Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 116

Kk BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

BÁO CÁO MÔN HỌC

LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

ĐỀ TÀI:
NGUỒN GỐC, SỰ PHÁT TRIỂN VÀ
VAI TRÒ CỦA THỂ THAO ĐỐI VỚI
NỀN VĂN MINH NHÂN LOẠI

Giảng viên hướng dẫn: NCS. ThS Nguyễn Đăng Khoa

Nhóm thực hiện: Nhóm 5A

Hồ Chí Minh, 04/08/2022

1
BẢNG THÀNH VIÊN NHÓM

STT Họ và tên MSSV Ghi chú

1 Dương Gia Khiêm 2183001208

2 Phan Hoàng Phi Dương 2183001069

3 Lê Thùy Dương 2183003214

4 Trương Đình Ngô 2183000483

5 Lê Hữu Bằng 2183003730

6 Trương Thị Tùng Linh 2183003279

7 Trần Thị Ly 1911860683

8 Trịnh Mai Phương 2183000602

9 Trương Minh Đức 2183000152

10 Võ Thị Phương Linh 2183000346

11 Nguyễn Vũ Phương Linh 2011831521

12 Nguyễn Thị Huỳnh Như 2183000552

13 Nguyễn Thị Tố Chinh 2011860740

2
MỤC LỤC

BẢNG THÀNH VIÊN NHÓM ................................................................. 2


MỤC LỤC..................................................................................................... 3
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................. 5
PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THỂ THAO ........................................ 6
1.1. Định nghĩa và đặc điểm của thể thao ......................................................................... 6
1.2. Nguồn gốc của thể thao ................................................................................................. 9
1.3. Sự phát triển của thể thao: .........................................................................................13
1.3.1. Thời kỳ cổ đại:.....................................................................................................13
1.3.2. Thời kỳ trung đại: ...............................................................................................15
1.3.3. Thời kỳ cận đại:...................................................................................................17
1.3.4. Thời kỳ hiện đại: .................................................................................................19
1.4. Vai trò của thể thao trong nền văn minh nhân loại hiện nay: ...........................20
1.4.1. Vai trò thể thao trong việc rèn luyện sức khỏe: ..............................................20
1.4.2. Vai trò thể thao trong giáo dục ..........................................................................22
1.4.3. Vai trò của thể thao trong giải trí: ....................................................................26
1.4.4. Vai trò của thể thao trong quân sự:..................................................................31
1.4.5. Vai trò của thể thao đối với kinh tế: .................................................................34
1.4.6. Vai trò của thể thao đối với chính trị ................................................................37
CHƯƠNG 2: OLYMP IC (THẾ VẬN HỘI): ....................................... 40
2.1 Olympic cổ đại................................................................................................................40
2.1.1. Nguồn gốc của thế vận hội Olympic cổ đại.....................................................40
2.1.2. Các môn thể thao từ thời cổ đại ........................................................................45
2.2. Olympic hiện đại: .........................................................................................................54
2.2.1. Đôi nét về olympic hiện đại ...............................................................................54
2.2.2. Những đặc trưng trong kì thi Olympic hiện đại: .............................................67
CHƯƠNG 3: CÁC BỘ MÔN THỂ THAO TIÊU BIỂU TRÊN THẾ
GIỚI HIỆN NAY....................................................................................... 77
3.1. Thể thao đối kháng: .....................................................................................................77
3.1.1. Boxing: .................................................................................................................77
3.1.2. Đấu kiếm: .............................................................................................................79
3
3.1.3.Taekwo ndo: ..........................................................................................................81
3.1.4. Đấu vật: ................................................................................................................85
3.2. Thể thao trí tuệ: ............................................................................................................87
3.2.1. Cờ vua: .................................................................................................................87
3.2.2. Cờ tướng: .............................................................................................................91
3.3. Thể thao đồng đội: .......................................................................................................94
3.3.1. Bóng đá: ...............................................................................................................94
3.2.2. Bóng chuyền: .......................................................................................................99
3.3.3. Bóng rổ:............................................................................................................. 101
3.3.4. Bóng bầu dục:................................................................................................... 105
3.4. Thể thao dưới nước: ................................................................................................. 107
3.4.1. Bóng nước:........................................................................................................ 107
3.4.2. Bơi lội: ............................................................................................................... 108
KẾT LUẬN...............................................................................................111
TÀI LIỆU THAM KHÃO .....................................................................112

4
LỜI NÓI ĐẦU

Văn hóa là khái niệm dùng để nói đến những gì do con người tạo ra đời sống, tích
lũy và lưu trữ, truyền lại qua nhiều thế hệ, trong một phạm vi hay một khoảng không gian
nhất định, có thể gọi đây là một bản sắc văn hóa của một tập thể, cộng đồng. Ví dụ như:
ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống,v.v.. Cụ thể là có nhiều
nền văn hóa được con người sau này khai quật tìm thấy ở nhiều nơi khác nhau.

Văn minh có thể là thành tựu mà văn hóa đạt được, là quá trình phát triển hay tiến
bộ của một thời đại, một xã hội, trong một thời kỳ. Dựa trên những thành tựu của xã hội
loài người, trong một khoảng thời gian, không gian xác định.

Khi đem so sánh giữa hai khái niệm về văn hóa và văn minh, thì văn hóa là thứ
xuất hiện trước và phát triển sớm hơn văn minh, nhưng nền văn minh lại lớn hơn nhiều
khi so với một nền văn hóa, một nền văn minh có thể được tạo nên từ một hay nhiều nền
văn hóa cấu thành. Nếu không có văn minh thì văn hóa vẫn có thể tồn tại và phát triển
được, nhưng ngược lại thì văn minh không thể nào tồn tại và phát triển được nếu không
có mầm mống xuất phát điểm từ văn hóa. Văn hóa và văn minh là hai khái niệm đặc biệt,
mỗi khái niệm đều mang mỗi khía cạnh ý nghĩa khác nhau và cũng không thể nào sử dụng
hai khái niệm này đồng nghĩa.

Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, lao động sản xuất là nguồn cội để
thể thao ra đời. Từ lao động tay chân, đến biết cách phối hợp công cụ, các hành vi vận
động để gia tăng năng suất lao động. Mầm móng để thể thao ra đời và phát triển xuất phát
điểm từ những hoạt động linh hoạt này trong quá trình lao động, sản xuất. Dần dần tư duy
con người tiến bộ có phối hợp, có sự tương tác trong tập thể để lập kế hoạch hành động,
phân chia, chuẩn bị,v.v.. Tất cả các yếu tố quan trọng kể trên đều góp phần cấu thành và
ảnh hưởng đến sự ra đời và phát triển của thể thao. Tư duy phát triển quá trình lao động
sản xuất được nâng cao, dần dần các trò vui, giải trí, và theo thời gian các hoạt động để
rèn luyện bản thân, cơ thể để nâng cao thể lực, phòng ngừa bệnh tật được ra đời. Về lâu
về dài, sau này do mức độ sống, nhu cầu giáo dục nâng cao, trình độ sản xuất, khoa học
kỹ thuật,... nên thể thao trở thành một bộ môn phát triển một cách tương đối độc lập.

5
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THỂ THAO

1.1. Định nghĩa và đặc điểm của thể thao

Thể thao là tất cả các loại hình hoạt động thể chất và trò chơi có tính chất cạnh tranh,
từ đó có việc trao giải thưởng thông qua thành tích. Thể thao hiện đại mang mục đích là
duy trì, cải thiện các kỹ năng và năng lực thể chất, trau dồi các kỹ năng xã hội, rèn luyện
sức khỏe, đem lại niềm vui, hứng khởi cho những người tham gia (thường gọi là các vận
động viên, bất kể ở lứa tuổi nào,giới tính, trình độ, đẳng cấp nào) và mang đến sự giải trí
cho người xem.

Một cuộc thi đấu thông thường diễn ra giữa hai bên, đồng thời cố gắng vượt qua đối
thủ. Trong thể thao cụm từ “nhà vô địch” được nói tới gồm nhiều trận thi đấu đối kháng
được tổ chức, sắp xếp để tìm ra người thắng cuộc gọi là nhà vô địch. Hiện nay có hàng
trăm môn thể thao phải kể đến từ những môn tranh đấu cá nhân đến những môn tranh đấu
với hình thức phối hợp đồng đội (nhiều người tham gia cùng một lúc). Đa số các môn thể
thao đều mang yếu tố cạnh tranh và yếu tố này rất cần thiết trong định nghĩa của nó, ví dụ
như cạnh tranh giữa hai đội tuyển (một đội sẽ có nhiều nhiều tham gia thi đấu) thành tích
sẽ dựa trên một đội (các môn thể thao cạnh tranh đồng đội: bóng đá, bóng chuyền, bóng
rổ,.v.v..), đối với các môn thể thao cạnh tranh cá nhân thành tích sẽ dựa trên quá trình thi
đấu của một cá nhân (ví dụ các môn thể thao cạnh tranh cá nhân: bắn súng, bắn cung, bơi,
bóng bàn, cưỡi ngựa,.v.v..) Hầu hết trong các cuộc thi đấu, các cuộc tranh tài các cá nhân,
các đội tuyển tham gia đều được đánh giá và xếp hạng theo kết quả của họ để sắp xếp và
phân chia thành các nhóm, tổ hợp thi đấu một cách tương ứng và công bằng.

Ngày nay thể thao đối với con người rất bổ ích chính nhờ vào các hoạt động duy trì
sức khỏe, nâng cao độ dẻo dai của sức bền cũng như nâng cao thể lực, ngoài ra trò mang
tính chất đối kháng phi thể chất vẫn được xem là một bộ môn thể thao, đây được gọi là
thể thao trí tuệ, lấy ví dụ như: cờ vua, cờ tướng,... Mỗi môn thể thao đều đã có mỗi một
luật lệ riêng, có quy định riêng để phù hợp với tính chất của bộ môn đó, và các luật lệ, các
quy định này được một bộ phận giám sát một cách chặt chẽ và hiệu quả. nhằm mục đích

6
đảm bảo rằng kết quả xứng đáng, công bằng, không bị bóp méo và đặc biệt là tránh các
hình thức gian dối, gian lận.

Các thành tích khi trải qua thi đấu được lưu trữ lại và được phổ biến rộng rãi trên
các bản tin, các chương trình về thể thao. Đặc biệt, người xem thể theo có thể tìm kiếm
cho bản thân mình sự giải trí khi xem thể thao khi không bắt buộc mình phải là người tham
gia thi đấu, không cần phải tới các địa điểm tổ chức, diễn ra trận thi đấu. Hầu hết các cuộc
thi thể thao lớn hiện nay được tổ chức rất quy mô và độ phủ sóng của nó cũng rất rộng rãi,
chính vì vậy thể thao luôn thu hút một số lượng lớn người hâm mộ. Hiện tại có loại hình
cũng rất phổ biến phát triển dựa trên các cuộc thi đấu thể thao lớn đó là “cá cược thể thao”
được quy định và kiểm soát rất nghiêm ngặt.

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều các sự kiện thể thao lớn trên thế giới được tổ
chức rất hoành tráng, rất quy mô và cơ cấu giải thưởng cũng rất hấp dẫn. Đây là món ăn
tinh thần của hàng triệu con người, sự kiện diễn ra rất nhiều hoạt động thể thao để phục
vụ những người yêu mến nó. Lấy ví dụ như: Thế vận hội Olympic, FIFA World Cup,
UEFA Champions League,... thu hút rất nhiều cá nhân vận động viên, nhiều đội tuyển
tham gia thi đấu.

Lễ Khai mạc thể thao thế giới

7
Đội tuyển bóng đá giành huy chương vàng ở sự kiện thể thao quốc tế

Thể thao là các hoạt động thể chất có rất nhiều bộ môn khác nhau như: bóng đá,
bóng rổ, bóng chuyền, điền kinh, bơi lội,... và có một điều không thể phủ nhận rằng lợi
ích của thể thao là một thứ cực kỳ tốt và cực kỳ quan trong đối với con người. Tham gia
nhiều các hoạt động về thể chất giúp con người giảm các vấn đề về đau tim rất hiệu quả,
khi vận động về thể lực tim của bạn sẽ tăng cường hoạt động, người ta nói rằng nếu trái
tim là một cơ bắp thì chơi thể thao là một kỹ thuật tập luyện cho tim phát triển một cách
khỏe mạnh. Nếu tích cực duy trì tập luyện thể thao một cách điều độ sẽ giúp bạn duy trì,
kiểm soát được cân nặng của cơ thể, đây cũng là loại hình được ưu tiên khuyến khích cho
những người có nguy cơ, và đang bị béo phì, ngoài ra còn các lợi ích khác như: giúp cải
thiện máu lưu thông, tăng cường hệ miễn dịch sức đề kháng, tốt cho não bộ, giúp xương
phát triển một cách chắc khỏe, giải tỏa căng thẳng,... Ngoài ra, các môn thể thao đồng đội
còn rèn luyện cho con người có tinh thần, ý chí đoàn kết, các kỹ năng làm việc trong đội,
nhóm.

Bạn phải hiểu rằng trong bất kỳ các cuộc thi đồng đội nào yếu tố quan trọng để làm
nên chiến thắng đó là yếu tố đoàn kết giữa đồng đội với nhau. Đối với trẻ em lợi ích của
tính đồng đội trong thể thao là kỹ năng mềm rất có ích cho tư duy của trẻ em trong quá
trình phát triển điển hình như: tăng sự tự tin, xây dựng một mối quan hệ chặt chẽ, phát
triển về tư duy, kỹ năng trong phản biện, học cách chấp nhận luật lệ quy định, rèn luyện

8
kỹ năng đối mặt với khó khăn, học cách chấp nhận thất bại, phát triển tư duy về làm việc
nhóm,...và còn nhiều lợi ích khác rất bổ ích.

Ngày nay, ngoài các loại hình thể thao đối kháng, thể thao trí tuệ,... còn phải kể đến
một bộ môn thể thao cũng khá phát triển có cái tên là “thể thao điện tử”. Dựa trên sự phát
triển của thể thao mà nhà phát triển thể thao điện tử sáng tạo ra các trò chơi liên quan tới
lĩnh vực thể thao này. Điển hình như là bóng đá vì là một bộ môn phải nói là cực kỳ phổ
biến, và cực kỳ nổi tiếng, luôn có một khối lượng người hâm mộ đông đảo, chính vì điểm
này bộ môn bóng đá được chuyển thể thành trò chơi điện tử cũng làm khuấy đảo cộng
đồng, thu hút một số lượng lớn người chơi.

Cộng đồng người chơi và người theo dõi thể thao điện tử

1.2. Nguồn gốc của thể thao

Biết nguồn gốc của thể dục thể thao này cho phép chúng ta hiểu làm thế nào những
thực hành đầu tiên này bắt đầu trong các mối quan hệ xã hội và sự xuất hiện tiếp theo của
các nền văn minh.

Thể dục thể thao ra đời phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người. Lao đ ộng
sản xuất là nguồn gốc cơ bản của thể dục thể thao. Nói cách khác, đó là cơ sở sinh tồn của
tất cả mọi hoạt động, là hoạt động thực tiễn cơ bản nhất. Trong quá trình tiến hóa từ vượn
thành người, lao động là nhân tố quyết định. Cơ thể từ loài vượn thành người, bàn tay

9
dùng để lao động, vỏ đại não để tư duy và ngôn ngữ để giao tiếp… đều từ lao động mà
phát triển thành như ngày nay.

Do đó, muốn kiếm ăn và sống bảo đảm an toàn, họ phải luôn đấu tranh với thiên tai
và dã thú. Thực tế đấu tranh quyết liệt để sống sót đó buộc con người phải biết chạy, nhảy,
leo trèo, ném, bơi, mang vác nặng và chịu đựng được trong điều kiện kèm theo sống khắc
nghiệt. Bởi vậy, những năng lượng hoạt động giải trí đó cùng với kinh nghiệm tay nghề
đã trở thành tiêu chuẩn số 1 để nhìn nhận trình độ, uy tín của con người lúc bấy giờ. Mầm
mống của thể dục thể thao đã nẩy sinh chính từ trong thực tiễn của những hoạt động giải
trí ấy và tích hợp tự nhiên ngay trong quy trình lao động

Mặt khác thể dục thể thao chỉ thực sự sinh ra khi con người ý thức được về công
dụng và sự chuẩn bị sẵn sàng của họ cho đời sống tương lai, đặc biệt quan trọng cho thế
hệ trẻ; đơn cử là sự thừa kế, truyền thụ và tiếp thu những kinh nghiệm tay nghề và kiến
thức và kỹ năng hoạt động ( lao động ).

Xã hội nguyên thủy

Đó là nội dung đa phần của giáo dục thời cổ xưa. Và ngay từ khi mới sinh ra, thể
dục thể thao đã là một phương tiện đi lại giáo dục, một hiện tượng kỳ lạ xã hội mà ở con
vật không hề có được .Từ thời cổ xưa, con người thường có những hoạt động giải trí tế lễ
dùng những động tác có đặc thù tượng trưng để bộc lộ tình cảm, nỗi vui buồn, sự sùng bái
10
thần linh. Vũ đạo sinh ra từ đó. Các động tác vật, giao đấu sinh ra trong những cuộc xung
đột giữa những bộ lạc, người với dã thú. Ngoài ra còn có những trò chơi yêu thích trong
lúc nhàn nhã, vui chơi và về sau còn thêm dần một số ít hoạt động giải trí rèn luyện thân
thể khác để phòng chữa một số ít bệnh. Tất cả những điều này đã góp thêm phần quan
trọng để tăng trưởng thể dục thể thao. Sau này, do trình độ sản xuất, mức sống, khoa học
kỹ thuật, nhu yếu huấn luyện và đào tạo và giáo dục ngày càng cao nên thể dục thể thao
dần trở thành một nghành nghề dịch vụ tương đối độc lập, có một mạng lưới hệ thống
khoa học cho riêng mình .

Có thể hiểu rõ thêm thực chất xã hội, đặc thù văn hóa truyền thống - giáo dục của
thể dục thể thao trải qua khám phá cội nguồn và lịch sử vẻ vang tăng trưởng của nó. Thật
đúng như Ănghen đã nói trong tác phẩm “Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển
biến từ vượn thành người”: “Lao động là điều kiện thứ nhất của toàn bộ đời sống con
người, thậm chí đến mức, trên một số ý nghĩa nào đó, không thể không nói rằng: “Lao
động sáng tạo ra bản thân con người”.

Mặt khác thể dục thể thao chỉ thực sự ra đời khi con người ý thức được về tác dụng
và sự chuẩn bị của họ cho cuộc sống tương lai, đặc biệt cho thế hệ trẻ; cụ thể là sự kế thừa,
truyền thụ và tiếp thu những kinh nghiệm và kỹ năng vận động (lao động). Do vậy, đó là
nội dung chủ yếu của giáo dục thời cổ xưa. Và ngay từ khi mới ra đời, thể dục thể thao đã
là một phương tiện giáo dục, một hiện tượng xã hội mà ở con vật không thể có được.

Từ thời cổ xưa, con người thường có những hoạt động tế lễ dùng những động tác có
tính chất tượng trưng để biểu thị tình cảm, nỗi vui buồn, sự sùng bái thần linh. Vũ đạo ra
đời từ đó. Các động tác vật, giao đấu ra đời trong các cuộc xung đột giữa các bộ lạc, người
với dã thú. Ngoài ra còn có các trò chơi vui thích trong lúc nhàn rỗi, giải trí và về sau còn
thêm dần một số hoạt động rèn luyện thân thể khác để phòng chữa một số bệnh. Tất cả
những điều này đã góp phần quan trọng để phát triển thể dục thể thao. Sau này, do trình
độ sản xuất, mức sống, khoa học kỹ thuật, nhu cầu đào tạo và giáo dục ngày càng cao nên
thể dục thể thao dần trở thành một lĩnh vực tương đối độc lập, có một hệ thống khoa học
cho riêng mình.

 Thể dục thể thao có nguồn gốc từ lao động.

11
Từ thời nguyên thủy: Con người đã biết chế tạo và sử dụng các công cụ lao động. Lao
động chủ yếu là săn bắt, hái lượm. Bên cạnh đó, điều kiện lao động khó khăn, công cụ lao
động thô sơ, lao động thể lực cực nhọc. Đồng thời, con người luôn phải đấu tranh với thiên
nhiên khắc nghiệt và thú dữ để sinh tồn. Do vậy: để đảm bảo cuộc sống thì con người cần
phải nâng cao trí tuệ thể chất và năng lực.

Dụng cụ thời đồ đá

 Thể dục thể thao được hình thành thông qua các hoạt động văn hóa của
con người từ thời xa xưa:

Từ thời xa xưa, con người đã tổ chức các lễ hội văn hóa vào dịp lễ tết, hội được mùa, …
Các hoạt động trong các lễ hội như: đấu vật, võ, bắn cung, đua ngựa, đua thuyền, ném
còn,… dần trở thành môn thể thao để tập luyện, thi đấu, rèn luyện thể chất, phòng chữa
bệnh,…

Trong các tài liệu khảo cổ học đã chứng minh rằng: “Trang bị kỹ thuật kém cỏi của
con người ở thời kỳ đồ đá đã buộc họ phải hành động tập thể…” Năng lực tư duy được
nâng lên, có sự phối hợp, hiệp đồng, lập kế hoạch hành động, chuần bị, phân công... Ở
thời kỳ này, bản chất tự nhiên của con người được đặt lên hàng đầu, vì họ không chú trọng
nhiều đến sự thay đổi của thế giới tự nhiên bên ngoài, mọi hành động chỉ để đối phó, khắc
phục với điều kiện môi trường sống hiện tại thông qua kinh nghiệm tích luỹ.

12
Từ đó hình thành các kĩ năng giao tiếp thông thường đến chuyên môn hoá sâu, đó là
giáo dục thể chất (tự hoàn thiện, tự thích nghi); Các bài tập thể chất ra đời, phản ánh mối
quan hệ giữa con người với tự nhiên, con người với con người, nó trở thành nhu cầu để
củng cố, nâng cao năng xuất lao động và hoàn thiện thể chất.

1.3. Sự phát triển của thể thao:

1.3.1. Thời kỳ cổ đại:

Một trong những hình thức thể thao lâu đời nhất được ghi lại là nhảy bò ở đảo Crete
của Hy Lạp, nơi những người nô lệ nhảy qua sừng của một con bò đực. Các hoạt động
chính là đấu vật, chạy, nhảy, ném đĩa và phóng lao, trò chơi bóng, thể dục dụng cụ và cưỡi
ngựa cũng như các kỹ năng quân sự. Các cuộc thi thể thao diễn ra thường xuyên như một
phần của các lễ hội tôn giáo.

Nhảy bò ở đảo Crete

Đây là một trò chơi thể thao hết sức nguy hiểm của người dân tại đảo Crete thời
Minoan. Con bò tót sẽ được thả vào sân cùng với một nhóm người (có cả nam lẫn nữ) tất
cả đều cởi trần và chỉ mặc độc một cái khố. Khi bò tót lao tới tấn công thì họ sẽ đợi nó tới
thật gần rồi bật người nhảy nhào lộn qua lưng con bò để tránh bị nó húc. Đây là một trò
chơi tàn khốc vì mạng sống những người nô lệ như cỏ cây để quý tộc đùa giỡn. Cũng

13
chính ở Hy Lạp, Thế vận hội Olympic bắt đầu vào năm 776 trước Công nguyên và được
liên kết với các lễ hội tôn giáo.

Cốt lõi của điền kinh Hy Lạp là nỗ lực thể chất của một cá nhân để vượt qua đối
thủ. Vì lý do này, các môn thể thao ở Hy Lạp cổ đại thường loại trừ các cuộc thi đồng đội
và biểu diễn nhằm mục đích thiết lập kỷ lục. Các môn thể thao có niên đại ít nhất hai nghìn
năm tuổi bao gồm ném rào ở Ireland cổ đại , Shinty ở Scotland , Harpastum (tương tự như
bóng bầu dục) ở Rome, Cuju (tương tự như bóng đá hiệp hội) ở Trung Quốc và Polo ở Ba
Tư. Trò chơi bóng ở Mesoamerican bắt nguồn từ hơn ba nghìn năm trước.

Trò chơi bóng Pitz của người Maya được cho là môn thể thao bóng đầu tiên, vì nó
được chơi lần đầu tiên vào khoảng năm 2500 trước Công nguyên. Thể dục dụng cụ dường
như là một môn thể thao phổ biến trong quá khứ xa xưa của Trung Quốc. Các môn thể
thao Ba Tư cổ đại bao gồm môn võ Zourkhaneh truyền thống của Iran. Trong số các môn
thể thao khác có nguồn gốc từ Ba Tư là Polo và chạy nhảy. Một dụng cụ bằng xương được
đánh bóng được tìm thấy tại Eva ở Tennessee, Hoa Kỳ và có niên đại khoảng 5000 năm
trước Công nguyên đã được hiểu là một thiết bị thể thao có thể được sử dụng trong trò
chơi "vòng và ghim".

Môn bóng đầu tiên của loài người

14
Đến thời Ai Cạp cổ đại các di tích về các Pharaoh được tìm thấy tại Beni Hasan có
niên đại khoảng 2000 trước Công Nguyên cho thấy rằng một số môn thể thao, bao gồm
đấu vật, cử tạ, nhảy xa, bơi lội, chèo thuyền, bắn cung, câu cá và điền kinh, cũng như các
loại trò chơi bóng, đã được phát triển và quy định ở Ai Cập cổ đại . Các môn thể thao khác
của Ai Cập còn có ném lao và nhảy cao . Một bức chân dung trước đó về các nhân vật đấu
vật đã được tìm thấy trong lăng mộ của Khnumhotep và Niankhkhnum ở Saqqara có niên
đại khoảng năm 2400 trước Công nguyên.

Thời kì Sumer hiện đại lịch sử của thể thao kéo dài trở lại thế giới Cổ đại. Hoạt động
thể chất phát triển thành thể thao có mối liên hệ sớm với nghi lễ, chiến tranh và giải trí.
Nguồn gốc của quyền anh cũng được bắt nguồn từ các Sumer cổ đại. Sử thi Gilgamesh
đưa ra một trong những ghi chép lịch sử đầu tiên về thể thao khi Gilgamesh tham gia vào
một hình thức đấu vật đai với Enkidu. Các bảng chữ hình nêm ghi lại niên đại của câu
chuyện vào khoảng năm 2000 trước Công nguyên; tuy nhiên Gilgamesh lịch sử được cho
là đã sống vào khoảng năm 2800 đến 2600 trước Công nguyên. Vua Sumer Shulgi cũng
tự hào về khả năng thể thao của mình trong bài Tự khen ngợi Shulgi A, B và C những
chiếc móc câu không khác gì những chiếc móc ngày nay đã được tìm thấy trong cuộc khai
quật tại Ur, cho thấy bằng chứng về việc câu cá ở Sumer vào khoảng năm 2600 trước Công
nguyên.

1.3.2. Thời kỳ trung đại:

Sau sự đổ sụp của Đế chế Tây La Mã, người dân châu Âu phải mặt đối mặt với các
đấu tranh tôn giáo và cuộc chiến tranh chính trị đầy biến động khắc nghiệt. Phương tiện
kiếm tiền cơ bản lúc bấy giờ là chiến đấu như một người lính hoặc làm nông dân hoặc
nông nô. Do đó, có rất nhiều thời gian để nông dân và giới quý tộc tận hưởng và giải trí.
Theo như những gì ghi chép lịch sử hiện có, người dân của thời trung cổ được hưởng nhiều
ngày lễ. Ngoài các ngày chủ nhật, họ thường tận hưởng khoảng tám tuần nghỉ lễ trong một
năm, trong những ngày đó họ không phải làm việc gì. Có một điều đặc biệt rằng người
của thời trung đại còn lên lịch cho các môn thể thao.Nhiều môn thể thao thời trung đại khá
bạo lực và rất vô tổ chức và rất ít luật lệ. Đa phần các môn thể thao thời của trung đại đều
hướng tới mục đích tăng khả năng chiến đấu của những người tham gia.

