENDATION ON THE ETHICS OF ARTIFICIAL
INTELLIGENCE, SHS/IGM-AIETHICS/2021/JUN/3 Rev.2, 25 tháng 6 năm 2021
14
U.S. Code § 1708 - Actions to address economic or industrial espionage in cyberspace
15
Krelina, M. Quantum technology for military applications. EPJ Quantum Technol. 8, 24 (2021).
https://doi.org/10.1140/epjqt/s40507-021-00113-y

60
Nhận xét: Là thành viên của một khối quan hệ hợp tác của bất kỳ lĩnh vực nào, một trong
những nghĩa vụ các Bên cần thực hiện bao gồm việc cố gắng xây dựng tiềm lực của bản thân.
Đối với lĩnh vực an ninh quốc phòng, việc củng cố và phát triển tiềm lực của bản thân không
chỉ là một nghĩa vụ đối với chính bản thân mà còn có thể góp phần vào đảm bảo hòa bình và
an ninh khu vực và quốc tế nếu các quốc gia tuân thủ đúng luật pháp quốc tế. Điều khoản này
phản ánh điều đó.

Điều 6: Thống nhất về quan điểm

Các Bên sẽ cùng thảo luận, tham vấn lẫn nhau về bất cứ đề xuất, quan điểm của bất kỳ Bên
nào liên quan đến toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị hoặc an ninh của Bên.

Nhận xét: Với vai trò là đối tác đáng tin cậy, là thành viên của một mối quan hệ hợp tác kín và
khăng khít, các Bên trong thỏa thuận nên có có sự đồng nhất về mặt quan điểm, nhất là về
những vấn đề quan trọng, thiết yếu như điều khoản trên nhằm tránh gây mâu thuẫn giữa các
bên, làm ảnh hưởng đến hòa khí giữa các Bên và việc thực hiện Thỏa thuận.

Phần hai: Trao đổi và hợp tác về thông tin, công nghệ và khoa học

Điều 7: Trao đổi thông tin và công nghệ

Mỗi Bên có thể liên lạc hoặc trao đổi với bên kia thông tin và công nghệ liên quan đến các
lĩnh vực không gian mạng, trí tuệ nhân tạo, công nghệ lượng tử và đáy đại dương, và có thể
cung cấp hỗ trợ để tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao tiếp hoặc trao đổi, trong phạm vi và
bằng các phương tiện được thỏa thuận giữa các bên.

Nhận xét: Tất cả những lĩnh vực nêu trên đều được nhắc đến trong bản thông báo và vì thế
cần được pháp điển hóa trong bản thỏa thuận. Đồng thời, do quy chế, phạm vi và phương tiện
cụ thể về hợp tác là vấn đề phức tạp và chưa được làm rõ trong bản thông báo nên Thỏa
thuận để ngỏ các bên tự thỏa thuận sau này trong khi thực hiện thỏa thuận

Điều 8: Hợp tác về cơ sở công nghệ và thông tin

Các bên sẽ thúc đẩy sự kết nối chặt chẽ hơn các cơ sở khoa học, công nghệ, công nghiệp và
chuỗi cung ứng liên quan đến an ninh và quốc phòng trong phạm vi và bằng các phương tiện
được thỏa thuận giữa các bên.

Nhận xét: Ngoài công nghệ và thông tin, bản thông báo cũng nhắc đến việc thúc đẩy hợp tác
giữa các “cơ sở khoa học, công nghệ, công nghiệp và chuỗi cung ứng”, là những sự hợp tác
mang tính vật chất và vì thế cũng cần được pháp điển hóa trong khuôn khổ điều ước. Như
trên, do quy chế, phạm vi và phương tiện cụ thể về hợp tác là vấn đề phức tạp và chưa được
làm rõ trong bản thông báo nên Thỏa thuận để ngỏ các bên tự thỏa thuận sau này trong khi
thực hiện thỏa thuận

Điều 9: Bảo mật công nghệ và thông tin

1. Các Bên áp dụng biện pháp bảo mật cần thiết đối với thông tin mật, công nghệ mật được
liên lạc hoặc trao đổi theo Hiệp ước này phù hợp với thỏa thuận giữa các Bên.

61
2. Bên tiếp nhận thông tin, công nghệ có nghĩa vụ bảo mật và không có quyền tiết lộ hoặc chia
sẻ các thông tin và công nghệ được liên lạc hoặc trao đổi theo Thỏa thuận này đối với bất kỳ
Bên thứ ba nào.

