Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Lời mở đầu:

Tố Hữu là nhà thơ của lý tưởng cộng sản là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Tập thơ Từ ấy
(1937 – 1946) có thể coi là tập thơ đầu tay đánh dấu mối duyên đầu của Tố Hữu với thơ ca cách mạng.
Tập thơ có ba phần tương ứng với những chặng đường tranh đấu của nhà thơ: Máu lửa – Xiềng xích –
Giải phóng. Bài thơ “Từ ấy” được nằm ở phần đầu của tập thơ là một trong những bài thơ hay nhất của
Tố Hữu. Bài thơ là cái Tôi trữ tình tràn đầy niềm vui sướng hân hoan khi lần đầu tiên giác ngộ ánh sáng
của Đảng của lý tưởng. Cảm xúc ấy được nhà thơ ghi lại bằng những vần thơ tự sự trữ tình tràn đầy niềm
vui và ánh sáng. Tố Hữu còn là ngọn cờ chiến đấu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Cả đời thơ Tố Hữu
dường như chỉ ca ngợi Đảng, Bác Hồ và nhân dân Việt Nam. Đọc thơ ông ta thấy từng sự kiện lịch sử
được hiện lên, trong đó một mốc son quan trọng đánh dấu cuộc đời cách mạng nhà thơ là khi ông chính
thức được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Bài thơ “Từ ấy” đã chân thành ghi lại cảm xúc vui tươi, sung
sướng và lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước được giác ngộ lý tưởng cách mạng.
Nhà thơ Quang Dũng tên thật Bùi Đình Diệm, ông là một nghệ sĩ đa tài. Ông không chỉ là một nhà thơ mà
còn là một họa sĩ, nhạc sĩ tài hoa.Ông là tác giả của nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng, điển hình là: Tây Tiến,
Đôi bờ Đôi mắt người Sơn Tây, Quán bên đường, Lính râu ria. Ông cũng chính là tác giả của ca khúc khá
nổi tiếng trong những năm kháng chiến, có nhan đề "Bà Vì".

Quang Dũng và vợ con

Trước cách mạng tháng Tám, ông học Ban trung học trường Thăng Long. Sau khi tốt nghiệp, ông đi dạy
học tư ở Sơn Tây.

Ông nhập ngũ và trở thành phóng viên tiền phương của báo Chiến đấu.

Năm 1947, ông được điều đi học Trường bổ túc trung cấp quân sự Sơn Tây. Sau khoá học, ông làm Đại
đội trưởng ở tiểu đoàn 212, Trung đoàn Tây Tiến. Ông tham gia chiến dịch Tây Tiến đợt hai, mở đường
qua đất Tây Bắc. Trong thời gian này, ông còn được cử làm Phó đoàn tuyên truyền Lào - Việt.