15
Chế độ phong kiến của thời trung đại đã tạo cơ hội cho mọi người đạt được danh
tiếng và thứ hạng cao hơn trong xã hội lúc bấy giờ. Một hiệp sĩ có thể minh chứng khả
năng của mình qua các trận chiến tranh, các giải đấu thể thao thường được thưởng rất
nhiều các phần thưởng. Do đó các cuộc thi về thể thao này được đón nhận một cách rất
phổ biến, rộng rãi, rất được yêu thích, nhận được rất nhiều sự hưởng ứng tham gia. Bộ
môn bắn cung ở thời đại này được xem là một bộ môn thể thao quan trọng bởi vì nó không
chỉ đơn thuần là một thể thao mà nó còn là kỹ năng thiết yếu. Các trò chơi tiêu biểu của
giới quý tộc lúc bấy giờ phải nói rằng như các cuộc tập trận và huấn luyện quân sự, ngoài
bắn cung còn có: cưỡi ngựa, đấu kiếm,v.v.. Ngoài ra có bằng chứng cho rằng người dân
của thời trung đại rất thích chơi các loại hình thể thao có hình thức chơi tương tự như trượt
băng, người chơi dùng dây buộc xương bò hay xương của các loại gia súc khác vào chân
để trượt trên các ao, hồ bị đóng băng. Người thời trung đại cũng chơi một hình thức thô
sơ tương tự như cầu lông, họ sử dụng các công cụ chơi là quả bóng và máy chèo.

Cuộc so tài của các đấu sĩ trên đấu trường

Đặc biệt phụ nữ của thời đại này rất thích săn bắt, đó là một bộ môn thể thao mà họ
rất thích khi rảnh rỗi. Bộ môn săn bắt này được xem là một bộ môn khá tốn kém vì khi đi
săn thường được sử dụng chó ăn và diều hâu đã trải qua huấn luyện. Và trong tầng lớp quý
tộc họ cũng có một bộ môn thể thao được xem là tổ tiên của bộ môn golf thời hiện đại.
Một môn thể thao cần phải có một khoảng đất đủ rộng, mặc dù nông dân và những người
bình dân cũng có thể chơi và tổ chức thi một cách không chính thức và không hoành tráng
được như các trận đấu được tổ chức bởi các tầng lớp cao hơn.
16
So với các tầng lớp quý tộc thì nông dân và nông nô ở thời kỳ trung đại ưa chuộng
các trò chơi thể thao ngoài trời hơn. Tuy rằng các trò chơi này không mang tính phức tạp
và an toàn. Mặc dù khá mạo hiểm và khó khăn nhưng tính chất trò chơi thể thao của tầng
lớp này lại đang dạng và thú vị hơn. Nông dân ở thời kì này còn có một số trò chơi cụ thể
như đá bóng, một trò chơi mà các thành viên trong làng sẽ tham gia thi đấu với thành viên
của làng khác, ném móng ngựa, đấu vật,v.v.. và cũng không loại trừ bộ môn bắn cung.
Nông nô và nông dân thường được đến xem các trận đấu của tầng lớp quý tộc trong các
trận đấu, giải đấu, và dĩ nhiên họ không được tham gia các trận đấu này.

Tóm lại các môn thể thao thời trung đại không chỉ đơn thuần là sự giải trí, niềm vui
mà còn mang lại màu sắc, sức sống. Văn hóa của thời đại này phát triển rất mạnh mẽ cùng
với sự trợ giúp của những sự kiện thể thao trên. Xã hội hiện tại đã được thừa hưởng rất
nhiều từ các môn thể thao thời trung đại vì hầu hết các sự kiện thể thao mà chúng ta biết
đều bắt nguồn từ thời đại này.

1.3.3. Thời kỳ cận đại:

Thời cận đại thị tộc xuất hiện là hình thức tổ chức xã hội đầu tiên: Con người biết
làm ăn chung, biết phối hợp, phân công lao động, tạo của cải vật chất nuôi sống con người.
Lúc bấy giờ chưa có lực lượng vũ trang, song bắt đầu có những xung đột nhỏ của các bộ
tộc. Vì vậy, nhu cầu về thể lực được quan tâm và coi trọng. Từ đó các môn thể dục, thể
thao bước đầu được phát triển.

Ở thời kỳ này chủ yếu là các hoạt động phát triển cơ bắp về sức nhanh, sức mạnh,
sức bền. Mục đích con người tham gia tập luyện các môn thể thao đơn thuần nhằm để phô
trương quyền lực và sức mạnh của các bộ tộc, mở mang bờ cõi, việc nâng cao tố chất thể
lực chỉ chú trọng vào giáo dục lòng dũng cảm và các phẩm chất ý chí. Các môn thể thao
phát triển: chạy, nhảy, ném, vật, mang vác vật nặng và các trò chơi. Điều này đã phản ánh
khách quan tính tích cực của con người dưới chế độ thị tộc chưa có giai cấp, nhưng đã
chứng minh tiềm lực của con người là vô tận: duy trì phát triển văn hóa, cải tạo thiên nhiên
môi trường, nâng cao năng suất lao động,… trong đó thể thao đóng vai trò then chốt.

Tiêu biểu cho nền Thể thao của thế giới cổ đại là thể thao Hy Lạp cổ đại. Xuất phát từ
sự tín ngưỡng thần linh và Tôn giáo. Họ rất thích tinh thần dũng cảm, sức mạnh, nhanh sự
17
bền bỉ. Chú trọng đến thể thao nhằm rèn luyện thể lực cho từng người làm tôn vinh những
người thắng cuộc. Thi đấu của các lực sĩ đã trở thành một bộ phận của nghi thức tôn giáo.
Sự ổn định và phát triển của nền văn hóa Hy Lạp tiêu biểu lúc bấy giờ là: Văn hóa Xpáctơ
và Văn hóa Aten.

 Môn đua ngựa năm 1839 (1839 Grand National):

1839 Grand Liverpool Steeplechase là giải chạy chính thức hàng năm đầu tiên của
môn vượt tháp mà sau này được gọi là Grand National.

Cuộc đua không được tổ chức như một cuộc rượt đuổi dành cho người khuyết tật
(Grand National đã được chuyển đổi thành cuộc đua dành cho người khuyết tật vào năm
1843) và do đó tất cả các vận động viên chạy đều mang theo 12 viên đá.

Allen McDonough (1804 - 888) là một vận động viên đua ngựa người Ireland đã
giành giải Grand National vào năm 1838.

Bản phác thảo chân dung của Mr. Allen McDonough trên ngựa

 Golf:

1860 Giải golf vô địch mở rộng đầu tiên dành cho nam được tổ chức.

18
Giải vô địch mở rộng năm 1860 là một cuộc thi đánh gôn được tổ chức tại Câu lạc
bộ gôn Prestwick, ở Ayrshire, Scotland. Bấy giờ nó được coi là giải vô địch mở đầu tiên.

Cuộc thi đã trải qua ba vòng của khóa học liên kết mười hai lỗ. Giải thưởng giành
chiến thắng là Thách thức đai; một tay vợt giành được đai ba năm liên tiếp sẽ giữ nó.
"Cawdies, tức là Cầu thủ chuyên nghiệp, không phải Người giữ liên kết" đã đủ điều kiện
và phải xuất trình giấy chứng nhận về sự tôn trọng từ câu lạc bộ của họ.

William Park Sr là một tay golf chuyên nghiệp người Scotland. Anh ấy đã 4 lần vô
địch Open Championship.

William Park Sr đeo đai thử thách

1.3.4. Thời kỳ hiện đại:

Trải qua các thời kỳ, thể thao ở xã hội hiện đại đóng một vai trò rất quan trọng. Thể
thao trong hàng trăm năm qua đã minh chứng tầm ảnh hưởng đến nền văn hóa đại chúng
hiện đại và phản ánh sự thay đổi thái độ, tiêu chuẩn của xã hội hiện đại. Thể thao đã chứng
kiến những tiến bộ về mặt kỹ thuật và thành tích trong các thời đại. Đi được và phát triển

19
đến thời đại này và thể thao đã là một phần thiết yếu, không chỉ đơn thuần là hoạt động về
mặt thể chất mà còn là nơi giao lưu của mọi người.

Ở thời đại này, các môn thể thao đã được phát triển và đã được thống nhất bởi các
ý tưởng mang tính duy lý, các quy tắc, phương tiện, công cụ và cách cư xử, dân tộc và tôn
giáo được truyền đạt chia sẽ phổ biến. Thể thao hiện đại được hiện đại hóa, hiện đại hóa
ở đây để con người thuộc bất kỳ tôn giáo, dân tộc hay vùng nào cũng có thể chấp nhận nó.
Nhưng trong quá trình truyền bá các môn thể thao cũng không thế nào không xích mích
về các yếu tố sắc tộc bản địa, lấy ví dụ rằng bóng chài ở Mỹ và bóng chài ở Nhật Bản có
tính tương tự nhau. Một ví dụ khác, nguyên mẫu của bóng đá hiện đại là bóng đá dân mang
tính chất dân gian, dân tộc được truyền lại, phổ biến rộng khắp nơi trên thế giới. Bóng đá
ở các thời đại trước sẽ có mang theo rât nhiều bản sắc của bản địa và tính chất của dân
tộc,… Tuy nhiên việc tẩy trắng đi những tính chất sắc tộc là khởi đầu cho bóng đá ở thời
hiện đại. Như có thể thấy bóng đá hiện nay luôn có sự hiện hành các quy tắc, đồ dùng, cơ
sở vật chất, trọng tài, cách cư xử,v.v.. và nhiều yếu tố nữa đã được thông qua.

Tóm lại ở thời đại này, thế thao cũng gia tăng được vai trò của mình trong đời
sống xã hội. Và cũng có xu hướng mang tính bình đẳng, công bằng hơn, chuyên môn hóa
và hợp lý hơn, vì thế tiêu chuẩn đặt ra cho người chiến thắng cũng cao hơn.

1.4. Vai trò của thể thao trong nền văn minh nhân loại hiện nay:

1.4.1. Vai trò thể thao trong việc rèn luyện sức khỏe:

Rèn luyện sức khỏe hay còn gọi là rèn luyện thể chất, đây là một chủ đề
được mọi người quan tâm và khuyến khích mọi người nên thực hiện. Việc rèn luyện sẽ
giúp phát triển toàn diện về các yếu tố thể lực, sức khỏe, tầm vóc, tinh thần.

20
Rèn luyện sức khỏe còn được gọi là rèn luyện thể chất.

Trong cuộc sống của chúng ta, điều đáng quý nhất có lẽ là sức khỏe và trí tuệ. Chỉ
khi ta có sức khỏe tốt thì mới giúp cho quá trình rèn luyện trí tuệ phát triển tốt nhất có thể.
Do đó, việc tạo dựng và duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp chúng ta có
được sức khỏe tốt để phục vụ cho việc học tập, làm việc hiệu quả hơn.

Trong đợt dịch Covid 19 diễn ra cực kỳ phức tạp vừa qua đã gây ra rất nhiều thiệt
hại đối với người dân. Do đó, việc rèn luyện sức khỏe một cách khoa học để nâng cao sức
khỏe, giúp giảm thiểu các bệnh truyền nhiễm như Covid 19 là điều vô cùng cần thiết. Bên
cạnh đó, việc rèn luyện thể chất có thể giúp chúng ta kiểm soát cân nặng, tránh các tình
trạng thừa cân, béo phì và giúp cải thiện khả năng suy giảm trí nhớ.

Không chỉ thế, việc luyện tập thể thao thường xuyên còn giúp chúng ta ngăn ngừa
các loại bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp. Và các loại bệnh ung thư như: ung thư vú,
ung thư gan, ung thư trực tràng và giúp cải thiện đời sống tình dục. Ngoài ra, việc rèn
luyện sức khỏe đúng cách còn cải thiện được giấc ngủ, giúp chúng ta dễ ngủ, ngủ sâu và
ngon giấc hơn.

21
Việc rèn luyện thể chất không chỉ đóng vai trò trong sự phát triển toàn diện của cơ
thể mà chúng còn mang lại các lợi ích tích cực về mặt trí lực. Việc chăm sóc sức khỏe,
nâng cao sức khỏe là biện pháp đem lại hiệu quả cao, phù hợp với quy luật phát triển tâm
sinh lý của con người.

Quá trình rèn luyện thể chất sẽ giúp con người rèn luyện ý chí, lòng dũng cảm, tinh
thần đồng đội, tính kiên trì, có ý thức tập thể, tinh thần kỷ luật cao,... Do đó, thói quen rèn
luyện thể chất là cách giúp xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh giúp góp phần
đẩy lùi tệ nạn xã hội và xây dựng niềm tin, tinh thần lạc quan và giúp trí não thư thái, làm
giảm tình trạng căng thẳng, lo âu ở con người.

1.4.2. Vai trò thể thao trong giáo dục

Giáo dục thể thao là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận
động và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người. Tổng hợp quá trình đó
xác định khả năng thích nghi thể lực của con người. Giáo dục thể thao được chia thành hai
mặt riêng biệt, dạy học động tác và giáo dục các tố chất vận động.

Bên cạnh thuật ngữ giáo dục thể thao người ta thường dùng thuật ngữ chuẩn bị thể
lực, về bản chất hai thuật ngữ này có ý nghĩa như nhau. Nhưng thuật ngữ thứ hai thường
được nhắc tới khi nhấn mạnh tính thực dụng của giáo dục thể thao đối với lao động hoặc
các hoạt động khác.

Giáo dục thể thao kết hợp các mặt giáo dục khác như: đức, trí, thể, mỹ nhằm phát
triển con người cân đối toàn diện. Giáo dục thể thao là một hiện tượng xã hội, xuất hiện
cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người và tuân theo sự phát triển xã hội, cho nên nó
mang tính lịch sử và tính giai cấp.

Giáo dục thể thao ra đời bởi hai nguyên nhân, nguyên nhân chủ quan và nguyên
nhân khách quan.

Nguyên nhân khách quan là điều kiện bắt buộc muốn có ăn ở mặc thì con người phải tự tự
săn bắn hái lượm được để kiếm sống, chính hoạt động săn bắn và hái lượm đã làm cho bài
tập thể chất ra đời.

22
Nguyên nhân chủ quan do thức ăn ngày một khan hiếm, muốn đáp ứng được yêu
cầu của cuộc sống thì qua quá trình lao động con người đã nhận thức ra được vai trò của
việc chuẩn bị trước cho lao động, sẽ giúp cho lao động đạt được kết quả càng cao. Từ đó
bài tập thể chất ra đời.

Trẻ em Nhật háo hức tham gia các cuộc thi thể dục thể thao được tổ chức thường
xuyên trong các trường học.

Giáo dục thể chất thường hay gọi là thể dục thể thao trường học, đây là một yếu tố
quan trọng để hình thành nên thể dục thể thao và cũng là yếu tố giúp cấu thành nên giáo
dục ở trường học, đồng thời đây cũng là nên tảng của thể dục thể thao toàn dân. Giáo dục
thể thao có chức năng chuẩn bị thể lực cho con người để thực hiện các hoạt động do xã
hội quy định.

Giáo dục thể thao đã tồn tại từ giai đoạn đầu của xã hội, theo những cách đơn giản
như truyền tải các kỹ năng sinh tồn và săn bắn cơ bản. Giáo dục thể thao bắt đầu vào giữa
những năm 1800 khi Đức, Thụy Điển và Anh ảnh hưởng đến sự phát triển ban đầu của nó.
Trong thế kỷ đó, khóa học này đã được đưa vào hệ thống giáo dục. Vào đầu thế kỷ 20, các
trường công lập bắt đầu phát triển các chương trình rèn luyện thể chất. Đến năm 1950,

23
hơn 40 học viện đã giới thiệu các lớp học trong lĩnh vực giáo dục thể chất. Trong hầu hết
các hệ thống giáo dục, giáo dục thể thao là một khóa học trong đó các trò chơi được sử
dụng hoặc khám phá các phong trào để truyền tải kiến thức và kỹ năng thể chất cho một
cá nhân hoặc một nhóm người.

Giờ học bóng chuyền của sinh viên.

Giáo dục thể thao mang tính lịch sử và tính giai cấp. Thuật ngữ giáo dục thể thao
cũng đề cập đến bất kỳ môn thể thao ngoại khóa hoặc hoạt động thể chất nào mà học sinh
tham gia thông qua hệ thống trường học của họ. Không giống như các khóa học khác, hầu
hết các công việc trong lĩnh vực này có nhiều sự tham gia thực tế hơn là nghiên cứu lý
thuyết.

Giáo dục thể thao dựa trên sự hiểu biết rằng rèn luyện thể chất giúp ích cho tâm trí.
Người ta nhận ra rằng các hoạt động này là một thành phần có giá trị và cần thiết cho việc
học.

Hiện nay, các chế độ xã hội, quan niệm chính trị, các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng
và nhận thức của các quốc gia trên thế giới không giống nhau nhưng đều rất coi trọng tác

24
dụng của thể thao trong giáo dục. Vai trò của thể dục thể thao trong giáo dục được thể hiện
ở trên hai phương diện như sau:

 Vai trò của thể thao trong trường học:

Việc xây dựng mục tiêu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo là tạo ra những nhân tài
phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và lao động thì thể dục thể thao là một yếu tố không
thể thiếu. Thể dục thể thao giúp nâng cao thể chất, nâng cao tinh thần đoàn kết và các
phẩm chức đạo đức, tâm lý cho học sinh.

 Vai trò của thể thao trong xã hội :

Về bản chất thể dục thể thao có tính hoạt động, tính cạnh tranh, tính nghệ thuật, tính
lễ nghĩa và tính quốc tế nên có thể khơi gợi và kích thích được lòng yêu tổ quốc, tinh thần
tự hào và giúp đoàn kết dân tộc. Đây là vai trò lớn nhất của thể dục thể thao trong xã hội.

Sự năng động trong thể thao.

25
Vì vậy, việc giáo dục thể thao đóng vai trò quan trọng trong nền văn minh nhân loại
hiện nay. Giáo dục thể thao có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển, bồi dưỡng nhân tố
con người và giúp nâng cao thể lực, hoàn thiện các năng lực thể chất, phát triển trí tuệ.

1.4.3. Vai trò của thể thao trong gi ải trí:

Thể thao giải trí là khái niệm thể thao không còn mới, tuy nhiên để đưa ra được
một khái niệm hoàn chỉnh về lĩnh vực thể thao này không hề đơn giản. Không giống như
các lĩnh vực thể thao khác như thể thao thành tích cao, thể thao học đường, thể thao công
sở… thể thao giải trí là loại hình thể thao chuyên biệt, có lợi cho sức khỏe thể chất và sức
khỏe tinh thần của con người, được tiến hành trong thời gian tự do ngoài giờ làm việc của
con người. Thể thao giải trí có phạm trù rất rộng, đan xen trong sự phát triển của thể thao
quần chúng và thể thao thành tích cao.

Thể thao giải trí khái niệm này lần đầu tiên được sử dụng Hoa Kỳ và các nền kinh
tế khác tại các nước phát triển hơn. Sau khi thành lập nước Trung Hoa mới, thể thao giải
trí của Trung Quốc đã thực hiện một số tiến bộ. Từ năm 1978, nền kinh tế thị trường nhập
khẩu của Trung Quốc kể từ khi sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế quốc gia, mức
sống của người dân đã được cải thiện rất nhiều, để thiết lập các khái niệm về kích thước
ban đầu giải trí. Liên quan chặt chẽ với xã hội, phát triển kinh tế và văn hóa và sự phát
triển của thể thao giải trí cùng kỳ, càng phát triển trong thời gian xã hội thể thao, kinh tế,
văn hóa, giải trí sẽ được thực hiện, thì tốt hơn. Khi nền kinh tế của Trung Quố c đã bước
vào một thời kỳ phát triển nhanh chóng, chuẩn từng bước được cải thiện, từng bước tăng
thời gian giải trí sống, con người đang ngày càng quan tâm đến sự phát triển riêng của họ,
đặc biệt là nhu cầu tinh thần là sự chú ý nhiều hơn và nhiều hơn nữa của người dân. Giải
trí và thể thao của riêng của nó có các chức năng và tính năng, đến một mức độ nhất định
để đáp ứng nhu cầu tinh thần của người dân, bởi vì hoạt động của mình, trong các hình
thức linh hoạt ngày càng nhiều người thích nó.

Thể thao giải trí (Giải trí SPORTS) là một loại giải trí cho các mục đích của hoạt
động thể thao. Nó là nhịp độ nhanh làm việc xã hội hiện đại và môi trường sống, người ta
sử dụng thời gian rảnh rỗi của họ, miễn phí để trải nghiệm một loạt các sáng kiến trong
hoạt động thể chất như là một cơ sở giải trí, quá trình tập thể dục, là điều cần thiết cho một

26
môn thể thao và thư giãn cơ thể. Không chỉ làm giảm stress, căng thẳng quá lỏng lẻo, cá
tính hơn, theo đuổi chất lượng và hương vị, dần dần được chấp nhận và yêu thương, đã trở
thành một phần quan trọng của đời sống văn hóa của người dân.

Xuất phát từ đặc thù này, thể thao giải trí nhanh chóng có bước phát triển mạnh mẽ
và trên thực tế, không chỉ dừng ở mức "giải trí" đơn thuần mang tính tự phát, loại hình thể
thao này đã trở thành bộ phận quan trọng trong đời sống thể thao hiện đại tồn tại song song
với các môn thể thao chuyên nghiệp. Giờ đây, cái khái niệm "non - olympic sports" (Các
môn thể thao không thuộc hệ thống thi đấu Olympic - PV) đã trở nên quen thuộc với người
hâm mộ trên toàn cầu cùng hệ thống Ủy ban, Liên đoàn, hiệp hội... và các giải đấu cấp
quốc tế như: World Games; X-Games... Cũng với sự phát triển này, nhiều môn thể thao
trước đây chỉ được xem là mang nặng tính giải trí đã xuất hiện trong các đại hội thể thao
quốc tế chính thức như: khiêu vũ thể thao; thể thao điện tử (E-sports); bowling; thể thao
biển, leo núi,…

Thể thao giải trí là một môn thể thao giải trí lành mạnh và theo đuổi văn hóa của
sự kết hợp lãng mạn là mọi người trong thời gian miễn phí, thông qua các phong trào của
một loạt các chất lượng văn hóa nhất định, để đạt được tập thể dục, vui chơi giải trí, giao
tiếp, tự thực hiện và các mục đích khác, thức hơn nữa để đáp ứng một nhu cầu vật chất và
tinh thần cá nhân phát triển. Giải trí thể thao không chỉ có thể làm giảm căng thẳng, thư
giãn quá nhiều căng thẳng, cá tính hơn, theo đuổi chất lượng và hương vị, do đó dần dần
được chấp nhận và yêu thương, đã trở thành một phần quan trọng của đời sống văn hóa
của người dân.

Chia theo hình thức của môn thể thao giải trí như thể thao ngoài trời, thiết bị tập thể
dục, thể thao giải trí và thể thao độc lập. Thể thao giải trí không phải là một hình thức mới
của thể thao, đề cập đến cách mọi người sử dụng một loạt các vật lý thời gian hoạt động
giải trí để đạt được một loạt các mục đích giải trí, thể dục, vui chơi giải trí, vui chơi giải
trí thực hiện. Những hoạt động này đòi hỏi người tham gia với các kỹ năng và kiến thức
kỹ thuật cá nhân và thạc sĩ nhất định.

Tổ chức nhiều môn thể thao giải trí, hình thức tổ chức để chia cả hai nhóm có tổ
chức thể thao giải trí, mà còn tự do cá nhân để tham gia vào các môn thể thao giải trí. Hoặc

27
là một quá trình lập kế hoạch nghiêm ngặt là hoạt động được tổ chức tốt, nó có thể là lỏng
lẻo, hình thức linh hoạt của hoạt động.

Thể thao giải trí trong xã hội hiện đại, con người có liên quan trong thời gian giải
trí, nội dung phong phú, đa dạng của dự án. Theo một tính năng của hoạt động giải trí, từ
quan điểm của các động lực và mục đích, có thể được đưa vào các môn thể thao giải trí:
thể hình, trò chơi giải trí, sự cạnh tranh, và chăm sóc sức khỏe, cuộc phiêu lưu mở rộng
năm loại lớn. Sự phân loại này, có thể được chia ra từ các dự án giải trí, sáu loại của người
dân thông qua các bài tập lựa chọn này họ cần nó là một sự phân loại chung.

Các hoạt động giải trí lớp thể hình thể dục, thể dục nhịp điệu, cổ vũ, Pilates, dance,
hip-hop, yoga cho đào tạo cơ thể, giảm cân giảm béo, cơ chế kiểm soát, là một buổi biểu
diễn, nghệ thuật, tập thể dục Aerobic khéo léo. Hoạt động trong lớp thể hình giải trí đi
kèm với nhịp điệu mạnh mẽ và ca múa nhạc đậm và giàu trí tưởng tượng trong thư giãn
mệt mỏi, trong khi đào tạo và hình dạng của riêng mình bên ngoài đẹp trai, đầy sức sống
Neixiu hình ảnh y tế chất lượng, tăng cường năng lực và nâng cao thẩm mỹ hương vị thẩm
mỹ, để đạt được vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp bên trong của sự đoàn kết, thể hiện vẻ đẹp
của thiên nhiên đã cho chuyển động cơ thể con người và vẻ đẹp hoạt động thể chất.

Contemporary Dancing

28
Các hoạt động giải trí trò chơi giải trí bao gồm nhảy dây, câu cá, bay, đá cầu, chơi
trượt băng đầu, phi tiêu. Những hoạt động này có nguồn gốc từ các trò chơi dân gian cổ
xưa, có một lịch sử và di sản thực tiễn lâu dài trong quá trình dài những thay đổi liên tục
thông qua con người, đổi mới, phát triển các dự án đặc biệt hiện đại. Giải trí hoạt động trò
chơi tính năng lớn nhất là rõ ràng là giải trí, vui vẻ tại sự kiện này, trong lối chơi của thể
dục thể chất, phấn đấu để nuôi dưỡng tính cách, phát triển tư duy, cảm giác thư thái và
kinh nghiệm.

Trượt tuyết

Thể thao, giải trí và trò chơi thể thao cạnh tranh, phát triển mở với các kỹ năng,
cạnh tranh và tính năng quản lý. Do tính chất cạnh tranh của các hoạt động thể thao mà
nhân loại văn minh quyến rũ vô hạn, thu hút sự tham gia rộng rãi. Cuộc thi thể hiện mình,
cá tính, biểu hiện của sự sáng tạo của con người, công việc khó khăn, phấn đấu đầu tiên
của tinh thần. Các hoạt động chiến đấu thông qua cạnh tranh, đáp ứng tâm lý cạnh tranh,
chứng minh trí tuệ và tài năng cá nhân, mà cũng có thể tìm hiểu làm thế nào để xử lý một
cách chính xác các mối quan hệ, để cho lỗ thông hơi để cảm xúc của mình, điều chỉnh thái
độ.