Nhận xét: Khi trao đổi thông tin giữa các quốc gia, đặc biệt là các thông tin về an ninh và
quốc phòng, một trong những mối quan ngại hàng đầu là bảo mật thông tin, vì vậy điều khoản
trên đưa ra khuôn khổ về bảo mật thông tin nhằm khiến sự hợp tác giữa các Bên tham gia
Thỏa thuận thuận lợi hơn, giảm mối lo ngại khi thực hiện Thỏa thuận.

Phần ba: Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Điều 10: Phát triển chương trình tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Các Bên, thông qua các hình thức về tài chính, nhân lực và thông tin, hỗ trợ quốc gia AS sở
hữu và phát triển các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Nhận xét: Tuyên bố chung đã nêu rõ việc hỗ trợ AS phát triển các tàu ngầm hạt nhân và vì thế
cần được quy định tại Thỏa thuận này. Đồng liệt kê những hình thức hỗ trợ sẽ giúp việc thực
hiện thỏa thuận dễ dàng hơn

Điều 11: Nghĩa vụ pháp lý về vấn đề vũ khí hạt nhân

1. Các Bên tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất về an toàn, tính minh bạch, kiểm chứng và giải
trình để đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc không phổ biến vũ khí hạt nhân, an toàn và an ninh
của vật liệu và công nghệ hạt nhân.

2. Cá nhân từng bên tuân thủ các những nghĩa vụ pháp lý về vấn đề vũ khí hạt nhân ràng buộc
từng bên

Nhận xét: Những cam kết về nguyên tắc không phổ biến vũ khí hạt nhân, an toàn và an ninh
của vật liệu và công nghệ hạt nhân đã được nêu trong tuyên bố chung. Đồng thời các bên
cũng có những nghĩa vụ pháp lý riêng và chung về vấn đề vũ khí hạt nhân nằm ngoài thỏa
thuận. Vì vậy những điều này cần được phản ánh trong thỏa thuận.

Phần bốn: Điều khoản cuối cùng

Điều 12: Giải quyết tranh chấp

Các tranh chấp nảy sinh trong việc diễn giải và thực hiện Thỏa thuận này sẽ được giải quyết
thông qua các biện pháp ngoại gia bao gồm nhưng không giới hạn bởi trao đổi, đàm phán hay
bất kỳ hình thức giải quyết tranh chấp khác không gây phương hại đến nền hòa bình quốc tế.

Nhận xét: Việc này sinh mâu thuẫn hay tranh chấp về một điều ước quốc tế là một điều có thể
xảy ra vì thế cần một điều khoản quy định về phương pháp giải quyết tranh chấp. Điều khoản
trên phục vụ mục đích đó đồng thời tái khẳng định nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp.

Điều 13: Phê chuẩn

62
Thỏa thuận này sẽ được tất cả các Bên phê chuẩn, phù hợp với các thủ tục nội bộ của mỗi Bên.

Nhận xét: Theo Công ước Viên 1969, phê chuẩn là một trong những hình thức chịu sự ràng
buộc đối với một điều ước quốc tế. Do tuyên bố không nêu rõ ràng, Thỏa thuận để việc phê
chuẩn theo thủ tục nội bộ của mỗi Bên.

Điều 14: Bảo lưu

Thỏa thuận không cho tất cả các bên Bên bảo lưu bất kỳ điều khoản nào.

Nhận xét: Do thỏa thuận liên quan đến vấn đề an ninh và quốc phòng - một lĩnh vực trọng yếu
của mỗi quốc gia, một thỏa thuận mang tính ràng buộc cần được các bên bàn luận kỹ trong
quá trình đàm phán nhằm tránh gây bất lợi cho quốc gia mình. Vì vậy, bảo lưu là không cần
thiết và thậm chí gây ảnh hưởng đến việc thực hiện Thỏa thuận.

Điều 15: Lưu chiểu

Các văn kiện phê chuẩn sẽ được Tổng thống AM lưu chiểu, sau đó sẽ thông báo ngay cho tất
cả các Bên về việc lưu chiểu của từng bên.

Nhận xét: Theo Công ước Viên 1969, lưu chiểu là một bước thủ cần thiết. Tổng thống AM là
nguyên thủ quốc gia duy nhất tham gia thỏa thuận nên sẽ là người nhận trọng trách này.

Điều 16: Tham gia

Thỏa thuận này không để ngỏ cho các Bên thứ ba tham gia dưới bát kỳ hình thức nào.

Nhận xét: Tuyên bố chung giữa ba quốc gia không nhắc tới việc để ngỏ cho một bên thứ ba
tham gia. Đồng thời an ninh và quốc phòng là lĩnh vực nhạy cảm, trọng yếu.Vì vậy mà thỏa
thuận không cho phép Bên thứ ba tham gia.

