Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Họ và tên: Bùi Trang Nhung Mã sinh viên: 2072202010199

Khóa/Lớp: (tín chỉ) 5851.3_LT2 (Niên chế): CQ58/51.06


STT: 21 ID phòng thi: 5820581307 HT thi: 103-ĐT
Ngày thi: 16/12/2022 Ca thi: 9h30’

BÀI THI MÔN: Biên dịch


Hình thức thi: Bài tập lớn
Thời gian thi: 1 ngày Mã đề thi: 09

BÀI LÀM
Task 1: Translate the following text into English
Climate change, which is escalating globally, has become an increasingly “closer”
ally of poverty when it can push hundreds of people around the world into starvation. The
World Food Program (WFP) has just released its latest report to warn that climate change
is increasingly negatively impacting agricultural output worldwide, thereby leading to
food shortages to feed humans. This organization also predicted the risk of a global
famine if timely measures are not taken to slow the rate of global warming. And to prove
the above warnings, WFP cited the number of natural disasters in the world which has
doubled compared to the 90s of the last century, and the increase in extreme weather
which has forced many people to flee their homes for refuge – one of the main reasons
for hunger. Mr.Gernot Laganda, WFP’s Head of disaster risk reduction, emphasized that
hunger will increase proportionally with Earth’s temperature.
While 2018 witnessed the heaviest impacts of climate change ever with the arrival
of ferocious heat waves in Europe and North America and superstorms in the Pacific and
Atlantic Oceans, the number of people worldwide being severely undernourished is 82
million, which is an increase of about 11 million people compared to 2017, and this is the
first time in decades that the number of people in severe undernourishment has increased.
Therefore, WFP thinks that efforts to reduce world hunger are becoming vainer due to
natural disasters related to climate change and chronic conflicts.

Task 2: Translate the following text into Vietnamese


Việt Nam là một câu chuyện thành công nổi bật về tăng trưởng nhanh, giảm nghèo
và chia sẻ thịnh vượng. Kể từ khi bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới vào cuối những
năm 1980, Việt Nam đã luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, góp phần
đưa đất nước từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành một nước có thu
nhập trung bình chỉ trong vòng 30 năm. Cụ thể, với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình
hàng năm đạt mức 5,5% thì GDP thực tế bình quân đầu người tại Việt Nam đã tăng gấp 3
lần kể từ năm 1980 đến năm 2014 và có hơn 40 triệu người đã thoát nghèo căn cứ theo
chuẩn nghèo quốc gia. Đặc biệt, tình trạng nghèo tuyệt đối gần như đã được xóa bỏ.
Không giống như các nền kinh tế đang phát triển nhanh khác, bất bình đẳng thu nhập tại
nước ta biến động không nhiều, với hệ số Gini thu nhập ( 0,39 vào năm 2012) luôn duy
trì ở mức thấp hơn nhiều so với Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan. Bên cạnh đó, nước
ta cũng đã đạt được những tiến bộ mạnh mẽ trong việc tăng thịnh vượng chung, cụ thể là
mức tiêu thụ trung bình của 40% dân số có thu nhập thấp nhất ở nước ta đã tăng 6,8%
hàng năm trong giai đoạn 1993-2014. Các chỉ số xã hội cũng đã được cải thiện một cách
đáng kể nhờ vào việc tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ cơ bản cho người dân
bao gồm việc tiếp cận với giáo dục cơ bản, chăm sóc sức khỏe và cơ sở hạ tầng thiết yếu
như đường xá, điện, nước máy và hệ thống vệ sinh.
Mặc dù Việt Nam có nhiều tiềm năng để đáp ứng được những kì vọng trên nhưng
việc đạt được chúng không phải là một điều dễ dàng. Lí do là bởi hiện nay Việt Nam
đang phải đối mặt với một loạt các thách thức mới để có thể tiến xa hơn trong công cuộc
giảm nghèo, chia sẻ thịnh vượng và bền vững. Chương trình giảm nghèo hiện nay đang
bao trùm ở nhiều khía cạnh khác nhau bao gồm: việc thu hẹp khoảng cách về đói nghèo
và điều kiện sống ở các nhóm yếu thế, các nhóm dân cư ở vùng sâu vùng xa và đặc biệt là
các dân tộc thiểu số, vốn chỉ chiếm 14% dân số nhưng lại chiếm tới 60% người nghèo.
Tốc độ giảm nghèo chậm tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm gần
đây cho thấy những tiến bộ trong tăng trưởng chung sẽ không đủ để giúp xóa đói giảm
nghèo cho những người dân nơi đây.

You might also like