Các hoạt động chăm sóc sức khỏe bao gồm tai chi, Ba Duẩn Jin, Khí Công, Wu
Tần Xi,… được đặc trưng bởi tinh tế và sống nội tâm, thưởng thức bản thân thoải mái
trong tâm hồn và môi trường yên tĩnh, phát triển thể chất, tinh thần và tâm linh, và sức
khỏe của tự do. Trong văn hóa truyền thống và tư tưởng, dù Nho giáo, Đạo giáo hay Phật
giáo, "khái niệm về thiên đàng, sự hài hòa giữa con người và chế độ bản chất, Vivid, hình
29
thức điều chỉnh của lãi, tự tu luyện" và như vậy, là sự theo đuổi của Trung Quốc cổ đại
của giải trí và sức khỏe vương quốc. Lớp chăm sóc sức khỏe niềm vui giải trí siêu việt,
thưởng thức một cách tốt để tính khí, sức khỏe và tập thể dục trong dân cách ưa thích già.
Bằng cách điều chỉnh hình dạng để giữ tĩnh mạch mở, điều trị dự phòng bệnh; để hợp lý
hóa hệ thống hô hấp Pranayama, tăng cường chức năng cơ thể, tâm trạng bằng cách điều
chỉnh cảm xúc vô tư Ý, nuôi dưỡng thái độ lạc quan về cuộc sống.

Ba Duẩn Jin

Mở rộng hoạt động trong lớp phiêu lưu giải trí đi bộ đường dài, cắm trại, leo núi,
nhảy bungee, chạy định hướng, đi bè, leo núi sông, đi qua, lái xe, đi xe đạp và các dự án
khác, nội dung phong phú, hình thức độc đáo, với thể dục, đào tạo kỹ năng, đào tạo, sự
sống còn huấn luyện tinh thần, đào tạo cá nhân và quản lý đào tạo nhiều tính năng khác.
Đó là cuộc chinh phục của hoạt động tự nhiên, là trò chơi trở về Innocence, là con cưng
của nhóm thời trang, là công cụ dũng cảm, mở rộng các dự án thăm dò là một hoạt động
thể thao giải trí Pa hoa kỳ lạ sáng, thu hút một số lượng lớn các kích thích phiêu lưu, tập
thể dục những người đam mê thể thao sẽ để khám phá, để trải nghiệm, phản ánh giá trị của
cuộc sống.

30
Cắm trại

Thể thao quốc tế và giải trí Tổ chức Hợp tác (ILSCO) là một sự hợp tác chung nhằm
thúc đẩy và phối hợp giữa các tổ chức thành viên các môn thể thao giải trí, giành chiến
thắng với nhau, độc lập, và bao quát chung NGO.

1.4.4. Vai trò của thể thao trong quân sự:

Từ xưa, trong đấu tranh sinh tồn và bảo vệ quyền lợi của của các bộ lạc, bộ tộc,
quốc gia... thể thao đã trở thành những bộ phận không thể thiếu trong việc huấn luyện thể
lực, kỹ năng chiến đấu cho các binh sỹ. Để có thể giành được thắng lợi cho các cuộc chiến
tranh, các binh sỹ bắt buộc phải được huấn luyện thành thục các kỹ năng như chạy, nhảy,
bơi lội... Từ đó chức năng phục vụ quân sự của thể thao ra đời.

31
Chúng ta biết rằng, thể thao có vai trò hết sức to lớn trong đời sống con người.
Luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp cho con người phát triển về mặt thể lực, ý chí và góp
phần hoàn thiện nhân cách. Thể thao gắn liền với đời sống, sinh hoạt của con người; trong
lao động sản xuất, trong sinh hoạt hằng ngày.

Hội thao quân sự Quốc tế

Qua đó chúng ta thấy rằng mối quan hệ mật thiết cũng như tầm quan trọng của thể
thao trong lực lượng vũ trang. Thể thao có vai trò to lớn góp nên sự thành công của an
ninh, quốc phòng trong mỗi quốc gia.

Thể thao quốc phòng, bộ phận của giáo dục quốc phòng, gồm: những hoạt động
rèn luyện trí lực, thể lực, kĩ năng thể thao, kĩ năng quân sự, góp phần nâng cao sức chiến
đấu, phục vụ chiến đấu của các lực lượng vũ trang và nhân dân. Thể thao quốc phòng được
thực hiện phù hợp với yêu cầu hoạt động quân sự, tâm sinh lí của từng đối tượng, nhằm
phát triển thể lực bền bỉ dẻo dai, lòng dũng cảm, tính sáng tạo và mưu trí... Thể thao quốc
phòng có các môn: bắn súng, võ thuật, vượt vật cản, chạy vũ trang, ném lựu đạn, nhảy dù,
bắn cung nỏ...

32
Ngoài ra, các môn thể thao đồng đội cung cấp cơ sở để làm việc nhóm cần thiết để
các đơn vị có thể hoạt động với một sự gắn kết thường được yêu cầu trong cả thời bình và
hoạt động chiến đấu. Các sự kiện thể thao quân sự cung cấp một cách kết nối các mối quan
hệ với cộng đồng địa phương, cũng như cung cấp giải trí đẳng cấp thế giới sẽ không có
sẵn cho các cộng đồng này. Một ví dụ về điều này sẽ là giải vô địch bóng chuyền CISM
được tổ chức tại Ft. Huachuca, Arizona, nơi cư dân của khu vực biệt lập này của Tây Nam
Hoa Kỳ đã có cơ hội xem một cuộc thi quốc tế lớn trên sân nhà của họ sân cỏ. Bản thân
sự kiện này đã củng cố mối quan hệ giữa cơ quan quân đội và cộng đồng địa phương.

Tám đoàn thể quân sự tham gia thi đấu

Ngày nay quá thường xuyên, những câu chuyện thể thao được đề cập đến với các vụ
bạo lực vận động viên, ma túy biểu diễn và buôn bán trò chơi công bằng để lương cao.
Các vận động viên quân đội của chúng tôi cho thấy mặt tích cực của thể thao - hy sinh
trước lợi ích cá nhân, trung thành với đồng đội và quốc gia, chấp nhận trách nhiệm về
hành động của chính họ, và những người được giao phó cho việc chăm sóc, tìm kiếm cơ
hội để cải thiện bản thân vì lợi ích của nhóm, xem xét người khác trước bản thân, kỷ luật
và bản thân khả năng kiểm soát, và khả năng đối mặt với nỗi sợ hãi, nguy hiểm hoặc
nghịch cảnh bằng sự can đảm về thể chất và đạo đức.

33
Chúng ta có thể kết luận rằng thể thao có ảnh hưởng lâu dài đến xã hội, tình cảm và
sự phát triển của một cá nhân, đặc biệt là trong những năm đầu trưởng thành. Bằng cách
thúc đẩy sự tham gia vào các môn Thể thao Quân sự, chúng tôi đang phát triển thời gian
tồn tại của các kỹ năng xã hội tích cực trong các Quân nhân và Phụ nữ trẻ của chúng tôi
sẽ không chỉ xác định vai trò của họ trong Xã hội Quân nhân, mà còn trong toàn thể Xã
hội Tương lai. Điều cấp thiết là quân nhân chúng ta phải tiếp tục truyền bá mục tiêu “Tình
bạn thông qua thể thao” cho thế hệ tiếp theo. Tôi muốn kết thúc bằng cách trích dẫn Plato,
“Bạn có thể khám phá thêm về một người trong một giờ chơi hơn là trong một năm trò
chuyện. " Tôi hoan nghênh tất cả các bạn với tư cách là những nhà lãnh đạo của môn thể
thao quân sự trong các quốc gia riêng lẻ. Bạn nắm giữ chìa khóa của tương lai trong tay
thông qua sự hỗ trợ liên tục của những các chương trình.

1.4.5. Vai trò của thể thao đối với kinh tế:

Thể thao là một trong những hoạt động vô cùng phong phú và đa dạng có sự giao
thoa đối với lĩnh vực kinh tế. Nó cũng là một trong các thước đo về sự phát triển kinh tế
xã hội trên thế giới.

 Ngành thể thao đóng góp vào nền kinh tế theo nhiều cách:

 Hỗ trợ việc làm.

Nghiên cứu ước tính rằng vào năm 2012 giá trị kinh tế trực tiếp của thể thao khu
vực tư nhân đối với phương Tây của Anh là 328,9 triệu bảng Anh, hỗ trợ 8.901 việc làm.
Tạo điều kiện cho lối sống tốt hơn cũng có thể dẫn đến tăng mức thu nhập, bằng cách giúp
tránh chi phí chăm sóc sức khỏe, cũng như một số phúc lợi xã hội khác;

Các thành tựu, danh tiếng đạt được nhờ thành công trong thể thao có thể làm cho
một khu vực hấp dẫn các nhà đầu tư và người lao động. Người ta đã khẳng định rằng
những thành tựu thể thao lớn có liên quan đến việc tăng năng suất. Ví dụ vào năm 1966
nước Anh dành chiến thắng World Cup đã nâng cao giá trị hình ảnh của Manchester làm
tăng khả năng thu hút hoạt động kinh tế. Lechner và Downward cho rằng có mối liên hệ
rõ ràng giữa kết quả thị trường lao động và tham gia thể thao. Điều này một phần có thể
là kết quả của việc báo hiệu năng suất cao hơn;

34
Bổ sung vào sản lượng kinh tế do các hoạt động thương mại. Ở Mỹ lĩnh vực kinh
tế thể thao đã phát triển vượt bậc tạo nguồn thu nhập đáng kể cho quốc gia. Năm 2019,
tổng doanh thu thị trường thể thao Bắc Mỹ đạt khoảng 73 tỷ đô la Mỹ, trở thành một trong
những thị trường thể thao lớn nhất thế giới. Dự kiến sẽ tăng lên 83,1 tỷ đô la Mỹ vào năm
2023. Thị trường thể thao đang phát triển nhanh chóng nó đã trở thành một ngành công
nghiệp trưởng thành;

Ở Trung Quốc, nước sản xuất hàng hóa thể thao lớn nhất thế giới, từ năm 2011, giá trị
gia tăng của các doanh nghiệp thể thao quốc gia này vượt mức 300 tỷ NDT, chiếm 1,2%
GDP.

 Thị trường ngành công nghiêp thể thao trên thế giới:

Xã hội ngày một phát triển con người chúng ta ngày càng nhận thức rõ và quan tâm
về sức khỏe. Lối sống lành mạnh và xu hướng tiếp cận thể dục thể thao ngày càng tăng vì
vậy doanh nghiệp và tổ chức các hoạt động liên quan đến thể thao có giá trị ngày càng
tăng. Trong một buổi họp trực tuyến của FIFA với các liên đoàn thành viên chủ tịch FIFA,
ông Gianni Infantino đã có những dẫn chứng cụ thể về những lợi ích kinh tế mà việc tổ
chức World Cup hai năm một lần mang lại. Ông Gianni Infantino đưa ra những con số rất
cụ thể về lợi nhuận mà không chỉ FIFA, mà còn của các LĐBĐ thành viên có thể đạt được
nếu tổ chức World Cup hai năm một lần. Nielsen dự đoán việc tổ chức World Cup hai
năm một lần sẽ tạo ra doanh thu bổ sung vượt mức 3,3 tỉ bảng. Doanh thu hiện tại khoảng
5,3 tỉ bảng cho việc tổ chức bốn năm một lần so với 8,6 tỉ bảng với cùng năm năm nhưng
tổ chức được hai lần.

Các hoạt động thể thao trên thế giới được tổ chức như Giải bóng đá thế giới (FIFA
World Cup), Thế vân hội Olympic và một loạt các sự kiện thể thao đồng đội đã được tổ
chức đã giúp thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế thị trường đồ thể thao.

Ngành công nghiệp đạt khoảng 239,95 tỷ đô la vào năm 2018 và dự kiến đạt tốc độ
tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) là 10,4% từ năm 2019 đến năm 2025. Tổng thị trường
quần áo thể thao dự kiến đạt 479 tỷ đô la trên toàn thế giới vào năm 2025.

35
Biểu đồ quy mô thị trường quần áo thể thao tính theo tỷ USD với CAGR 6,5%.
(Nguồn Statista)

Thị trường quần áo thể thao đã cho thấy tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR)
là 6,5% trong 5 năm qua, gấp rưỡi thị trường quần áo. Phân khúc thị trường quần áo thể
thao được chia ra dựa vào sản phẩm, mục đích sử dụng, kênh phân phối, và khu vực địa
lý. Kênh phân phối, thị trường quần áo thể thao toàn cầu có thể được chia thành kênh trực
tuyến và kênh ngoại tuyến.

Về mặt địa lý, thị trường quần áo thể thao toàn cầu có thể được chia thành khu vực
Bắc Mỹ, Châu Âu. Bắc Mỹ là thị trường quần áo thể thao lớn nhất trên thế giới, với hơn
30% thị phần và quy mô thị trường, thị trường Mỹ ước tính khoảng 62 tỷ USD. Tuy nhiên,
nhu cầu về thiết bị thể thao ở châu Âu tăng nhanh hơn ở Bắc Mỹ và châu Á Thái Bình
Dương. Ngành công nghiệp quần áo thể thao của châu Âu hiện ước tính đạt 115.709 triệu
đô la.

36
Đối với sản phẩm thị trường có thể được chia thành quần áo thể thao, giày dép thể
thao và các loại khác. Giày thể thao được chia thành nhiều loại dựa trên các môn thể thao
phù hợp với chúng. Ví dụ như: giày tennis, giày bóng đá, giày bóng rổ. Phân khúc quần
áo gồm: Jersey, quần ba lỗ, giày thể thao, áo nỉ, áo khoác, áo hoodie, quần jogger, quần
short, áo ngực thể thao,v.v.

Biểu đồ tài chính của các thương hiệu quần áo thể thao nổi tiếng năm 2018 tính
bằng tỷ euro (Nguồn: Statista)

Các dụng cụ thể thao cũng đem lại lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp. Sau cuộc
khủng hoảng của dịch bệnh đã làm cho người dân ý thức được sự quan trọng của thể thao.
Các mặt hàng thể thao dần trở thành tâm điểm của thị trường thương mại điện tử. Ngoài
ra các cơ sở, câu lạc bộ thể thao, các khóa học trực tuyến cũng đóng góp một phần cho lợi
ích kinh doanh.

1.4.6. Vai trò của thể thao đối với chính trị

Thể thao còn được sử dụng như là công cụ phục vụ lợi ích của một chế độ, là cơ
hội thể hiện sự nghiệp đấu tranh chính trị, xã hội của các tầng lớp khác nhau.

Thay vì cạnh tranh bằng vũ lực thì các đất nước chọn việc cạnh tranh thể thao lành
mạnh, trách việc xung đột ảnh hưởng nặng đề tới đời sống, kinh tế, tính mạng người dân.

37
Trong một quốc gia thể thao giúp đất nước thêm đoàn kết. Các trận bóng đá được
tổ chức với quy mô trong nước không chỉ là dịp chứng minh thực lực của mình mà còn là
cơ hội gắn kết, quảng bá văn hóa giữa các vùng miền, dân tộc.

Thể thao giữa các quốc gia với nhau đó là cơ hội giao lưu văn hóa, gắn kết tạo mối
quan hệ tốt ngoài ra còn giúp hòa giải các hiềm khích giữa các đất nước. Năm 1971 Trung
Quốc mời đội tuyển bóng bàn của Mỹ tham gia thi đấu giao hữu do Trung Quốc lo toàn
bộ chi phí. Khi các thành viên của đội tuyển Mỹ đã thi đấu, tham quan, chứng kiến cuộc
sống của người dân Trung Quốc thì vào ngày 14 tháng 4 năm 1971 Mỹ thông báo quyết
định bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại chống lại Trung Quốc. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ
ông Henry Kissinger lần đầu tiên đến thăm Trung Quốc nhấn mạnh rằng: "Mỹ không còn
là kẻ thù của Trung Quốc, sẽ không cô lập Trung Quốc, ủng hộ Trung Quốc trở thành
thành viên Liên Hiệp Quốc…". Chuyến thăm Trung Quốc của Kissinger đã diễn ra một
sự kiện lịch sử quan trọng: Mỹ thực hiện lời hứa ủng hộ Trung Quốc trở thành thành viên
Liên Hiệp Quốc và chẳng bao lâu sau đó Trung Quốc đã hất cẳng Đài Loan để giành ghế
thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Ông Chu Ân Lai và ông Henry Kissinger

Và vào năm 1972, các vận động viên bóng bàn Trung Quốc đã đến thăm nước Mỹ
thi đấu giao hữu với các tay vợt chủ nhà, dành nhiều thời gian tham quan, làm quen với
đời sống nước Mỹ. Đội bóng bàn Mỹ nhận được ở Trung Quốc đã góp phần quan trọng

38
đưa đến quyết định của Nixon: thăm Bắc Kinh vào đầu năm 1972. Chuyến thăm được
đánh giá là đã làm thay đổi mạnh mẽ cán cân Chiến tranh Lạnh.

Richard Nixon (trái) và Mao Trạch Đông tại Bắc Kinh năm 1972

Những thời gian qua, Nga luôn phải hứng chịu chỉ trích và và liên tiếp bị tẩy chay
về thể thao trên phạm vi toàn cầu vì lý do xung đột không ngừng với Ukraine. Đồng nghĩa
với việc rằng Nga không được tham gia tranh tài ở khu vực Châu u để có cơ hội dành được
một tấm vé dự World Cup 2022. Theo dòng thông tin mới nhất từ Liên đoàn bóng đá thế
giới (FIFA) cho rằng: “FIFA và UEFA quyết định đình chỉ thi đấu đối với tất cả các đội
bóng Nga, đại diện cho Quốc gia hay CLB cho đến khi có thông báo mới.Bóng đá là hiện
thân của tình đoàn kết. Chúng tôi hy vọng tình hình ở Ukraine sẽ sớm được cải thiện để
bóng đá một lần nữa trở thành hoạt động trung gian tạo ra sự gắn kết, hòa bình." Và cũng
theo như trước đó Ủy ban Olympic Quốc tế cũng đã đưa ra khuyến cáo rằng không mời
hoặc không cho phép các vận động viên của Nga tham gia các trận thi đấu tranh tài. Nga
dường như đã và đang phản ứng khá yếu ớt khi hầu hết các tổ chức, liên đoàn thể thao lớn
đều bị phương Tây chi phối. Một số các tổ chức, liên đoàn thể thao trước nay vẫn theo tiêu
chí “không chính trị hóa các vấn đề thể thao”, tuy nhiên nay bỗng dưng đồng loạt phớt lờ
quan điểm mà họ luôn theo đuổi.

39
CHƯƠNG 2: OLYMPIC (THẾ VẬN HỘI):

Olympic hay còn được gọi là Thế vận hội Olympic là một sự kiện thường niên được
tất cả quốc gia trên thế giới quan tâm và mong chờ. Ở đó các vận đông viên của các nước
được cử ra thi đấu ở nhiều bộ môn khác nhau. Đây là một sự kiện thể thao lớn nhất hành
tinh, là ngày hội mà các quốc gia khác nhau trên thế giới cùng tập hợp lại để tranh tài qua
các môn thể thao khác nhau. Olympic không những là một đại hội thể thao đua sức thể lực
mà còn mang ý nghĩa biểu trưng cho tinh thần đoàn kết, hòa bình. Tuy không có lượng
người xem lớn bằng World Cup nhưng đây là sự kiện thể thao danh giá nhất thế giới. Tại
đây các vận đông viên sẽ được tranh tài một cách công bằng nhất, mỗi người thỏa sức mơ
ước, thực hiện đam mê thể thao, giúp con người chiến thắng bản thân mình.

Sân vận động thế vận hội Olympic

2.1. Olympic cổ đại

2.1.1. Nguồn gốc của thế vận hội Olympic cổ đại

40
Nguồn gốc của Thế vận hội Olympic bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại được tổ chức
tại Olympia, một huyện ở miền Nam Hy Lạp, được biết đến bởi những huyền thoại và
truyền thuyết. Theo truyền thuyết, thế vận hội Olympic cổ đại do Thần Heracles, con trai
của Thần Zeus sáng lập. Các kì thế vận hội thường được tổ chức vào mùa hè cứ bốn năm
một lần tại đền thờ thần Zeus ở thành phố Olympia. Địa điểm tổ chức ở Olympia nhằm
tôn vinh các vị thần trong thần thoại Hy Lạp.

Tượng thần Zeus

Năm đầu tiên của Đại hội Olympic, các sứ thần được gửi đi khắp nơi trong thế giới
Hy Lạp để yêu cầu các thành bang nộp triều cống cho thần Zeus. Sau đó các thành bang
đã gửi đi các nhóm của mình để thi với nhóm khác để thể hiện sự tài giỏi của những tài
năng thể thao. Người Hy Lạp thời đó tin rằng chư thần bảo hộ cho các kỳ Thế vận
hội Olympic, do đó những cuộc thi đấu này thể hiện tính thống nhất về văn hóa của các
thành bang bị chia rẽ về chính trị.

Paul Christesen, Giáo sư Lịch sử Hy Lạp cổ đại tại Đại học Dartmouth, Hoa Kỳ,
cho biết: “Thật khó để chúng tôi có thể phóng đại tầm quan trọng của Thế vận hội đối
với người Hy Lạp. Ví dụ cổ điển là khi người Ba Tư xâm lược Hy Lạp vào mùa hè năm
480 (trước Công nguyên), rất nhiều thành bang Hy Lạp đã đồng ý rằng họ sẽ tập hợp một
đội quân đồng minh nhưng họ đã rất khó để có được một đội quân cùng nhau vì quá nhiều
người muốn đi đến Thế vận hội . Vì vậy, họ thực sự đã phải trì hoãn việc đưa quân đội lại
với nhau để bảo vệ đất nước trước người Ba Tư. Phong trào tham gia Đại hội Olympic bắt
41
đầu nở rộ từ thế kỷ VIII trước công nguyên với bộ môn chạy bộ 180m. Môn thi này được
tổ chức nhằm đánh dấu thỏa thuận ngừng chiến giữa hai thành phố.

Sau đó, trong suốt hàng nghìn năm, nhiều bộ môn thi đấu được tổ chức. Bất cứ bên
nào phát động chiến tranh đều bị cho là vi phạm thỏa thuận. Do đó, bên nào gây chiến
trong thời gian diễn ra Đại hội Olympic đều sẽ trở thành mối hiểm họa trong mắt thần
Zeus. Dù có các mối đe dọa xâm lược hay không, cứ bốn năm một lần từ năm 776 Trước
Công Nguyên đến ít nhất là 393 Sau Công Nguyên, thế vận hội được diễn ra, các nước lại
hạ vũ khí, đình chiến và bắt đầu cuộc tranh tài thể thao trong hòa bình.

Bình gốm được điêu khắc hình các môn thể thao

Các nhà khảo cổ đã phát hiện một số bằng chứng về sự phong phú trong các kỳ đại
hội xưa tại khu khai quật ở Olympia, bao gồm các mảnh đĩa, đầu lao và các vật bằng kim
loại - có thể là phần thưởng hay đồ lễ. Nghệ thuật Hy Lạp cũng bổ sung sự giàu có cho thế
vận hội, với những bức vẽ trên lọ, bình, các đồ gốm. Chúng khắc họa hình ảnh các tay
đấm bốc với chiếc mũi đẫm máu, những kẻ chạy nước rút lao về đích ầm ầm, khuỷu tay
khua loạn xạ.

42
Tất cả nam giới Hy Lạp tự do đều được phép tham gia, từ công nông đến người
thừa kế hoàng gia, mặc dù phần lớn các vận động viên Olympic là quân nhân. Khán giả tụ
họp lại trong "Stadion" - một khu vực hình chữ nhật được làm dốc nghiêng trên mặt đất là
khán đài với sức chứa 40.000 chỗ ngồi. Chỉ có trinh nữ mới được phép đến xem thi đấu
và thậm chí còn được khuyến khích đi xem thi đấu như thói quen. Mặc dù vậy nhưng nếu
là phụ nữ trưởng thành đã lập gia đình lại khác hoàn toàn, họ bị cấm không được xuất hiện
ở các sân thi đấu Olympic thời cổ đại.

Phụ nữ không được tham gia các kỳ thi tại Đại hội, tuy nhiên trong lịch sử Hy Lạp
xưa vẫn có vài vận động viên nữ thắng giải Olympic. Kyniska - con gái của vua
Archidamus II xứ Sparta, chiến thắng môn đua ngựa vào các năm 396 BC và 392 BC. Sau
đó, nàng cho người xây cất hai tượng đài của mình tại Olympia, một trong hai tượng đài
đó có một bài thơ do nàng viết nên để ca ngợi chiến thắng của mình.

 Lý do mà phụ nữ không thể cạnh tranh hoặc thậm chí tham dự:

Phụ nữ là những người thuộc tầng lớp thứ hai, giống như những người bị bắt làm
nô lệ, người ngoại quốc. Chỉ Parthenoi (phụ nữ trẻ chưa lập gia đình) cạnh tranh trong trò
chơi Hera hay Heraea vừa là dịp tôn thờ vị nữ thần hôn nhân và gia đình Hy Lạp. Bắt đầu
từ thế kỷ thứ 6, nơi họ thi chạy đua. Chuyện kể là có một ông nghị sĩ La Mã qua Sparta
xem đấm bốc để được nhìn thấy những người phụ nữ Sparta nổi tiếng vì đẹp và ... cơ bắp.
Khi trận đấu bắt đầu, ông ta đã phấn khích đến nỗi nhảy cả vào võ đài và bị mấy cô đấm
gãy mũi. Những cô gái chiến thắng được trao một chiếc vương miện bằng lá ô liu và một
phần của một con bò đã được hiến tế cho nữ thần Hera.
Các vận động viên được yêu cầu tập luyện trong 10 tháng — một khoảng thời gian
mà hầu hết phụ nữ đã kết hôn hoặc góa chồng sẽ không có thời gian rảnh rỗi.
Quan điểm từ phái nam: Bị đánh bại bởi một người phụ nữ có lẽ sẽ là một sự ô
nhục.
Về bản chất, vấn đề dường như là một vấn đề hiển nhiên. Thế vận hội Olympic
được tổ chức nhằm mục đích phô diễn tiềm lực quân sự giữa các quốc gia với nhau. Chính
vì vậy, nên không lạ gì khi các kỳ Olympic đầu tiên từ thời Hy Lạp lại có rất nhiều môn
thi mang phong cách chiến binh, căng thẳng, bạo lực về sự phô trương sức mạnh và liên
quan đến các kỹ năng quân sự nên chỉ dành cho nam giới.

Những người chiến thắng được kỳ vọng là người giỏi nhất và chắc chắn sẽ là người
chiến thắng vì quan điểm: việc tham gia cuộc thi nếu bạn không phải là người giỏi nhất là

43
điều không thể chấp nhận được. Những người chiến thắng trong các kỳ đại hội thể thao sẽ
được trao một vòng hoa ôliu, một cành cây oliu và một dải ruy-băng bằng len hoặc một lá
cọ.

Giá ba chân bằng đồng

Một loạt các giá ba chân bằng đồng đã được tìm thấy ở Olympia, một số trong số
đó có thể có niên đại vào thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên, và có ý kiến cho rằng những
giá ba chân này trên thực tế có thể là giải thưởng cho một số sự kiện ban đầu ở Olympia.