Điều 17: Hiệu lực

1. Thỏa thuận sẽ có hiệu lực kể từ ngày thứ 10 sau khi Tổng thống AM nhận được văn kiện
phê chuẩn của tất cả các Bên.

2. Việc chấm dứt hiệu lực cần nhận được sự đồng thuận từ các bên.

Nhận xét: Quy định hiệu lực là một quy định cần thiết của một điều ước quốc tế theo Công
ước Viên 1969. Đồng thời, lĩnh vực anh ninh và quốc phòng là một lĩnh vực quan trọng, nhạy
cảm nên cần có sự thống nhất từ các bên nếu có sự chấm dứt về hiệu lực.

Điều 18: Sửa đổi

1. Bất kỳ Bên nào cũng có thể đề nghị sửa đổi Thỏa thuận.

2. Các sửa đổi cần được nhận sự đồng thuận từ tất cả các Bên.

3. Sửa đổi sẽ có hiệu lực kể từ ngày thứ 10 sau khi Tổng thống AM nhận được văn kiên lưu
chiểu từ các Bên.

63
Nhận xét: Sửa đổi một điều ước quốc tế là vấn đề quan trọng, cần có sự đồng thuận của các
bên và quy định rõ ràng như ghi nhận tại Công ước Viên.

Điều 19: Văn bản gốc

Bản gốc của Thỏa thuận này được làm bằng tiếng Anh và tiếng Việt, đều xác thực như nhau,
sẽ được Tổng thống AM lưu chiểu.

Nhận xét: Có quy định rõ ràng về ngôn ngữ mà điều ước được làm bằng là vấn đề quan trọng,
cần có sự quy định rõ ràng nhằm tránh gây hiểu nhầm, mâu thuẫn trong việc thực hiện và giải
thích điều ước.

Điều 20: Đăng ký Thỏa thuận

Thỏa thuận sẽ được Tổng thống AM đăng ký với Ban thư ký Liên hợp quốc theo Điều 102,
Đoạn 1 Hiến chương Liên hợp quốc.

Nhận xét: Theo công ước Viên 1969, đăng ký điều ước quốc tế là bước quan trọng và cần
thiết. Các bên đều là thành viên Liên Hiệp Quốc nên việc đăng ký Thỏa thuận với Ban thư ký
Liên Hiệp Quốc là hợp lý.

64
NGUYỄN LINH LAN

HIỆP ĐỊNH GIỮA CHÍNH GIỮA CHÍNH PHỦ QUỐC GIA AM, CHÍNH
PHỦ QUỐC GIA AS VÀ CHÍNH PHỦ QUỐC GIA AV VỀ HỢP TÁC AN
NINH QUỐC PHÒNG

Chính phủ quốc gia AM (AM), chính phủ quốc gia AS (AS) và Chính phủ quốc
gia AV (AV), sau đây gọi chung là “các Bên” hoặc gọi riêng là “Bên”;

Thừa nhận sự hợp tác lâu dài và mạnh mẽ dựa trên các nguyên tắc và giá trị
chung giữa ba quốc gia;

Nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ quốc phòng sâu sắc giữa ba
quốc gia, được xây dựng qua nhiều thập kỷ;

Mong muốn thúc đẩy hợp tác ba bên chặt chẽ hơn nữa, quyết tâm tăng cường
hợp tác ngoại giao, an ninh và quốc phòng trong khu vực để giải quyết những
thách thức của thế kỷ XXI;

Tin tưởng hiệp định này sẽ tăng cường quan hệ đối tác an ninh ba bên giữa các
bên được gọi là “ASVM”, trong đó sáng kiến đầu tiên là một tham vọng chung
nhằm hỗ trợ quốc gia AS mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho lực
lượng hải quân của mình;

Thừa nhận việc phát triển các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của quốc
gia AS sẽ là nỗ lực chung giữa ba quốc gia, tập trung vào khả năng tương tác,
tính tương đồng và cùng có lợi;

Tin tưởng rằng việc thúc đẩy hợp tác ba bên chặt chẽ hơn nữa trong khuôn khổ
ASVM có thể được thực hiện mà không gây ra những rủi ro đối với quốc phòng
và an ninh chung của mỗi Bên;

Xây dựng trên cơ sở quyền và nghĩa vụ tương ứng của các Bên theo Hiến
chương Liên Hợp Quốc và các cam kết chung đối với trật tự dựa trên pháp quyền
quốc tế, luật lệ quốc tế;

65
Đã thỏa thuận như sau:

