Tai Lieu Hoc Vien - Quy Trình Thi Cong PCCC

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

QUY TRÌNH LẶP ĐẶT, NGHIỆM THU,

VẬN HÀNH CÔNG TÁC PCCC


Tập đoàn Vingroup
TPHCM, tháng 05 năm 2017

Nội dung

1. GIỚI THIỆU

2. BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT

3. AN TOÀN LAO ĐỘNG

4. THẨM TRA & KIỂM TRA

Nội dung

1. GIỚI THIỆU

2. BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT

3. AN TOÀN LAO ĐỘNG

4. THẨM TRA & KIỂM TRA

2
Giới thiệu:

1.1. Mục đích, phạm vi áp dụng:


• Biện pháp thi công này được áp dụng để thi công cho hệ Phòng cháy chữa cháy tại
các công trình.
*Tài liệu liên quan
• TCVN 3254: 1989 – An toàn cháy – Yêu cầu chung.
• TCVN 4878: 1989 – Nhóm phân loại cháy.
• TCVN 2622: 1995 – Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế.
• TCVN 6160: 1996 – Phòng cháy chữa cháy – Nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế.
• TCVN 4513: 1998 – Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.
• TCVN 6379: 1998 – Thiết bị chữa cháy – Trụ nước chữa cháy – Yêu cầu thiết kế.
• TCVN 5738: 2001 – Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật.
• TCVN 7336: 2003 – Phòng cháy chữa cháy hệ thống chữa cháy Sprinkler tự động – Yêu cầu thiết
kế và lắp đặt.
• TCVN 7435-1: 2004 – Phòng cháy chữa cháy – Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy phần 1: Lựa
chọn và bố trí.
• TCVN 3890: 2009 – Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình. Trang bị, bố trí,
kiểm tra, bảo dưỡng.

*Tài liệu liên quan

• Quy chuẩn Việt Nam 06: 2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và
công trình
• Quy chuẩn Việt Nam 08:2009/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – Công trình ngầm đô thị -
Phần 2. Gara ô tô.
• Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 1997.
• Quy phạm kỹ thuật công trình
• Bản vẽ thiết kế thi công Hệ thống PCCC
• Thuyết minh kỹ thuật Hệ thống PCCC của Tư vấn thiết kế.
• Catalogue đường ống, thiết bị và phụ kiện của nhà sản xuất.
• Chỉ dẫn kỹ thuật của các nhà sản xuất vật tư, thiết bị.

1.2. Công tác chuẩn bị.

1.2.1. Mặt bằng thi công.


• Nhận mặt bằng thi công, lưới trục, mốc cao độ… từ Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát.
• Khu vực trong nhà: Nhà thầu thi công theo trục của Nhà thầu Xây dựng.
• Khu vực ngoài nhà: Trên cơ sở cột mốc được giao Nhà thầu Đoàn Nhất xây dựng hệ thống lưới trục
để phục vụ thi công.
1.2.2. Tổ chức mặt bằng công trình tạm, kho bãi, vật tư.
• Vật tư, thiết bị thi công được vận chuyển vào công trường và được cất giữ bảo quản ở kho của Nhà
thầu
• Vật tư, thiết bị trước khi thi công phải được Ban quản lý dự án và Tư vấn giám sát nghiệm thu phê
duyệt.
• Máy móc, thiết bị thi công đều được các Kỹ sư kiểm tra, giám sát, vận hành thử để đảm bảo chất
lượng công tác thi công lắp đặt.
1.3. Nhân lực và sơ đồ tổ chức hiện trường.
• Nhà thầu phải có đầy đủ nhân công để thi công và người chỉ huy chịu trách nhiệm chính, có sơ đồ tổ
chức.
5
1.4. Máy móc và thiết bị thi công

Stt Tên máy - Dụng cụ thi công chính Số lượng


1 Máy khoan rút lõi
2 Máy khoan bê tông
3 Máy cắt cầm tay
4 Máy cắt ống quay cơ khí bánh mài
5 Máy hàn ống
7 Bơm thử áp lực
8 Đồng hồ áp lực
9 Máy bắn cos
10 Dàn giáo
11 Palăng, tời
12 Cưa sắt tay
13 Bộ cắt hơi (plasma)
14 Máy nén khí và bép phun

Ngoài ra còn có thước đo mét, thước nước, dây dọi, dây an toàn và các dụng cụ phụ
khác… phục vụ công tác thi công

1.5. Vật tư, vật liệu.

• Vật tư, thiết bị được lập kế hoạch chi tiết chuyển về công trường để thi công theo đúng tiến độ
của công trình.