Và đặc biệt hơn tất cả, quan trọng hơn tất cả đó chính là niềm vinh dự. Những người
chiến thắng, khi trở về nhà, họ được đón tiếp nhiệt tình như những anh hùng thực thụ và
được đắm mình trong cơn mưa quà tặng. Họ được các nhà thơ ca tụng, họ sống quãng đời
còn lại bằng kinh phí của nhà nước. Thậm chí, người ta còn làm tượng những quán quân
cuộc thi và đặt chúng trên đỉnh Olympia. Chưa dừng lại ở đó, tên của họ còn được dùng
trong lịch của người Hy Lạp. Ở một số thành phố ở Hy Lạp lại nghĩ rằng chỉ có quà tặng
thôi là không đủ, nên họ đã tổ chức đón mừng chiến thắng bằng một cách hoàn toàn đặc
biệt đó là phá hủy toàn bộ tường ở thành phố để chào đón các nhà vô địch.

Liên tiếp các cuộc thi tài khác nhưng cuộc vui rồi sẽ đến hồi kết. Vào năm 391, Khi
hoàng đế La mã Theodosius I lên nắm quyền, vì sùng bái Ki-tô giáo và cho rằng đại hội
44
Olympic có liên quan đến đa thần và tà thần mà đã ban lệnh hủy bỏ và cấm hẳn Đại hội
Olympic cổ đại. Sau ông, hoàng đế Theodosius II tiếp tục ra Thánh chỉ đốt sạch các miếu
thờ Đa Thần giáo trên vùng Địa Trung Hải, thiêu hủy đền thờ thần Zeus ở Olympia. Không
những thế, do thời đó liên tục có những trận động đất và lũ lụt khiến cho Đại hội này
không thể tổ chức được nữa. Nhưng cũng giống như các võ sư Pankration thời xưa, chúng
ta không thể chấp nhận để thức tốt đẹp biến mất. Ý tưởng về Đại hội thể thao Olympic
được hồi sinh vào đầu thế kỷ thứ 19. Thế vận hội hiện đại đã hồi sinh ở Athens, Hy Lạp
mang hàng ngàn vận động viên đẳng cấp thế giới cùng hàng tỉ người hâm mộ xích lại gần
mình.

2.1.2. Các môn thể thao từ thời cổ đại

Ngoài các sự kiện thể thao, các cuộc thi âm nhạc, ca hát, thi ca cũng được tổ chức.
Trong 13 năm đầu tiên, tại thế vận hội chỉ tập trung vào 1 môn duy nhất là đua cự li 200m.
Nhưng theo thời gian, các cuộc so tài mới xuất hiện như boxing, đua xe ngựa, đua la và
thậm chí là chạy đua với cả một bộ áo giáp. Nội dung 5 môn phối hợp gồm: chạy xa, nhảy
cao, đấu vật, ném lao, ném đĩa.

Có hai câu chuyện liên quan đến nghi vấn khỏa thân tại Thế vận hội Olympic cổ
đại. Một câu chuyện kể rằng đó là Orsippos hoặc Orrhippos nhà vô địch Thế vận hội năm

720 TCN - người đầu tiên chạy khỏa thân đã xé toạc khố của mình vì lí do là để đỡ vướng
víu khi chạy, có người cho rằng anh ta bị mất quần đùi trong cuộc đua.

Minh họa cuộc thi chạy khỏa thân

45
Một truyền thống khác cho rằng chính người Sparta đã đưa ảnh khoả thân vào Thế
vận hội Olympic vào thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên vì đây là truyền thống của người
Sparta. Từ đó người HL cổ bắt đầu quy định truyền thống thi đấu mà không mặc gì tại các
kỳ Thế vận hội thể thao cổ đại.

Các vận động viên tham gia thi đấu đều phải khỏa thân một cách hoàn toàn, không
có một mảnh vải che thân. Theo đó, mục đích của quy định này là nhằm ca tụng vẻ đẹp
hình thể của người đàn ông cũng như là một cách bày tỏ lòng tôn kính đối với các vị thần.
Nên không ngạc nhiên khi các bức tượng cổ đại là hình các vận động viên ở trần khi thi
đấu. Hơn nữa các vận động viên thường xoa dầu ôliu để làm tăng vẻ đẹp hình thể của mình
và để giữ cho da mềm mượt hơn.Tuy vậy nếu một số vận động viên hay xấu hổ hoặc không
tự tin lắm có thể chọn mặc kynodesme – đây là một sợi dây bằng da mỏng để “gò của quý”

Apollo là người đầu tiên chiến thắng ở Olympic và còn dành những hai huy chương
vàng của hai bộ môn khác nhau, đó là đấu võ và thi chạy. Apollo đánh bại Hermes suýt
soát trong cuộc thi chạy và đánh bại Ares trên sàn đấu võ Pankration.

Xứ Sparta đã nhiều lần thắng cuộc. Xứ Athena trong thời đại hoàng kim đã bốn lần
thắng giải, nhưng thành công vang dội nhất vẫn là thành phố Elis, quê hương của Coroebus
- một đầu bếp người Hy Lạp, thợ làm bánh và là vận động viên đã giành chiến thắng trong
cuộc chạy đua stadion trong Thế vận hội Olympic cổ đại đầu tiên được ghi lại vào năm
776 trước Công nguyên, người đầu tiên trở thành nhà vô địch thế vận hội năm 776 TCN.
Vận động viên kiệt xuất nhất Hy Lạp cổ đại là Milo người xứ Croton, đã liên tiếp thắng
giải năm kỳ Thế vận hội từ năm 536 cho đến năm 520 trước Công nguyên. Trong lần cuối
cùng, ông ta vác trên vai một con vật tế thần bước vào sân vận động, trước khi ngồi xuống
ăn thịt nó. Người ta kể rằng vào năm 496 trước Công nguyên, vua Alexandros
I xứ Macedonia tham gia Đại hội Olympic.

Người ta từ chối vì cho ông là vua man rợ, chứ không hoàn toàn là người Hy Lạp.
Nhưng nhà vua xưng ông là con cháu của thần Heracles, ông đã đạt nhiều chiến thắng
trong Đại hội Olympic và được nhà thi hào Pindar tán dương. Đến cả khi Ki-tô giáo được
truyền vào Hy Lạp, các kỳ Đại hội thể thao Olympic vẫn luôn được tổ chức. Sứ đồ
Phaolô hẳn là một người hâm mộ, dù ông không phải là một vận động viên của Đại hội

46
Olympic. Ông viết: "Tôi đã tham gia một cuộc thi đấu thật hay. Tôi đã chạy trên sân vận
động. Tôi đã giữ niềm tin". Câu nói này đã lưu danh vào lịch sử Đại hội Olympic ở Hy
Lạp xưa. Những kỳ Đại hội Olympic được tổ chức vào năm 388 hoặc là 393. Người chiến
thắng cuối cùng được ghi nhận là một vận động viên người xứ Armenia.

 Đua xe ngựa

Đua xe ngựa là một trong những môn thể thao Hy Lạp , La Mã và Byzantine cổ
đại phổ biến nhất . Mỗi cỗ xe chỉ có một người điều khiển và thường được kéo bởi 4 con
ngựa.

Trong hình thức đua xe ngựa của người La Mã, các đội đại diện cho các
nhóm khác nhau của những người ủng hộ tài chính và đôi khi cạnh tranh để có
được sự phục vụ của những người lái xe đặc biệt có tay nghề cao. Các hoàng
đế La Mã và sau này là Byzantine , không tin tưởng vào các tổ chức tư nhân,
đã nắm quyền kiểm soát các đội, đặc biệt là The Blues và Greens và bổ nhiệm
nhiều quan chức để giám sát họ.

Đua xe ngựa mất dần tầm quan trọng ở phương Tây sau khi thành Rome sụp
đổ. Những người tham gia cuộc đua này là Diomedes , Eumelus , Antilochus ,
Menelaus và Meriones . Một cuộc đua xe ngựa cũng được cho là sự kiện
thành lập Thế vận hội Olympic .

Những cuộc đua đẫm máu nhất ở đấu trường Hy Lạp

47
Người đánh xe thường là thành viên gia đình của chủ sở hữu xe ngựa hoặc trong
hầu hết các trường hợp, là nô lệ hoặc một chuyên gia được thuê. Lái một cỗ xe đua đòi hỏi
sức mạnh, kỹ năng và lòng dũng cảm khác thường. Không giống như các sự kiện Olympic
khác, những người đánh xe ngựa không biểu diễn trong khỏa thân, có thể vì lý do an toàn
vì bụi bay lên bởi ngựa và xe ngựa, và khả năng xảy ra các vụ va chạm đẫm máu. Các tay
đua mặc một bộ quần áo có tay. Nó dài đến mắt cá chân và được buộc cao ở thắt lưng bằng
một chiếc thắt lưng trơn. Hai dây đai bắt chéo cao ở phần lưng phía trên.

Bắt đầu mỗi cuộc đua, các xe ngựa sẽ xuất phát từ một hệ thống mê cung để đảm
bảo công bằng. Từ đó, những cỗ xe ngựa sẽ phi thẳng vào hí trường. Người giành chiến
thắng trong mỗi môn thi đấu không nhận được huy chương quý giá. Thay vào đó, quán
quân cuộc thi nhận được một vòng nguyệt quế làm từ cành oliu cổ và một lá cọ. Giải
thưởng to lớn nhất mà người này nhận được đó là khi trở về nhà, mọi tội lỗi mà quán quân
từng phạm phải được phép ăn những bữa cơm thịnh soạn suốt quãng đời còn lại và trở
thành nhân vật nổi tiếng, được xã hội quan tâm, nể trọng. Thậm chí, người ta còn làm
tượng những quán quân cuộc thi và đặt chúng trên đỉnh Olympia. Chưa dừng lại ở đó, tên
của họ còn được dùng trong lịch của người Hy Lạp.

 Phóng lao

Ném lao được sử dụng cho nhiều mục đích như giết động vật, chiến đấu
với kẻ thù trên chiến trường,.... Những dấu vết của nó dưới hình thức thể thao
có thể được tạo ra từ Thế vận hội Olympic cổ đại năm 708 trước Công nguyên.

48
Cuộc thi ném lao

Ném lao là một nội dung cơ bản thuộc nhóm môn ném đẩy được tổ chức
ở Thế vận hội Mùa hè, trong đó vận động viên phải cố gắng ném (hay phóng)
một ngọn lao tiêu chuẩn đi xa nhất có thể so với vạch ném. Khi tiến hành phóng
lao, vận động viên thực hiện hai động tác: chạy đà và phóng lao.

Khi thi đấu, vận động viên phải huy động 3 yếu tố: chất lượng của cuộc
chạy đà, thời gian thả lao và góc ném sao cho hoàn hảo nhất có thể. Tuy lao
được dùng làm vũ khí và công cụ đi săn từ thời nguyên thủy nhưng nội dung
ném lao không được đưa ngay vào Thế vận hội cho đến Thế vận hội Mùa hè
1908, khi mà lần đầu tiên nội dung của nam được đưa vào chương trình thi đấu.
Tương tự các nội dung Olympic khác, nội dung ném lao cho Nữ phải đợi đến
năm 1932 mới có mặt. Trong 4 nội dung ném đẩy: Ném lao, ném đĩa, đẩy tạ và
đẩy tạ xích. Ném lao chính là nội dung duy nhất vận động viên phải chạy đà
theo đường thẳng.

 Ném đĩa

Ném đĩa có thể bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại, nơi mà trong các trận
thi đấu Olympic, môn thể thao này được tổ chức để đánh giá sức mạnh thể chất
của các vận động viên. Trò chơi này cũng rất phổ biến vì nó đòi hỏi sự chính
xác và phối hợp cao. Trong thời gian đó nó được cho là một trong những sự
kiện thể thao dễ dàng nhất.

49
Ném đĩa là một phần thủ tục của hầu hết các cuộc hội ngộ điền kinh ở
mọi cấp độ và là môn thể thao có tính biểu tượng của Thế vận hội. Cuộc thi của
nam nằm trong Thế vận hội Mùa hè kể từ kỳ đại hội đầu tiên năm 1896. Hình
ảnh các vận động viên ném đĩa trở thành hình ảnh trang trí cho quảng cáo của
các kỳ Thế vận hội đầu tiên, ví dụ như các con tem gây quỹ cho kỳ đại hội 1896
và áp phích chính của Thế vận hội Mùa hè 1920 và 1948.

Người ném đĩa sắt - tượng khắc Nyron – Hy Lạp cổ đại sơ kỹ cổ điển.

Vận động viên cần ném một quả đĩa từ 1 đến 2Kg lên không trung càng
xa càng tốt trong phạm vi quy định bằng cách ở bên trong một khu vực hình
tròn có đường kính 2,5m. Nếu đĩa rơi ra ngoài ranh giới của khu vực thì quả
ném được tính là không hợp lệ.

Trong trò chơi này, vận động viên cần cầm đĩa trong tay với vị trí đặt
các ngón tay thích hợp. Bằng cách đứng trong một khu vực hình tròn và quay
mặt về phía khu vực ném đĩa, vận động viên quay xung quanh mình để lấy đà
và cuối cùng ném đĩa lên không trung.

Ném đĩa đòi hỏi thể lực cao và quan trọng hơn, sự cân bằng của cơ thể
một người vì trọng lượng của đĩa, độ bám của đĩa và chuyển động tròn chính
xác xung quanh bản thân là những vấn đề quan trọng nhất. Người chơi cần thực

50
hiện một số lần ném cố định trong đó điểm số tốt nhất được coi là kết quả cuối
cùng của người đó.

Ba vận động viên ném đĩa người Hy Lạp trong số mười một người đàn
Robert Garrett tham gia sự kiện là những nhà tạo mẫu thực thụ. Mỗi lần ném,
khi chúng xoay tròn và bay lên từ tư thế Discobolus cổ điển, đều nhằm mục
đích đẹp mắt.

Robert Garrett tại Thế vận hội Mùa hè 1896

 Nhảy xa

Các bài tập nhảy xa đã được loài người sử dụng từ thời cổ Hy Lạp. Song
lịch sử của môn nhảy xa được ghi nhận từ năm:

 1851 môn nhảy xa được đưa vào chương trình giảng dạy và thi đấu ở các trường
Đại Học ở nước Anh.
 1880 - 1890 môn nhảy xa phát triển mạnh ở nhiều nước Pháp, Mỹ, Đức, Nga, Thụy
điển, Nauy.
 1896 với việc khôi phục truyền thống Đại hội thể thao Olympic Athen Hy Lạp.
Môn nhảy xa trở thành nội dung chủ yếu trong chương trình thi đấu của các Đại
hội thể thao Olympic.
 Năm 1914 , Dr Harry Eaton Stewart giới thiệu cách “ chạy đà trong Nhảy xa ” và
tiêu chuẩn hoá các môn Điền kinh thi đấu trên đường đua hoặc trên sân .

51
 Đến năm 1928 , nữ mới được phép tham gia thi đấu môn Nhảy xa .
 Kể từ đó đến nay môn Nhảy xa có rất nhiều sự sáng tạo , hoàn thiện kỹ thuật ( đặc
biệt là kỹ thuật trên không ) , nhiều kỷ lục ra đời .

Nhảy xa có 4 giai đoạn :

 Chạy đà : đường chạy đà đối với Học sinh Phổ thông khoảng 15-25m ; đối với Vận
động viên Nam khoảng 38-48m ( 18-24 bước ) , Nữ khoảng 32-42m ( 16-22 bước
).
 Giậm nhảy : góc độ giậm nhảy khoảng 70-78 , để đạt góc độ bay 20-240.
 Trên không : khi chân giậm nhảy rời khỏi mặt ván là lúc bắt đầu giai đoạn trên
không .
 Tiếp đất : đây là giai đoạn người nhảy phải chủ động tiếp đất và không để ngã ra
sau .

Hình ảnh các thao tác chuẩn nhảy xa

Ngày nay , nhảy xa trở thành một môn thể thao hấp dẫn chinh phục xa ,
có tác dụng rèn luyện sức mạnh , sức nhanh , sự khéo léo , linh hoạt , tính kỷ
luật , nâng cao phẩm chất đạo đức , ý chí .

Chionis là vận động viên điền kinh xuất sắc trong các kỳ đại hội Olympic
năm 664, 660 và 656 trước công nguyên. Ông đã xác lập kỷ lục khi giành chiến
thắng 3 lần liên tiếp và kỷ lục này được duy trì trong gần 200 năm. Chionis
cũng là vận động viên nhảy xuất sắc, với thành tích nhảy xa 15,8m. Hầu hết
các sử gia cho rằng thành tích đó chỉ có thể đạt được nếu tính tổng chiều dài 3

52
bước nhảy. Cuộc thi nhảy 3 bước này từng được tổ chức tại đại hội Olympic
thể thao cổ đại.

 Chạy nước rút

Lịch sử của các cuộc đua chạy nước rút có thể kéo dài trở lại vào đầu cuộc thi thể
thao của con người. Cuộc đua chạy nước rút là một phần của Thế vận hội Hy Lạp cổ đại
và cũng là một phần của Thế vận hội hiện đại đầu tiên vào năm 1896.

Chạy nước rút là hình thức chạy cự ly ngắn trong một khoảng thời gian giới hạn.
Chạy nước rút là môn thể thao tốc độ cơ bản. Chạy nước rút được sử dụng trong nhiều
môn thể thao như một cách để nhanh chóng tiếp cận mục tiêu hoặc để bắt kịp và vượt qua
các đối thủ khác.

Chạy nước rút là các cuộc chạy cự ly ngắn và là một trong những bộ môn chạy
sớm nhất. Mười ba kỳ Thế vận hội cổ đại đầu tiên chỉ có một nội dung chạy nước rút duy
nhất là stadion (chạy từ đầu này tới đầu kia của một sân vận động). Hiện có ba cự ly nước
rút tại Thế vận hội Mùa hè và Giải thế giới: 100 mét, 200 mét và 400 mét. Các nội dung
này bắt nguồn từ các cự ly tính theo hệ đo lường Anh và về sau mới đổi sang hệ mét: 100
m có nguồn gốc từ chạy 100 yard, 200 m bắt nguồn từ chạy furlong , và 400 m từ Chạy
440 yard hoặc chạy một phần tư dặm.

Leonidas - một vận động viên môn chạy đã giành được vòng nguyệt quế
ở 3 hạng mục tại các kỳ đại hội Olympic những năm 164, 160, 156 và 152.
Leonidas tham gia thi đấu ở nhiều môn thể thao khác nhau và giành được 13
huy chương các loại trong lịch sử đại hội thể thao Olympic. Đây là một kỷ lục
đáng khâm phục, ông giành chức vô địch lần cuối cùng ở tuổi 36.

53
Leonidas - Vận động viên điền kinh có thành tích vĩ đại nhất

2.2. Olympic hiện đại:

2.2.1. Đôi nét về olympic hiện đại

 Lịch sử biến động của Olympic hiện đại qua một số cột mốc quan trọng:

Trước khi phát triển và phổ biến như hiện nay, Olympic đã trải qua những cột mốc
như sau:

 1896: Olympic hiện đại lần đầu tiên được tổ chức


 1904: Thế vận hội Mùa hè lần thứ 3 tổ chức tại St. Louis, Hoa Kỳ và là lần đầu tiên
được tổ chức tại Bắc Mỹ.
 1913: Lá cờ năm vòng tròn được thiết kế
 1914: Lá cờ năm vòng tròn lần đầu tiên được sử dụng tại Paris
 1924: Olympic mùa Đông lần đầu tiên được tổ chức
 1940: Olympic bị hủy bỏ vì Thế chiến thứ II
 1964: Thế vận hội Mùa hè lần thứ 18 tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản và là lần đầu
tiên được tổ chức tại châu Á.
 1994: Olympic mùa Đông và mùa Hè được diễn ra xen kẽ 2 năm 1 lần
 2020: Olympic Tokyo 2020 bị hoãn do Đại dịch Covid-19
54
 2021: Olympic đầu tiên được tổ chức vào năm lẻ

Các cột mốc lịch sử

 Nguồn gốc hình thành:

Olympic hiện đại đã mất thời gian rất lâu để có thể cố gắng được hồi sinh, lấy ý
tưởng từ một loạt các kỳ Olympic Hy Lạp cổ đại được tổ chức tại Athens, bắt đầu vào
1859. Nhân tố cốt lõi để Thế vận hội hiện đại được hồi sinh cho đến tận ngày nay vẫn là
phải kể đến nam tước người Pháp Pierre Fredy de Coubertin khôi phục và tổ chức lần đầu
tại Athens, Hy Lạp cách đây 126 năm. Tức là vào năm 1896, hai năm kể từ khi ông Pierre
Fredy đề xuất rằng Thế vận hội Olympic của người Hy Lạp cổ đại cần được hồi sinh trở
lại để nâng cao sức khỏe thể lực cũng như vì nền hòa bình hữu nghị hợp tác và tiến bộ của
các dân tộc.

55
Nam tước người Pháp - Pierre Fredy de Coubertin

Nói sâu hơn nữa về quá trình trước sự kiện lịch sử Olympic hiện đại tổ chức lần
đầu tiên, phải kể đến quá trình ông Coubertin ủng hộ cho việc hồi sinh nó. Vào ngày 25
tháng 11 năm 1892, tại một cuộc họp của Union des Sports Athlétiques ở Paris, chính
Coubertin là người đã ủng hộ ý tưởng hồi sinh Thế vận hội Olympic, và ông đưa ra mong
muốn về một kỷ nguyên mới trong thể thao quốc tế khi anh ấy nói: “Hãy để chúng tôi xuất
khẩu những người chèo lái, những người chạy của chúng tôi, những người rào của chúng
tôi sang những vùng đất khác. Đó là Thương mại Tự do thực sự của tương lai; và ngày nó
được đưa vào châu Âu, mục tiêu của Hòa bình sẽ nhận được một đồng minh mới và mạnh
mẽ.”

Sau đó, ông yêu cầu khán giả giúp ông ấy trong “nhiệm vụ huy hoàng và nhân hậu
là hồi sinh Thế vận hội Olympic”. Bài phát biểu không tạo ra bất kỳ hoạt động đáng chú
ý nào, nhưng Coubertin nhắc lại đề xuất của ông về việc hồi sinh Olympic ở Paris vào
tháng 6 năm 1894 tại một hội nghị về thể thao quốc tế với sự tham dự của 79 đại biểu đại

56
diện cho 49 tổ chức từ 9 quốc gia, không ai thực sự quan tâm đến sự phục hưng của Trò
chơi. Tuy nhiên, và trích lời Coubertin một lần nữa, "một cuộc bỏ phiếu nhất trí ủng hộ sự
phục hưng đã được đưa ra vào cuối Đại hội chủ yếu để làm hài lòng tôi." Lúc đầu, công
chúng đồng ý rằng Thế vận hội nên được tổ chức tại Paris vào năm 1900. Tuy nhiên, người
ta thấy rằng sáu năm có vẻ là một thời gian dài để chờ đợi, và Athens đã trở thành địa điểm
được thay đổi và sớm hơn bốn năm, tức năm 1896. Phải vượt qua rất nhiều sự thờ ơ, nếu
không muốn nói là chống đối, bao gồm cả việc thủ tướng Hy Lạp từ chối tổ chức Thế vận
hội. Nhưng khi một thủ tướng Hy Lạp mới nhậm chức, Coubertin đã có thể thực hiện quan
điểm của mình và Thế vận hội đã được khai mạc bởi vua Hy Lạp vào tuần đầu tiên của
tháng 4 năm 1896, vào Ngày Độc lập của Hy Lạp (đó là vào ngày 25 tháng 3 theo Lịch
Julian sau đó được sử dụng ở Hy Lạp).

Thế vận hội Olympic hiện đại lần đầu tiên tổ chức vào năm 1896

Có hai loại Đại hội Olympic là Olympic mùa Hè và Olympic mùa Đông. Từ năm
1896 đến năm 1992 cả hai Thế vận hội được tổ chức cùng năm với nhau. Nhưng kể từ
năm 1994 thì đã được đổi lại sao cho cả hai sự kiện thể thao này diễn ra trong các năm xen
kẽ nhau. Ví dụ như Olympic mùa Đông tổ chức năm 1994 thì Olympic mùa Hè tổ chức

57
năm 1996 , kế đến Olympic mùa Đông diễn ra năm 1998 và Olympic mùa Hè thì diễn ra
vào năm 2000.

Thế vận hội Olympic mùa hè

58
Thế vận hội Olympic mùa đông

 Thế vận hội mùa hè

Thế vận hội Mùa hè 1896 (tiếng Hy Lạp: Θερινοί Ολυμπιακοί Αγώνες 1896, chuyển tự
Therinoí Olympiakoí Agónes 1896), tên chính thức là Thế vận hội Mùa hè lần thứ I, là sự
kiện thể thao quốc tế được tổ chức tại thành phố Athens, thủ đô của Hy Lạp, từ ngày 6 đến
15 tháng 4 năm 1896. Đây chính là kỳ Thế vận hội đầu tiên được tổ chức trong thời kỳ
hiện đại. Hy Lạp cổ đại vốn là cái nôi của phong trào Olympic, do đó Athens được coi như
sự lựa chọn thích hợp nhất để tổ chức cho kỳ Thế vận hội hiện đại đầu tiên. Thành phố
này được nhất trí chọn làm nơi đăng cai kỳ Olympic đầu tiên trong cuộc hội nghị do Pierre
de Coubertin, một nhà sư phạm và sử gia người Pháp, tổ chức tại Paris vào ngày 23 tháng
6 năm 1894. Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) cũng được thành lập nhân hội nghị này.

59
Áp phích quảng bá chính thức về Thế vận hội Mùa hè 1896

Thế vận hội Mùa hè 1912 là thế vận hội lần thứ 5 được tổ chức tại thành phố
Stockholm, Thụy Điển từ 5 tháng 5 tới 27 tháng 7 năm 1912. Hai mươi tám quốc gia và
2.407 vận động viên tham dự, trong đó có 48 vận động viên nữ, tham gia tranh tài 102 nội
dung của 14 môn thể thao. Ngoại trừ ba môn là quần vợt, bóng đá và bắn súng, tất cả các
môn còn lại đều được tổ chức trong vòng một tháng. Đây là kỳ Thế vận hội cuối cùng sử
dụng huy chương bằng vàng đặc và với sự tham dự của Nhật Bản, đây cũng là kỳ Thế vận
hội đầu tiên một quốc gia châu Á tham dự. Stockholm là ứng cử viên duy nhất của kỳ Thế
vận hội này và được chọn vào năm 1909. Đến bây giờ thì đây vẫn là kỳ Thế vận hội duy
nhất được tổ chức tại Thụy Điển.

 Những lần Olympic mùa hè bị gián đoạn:

Olympic 1916

60
Để chuẩn bị cho Olympic Berlin 1916, Đức đã xây dựng sân vận động Deutsches Stadion
với sức chứa 30000 chỗ ngồi năm 1913.Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn sẽ được diễn ra bình
thường nếu chiến tranh thế giới lần thứ nhất không xảy ra năm 1914. Ban đầu, Đức cho
rằng chiến tranh chỉ kéo dài đến hết năm 1914, nhưng phải đến cuối 1918 thì cuộc chiến
tàn khốc này mới chịu chấm dứt. Chính vì vậy, Olympic 1916 không thể diễn ra.

Hai thập kỷ sau, Đức mới có thể tổ chức một kỳ Olympic vào năm 1936. Tuy nhiên, Thế
vận hội năm đó đã để lại không ít điều tiếng khi Adolf Hitler lên nắm quyền và chiến tranh
thế giới lần thứ hai lại nổ ra vài năm sau đó.