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Mục đích

Nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ quốc phòng sâu sắc giữa
ba quốc gia, được xây dựng qua nhiều thập kỷ, hôm nay chúng tôi cũng thúc đẩy
hợp tác ba bên chặt chẽ hơn nữa trong khuôn khổ ASVM để nâng cao năng lực
và khả năng tương tác chung. Nỗ lực chúng tôi khởi xướng hôm nay sẽ giúp duy
trì hòa bình và ổn định ở khu vực. Trong nhiều năm qua, các quốc gia AS, AV và
AM đã làm việc cùng nhau để bảo vệ các giá trị chung, cũng như thúc đẩy an
ninh và thịnh vượng. Những nỗ lực ban đầu này sẽ tập trung vào các lĩnh vực
không gian mạng, trí tuệ nhân tạo, công nghệ lượng tử và đáy đại dương. Hôm
nay, với sự hình thành của ASVM, chúng tôi tái cam kết các nỗ lực của mình để
thực hiện tầm nhìn này.

Chương 2:

NỘI DUNG CHÍNH

Điều 2: Việc trao đổi thông tin

Mỗi Bên có thể liên lạc hoặc trao đổi với các Bên khác thông tin về việc
phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân được xác định là cần thiết và
tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên lạc hoặc trao đổi thông qua những phương
tiện được thống nhất sử dụng bởi các bên.

Điều 3: Trách nhiệm đối với việc sử dụng thông tin

Việc sử dụng bất kỳ thông tin nào (bao gồm bản vẽ thiết kế và thông số kỹ
thuật) được truyền đạt hoặc trao đổi theo Hiệp định này sẽ thuộc trách nhiệm của
Bên tiếp nhận thông tin đó và Bên cung cấp thông tin không bảo đảm tính chính

66
xác hay đầy đủ của những thông tin này cũng như không đảm bảo tính phù hợp
của những thông tin này đối với bất kỳ mục đích sử dụng nào.

Điều 4: Điều kiện

(1) Việc hợp tác theo Hiệp định này sẽ được thực hiện bởi mỗi Bên dựa
trên luật hiện hành của mỗi Bên tham gia.

(2) Không có nội dung nào trong Hiệp định này ngăn cản việc liên lạc
hoặc trao đổi thông tin về phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có
thể được trao đổi theo các Hiệp định hoặc hiệp định khác giữa bất kỳ Bên nào.

(3) Hợp tác theo Hiệp định này sẽ yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo vệ
của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế đối với tất cả vật liệu hạt nhân
trong tất cả các hoạt động hạt nhân vì mục đích hòa bình trên lãnh thổ AS, dưới
quyền tài phán của AS hoặc được thực hiện dưới sự kiểm soát của AS ở bất kỳ
đâu. Thực hiện những cam kết giữa AS với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử
Quốc tế (IAEA), các cam kết từ Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân năm 2017; các
cam kết thành viên của Khu vực phi vũ khí hạt nhân NWFZ năm 2000 và của
Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968 (NPT), sẽ được coi là đáp
ứng yêu cầu này.

Điều 5: Cơ chế đảm bảo

(1) Các Bên cam kết áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn và an ninh cao
nhất với những thông tin mật được trao đổi theo Hiệp định này và theo luật pháp,
quy định quốc gia hiện hành của các Bên.

(2) Thông tin về động việc phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt
nhân chưa phân loại được truyền đạt hoặc trao đổi theo Hiệp định này nhận được
mực độ bảo vệ từ Bên tiếp nhận ít nhất tương đương mức độ bảo vệ mà ban đầu
Bên cung cấp sử dụng đối với những thông tin đó.

(3) Thông tin về việc phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân
được truyền đạt hoặc trao đổi theo Hiệp định này sẽ được cung cấp thông qua

67
các kênh hiện có hoặc được thiết lập sau này để phục vụ cho việc truyền đạt hoặc
trao đổi thông tin đó giữa các Bên.

(4) Bên tiếp nhận hay những người thuộc thẩm quyền của Bên tiếp nhận
thông tin không được trao đổi cho bất kỳ người nào không được ủy quyền hoặc
nằm ngoài phạm vi quyền hạn hoặc kiểm soát của các Bên. Bất kỳ bên nào cũng
có thể quy định mức độ truyền đạt và trao đổi thông tin trong nội bộ và mức độ
phổ biến đối của thông tin đối với những người thuộc thẩm quyền theo Hiệp định
này; và có thể áp đặt các hạn chế khác đối với việc phổ biến hoặc phân phối
thông tin đó nếu cần thiết.

