Bhihi

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

HIỆP ĐỊNH

ĐỐI TÁC AN NINH BA BÊN ASVM VỀ AN NINH QUỐC PHÒNG


Chính phủ quốc gia AS, chính phủ quốc gia AV, và chính phủ quốc gia AM (sau đây
gọi tắt là AS, AV, AM hoặc “các Bên” hoặc “Bên” hoặc “Ba Bên);
Thừa nhận AS, AV và AM có mối quan hệ lâu dài và liên tục;
Nhắc lại Tuyên bố chung 20/11/2022 của các Bên về việc thành lập quan hệ đối tác an
ninh ba bên “ASVM”;
Trên cơ sở Hiến chương Liên Hợp quốc 1945, Công ước Viên về Luật Điều ước quốc
tế năm 1969 và các tiêu chuẩn, nguyên tắc, cam kết liên quan tới việc sử dụng công
nghệ hạt nhân và không phổ biến vũ khí hạt nhân, các cam kết chung đối với trật tự
pháp quyền quốc tế và nguyên tắc tự nguyện và thiện chí thực hiện các quy định của
điều ước quốc tế;
Thừa nhận tầm quan trọng của mối quan hệ quốc phòng sâu sắc giữa ba quốc gia;
Mong muốn tăng cường hợp tác ngoại giao, an ninh quốc phòng và duy trì nền hòa
bình trong khu vực;
Công nhận rằng Hiệp định này sẽ tăng cường khả năng của mỗi bên trong hỗ trợ thực
hiện các lợi ích an ninh và quốc phòng của nhau;
Tái khẳng định cam kết của các quốc gia liên quan tới vấn đề hạt nhân;
Đã thỏa thuận như sau:
Chương I: Các quy định chung
Điều 1. Mục đích của Hiệp định1
Mục đích của Hiệp định này là tăng cường hợp tác ngoại giao, an ninh quốc phòng
trong khu vực, khả năng của mỗi bên trong hỗ trợ thực hiện các lợi ích an ninh và
quốc phòng của nhau.
Điều 2. Phạm vi của Hiệp định này2
1. Hợp tác giữa ba quốc gia gồm các lĩnh vực sau đây:
1
Điều này để khẳng định lại mục đích mà Ba Bên tham gia đàm phán và mối quan tâm chính của Ba Bên trong
Hiệp định này.
Cơ sở trong Tuyên bố chung ngày 20/11/2022: “được định hướng bởi các cam kết chung đối với trật tự dựa trên
pháp quyền quốc tế,luật lệ quốc tế, quyết tâm tăng cường hợp tác ngoại giao, an ninh và quốc phòng trong khu
vực” thuộc đoạn 1 của Tuyên bố chung.
2
Điều này để nêu ra những lĩnh vực mà Ba Bên sẽ hợp tác để phát triển an ninh quốc phòng
Cơ sở trong Tuyên bố chung ngày 20/11/2022:
i. “quyết tâm tăng cường hợp tác ngoại giao, an ninh và quốc phòng trong khu vực” thuộc đoạn 1 của
Tuyên bố chung;
ii. “chúng tôi sẽ tăng cường khả năng của mỗi bên trong hỗ trợ thực hiện các lợi ích an ninh và quốc phòng
của nhau, dựa trên mối quan hệ song phương lâu dài và liên tục giữa ba quốc gia. Chúng tôi sẽ đẩy mạnh
việc chia sẻ thông tin và công nghệ với nhau” thuộc đoạn 2 của Tuyên bố chung;
iii. “Những nỗ lực ban đầu này sẽ tập trung vào các lĩnh vực không gian mạng, trí tuệ nhân tạo, công nghệ
lượng tử và đáy đai dương” thuộc đoạn 5 của Tuyên bố chung;
iv. “Chúng tôi sẽ thúc đẩy sự kết nối chặt chẽ hơn các cơ sở khoa học, công nghệ, công nghiệp và chuỗi
cung ứng liên quan đến an ninh và quốc phòng” thuộc đoạn 2 của Tuyên bố chung.
v. “chúng tôi sẽ hợp tác sâu rộng hơn rất nhiều trong một loạt các lĩnh vực liên quan đến an ninh và quốc
phòng” thuộc đoạn 2 của Tuyên bố chung
vi. “chúng tôi cam kết thực hiện tham vọng chung là hỗ trợ quốc gia AS mua tàu ngầm chạy bằng năng
lượng hạt nhân cho lực lượng hải quân của mình” thuộc đoạn 3 của Tuyên bố chung.
a) Chia sẻ thông tin và công nghệ liên quan tới an ninh và quốc phòng với nhau;
b) Ba Bên sẽ thúc đẩy sự kết nối chặt chẽ hơn các cơ sở khoa học, công nghệ, công
nghiệp và chuỗi cung ứng liên quan đến an ninh và quốc phòng;
c) Ba Bên sẽ hợp tác sâu rộng hơn rất nhiều trong một loạt các lĩnh vực liên quan đến
an ninh và quốc phòng; và
d) Những nỗ lực ban đầu sẽ tập trung vào các lĩnh vực không gian mạng, trí tuệ nhân
tạo, công nghệ lượng tử và đáy đại dương.
2. Ba Bên thực hiện tham vọng chung là hỗ trợ quốc gia AS mua tàu ngầm chạy bằng
năng lượng hạt nhân cho lực lượng hải quân của mình.
Điều 3. Các hình thức hợp tác 3
1. Việc hợp tác giữa Ba Bên sẽ được thực hiện cụ thể theo các hình thức sau:
a) AV và AM sẽ gửi kinh phí và giúp AS lựa chọn loại tàu và phát triển tàu ngầm
chạy bằng năng lượng hạt nhân một cách hợp lý thông qua các cuộc đàm phán tại AS
với sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và các quan chức quân sự của Ba Bên.
Điều này cũng được áp dụng tương tự với lĩnh vực an ninh quốc phòng và các lĩnh
vực khác liên quan tới an ninh quốc phòng;
b) Trao đổi kinh nghiệm ở các cấp;
c) Hội nghị tư vấn, hội thảo và hội nghị chuyên đề về an ninh quốc phòng và các lĩnh
vực khác liên quan tới việc phát triển an ninh quốc phòng của Ba Bên;
d) Học tập và huấn luyện thực hành tại các nhà trường quân sự, các viện nghiên cứu
và phát triển quân sự, bao gồm trao đổi giảng viên và học viên; tương tự với các lĩnh
vực khác liên quan tới việc phát triển an ninh quốc phòng của Ba Bên;
e) Trao đổi thông tin, tài liệu và các vật chất huấn luyện; và
f) Trao đổi công nghệ, tài liệu liên quan tới không gian mạng, trí tuệ nhân tạo, công
nghệ lượng tử và đáy đại dương.
2. Ba Bên có thể thỏa thuận hợp tác theo những hình thức khác.
Điều 4. Các kế hoạch hợp tác thường niên4
1. Kế hoạch hợp tác thường niên, là cơ sở cho hợp tác trong năm tiếp theo, được các
đại diện ủy quyền của Bộ trưởng Bộ quốc phòng và các Bộ khác liên quan đồng ý và
ký kết vào ngày 01/11 hàng năm.
2. Kế hoạch hợp tác thường niên, cho năm tiếp theo, sẽ được đề xuất bằng văn bản
vào ngày 25/10 hàng năm.
3. Kế hoạch hợp tác thường niên sẽ cụ thể hóa nội dung, hình thức, thời gian, địa điểm
và số lượng người tham dự cũng như các cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện.