Olympic năm 1940 và 1944

Ban đầu, hai thành phố Tokyo và Sapporo ở Nhật Bản vinh dự tổ chức Olympic năm 1940
sau khi dành chiến thắng trong cuộc chạy đua đăng cai năm 1936 và trở thành những thành
phố không thuộc phương Tây đầu tiên được chọn là nước chủ nhà của kỳ Thế vận hội. Thế
nhưng, sau khi chiến tranh nổ ra giữa Nhật Bản và Trung Quốc năm 1937, chỉnh phủ Nhật
Bản đã quyết định từ bỏ quyền tổ chức Thế vận hội và tuyên bố chiến tranh đòi hỏi phải
“tổng động viên cả vật chất lẫn tinh thần của Nhật Bản”. Ngay sau đó, các thành phố đăng
cai mới đã được chọn thay thế đó là Helsinki, Phần Lan, họ sẽ tổ chức Thế vận hội vào
mùa hè, còn Garmisch-Partenkirchen của Đức sẽ tổ chức Thế vận hội vào mùa đông 1940.
Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã bùng nổ sau khi Đức Quốc đã xâm chiếm Ba Lan vào
tháng 9/1939, khiến cho hai sự kiện thể thao này bị hủy bỏ hoàn toàn.

Olympic năm 2020

Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra rất phức tạp trên thế giới vào khoảng đầu năm
2020 nên Nhật Bản đã tuyên bố hoãn Olympic 2020 để khắc phục. Theo ban tổ chức, thời
điểm sớm nhất có thể tổ chức lại Thế vận hội sẽ vào mùa hè 2021. Trước đó, một số quốc
gia như Canada, Úc, Anh đã tuyên bố sẽ không cử vận động viên đến Tokyo để tham dự
Olympic nếu không được dời sang 2021.

 Thế vận hội mùa đông

61
Thế vận hội mùa đông là sự kiện thể thao được tổ chức riêng cho các môn thể thao mùa
đông. Thi đấu trên địa hình có băng hoặc tuyết như trượt băng nghệ thuật, trượt tuyết, đua
xe trượt tuyết, khúc côn cầu,… Thế vận hội mùa đông cũng thu hút được rất đông sự quan
tâm của người yêu thể thao trên khắp thế giới. Do điều kiện khí hậu khác biệt nên thế vận
hội mùa đông có ít quốc gia tham dự.

Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) do dự trong việc mở đầu thế vận hội mùa đông vì
những điều kiện khí hậu khiến thế vận hội mùa đông chỉ giới hạn ở những nước có điều
kiện tuyết lạnh trong mùa đông. Khi Thụy Điển và Na Uy lần đầu tiên tổ chức thế vận hội
mùa đông 1911, Mỹ đã phản đối vì điều kiện sân bãi. Trong cuộc họp IOC năm 1921
những người Scandinavi đã tranh cãi về việc tổ chức thế vận hội mùa đông vì không thể
tụ họp các vận động viên từ mọi quốc gia. IOC đã thắng phiếu và thành lập Thế vận hội
mùa Đông.

Thế vận hội mùa đông lần thứ V năm 1940 dự kiến sẽ tổ chức ở thành phố Sapporo,
Nhật Bản nhưng Nhật Bản đã trả lại quyền đăng cai cho IOC vào tháng 7 năm 1938 do sự
bùng nổ chiến tranh Trung-Nhật năm 1937. IOC đã quyết định trao lại quyền tổ chức cho
St Moritz, Thụy Sĩ nơi từng diễn ra thế vận hội mùa đông lần thứ II 1928. Tuy nhiên, do
tranh cãi giữa ban tổ chức Thụy Sĩ và IOC thế vận hội lại bị thu hồi lần nữa. Mùa xuân
năm 1939, IOC đã trao quyền thế vận hội mùa đông 1940 cho Garmisch, Đức nơi từng
diễn ra thế vận hội thứ IV 1936, khoảng vài tháng sau Đức xâm lược Ba Lan nổ ra chiến
tranh thế giới thứ 2 và thế vận hội mùa đông đã bị hoãn. Cortina d’Ampezzo, Ý là nơi
được trao quyền tổ chức thế vận hội mùa đông 1940 nhưng còn bị ảnh hưởng của thế chiến
II nên phải tiếp tục hoãn lại. Đến năm 1948, thế vận hội được tổ chức lại sau một khoảng
thời gian dài 12 năm tạm hoãn. Sự kiện được tổ chức ở một nước trung lập trừ Đức và
Nhật Bản. Sau thế chiến thứ II thế vận hội bị ảnh hưởng nặng nề do thiếu nguồn lực tài
chính và con người.

Thế vận hội mùa đông hiện nay đang gặp một thách thức lớn đó là biến đổi khí hậu
toàn cầu. Một nhóm nghiên cứu quốc tế do Đại học Waterloo đứng đầu đã đánh giá các
dữ liệu khí hậu lịch sử từ những năm 1920 và các xu hướng biến đổi khí hậu trong tương
lai. Họ xác định rằng những nơi được sử dụng cho các môn thi đấu mùa Đông như St.
Moritz (Thụy Sĩ) và Lillehammer (Na Uy) có thể trở thành “di tích của Olympic” vào giữa

62
cuối thế kỷ này, do các điều kiện ở đây sẽ không còn phù hợp với việc đăng cai Olympic
mùa Đông.

Nghiên cứu trên cho biết nhiệt độ trung bình hằng ngày vào tháng 2 ở các thành
phố nói trên đang tăng mạnh, từ 0,4 độ C trong các kỳ Thế vận hội những năm 1920 đến
1950, lên 3,1 độ C trong các kỳ Thế vận hội những năm 1960 và tăng lên 6,3 độ C trong
các kỳ Thế vận hội được tổ chức trong thế kỷ 21, bao gồm cả Thế vận hội mùa Đông Bắc
Kinh.

Daniel Scott, giáo sư về địa lý và quản lý môi trường ở Đại học Waterloo, cho biết:
“Cứ đà này thì đến cuối thế kỷ, chúng ta sẽ chỉ còn Sapporo là nơi duy nhất có các điều
kiện khí hậu phù hợp cho Thế vận hội mùa Đông, và sau đó, chúng ta sẽ chờ xem liệu
Sapporo có còn được như vậy nữa không”. Theo giáo sư Scott, chỉ đến giữa thế kỷ này,
số nơi có khí hậu phù hợp cho Olympic mùa Đông cũng sẽ giảm mạnh. Châu Âu vốn là
cái nôi của Olympic mùa Đông và từng đăng cai hơn 1/2 số kỳ Thế vận hội, nhưng vùng
núi Alpes của châu Âu đang cảm nhận các tác động của biến đổi khí hậu.

Thành phố Sapporo đang biến đổi khí hậu

Các nhà nghiên cứu cũng thăm dò các vận động viên và huấn luyện viên quốc tế.
Theo đó, 89% cảm thấy các điều kiện khí hậu thay đổi đang ảnh hưởng tới các điều kiện
thi đấu, và 94% lo ngại biến đổi khí hậu sẽ tác động đến tương lai phát triển của môn thể
thao mình đang chơi. Báo cáo cũng ghi nhận rằng tỷ lệ chấn thương của vận động viên
các môn liên quan đến tuyết có thể một phần do nhiệt độ môi trường tăng cao và các điều

63
kiện tuyết không phù hợp. Ba kỳ Thế vận hội gần đây có tỷ lệ sự cố cao nhất trong khi thi
đấu ở các môn trượt tuyết.

 Ủy ban Olympic quốc tế IOC:

Thế vận hội được quản lý bởi Ủy ban Olympic quốc tế (viết tắt là IOC), tổng hành
dinh đặt tại Lausanne, Thụy Sĩ. IOC là một ủy ban độc lập được ra đời tại Paris năm 1894.
IOC tự lựa chọn các thành viên cho ủy ban của mình. Tuy nhiên, để bắt đầu tiến hành hình
thức này, Coubertin đã tự chọn cho mình 15 thành viên đầu tiên. Hầu hết các thành viên
được bầu chọn vào IOC là những cá nhân, đơn vị đã phục vụ trong NOCs (National
Olympic Committees - Các ủy ban Olympic quốc gia) tại chính quốc gia của thành viên
đó.

Ủy ban Olympic Quốc tế - IOC

Những thành viên đầu tiên của ủy ban IOC là tất cả các thành viên châu Âu và châu
Mỹ với một nước ngoại lệ là New Zealand thuộc châu Úc. Thành viên châu Á đầu tiên gia
nhập ủy ban là vào năm 1908 và thành viên châu Phi là 1910. Các thành viên của IOC
phải nghỉ hưu vào tuổi 80 trừ phi họ được bầu chọn trước năm 1966.

IOC có chức năng giám sát, quyết định nơi sẽ tổ chức thế vận hội, lập các quy định
về Olympic trên toàn thế giới và thương lượng về bản quyền truyền hình phát sóng các
chương trình thế vận hội trong thời gian diễn ra. IOC làm việc chặt chẽ với NOCs - Liên

64
đoàn thể thao không chuyên quốc tế (The International Amateur Athletic Federation -
IAAF) và các liên đoàn thể thao quốc tế khác (International Sports Federations - ISFs) để
tổ chức các kỳ thế vận hội. ISFs chịu trách nhiệm về những điều luật quốc tế và các quy
tắc của các môn thể thao mà họ có ảnh hưởng tới.

Chủ tịch IOC (được chọn từ các thành viên của IOC) được cộng tác bởi một ban
lãnh đạo gồm nhiều phó chủ tịch và một số người của hội đồng IOC. Chủ tịch đầu tiên của
IOC là ông Demetrius Vikélas, ông là người Hy Lạp (làm việc 1894 -1896). Các chủ tịch
tiếp theo là Count Henri de Baillet-Latour của Bỉ (1925-1942), J. Sigfrid Edström của
Thụy Điển (1946-1952), Avery Brundage của Mỹ (1952-1972), Michael Morris, Lord
Killanin của Ireland (1972-1980) và Juan Antonio Samaranch của Tây Ban Nha (1980-...
).

 Những xáo động về chính trị

Mặc dù Thế vận hội được thành lập với ước mơ tốt đẹp cho nền hòa bình thế giới,
nhưng đã có một thời Olympic hiện đại đã thực sự trở thành một sự kiện quốc tế quan
trọng, nó cũng trở thành một "sàn đấu" cho những tranh cãi chính trị. Những Thế vận hội
được nhiều người nói đến nhất là Thế vận hội Berlin năm 1936. IOC đã bỏ phiếu cho
Berlin vào năm 1931 trước khi các thành viên của Ủy ban này biết rằng Đảng Quốc xã sẽ
nhanh chóng nắm quyền điều hành nước Đức. Trong những năm đầu của những năm 1930,
dưới luật lệ của Đức quốc xã, những vận động viên Đức – Do Thái đã bị loại ra khỏi đội
tuyển Đức. Điều này đã vi phạm Hiến chương Olympic khiến cho người Mỹ đòi tẩy chay
Thế vận hội 1936. Hoạt động tẩy chay đã thất bại bởi vì nhà lãnh đạo của Ủy ban Olympic
Hoa Kỳ thời đó là Avery Brundage tin rằng các viên chức của Đức sẽ cho phép các vận
động viên người Đức - Do Thái thi đấu. Thật vậy, nhưng chỉ có 2 vận động viên người Do
Thái có mặt trong đội tuyển Đức tại Thế vận hội Olympic 1936.

 Các vận động viên và tư cách tham dự:

Các vận động viên nữ trong môn bơi lội và lặn được phép thi đấu tại thế vận hội
năm 1912, còn những môn như thể dục và điền kinh thì mãi đến năm 1928 họ mới được
tham gia. Kể từ lúc đó các môn thể thao Olympic của nữ phát triển đáng kể và hiện nay số

65
lượng nữ vận động viên trong một đội đã chiếm đến khoảng phân nửa trừ một số đội đến
từ các nước Ả-Rập hồi giáo.

Coubertin và tổ chức IOC dự tính từ ban đầu là thế vận hội chỉ dành cho những vận
động viên nghiệp dư. Tính chất không chuyên được xác định bởi sự tôn trọng triệt để với
luật không chuyên, một luật lệ có từ thế kỷ 19 làm nền tảng để ngăn không cho các vận
động viên chuyên nghiệp tham gia trong các môn thể thao như bơi thuyền và quần vợt. Vì
luật không chuyên ngăn cản các vận động viên kiếm được bất kỳ chi phí nào từ các hoạt
động có liên quan đến thể thao nên các vận động viên thuộc tầng lớp bình dân khó mà đủ
khả năng vừa kiếm sống vừa tập luyện để thi đấu tại Thế vận hội. Tuy nhiên các luật lệ
của thế vận hội về tính không chuyên vẫn là nguyên nhân gây tranh cãi trong nhiều năm.

Năm 1983, đa số các thành viên của IOC đều chấp nhận hầu hết các vận động viên
Olympic thi đấu một cách chuyên nghiệp với ý muốn rằng các môn thể thao vẫn có thể là
hoạt động chính trong cuộc sống của họ. Sau đó IOC đã hỏi lại mỗi ISF để xác định tính
tư cách của chính môn thể thao và qua thập niên sau thì gần như tất cả các ISF đã bãi bỏ
sự khác biệt giữa các vận động viên nghiệp dư và các vận động chuyên nghiệp, còn được
gọi là Thế vận hội mở.

Một trong những ví dụ điển hình của sự thay đổi là vào năm 1992 khi các vận động
viên chuyên nghiệp đến từ Liên đoàn bóng rổ quốc gia (NBA - National Basketball
Association) đã được phép thi đấu tại thế vận hội mùa hè Barcelona, Tây Ban Nha.

66
Đội bóng rổ đến từ liên đoàn bóng rổ quốc gia tham gia Olympic 1992

2.2.2. Những đặc trưng trong kì thi Olympic hiện đại:

Trải qua nhiều thế kỷ với chiến tranh và xáo động chính trị, thế vận hội đã đạt được
nhiều thành công trong những năm gần đây, thu hút nhiều công chúng hơn và thu được
nhiều tiền hơn. Phần nhiều của sự thu hút công chúng và giàu có là nhờ sự phát triển của
những phương tiện liên lạc vệ tinh và các chương trình truyền hình toàn cầu.

Chẳng những càng ngày càng có nhiều người theo dõi thế vận hội mà còn có nhiều cơ
hội phát triển việc bán bản quyền truyền hình thế vận hội với số tiền lên đến hàng trăm
triệu đôla. Với các phần của thu nhập này, giờ đây các ủy ban tổ chức có thể tổ chức những
thế vận hội hoành tráng mà không sợ phải gánh chịu những khoản nợ khổng lồ giống như
ủy ban tổ chức thế vận hội Montréal, Canada năm 1976. Có nhiều tiền hơn, IOC cũng có
thể trợ cấp để phát triển các môn thể thao ở các quốc gia kém phát triển. Thế vận hội cũng
trở nên lệ thuộc vào các công ty đa quốc gia vì các công ty này luôn sẵn sàng chi ra hàng
triệu đôla để trở thành nhà tài trợ chính thức của thế vận hội và dùng biểu tượng của thế
vận hội để quảng cáo sản phẩm của họ.

 Các quyết định môn thi đấu:

67
Để đăng cai thế vận hội, một thành phố phải đệ trình bản kế hoạch lên IOC. Sau
khi tất cả các bản kế hoạch được đưa lên, IOC tiến hành bỏ phiếu. Nếu không có thành
phố nào giành được nhiều phiếu trong lần bỏ phiếu đầu tiên thì thành phố ít phiếu nhất sẽ
bị loại và tiếp tục bỏ phiếu cho đến khi chọn được mới thôi. Thế vận hội được quyết định
trước đó vài năm, nhờ vậy thành phố giành được quyền đăng cai có đủ thời gian để chuẩn
bị. Trong việc lựa chọn nơi tổ chức Olympic, IOC quyết định dựa trên một số nhân tố chủ
yếu mà thành phố đó có hoặc hứa sẽ tạo những tiện nghi tốt nhất và hiệu quả cho một kỳ
Thế vận hội.

IOC cũng quyết định những phần nào trên thế giới chưa được quyền đăng cai thế
vận hội. Thí dụ như, thành phố Tokyo, Nhật Bản (thuộc châu Á) đăng cai Olympic mùa
hè năm 1964 thì sang năm 1968 được tổ chức tiếp ở Mexico.

Thế vận hội Olympic mùa hè năm 1964 được đăng cai tại Tokyo

68
Vì sự phát triển quan trọng của truyền hình trên toàn thế giới, trong những năm gần
đây IOC cũng đưa vào việc chọn thành phố chủ nhà theo múi giờ. Ví dụ như mỗi khi thế
vận hội diễn ra tại Mỹ hoặc Canada thì mạng truyền hình American sẵn sàng chịu nhiều
chi phí bản quyền để phát hình trực tiếp rộng rãi vào những giờ chiếu các cuộc thi đấu.

Bảng điện tử ở Thế vận hội Olympic năm 1968 tại Mexico

Một khi thế vận hội diễn ra ở đâu thì sẽ được ủy ban tổ chức địa phương ở đó tài
trợ (những tổ chức này không phải là IOC hay NOC của nước chủ nhà). Điều này thường
kết thúc với phần chia lợi nhuận từ bản quyền truyền hình thế vận hội, tiền từ các tập đoàn
tài trợ, tiền bán vé, tiền quảng cáo và những nguồn tài trợ nhỏ khác chẳng hạn như những
con tem bưu điện làm kỉ niệm hoặc tiền thu từ vé số quốc gia. Trong nhiều trường hợp
cũng có sự giúp đỡ của chính quyền nước sở tại.

Điều thú vị là mặc dù nhiều thành phố giành được lợi nhuận từ thế vận hội, nhưng
các kỳ Olympic cũng có thể bị lâm vào tình trạng thiếu hụt tài chính. Ví dụ như Montréal,
Canada đã chi ra một lượng lớn tiền bạc để chuẩn bị cho thế vận hội mùa hè năm 1976,
nhưng số tiền thu được lại thấp hơn dự kiến khiến thành phố phải chịu nhiều khoản nợ
lớn.

 Những nghi thức đặc trưng của Thế vận hội:


69
Thế vận hội luôn có những nghi thức, phần nhiều trong số đó thể hiện chủ đề tình
hữu nghị và hợp tác hòa bình giữa các quốc gia.

Lễ khai mạc thế vận hội luôn luôn có cuộc diễu hành của các đội tuyển đến từ mỗi quốc
gia tham dự tại sân vận động chính. Đội Hy Lạp luôn là đội đi đầu để kỉ niệm nguồn gốc
xa xưa của thế vận hội và đội nước chủ nhà luôn là đội đi sau chót.

Đội Hy Lạp diễu hành đầu tiên tại một kỳ Thế vận hội

Nghi lễ mở đầu là màn trình diễn tái hiện, hư cấu về thế vận hội qua thời gian trong
một khung cảnh phức tạp và hoành tráng với âm nhạc và lời nói. Một trong những nghi lễ
quan trọng là cuộc chạy rước đuốc và lễ rước đuốc Olympic.

70
Rước đuốc tại Olympic Tokyo

Ý tưởng về ngọn đuốc Olympic hay Ngọn lửa Olympic lần đầu tiên được khánh
thành trong Thế vận hội Olympic 1928 tại Amsterdam. Không có cuộc rước đuốc trong
Thế vận hội Olympic cổ đại. Tuy nhiên, người ta đã biết đến các cuộc rước đuốc trong
các lễ hội thể thao Hy Lạp cổ đại khác, bao gồm cả những lễ hội được tổ chức tại Athens.
Lễ rước đuốc Olympic hiện đại lần đầu tiên được tổ chức tại Thế vận hội Olympic 1936
ở Berlin. “Citius, Altius, Fortius”: nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn, đó là ba lời tán tụng
dành cho thế vận hội Olympic.

Ngọn lửa Olympic tượng trưng cho sự chuyển giao những ý nghĩa cao đẹp từ thế
vận hội Hy Lạp cổ đại đến thế giới hiện đại. Ngọn đuốc Olympic được thắp sáng lần đầu
tại thế vận hội mùa hè năm 1936.

71
Ngọn đuốc Olympic được thắp sáng lần đầu tại thế vận hội mùa hè năm 1936.

Trong cuộc chạy rước đuốc, ngọn lửa được thắp sáng tại thành phố Olympia, Hy
Lạp và từ đó nó được nhiều người chạy bộ (trừ đường sông, biển) mang đi trải qua nhiều
tuần lễ hoặc nhiều tháng trời để đến thành phố nước chủ nhà.

Sau khi người rước đuốc cuối cùng đã thắp ngọn lửa Olympic lên ngọn đuốc chính
tại sân vận động, người đứng đầu của nước chủ nhà tuyên bố thế vận hội bắt đầu và những
con chim bồ câu được thả ra để tượng trưng cho niềm hy vọng thế giới hòa bình.

 Lá cờ đại diện cho Thế vận hội:

72
Hai nghi thức đổi mới quan trọng khác đã xuất hiện sớm tại thế vận hội Antwerp,
Bỉ năm 1920 đó là một lá cờ thế vận hội với năm vòng tròn có năm màu khác nhau trên
nền trắng.

Lá cờ Olympic

Năm chiếc vòng tròn tượng trưng cho sự đoàn kết giữa các quốc gia năm châu :
châu Phi, châu Mỹ, châu Á, châu Úc và châu Âu. Và kế đến là sự ra đời của nghi thức đọc
lời thề Olympic, được đọc bởi một thành viên của đội chủ nhà . Lời thề xác nhận cam kết
của các vận động viên về tinh thần thể thao cao thượng trong thi đấu.

 Nghi lễ trao huy chương

Nghi lễ trao huy chương cũng là một phần quan trọng của thế vận hội. Sau mỗi
môn thi đấu cá nhân tại thế vận hội, các huy chương được tặng thưởng có 3 giải : nhất, nhì
và ba cho 3 người có thành tích cao nhất. Lễ trao huy chương diễn ra sau mỗi trận đấu
chung kết của từng môn, các vận động viên thắng cuộc bước lên bục để nhận huy chương
vàng (thực ra là huy chương mạ vàng), huy chương bạc (mạ bạc), và huy chương đồng, kế
đến quốc kỳ các nước của họ được kéo lên trong tiếng nhạc quốc ca nghiêm trang.

73
Khoảnh khắc trao huân chương

Ban đầu có một cuộc diễu hành khác của các quốc gia vào buổi lễ cuối cùng của
thế vận hội .Tuy nhiên tại thế vận hội mùa hè vào năm 1956 tại Melbourne, Úc , các vận
động viên đã tách khỏi hàng ngũ và đi lẫn vào nhau để kỉ niệm thế vận hội. Truyền thống
này đã được tiếp tục tại các kỳ thế vận hội sau. Sau khi các vận động viên đã vào hết trong
sân vận động Olympic tại buổi lễ, chủ tịch của IOC hẹn gặp lại các vận động viên và khán
giả tại thế vận hội lần sau. Sau đó , chủ tịch IOC tuyên bố kết thúc thế vận hội và ngọn
đuốc Olympic được tạm tắt.

 Huy chương bằng vàng thật:

Thế vận hội Olympic hiện đại sử dụng huy chương bằng vàng thật để trao cho các
vận động viên, thế nhưng nó chỉ kéo dài tới năm 1912 mà thôi.

Ngoài ra, các huy chương của mỗi kỳ Olympic đều được thiết kế mang tính đặc
trưng của từng nước chủ nhà đăng cai kỳ Thế vận hội đó. Mỗi huy chương phải dày ít nhất
là 3mm, đường kính 60mm. Hơn nữa, các huy chương Olympic vàng và bạc phải được
làm bằng 92.5% bạc, với huy chương vàng được mạ 6 gram vàng.

74
Các huy chương Thế vận hội Olympic Tokyo

 Bài hát Thế vận hội Olympic hiện đại:

Bài ca Olympic chính là bài hát do Spyros Samaras soạn dựa trên lời một bài thơ
của nhà thơ và nhà văn Hy Lạp - Kostis Palamas.

Ο ΥΜΝΟΣ ΤΩΝ ΑΓΩΝΩΝ

Αρχαίον Πνεύμ'αθάνατον, αγνέ πατέρα

του ωραίου, του μεγάλου και τ'αληθινού,

κατέβα, φανερώσου κι άστραψ'εδώ πέρα

στην δόξα της δικής σου γης και τ'ουρανού.

Στο δρόμο και στο πάλεμα και στο λιθάρι,

στων ευγενών Αγώνων λάμψε την ορμή,

και με τ'αμάραντο στεφάνωσε κλωνάρι

και σιδερένιο πλάσε κι άξιο κορμί.

75
Κάμποι, βουνά και πέλαγα φέγγουν μαζί σου

σαν ένας λευκοπόρφυρος μέγας ναός,

και τρέχει στο ναόν εδώ προσκυνητής σου,

Αρχαίον Πνεύμ'αθάνατον, κάθε λαός.

Bài hát này đã được biểu diễn lần đầu tiên tại Thế vận hội lần thứ nhất tổ chức tại
Athens năm 1896. Tuy nhiên tới năm 1958 bài hát mới được công khai trở thành bài ca
chính thức cho Thế vận hội. Sau đó, nước chủ nhà của từng kỳ Thế vận hội thường sẽ dịch
bài hát sang ngôn ngữ của nước mình.

76
CHƯƠNG 3: CÁC BỘ MÔN THỂ THAO TIÊU BIỂU TRÊN THẾ
GIỚI HIỆN NAY

* Thể thao đối kháng

* Thể thao trí tuệ

* Thể thao đồng đội

* Thể thao dưới nước

3.1. Thể thao đối kháng:

3.1.1. Boxing:

 Giới thiệu:

Quyền Anh, còn gọi là đấm bốc (bốc bắt nguồn từ từ tiếng Pháp boxe /bɔks/) hay
boxing là môn võ và thể thao đối kháng giữa 2 người xuất phát từ phương Tây, sử dụng
cú đấm kết hợp với di chuyển chân, đầu và thân mình. Quyền Anh nghiệp dư là một nội
dung thi đấu của nhiều đại hội thể thao trên toàn thế giới, trong đó có Olympic. Tên gọi
quyền Anh trong Tiếng Việt bắt nguồn từ tên tiếng Pháp là boxe anglaise (quyền thuật của
người Anh).

Hiện nay cũng thường được gọi với tên boxing, trong tiếng Anh có nghĩa quyền
thuật. Về cơ bản, Quyền Anh cho phép diễn ra một trận đấu giữa hai người với nhau, sử
dụng tay, chân và sự uyển chuyển của cơ thể để thực hiện các động tác đánh đấm, nhắm
tới đối phương. Bộ môn thể thao này đã xuất hiện khá nhiều trong các đại hội thể thao trên
toàn thế giới và được công nhận là một bộ môn thể thao chính thống. Cho tới nay, không
có một ai có thể chỉ ra được thời gian mà bộ môn Quyền Anh – Boxing ra đời, chỉ biết
rằng:

 Khoảng 4000 năm TCN tại Bắc Châu Phi.


 Khoảng 3700 năm TCN tại Lưỡng Hà.

77
 Khoảng 1500 năm TCN tại Địa Trung Hải.
 Khoảng 900 năm TCN tại Hy Lạp.
 Khoảng 500 năm Công Nguyên tại La Mã.

Quyền Anh đã có mặt và là một bộ môn thể thao phổ biến, được yêu thích, lưu hành
cho tới tận ngày nay. Tuy trong quá trình phát triển, bộ môn này đã từng có thời gian kém
thịnh nhưng về sau càng ngày càng đi lên.

 Phát triển:

Quyền Anh – Boxing cũng có quá trình phát triển gian nan và vất vả như những bộ
môn khác. Để trở thành một bộ môn được nhiều người yêu thích, bộ môn thể thao này đã
phải trải qua ba giai đoạn khác nhau.

Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn sơ khai, khi mà Quyền Anh xuất hiện và được lưu
hành ở các nước phương Tây nhưng chưa nhận được sự chú ý của nhiều người. Những
tưởng thời gian sau đó, văn hóa – kinh tế – xã hội sẽ thay đổi nhận thức của con người,
đưa Quyền Anh trở thành một môn thể thao đáng giá nhưng không phải.

Cho tới mãi những năm 1750 TCN, Quyền Anh mới có thể thoát khỏi thời kỳ kém
thịnh và bước sang một kỷ nguyên mới. Kể từ năm ấy, Quyền Anh ngày càng thịnh hành,
không chỉ có mặt trong nhiều giải đấu mà còn được nhiều vương giả coi trọng. Tuy nhiên,
bởi vì quá thịnh hành nên bộ môn này bị cho là quá tàn nhẫn, dẫn đến năm 404 TCN,
Quyền Anh bị rơi vào con đường cấm xuất hiện.

78
Mãi cho tới thế kỉ XVI, bộ môn này mới được trở lại với sự nhận thức đúng đắn
hơn. Kể từ đó cho tới bây giờ, Quyền Anh không ngừng được tung hô và yêu thích.

Trận đấu của hai võ sĩ quyền Anh nổi tiếng Floyd Mayweather và Manny Pacquiao

3.1.2. Đấu kiếm:

 Giới thiệu:

Đấu kiếm (tiếng Anh gọi là Fencing) là một môn võ thuật đối kháng trong chương
trình thi đấu Thế vận hội ngày nay. Hai đấu sĩ thi đấu (còn gọi là kiếm sĩ) sẽ mặc các áo
bảo hộ màu trắng, sử dụng các loại kiếm thuộc ba thể loại: kiếm ba cạnh, kiếm chém, kiếm
liễu để đâm vào các bộ phận của đối phương. (Mỗi kiếm sĩ chỉ thi đấu một trong 3 nội
dung trên).

Đấu kiếm vốn khởi thủy từ những cuộc giao đấu của con người trải dài suốt hàng
thế kỷ. Đấu kiếm xuất phát từ môn thể thao dành cho giới quý tộc Pháp ở thế kỷ 15, cuối
thế kỷ 17 các nguyên tắc cơ bản thi đấu kiếm được hình thành. Thế kỷ 18, 19, đấu kiếm
phát triển rộng ra các nước châu Âu. Lối đấu kiếm hiện đại về luật quy định hay trang
phục trong thi đấu hình thành vào nửa cuối thế kỷ 19. Ngày nay, đấu kiếm là môn thể thao
đối kháng trực tiếp bằng kiếm, gồm ba môn thi: kiếm liễu (foil), kiếm ba cạnh (épée), kiếm

79
chém (sabre). Đấu kiếm là 1 trong 9môn thể thao kinh điển trong hệ thống thi đấu của
Olympic và có từ năm 1896 ở kỳ thế vận hội đầu tiên tại Athens (Hy Lạp).

Môn đấu kiếm ở Olympic

 Phát triển:

Sự chuyển biến đấu kiếm thành một môn thể thao thay vì là nội dung huấn luyện
quân sự bắt đầu từ giữa thế kỉ 18, được dẫn dắt bởi Domenico Angelo, người đã xây dựng
một học viện đấu kiếm, Trường vũ khí Angelo, tại Soho, London năm 1763. Tại đó, ông
dạy cho tầng lớp quý tộc nghệ thuật đánh kiếm thời thượng. Trường của ông hoạt động
suốt 3 thế hệ của Angelo và thống trị nghệ thuật đấu kiếm châu Âu gần một thế kỉ.

80
Tranh vẽ trong sách hướng dẫn của Domenico Angelo năm 1763

Angelo thiết lập những quy tắc cơ bản về tư thế và cách di chuyển mà đến nay vẫn
còn chi phối đấu kiếm hiện đại, mặc dù cách tấn công và phòng thủ của ông khác nhiều so
với hiện nay. Mặc dù chủ ý của ông là chuẩn bị cho môn sinh cho chiến đấu thực, nhưng
ông là huấn luyện viên đấu kiếm đầu tiên nhấn mạnh ích lợi về sức khỏe và thể thao của
đấu kiếm hơn là sử dụng làm công cụ giết chóc, đặc biệt là trong cuốn Học viện Kiếm
thuật (The School of Fencing) xuất bản năm 1763. Giải đấu kiếm chính thức đầu tiên được
tổ chức nhân dịp lễ Khai mạc Đại hội Quân đội Hoàng gia Anh năm 1880, tại Toà nhà
Nông nghiệp Hoàng gia, Islington vào tháng Sáu. Đại hội chứng kiến một loạt cuộc đấu
giữa sĩ quan và binh lính.

Đấu kiếm là một phần của Thế Vận hội từ mùa hè 1896.Nội dung kiếm chém được
tổ chức tại tất cả các kì Olympics; kiếm liễu cũng được tổ chức liên tục trừ năm 1908;
kiếm ba cạnh trừ năm 1896 không rõ lí do.Việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong đấu
kiếm được bắt đầu với kiếm ba cạnh năm 1933 với thiết bị tính điểm điện tử Laurent-
Pagan, với một bộ cảm ứng âm thanh và đèn đỏ hoặc xanh khi cú đâm đến mục tiêu. Nó
cũng được ứng dụng trong kiếm liễu từ 1956, kiếm chém từ 1988. Bộ phận tính điểm làm
giảm thiểu tranh cãi trong trọng tài, và có thể tính chính xác và nhanh chóng những cú
đâm nhẹ.

3.1.3.Taekwondo:

81
 Giới thiệu:

Taekwondo, Tae Kwon Do, Taekwon-Do (跆拳道), hay Túc Quyền Đạo (thường
được gọi là Thái Cực Đạo, dù không chính xác lắm), là môn thể thao của người Triều Tiên
và là loại hình võ đạo (mudo) thường được tập luyện nhất của nước này. Nó cũng là một

trong các môn thể thao phổ biến nhất trên thế giới. Trong tiếng Triều Tiên, Tae (태, hanja

跆 đài) có nghĩa là “đá bằng chân”; Kwon (권, hanja 拳, quyền) nghĩa là “đấm bằng tay”;

và Do (도, hanja 道, đạo) có nghĩa là “con đường” hay “nghệ thuật.” Vì vậy, Taekwondo

có nghĩa là “cách thức hay nghệ thuật đấu võ bằng tay và chân”.

Võ thuật ở Hàn Quốc có lịch sử lâu đời bắt đầu từ thời cổ đại. Taekwondo, môn võ
thuật của Hàn Quốc, có thể bắt nguồn từ triều đại Hoguryo năm 37 trước Công nguyên.
Người ta đã phát hiện ra tại di tích của mồ mả hoàng gia Muyongchong và Kakchu-chong
xây cất trong khoảng từ năm thứ 3 đến năm 427 nhiều bức tranh vẽ trên tường có cảnh
những người đàn ông đang tập luyện Taekwondo. Trên trần của Muyong-chong có bức
tranh miêu tả cảnh hai người đàn ông đối diện nhau trong một tư thế tập luyện Taekwondo.
Khởi đầu, môn võ thuật này có tên là Subakhi.

 Phát triển:

Taekwondo cũng được tập luyện tại Silla một vương quốc được thành lập ở đông
nam Triều Tiên vào khoảng 20 năm trước triều đại Koguryo ở phía bắc. Tại Kyongju, kinh
đô trước đây của Silla, hình hai vị Kim Cang trừ ma diệt quỷ bảo vệ Phật giáo trong tư thế
tấn Taekwondo được khắc trên bức tường trong hang động Sokkuram ở đền Pulkuk-sa.
Con cháu của giới quý tộc ở Silla đã được tuyển tập trung thành nhóm được gọi là
Hwarangdo một tổ chức quân đội, giáo dục và xã hội. Trong thời gian này tổ chức
Hwarangdo đã có ảnh hưởng rất lớn và làm phong phú thêm cho nền văn hoá và võ thuật
Triều Tiên.

Nhiều tài liệu cho thấy tổ chức này không chỉ xem việc tập luyện Taekwondo như
là phần thiết yếu trong huấn luyện quân đội và tăng cường thể chất mà còn phát triển
Taekwondo như là một hoạt động giải trí. Các khám phá nghệ thuật cổ như các bức tranh

82
trên tường ở những ngôi mộ của triều đại Kyoguryo, các hình ảnh khắc trên đá ở những
đền, chùa được xây dựng trong khoảng thời gian của triều đại Silla và nhiều tài liệu cho
thấy các thế tấn, kỹ thuật và hình dáng rất giống với các thế tấn và hình dáng của
Taekwondo ngày nay.

Trong lịch sử của Triều Tiên (918-1392), Taekwondo, lúc bấy giờ được gọi là
Subakhi, được tập luyện không chỉ được xem như là một kỹ năng để tăng cường sức khoẻ
mà nó còn được khuyến khích tập luyện như một một võ thuật có giá trị cao. Có ít nhất là
hai tài liệu được ghi chép trong thời gian đó cho thấy rằng Subakhi đã trở nên rất phổ biến
đến nỗi nó được đem biểu diễn cho hoàng đế xem. Điều này có nghĩa là Subakhi đã được
tập luyện như một môn thể thao có tổ chức cho khán giả xem và các chuyên gia cho rằng
vào thời gian đó người Hàn Quốc rất thích khía cạnh thi đấu của võ thuật.

Thời gian của triều đại Chosun có một quyển sách phát hành về dạy Taekwondo
như một môn võ thuật. Nó đã trở thành phổ biến hơn với công chúng, ngược lại với triều
đại Koryo trước đây, Taekwondo chỉ độc quyền cho quân đội. Một tài liệu lịch sử viết
người dân của tỉnh Chungchong và Cholla đã tụ tập ở một làng tổ chức thi đấu Subakhi.
Tài liệu này cho thấy Subakhi đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động thể thao quầ n
chúng. Hơn thế nữa, dân chúng muốn tham gia vào quân đội của hoàng gia rất háo hức tập
luyện Subakhi bởi vì nó là môn kiểm tra chính trong chương trình tuyển chọn.

Đặc biệt, vua Chonjo (1777-1800) phát hành một bộ sách giáo khoa về phong tục
và tập quán Hàn Quốc có tựa đề là Chaemulbo, trong đó nói rằng Subakhi được gọi là
Taekkyon, tên trước khi được gọi là Taekwondo.

Các chuyên gia cho rằng vấn đề quan trọng ở đây không chỉ là tên được thay đổi
mà cả kỹ thuật cũng thay đổi một cách đột ngột. Trong giai đoạn lịch sử Subakhi trước đó,
kỹ thuật tay được nhấn mạnh. Các tài liệu lịch sử có liên quan đến Taekkyon được xuất
bản vào khoảng cuối thế kỷ 19 ghi lại rằng nó là một nghệ thuật được đặt phần lớn trên
các kỹ thuật chân. Lúc bấy giờ, Taekkyon thật sự là một môn thi đấu có hệ thống tập trung
vào kỹ thuật chân và chiến thuật. Vì vậy thật là rõ ràng trong suốt thời gian triều đại
Chonsun, Subakhi đã trở thành một môn thể thao quốc gia quan trọng và thu hút sự chú ý
của cả hoàng gia lẫn công chúng.

83
Vào cuối triều đại Chonsun, Subakhi bắt đầu suy tàn vì sự bỏ mặc của hoàng gia
cũng như sự ăn sâu của đạo Khổng đề cao giá trị văn chương. Subakhi chỉ tồn tại như một
hoạt động giải trí của người dân thường.

Vào cuối thế kỷ 19, quân đội Hàn Quốc suy yếu, người Nhật đô hộ đất nước. Sự áp
bức của đế quốc Nhật đối với dân Hàn Quốc rất hà khắc và việc tập luyện võ thuật được
xem nguồn gốc của sự nổi loạn bị cấm đoán. Tuy nhiên, các tổ chức kháng Nhật sử dụng
Taekwondo như một phương pháp huấn luyện tinh thần và thể chất.

Sau giải phóng vào ngày 15 tháng 8 năm 1945, những người có nguyện vọng khôi
phục lại môn võ thuật cổ truyền Taekwondo bắt đầu dạy trở lại. Cuối cùng vào tháng 9
năm 1961, Hội Taekwondo Hàn Quốc được thành lập. Tháng 10 năm 1963, Taekwondo
đã trở thành môn thi đấu chính thức lần đầu tiên tại Đại hội Thể thao Quốc gia. Vào thập
niên 1960, huấn luyện viên Hàn Quốc bắt đầu ra nước ngoài phổ biến Taekwondo. Đây là
bước ngoặt trong lịch sử phát triển của môn võ này.

Taekwondo được xem như môn thể thao thế giới tại Giải Vô địch Thế giới lần 1
được tổ chức tại Seoul 1973 với 19 quốc gia tham dự. Tại cuộc họp ở Seoul được tổ chức
bên lề của giải Vô địch Taekwondo Thế giới lần 1, đại diện của các quốc gia tham dự đã
thành lập Liên đoàn TKD Thế giới. Từ đó, giải Vô địch Taekwondo Thế giới được tổ chức
2 năm một lần. Hiện nay Liên đoàn Taekwondo Thế giới có 166 quốc gia thành viên toàn
thế giới, với khoảng 50.000.0000 người tập luyện. IOC đã công nhận Taekwondo là môn
thể thao quốc tế tại đại hội lần thứ 83 năm 1980, Taekwondo được công nhận là môn thi
đấu giành huy chương tại Thế vận hội 2000 và 2004.

84
Về tên gọi của Taekwondo ở Việt Nam, do được truyền bá bởi quân đội Nam Triều
Tiên nên thời gian đầu môn võ này được gọi là Võ Đại Hàn, sau đó được gọi là Túc quyền
đạo, Thái cực đạo (tên gọi này được cho là xuất phát từ lá cờ mang hình âm dương thái
cực của Hàn Quốc).

Đòn đá chân uy lực của võ sĩ Taekwondo

3.1.4. Đấu vật:

 Giới thiệu:

Đấu vật có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại, tại đây đấu vật được dùng để huấn luyện
những người lính và tập thể dục hàng ngày. Kể từ đó, đấu vật có những thay đổi đáng kể.
Đây là môn thể thao đối kháng lâu đời nhất được ghi lại trong lịch sử thế giới và ngày nay
có hơn 1.000 kiểu đấu vật khác nhau. Nhiều loại hình đấu vật độc đáo được tìm thấy ở
nhiều nước trên thế giới. Đấu vật là môn thể thao đối kháng giữa hai vận động viên theo
luật quy định. Đấu vật được xếp hạng theo cân nặng ở các độ tuổi khác nhau. Khi thi đấu:
hai vận động viên ôm lấy nhau, dùng sức và kĩ thuật làm đối phương ngã (hai vai chạm
sới vật cùng một lúc) để giành thắng lợi hoặc thắng điểm.

Đấu vật có lịch sử lâu đời, là một phần trong chương trình thi chung kết ở các đại
hội Olympic cổ đại, lễ hội của nhiều dân tộc trên thế giới. Vận động viên được tự do lựa
chọn các miếng đánh để thi đấu trong tư thế đứng (vật đứng) và ở tư thế bò (vật bò): dẫn
xuống thảm, đẩy, vặn người, quăng, cầu vồng, gồng, lật, quật, cuốn hoặc dùng các động
tác khoá, nhang, gài chân...

85
Trận đấu tiến hành 1 hiệp 5 phút đối với thanh niên và người lớn, 4 phút đối với trẻ
em và thiếu niên. Điều khiển trận đấu gồm tổng trọng tài chính, trọng tài trên sới, trọng tài
biên. Đấu vật cho điểm theo nguyên tắc đa số, theo chất lượng, thẩm mĩ miếng đánh.
Thang điểm từ 1 - 5 điểm. Nếu hiệp chính (5 phút hoặc 4 phút, tuỳ theo lứa tuổi) hai vận
động viên bằng điểm thì trọng tài cho thi đấu ngay hiệp phụ cho đến khi một trong hai vận
động viên hơn nhau 3 điểm. Vận động viên hơn điểm là người thắng cuộc.

 Phát triển:

Đấu vật là một trong những môn thể thao đối kháng đầu tiên mà người Hy Lạp cổ
đưa vào thi đấu tại Thế vận hội năm 708 trước Công Nguyên. Trước năm 704 trước Công
Nguyên, người Hy Lạp chỉ xem môn đấu vật như một phần trong nội dung thi năm môn
phối hợp. Tuy nhiên, theo một vài chứng tích, đấu vật có thể đã tồn tại trước đó từ rất lâu.
Những bản vẽ được tìm thấy trong hang động cho thấy đấu vật đã xuất hiện từ năm 3000
trước Công Nguyên trong nền văn minh Sumero - Akkadian đến năm 2400 trước Công
Nguyên ở Ai Cập cổ đại. Trong những kỳ Olympics cổ đại đầu tiên ở Hy Lạp, đấu vật là
môn thi cuối cùng mà các vận động viên phải thi đấu. Cùng với toán học và quy tắc ngôn
ngữ, môn đấu vật cũng được xem là môn dạy chính thức ở Hy Lạp cổ.

Đấu vật cũng rất phổ biến đối với người La Mã cổ đại. Tuy nhiên, người La Mã
chọn phong cách đấu vật ít tàn bạo hơn người Hy Lạp. Đấu vật nghiệp dư tiếp tục tồn tại
trong suốt thời Trung Cổ ở Anh, Pháp và Nhật Bản. Những người định cư châu Âu ở Mỹ
cũng như người Mỹ bản địa cũng bắt đầu tập luyện môn đấu vật. Giải vô địch đấu vật quốc
gia đầu tiên ở Hoa Kỳ được tổ chức vào năm 1888 và tiếp tục cho đến đầu những năm
1900. Phong cách đấu vật phổ biến nhất thời đó là đấu vật Greco-Roman. Ngoài ra còn có
những phong cách khác như đấu vật Glima của Iceland, đấu vật Cumberland của Anh và
phong cách đấu vật Schwingen của Thụy Sĩ.

Olympic 1896 là Thế vận hội hiện đại đầu tiên công nhận đấu vật như một môn thể
thao thi đấu chính thức và kể từ năm 1920, đấu vật đã trở thành một phần của Thế vận hội
bằng cách sử dụng phong cách đấu vật tự do và Greco-Roman. Đấu vật tự do phổ biến
trong suốt thế kỷ 19 và thế kỷ 20. Không giống như đấu vật Greco-Roman chỉ sử dụng
phần trên của cơ thể, đấu vật tự do cho phép đối thủ sử dụng chân và nắm phần dưới eo.

86
Ngày nay, Greco-Roman, tự do, sombo và judo là những phong cách đấu vật chính.
Ngoài Mỹ, nhiều nước khác trên thế giới rất yêu mến môn đấu vật. Đấu vật là môn thể
thao quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ, Mông Cổ và Iran. Các quốc gia trên cùng với Nga và Mỹ
đã tạo ra rất nhiều tay đô vật hàng đầu thời đại. Các hạng cân đã được thiết lập cho cả nam
và nữ thi đấu ở các cấp độ khác nhau từ địa phương cho đến quốc tế.

Vận đông viên môn đấu vật giành chiến thắng

3.2. Thể thao trí tuệ:

3.2.1. Cờ vua:

 Giới thiệu:

Cờ vua – một trò chơi board game dành cho hai người phổ biến trên khắp thế giới
– còn được gọi với một tên khác là cờ phương Tây hoặc cờ quốc tế để phân biệt với các
biến thể khác của nó, chẳng hạn như cờ tướng. Xuất hiện tại Nam Âu vào nửa sau của thế
kỉ 15 sau khi phát triển từ các trò chơi cổ tương tự có nguồn gốc từ Ấn Độ và Ba Tư. Ngày
nay, cờ vua được xem là trò chơi phổ biến nhất thế giới, được hàng triệu người trên toàn
cầu chơi tại nhà, các câu lạc bộ, trên nền tảng internet và đặc biệt còn đưa vào các giải đấu
lớn, nhỏ. Bộ môn này thực sự được yêu thích ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở Nga.

87
Trò chơi sử dụng một bàn cờ hình vuông chia thành 64 ô vuông nhỏ hơn với 8 hàng
ngang và 8 hàng dọc. Mỗi người chơi sẽ bắt đầu với 16 quân cờ, bao gồm 8 con tốt, 2 mã,
2 tượng, 2 xe, 1 hậu và 1 vua. Mục tiêu của người chơi là cố gắng chiếu hết vua đối
phương. Vua được gọi bị "chiếu hết" khi đang bị chiếu mà không có cách nào thoát ra.
Khi một người chơi bị chiếu hết, trò chơi kết thúc hay nói cách khác người chơi đó đã
thua. Cũng có một số trường hợp mà trò chơi có thể kết thúc với tỉ số hoà. Trong suốt ván
cờ, hai người chơi thay phiên nhau di chuyển một quân cờ của mình đến một vị trí khác
trên bàn cờ. Một người chơi sẽ cầm quân cờ màu trắng và người còn lại sẽ cầm quân cờ
đen. Có các quy tắc nhất định về việc di chuyển các quân cờ cũng như việc ăn quân của
đối thủ. Người chơi cầm quân cờ trắng sẽ đi trước. Do đó, người chơi cầm quân trắng
thường sẽ có một lợi thế nhỏ và có tỷ lệ thắng cao hơn.

Bàn cờ vua

Dù chỉ có 64 ô và 32 quân cờ trên bàn cờ nhưng không ai có thể tính được hết mọi
nước đi kể cả người giỏi nhất, bởi số lượng nước đi có thể nói ví von là vượt cả số lượng
các nguyên tử có trong vũ trụ. Vì thế, nó không phải là một trò chơi may rủi, phải dựa vào
đầu óc của người chơi để tìm ra chiến thuật và chiến lược.

 Phát triển:

88
Cờ vua bắt nguồn từ một trò chơi ở Ấn Độ, có tên gọi là “Chatugara”. Nó mang ý
nghĩa là “4 thành viên” phù hợp với 4 loại binh chủng của quân đội thời bấy giờ gồm:
Chiến xa, tượng xa, kị bình và lục quân.

Chatugara

Từ Ấn Độ, cờ vua được chuyển sang Trung Á. Ở Ả rập, nó được mang tên là
“Satơrăng”, sau đó Satơrăng theo những cuộc chiến tranh buôn bán du nhập vào Tây Ban
Nha, Italia rồi lan rộng ra khắp châu Âu.

Vào cuối thế kỷ thứ XV đến đầu thế kỉ XVI, luật chơi Cờ Vua bắt đầu được hình
thành. Đến thế kỷ XVI-XVII các trường phái cờ bắt đầu xuất hiện với tư tưởng chủ đạo
là Phối hợp chiến thuật (Tạo ra tính năng động của các quân cờ, những đòn phối hợp đẹp
mắt, nhiều nước đi mang lại hiệu quả bất ngờ, tạo ra những tình thế chiếu hết sức chớp
nhoáng…).

Sang thế kỷ thứ XVIII, Cờ Vua đi sâu vào Châu Âu, khi đó Paris trở thành trung
tâm Cờ Vua. Vào thời kì này A.Philiđô (1726 -1795) VĐV Cờ Vua người Pháp đã đưa ra
công chúng một lối chơi mới. Lối chơi thế trận liên hoàn (Nói đến cách chơi bằng các Tốt,
chúng là linh hồn của ván cờ, chí có chúng mới tạo ra thế trận công hay phòng thủ, cách
bố trí của chúng sẽ quyết định số phận của ván cờ .)

Cũng trong thời kì này, nổi lên các quán quân thành nôđôma (Italia) Đenriô, Posiani
đưa ra lối chơi thoáng và phối hợp, đó là vũ khí chính của cuộc đấu. Những nhà chơi cờ
lỗi lạc thành Nôđôma đi đến kết luận: “Thành công của ván cờ không chỉ phụ thuộc vào

89
tấn công và nghị lực mà còn phụ thuộc vào giai đoạn tàn cuộc. Ai là người biết chơi khôn
ngoan hơn thì sẽ thắng cuộc”.

Thế kỷ thứ XIX là sự kết hợp hài hoà giữa lối chơi phối hợp chiến thuật và lối chơi
thế trận liên hoàn do các VĐV nổi tiếng như: Vimhem Xtâynic, Alecxanđơ Pêtơrốp,
Mikhain Trigôrin… đưa ra, và đây cũng chính là những trường phái mạnh của Cờ Vua
hiện đại. Trong thời kì này Philip Xtamma đã đi vào lịch sử môn cờ vua vì là người có
công nghiên cứu để hoàn thiện các kí hiệu trên bàn cờ (Hàng, ô, cột)

Năm 1883, một thợ đồng hồ người Anh tên là Uyxơn đã sáng chế ra đồng hồ chuyên
dụng trong thi đấu cờ vua.

Năm 1886, giải vô địch cờ vua thế giới lần đầu tiên được tổ chức, tới năm 1927
giải vô địch dành cho nữ mới được tổ chức.

Năm 1924, bắt đầu sự nỗ lực đưa bộ môn cờ vua vào Olympics. Nhưng khi đó bị
đánh trượt bởi Uỷ ban Olympic quốc tế (IOC) vì họ chỉ cho vận động viên nghiệp dư tham
dự. Bên cạnh đó, cờ vua lại chưa phân ranh giới kiện tướng – không chuyên.

Thể thao trí tuệ không có khả năng chen chân vào đại hội thể thao lớn nhất toàn
cầu. Bên cạnh đó IOC lí giải thêm họ không có phương pháp xác định doping trong cờ
vua cũng như thể thao trí tuệ. Dù thi đấu thể thao trí tuệ, các vận động viên vẫn có thể gian
lận bằng những loại thuốc kích thích sự tập trung như adderall.

Không bỏ cuộc, làng cờ quốc tế thành lập giải đồng đội đầu tiên trên thế giới cùng
năm đó, với tên gọi “Chess Olympic Games”. Giải đấu này cũng được tổ chức tại Paris
với các kỷ thủ từ 15 quốc gia tham dự tranh tài. Liên đoàn Cờ Vua thế giới (Féderation
Internationale Des Echess – Viết tắt là FIDE) vì thế cũng được thành lập ngay sau giải đấu
kết thúc.

Chỉ mất ba năm, FIDE đã tạo ra Olympic dành riêng cho cờ vua tại London. Nhưng
để tránh xung đột với Olympic của thể thao, họ đã đặt cho giải đấu một cái tên mới “Chess
Olympiad”.

90
Từ 15 quốc gia ban đầu, Olympiad lần thứ 44 diễn ra tại Chennai, Ấn Độ 2022 có
sự hiện diện của 1736 kỳ thủ đến từ 186 quốc gia và vùng lãnh thổ. Lần đầu tiên Ấn Độ
đăng cai Olympial cờ vua với số quốc gia, đội tuyển và kỳ thủ nữ tham dự đạt mức kỷ lục.

Năm 2012, công ty dữ liệu YouGov tiết lộ có 605 triệu người lớn chơi cờ vua
thường xuyên – xấp xỉ lượng người dùng Facebook.

3.2.2. Cờ tướng:

 Giới thiệu:

Cờ tướng - tên quốc tế là Xiangqi hay Chinese Chess - một môn thể thao rất phổ
biến ở khu vực Đông bán cầu. Bộ môn này được xem là hình thức cờ vua nổi tiếng nhất ở
Trung Quốc. Sự di cư về phía đông của cờ vua đến Trung Quốc và các nước Đông Nam
Á như Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan,… Ở các quốc gia này, đại đa số người dân đều biết
và yêu thích bộ môn cờ tướng. Qua nhiều thế kỷ, Xiangqi vẫn duy trì các nguyên tắc và
hình thức ban đầu của nó.