• Hệ thống đường ống sử dụng ống thép đen, ống thép tráng kẽm, phụ kiện ống thép đen, phụ kiện
ống thép tráng kẽm tiêu chuẩn và kích thước phù hợp với yêu cầu thiết kế.

• Sử dụng vật tư theo hồ sơ phê duyệt vật liệu của BQLDA

• Khi chuyển vật tư, thiết bị về công trường, Nhà thầu sẽ mời Ban QLDA và Tư vấn giám sát
nghiệm thu vật tư trước khi thi công.

• Vật tư, thiết bị thi công được vận chuyển vào công trường và được cất giữ bảo quản ở kho của
Nhà thầu. Ống đặt ở kho phải được kê lót tránh cong vênh ống.

Nội dung

1. GIỚI THIỆU

2. BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT

3. AN TOÀN LAO ĐỘNG

4. THẨM TRA & KIỂM TRA

8
2. BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT

2.1. Nghiên Cứu Bản Vẽ Thiết Kế

• Tiến hành nghiên cứu bản vẽ thiết kế kỹ thuật và liên lạc làm việc với các nhà thầu liên quan để xác định
chính xác các thông số kỹ thuật lắp đặt của các thiết bị từ đó xác định điểm chờ của đường ống.

2.2. Khảo sát mặt bằng


• Sau khi bàn giao mặt bằng thi công yêu cầu Nhà thầu tiến hành nghiên cứu lại bản vẽ và khảo sát kỹ
lưỡng mặt bằng thi công thực tế, kết hợp với thiết kế của các hạng mục cùng tham gia thi công để xác
định cao độ – khoảng cách an toàn cho các hệ thống lắp đặt tại công trình. Nếu có vấn đề gì vướng mắc
nhà thầu đề nghị lên BQLDA và TVGS cho biện pháp giải quyết.

• Khảo sát mặt bằng, xác định hạng mục nào cần thi công trước

2.3. Phê duyệt bản vẽ thi công.

• Đối với hạng mục nào cần thi công trước thì yêu cầu nhà thầu sẽ triển khai làm bản vẽ thi công trước rồi
tiến hành duyệt lên BQLDA và TVGS

• Bản vẽ thi công sẽ phải được thể hiện đầy đủ và chi tiết các thông số kỹ thuật của chi tiết lắp đặt như:
đường ống, đai giá đỡ, phụ kiện và các thiết bị khác …

2. BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT

2.4. Duyệt trình mẫu, nhập vật tư.

• Trình mẫu vật tư hạng mục PCCC và các tài liệu liên quan đến nguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản
phẩm lên Ban QLDA và Tư vấn giám sát.

• Tất cả các chủng loại vật tư thiết bị khi đưa vào sử dụng cho công trình phải được sự đồng ý của
BQLDA và TVGS.

2.5. Lập tiến độ thi công.

• Nhà thầu phải tiến hành nghiên cứu tính toán tiến độ thi công của các nhà thầu liên quan để lập tiến
độ thi công cho phù hợp với yêu cầu của chủ đầu tư.

• Tiến độ thi công phải được lập chi tiết cho từng hạng mục công việc để đảm bảo tiến độ chung của
công trình

10

2.6. Qui trình thi công lắp đặt nghiệm thu


2.6.1 Quy trình kiểm tra chất lượng.
▪ * Quy trình nghiệm thu vật liệu đầu vào.

11
1.2. Công tác chuẩn bị.
Quy trình nghiệm thu lắp đặt và nghiệm thu hệ thống
Nhà thầu kiểm tra, triển
khai vẽ trình duyệt
shopdrawing, biện pháp
Không đạt thi công.
Phiếu xử lý kỹ
thuật
TVGS & BQLDA
Phê duyệt

Tiến hành
Thi công lắp đặt
Không đạt
Chỉnh sửa
Nghiệm thu lại

Nghiệm lắp đặt, thử áp


nội bộ
Không đạt
Chỉnh sửa
Nghiệm thu lại Tiến hành nghiệm thu lắp đặt,
thử áp TVGS và BQLDA

Cân chỉnh, vận hành


chạy thử hệ thống
Không đạt
Chỉnh sửa
Nghiệm thu lại Các loại form mẫu/ số form
Nghiệm thu hệ thống mẫu được dùng cho từng
bởi TVGS và BQLDA
công đoạn nghiệm thu theo
form mẫu đã được phát hành
từ BQLDA.
Bàn giao cho
BQLDA & Chủ đầu tư

2.7. BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY


CHỮA CHÁY BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT HỆ CHỮA CHÁY.

