Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Thời kỳ Khai Sáng (phong trào Khai Sáng hay còn gọi là phong trào Duy Lí)

Ngày Phong trào Khai sáng nổi lên, một số người định là năm 1637, nhà triết học René Descartes ra triết lí Cogito,
ergo sum ("tôi tư duy, nên tôi tồn tại"), người khác định là năm 1687, nhà toán học Isaac Newton xuất bản quyển
Principia, kết thúc Cách mạng Khoa học. Giới sử học Pháp xưa nay lấy khoảng thời gian giữa lúc Vua Louis XIV
chết năm 1715 và lúc Cách mạng Pháp bùng nổ năm 1789 làm thời đại Khai sáng. Hầu hết xem phong trào rút
xuống vào đầu thế kỷ 19.

Phong trào Khai sáng làm suy yếu các chế độ vua chúa chuyên quyền và Giáo hội Công giáo, mở đường
cách mạng chính trị vào thế kỷ 18 và 19. Nhiều phong trào vào thế kỷ 19 như tự do và cổ điển mới lấy
Phong trào Khai sáng làm nền móng. Phong trào đã góp phần tạo ra nền tảng tư tưởng cho Cách mạng
Mỹ và Cách mạng Pháp, Phong trào độc lập Mỹ La Tinh, và Hiến pháp Ba Lan ngày 3 tháng 5; góp phần dẫn tới sự
trỗi dậy của chủ nghĩa tự do cổ điển, dân chủ, và chủ nghĩa tư bản.
Phong trào Khai sáng chỉ xảy ra tại Đức, Pháp, Anh, và Tây Ban Nha, nhưng tầm ảnh hưởng của nó lan xa hơn.
Nhiều người trong số những người khai sinh ra Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đã chịu ảnh hưởng lớn bởi các tư tưởng
của thời kỳ Khai sáng, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo (Thuyết thần giáo tự nhiên) và trong lĩnh vực chính trị
với Hiến pháp Hoa Kỳ, Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ (Bill of rights), cùng với Tuyên ngôn về nhân quyền và dân
quyền của Pháp.

Từ năm 1789, phong trào Cách mạng Pháp bùng nổ, các tác phẩm của Voltaire và Rousseau ảnh hưởng rất lớn
đến nhân dân Pháp. Voltaire ủng hộ các văn sĩ phê phán Giáo hội và Quốc vương Pháp đương thời. Ông viết bài
thơ ca ngợi chủ nghĩa anh hùng, những cuốn sử xuất sắc... Ông cũng coi trọng quyền công dân thế giới, đề cao một
chính quyền trung ương dựa trên nền tảng của sự tự do. Rousseau đã kêu gọi đưa loài người trở về với tự nhiên, bị
Voltaire bỉ bác.

Ở Pháp, giới triết học Khai sáng chủ trương tự do cá nhân và lòng khoan dung ngoại giáo, chống lại quyền lực vô hạn
của vua chúa châu Âu và giáo điều của Giáo hội Công giáo. Nhà văn thiên tài Pháp  Voltaire nổi tiếng là một người chỉ
trích việc áp đặt tôn giáo truyền thống, đồng thời là nhà triết học và nhà sử học văn hóa,  được vị vua kiệt xuất của
nước Phổ lúc ấy là Friedrich II Đại Đế rất ưa chuộng. Giữa thế kỷ 18, Paris trở thành trung tâm hoạt động triết học khoa
học thách thức các giáo lí và giáo điều truyền thống. Voltaire và Jean-Jacques Rousseau dẫn dắt phong trào, chủ trương
lấy lý trí thay vì đức tin, giáo lí Công giáo làm nền móng xã hội, như ở Hy Lạp cổ đại, xây dựng trật tự mới dựa trên luật
tự nhiên, và tìm hiểu sự vật bằng thí nghiệm, quan sát. Nhà triết học chính trị Montesquieu chủ trương chia chính quyền
cho các cơ quan khác nhau, ảnh hưởng lớn Hiến pháp Hoa Kì. Mặc dù không có ý phát động cách mạng và phần lớn
thuộc về giai cấp quý tộc, giới triết học Khai sáng của Pháp một phần làm suy yếu Chế độ cũ và định hình Cách mạng
Pháp.

You might also like