3
Cụ thể hóa các cách mà các Bên có thể hợp tác để phát triển an ninh quốc phòng.
4
Cụ thể hóa quá trình thực hiện Hiệp định này cho Ba Bên. Vì năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng nguy
hiểm và có thể gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, nên các bên cần phải lên trước một kế hoạch cụ thể để cùng
nhau thực hiện tốt Hiệp định này, đồng thời kế hoạch cụ thể cũng sẽ giúp các quốc gia phòng ngừa và giải quyết
các vấn đề không ngờ tới hiệu quả hơn. Đồng ý và ký kết vào ngày 01/11 hàng năm để các Bên chuẩn bị những
yếu tố cần thiết và xem xét cho việc áp dụng kế hoạch vào năm sau. Đề xuất bằng văn bản vào ngày 25/10 để
các Bên có thời gian đọc và xem xét dựa trên tình hình thực tế, từ đó, Ba Bên mới có thể đưa ra đc quyết định
hợp lý nhất.
4. Kế hoạch hợp tác thường niên có thể được sửa đổi bằng văn bản vào bất kỳ thời
điểm nào khi có sự đồng thuận của các đại diện được xác định tại khoản 1 Điều này.
Chương II: Việc hỗ trợ AS mua và phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng
hạt nhân.
Điều 5. Nghĩa vụ của Ba Bên5
1. Hành vi của Ba Bên liên quan tới vấn đề này không được trái với quy định của Hiến
chương Liên Hợp quốc 1945.
2. AS, AV và AM cam kết duy trì vai trò lãnh đạo trong vấn đề không phổ biến vũ khí
hạt nhân toàn cầu.
Điều 6. Trong việc mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho AS6
1. Đối với AS
a. AS nhận sự hỗ trợ từ AV và AM để mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân
cho lực lượng hải quân của mình; 
b. Việc sử dụng tàu ngầm của AS không được trái với Công ước của Liên Hợp quốc
về Luật biển năm 1982;
c. AS phải tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất về an toàn, tính minh bạch, kiểm chứng và
giải trình để đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc không phổ biến vũ khí hạt nhân, an toàn
và an ninh vật liệu và công nghệ hạt nhân;
d. AS phải thực hiện tất cả các nghĩa vụ của mình với tư cách là một quốc gia không
sở hữu vũ khí hạt nhân, bao gồm các cam kết với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử
Quốc tế (IAEA); các cam kết từ Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân năm 2017; các cam kết
thành viên của Khu vực phi vũ khí hạt nhân NWFZ năm 2000;
e. AS có nghĩa vụ tăng ngân sách quốc phòng phục vụ cho việc mua tàu ngầm; và
f. AS phải chia sẻ thông tin, lợi ích liên quan tới an ninh quốc phòng đạt được thông
qua việc sử dụng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho AV và AM. 
2. Đối với AV
a. AV được AS chia sẻ thông tin, lợi ích mà AS có được thông qua việc sử dụng tàu
ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của AS;
b. AV có nghĩa vụ hỗ trợ AS trong việc mua và phát triển tàu ngầm chạy bằng năng
lượng hạt nhân; và
c. Hành động của AV liên quan tới việc hỗ trợ AS không được trái với Công ước của
Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982.
3. Đối với AM
5
Nhấn mạnh lần nữa nghĩa vụ của các Bên không được trái với Hiến chương Liên Hợp quốc và vai trò lãnh đạo
trong vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu.
Cơ sở trong tuyên bố chung ngày 20/11/2022:
i. “là các quốc gia thành viên Liên Hợp quốc” thuộc đoạn 1 của Tuyên bố chung này;