Phê duyệt bản vẽ

Phê duyệt
Vật tư & thiết bị
1. Sơ đồ qui
Xác định vị trí tuyến ống
(Mặt bằng + Cao độ) trình thi công
Lấy dấu vị trí

Lấy dấu vị trí


Các thanh treo

Lắp đặt đường ống

Kiểm tra chi


tiết
Nghiệm thu lắp đặt và khối lượng

Thử áp lực

Không phê duyệt

Tư vấn giám sát


nghiệm thu

Phê duyệt
Chuyển giai đoạn thi công
13

2. Lắp đặt ống:

ống nhánh
Lỗ khoét

ống chính thủy

ống chính

Hình 2: Khoét ống


Khoét ống cho những chi tiết tee giảm hơn ba cấp. ví dụ DN100/DN50
Khoét bằng lưỡi khoét, gió đá hoặc plasma

14
Hình 4: Hàn bích

15

Hình 5: Nối van bích 65 trở lên

16

Quy chuẩn khoảng cách giá đỡ với tuyến ống đơn

17
Quy chuẩn khoảng cách giá đỡ với tuyến ống đơn

Giá đỡ
Đường Kính Khoảng cách Ty Ren Nở đạn, Rút Thép Góc(mm)
200 4000 M16 4xM12 50x50x5
150 4000 M12 4xM12 50x50x5
100 3000 M12 2xM12 40x40x4
80 3000 M10 2xM10 40x40x4
65 3000 M8 2xM10 40x40x4
50 3000-3500 M8 M8 Cùm
40 3000-3500 M8 M8 Cùm
32 3000-3500 M8 M8 Cùm
25 3000-3500 M8 M8 Cùm

18

Quy chuẩn khoảng cách giá đỡ với tuyến ống đôi

Giá đỡ

Đường Kính Khoảng cách Ty Ren Nở đạn, Rút Thép


Góc(mm)

150 4000 M16 4xM12 50x50x5

100 4000 M12 4xM10 50x50x5

19

Phương pháp sơn ống.

Đối với ống thép đen

• Bước 1: Vệ sinh ống bằng giẻ lau, bàn chải kẽm xử lý những chỗ bị bám rỉ sét
• Bước 2: Sơn lót 01 lớp sơn chống rỉ sét
• Bước 3: Sơn 01 lớp sơn màu để khô rồi tiến hành lắp đặt
• Bước 4: Sơn dặm các vị trí bị trầy xước trong quá trình lắp đặt

Đối với ống sắt tráng kẽm

• Bước 1: Vệ sinh ống bằng giẻ lau.


• Bước 2: Sơn lót 01 lớp sơn phá kẽm
• Bước 3: Sơn 01 lớp sơn màu để khô rồi tiến hành lắp đặt
• Bước 4: Sơn dặm các vị trí bị trầy xước trong quá trình lắp đặt

20
4. Phương pháp hàn, cắt ống, khoan giá đỡ, kết nối.

• Khoan ty treo giá đỡ :Theo bảng quy chuẩn trên


• Phạm vi: Ống thép đen/tráng kẽm cho hệ thống chữa cháy
• Cắt ống:
• Công tác cắt ống được thực hiện tại kho hoặc tại vị trí đã được dự trù cho từng
tầng nhằm thuận lợi nhất cho công tác thi công.

• Cắt ống phải đảm bảo cắt vuông góc.

21

Mài vát mép: Sau khi cắt ống được mài vát mép với góc vát từ 30O tới 60O.

22

• Chuẩn bị máy hàn: Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống máy hàn gồm mỏ hàn, điện áp để chuẩn bị hàn.

• Hàn đính: Đặt một ống lên bàn gá, dùng căn khe hở khe hở bằng một lõi que hàn uốn cong hình
chữ “U”, đặt tiếp ống còn lại lên trên, mép vát được ghép lại với nhau thành rãnh hàn, với độ lệch
mép của hai ống tối đa là 1.6mm, hàn các mối hàn đính có chiều dài từ 10 - 15mm đối xứng nhau
qua tâm ống, hàn các mối hàn đính có chiều dài từ 10 - 15mm đối xứng nhau qua tâm ống, mối
đính là 4 mối trong một lần hàn.