Điều 6: Việc phổ biến thông tin

Không có nội dung nào trong Hiệp định này được giải thích hoặc được sử
dụng như một rào cản hoặc hạn chế đối với việc tham vấn hoặc hợp tác trong bất
kỳ lĩnh vực quốc phòng nào của các Bên với các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế
khác. Tuy nhiên, không Bên nào được trao đổi thông tin về việc phát triển tàu
ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân do Bên khác cung cấp theo Hiệp định này
cho bất kỳ quốc gia, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế nào khác hoặc cá nhân
không phải là công dân của các Bên. Không Bên nào được liên trao đổi thông tin
về việc phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân do một Bên khác
cung cấp theo Hiệp định này cho một cá nhân không phải là công dân của mình
và là công dân của một Bên khác mà không có sự đồng ý của Bên kia.

Điều 7: Phân loại thông tin

Các chính sách phân loại tương đương sẽ được duy trì đối với tất cả các
thông tin được phân loại được truyền đạt hoặc trao đổi theo Hiệp định này. Các
Bên sẽ tham khảo ý kiến của nhau về các chính sách phân loại này.

Chương 3:

CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 8:

68
Hiệp định này sẽ có hiệu lực đối với tất cả các Bên ngay khi hoàn thành
việc trao đổi công hàm ngoại giao giữa các Bên thông báo rằng mỗi Bên đã đáp
ứng tất cả các yêu cầu trong nước để Hiệp định này có hiệu lực. Hiệp định này sẽ
có hiệu lực trong hai năm kể từ ngày có hiệu lực và sẽ tự động gia hạn, trừ khi
được thay thế bởi một Hiệp định khác. Bất kỳ bên nào cũng có thể chấm dứt
Hiệp định này bằng cách gửi thông báo bằng văn bản trước ít nhất sáu tháng cho
tất cả các Bên tham gia.

Điều 9:

(1) Nếu bất kỳ Bên nào tại bất kỳ thời điểm nào sau khi Hiệp định này có
hiệu lực vi phạm nghiêm trọng, chấm dứt hoặc bãi bỏ Hiệp định này, thì các Bên
khác sẽ có quyền yêu cầu trả lại hoặc hủy bất kỳ thông tin về phát triến vũ khí
hạt nhân hải quân nào được truyền đạt hoặc trao đổi trước đây dựa trên Hiệp
định này.

(2) Bất kể việc đình chỉ, chấm dứt hoặc hết hạn Hiệp định này hoặc ngừng
hợp tác dưới đây vì bất kỳ lý do gì, các Điều 3, Điều 5, Điều 6 của Hiệp định này
sẽ tiếp tục có hiệu lực vì vậy miễn là bất kỳ thông tin về việc phát triển tàu ngầm
chạy bằng năng lượng hạt nhân được truyền đạt hoặc trao đổi theo Điều 4 của
Hiệp định này vẫn thuộc Bên tiếp nhận hoặc dưới quyền tài phán hoặc kiểm soát
của Bên tiếp nhận.

Điều 10:

Các Bên sẽ giải quyết mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình áp dụng
hoặc giải thích Hiệp định này thông qua tham vấn và đàm phán mà không cần sử
dụng đến bất kỳ cơ chế giải quyết tranh chấp nào. Để làm bằng, các đại diện
được ký tên dưới đây, được ủy quyền hợp pháp bởi Chính phủ tương ứng của họ,
đã ký Hiệp định này.

69
Làm tại Thủ đô quốc gia A, ngày … tháng … năm …, thành bốn bản gốc, mỗi
bản bằng ngôn ngữ của quốc gia AM, ngôn ngữ của quốc gia AS, ngôn ngữ của
quốc gia AM và Tiếng Anh; cả bốn văn bản đều có giá trị như nhau. Trong
trường hợp có sự giải thích khác nhau, văn bản tiếng Anh được lấy làm căn cứ.

Thay mặt chính phủ quốc gia AM

Thủ tướng Chính phủ quốc gia AM

Thay mặt chính phủ quốc gia AS

Thủ tướng Chính phủ quốc gia AS

Thay mặt chính phủ quốc gia AV

Tổng thống Quốc gia AV

70
VŨ PHƯƠNG LINH

HIỆP ĐỊNH
GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC AS, CHÍNH PHỦ NƯỚC AV VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC
AM VỀ VIỆC THÀNH LẬP QUAN HỆ ĐỐI TÁC AN NINH BA BÊN

Chính phủ quốc gia AS (“AS”), chính phủ quốc gia AV (“AV”), và chính phủ quốc gia
AM (“AM”) (dưới đây gọi là “các Bên”),