I.2. Sự nghiệp nhà thơ Quang Dũng


Từ năm 1948, nhà thơ Quang Dũng bắt đầu sáng tác thơ, ông đã viết rất nhiều truyện ngắn xuất bản và
viết kịch, cũng như đã triển lãm tranh sơn dầu cùng với các hoạ sĩ nổi danh. Bài thơ "Tây Tiến" được
sáng tác vào dịp Đại hội toàn quân ở Liên khu III tại làng Phù Lưu Chanh, tại Hà Nam. Bài thơ "Tây
Tiến" được đưa vào giảng dạy trong giáo trình trung học phổ thông. Thơ của Quang Dũng được ví làm
nằm giữa biên giới thật và mơ, mờ ảo như mây khói. Cuối năm 1948, sau chiến dịch Tây Tiến, ông làm
Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến, rồi làm Trưởng đoàn Văn nghệ Liên khu III.
Tháng 8 năm 1951, ông xuất ngũ. Sau 1954, ông làm Biên tập viên tại báo Văn nghệ, rồi chuyển về Nhà
xuất bản Văn học. Nhà văn qua đời ngày 13 tháng 10 năm 1988, tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội. Năm
2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
III. Xây dựng khổ thơ đặc sắc
Nhà thơ Tố Hữu vẫn luôn giữ lí tưởng tư sản trước khi tình cảnh diễn ra cho đến khi ông may
mắn bắt gặp lí tưởng mới - lí tưởng cộng sản, cũng chính là lí tưởng đã thay đổi lối sống, giúp ông có
được lẽ sống mới, vượt ra những khuôn khổ của bản thân để cảm được tình hữu ái. Và những chuyển biến
tâm trạng đó lại càng được thể hiện sâu sắc qua khổ thơ cuối khi ông thể hiện sự mong muốn, khao khát
mình sẽ là cầu nối liên kết chặt chẽ trái tim của những người đồng khổ, tạo nên sức mạnh đoàn kết vững
bền mà phá tan chế độ tàn bạo.
Qua những từ ngữ khéo léo, ông khẳng định được sự quan tâm sâu sắc đến mối liên hệ hoà hợp
giữa con người với nhau. Nhờ vào đó, lại càng thể hiện được rằng lí tưởng của đảng chính là chìa khoá đã
khai sáng tâm hồn của con người cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời. Khổ thơ cuối liệt kê những kiếp
người mòn mỏi, gian khổ hay kiếp “phôi pha” là những tấm lòng mang đầy sự đồng cảm, xót thương của
nhà thơ. Chính những kiếp phôi pha ấy cũng chính là đối tượng sáng tác chủ yếu của nhà thơ Tố Hữu.
Ông xúc động, trân trọng, tha thiết muốn cống hiến đời mình cho dâm tộc nhưng đồng thời cũng căm giận
trước những bất công, ngang trái của xã hội cũ.
Khổ thơ đặc sắc như lời thức tỉnh về tâm tư, tình cảm của nhà thơ khi hoà mình vào kiếp khốn
khổ để rồi từ đó lại thấy được tình yêu rực lửa của một chiến sĩ cách mạng với quê hương đất nhà.
IV. Liên hệ
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
(Vội vàng - Xuân Diệu)
Điệp ngữ “này đây” được lặp đi lặp lại năm lần như một lời mời gọi, kết hợp với thủ pháp liệt kê, vừa
diễn tả sự giàu có, phong phú bất tận của thiên nhiên vừa thể hiện cảm giác hân hoan, vui sướng của tác
giả. Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá, dùng những danh từ thuộc về con người (“tuần tháng
mật”, “khúc tình si”) để miêu tả thiên nhiên, kết hợp với “ong bướm”, “yến anh” được gọi tên như đôi
như lứa khiến cho vườn xuân bỗng đầy mộng mơ, lãng mạn, vườn xuân cũng là vườn yêu, vườn tình,
vườn ái ân hạnh phúc. Tính từ “xanh rì”, “phơ phất” giàu sức gợi tả vẽ nên cảnh thiên nhiên mùa xuân
non tơ, tràn đầy sức sống. Bức tranh xuân không chỉ có cảnh vật đẹp tươi mà còn tràn đầy ánh sáng và
niềm vui với hình ảnh “ánh sáng chớp hàng mi” và "thần vui hằng gõ cửa”. Với Xuân Diệu mỗi ngày
được sống, được chiêm ngưỡng ánh dương, được tận hưởng sắc hương của vạn vật là một ngày hân hoan
vui sướng. Thiên nhiên tạo vật say sưa, rộn ràng, mê mải trao gửi sắc hương, xui khiến lòng người ngất
ngây tận hưởng, để thi nhân tạo hóa thành tình nhân: “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”. Câu thơ
sử dụng nghệ thuật ẩn chuyển đổi cảm giác, hay chính là phép giao thoa mà thơ Mới tiếp thu được từ thơ
ca tượng trưng Pháp. Đồng thời, Xuân Diệu cũng gợi về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc. Tác giả đã lấy
con người làm chuẩn mực cho thiên nhiên, quy chiếu thiên nhiên về vẻ đẹp của giai nhân: “Và này đây