ii. “Ba quốc gia chúng tôi, với tư cách cùng là thành viên của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc
tế(IAEA) từ năm 1957, của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968 (NPT), cam kết duy trì vai
trò lãnh đạo của mình trong vấn để không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu” thuộc đoạn 4 của Tuyên bố
chung.
6
Chỉ ra quyền và nghĩa vụ của các Bên liên quan tới việc hỗ trợ mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân
cho AS.
Cơ sở trong tuyên bố chung ngày 20/11/2022:
i. “chúng tôi cam kết thực hiện tham vọng chung là hỗ trợ quốc gia AS mua tàu ngầm chạy bằng năng
lượng hạt nhân cho lực lượng hải quân của mình” thuộc đoạn 3 của Tuyên bố chung;
ii. “Đặc biệt, nhấn mạnh quốc gia AS và quốc gia AV là thành viên Công ước của Liên Hợp quốc về Luật
biển năm 1982” thuộc đoạn 3 của Tuyên bố chung;
iii. Đoạn 4 của Tuyên bố chung.
a. AM được AS chia sẻ thông tin, lợi ích mà AS có được thông qua việc sử dụng tàu
ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của AS;
b. AM có nghĩa vụ hỗ trợ AS trong việc mua và phát triển tàu ngầm chạy bằng năng
lượng hạt nhân.
Điều 7. Trong việc phát triển các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của
quốc gia AS7
1. AS nhận sự hỗ trợ từ AV và AM trong việc phát triển các tàu ngầm chạy bằng năng
lượng hạt nhân, tập trung vào khả năng tương tác, tính tương đồng và cùng có lợi.
2. Mỗi Bên có nghĩa vụ liên lạc hoặc trao đổi với các bên còn lại về thông tin liên
quan tới tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân vì việc này được xác định là cần
thiết để phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của quốc gia AS tập trung
vào khả năng tương tác, tính tương đồng và cùng có lợi. 
3. AS có nghĩa vụ hợp tác, thảo luận, đàm phán với AV và AM để phát triển các tàu
ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của AS tập trung vào khả năng tương tác, tính
tương đồng và cùng có lợi. 
4. AS phải chịu trách nhiệm cho việc sử dụng thông tin được cung cấp bởi AV và
AM, AV và AM sẽ không phải chịu trách nhiệm gì nếu hoạt động sử dụng thông tin
của AS8
a) Gây thiệt hại cho quốc gia khác ngoài AS;
b) Vi phạm luật pháp quốc tế; và 
c) Chỉ do một mình AS thực hiện, không liên quan đến AV và AM. 
5. Việc hợp tác theo Thỏa thuận này sẽ được thực hiện bởi mỗi Bên phù hợp với luật
pháp của từng quốc gia 
6. Bảo mật thông tin9 
a) Các Bên phải bảo đảm an ninh tuyệt đối đối với thông tin mật đã được tạo ra và
được trao đổi trong quá trình áp dụng Hiệp định này. Các Bên sẽ áp dụng cấp độ bảo
vệ các thông tin quân sự mật nhận được từ Bên gửi, ít nhất là ngang với cấp độ bảo vệ
được Bên gửi áp dụng đối với thông tin quân sự bảo mật cấp tương đương. Các thông
tin, tài liệu và vật chất quân sự mật sẽ được phân loại theo cấp độ bảo mật từ cao
xuống thấp: “tuyệt mật, tối mật, mật, phát hành hạn chế”;
b) Bất kỳ tài liệu hoặc thông tin quân sự mật được tạo ra hoặc trao đổi giữa Ba Bên
trong khuôn khổ Hiệp định này sẽ không được tiết lộ, trực tiếp hoặc gián tiếp, cho các
Chính phủ, các tổ chức, các công ty hay cá nhân của các nước khác, hay cho bất kỳ
bên nào khác không liên quan đến Hiệp định này, sau đây gọi là “Các Bên thứ ba”, khi
chưa được sự chấp thuận trước bằng văn bản của Bên gửi; và

