Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

CHƯƠNG 2-TÌNH HUỐNG 4

CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH HÀNG TẤM LỢP SÁNG

I. Giới thiệu tổng quan:


Trong tình trạng biến đổi khí hậu, nguồn nhiên liệu dần cạn kiệt và sự tăng trưởng kinh tế nhanh
chóng của các nước trên thế giới lẫn Việt Nam, vấn đề về hiệu quả năng lượng đang trở thành một
trong những nền tảng để đảm bảo thành công về kinh tế và xã hội cho những nền kinh tế đã và đang
bùng nổ này. Tại Việt Nam, nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, việc đề xuất các biện pháp
giảm nhẹ rủi ro và thích nghi với biến đổi khí hậu là thật sự cần thiết và khẩn cấp. Trong 3 ngành có
lượng tiêu thụ năng lượng và khí thải CO2 nhiều nhất là công nghiệp, vận tải và xây dựng, ngành xây
dựng là ngành liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam.
Trong hoàn cảnh đó, Văn phòng Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Sử dụng Năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả đã khuyến khích sử dụng các sản phẩm lấy sáng từ thiên nhiên trong việc thiết kế nhà ở,
công trình,…, cụ thể là các tấm lợp lấy sáng bằng vật liệu composite F.R.P và Polycarbonate (PC).
Có thể nói, thị trường kinh doanh của các loại “vật liệu xanh” trên chịu tác động tích cực lẫn tiêu cực
bởi các yếu tố môi trường cụ thể, bao gồm môi trường vi mô và môi trường vĩ mô. Hãy cùng phân tích
các yếu tố trên để chúng ta có thể đồng thời phát hiện ra tiềm năng lẫn thách thức trong sự phát triển
của ngành hàng này tại thị trường Việt Nam

II. Môi trường vĩ mô:


1) Môi trường chính trị-luật pháp:
Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam vừa được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt, nêu rõ: Phát triển vật liệu xây dựng (VLXD) phải bảo đảm tính bền vững, góp phần phát triển
kinh tế, tạo sự ổn định xã hội và bảo vệ môi trường; phù hợp với các quy hoạch khác liên quan. Đối với
riêng lĩnh vực vật liệu lợp thì phải phát triển đa dạng các sản phẩm tấm lợp như tấm lợp composite,
tấm lợp polycarbonate, tấm lợp polycarbonate – hợp kim nhôm, tấm lợp từ sợi hữu cơ và bi tum, tấm
lợp acrylic có phủ các hạt đá tự nhiên … và gia công các tấm lợp kim loại. (theo QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt
quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020_ Số: 121/2008/QĐ-TTg)
Từ quyết định ban hành của thủ tướng chính phủ, các công ty đặc biệt tập trung phát triển công
nghệ kĩ thuật nhằm nâng cao sản lượng sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường.

2) Môi trường kinh tế:


Nền kinh tế ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ, nhu cầu xây dựng công trình nhà máy cũng tăng
và với chủ trương tiết kiệm điện nên đa số các doanh nghiệp xây dựng chọn tấm lợp lấy sáng.
Thị trường tấm lợp có thể bị ảnh hưởng bởi nó cũng gắn với các thị trường VLXD và BĐS:
o Ví dụ trong quá khứ: thị trường BĐS, VLXD trong năm 2012 gần đây rơi vào hiện tượng
trầm lắng, ảm đạm (hàng tồn kho ở Tp.HCM còn 15.000 căn hộ chung cư chưa bán, hơn
300.000 m2 nền đất tồn kho,…) ảnh hưởng khá đáng kể đến thị trưởng ngành hàng này,
lo lắng nỗi lo đầu ra của sản phẩm chỉ chiếm 70-75% sản lượng
Một số ngành khác như nông nghiệp cũng đã và đang vận dụng tấm lợp FRP và PC trong thiết kế
nhà kính trồng trọt. Người nông dân hưởng được khá nhiều lợi ích đặc biệt như: chủ động hơn
trong sản xuất nông nghiệp, không còn phải quá phụ thuộc vào những biến đổi của khí hậu, thời
tiết, hạn chế được những tác động xấu của tia UV trong ánh nắng mặt trời đối với quá trình sinh
trưởng của cây trồng,…

3) Môi trường dân số:


Dân số Việt Nam ngày một đông, kéo theo nhu cầu về nhà cửa, cơ sở vật chất cũng tăng cao 
áp dụng thiết kế tấm lợp cho nhà cửa, hồ bơi,…

4) Môi trường tự nhiên và khoa học-kỹ thuật:


Tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dần cạn kiệt, môi trường ngày càng ô nhiễm đang là những
vấn đề đặc biệt quan tâm của mỗi quốc gia trong phát triển kinh tế - xã hội. Ngành Xây dựng của
mỗi đất nước hẳn là một ngành tiêu hao năng lượng cũng như tiêu tốn tài nguyên nhất cả ở đầu vào
trong các quá trình khai thác, sản xuất vật chất và đầu ra trong quá trình vận hành, sử dụng, trong
đó có lĩnh vực vật liệu xây dựng (VLXD).
Về ngành VLXD, xu thế phát triển theo hướng xanh và bền vững trên thế giới ngày càng được
chú ý bởi các công trình xanh này đem đến hàng loạt các thực tiễn, kỹ thuật và kỹ năng để giảm
thiểu và cuối cùng là loại bỏ những tác động của các công trình đối với môi trường và sức khỏe con
người. Một số ví dụ có thể kể đến như sử dụng ánh sáng mặt trời thông qua năng lượng mặt trời
thụ động, năng lượng mặt trời chủ động và thiết bị quang điện, tấm lợp lấy sáng, những vườn mưa
và giảm dòng chảy nước mưa…
Sự xuất hiện của tấm lợp lấy sáng từ thiên nhiên đáp ứng được nhu cầu “Go green” của Việt Nam
lẫn thế giới, nó sẽ dễ dàng “chiều lòng” được nhóm khách hàng chủ yếu trong ngành xây dựng.

III. Môi trường vi mô:


1) Nhà cung ứng:
Trong quá khứ, tấm lợp PC xuất hiện trên thị trường Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu từ công ty
nước ngoài (Trung Quốc, Đức, Ý, Nhật,…) nhưng giá cao hơn so với thu nhập người Việt  thúc đẩy
người Việt sản xuất hàng Việt (các công ty tiên phong là Tôn Thành Công, Nhựa Việt Phước,…)

2) Đối thủ cạnh tranh:


Tấm lợp composite FRP sở hữu đặc tính ưu việt hơn so với các loại tấm lợp truyền thống khác:
nó có thể lấy được 85% ánh sáng tự nhiên, có khả năng chống UV, độ bền cơ học cao, nhẹ, chịu lực
tốt, màu sắc đa dạng, giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ. Bên cạnh đó, giá thành hàng hoá cũng rẻ
hơn, chỉ khoảng 150.000-300.000đ so với tấm mica 10 mm có giá 600.000đ hay kính cường lực
10mm giá 2.000.000đ. Tấm polycarbonate cũng sở hữu những đặc tính ưu việt như tấm FRP thị
trường thu hút nhiều người dùng.
Tuy nhiên, cùng những loại vật liệu như trên, các thương hiệu trong và ngoài nước ta cũng có sự
cạnh tranh khá mạnh mẽ:
o Trong phân khúc thị trường trung – cao cấp trên thị trường tấm lợp composite FRP tại
Việt Nam, có hai thương hiệu Ampelite và NAACO. Ampelite là nhà sản xuất tấm lợp có
hệ thống nhà máy tại Australia, New Zealand và một số nước Châu Á (trong đó có Thái
Lan rất gần Việt Nam). Sản phẩm tấm lợp composite FRP Ampelite được một số nhà nhập
khẩu Việt Nam phân phối trên thị trường. Ngoài ra, Ampelite còn là nhà cung cấp các sản
phẩm tấm lợp composite FRP cho các tập đoàn quốc tế như Zamil, Kirby, Bluscope Steel,
PEB Steel … đang hoạt động tại Việt Nam.
o Đối với phân khúc thị trường cấp thấp tập trung gần 20 đơn vị sản xuất tấm lợp composite
FRP ở phía Nam có Tân Kim Long, Việt Trung, Chấn Hưng, Minh Phát, Tuấn Thành, Thành
Công, Tân Vĩnh Phát, Nhựa Rạng Đông… Ở phía Bắc có Tanado, Mai Cường, Lương Duy,..
o Bên cạnh những đối thủ cạnh tranh trực tiếp như trên, còn có các đối thủ cạnh tranh gián
tiếp là các nhà sản xuất tấm lợp nhựa PVC như Công ty nhựa Hà Nội, Nhựa Rạng Đông,
Tấm lợp Tam Kim, các nhà sản xuất tấm lợp polycarbonate trong nước và nhập khẩu, nhất
là nhập khẩu từ Trung Quốc hay nhiều sản phẩm thay thế tấm lợp như tôn thép, ngói, lá...
Giữa các doanh nghiệp luôn có sự cạnh tranh khá gay gắt, họ luôn cố gắng nâng cao
chất lượng sản phẩm hay giảm giá thành nhằm nâng cao mức cạnh tranh trong ngành. Ta
có thể điểm qua vài công ty cạnh tranh cùng ngành như trong lĩnh vực tôn thép: Tôn Hoa
Sen, Tôn Đông Á...lĩnh vực ngói: tổng công ty cổ phần gạch ngói 30/04, công ty Thành
Công...