• Các mối đính phải đối diện nhau.

23
• Hàn lớp hàn lót: Mồi hồ quang bên trong rãnh hàn, giữ cho hồ quang cháy đều và khoảng cách
hồ quang bằng hai lần đường kính que hàn, với sự dịch chuyển, dao động đầu que hàn hơi dích
dắc (răng cưa hoặc bán nguyệt) và cung cấp đủ nhiệt tới mép cùn (Các bước di chuyển hơi
xuyên ngang để giữ cho kim loại và xỉ hàn không bị chảy xệ xuống, vì mẫu hàn ở tư thế xiên 45˚)

• Sau khi hàn lót xong tiến hành hàn phủ lớp cuối cùng ra ngoài là khâu cuối cùng của hàn

• Lưu ý: thợ hàn phải có bằng cấp chuyên môn, kiểm tra tay nghề, hàn mẫu

24

Phương pháp nối ren, cắt ống, khoan giá đỡ, kết nối.

• Khoan ty treo giá đỡ :Theo bảng quy


chuẩn trên.
• Phạm vi: Ống thép đen/tráng kẽm cho
hệ thống chữa cháy
• Cắt ống:
• Công tác cắt ống được thực hiện tại
kho hoặc tại vị trí đã được dự trù cho
từng tầng nhằm thuận lợi nhất cho
công tác thi công. • Kết nối
• Cắt ống phải đảm bảo cắt vuông góc. • Vệ sinh sạch dầu nhớt, phôi sắt, bụi khỏi bề mặt
ngoài ống và bề mặt trong của phụ kiện.
• Tạo ren ống • Sơn chống gỉ lên đầu ren đực; sau đó dùng dây
• Dùng máy ren chuyên dùng để ren đay(bố sơ dừa) và cao su non quấn một lớp mỏng
và lên đầu ren đực .
ống theo đúng tiêu chuẩn kết nối phụ • Dùng tay vặn đều ống vào phụ kiện, sau đó dùng
kiện. cờ lê siết đủ độ chặt.
• Sau khi siết chặt, vệ sinh chỗ nối.

25

Hình 1: Chi tiết ren ống

26
Phương pháp dựng ống đường trục.

• Khoan ty làm suppor đường trục

• Lần lượt dựng ống thẳng đứng trên đường trục

• Xác định chính xác vị trí đường ống nhánh từng tầng

• Gia cố vị trí chính xác xiết chặt cùm để giữ vị trí ống cố định .

27

Phương pháp nối bích

• Khớp các mặt bích chú ý điều chỉnh gioăng đúng vị trí.
• Siết chặt bulông, đai ốc trên mặt bích.
• Đánh dấu vị trí giao nhau hai mặt bích sau khi siết căng, sau đó kiểm tra kỹ mối nối.

1 1

5 8

3 4 3 4

7 6

2 2

4 lỗ 8 lỗ

28

Kết nối ống với van:

- Chuẩn bị dàn giáo (nếu lắp trên cao); dây an tòan


- Chuẩn bị van & vật tư phụ (ron cao su,băng keo lớn…)

29
• Vệ sinh các mặt tiếp xúc với ron cao su & các đầu ren
• Tiến hành lắp van.
- Chú ý: Các van lắp đặt trên tầng cần quay tay valve hướng lên hoặc nằm ngang

30

Kết nối ống với hệ thống vòi chữa cháy (fire hose reel).

Hình 1: Chi tiết van chữa cháy cầu thang Hình 2: Chi tiết hộp chữa cháy vách tường
thoát hiểm mặt trước

31

Kết nối ống với trụ chữa cháy (pillar hydrant).

• Chuẩn bị trụ đến vị trí lắp đặt & vật tư phụ .

• Vệ sinh sạch trụ & mặt bích để chờ đấu nối

• Kiểm tra lại mặt bích chờ có phặng & đúng lổ không để khi lắp pillar cho thẳng đứng.(dùng thước

cân bằng mực nước hay còn gọi là thước mực độ ).

• Sau khi kiểm tra xong tiến hành lắp trụ như kiểu lắp mặt bích.

32
Kết nối ống với hộp cứu hỏa (cabinet).

▪ Hộp cứu hỏa gắn nhà:


• Vệ sinh hộp cứu hỏa vận chuyển bởi nơi cần lắp đặt.