7
Nghĩa vụ và quyền của các Bên trong việc phát triển các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của quốc
gia AS.
Cơ sở trong Tuyên bố chung 20/11/2022:
i. “Việc phát triển các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của quốc gia AS sẽ là nỗ lực chung giữa ba
quốc gia, tập trung vào khả năng tương tác, tính tương đồng và cùng có lợi” thuộc đoạn 3 của Tuyên bố
chung này.
8
Khoản 4 điều 7 được đưa ra để đảm bảo quyền lợi của Bên tạo ra và cung cấp thông tin cho các Bên còn lại.
Tránh trường hợp: “vì không hiểu rõ thông tin được cung cấp, vì được cung cấp thông tin và một số trường hợp
khác” mà bắt quốc gia tạo ra và cung cấp thông tin phải chịu trách nhiệm cùng Bên sai phạm.
9
Khoản 6 điều 7 được đưa ra để ngăn việc thông tin mật bị tiết lộ, nhấn mạnh rằng các quốc gia phải thông báo
cho nhau nhanh nhất có thể khi thông tin bị rò rỉ, để đưa giải pháp nhanh chóng và hiệu quả để tránh hậu quả
nghiêm trọng.
c) Trường hợp rủi ro về an ninh, Ba Bên phải ngay lập tức thông báo cho nhau biết;
phối hợp thực hiện các biện pháp cần thiết để loại trừ các thiệt hại, tổn thất cho cả Ba
Bên; cùng phối hợp tiến hành điều tra phù hợp với luật pháp của mỗi quốc gia về bảo
vệ thông tin, tài liệu mật.
6. Ba Bên sẽ tuân thủ các quyền sở hữu trí tuệ trên cơ sở các thỏa thuận quốc tế mà
mỗi Bên tham gia và luật pháp quốc gia. 
Chương III: Cơ chế giải quyết tranh chấp do giải thích và áp dụng Hiệp định này
Điều 8. Đàm phán 10
1. Khi có mâu thuẫn do giải thích và áp dụng Hiệp định, các Bên trước hết phải áp
dụng biện pháp đàm phán để giải quyết.
2. Nếu một hay nhiều Bên nhận thấy có mâu thuẫn giữa mình và các Bên còn lại trong
việc áp dụng và giải thích các điều khoản trong Hiệp định này, thì phải gửi thư cho
các Bên đó thông báo về việc này.
3. Bên nhận được thư phải phản hồi thư trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được
thư. Sau đó các Bên sẽ xác định thời gian, địa điểm và cách thức đàm phán.
4. Các Bên đàm phán trên cơ sở tự nguyện và thiện chí cùng nhau giải quyết tranh
chấp.
Điều 9. Các biện pháp khác ngoài đàm phán11
1. Các Bên có thể áp dụng các biện pháp sau đây để giải quyết tranh chấp liên quan
đến việc giải thích và áp dụng Hiệp định này: điều tra, trung gian, hòa giải, sử dụng
những tổ chức hay dàn xếp quốc tế hoặc các biện pháp hòa bình khác theo sự lựa chọn
của các Bên, phù hợp với hoàn cảnh và bản chất của tranh chấp.
2. Nếu trong vòng 15 tháng kể từ ngày gặp mặt giữa các Bên để đàm phán mà vẫn
không giải quyết được mâu thuẫn bằng các biện pháp nêu trên, thì các Bên sẽ giải
quyết tranh chấp thông qua trọng tài hoặc tòa án. Các Bên sẽ phải chấp nhận và tuân
theo phán quyết cuối cùng của trọng tài và tòa án.12
Chương IV: Ảnh hưởng đối với Bên thứ ba
Điều 10. Ảnh hưởng đối với Bên thứ ba13
10
Nhấn mạnh đàm phán là biện pháp đầu tiên phải được sử dung, tuân theo nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh
chấp của luật quốc tế.
Khoản 2 và 3 Điều 8 là về thủ tục đàm phán giữa các Bên.
11
Nếu đàm phán không có tác dụng thì sẽ áp dụng các biện pháp này. Trong Điều này chưa có biện pháp trọng
tài và tòa án vì để xuống Điều dưới để nêu rõ hơn về điều kiện áp dụng hai biện pháp này.
12
Khoản 2 Điều 9 cho 15 tháng để các Bên có thời gian đàm phán và áp dụng các biện pháp nêu ở khoản 1 Điều