3) Khách hàng:
Các khách hàng ngày càng chuộng nguyên vật liệu tự nhiên thân thiện môi trường, giá hợp lý,
tiện lợi;
Các khu công nghiệp, nhà xưởng, khu chế xuất, xưởng thủ công có nhu cầu cao về điện năng, họ
thường mất chi phí rất lớn về điện năng tiêu thụ cho máy móc, thế nên việc giảm thiểu lượng điện
năng bằng cách sử dụng tấm lợp lấy sáng là giải pháp hiệu quả. Đồng thời, khu vực tập trung chính
là miền ĐNB với số lượng lớn các khu chế xuất,… đã tạo nên một thị trường năng động cho các
doanh nghiệp cung cấp tấm lợp này.

IV. Cơ hội và thách thức:


1) Cơ hội:
- Đặc tính của tấm lợp FRP , PC ưu việt hơn so với các loại tấm chắn khác như là chống UV, chịu
lực, cách âm, nhẹ hơn, khả năng linh hoạt ứng dụng vào công trình,…; giúp tiết kiệm điện năng
tiêu thụ và giá thành hàng hoá rẻ
- Tình hình biến đổi khí hậu tại TPHCM nói riêng, Việt Nam nói chung ngày càng nghiêm trọng
- Các khu công nghiệp tập trung thường mất chi phí rất lớn về điện năng tiêu thụ cho máy móc,
hiện nay số khu công nghiệp tập trung tăng lên theo thống kê (Trong 10 năm tới, Việt Nam dự
kiến quy hoạch tăng thêm 115.000ha đất dành cho khu công nghiệp, với khoảng 558 khu công
nghiệp trên cả nước, gấp gần 1,5 lần so với số lượng hiện nay…), là tín hiệu cho thấy thị trường
hàng hoá tấm lợp lấy sáng đang có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm tới
- Vốn đầu tư từ nước ngoài vào thị trường BĐS ngày càng nhiều. Mà BĐS có liên kết khá chặt chẽ
với ngành hàng tấm lợp nên thúc đẩy tăng vốn cho ngành sản xuất mặt hàng này
- Ngành hàng tấm lợp lấy sáng ít chịu ảnh hưởng trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

2) Thách thức:
- Bên cạnh tính chất nổi trội của vật liệu này thì còn một số nhược điểm cần khắc phục:
o Nhược điểm của nhựa FRP: Sau một thời gian dài sử dụng, nhựa FRP sẽ bị bạc màu, bong
tróc, để lộ phần sợi thủy tinh bên trong. Mỗi lần tác động lên sẽ tạo ra nhiều bụi mịn, không
tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, những sợi nhựa thủy tinh này nếu tiếp xúc trực tiếp với da sẽ gây
ngứa, khó chịu.
o Nhược điểm của nhựa Polycarbonate: Nhược điểm đáng lưu ý nhất đối với các sản phẩm
nhựa Poly Carbonate là tính dễ bị trầy xước. Để khắc phục điều này, các nhà thiết kế đã đắp
thêm một lớp chống trầy xước ở 2 bề mặt các tấm nhựa PC.
- Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau luôn gay gắt, họ luôn cố gắng nâng cao chất lượng
sản phẩm hay giảm giá thành nhằm nâng cao mức cạnh tranh trong ngành.

You might also like