Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


 - 

KHOA LUẬT

UEH
UNIVERSITY OF
ECONOMICS
HO CHI MINH

BỘ MÔN
LUẬT DOANH NGHIỆP

Đề tài: “Tranh chấp giữa lợi ích công ty và cổ đông:

Tranh chấp quyền mua cổ phần”

Họ và tên : Trương Lê Bảo Ly

MSSV : 31201026878

Lớp : FN002

Khóa : 46

Giảng viên hướng dẫn : Dương Mỹ An


HỒ CHÍ MINH - 2021
1
I/ GIỚI THIỆU
Bài viết này bàn luận về các vấn đề pháp lý và các quy phạm pháp luật liên quan đến
những tranh chấp về lợi ích giữa công ty và cổ đông, hay chi tiết hơn đó là tranh chấp
quyền mua cổ phần, đây là dạng tranh chấp khá phổ biến trong các công ty cổ phần.
Đưa ra quan điểm và nhận xét về tình huống dưới đây để nhìn nhận một cách tổng quát
hơn về những sai phạm cũng như hướng giải quyết để giúp doanh nghiệp tránh các
tranh chấp không hay xảy ra.

II/ VẤN ĐỀ ĐẶT RA


1. Thực trạng tranh chấp lợi ích giữa công ty và cổ đông trong công ty cổ
phần hiện nay diễn ra như thế nào?

Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội thì sự xuất hiện của các doanh nghiệp đang
tăng lên không ngừng, song song đó là các vụ việc tranh chấp trong các doanh nghiệp
cũng rất đáng quan tâm. Đặc biệt với loại hình công ty cổ phần, mang đặc điểm là công
ty đối vốn, có đời sống vô hạn và quy mô tương đối lớn thì những vấn đề liên quan đến
tranh chấp là tương đối phức tạp và gay gắt.

Ở Việt Nam tồn tại các loại tranh chấp chủ yếu về quyền và lợi ích giữa các cổ đông
với nhau hoặc giữa công ty và cổ đông như các tranh chấp trong nội bộ công ty, tranh
chấp quyền mua, bán, chuyển nhượng cổ phần hoặc tranh chấp trong quyền quản lý và
điều hành doanh nghiệp....

Tuy đến nay số vụ tranh chấp chưa nhiều nhưng dự đoán sẽ tăng trong thời gian tới.
Thông thường các bên tranh chấp sẽ không thương lượng, hòa giải hay sử dụng trọng
tài mà chỉ khiếu nại và đưa ra tòa. Các bên tranh chấp thường chỉ quan tâm đến lợi ích
của mình mà không quan tâm đến lợi ích của doanh nghiệp, hậu quả là gây đình trệ sản
xuất, gây thiệt hại đến các bên liên quan.

2. Nguyên nhân và giải pháp.


a) Nguyên nhân xảy ra tranh chấp.

2
Đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hoặc
là công ty gia đình. Người quản lý thường sẽ không được đào tạo bàn bản, và không có
chuyên môn, kinh nghiệm, việc thành lập ban đầu đều dựa trên quan hệ quen biết, bỏ
qua các thủ tục pháp lý cần thiết, điều lệ hoạt động sơ sài, các thỏa thuận không minh
bạch như thỏa thuận bằng miệng không có văn bản ... Đến khi doanh nghiệp phát triển
thì một số cá nhân hoặc một vài cá nhân bắt tay với nhau, tìm cách thu được lợi nhất
cho mình. Đó là do sự thiếu hiểu biết về pháp luật hoặc cố tình làm trái các quy định
của pháp luật, điều lệ công ty, từ đó xâm phạm đến lợi ích của các cổ đông khác và lợi
ích chung của doanh nghiệp, dẫn đến những mâu thuẫn, tranh chấp về quyền và lợi ích
gây nên những tác động tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp, làm trì trệ quá trình
hoạt động gây tổn thất về mặt tài chính lẫn hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp.

b) Giải pháp hạn chế nảy sinh tranh chấp.

Tranh chấp trong doanh nghiệp là một yếu tố tất yếu trong kinh doanh, làm ảnh hưởng
đến quá trình phát triển của doanh nghiệp nên chu doanh nghiệp cũng như ban lãnh đạo
công ty cần vạch ra những biện pháp hữu hiệu để hạn chế và có các biện pháp xử lí
ngay khi tranh chấp xảy ra.

Đặc biệt, khi xảy ra tranh chấp, các bên nên bĩnh tĩnh, nỗ lực giải quyết vì lợi ích
chung, nên ưu tiên thương lượng, hòa giải hoặc giải quyết bằng trọng tài trước khi
khiếu nại ra tòa án.