• Lấy dấu từ sàn hòan thiện đến tâm hộp cứu hỏa (TCVN 1.25mm) gắn tắc kê treo hộp
• Vệ sinh đầu răng của ống chờ.
• Treo tủ xiết bu long.

• Dùng thước mực độ (level) để cân chỉnh tủ cho thẳng.

• Dùng mỏ lếch để gắn valve vào đầu ống chờ sẵn.

33

Lắp đặt tủ cứu hỏa ngòai nhà:

• Vận chuyển tủ đến vị trí cần lắp theo bản vẽ đã duyệt.


• Vệ sinh tủ, đầu răng chờ, chuẩn bị vật tư phụ.
• Lấy dấu bắt tắc kê vào bệ đặt tủ.
• Lắp van giống tủ trong nhà

- Hình 1: Chi tiết họng cấp nước và hộp CC


ngoài nhà
34

Kết nối ống với công tắc dòng chảy (flow switch).

• Chuẩn bị vật tư & dụng cụ đồ nghề cần thiết (gió đá,dây mỏ hàn ,máy mài…)
• Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy.
• Định vị trí cần gắn công tắc dòng chảy (FLOW SWITCH).
• Dùng gió đá hoặc khoan sắt để tạo lỗ lắp lá van (không nên dùng máy hàn điên để khóet lổ).

• Lỗ được khóet rộng hơn lá valve vừa phải


không nên khóet quá lớn dễ bị rò rĩ nước (do
khó làm kín)
• Phải gọt bằng bên trong lỗ.
• Dùng máy mài, mài nhẵn phần thân ống để
tiếp xúc tốt hơn.
• Gắn công tắc (FLOW SWITCH) như hình vẽ
• Chú ý: Không được khóet lỗ trên thân của
fitting, Van không được chạm vào thành ống.

35
Đánh dấu đường ống

Tất cả đường ống hệ thống chữa cháy được sơn một lớp chống gỉ, sau đó sơn một lớp mầu đỏ.

Bảng 13: Ký hiệu và mầu sơn

Đường ống Mầu sơn

Hệ chữa cháy Sprinkler Đỏ

Đỏ
Hệ chữa cháy trong nhà

Đỏ
Hệ chữa cháy ngoài nhà

36

Thử nghiệm đường ống

• Dùng đồng hồ áp lực đã qua kiểm định lắp đặt để xác định áp lực thử nghiệm.

• Lắp van xả khí ở vị trí cao nhất trên đường ống thử áp lực.

• Quy trình thử nghiệm: Điền đầy nước vào hệ thống đường ống

• Sau đó dùng bơm nâng áp lực đường ống lên mức áp lực thử nghiệm theo số chỉ của đồng hồ áp
lực.

• Sau khi gia tăng áp lực cho hệ thống ống khoảng 15 phút, bắt đầu mở van xả khí trong đường
ống, sau đó tiếp tục dùng bơm áp lực nâng áp lực cho đường ống lên đến mức thử nghiệm.Áp
lực thử là 14kG/cm2.

• Trong suốt thời gian thử nghiệm 4 giờ hệ thống đường ống không được sụt áp suất trong đương
ống.

• Tại thời điểm bắt đầu lưu lại thông số áp lực nước và nhiệt độ môi trường xung quanh. Sau 4 giờ
thử nghiệm ghi lại áp lực nước và nhiệt độ môi trường xung quanh. Nếu tụt áp <5% thì hoàn tất
quá trình thử áp.

• Nếu hệ thống bị rò rỉ, chúng ta xả áp lực trên đường ống về 0 kg/cm2 và xả hết nước trong ống ra
kiểm tra và sửa lại sau đó thực hiện lại quá trình thử áp theo đúng quy trình từ đầu.

• Chụp hình ghi lại các thông số lúc bắt đầu và kết thúc quá trình, ngày giờ thử 37

Hình 27: Chi tiết thử áp lực đường ống

Van xả khí
Ống nhánh
Ống nhánh

Đồng hồ áp lực lắp đặt tại Ống chính


điểm xa nhất trên đường ống Van xả nước sau thử nghiệm
thử nghiệm
Van cổng

38
Công tác lắp đặt đầu prinkler

• Sau khi đã hoàn thiện công việc thử áp lực các đường ống và bắt đầu phối hợp công tác hoàn
thiện.