Tên gọi Xiangqi có nguồn gốc rất thú vị. Bốn nghệ thuật truyền thống của Trung
Quốc gồm Cầm (qin), Kỳ (qi), Thi (shu), Họa (hua) và thuật ngữ “qi” được dùng làm âm
tiết cuối cùng trong từ Xiangqi.

 Phát triển:

Nguồn gốc cờ tướng là vấn đề rất thú vị, hiện nay vẫn còn đang tranh luận và tiếp
tục được tìm tòi, khảo cứu. Ai là người phát minh cờ tướng? Dân tộc nào là ông tổ của cờ
tướng? Trung Quốc hay Ấn Độ?

 Hiện tại trên thế giới có 2 quan điểm về nguồn gốc ra đời của cờ tướng
như sau:

 Cờ tướng do cờ Lục bác phát triển mà thành. Cờ Lục bác du nhập vào Ấn Độ, phát
triển thành Saturanga. Saturanga sao đó lại du nhập ngược vào Trung Quốc, kết
hợp với cờ tướng đang có để trở thành cớ tướng ngày nay.

91
 Cờ tướng là do cờ Saturanga, một phát minh của người Ấn độ, du nhập vào Trung
quốc phát triển mà thành, không liên quan gì đến cờ Lục bác.

Giả thuyết 1 được sự ủng hộ chủ yếu là từ các trang web của Trung quốc trong đó
có wikipedia (tiếng Trung). Theo giả thuyết này thì cờ tướng đã có ở Trung Quốc rất lâu
trước khi người Ấn có Saturanga. Trong các tác phẩm từ thời Chiến quốc như “ Thuyết
Uyển” và “Chiêu hồn - Sở từ” đã có nhắc đến cờ tướng (mà người Trung quốc vẫn gọi là
Tượng kỳ). Giả thuyết 2 được các học giả phương Tây và cả trang wikipedia (tiếng Việt)
ủng hộ.

Tuy nhiên cả 2 lí thuyết đều đồng thuận rằng cờ tướng ra đời từ thế kỉ thứ VII, có
xuất xứ liên quan đến cờ Saturanga của Ấn Độ, một loại cờ cổ được phát minh ở Ấn Độ
từ thế kỷ V đến thế kỷ VI ( có trước cờ tướng khoảng 200 năm). Cờ Saturanga sau đó đi
về Phương Tây để phát triển thành cờ vua, và đi về phía Đông phát triển thành cờ tướng.

 Người Trung Quốc đã tiến hành cải tiến bàn cờ Saturanga như sau:

 Cải tiến đầu tiên và quan trọng nhất là cách đặt bàn cờ

Họ tiến hành đặt các quân cờ ở giao điểm của các ô chứ không phải trên ô. Với
động tác này bàn cờ tăng số điểm đi quân từ 64 lên 81, số quân ở hàng cuối từ 8 lên 9. Vua
giờ đây ở chính giữa trục bàn cờ, quân được thêm vào bên cạnh vua là 1 quân sĩ, đảm bảo
tính cân đối của bàn cờ.

 Bổ sung Cửu cung

Đã là quốc gia thì phải có cung cấm, Vua và quân sĩ không thể đi khắp bàn cờ như
trong Saturanga. Vì vậy chữ X trước mặt vua được thêm vào tạo thành Cửu cung. Điều
này thể hiện rất rõ ràng về tư duy phương Đông.

 Thay đổi hình dáng quân cờ

Bàn cờ Saturanga có hình dáng quân cờ là những hình khối, nhưng cờ Tướng
thì các quân trông đều giống nhau, chỉ có mỗi tên là khác nhau, lại được viết bằng chữ
Hán. Hình dạng dẹt và phẳng như ngày này của cờ tướng này bắt đầu từ thời Tống (960-
1279).

92
Việc thay đổi này thường được lí giải là do điều kiện kinh tế bấy giờ chưa sản xuất
được bộ cờ có hình khối phức tạp như cờ vua. Gần đây ngày càng có nhiều ý kiến đề nghị
cải cách hình dáng các quân cờ tướng và trên thực tế người ta đã đưa những phác thảo của
những bộ quân mới bằng hình tượng thay cho chữ viết, nhất là khi cờ tướng được chơi ở
những nước không sử dụng tiếng Trung.

 Ra đời quân Pháo và “Hà” - Sông

Quân Pháo được bổ sung được bổ sung từ cuối thời nhà Đường (618-907), là quân
cờ ra đời muộn nhất trong bàn cờ tướng. Nhiều người cho rằng quân Pháo xuất hiện muộn
là do ngày xưa không có pháo binh. Sự thật hoàn toàn không phải vậy vì pháo binh xuất
hiện rất sớm trong chiến tranh thời xưa. Vấn đề là muốn đưa Pháo vào bàn cờ thì bàn cờ
đó phải đủ rộng . Bàn cờ 64 ô nếu muốn thêm quân Pháo thì cũng không biết phải đặt ở
đâu khi quân 2 bên đông nghẹt như lô cốt thời nay! Bàn cờ tướng có chỗ đặt quân Pháo là
nhờ số điểm đặt quân nhiều hơn (81 so 64).

Xin nói thêm là bàn cờ Saturanga khi du nhập vào Thái Lan đã phát triển thành
makruk, sang Nhật phát triển thành shogi. Hai loại cờ này đều không có quân Pháo chỉ vì
đặt quân trên ô. Chỉ có bàn cờ janggi của Hàn quốc là có quân Pháo vì loại cờ này xuất
thân từ cờ tướng sau khi cải tiến của Trung quốc, cũng đặt quân trên đường.

Bàn Cờ Tướng thật sự là một trận địa sinh động, có tầng có lớp và thật hoàn hảo:
đủ các binh chủng trên chiến trường, công có, thủ có, các quân được chia thành ba lớp xen
kẽ hài hoà. Lại còn có cả sông, cung cấm. Hình tượng quốc gia hoàn chỉnh, có vua tôi, có
5 binh chủng, có quan ở nhà, quân ra trận v.v…, vừa có ý nghĩa, vừa mang sắc thái phương

Đông rõ nét, vì vậy người Trung Hoa đặt tên cho cờ này là Tượng kỳ (象棋) với ý nghĩa

“tượng” là hình tượng, tức là cờ có đầy đủ ý nghĩa được thể hiện bằng hàng loạt các hình
tượng.

Tuy nhiên, cũng có một số tài liệu lý giải rằng, vì Trung Hoa không có voi, khi tiếp
nhận Saturanga thấy trong các quan có quân voi lạ nên người Trung Hoa bèn gọi là “tượng
kỳ” để kỷ niệm một loại cờ lạ có con voi. Như thế có người suy ra “tượng kỳ” có nghĩa là
cờ voi. Mà có khi chữ “tượng” là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên cả hai ý nghĩa trên, vì
chữ “tượng” chỉ có một cách viết mà thôi và nó có hình dáng con voi thật.

93
Ở Việt Nam thì từ xưa tới nay vẫn gọi là cờ tướng chứ không ai gọi là cờ tượng cả.
Tướng cầm đầu thì phải gọi là cờ tướng. Đó cũng là nét hay của ngôn ngữ Việt, dễ gần
gũi, dễ hiểu. Khi cờ vua du nhập vào Trung Quốc, họ gọi nó bằng cái tên rất dài là “Quốc
tế tượng kỳ” (cờ voi thế giới) và cho đến nay họ vẫn gọi như vậy, trong khi người Việt chỉ
gọi một tên ngắn gọn lại là cờ vua.

Với sự phổ biến rộng rãi của cờ tướng, nhiều sách hướng dẫn kỹ thuật chơi cờ được
xuất bản. Tất cả những yếu tố trên đóng một vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và
phổ biến bộ môn cờ tướng Trung Quốc cho đến tận ngày nay

Một trận đấu cờ tướng

3.3. Thể thao đồng đội:

3.3.1. Bóng đá:

 Giới thiệu:

Bóng đá (tên gọi khác: túc cầu, đá banh, đá bóng; tiếng Anh-Anh: Football, tiếng
Anh-Mỹ: Soccer) là một môn thể thao đồng đội được chơi với quả bóng hình cầu giữa hai
đội gồm 11 cầu thủ mỗi bên. Bóng đá được chơi trên một mặt sân hình chữ nhật được gọi
là sân bóng đá với một khung thành ở mỗi đầu với mục tiêu là đá bóng vào lưới đối phương
(ghi bàn). Đội nào có số lượt ghi bàn nhiều hơn sẽ giành chiến thắng.

Cầu thủ là tên gọi của các vận động viên tham gia chơi bóng, thủ môn là chỉ người
bảo vệ khung thành. Trên sân đấu sử dụng một trái bóng hình cầu được gọi đơn giản là quả

94
bóng đá. Mỗi đội gồm 11 cầu thủ, các cầu thủ (trừ thủ môn), được phép sử dụng bất cứ bộ
phận nào trên cơ thể để chơi bóng trừ hai cánh tay và bàn tay của họ (tuy nhiên cầu thủ
phải dùng tay để thực hiện việc ném biên).

Cầu thủ có thể chơi ở bất cứ vị trí nào và có thể đưa quả bóng theo bất cứ hướng
nào trên sân, trừ trường hợp cầu thủ rơi vào thế việt vị thì không thể nhận bóng. Cầu thủ
thường dùng chân để thực hiện các động tác kỹ thuật như rê bóng, dắt bóng, lừa bóng,
chuyền bóng cho đồng đội, sút bóng, với mục đích chính là tìm cách đưa bóng vào khung
thành đối phương và ngăn không cho đối phương đưa bóng vào khung thành đội nhà.

Cầu thủ hai đội có thể va chạm nhau thông qua các pha tranh bóng, tắc bóng nhưng
tuyệt đối không được phạm những lỗi ghi trong luật như chuồi bóng từ phía sau, đẩy người,
tiểu xảo.

Điều khiển trận đấu là tổ trọng tài bao gồm một trọng tài chính và hai trọng tài biên,
trọng tài chính sử dụng một chiếc còi cùng hai loại thẻ, thẻ vàng và thẻ đỏ, và có trách
nhiệm bắt đầu, kết thúc hoặc tạm dừng trận đấu. Một trận đấu bóng đá thông thường có
hai hiệp, mỗi hiệp 45 phút với khoảng thời gian 15 phút nghỉ giữa hai hiệp. Cuối trận, đội
nào đưa bóng vào khung thành đối phương nhiều hơn sẽ là đội giành chiến thắng, nếu hai
đội có số lần đưa bóng vào khung thành đối phương như nhau, hoặc không đội nào làm
được việc này thì trận đấu sẽ kết thúc với kết quả hòa.

95
Với khoảng hơn 250 triệu người chơi ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến
nó trở thành môn thể thao phổ biến nhất (môn thể thao vua) trên thế giới.

Bản đồ phân bố mức độ phổ biến của bóng đá

 Phát triển:

Bóng đá là một trong những môn thể thao đã xuất hiện từ rất lâu với nhiều phiên
bản. Mỗi phiên bản đều có hình thức, kỹ thuật và luật chơi khác nhau. Chính vì vậy để nói
về nguồn gốc ra đời của môn thể thao này cũng có rất nhiều tranh cãi. Cho đến khi FIFA
- Liên đoàn bóng đá thế giới đã chính thức công nhận bóng đá chính là phiên bản bóng đá
cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc thì nguồn gốc của môn thể thao này
mới được rõ ràng.

96
Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần

Xúc cúc là môn thể thao xuất hiện ở Trung Quốc vào thời Hán, trong khoảng thời
gian thế kỷ thứ 2 hoặc 3 TCN. Sau đó, các phiên bản bóng đá sơ khai ở những quốc gia
khác bao gồm Kemari ở Nhật Bản xuất hiện trong thời kỳ Asuka (năm 600 sau CN);
Episkyros ở Hy Lạp và Harpastum ở La Mã cổ đại. Như vậy có thể thấy theo ghi nhận thì
bóng đá được xác nhận là ra đời ở Trung Quốc vào khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 2 hoặc
3 TCN.

Để trở thành môn thể thao vua được nhiều người biết đến và yêu thích như hiện
nay, bóng đá đã trải qua một lịch sử hình thành và phát triển tương đối dài.

Vào thế kỷ 18, bóng đá phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở Châu Âu. Năm 1824, câu
lạc bộ bóng đá đầu tiên được ghi nhận chính thức có tên "The Foot - Ball Club" với trụ sở
chính nằm ở Edinburgh, Scotland và tồn tại đến 1841 mới tan rã.

Năm 1848, bộ luật bóng đá hiện đại cổ xưa nhất được biết đến - bộ luật Cambridge
ra đời sau một cuộc họp mặt của 5 trường đại học là Eton, Harrow, Rugby, Winchester và
Shrewbury tại khuôn viên Trinity College thuộc đại học Cambride.

97
Mãi cho tới năm 1863 tại London (Anh) Hiệp hội bóng đá đầu tiên được thành lập
(Hiệp hội bóng đá Anh – The Football Association, viết tắt là FA) sau nhiều nỗ lực để
chuẩn hóa các hình thức khác nhau của trò chơi này.

Những năm 50 của thế kỷ 19, hàng loạt câu lạc bộ bóng đá được thành lập. Mỗi
một câu lạc bộ đều có quan điểm và luật chơi riêng của mình nên dẫn đến nảy sinh nhiều
tranh cãi. Vào một tối ngày 26 tháng 10 năm 1863, đại diện một số câu lạc bộ ở London
đã tổ chức một cuộc họp để thành lập Hiệp hội bóng đá (FA). Sau 5 cuộc họp diễn ra, đến
cuộc họp cuối cùng vào ngày 8 tháng 12, FA đã công bố một bộ luật với 13 điều. Đây
được xem là bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên trong bóng đá.

Năm 1886, Ủy ban bóng đá quốc tế (International Football Association Board -


IFAB), cơ quan chịu trách nhiệm quản lý và theo dõi luật bóng đá trên thế giới, được thành
lập ở Manchester trong một cuộc họp với sự tham gia của FA, Hiệp hội bóng đá Scotland,
Hiệp hội bóng đá xứ Wales, Hiệp hội bóng đá Ireland.

Giải thi đấu bóng đá đầu tiên, Cúp FA (FA Cup), được C. W. Alcock tổ chức lần
đầu cho các câu lạc bộ bóng đá Anh vào năm 1872. Trận thi đấu bóng đá cấp quốc tế đầu
tiên giữa đội tuyển Anh và Scotland cũng diễn ra vào năm 1872 tại Glasgow.

The Football League là giải đấu liên đoàn đầu tiên tại quê hương Anh, liên đoàn
này được thành lập năm 1888 theo sáng kiến của giám đốc câu lạc bộ Aston Villa, ông
William McGregor.

Bóng đá trở thành môn thể thao Olympic kể từ Thế vận hội Olympic mùa hè hiện
đại thứ hai vào năm 1900.

Ngày 21 tháng 5 năm 1904, Internationale de Football Association Fédération hay


thường được biết đến là FIFA - Liên đoàn bóng đá quốc tế đã được thành lập tại Paris với
sự tham gia của các hiệp hội đến từ bảy quốc gia: Pháp, Bỉ, Đan Mạch, Hà Lan, Tây Ban
Nha, Thụy Điển và Thụy Sĩ.

Cơ quan quản lý bóng đá thế giới, FIFA (Fédération Internationale de Football


Association, Liên đoàn bóng đá quốc tế) được thành lập vào năm 1904 tại Paris với chủ

98
tịch đầu tiên là ông Robert Guérin, một người Pháp, ngay từ khi thành lập FIFA đã tuyên
bố sử dụng và tôn trọng bộ luật bóng đá do FA đưa ra.

Từ năm 1913, cơ quan theo dõi luật bóng đá IFAB bắt đầu bổ sung các thành viên
là đại diện của FIFA. Hiện nay ban điều hành của IFAB bao gồm 4 đại diện của FIFA và
4 đại diện đến từ các liên đoàn khai sinh luật bóng đá là Anh, Scotland, Ireland và xứ
Wales.

Tính cho đến năm 2008, FIFA có 208 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có đại diện là
thành viên, nhiều hơn Ủy ban Olympic Quốc tế 3 thành viên và nhiều hơn Liên Hợp Quốc
16 thành viên.

Trận chung kết giữa Pháp và Tây Ban Nha ở Olympic 2021

3.2.2. Bóng chuyền:

 Giới thiệu:

Bóng chuyền là một môn thể thao tập thể được ngăn cách giữa sân, cột và lưới.
Chính vì có cột và lưới ngăn cách giữa hai đội cho nên nó là môn thể thao đối kháng không
trực tiếp.

Bóng chuyền khác với các môn thể thao khác là bóng không dừng lâu trên cơ thể.
Sự tiếp xúc với bóng khác với môn bóng đá, bóng rổ, bóng ném, khi bóng chạm vào tay
thì phải nhanh chóng bật bóng đi (ngoại trừ khi phát bóng).

99
Phần lớn sự tiếp xúc bóng trong bóng chuyền là sự tiếp xúc trong không gian. Việc
tiếp xúc bóng là điều cơ bản, sự phối hợp với đồng đội là điều sống còn, phối hợp tốt sẽ
dẫn đến thắng lợi.

Bóng chuyền cần sự tập trung cao độ của người chơi, sự sắp xếp cầu thủ, khả năng
di chuyển hợp lý trên sân là nền tảng cho sự thắng lợi. Thực hiện tốt các chức năng nhiệm
vụ của từng cầu thủ là mấu chốt chiến thuật.

 Phát triển:

Ra đời vào năm 1895 và ngay sau đó vào năm 1896 trò chơi này được đưa ra thảo
luận tại Hội nghị YMCA thành phố Springfield bang Massachusete và trình diển trước các
Giám đốc Giáo dục thể chất, sau đó được đổi tên là Volleyball ( trái bóng bay) mà ở Việt
nam chúng ta gọi là Bóng chuyền.

Trong vòng 20 năm từ khi thành lập, Bóng chuyền phát triển rất nhanh. Số người
chơi không quy định, không có chiến thuật, các kỹ thuật còn hạn chế chủ yếu là chuyền
bóng, các điều luật còn đơn giản.

Bóng chuyền được đưa vào chương trình thi đấu của Đại hội thể thao vùng Viễn
Đông lần đầu tiên vào năm 1913 tại thành phố Manila Philipine.

Hai năm sau, hội thể thao Đại học toàn Mỹ đã thừa nhận rằng Bóng chuyền là môn
thể thao vì đã có trên 2000 người Mỹ mê say tập luyện môn thể thao này. Đồng thời lúc
này Luật Bóng chuyền ra đời và ban hành tại Mỹ.

Năm 1922, giải Bóng chuyền toàn Mỹ lần đầu tiên được tổ chức.

Vào năm 1928, Liên đoàn Bóng chuyền Mỹ được thành lập. Sau đó một năm thì
Liên đoàn Bóng chuyền Nhật bản cũng được thành lập và môn Bóng chuyền được đưa
vào thi đấu trong Đại hội thể thao Trung Mỹ và vùng biển Caribe.

Tại Paris ( Pháp), Đại biểu của 14 nước gồm: Bỉ, Brazin, Tiệp khắc, Ai cập,
Hunggari, Italia, Ba lan, Rumani, Mỹ…. đã thành lập liên đoàn Bóng chuyền Quốc tế

100
FIVB (Federation International Volleyball) vào năm 1947, Chủ tịch liên đoàn Bóng
chuyền Thế giới đầu tiên là Ông Paul Libaud người Pháp.

Vào năm 1957, với sự cố gắng không ngừng từ FIVB, bóng chuyền được thừa nhận
là môn thi đấu chính thức trong Thế vận Hội. Sau đó, tại Thế vận hội lần thứ 18 ở Tokyo
(Nhật Bản) lần đầu tiên chương trình thi đấu có môn Bóng chuyền .

Nhờ sự phát triển vượt trội, đến năm 1987, FIVB đã tổ chức Giải Bóng chuyền bãi
biển lần đầu tiên.

Ngày nay, bóng chuyền đã lan rộng ra khắp toàn cầu. Và nó cũng trở thành môn thể
thao được nhiều người yêu thích.

3.3.3. Bóng rổ:

 Giới thiệu:

Theo ghi nhận, bóng rổ được ra đời tại Mỹ vào năm 1891 và được phát minh bởi
Tiến sĩ James Naismith. Ông là một giáo viên giáo dục thể chất của trường huấn luyện
Springphild tại bang Massachusets của Mỹ.

Tiến sĩ James Naismith – cha đẻ của môn bóng rổ

101
Vào năm 1891, khi thời tiết ngày trở lên lạnh giá tại New England, các môn thể
thao ngoài trời phải ngừng hoạt động. Điều này khiến các vận động trong phòng tập thể
dục trở nên nhàm chán hơn với các học sinh. Do đó, James Naismith và các đồng nghiệp
đã nghiên cứu để sáng tạo ra một trò chơi mới.

Khi nghĩ ra trò chơi, ông đặt tên cho nó là “bóng rổ” rèn theo 13 quy tắc khác nhau .
Ban đầu, ông xác định bóng rổ chỉ chơi xong nhà, không sử dụng gậy gộc vì gây nguy
hiểm và chỉ sử dụng tay trong di chuyển, ném và bắt bóng.

Dụng cụ bắt đầu cho cho chơi lúc này này chỉ là một quả bóng đá và 2 chiếc giỏ
đựng hoa quả. Mỗi đội được chia thành 9 người để tham gia thi đấu. Về sau, số lượng
được thu hẹp thành 7 và cuối cùng là 5 cầu thủ cho mỗi đội chơi.

Vào ngày 21/12/1891, trò chơi bóng rổ đã chính thức ra đời tại Springfield,
Massachusetts và nhanh chóng nhận được sự quan tâm của nhiều người. Sau đó, trò chơi
dân lan rộng ra Mỹ và tới nhiều quốc gia trên thế giới.

 Phát triển:

Các giai đoạn phát triển trong lịch sử bóng rổ có sự thay đổi liên tục về điều luật
thi đấu, dụng cụ, trang phục và các trang thiết bị thi đấu sử dụng trong trò chơi.

Năm 1893, lần đầu tiên xuất hiện bóng rổ bằng sắt và có lưới. Khoảng một năm sau, người
ta đã tăng chu vi của bóng từ 76.2 lên đến 81.3cm. Đến năm 1895, trò chơi đã áp dụng các
quả ném phạt với khoảng cách thực hiện 4,572. Năm 1896, bóng rổ chính thức có quy
định người chơi được quyền dẫn bóng trong mọi trường hợp.

 Giai đoạn thứ nhất:

102
Lịch sử bóng rổ trong giai đoạn này diễn ra từ năm 1891 đến 1918, được gọi là sự
hình thành của bóng rổ – một môn thể thao mới. Lúc này, các giờ học thể dục trở nên láo
nhiệt hơn và bóng rổ trở thành một môn thể thao “tâm điểm”.

Một trận thi đấu bóng rổ từ xưa

Vào năm 1894, luật bóng rổ được ban hành. Những cuộc thi đấu bóng rổ có kỹ
thuật và chiến lược xuất thiện ngày một nhiều hơn. Các vị trí, chức năng cho từng vị trí
chơi trong đội thi đấu cũng dần được hình thành. Bóng rổ chính thức được xuất hiện và
thi đấu trong thế vận hội thứ 3 năm 1904.

 Giai đoạn thứ 2:

Lịch sử bóng rổ trong giai đoạn này diễn ra từ năm 1919 -1931 với sự xuất hiện
của các hiệp hội bóng rổ quốc gia. Các trận đấu giao hữu quốc tế cũng dần được tổ chức
nhiều hơn.

Vào năm 1923, các cuộc thi đấu bóng rổ quốc tế đầu tiên được tổ chức ở Pháp với
sự tham gia của Ý, Pháp và Tiếp Khắc.

 Giai đoạn thứ 3:

Giai đoạn này diễn ra với thời gian từ năm 1932 – 1947 là thời kỳ bóng rổ phát
triển và lan rộng khớp trên thế giới. Từ đó, bộ môn này dần trở thành môn thể thao được
yêu thích tại nhiều quốc giai.
103
Dấu mốc quan trọng trong lịch sử bóng rổ ở giai đoạn này là sự ra đời của Liên
đoàn bóng rổ quốc tế – FIBA vào ngày 18-06-1932.

Đội bóng rổ

 Giai đoạn thứ 4:

Giai đoạn này diễn từ trong khoảng thời gian từ năm 1948-1965. Lịch sử bóng rổ
trong thời điểm này cho thấy kỹ thuật và chiến thuật chơi bóng có bước nhảy vọt “đột
biến”.

Liên đoàn bóng rổ thế giới FIBA với sự góp mặt của 50 nước thành viên đóng vị
trí quan trọng trong việc quản lý và tổ chức các giải đấu thế giới.

 Giai đoạn thứ 5:

Các sự kiện nổi bật từ năm 1966 đến nay có thể kể đến như: Bóng rổ nữ được bổ
sung vào thế vận hội (năm 1972); FIBA hợp nhất với 157 liên đoàn bóng rổ quốc gia tới
từ 5 châu lục (năm 1983); FIBA tăng lên với 202 nước thành viên (năm 1988). Đến nay
FIBA hiện đang có tổng cộng là 168 nước thành viên.

Có không ít thắc mắc rằng “tại sao trong thời gian ngắn, bóng rổ lại có thể phát
triển nhanh chóng đến vậy?”. Nguyên nhân là do bóng rổ được thành lập bởi tổ chức cơ
đốc giáo- YMCA.

104
Chính vì vậy, sự lan truyền của trò chơi này trùng với các hoạt động truyền giáo
thực hiện.

Ở Mỹ, khi vào mùa lạnh, người dân có xu hướng tìm kiếm một trò chơi để giải trí
và vận động nên bóng rổ được chọn và trở nên phổ biến hơn. Chiến tranh thế giới và sự
phát triển của kinh tế cũng khiến trò chơi này lan rộng tới nhiều nước hơn.

Mỹ là đội tuyển bóng rổ thành công nhất

3.3.4. Bóng bầu dục:

 Giới thiệu:

Bóng bầu dục hay còn được gọi là “Rugby”, một môn thể thao đồng đội gồm hai
đội thi đấu với một quả bóng hình bầu dục được chơi trên sân cỏ. Bóng bầu dục được chia
làm hai loại chính là bóng bầu dục liên mình và bóng bầu dục liên hiệp.

Trong bóng bầu dục liên hiệp, mỗi đội sẽ có 15 người, quả bóng nặng 382 – 425g,
bằng da và sân bóng có kích thước dài 95 – 100m và rộng 65 – 68m. Cuối sân, có một
khung thành hình chữ H cao từ 3,5 – 6,1m, rộng 5,65m, xà ngang cao 3m. Mục đích của
cuộc chơi là đưa bóng tới phần sân sau vạch khung thành hoặc sút bóng vào khung thành
đối phương để ghi điểm. Nếu bóng được đưa đến sau vạch cầu, sẽ được tính 5 điểm và sau
đó đội có thêm quyền sút bóng lọt khung thành trên xà để nhận thêm 2 điểm. Nếu đá bóng
(đá trực tiếp hoặc đá phạt) bay lọt khung thành phía trên xà sẽ được tính 3 điểm. Khác với
bóng đá, các cầu thủ bóng bầu dục được dùng cả tay và chân. Nếu chuyền bóng bằng tay,
cầu thủ chỉ được chuyền về phía sau. Nếu bằng chân, cầu thủ được chuyền đi mọi hướng.