NHẮC LẠI tuyên bố chung của các Bên về việc thành lập quan hệ đối tác an ninh ba
bên được gọi là “ASVM”, với mục tiêu tăng cường khả năng của mỗi bên trong hỗ trợ
thực hiện các lợi ích an ninh và quốc phòng của nhau;

TÁI KHẲNG ĐỊNH mối quan hệ song phương lâu dài và liên tục giữa ba quốc gia;

GHI NHẬN các quy định được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 cũng
như Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969, cũng như các cam kết và hiệp
ước về đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc không phổ biến vũ khí hạt nhân, an toàn và an
ninh của vật liệu và công nghệ hạt nhân mà AS, AV và AM là thành viên;

MONG MUỐN thúc đẩy duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực,

Đã thỏa thuận như sau:

71
CHƯƠNG I
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1
Mục tiêu
Mục tiêu của Hiệp định này là thúc đẩy quan hệ hợp tác trên lĩnh vực an ninh và quốc
phòng giữa các Bên phù hợp với các điều khoản của Hiệp định này.

Điều 2
Phạm vi
1. Các Bên thỏa thuận hợp tác trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng, hợp tác và tôn trọng
độc lập chủ quyền để thực hiện các mục tiêu trong lĩnh vực an ninh quốc phòng theo
các quy định trong Hiệp định.
2. Các Bên được trao đổi thông tin song phương với nhau chỉ khi sự liên lạc đó không
gây phương hại tới nền an ninh quốc phòng trong các quốc gia và trong khu vực.

Điều 3
Thực thi Hiệp định
1. Cơ quan được ủy quyền từ các Bên có nghĩa vụ đảm bảo thực hiện các điều khoản
có trong Hiệp định của các Bên.
2. Trong trường hợp các Bên phát hiện hoạt động thực thi Hiệp định của một Bên có
thể gây phương hại tới an ninh quốc gia mình, an ninh khu vực hoặc đi ngược lại với
các quy định của luật quốc tế, các Bên có thể đưa ra các điều kiện hoặc từ chối thực
hiện một phần hoặc toàn bộ yêu cầu. Cơ quan được ủy quyền đảm bảo thực hiện yêu
cầu cần phải được thông báo rõ ràng nguyên nhân từ chối thực hiện của các Bên.

CHƯƠNG II

72
CHIA SẺ THÔNG TIN VÀ CÔNG NGHỆ TRONG VIỆC SỬ DỤNG NĂNG
LƯỢNG HẠT NHÂN CHO HẢI QUÂN
Điều 4
Hình thức trao đổi thông tin
Cơ quan được ủy quyền của các Bên sẽ thực hiện việc cung cấp và trao đổi thông tin về
quá trình nghiên cứu và phát triển công nghệ hạt nhân cho lực lượng hải quân qua các
hình thức sau:
(a)
Điều 5
Trách nhiệm trong việc sử dụng thông tin và công nghệ
1. Các Bên đảm bảo quá trình tiếp nhận thông tin, bao gồm cả các văn kiện chính thức
và các tài liệu chưa được phân loại trong quá trình trao đổi giữa các cơ quan được ủy
quyền của các Bên, cần phải được bảo mật tuyệt đối và tương đương với chế độ bảo
mật chính thức của các văn kiện và tài liệu cùng loại được quy định bởi pháp luật hiện
hành của Bên tiếp nhận thông tin.
2. Các Bên cam kết việc trao đổi thông tin chỉ được thực hiện thông qua cơ quan được
ủy quyền của mỗi Bên và không qua một cơ quan hay cá nhân nào khác. Việc đưa
thông tin cho bên thứ ba không được cho phép nếu không có sự đồng ý bằng văn bản
từ các Bên.
3. Trong trường hợp pháp luật hiện hành của các Bên chưa tồn tại những quy định về
cách thức bảo mật thông tin, các Bên sẽ cần thỏa thuận để đưa ra biện pháp bảo mật
phù hợp cho các thông tin này.

CHƯƠNG III
CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG VÀ ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều 6
Giải quyết tranh chấp
Hình thức giải quyết tranh chấp, bao gồm mâu thuẫn trong việc giải thích và quá trình
áp dụng Hiệp định này, sẽ được giải quyết thông qua các biện pháp trao đổi và thương

73
lượng giữa các bên hoặc qua các biện pháp khác theo thỏa thuận của các Bên trên tinh
thần hợp tác đa phương.
Điều 7
Hiệu lực
1. Hiệp định này có hiệu lực sau 5 ngày kể từ khi các Bên hoàn thành các thủ tục trong
nước để thực hiện được Hiệp định và đưa ra thông báo chính thức qua đường ngoại
giao.
2. Hiệp định này có hiệu lực trong 6 tháng và sẽ tiếp tục được gia hạn cho 6 tháng tiếp
theo thêm 5 lần, trừ khi có Bên có mong muốn chấm dứt Hiệp định bằng cách đưa ra
thông báo bằng văn bản cho các Bên còn lại trước khi Hiệp định hết hiệu lực.