• Dựa theo bv phối hợp bố trí các th/ bị, từ các ống nhánh chữa cháy đã chờ sẵn, các CN tiến hành
đo đạt khoảng cách từ ống chờ đến các vị trí đầu sprinkler đã định vị trên bv, tiến hành đo đạt
cho từng vị trí cụ thể để cắt và ren ống lắp đặt chính xác khoảng cách(hoặc đo chính xác nối ống
mểm ), cao độ cho từng vị trí đầu sprinkler.

• Sau khi lắp đặt các đầu sprinkler xong cho một cụm valve (được khống chế ở valve mỗi tầng) ta
tiến hành vào nước để thử áp lại 1 lần nữa, để đảm bảo chắc chắn rằng các vị trí vừa kết nối phải
hoàn toàn kín (Áp lực thử lần này bằng áp lực làm việc của hệ thống) và sẽ giữ nguyên áp lực
sau 4 giờ.

• Chụp hình ghi lại các thông số lúc bắt đầu và kết thúc quá trình, ngày giờ thử

• Sau khi đã chắc chắn các vị trí vừa kết nối đã được kín, xả bỏ nước trong hệ thống, chỉ giữ lại từ
1=>2kG/cm2 trong hệ thống để kiểm soát cho đến khi hoàn thiện tất cả các hạng mục và mở valve
kết nối với hệ thống chính

39

BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT HỆ BÁO CHÁY.

Phê duyệt bản vẽ / Biện pháp thi công

Phê duyệt
Vật tư & thiết bị

Xác định vị trí tuyến cáp


(Mặt bằng + Cao độ)

Lấy dấu vị trí

Lấy dấu vị trí


Các thanh treo, kẹp ống

Lắp đặt ống luồn

Kiểm tra chi tiết Sơ


Nghiệm thu lắp đặt và khối lượng
Kiểm tra thông mạch
đồ
Không phê duyệt thi
Tư vấn giám sát
nghiệm thu công
Phê duyệt
40
Chuyển giai đoạn thi công

Phương pháp thi công

• Cùng với tiến độ thi công bê tông sàn, đà. Nhà thầu chủ động đặt chờ các vị trí ống lồng xuyên
dầm, xuyên đà, vị trí các ống luồn cho các đầu báo khói/nhiệt theo quy cách trên bản vẽ thi công
PCCC.

• Trước khi lắp đặt ống cần phải phối hợp với các nhà thầu thi công khác đo đạc tại chỗ hoặc theo
quy định từ bản vẽ chi tiết. Việc phối hợp này cần bao gồm việc lắp đèn chiếu sang, điều hòa
không khí, chữa cháy, cấu trúc các đường ống kỹ thuật, ống nước và các hệ thống kỹ thuật khác.

• Tất cả việc bố trí đường ống sẽ được thể hiện một cách chi tiết trong bản vẽ thiết kế thi công và
được thông qua trước khi bắt đầu tiến hành quá trình lắp đặt.

• Khi công tác đặt ống chờ hoàn chỉnh (được xác nhận trong nhất ký thi công) Nhà thầu mới tiến
hành các công việc tiếp theo. (Nếu có)

• Các ống luồn đặt âm trên trần, sàn cũng được nhà thầu đánh dấu vị trí bằng sơn đỏ vào cốp pha
để tránh việc sau này khoan bắt vít nở sẽ khoan vào ống luồn.

• Xác định chính xác vị trí của các nút nhấn chuông báo Nhà thầu sẽ đặt luôn các đế âm tường. Khi
đặt đế âm Nhà thầu sẽ dùng Nivo ( thước thủy) để đảm bảo tất các thiết bị này được đều nhau và
căn bằng.

41
Phương pháp thi công

• Dây cáp tín hiệu báo cháy được đi riêng trên máng cáp hoặc luồn riêng cho một ống, đường kính
ống luồn được nhà thầu chọn kích thước sao cho dây cáp được đảm bảo không làm tổn hại tới
lớp vỏ bảo vệ.

• Phương pháp đi dây trong đường ống căn cứ theo trị số bình quân ống nhựa và dây điện để
quyết định sử dụng loại ống nhựa có đường kính to và nhỏ khác nhau. Ống luồn có đường kính
không được nhỏ hơn 15mm, đối với các ống đi âm sàn, trần, tường đường ống kính ống không
được lớn 32mm.

• Sau khi đã có được vị trí chính xác của các đầu báo, chuông báo, nút nhấn Nhà thầu tiến hành lắp
đặt ống luồn từ tuyến ống luồn chính hoặc từ máng cáp đi ra các thiết bị. Phần ống trong trần
được cố định trên sàn betong hoặc được cố định chắc chắn vào các thanh thép kết cấu, các
thanh thép này được gắn như các giá treo máng cáp nhưng chúng được gắn sát trần.