ánh sáng chớp hàng mi”, “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”, “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào
ngươi!”. Đây là một cách nhìn rất mới, rất Xuân Diệu. Đối với ông, thế giới này đẹp nhất, mê hồn nhất là
vì có con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Thời gian quý giá nhất của mỗi đời người là tuổi trẻ, mà hạnh
phúc lớn nhất của tuổi trẻ chính là tình yêu. Đó là một quan niệm mới, tích cực, thấm đượm tinh thần
nhân văn.
Còn với “Từ ấy”, đó là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước được giác ngộ lý tưởng cách
mạng. Năm 1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Ngày mà ông được đứng vào hàng ngũ
những người cùng phấn đấu vì một lý tưởng cao đẹp. Và để ghi nhận kỉ niệm đáng nhớ ấy với những cảm
xúc, suy tư sâu sắc, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Từ ấy”. Khi bắt gặp lí tưởng cộng sản, Tố Hữu đã bộc lộ
niềm vui sướng:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”
“Từ ấy” là trạng từ chỉ thời gian, đã đánh dấu thời điểm cực kỳ quan trọng trong cuộc đời hoạt động
cách mạng của Tố Hữu. Đồng thời kết hợp với hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ” chỉ ánh nắng của mùa hạ thường
chói chang, rực rỡ và “mặt trời chân lý” chỉ ánh sáng của Đảng giống như ánh sáng mặt trời, soi sáng tâm
hồn tác giả. Lí tưởng cộng sản giống như một nguồn sáng mới làm bừng sáng cả trí tuệ và tâm hồn của
nhà thơ. Hình ảnh so sánh và ẩn dụ “Hồn tôi là một vườn hoa lá/Rất đậm hương và rộn tiếng chim” cho
thấy tâm hồn tác giả lúc này căng tràn sức sống. Khi bắt gặp lí tưởng cộng sản, Tố Hữu đã có những thay
đổi về nhận thức. Đó là cái tôi cá nhân cần hòa vào cái ta bằng tinh thần tự nguyện sâu sắc, thiết tha yêu
thương và đồng cảm. Cái tôi ấy đã chủ động tự nguyện, tự giác và khao khát mở rộng tấm lòng mình, sẻ
chia với quần chúng rộng lớn. Nhà thơ tự nguyện gắn kết cuộc sống của mình với những người cùng
chung lý tưởng tạo ra một khối mạnh mẽ, to lớn. Để rồi có những chuyển biến sâu sắc trong tình cảm:
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…”
“Tôi đã” kết hợp với “là” được điệp lại ba lần”: khẳng định vị thế của mình trong gia đình chung. Các từ
“con, em, anh” nhằm khẳng định mối quan hệ ruột thịt, gắn bó sâu sắc. Hình ảnh “kiếp phôi pha, cù bấc
cù bơ” gợi gợi sự khó khăn, vất vả. Đối với Tố Hữu, tình cảm giai cấp trở nên gần gũi, đầm ấm như tình
cảm gia đình.
Hai bài thơ tuy thể hiện những quan niệm sống khác nhau, nhưng đều hướng đến một quan điểm sống
tốt đẹp. Sống là tận hưởng, tận hiến hết mình. Với Xuân Diệu là tận hưởng tận hiến khoảng thời gian đẹp
đẽ nhất của đời người - tuổi trẻ. Còn Tố Hữu là tận hưởng tận hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Không những thế, bài thơ “Việt Bắc” đồng tác giả cũng mang vẻ đẹp mang mác tuyệt phẩm này. Đó là
sự nhất quán về phong cách sáng tác “trữ tình và chính trị”. Là người cách mạng làm thơ luôn luôn ý thức
được ngòi bút của mình phải thực sự là thứ vũ khí trên mặt trận văn hóa văn nghệ. Thơ ca của ông có thể
khẳng định đó là cuốn “Nhật kí về lịch sử Việt Nam”, bởi vậy không phải ngẫu nhiên mà ông được mệnh
danh là hồn thơ của dân tộc. Còn điểm khác ở đây là về nội dung. Một tác phẩm viết về niềm vui của tác
giả khi đến với ánh sáng lí tưởng của cách mạng. Một tác phẩm lại viết về những năm tháng không thể
nào quên của dân tộc Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp. Một tác phẩm được viết
ở thể thơ lục bát, còn một tác phẩm thì không.
Ngoài ra, ta còn bắt gặp hình ảnh người chiến sĩ nơi “Chiều tối” trong bài thơ này. Trong tác phẩm của
Hồ Chí Minh, người chiến sĩ hiện lên là người có lòng yêu thiên nhiên, tâm hồn rộng mở, phóng khoáng.
Trên đường giải từ nhà lao này đến nhà lao khác là một hành trình đầy khó khăn, gian khổ, đường sá xa
xôi, mệt nhọc nhưng không vì thế mà tâm hồn, lòng yêu thiên nhiên của Bác bị dập tắt. Trước cảnh hoàng
hôn đẹp đẽ nơi rừng núi, Người vẫn có những giây phút lắng lòng mình để cảm nhận đầy đủ, trọn vẹn vẻ
đẹp của đất trời:

Quyện điểu quy lầm tầm túc thụ


Cô vân mạn mạn độ thiên không
Người đã thật tinh tế, nhạy cảm nắm bắt được khoảnh khắc chú chim nhỏ bay về rừng tìm nơi ngủ sau
một ngày kiếm ăn mệt nhọc. Những đám mây lặng lẽ, lững lờ trôi nhanh về phía cuối trời. Bức tranh thật
cổ điển, với những nét vẽ đơn sơ, nhưng cũng đủ để cảm nhận được cái thần, cái hồn của sự vật.
Không chỉ vậy, người chiến sĩ ấy còn mang trong mình tấm lòng nhân đạo sâu sắc: “Sơn thôn thiếu nữ ma
bao túc/ Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”. Dù bị hành hạ cả về thể xác và tinh thần, bản thân chịu nhiều cực
khổ nhưng Bác vẫn quan tâm, chỉa sẻ với những người lao động. Hình ảnh người thiếu nữ say ngô tối
miệt mài, vừa thể hiện tinh thần khỏe khoắn, tràn đầy sức sống, vừa cho thấy tình cảm, sự quan tâm của
bác đối với tất cả mọi người, Bác chia sẻ niềm vui chung, niềm vui với cuộc sống bình dị của con người
nơi đây. Ngoài ra, người chiến sĩ luôn hướng về ánh sáng, hướng về tương lai tốt đẹp. Trong cái thinh
lặng của không gian, khi đêm tối phủ ngập bốn phía, con mắt người tù vẫn tìm kiếm ánh sáng, và thứ ánh
sáng đó không gì khác chính là những viên than rực hồng. Ánh sáng đó đã làm sáng cả bức tranh vốn u
tối và đượm buồn. Thơ Bác luôn có xu hướng vận động từ bóng tối ra ánh sáng, cho thấy tâm hồn lạc
quan, luôn hướng về tương lai của Người.
Người chiến sĩ trong bài Từ ấy lại hiện lên với những vẻ đẹp riêng, không hòa lẫn. Từ ấy được sáng tác
năm 1938 khi Tố Hữu được kết nạp Đảng. Bài thơ là khúc ca say mê, tràn đầy nhiệt huyết của người
chiến sĩ cách mạng.
Người chiến sĩ trước hết là người có tình yêu, niềm say mê mãnh liệt với lí tưởng cách mạng. Ngày được
vào Đảng là mốc son chói lọi trong cuộc đời ông: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt trời chân chói qua
tim/ Hồn tôi là một vườn hoa lá/ Rất đậm hương và rộn tiếng chim”. Từ khoảnh khắc được kết nạp, Đảng
đã soi chiếu tâm hồn, giúp người chiến sĩ tìm đường con đường chân lí mà bấy lâu nay mình loay hoay
tìm kiếm. Khoảnh khắc ấy cũng đem đến cho hồn tôi những cảm xúc mới mẻ, tràn đầy sức sống, làm hồi
sinh thức tỉnh phẩm chất nghệ sĩ trong con người của chiến sĩ.
Vẻ đẹp của người chiến sĩ còn hiện lên ở lẽ sống cao đẹp, hòa nhập dâng hiến cho sự nghiệp chung của
cách mạng. Cái tôi không còn đơn độc, riêng lẻ, mà hòa nhập, buộc lòng với mọi người: “Tôi buộc hồn
tôi với mọi người/ Để tình trang trải với trăm nơi”. Cái tôi thắt chặt với quần chúng, tự nguyện đem hết cả
tuổi trẻ, tính mạng của mình gắn với “mọi người”. Để được gần gũi với “bao hồn khổ” thấu hiểu những
khó khăn, vất vả, cực nhọc của họ. Người Đảng viên không chỉ hòa nhập mà còn chính thức được đón
nhận vào tập thể quần chúng nhân dân. Kết quả của sự hòa nhập ấy tạo nên sức mạnh to lớn “mạnh khối
đời”. Khối đời là cuộc đời chung, rộng lớn, không thể cân đo đong đếm. Nhưng được Tố Hữu kết hợp với
chữ khối đã hiến nó hữu hình, có thể nắm bắt được. Người chiến sĩ hòa nhập vào đại gia đình quần chúng
lao động và nhận thức được trách nhiệm của bản thân làm sao để có thể cứu vớt được những cuộc đời lao
khổ. Đó là một cái tôi có ý thức, trách nhiệm với con người, cuộc đời, với cuộc đấu tranh chung của toàn
dân tộc.
Chiều tối và Từ ấy đều đã khắc họa thành công chân dung người chiến sĩ cách mạng với vẻ đẹp nhân cách
sáng ngời. Họ là những người con ưu tú của thời đại, mang trong mình những phẩm chất cao đẹp, lí
tưởng, mục tiệu đúng đắn, có niềm tin vào tương lai của cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc.

You might also like