Bên cạnh đó cần nâng cao nhận thức, hiểu biết của các thành viên trong công ty, nên
chuyển đổi nhận thức quản lý từ cổ đông lớn phải giữ vị trí then chốt sang quản lý khoa
học và chuyên nghiệp.

3. Đưa ra tình huống và vấn đề cần bàn luận.


a) Nêu các vấn đề pháp lý, quy phạm pháp luật trong tình huống.
b) Nhận xét, bàn luận về tình huống đó theo cơ sở pháp lý lúc diễn ra sự
kiện.
c) So sánh với những thay đổi trong pháp luật hiện hành.

3
Tình huống:

Cty CP gốm sứ Thái Bình tiền thân là Xí nghiệp sứ Thái Bình (cổ phần hoá
năm 2005) với vốn điều lệ là 2,5 tỷ đồng, chia thành 250.000 cổ phần cho
272 cổ đông. Mặc dù hoạt động chưa được 5 năm nhưng nội bộ công ty đã
nhiều lần xảy ra mâu thuẫn.

Tháng 4/2008, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) công ty nhất trí thông qua
kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 2,5 tỷ lên 5 tỷ đồng (chia thành 500.000 cổ
phần) theo phương thức phát hành cổ phiếu phổ thông để huy động vốn.
Tuy nhiên, danh sách cổ đông được lập đưa quá nửa số người lao động chưa
từng có cổ phần tại Cty vào trong khi lại cố ý bỏ qua nhiều người đang nắm
giữ tỷ lệ gần nửa số cổ phần vào thời điểm đó.

Ngày 15/2/2009, ông Nguyễn Viết Xuân – Chủ tịch HĐQT Cty ký Nghị
quyết chào bán 12.280 đồng/cổ phần. Theo đó, thành viên HĐQT mỗi người
được mua 10.000 cổ phần.
Riêng Chủ tịch HĐQT và GĐ được ưu ái thêm 10.000 cổ phần, phó GĐ
tăng thêm 5.000 cổ phần, Trưởng, phó các phòng, quản đốc… mỗi người
được tăng 10.000 cổ phần, kế toán trưởng được thêm 5.000 cổ phần, nhân
viên quản lý là 2.000 cổ phần/người, người lao động làm việc thường xuyên
mỗi người được 300 cổ phần… Xác minh trước toà, chỉ 40% số người được
mua cổ phần theo sự phân chia này là cổ đông của công ty. Còn các cổ đông
không phải là lao động của Cty hoàn toàn không được đả động trong khi nếu
được mua đúng quyền, số này sẽ nắm quyền kiểm soát Cty.
Hai cổ đông phổ thông là ông Ngô Duy Thân và Lương Xuân Định đại diện
cho 14 người khác đệ đơn kiện yêu cầu được trả lại quyền mua đúng, mua
đủ cổ phần mới phát hành theo tỷ lệ vốn họ đang sở hữu. Nguyên đơn cũng
đề nghị Toà huỷ Nghị quyết “chia chác” quyền mua cổ phần mới.

4
“Chọi” lại yêu cầu của nguyên đơn, bảo vệ quan điểm “bài” cổ đông bên
ngoài, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Viết Xuân biện minh, việc phát hành cổ
phần mới lần này ưu tiên cho người quản lý và người lao động với mục đích
là để gắn thêm trách nhiệm, tâm huyết của người lao động với Cty.
Cuộc tranh luận chứng lý chỉ được kết lại bằng phán quyết của HĐXX. Bản
án tuyên ngày 15/5/2009, TAND tỉnh Thái Bình nhận định, việc tăng vốn
điều lệ được ĐHĐCĐ thông qua bằng phương pháp phát hành cổ phần phổ
thông thì buộc Cty phải thực hiện theo nghị quyết này. Việc Cty phát hành
cổ phần kiểu “bài” cổ đông không phải người lao động trong Cty là trái với
nghị quyết của ĐHĐCĐ năm 2008, trái điều lệ của Cty CP gốm sứ Thái
Bình. Cty đã không thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục phát hành cổ
phần phổ thông, tước mất quyền ưu tiên được mua cổ phần chào bán theo
đúng tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông của các cổ đông trong Cty quy định tại
điểm c, khoản 1 Điều 79 luật DN 2005.
Toà đã chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, tuyên buộc Công ty CP gốm sứ
Thái Bình trả lại quyền được mua cổ phần mới chào bán theo tỷ lệ cổ phần
đang sở hữu của cổ đông phổ thông cho ông Ngô Duy Thuân, Lương Xuân
Định và 14 người có quyền nghĩa vụ liên quan. Về yêu cầu huỷ Nghị quyết
“phân chia” quyền mua cổ phần cho người quản lý và người lao động của
ban lãnh đạo Cty, Toà án Thái Bình cho rằng, thực tế, việc đưa danh sách cổ
đông vào biểu quyết tại ĐHĐCĐ năm 2009 dựa trên danh sách bán cổ phần
sai đã lập. Danh sách này không hợp lệ là vô hiệu, toà đã tuyên huỷ và giao
Cty phải tổ chức lại việc phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ theo trình tự
phát hành cổ phần phổ thông và ĐHĐCĐ thường niên 2009.