• Sau khi đi ống luồn đến gần thiết bị thì chuyển thành ống mềm (ống ruột gà) để đễ thi công lắp
đặt cũng như công việc bảo dưỡng bảo trì sau này.

42

Phương pháp thi công

• Căn cứ vào sơ đồ nguyên lý đi dây và sơ đồ nguyên lý báo cháy nhà thầu thực hiện
kéo dây điện ngầm trong ống bảo vệ theo trình tự sau:

• Dây cáp tín hiệu nguyên cuộn được chuẩn bị đầu dây và tổng số đầu dây, luồn dây mồi cáp theo
từng phân đoạn ống để rút cáp, trong trường hợp ống luồn dây chặt khó rút có thể sử dụng dầu
silicon làm tác nhân bôi trơn và tang độ cách điện.

• Nhà thầu tuyệt đối cấm công nhận của mình sử dụng các loại dầu, hóa chất khác làm tang tốc độ
lão hóa của vật liệu cách điện nhật là các sản phẩm có dẫn xuất từ dầu mõ, dầu khoáng hoặc có
chứa các thành phần axit béo.

• Toàn bộ dây cáp tín hiệu và cáp điện sao khi kéo rải xong lộ nào thì tổ trưởng tổ kéo dây phải trực
tiếp đánh số lộ đó nhằm phục vụ cho công tác kiểm tra, nghiệm thu và đấu nối sau này không bị
nhầm lẫn.

• Mã số lộ dây cáp được đánh số như ghi trong bản vẽ hoặc được quy định bởi kỹ sư một cách có
hệ thống và logic đồng thời phải được tư vấn giám sát chấp nhận, thông thường thì lộ dây cáp tín
hiệu báo cháy được đánh số theo từng zone một. Các màu dây cáp tín hiệu cũng phải được quy
định rõ ràng theo từng cực âm dương, thông thường thì màu xanh quy định cực âm màu đỏ cực
dương.

43

Phương pháp thi công

• Tất cả các trường hợp ngoại lệ khác khi công nhân thi công gập vướng mắc gì thì đều phải báo
cáo ngay lại cho đội trưởng tìm cách khắc phục, không được tự ý thi công gây hậu quả nghiêm
trọng sau này.

• Thực hiện công việc vệ sinh các đầu báo trước khi lắp đặt. Khoét lỗ trần theo đúng kích thước
trong của đầu báo hoặc theo catalogues của nhà sản xuất đối với thiết bị âm trần, trách việc
khoét lỗ quá rộng làm cho đầu báo không được gắn chặt lên trần. Đấu nối dây cáp tín hiệu theo
đúng sơ đồ đấu dây của nhà sản xuất, không được tự ý hay sửa chữa phương pháp đấu dây cho
đầu báo.

• Đậy nắp hoặc bọc nhựa các thiết bị đầu báo khi chưa đưa vào sử dụng.

• Đấu nối và kéo cáp về trung tâm báo cháy. Trước khi cấp nguồn vào tủ trung tâm báo cháy cần
kiểm tra nguồn điện có đủ điện áp hay không, tránh sử dụng khi nguồn điện quá áp hoặc áp thấp
gây hư hỏng thiết bị, đặc biệt là nguồn ắc quy nuôi nguồn tủ trung tâm.

• Tiến hành kiểm tra và test thử hệ thống trước khi đưa và sử dụng. Khi test các đầu báo cháy ta
dùng thiết bị test chuyên nghiệp để tạo khói và gây ra báo động giả.