9 để giải quyết tranh chấp. Vì nếu thông qua đàm phán và các biện pháp này mà giải quyết được tranh chấp, mối
quan hệ tốt đẹp giữa các Bên sẽ được đảm bảo hơn vì khi phải áp dụng biện pháp tòa án và trọng tài tức là lúc
mà mối quan hệ giữa các Bên có thể đang ở trong tình trạng căng thẳng do:
1. Mâu thuẫn Không muốn gặp mặt trực tiếp hoặc tất cả các biện pháp nêu trước đó; hoặc
2. Việc áp dụng các biện pháp nêu trên không giải quyết được tranh chấp.
Khoản này bắt buộc các quốc gia phải tuân theo phán quyết cuối cùng của tòa án hoặc trọng tài để đảm bảo mâu
thuẫn được giải quyết triệt để, tránh trường hợp có Bên không thực hiện theo phán quyết cuối của trọng tài.
13
Điều này để bảo vệ quyền lợi của các Bên không liên quan, tránh việc phải chịu trách nhiệm oan do hành
động của Bên khác.
Khoản 3 của Điều 10 được đưa ra để đảm bảo Bên thứ ba bị ảnh hưởng được đền bù kịp thời, đồng thời nêu ra
các thủ tục sau đó đối với các quốc gia của Hiệp định này, và đề cao tinh thần tự nguyện và thiện chí của các
Bên.
Để tránh mâu thuẫn và việc đền bù, các quốc gia phải thận trọng trong hoạt động của mình.
Nếu hoạt động của AS, AV và AM ảnh hưởng tới quốc gia khác không phải là thành
viên của Hiệp định này, cả ba quốc gia sẽ cùng phải chịu trách nhiệm cho việc đền bù
thiệt hại cho bên thứ ba.
1. Nếu chỉ có hoạt động một hoặc hai ba quốc gia ảnh hưởng tới quốc gia khác không
phải là thành viên của Hiệp định này, thì chỉ một hoặc hai quốc gia đó phải chịu trách
nhiệm đền bù thiệt hại cho Bên thứ ba. Quốc gia không liên quan tới hành vi đó không
phải đền bù thiệt hại.
2. Nếu một hoặc hai Bên của Hiệp định muốn Bên còn lại cùng đền bù thì phải chứng
minh được Bên thứ ba cũng có liên quan. Ngược lại, Bên thứ ba cũng phải chứng
minh mình không liên quan tới hành vi gây thiệt hại cho quốc gia khác không phải
thành viên của Hiệp định này. Việc chứng minh của các Bên sẽ được thực hiện thông
qua đàm phán và các biện pháp nêu ở Khoản 2 Điều 9 của Hiệp định này trước, nếu
không có tác dụng thì mới dùng đến biện pháp trọng tài và tài phán.
3. Để đảm bảo tính kịp thời của việc đền bù thiệt hại, một hay hai Bên liên quan sẽ
phải đền bù cho quốc gia bị thiệt hại trước trong khả năng của mình. Sau đó, dựa trên
sự tự nguyện và thiện chí, ba quốc gia phải đàm phán hoặc thực hiện theo các biện
pháp khác được nêu ở Khoản 2 Điều 9 của Hiệp định này để xác định việc liệu Bên
còn lại có liên quan đến hành động gây thiệt hại này không. Nếu có, Bên còn lại sẽ
phải chia sẻ số tiền đền bù với Bên đã đền bù hoặc cùng chịu trách nhiệm đền bù.
4. Ba quốc gia phải thận trọng trong các hoạt động của mình để tránh ảnh hưởng tới
Bên thứ ba, đồng thời tránh được mâu thuẫn giữa các quốc gia trong Hiệp định này.
Chương V: Các điều khoản chung và điều khoản cuối cùng
Điều 11. Thời điểm có hiệu lực14
Các quốc gia thể hiện sự đồng ý chịu ràng buộc với Hiệp định này bằng việc ký. Tuy
nhiên, Hiệp định này sẽ có hiệu lực sau một tuần sau khi AS, AV và AM thông báo đã
đáp ứng đủ các điều kiện trong nước để thực hiện Hiệp định này. Thời gian 1 tuần
được tính từ ngày quốc gia cuối cùng thông báo đã đáp ứng được các điều kiện cần
thiết.
Điều 12. Thời hạn hiệu lực15
Hiệp định này có hiệu lực vô thời hạn và sẽ chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều
13 của Hiệp định này.
Điều 13. Chấm dứt hiệu lực16