III/ PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN


1. Các vấn đề pháp lý và quy phạm pháp luật trong tình huống trên.

Tranh chấp trên diễn ra từ năm 2005 đến 2009, nên Luật áp dụng để giải quyết tình
huống này là Luật doanh nghiệp 2005. Tình huống trên liên quan đến quyền của cổ
5
đông phổ thông trong công ty cổ phần, vi phạm trong thực hiện trình tự và thủ tục phát
hành cổ phần phổ thông,cổ đông bị tước mất quyền ưu tiên được mua cổ phần khi công
ty chào bán theo đúng tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông quy định tại điểm c, khoản 1
Điều 79 luật DN 2005.
2. Nhận xét, bàn luận về tình huống đó theo cơ sở pháp lý lúc diễn ra sự kiện.

Việc tăng vốn điều lệ bằng phương thức phát hành cổ phần phổ thông diễn ra
như vậy là đúng hay sai?

Trong Luật doanh nghiệp 2005 không quy định rõ về các hình thức tăng giảm vốn điều
lệ trong công ty cổ phần, tuy nhiên theo quyết định của TAND tỉnh Thái Bình nhận
định: “ việc tăng vốn điều lệ được ĐHĐCĐ thông qua bằng phương pháp phát hành cổ
phần phổ thông thì buộc Cty phải thực hiện theo nghị quyết này.” Cho thấy việc tăng
vốn điều lệ bằng phát hành cổ phần phổ thông là hợp lệ, nhưng “danh sách cổ đông
được lập đưa quá nửa số người lao động chưa từng có cổ phần tại Cty vào trong khi lại
cố ý bỏ qua nhiều người đang nắm giữ tỷ lệ gần nửa số cổ phần vào thời điểm đó”,
“Ngày 15/2/2009, ông Nguyễn Viết Xuân – Chủ tịch HĐQT Cty ký Nghị quyết chào
bán 12.280 đồng/cổ phần. Theo đó, thành viên HĐQT mỗi người được mua 10.000 cổ
phần... chỉ 40% số người được mua cổ phần theo sự phân chia này là cổ đông của công
ty. Còn các cổ đông không phải là lao động của Cty hoàn toàn không được đả động”
cho thấy công ty đã không thực hiện đúng trình tự và thủ tục phát hành cổ phần phổ
thông, cố tình tước đoạt quyền ưu tiên của cổ đông phổ thông, vi phạm điểm c khoản 1
điều 79 Luật Doanh nghiệp 2005; điều luật quy định rằng:” cổ đông phổ thông được ưu
tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ
đông trong công ty;”

Về việc “Cty phát hành cổ phần kiểu “bài” cổ đông không phải người lao động
trong Cty”

Chủ tịch HĐQT Nguyễn Viết Xuân biện minh cho quan điểm “bài” cổ đông bên ngoài
rằng: “việc phát hành cổ phần mới lần này ưu tiên cho người quản lý và người lao động

6
với mục đích là để gắn thêm trách nhiệm, tâm huyết của người lao động với Cty” Tòa
án nhận định, việc công ty phát hành cổ phần kiểu “bài” cổ đông không phải người lao
động trong công ty là trái với nghị quyết của ĐHĐCĐ năm 2008, và trái điều lệ của
Cty CP gốm sứ Thái Bình. Việc ông Ngô Duy Thân và Lương Xuân Định đại diện cho
14 người khác trong nhóm cổ đông phổ thông đệ đơn kiện để đòi lại quyền mua đúng
là hoàn toàn hợp lý, và công ty phải tổ chức lại việc phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ
theo trình tự phát hành cổ phần phổ thông và ĐHĐCĐ thường niên 2009.
Nếu việc chào bán cổ phần đã diễn ra xong xuôi thì liệu phán quyết “huỷ Nghị
quyết “phân chia” quyền mua cổ phần cho người quản lý và người lao động của
ban lãnh đạo Cty” sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi ích của những cổ đông trong
danh sách lập sai?
Theo khoản 2 điều 85 của Luật doanh nghiệp 2005: “ Trường hợp có sai sót trong nội
dung và hình thức cổ phiếu do công ty phát hành thì quyền và lợi ích của người sở hữu
nó không bị ảnh hưởng. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
công ty phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại do những sai sót đó gây ra đối với
công ty.” Theo đó, ta thấy trong trường hợp việc chào bán đã hoàn thành xong nhưng
tòa án phán quyết quy trình, danh sách bán cổ phần là vô hiệu và tuyên hủy thì người
đại diện theo pháp luật của công ty như chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc hoặc
tổng giám đốc phải liên đới chịu trách nhiệm, hoàn trả số tiền đã nhận được cho các cổ
đông trong danh sách bán cổ phần đã lập sai trước đó.