Điều 8
Chấm dứt hiệu lực
1. Việc chấm dứt hiệu lực Hiệp định cần phải có sự đồng thuận từ tất cả các bên.
2. Việc chấm dứt hiệu lực Hiệp định sẽ không cản trở việc thực hiện các dự án thuộc
khuôn khổ của Hiệp định và được điều chỉnh bởi các quy định trong Hiệp định này.

Điều 9
Sửa đổi bổ sung
Việc sửa đổi bổ sung Hiệp định này cần phải có sự nhất trí bằng văn bản giữa các Bên,
và cần phải đảm bảo phù hợp với quy định pháp lý của mỗi Bên. Nội dung sửa đổi bổ
sung sẽ trở thành một phần không thể tách rời của Hiệp định này.

Điều 10
Mối quan hệ với các điều ước quốc tế khác
Các hiệp định đã có trước đây mà các Bên là thành viên sẽ không bị thay thế hoặc
chấm dứt hiệu lực bởi Hiệp định này.

Điều 11
Đăng ký hiệp ước

74
Hiệp ước này và các văn kiện phê chuẩn sẽ được đăng ký và nộp lưu chiểu bằng bản
tiếng Anh với Tổng Thư ký Liên hợp quốc.

Làm tại thủ đô nước AS, ngày 26 tháng 11 năm 2022 thành ba bản gốc, mỗi bản bằng
tiếng AS, tiếng AV, tiếng AM và tiếng Anh; các văn bản đều có giá trị như nhau. Trong
trường hợp có sự giải thích khác nhau về các điều khoản của Hiệp định này thì văn bản
tiếng Anh sẽ được dùng làm căn cứ.

Thay mặt Chính phủ nước AS


A
Thủ tướng

Thay mặt Chính phủ nước AV


B
Thủ tướng

Thay mặt Chính phủ nước AM


C
Tổng thống

75
Tiêu chí Cụ thể Giải thích

Chủ thể ký kết 3 quốc gia AS, AV và AM Trong Tuyên bố chung ngày
20/11/2022 ghi rằng: “Là một
phần của nỗ lực này, chúng tôi
thông báo việc thành lập quan hệ
đối tác an ninh ba bên được gọi
là “ASVM” - gồm các quốc gia
AS, AV và AM.”

Lĩnh vực ký Lĩnh vực an ninh, quốc phòng Trong Tuyên bố chung ngày
kết [Điều 1, 2] 20/11/2022 ghi rằng: “Thông qua
ASVM, chúng tôi sẽ tăng cường
khả năng của mỗi bên trong hỗ
trợ thực hiện các lợi ích an ninh
và quốc phòng của nhau, dựa
trên mối quan hệ song phương
lâu dài và liên tục giữa ba quốc
gia.”

Tên gọi Hiệp định giữa chính phủ nước Trong Tuyên bố chung ngày
AS, chính phủ nước AV và chính 20/11/2022 ghi rằng: “Là một
phủ nước AM về Việc thành lập phần của nỗ lực này, chúng tôi
quan hệ đối tác an ninh ba Bên. thông báo việc thành lập quan
hệ đối tác an ninh ba bên được
gọi là “ASVM” - gồm các quốc
gia AS, AV và AM.”

Ngôn ngữ Tiếng AS, tiếng AV, tiếng AM và - Tiếng AS, AV và AM bởi AS,
tiếng Anh. AV và AM là 3 thành viên của
Hiệp định.
- Tiếng Anh bởi AS, AV và AM
là 3 quốc gia thành viên của Liên
hợp quốc (“LHQ”), và sau khi
phê chuẩn sẽ cần phải đăng ký
điều ước với Tổng thư ký LHQ
bằng một trong những ngôn ngữ
chính của LHQ.

Nguyên tắc cơ - Nguyên tắc pacta sunt servanda - Nguyên tắc pacta sunt servanda:
bản của luật [Điều 2 khoản 1, Điều 8]
pháp quốc tế Trong Tuyên bố chung ngày
20/11/2022 ghi rằng: “Quốc gia
AS cam kết thực hiện tất cả các
nghĩa vụ của mình với tư cách là

76
một quốc gia không sở hữu vũ
khí hạt nhân, bao gồm các cam
kết (...)”; “nhấn mạnh quốc gia
AS và quốc gia AV là thành viên
Công ước của Liên Hợp quốc về
Luật biển năm 1982.”