14
Điều này quy định các Bên thể hiện sự đồng ý chịu ràng buộc thông qua việc ký để tránh việc có Bên kéo dài
việc Hiệp định có hiệu lực bằng việc phê chuẩn, chấp thuận hoặc phê duyệt trong thời gian lâu gây ảnh hưởng
đến các Bên còn lại
Hiệp định này liên quan đến hạt nhân – một nguồn năng lượng nguy hiểm nên khi các quốc gia đáp ứng đủ các
điều kiện cần thiết và thông báo điều này cộng thêm một tuần sau đó để các Bên kiểm tra kỹ lưỡng và đảm bảo
chắc chắn việc này thì Hiệp định này mới có hiệu lực để có thể đảm bản an toàn cho cả Ba Bên.
15
Do AV và AM hỗ trợ AS trong việc mua và phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nên HIệp
định này sẽ có hiệu lực mãi mãi để đảm bảo lợi ích của cả Ba Bên và tránh được những tranh chấp liên quan tới
việc phân chia lợi ích của các bên mỗi lần Hiệp định này chấm dứt hiệu lực.
1. Hiệp định này sẽ chấm dứt hiệu lực theo thỏa thuận của các Bên dựa trên tình hình
thực tế và thỏa thuận của các bên.
2. Việc chấm dứt phải có sự đồng ý của tất cả các Bên, trừ trường hợp một hoặc hai
Bên của Hiệp định chứng minh được mình không còn đủ khả năng để tiếp tục Hiệp
định này nữa.
3. Các Bên còn lại sẽ kiểm chứng chứng minh này dựa trên tình hình thực tế của Bên
chứng minh, và Bên chứng minh có nghĩa vụ tạo điều kiện cho Bên kiểm chứng thực
hiện việc này trong phạm vi của mình.
4. Khi Hiệp định này chấm dứt, Ba Bên sẽ thỏa thuận đảm bảo lợi ích của các Bên.
5. Nếu có tranh chấp hay mâu thuẫn, các Bên sẽ giải quyết theo điều 8 của Hiệp định
này.
Điều 14. Sửa đổi bổ sung17
Hiệp định này có thể được sửa đổi bổ sung với sự nhất trí bằng văn bản của các Bên.
Nội dung sửa đổi hay bổ sung sẽ trở thành một phần không thể tách rời của Hiệp định
này.
Điều 15. Đăng ký Hiệp định18
Hiệp định này sẽ được đăng ký và nộp lưu chiểu cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc
bằng bản tiếng Anh.
Điều 16. Mối quan hệ của Hiệp định với các điều ước quốc tế khác19
1. Hiệp định này hoặc bất kỳ hành động nào thực hiện theo Hiệp định này không làm
ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các Bên được quy định trong bất kỳ một Hiệp
định hay điều ước quốc tế nào mà các Bên là thành viên.
2. Không có quy định nào trong Hiệp định này ngăn cản việc liên lạc hoặc trao đổi
thông tin liên quan tới tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mà những thông tin
này có thể trao đổi thông qua các Hiệp ước khác giữa bất kỳ Bên nào.