105
Trong bóng bầu dục liên minh, mỗi đội có 13 người, chơi quả bóng và sân như
Union. Tuy nhiên, rugby league chỉ cho phép 6 lần cầu thủ bị vật xuống để ghị điểm. Nếu
sau 6 lần đội chưa thực hiện pha ghi điểm nào, bóng được chuyển bên. Ngoài ra, sút trên
xà trực tiếp sẽ chỉ được 1 thay vì 3 như Union còn đá phạt sẽ được 2 điểm. Đưa banh
xuống cuối sân được 4 và cơ hội 2 điểm thay vì 5 và cơ hội 2 điểm.

 Phát triển:

Bóng bầu dục được cho là bắt nguồn từ một cuộc tranh cãi trong trận đấu bóng đá
học đường Anh tại trường Rugby vào năm 1823. William Webb Ellis đã bất chấp các quy
ước thời đó (bóng chỉ có thể được đá về phía trước) để nhặt bóng và chạy cùng nó trong
một trò chơi, do đó tạo ra trò chơi xử lý khác biệt của bóng bầu dục.

Mặc dù bằng chứng cho câu chuyện này chưa được đưa ra, nhưng chiếc cúp của bộ
môn bóng bầu dục này được đặt theo tên của Webb Ellis.

Albert Pell – cựu học sinh trường Rugby – được xem là người thành lập đội bóng
bầu dục đầu tiên. Trong thời kì đầu, mỗi trường đều đặt ra một luật chơi khác nhau nên
các học sinh trường Rugby và Eton cố gắng đưa luật lệ của họ tới với các trường đại học.

Vào năm 1845, Bộ luật Bóng bầu dục viết tay đầu tiên ra đời tại Trường Rugby.
Tiếp đó được tiếp nối bằng bộ luật Cambridge vào ba năm sau.

Bóng bầu dục liên hiệp thực tế chính là môn “bóng bầu dục” gốc. Tuy nhiên, sự
phân ly diễn ra tại Anh vào năm 1895 chứng kiến sự ra đời của một môn bóng bầu dục
khác được gọi là “Bóng bầu dục liên minh” (rugby league), và do đó môn bóng bầu dục
cũ mang tên mới là "bóng bầu dục liên hiệp" (rugby union) để phân biệt với môn kia. Dù
tên đầy đủ của môn là "Bóng bầu dục liên hiệp", người ta thường chỉ gọi nó một cách ngắn
gọn là “bóng bầu dục”.

Trận bóng bầu dục đầu tiên năm1871 được tổ chức với sự tranh đấu giữa Anh và
Scotland. Tiếp đó, bộ môn này được tổ chức giải đấu quốc tế đầu tiên mang tên Giải Vô
địch Sáu Quốc gia vào năm 1883. Cùng năm đó, giải bóng bầu dục bảy người cũng lần
đầu tiên được tổ chức, và đến ngày nay vẫn còn được phát triển.

Bóng bầu dục liên hiệp được chính thức đưa vào thi đấu tại Thế vận hội tại bốn kỳ
đại hội trong thế kỉ 20.

106
Ngày nay, bóng bầu dục ngày càng được nhiều người biết đến và chọn nó là môn
thể thao để luyện tập.

3.4. Thể thao dưới nước:

Thể thao dưới nước (hay còn gọi là thể thao dưới mặt nước) là nhóm các môn thể
thao mang tính cạnh tranh, sử dụng một hay kết hợp nhiều kỹ thuật lặn. Các môn thể thao
dưới nước thường được diễn ra trong môi trường tự nhiên như sông, biển, ao, hồ… hoặc
tại các nơi có nguồn nước nhân tạo như bể bơi. Thể thao dưới nước bao gồm nhiều bộ môn
nhỏ lẻ chẳng hạn bắn mục tiêu dưới nước, khúc côn cầu dưới nước, lặn tự do,… Nhưng
nổi trội và phổ biến hơn cả, không thể không nhắc đến bóng nước và bơi lội.

3.4.1. Bóng nước:

 Giới thiệu:

Bóng nước một môn thể thao mang tính đồng đội đối kháng được chơi trên và dưới
mặt nước giữa hai đội, mỗi đội gồm bảy cầu thủ. Quy luật của bộ môn này có thể nói là
khá giống với bóng ném – một môn thể thao trên cạn. Mục tiêu của mỗi đội là làm sao để
giành, giữ và ném bóng vào khung thành của đối phương càng nhiều càng tốt; đội nào có
số lần ném vào khung thành nhiều hơn khi trận đấu kết thúc thì sẽ là đội chiến thắng. Một
đội bóng nước sẽ bao gồm sáu cầu thủ và một thủ môn. So với bóng ném, một trận bóng
nước bao gồm bốn hiệp; bên cạnh đó, các cầu thủ có thể chơi cả vị trí tấn công lẫn phòng
thủ tuỳ ý. Bể bơi của môn thể thao này cũng phải đủ sâu để không một người chơi nào có
thể chạm vào đáy bể.

Bóng nước đòi hỏi người chơi kỹ năng bơi lội và nổi trên mặt nước, các cầu thủ
chuyền bóng khi bị chặn bởi đối phương và ghi bàn bằng cách ném bóng vào trong lưới
được bảo vệ bởi thủ môn. Điều đặc biệt và quan trọng nhất chính là thể lực của người chơi;
họ phải là người có sức khoẻ và sức mạnh hơn một người bình thường.

 Phát triển:

Bóng nước bắt nguồn từ những buổi biểu diễn kĩ năng bơi lội và sức mạnh tại các
hội chợ và lễ hội ở Anh và Scotland cuối thế kỉ 19, cụ thể là vào năm 1869. Môn thể thao

107
này phát triển như một loại “bóng nước bầu dục”, thường được chơi tại các con sông và
hồ ở Anh. Quả bóng da được đem về từ Ấn Độ có tên là “pulu” – có lẽ vì thế mà môn thể
thao mang tên “water polo”. Vào thời điểm đó, người ta dùng cờ để đánh dấu khung thành
và các thủ môn thậm chí còn có thể sử dụng một chiếc thuyền chèo.

Bóng nước thời bấy giờ là một môn thể thao khó khăn. Chiến đấu giữa các thời
điểm là một tính năng phổ biến và điều này thường bị gián đoạn chơi.

Đến năm 1900, bóng nước polo trở thành một môn thể thao được đưa vào Olympic,
đồng thời cũng là môn thi đấu đồng đội có tuổi đời dài nhất trong thế vận hội. Đức được
xem là đất nước kì cựu nhất trong việc tham gia thi đấu môn bóng này. Nhưng mãi đến
năm 1928, tại Olympic Amsterdam, Đức mới đoạt được cúp vàng. Đất nước thành công
nhất với bộ môn bóng nước này không thể phụ nhận chính là Hungary, bởi sở hữu ngôi
sao Deszo Gyarmati – cầu thủ bóng nước polo thành công nhất mọi thời đại trong nhiều
thập kỷ qua. Trong 5 kỳ thế vận hội, cầu thủ này đã giành được bốn huy chương vàng và
một huy chương bạc.

Tại thế vận hội Athens năm 2004, đội Đức cũng đã chơi rất thành công và xếp vị
trí thứ năm trong bảng xếp hạng.

3.4.2. Bơi lội:

 Giới thiệu:

 Bơi lội thể thao

Bơi lội thế giới gồm 4 phần: bơi thể thao, bóng nước, nhảy cầu và bơi nghệ thuật.
Bốn phần thi hoàn toàn là bốn môn thi độc lập. Bên cạnh đó, hình thức bơi cũng vô cùng
đa dạng, bao gồm bơi thể thao, bơi quần chúng, bơi thực dụng và bơi đặc chủng.

Bơi lội thể thao là bơi lội theo hình thức hiện đại được sử dụng trong giải đấu tại
Đại hội Thể dục Thể thao trong nước và quốc tế. Kiểu bơi thể thao có nhiều bài bơi được
đặt theo tên động vật do bắt chước theo động vật đó. Ví dụ như loại hình bơi ếch, bơi
bướm,...Hoặc bài bơi được đặt tên dựa theo tư thế bơi, ví dụ như bơi ngửa, bơi sải,...

108
Bơi lội phát triển cùng với thể thao bơi lội cũng vô cùng phong phú. Thi đấu bơi
thể thao đã tổ hợp cả bốn kiểu bơi bao gồm bơi hỗn hợp cá nhân và bơi tiếp sức hỗn hợp,
chính thức trở thành các môn thi đấu.

 Bơi lội thực dụng

Bôi lội thực dụng chỉ có sự phân biệt tương đối so với bơi thể thao. Bởi vậy, bơi
thực dụng bao gồm cả những bài bơi thuộc loại hình bơi thể thao. Bơi thực dụng gồm có
bơi đứng, bơi ếch, bơi ngửa, bơi vũ trang, bơi vượt sông biển, kĩ thuật cứu đuối nước,...

Bơi thực dụng là các hình thức bơi phục vụ cho hoạt động sinh hoạt, lao động sản
xuất và cho quân sự.

 Bơi lội quần chúng

Bơi lội quần chúng có mục đích tăng cường thể lực, sức khỏe, làm phong phú cuộc
sống tinh thần như bơi thư giãn, các trò chơi dưới nước, bơi giảm cân,...Bơi lội quần chúng
phát triển khắp khắp thế giới và trở thành một yếu tố tạo nên môn Bơi lội thể thao.

Bơi lội quần chúng không đòi hỏi kĩ thuật cao, tốc độ nhanh do đó càng ngày càng
được yêu thích. Loại hình bơi này được phát triển nhanh chóng và trở thành một bộ phận
quan trọng của môn bơi lội hiện đại.

 Bơi lội đặc chủng

Bơi lội đặc chủng là loại hình bơi lội đặc biệt chuyên dành cho quân đội hoặc một
số cuộc thi yêu cầu kĩ năng bơi lội thiên về độ bền, lập kỉ lục về thời gian và độ dài.

Ngoài ra, bơi đặc chủng còn dành cho lặn tốc độ cho phép cả nam và nữ với những
dụng cụ bơi lội chuyên nghiệp như bình lặn, chân vịt, mắt kình,...

 Bơi lội với dụng cụ bơi lội

Bơi lội là hoạt động hoàn toàn thực hiện dưới nước với các vận động của toàn bộ

cơ thể. Do đó, cơ thể trở nên vô cùng nhạy cảm dưới nước và dễ mắc những bệnh

109
về mắt, tai mũi họng.

Theo kinh nghiệm bơi lội của tôi, để bảo vệ cơ thể an toàn khi đi bơi, bạn cần trang
bị đầy đủ những dụng cụ bơi lội cần thiết cơ bản như mũ bơi, kính bơi hoặc phao bơi,...đặc
biệt quan trọng với trẻ em.

 Phát triển:

Bơi lội là môn thể thao có lịch sử hình thành vô cùng lâu đời. Bơi lội xuất hiện từ
thời kỳ tiền sử cách đây khoảng 7000 năm thông qua những bức họa từ thời kỳ đồ đá. Bơi
lội bắt đầu được đưa vào thi đấu tại Châu Âu khoảng năm 1800 và phổ biến nhất là bơi
ếch. Năm 1873 John Arthur Trudgen giới thiệu kiểu bơi trudgen với những vận động viên
bơi châu Âu, sau khi ông sao chép kiểu bơi trườn sấp của thổ dân châu Mĩ.

Vì người Anh không thích việc nước bị tung tóe khi bơi nên Trudgen đã sử dụng
kiểu đạp chân cắt kéo thay cho kiểu đạp chân vẫy của bơi trườn sấp. Bơi trở thành một
môn thể thao trong đại hội thể thao Olympic hiện đại đầu tiên tại Athens năm 1896.

Đến năm 1902, bơi lội được phổ biến tại phương Tây với kiểu bơi trườn sấp được
giới thiệu bởi Richard Cavill. Liên đoàn bơi lội thế giới Fédération Internationale de
Natation (FINA) chính thức được thành lập vào năm 1908. Đến năm 1930, bơi bướm được
phổ biến và coi như một biến thể của loại hình bơi ếch, sau này được xác nhận là kiểu bơi
độc lập vào năm 1952.

Đến nay, bơi lội trở thành một trong những môn thể thao được ưa chuộng nhất thế
giới.

110
KẾT LUẬN

Thể thao đã cùng con người trải qua từng thời kì trong lịch sử nhân loại. Xã hội,
con người ngày càng phát triển bên cạnh đó các môn thể thao cũng được phát triển. Từ
thời xưa con người đã sử dụng bộ óc sáng tạo của mình để tạo ra các môn thể thao từ quá
trình họ lao động sản xuất. Qua quá trình khắc nghiệt của cuộc sống họ phải săn, bắn, hái
lượm… Đòi hỏi ở họ phải có sức dẻo dai để đối mặt với những phong ba.

Khi đời sống vật chất ngày được ổn định, con người đã quan tâm tới sức khỏe mình
nhiều hơn. Họ đã nghĩ ra nhiều môn thể thao để giúp con người được giải trí, giải tỏa áp
lực và căng thẳng. Sức khỏe là nhân tố vô cùng quan trọng trong đời sống con người, thể
thao giúp đời sống tinh thần ngày càng được nâng cao đồng thời rèn luyện ý chí bền bỉ,
tập trung và phát triển trí tuệ.

Trong cuộc sống ta không thể tránh khỏi những áp lực trong công việc, học tập
khiến tinh thần sa sút, mệt mỏi. Những lúc như vậy luyện tập thể dục thể thao có thể khiến
con người ta phấn chấn, bổ sung thêm năng lượng để tiếp tục tiến lên phía trước.

Có câu: Mặc dù tất cả chúng ta không thể nào tăng thêm số lần sống bằng cách chơi
thể thao hay tập thể dục mỗi ngày. Nhưng tất cả chúng ta hoàn toàn có thể kéo dài thêm
sức sống, tuổi thọ bằng cách rèn luyện sức khỏe thể chất với những môn thể thao

Nhận thấy tầm quan trọng của TDTD, thế giới và con người ngày càng phát triển,
đề cao mảng sức khoẻ này. Các công viên trang bị máy tập, các phòng gym mọc lên như
nấm. Các Clb thể thao từ trong trường học đến các công ty đều hoạt động sôi nổi và có thể
coi là hoạt động thường niên. Các hoạt động thể thao càng ngày càng mở rộng và sáng
tạo,Từ trẻ con, người lớn tuổi, đàn ông đến phụ nữ.... Mỗi người đều có thể chọn cho mình
một môn thể thao phù hợp.

Thể thao không những giúp cải thiện về mặt sức khỏe, giải trí mà nó còn góp phần
phát triển nền kinh tế, giáo dục. Ngoài ra thể thao đối với chính trị và quân sự cũng đóng
góp một phần không nhỏ. Các quốc gia trên thế giới đã có cơ hội giao lưu, quảng bá và
giới thiệu văn hóa của đất nước đồng thời gắn kết chặt chẽ, tạo mối quan hệ tốt với nước
bạn.
111
TÀI LIỆU THAM KHÃO

1. https://www.slideshare.net/AnyBao1/hanu-l-thuyt-th
2. http://gdtc.ueh.edu.vn/Uploads/2021/HP1%20B%C3%80I%202_jS8uVZts.pdf?fb
clid=IwAR3EptSaSxFKrb3e0mR_jxIZ3WgxZQzNZTZJqfpif1f8w5vLjcHG243y
PVE
3. https://daytremamnon.blogspot.com/2014/12/giao-duc-chat-trong-xa-hoi-nguyen-
thuy.html?fbclid=IwAR0AplSWvDxI36UPIAhGm6y-
5817Cph8aGJdNWxG6BTN1HX2IxzFQASyLCQdc?fbclid=IwAR2Ds2wJICuZ
C6HXJ-
260k7e7GpMkII6R8goKQ4n5_p0JlZJmLKcF8v2MtM#:~:text=Th%E1%BB%83
%20d%E1%BB%A5c%20th%E1%BB%83%20thao%20c%C3%B3%20ngu%E1
%BB%93n%20g%E1%BB%91c%20t%E1%BB%AB,th%C3%B4%20s%C6%A
1%2C%20lao%20%C4%91%E1%BB%99ng%20th%E1%BB%83%20l%E1%BB
%B1c%20c%E1%BB%B1c%20nh%E1%BB%8Dc
4. https://lytuong.net/the-duc-the-thao-la-
gi/?fbclid=IwAR1LH2HPYuZ6DlzoxuAMVZyjUNFBnd7HJzH-
_sLFLja59VbypeFHdiEhEj4
5. https://phongdaotaosdh.vinhuni.edu.vn/DATA/3/upload/590/documents/2016/02/
de_cuong_ly_luan_va_pp_gdtc.pdf?fbclid=IwAR19koH_8F9iwmV3VgrmJcXO3
lHiRs8X-Oy2fj02lE-aaOdBupdTJt6OZy0
6. https://vi.thpanorama.com/articles/deporte-y-ejercicio/historia-de-la-educacin-
fsica-caractersticas-ms-
destacadas.html?fbclid=IwAR1poekgu5ge5YICpxA99A0MMoz11NRT-
PS3l8Jxber9d3qLY8SX-fOhJ9U
7. https://tdtt.gov.vn/chuyen-nganh/khoa-hoc-cong-nghe/cai-nhin-co-ban-ve-the-
thao-giai-tri-the-thao-mao-hiem-va-the-thao-bien
8. https://phohen.com/post/20-mon-the-thao-giai-
tri/5836942?fbclid=IwAR1sWFXyRDcr7RmQsJMrP7bveRFrehTnB0SCMsk6tY
kEunV_ZspcjhMRGAg

112
9. http://www.tapchidulich.net.vn/huong-toi-the-thao-giai-
tri.html?fbclid=IwAR0437x-XtfOR4l-
RQabV77iKjFFsfRUhj4L024W_e7txwYaRKREf1IhWBY
10. http://vi.swewe.net/word_show.htm/?2768997_1&Th%E1%BB%83_thao_gi%E1
%BA%A3i_tr%C3%AD&fbclid=IwAR2acoVeY5HgxiWlkArij7EnYkRW_0lYG
8N2mpW8Y-F_-_RKn3PbF3R4My0
11. https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%99i_thao_qu%C3%A2n_s%E1%BB%
B1_qu%E1%BB%91c_t%E1%BA%BF?fbclid=IwAR0Jpeo6-
s6JnDbBlAxa7SWY8608Y85e1FrSzBa-Boru83yxXnFOLzICQqo
12. https://keydifferences.com/difference-between-culture-and-
civilization.html#:~:text=Culture%20is%20a%20term%20used,of%20human%20
development%20and%20organization.
13. Định nghĩa thể thao, Được truy lục từ Wikipedia.
14. https://text.123docz.net/document/631437-khai-quat-chung-ve-the-duc-the-
thao.htm
15. https://thietkelogo.vn/y-nghia-cua-logo-bieu-tuong-olympic/
16. https://vietnam-event21.jp/2020/02/28/olympic-la-gi-dien-ra-khi-nao-o-dau/
17. https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%BF_v%E1%BA%ADn_h%E1%BB%
99i
18. https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%BF_v%E1%BA%ADn_h%E1%BB%
99i_M%C3%B9a_%C4%91%C3%B4ng_1940
19. https://hmn.wiki/vi/Chariot_racing
20. https://wivi.wiki/wiki/Chariot_racing
21. https://vi.411answers.com/a/luat-dua-xe-ngua-o-hy-lap-la-gi.html
22. https://sieuthitaigia.vn/tin-tuc/tong-quan-ve-mon-the-thao-nem-
lao_11295.html#:~:text=L%E1%BA%A7n%20%C4%91%E1%BA%A7u%20ti%
C3%AAn%20trong%20tr%C3%B2,%C4%91%E1%BA%A7u%20ti%C3%AAn
%20v%C3%A0o%20n%C4%83m%201912.
23. https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%A9m_lao
24. https://en.wikipedia.org/wiki/Eric_Lemming
25. https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%A9m_%C4%91%C4%A9a#:~:text=M%C3
%B4n%20n%C3%A9m%20%C4%91%C4%A9a%20%C4%91%C6%B0%E1%B

113
B%A3c%20kh%E1%BB%9Fi,xu%E1%BA%A5t%20b%E1%BA%A3n%20t%E
1%BB%AB%20n%C4%83m%201880.
26. https://sieuthitaigia.vn/tin-tuc/tong-quan-ve-mon-the-thao-nem-dia_11282.html
27. https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%A9m_%C4%91%C4%A9a
28. https://vi.atomiyme.com/djau-vat-tu-do-va-greco-roman-su-khac-biet-va-tinh-
nang-chinh/
29. https://review.siu.edu.vn/the-thao/nguon-goc-mon-dau-
vat/252/4741#:~:text=%C4%90%E1%BA%A5u%20v%E1%BA%ADt%20c%C3
%B3%20ngu%E1%BB%93n%20g%E1%BB%91c,ki%E1%BB%83u%20%C4%
91%E1%BA%A5u%20v%E1%BA%ADt%20kh%C3%A1c%20nhau.
30. Thế vận hội - Wikipedia tiếng Việt
31. https://khamphalichsu.com/8-su-that-thu-vi-ve-olympic-hy-lap-co-dai-n59.html
32. https://vnexpress.net/buc-man-den-toi-trong-lich-su-olympic-co-dai-
2011151.html
33. https://greekcitytimes.com/2021/07/18/story-of-the-olympic-games/
34. https://www.market-prospects.com/articles/the-sports-industry-in-the-united
35. https://dainam.edu.vn/vi/khoa-kinh-te-va-marketing-the-thao/tin-tuc/nganh-kinh-
te-the-thao-va-nhung-con-so-an-tuong
36. https://vtv.vn/bong-da-quoc-te/nhung-loi-ich-kinh-te-lon-cua-viec-to-chuc-world-
cup-2-nam-1-lan-20211221090244375.htm
37. https://www.textiletoday.com.bd/sportswear-investment-opportunity-new-normal-
situation/
38. https://vnexpress.net/ngoai-giao-bong-ban-tung-dien-ra-nhu-the-nao-
2068081.html
39. https://plo.vn/bai-2-the-van-hoi-olympic-hien-dai-post249491.html
40. https://meta.vn/huong-dan/tong-hop/olympic-hien-dai-9697
41. https://vi.olympicsworlds.com/sovremennoe-olimpijskoe-dvizhenie-osnovnie-
tendencii-a-851955
42. https://baoquocte.vn/olympic-hien-dai-lan-dau-tien-dien-ra-tu-khi-nao-
179341.html

114
43. https://stillmed.olympic.org/media/Document%20Library/OlympicOrg/Document
s/Document-Set-Teachers-The-Main-Olympic-Topics/The-Modern-Olympic-
Games.pdf
44. https://www.britannica.com/sports/Olympic-Games/Women-and-the-Olympic-
Games#ref59593
45. https://tdmu.edu.vn/hinh/thuvien/taptin/1-5-2018-2-26-39-PMB%C3%80I%201-
%20L%E1%BB%8Bch%20s%E1%BB%AD%20TDTT.pdf
46. https://www.greelane.com/vi/nh%C3%A2n-v%C4%83n/l%E1%BB%8Bch-
s%E1%BB%AD--v%C4%83n-h%C3%B3a/women-at-the-olympic-games-
120123
47. https://sport360.vn/huong-dan-tap-luyen/vo-thuat/mon-quyen-anh-lich-su-hinh-
thanh-va-phat-trien-boxing/
48. https://latima.vn/wiki-dau-kiem-la-gi-chi-tiet-ve-dau-kiem-update-2021
49. https://tieng.wiki/content/%C4%90%E1%BA%A5u%20ki%E1%BA%BFm/L%E
1%BB%8Bch%20s%E1%BB%AD.html
https://webthethao.vn/olympic/dau-kiem-mon-the-thao-olympic-co-ve-dep-chet-
nguoi-28863.htm
50. https://tkdvietnam.wordpress.com/tin-tuc/lich-su-taekwondo/
51. https://review.siu.edu.vn/the-thao/nguon-goc-mon-dau-vat/252/4741
52. http://voc.org.vn/thu-vien-tu-lieu/gioi-thieu-ve-mon-the-
thao/tabid/99/id/17/language/vi-
vn/default.aspx#:~:text=%C4%90%E1%BA%A5u%20v%E1%BA%ADt%20%C
4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20%C4%91%C6%B0a%20v%C3%A0o,c%C6
%A1%20s%E1%BB%9F%20v%E1%BA%ADt%20d%C3%A2n%20t%E1%BB
%99c.
53. https://vnexpress.net/co-vua-va-giac-mo-the-ky-o-olympic-3815623.html
54. https://thuthuatchoi.com/ban-co-biet-co-tuong-ra-doi-tu-dau-khong.html
55. https://review.siu.edu.vn/su-kien-the-thao/lich-su-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-
bo-mon-co-tuong/253/3803
56. http://vnnews360.net/nguon-goc-va-lich-su-cua-mon-bong-da.html
57. https://wikasports.com/lich-su-bong-da/
58. https://vi.eferrit.com/lich-su-bong-bau-duc-dong-thoi-gian/

115
59. http://www.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/kgdtc/GI%C3%81O%20TR
%C3%8CNH%20B%C3%93NG%20CHUY%E1%BB%80N.pdf
60. https://thethaodonga.com/lich-su-bong-ro/
61. https://www.linkedin.com/pulse/l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD-
m%C3%B4n-b%C3%B3ng-r%E1%BB%95-h%C3%ACnh-th%C3%A0nh-
v%C3%A0-ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-b%C3%B3ng-b%C3%A0n-
vi%E1%BB%87t-nam
62. https://vi.eferrit.com/lich-su-bong-bau-duc-dong-thoi-gian/
63. https://mimirbook.com/vi/ee8af510faa
64. https://themoney.co/vi/qui-a-invente-le-rugby-et-quand/
65. https://sites.google.com/site/thethaokhoinguonsangtao/the-thao/bong-nuoc-water-
polo---mon-the-thao-thu-vi
66. https://thethaodonga.vn/lich-su-hinh-thanh-mon-the-thao-boi-loi-the-
gioi#:~:text=B%C6%A1i%20l%E1%BB%99i%20xu%E1%BA%A5t%20hi
%E1%BB%87n%20t%E1%BB%AB,ti%C3%AAn%20t%E1%BA%A1i
%20Athens%20n%C4%83m%201896.
67. https://vietadsgroup.vn/boi-loi-la-gi-tim-hieu-ve-boi-loi-la-gi.html
68. https://hocday.com/chng-i-gii-thiu-mn-nhy-xa-s-lc-lch-s-pht-trin-mn-nhy-xa-i-s-
lc.html#:~:text=C%C3%A1c%20b%C3%A0i%20t%E1%BA%ADp%20nh%E1%
BA%A3y%20xa,Nga%2C%20Th%E1%BB%A5y%20%C4%91i%E1%BB%83n
%2C%20Nauy
69. https://123docz.net/document/1860276-ki-thuat-nhay-cao-kieu-ngoi-8-
hotnha.htmhttps://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%A1y_n%C6%B0%E1%B
B%9Bc_r%C3%BAt
70. https://omnilogos.com/development-of-modern-sports/
71. https://www.thepeoplehistory.com/sports.html
72. https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_th%E1%BB%
83_hao
73. https://science.jrank.org/pages/11323/Sport-Sport-Modern-Cultures.html
74. https://cricgator.com/sports/sports-in-the-modern-era-the-development-of-sports-
what-they-mean/

116

You might also like