44
Hình 1. Chi tiết lắp đặt đầu báo khói/nhiệt âm trần

45

Hình 2. Chi tiết lắp đặt đầu báo khói/nhiệt gắn trên sàn

46

Hình 3. Chi tiết lắp đặt đầu nút nhấn và còi báo động điển hình

47
Hình 4. Chi tiết lắp đặt tủ chữa cháy điển hình

48

Nội dung

1. GIỚI THIỆU

2. BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT

3. AN TOÀN LAO ĐỘNG

4. THẨM TRA & KIỂM TRA

49

AN TOÀN LAO ĐỘNG

3.1. Tổng quan


Các quy định về an toàn phải được áp dụng cho toàn bộ kỹ sư, giám sát và công nhân thi công trên công
trường như dưới đây:
• Đảm bảo tất cả các trang thiết bị an toàn lao động phải được cung cấp cho cán bộ công nhân viên
trước khi bắt đầu thi công bất cứ công tác nào; bao gồm: mũ bảo hộ, ủng, găng tay, kính….
• Đảm bảo các trang thiết bị an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên phải được mặc và đeo đúng
cách.
• Các dụng cụ, máy móc thi công phải được các kỹ sư kiểm tra trước khi sử dụng có tem kiểm tra của
Đoàn Nhất.
• Rào chắn, lưới bảo vệ, bảng cảnh báo an toàn phải được trang bị đầy đủ trên công trường.
• Tại các vị trí có nguy cơ cháy nổ cao phải được trang bị đầy đủ bình chữa cháy xách tay.
• Phải có đầy đủ thang và lối thoát hiểm đề phòng các tình huống khẩn cấp.
• Phải đảm bảo đủ ánh sáng khi thi công lắp đặt vào ban đêm, hoặc vị trí thiếu ánh sáng.
• Vị trí làm việc phải được dọn dẹp sạch sẽ, loại bỏ rác, và các vật nguy hiểm.
• Tất cả cán bộ công nhân viên đều được huấn luyện an toàn lao động.
• Có đầy đủ bảo hộ an toàn lao động và nhật ký an toàn lao động.
• Ngoài ra còn phải tuân theo các hướng dẩn an toàn của bộ phận ATLĐ.

50
3.1. Tổng quan

3.2. Công tác với máy hàn


• Khi thao tác với máy hàn, cán bộ công nhân viên phải được trang bị chu đáo và đầy đủ thiết bị an
toàn: kính, găng, mũ…
• Phải trang bị bình chữa cháy xách tay gần nơi thi công hàn.
• Máy hàn phải được kiểm tra đảm bảo an toàn mới được sử dụng thi công.
3.3. Công tác thi công trên cao
• Với các vị trí thi công trên cao hơn 2m, cán bộ công nhân viên đều phải được trang bị dây an toàn.
• Dàn giáo thi công phải có đủ sàn thao tác, thanh giằng, lắp đặt đúng cách và chân kê chắc chắn đảm
bảo không bị lún.
• Có thang chữ A cho các vị trí phù hợp.
3.4. An toàn cháy nổ
• Niêm yết đầy đủ nội quy, tiêu lệnh, cấm lửa, cấm hút thuốc tại những nơi có nguy cơ cháy nổ cao.
• Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuật để khống chế và kiểm soát chặt chẽ các nguồn nhiệt,
lửa…
• Trang bị đầy đủ bình chữa cháy.
• Hàng hoá trong kho phải được sắp xếp khoa học, an toàn.
• Lắp đặt đầy đủ các thiết bị bảo vệ cho hệ thống điện.

51

3.5. Biện pháp an toàn hệ thống điện

• Phải trang bị đầy đủ các thiết bị bảo vệ: quá tải, ngắn mạch, rò rỉ điện.
• Cấm sử dụng điện bằng cách đấu dây pha của nguồn này với dây trung tính của nguồn khác
vào thiết bị.
• Cấm mắc đèn chiếu sáng bằng cách đấu một đầu dây vào dây pha, đầu còn lại cắm xuống đất.
• Không sử dụng kết cấu nhà xưởng làm dây trung tính.
• Máy hàn phải dùng dây nguồn riêng, không được tận dụng các kết cấu kim loại, nhà xưởng, vật
tư để làm vào công tác hàn.

52

Nội dung

1. GIỚI THIỆU

2. BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT

3. AN TOÀN LAO ĐỘNG

4. THẨM TRA & KIỂM TRA

53
4. THẨM TRA & KIỂM TRA

• Kiểm tra chất lượng, số lượng, kích cỡ, chủng loại vật tư khi cấp đến công trình, có sự giám
sát của Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát.
• Tiến hành kiểm tra và nghiệm thu kỹ thuật và khối lượng lắp đặt sau khi thi công từng phần,
toàn phần.
• Tiến hành kiểm tra, nghiệm thu thử áp lực đường ống.
• Tất cả các công đoạn trên đều phải có sự giám sát chặt chẽ của Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát.
• Hồ sơ nghiệm thu theo quy định tại nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 15/04/2013.
• Biên bản nghiệm thu và hồ sơ hoàn công.

54

Trân trọng cảm ơn!

You might also like