Làm tại Thủ đô quốc gia AS, ngày 28 tháng 11 năm 2022, thành 3 bản gốc, bằng tiếng
Anh, tiếng AS, tiếng AV và tiếng AM; các văn bản đều có giá trị như nhau. Trong
trường hợp có sự giải thích khác nhau về các điều khoản của Hiệp định này thì văn
bản tiếng Anh sẽ được dùng làm căn cứ.

16
Tuy nhiên, trong trường hợp không thể tiếp tục được nữa do tình hình thực tế (Ví dụ như xảy ra chiến tranh
hay khủng hoảng kinh tế,…) thì các quốc gia có thể thỏa thuận với nhau để chấm dứt hiệu lực của Hiệp định này
Vì AV và AM cùng hỗ trợ AS nên muốn chấm dứt hiệu lực của Hiệp định này phải có sự đồng ý của cả Ba Bên,
trừ trường hợp có Bên chứng minh được việc mình không thể tiếp tục thi hành Hiệp định này, vì chỉ cần 1 Bên
trong Ba Bên không thể tiếp tục thực hiện Hiệp định này thì cả Hiệp định sẽ không thể tiếp tục được thực hiện
(AV hay AM không thể một mình hỗ trợ AS vì đây là vấn đề cần nhiều chi phí; nếu AS không thể tiếp tục thì
AV và AM không còn Bên nào để hỗ trợ nữa)
17
Điều khoản này được đưa ra vì các Bên sẽ phải sửa đổi bổ sung điều ước này sao cho phù hợp với thực tế để
tránh các mâu thuẫn giữa các quốc gia.
18
Điều này được đưa ra dựa trên quy định của Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969.
19
Khẳng định lại việc Hiệp định này sẽ không làm ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của Hiệp định khác mà các
Bên trong Hiệp định này là thành viên.
Thay mặt Chính phủ nước AM
C
Tổng thống