3. So sánh với pháp luật hiện hành.

Tuy sự việc đã diễn ra vào năm 2009 và áp dụng Luật doanh nghiệp 2005, nhưng
chúng ta có thể tiến hành so sánh với Luật doanh nghiệp 202, liệu các nội dung phán
quyết có bị thay đổi sau khi tiến hành sửa đổi bổ sung nhiều lần bộ luật này. Nhìn
chung, các kết luận của toàn án sẽ không có sự thay đổi nếu áp dụng Luật doanh
nghiệp 2020, vì các vi phạm tương đối rõ ràng và không có kẽ hở trong luật cũ nên
chúng ta vẫn có các cơ sở pháp lý tương tự:

7
- Về quyền ưu tiên của cổ đông phổ thông theo điểm c khoản 1 điều 115: “ cổ
đông phổ thông có quyền ưu tiên mua cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ sở hữu
cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty”.
- Trách nhiệm của người đại diện khi xảy ra sai sót trong phát hành cổ phiếu theo
khoản 2 điều 121: “Trường hợp có sai sót trong nội dung và hình thức cổ phiếu
do công ty phát hành thì quyền và lợi ích của người sở hữu cổ phiếu đó không bị
ảnh hưởng. Người đại diện theo pháp luật của công ty chịu trách nhiệm về thiệt
hại do những sai sót đó gây ra”

Điều thay đổi trong Luật doanh nghiệp 2020 là đã có quy định rõ về các hình thức
chào bán cổ phần để tăng vốn điều lệ, qua đó chúng ta thấy được sự tiến bộ trong
việc tiến hành thay đổi bổ sung các điều luật để tránh được các nhầm lẫn hoặc thắc
mắc. Theo điều 123 Luật doanh nghiệp 2020:

“1. Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần
được quyền chào bán để tăng vốn điều lệ.

2. Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo các hình thức sau đây:

a) Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu;

b) Chào bán cổ phần riêng lẻ;

c) Chào bán cổ phần ra công chúng.

3. Chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty đại chúng và tổ
chức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

4. Công ty thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn 10 ngày kể từ
ngày hoàn thành đợt bán cổ phần.”

IV/ KẾT LUẬN.


Việc xảy ra tranh chấp giữa cổ đông với công ty là khó tránh khỏi trong quan hệ hợp
tác, thường xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của cổ đông và cả những người quản lý công

8
ty, làm việc một cách cảm tính hoặc vì lợi ích cá nhân mà không tuân thủ đầy đủ hoặc
cố tình làm trái pháp luật và điều lệ công ty. Tuy nhiên để hạn chế thấp nhất rủi ro xảy
ra đối với các bên liên quan thì trước hết chúng ta cần tìm hiểu pháp luật, quy định của
công ty đồng thời cần bĩnh tĩnh đưa ra hướng giải quyết có lợi cho đôi bên và không
xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo pháp luật dân sự (https://phapluatdansu.edu.vn/);


2. Luật doanh nghiệp 2020 và Luật doanh nghiệp 2005;
3. https://phamlaw.com/cac-dang-tranh-chap-pho-bien-trong-doanh-
nghiep.html
4. Kênh truyền thông ALO Media (http://alomedia.vn/)

PHỤ LỤC

I/ GIỚI THIỆU................................................................................................................... 2
II/ VẤN ĐỀ ĐẶT RA........................................................................................................2
1. Thực trạng tranh chấp lợi ích giữa công ty và cổ đông trong công ty cổ phần
hiện nay diễn ra như thế nào?......................................................................................2
2. Nguyên nhân và giải pháp.....................................................................................2
a) Nguyên nhân xảy ra tranh chấp............................................................................2
b) Giải pháp hạn chế nảy sinh tranh chấp................................................................3
3. Đưa ra tình huống và vấn đề cần bàn luận..........................................................3
III/ PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN.........................................................................................5
1. Các vấn đề pháp lý và quy phạm pháp luật trong tình huống trên....................5
2. Nhận xét, bàn luận về tình huống đó theo cơ sở pháp lý lúc diễn ra sự kiện.....5
3. So sánh với pháp luật hiện hành...........................................................................7
IV/ KẾT LUẬN.................................................................................................................8

You might also like