- Nguyên tắc bình đẳng về chủ - Nguyên tắc bình đẳng về chủ
quyền giữa các quốc gia [Điều 2 quyền giữa các quốc gia, nguyên
khoản 1] tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp
- Nguyên tắc các quốc gia có tác:
nghĩa vụ hợp tác [Điều 2 khoản
1] Trong Tuyên bố chung ngày
- Nguyên tắc hòa bình giải quyết 20/11/2022 ghi rằng:
tranh chấp quốc tế [Điều 6] “Việc phát triển các tàu ngầm
chạy bằng năng lượng hạt nhân
của quốc gia AS sẽ là nỗ lực
chung giữa ba quốc gia, tập
trung vào khả năng tương tác,
tính tương đồng và cùng có lợi.”

Nguyên tắc ký - Nguyên tắc pacta sunt servanda - Nguyên tắc pacta sunt servanda
kết điều ước [Điều 8] (như trên)
quốc tế
- Nguyên tắc bình đẳng giữa các - Nguyên tắc bình đẳng giữa các
quốc gia, nguyên tắc hợp tác trên quốc gia, nguyên tắc hợp tác trên
cơ sở mỗi bên cùng có lợi [Điều cơ sở mỗi bên cùng có lợi:
2 khoản 1]
Trong Tuyên bố chung ngày
20/11/2022 ghi rằng: “Việc phát
triển các tàu ngầm chạy bằng
năng lượng hạt nhân của quốc
gia AS sẽ là nỗ lực chung giữa
ba quốc gia, tập trung vào khả
năng tương tác, tính tương đồng
và cùng có lợi.”

Hình thức ý
định chấp nhận
sự ràng buộc
của Điều ước

Quyền, nghĩa [Điều 2, 3, 4, 5, 6, 10] Tham khảo Hiệp định AUKUS


vụ phát sinh giữa 3 quốc gia Anh, Mỹ và
Australia.

77
Bảo lưu Hiệp định không quy định về bảo lưu

Hiệu lực [Điều 7] Điều 24(2) Công ước Viên năm


1969: “Nếu không có những quy
định hoặc thỏa thuận như thế,
điều ước sẽ có giá trị hiệu lực
ngay sau thời điểm tất cả các
quốc gia tham gia đàm phán
nhất trí chịu sự ràng buộc của
điều ước.”

Thời hạn hiệu [Điều 7] Tham khảo Hiệp định AUKUS


lực giữa 3 quốc gia Anh, Mỹ và
Australia.

Gia hạn hiệu [Điều 7] Tham khảo Hiệp định AUKUS


lực giữa 3 quốc gia Anh, Mỹ và
Australia.

Phụ lục Hiệp ước không có phụ lục

Sửa đổi, bổ [Điều 9]


sung

Chấm dứt hiệu [Điều 8] Điều 54 Công ước Viên năm


lực 1969 quy định:
“Việc chấm dứt hoặc rút khỏi một
điều ước của một bên có thể diễn
ra:
a) Chiểu theo các quy định của
điều ước; hoặc
b) Vào bất kỳ thời điểm nào, do
sự đồng ý của tất cả các bên sau
khi đã tham khảo
ý kiến của các quốc gia ký kết
khác.”

Rút khỏi điều Hiệp định không quy định về việc rút khỏi điều ước
ước quốc tế

Cơ chế giải [Điều 6]


quyết tranh
chấp do giải
thích và áp
dụng điều ước
quốc tế

Địa điểm ký Thủ đô quốc gia AS

78
kết điều ước
quốc tế

Nộp lưu chiểu [Điều 11]


điều ước quốc
tế

Đăng ký điều [Điều 11] Điều 102 Hiến chương LHQ:


ước quốc tế “1. Bất cứ điều ước hay điều ước
quốc tế nào do một thành viên
Liên hợp quốc ký kết sau khi
Hiến chương này có hiệu lực
đều phải được đăng ký càng sớm
càng tốt tại Ban thư ký và do
Ban thư ký công bố.
2. Nếu một quốc gia nào ký kết
điều ước hay điều ước quốc tế mà
không đăng ký, theo qui định tại
đoạn 1 Điều này thì không có
quyền đưa điều ước hoặc điều
ước đó ra trước một cơ quan nào
của Liên hợp quốc.”

Cơ quan giám Hiệp định không quy định về cơ quan giám sát thực hiện
sát việc thực
hiện điều ước
quốc tế

Áp dụng tạm Hiệp định không quy định về áp dụng tạm thời
thời

Thực thi Điều [Điều 3]


ước quốc tế

79

You might also like