Thay mặt Chính phủ nước AS


A
Thủ tướng

Thay mặt chính phủ nước AV


B
Thủ tướng

Phân tích Hiệp định này dựa trên 23 tiêu chí


1. Tên gọi:
- HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC AN NINH BA BÊN ASVM VỀ AN NINH QUỐC PHÒNG
2. Lĩnh vực ký kết:
- Điều 1, Điều 2
3. Chủ thể ký kết:
- Lời nói đầu: “Chính phủ quốc gia AS, chính phủ quốc gia AV, và chính phủ quốc
gia AM”.
4. Ngôn ngữ:
- Tiếng Anh, tiếng AS, tiếng AV và tiếng AM.
5. Nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế:
- Nguyên tắc pacta sunt servanda được nêu ra ở lời nói đầu.
6. Nguyên tắc ký kết điều ước quốc tế:
- Điều ước quốc tế được ký kết dựa trên sự thiện chí và tự nguyện của các bên, với
mong muốn tăng cường khả năng của mỗi Bên trong hỗ trợ thực hiện các lợi ích an
ninh và quốc phòng của nhau, đồng thời duy trì hòa bình trong khu vực.
7. Hình thức chấp nhận sự ràng buộc của điều ước:
- Hình thức chấp nhận sự ràng buộc của Hiệp định này là ký được nêu ra ở Điều 11.
8. Quyền, nghĩa vụ phát sinh:
- Điều 5, Điều 6, Điều 7.
9. Bảo lưu:
- Hiệp định này không có quy định về bảo lưu.
10. Hiệu lực:
- Điều 11.
11. Thời hạn hiệu lực:
- Điều 12.
12. Gia hạn hiệu lực:
- Hiệp định này không có điều khoản gia hạn hiệu lực vì hiệu lực của Hiệp định này là
vô thời hạn.
13. Phụ lục điều ước quốc tế:
- Hiệp định này không có phụ lục.
14. Sửa đổi, bổ sung:
- Điều 14.
15. Chấm dứt hiệu lực:
- Điều 13.
16. Rút khỏi điều ước quốc tế đa phương:
- Hiệp định này không có quy định về việc rút khỏi.
17. Cơ chế giải quyết tranh chấp do giải thích và áp dụng điều ước quốc tế:
- Điều 8, Điều 9.
18. Địa điểm ký kết điều ước quốc tế:
- Hiệp định này được làm tại Thủ đô quốc gia AS, ngày 28 tháng 11 năm 2022.
19. Nộp lưu chiểu điều ước quốc tế:
- Điều 15.
20. Đăng ký điều ước quốc tế:
- Điều 15.
21. Cơ quan giám sát việc thực hiện điều ước quốc tế:
- Hiệp định này không có quy định về cơ quan giám sát.
22. Áp dụng tạm thời:
- Hiệp định này không có quy định về áp dụng tạm thời vì đã để cho các Bên một tuần
để kiểm tra lại và chắc chắn với việc đáp ứng để các điều kiện của mình.
23. Thực thi điều ước quốc tế:
- Điều 10.

You might also like