Hồ Chí Minh Và Tập "Thơ Trong Tù"

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

- Giữa tháng 8/1942, dưới danh nghĩa là đại biểu của “Việt Nam độc lập đồng minh

hội” (Việt Minh) và


“Quốc tế phản xâm lược Việt Nam phân hội”, Nguyễn Ái Quốc từ Pác Bó sang Trùng Khánh, Trung Quốc để
kêu gọi sự ủng hộ của các nước Đồng minh chống phát xít đối với Mặt trận Việt Minh trong công cuộc đánh
đuổi thực dân Pháp và phát xít Nhật. Khi đi, Nguyễn Ái Quốc mang theo tấm danh thiếp, ở giữa in tên Hồ Chí
Minh, một bên in “Tân Văn ký giả”, một bên in “Việt Nam – Hoa kiều”. Tên gọi Hồ Chí Minh chính thức
được dùng từ đây.
- Ngày 27/8, trên đường từ Ba Mông, huyện Tĩnh Tây tới huyện lỵ Bình Mã (nay là Điền Đông) để bắt xe đi
Trùng Khánh. 29/8, sau nửa tháng đi bộ, Hồ Chí Minh bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt
ở thị trấn Túc Vinh, huyện Thiên Bảo (nay là Đức Bảo) vì bị tình nghi là gián điệp. Từ đây, Hồ Chí Minh đã
trải qua hành trình gian khổ “Quảng Tây giải khắp mười ba huyện/ Mười tám nhà lao đã ở qua”. Chính
trong bối cảnh này, tập thơ “Nhật ký trong tù” đã ra đời. Từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9
năm 1943, người được trả tự do
- Người dẫn đường cho Hồ Chí Minh trong chuyến đi này là Dương Đào, nhân vật trong bài thơ số 116
“Dương Đào ốm nặng”, một thanh niên trẻ người dân tộc Choang ở Tĩnh Tây, Quảng Tây cũng bị bắt và giải
đi nhiều nơi. Sau khi Hồ Chí Minh được trả tự do ít lâu, Dương Đào cũng được ra tù nhưng chưa kịp về quê
nhà thì chết ở Liễu Châu do bị lao lực vì tù đày. Dịp Quốc khánh Việt Nam năm 1963, Hồ Chí Minh đã mời
những người có công giúp đỡ cách mạng Việt Nam ở hai huyện Tĩnh Tây và Nà Phạ sang thăm Việt Nam,
trong đó có em ruột Dương Đào là Dương Thắng Cường. Khi đoàn về nước, Hồ Chí Minh đã gửi lụa biếu bà
Dương Đào.

- Từ đó Người bị cầm tù trong gần 30 nhà lao thuộc 13 huyện tỉnh Quảng Tây. Đến tháng 9.1943, Người được
thả tự do.
- Trong hoàn cảnh tù đày suốt “Mười bốn trăng tê tái gông cùm” (Tố Hữu). Người đã sáng tác tập thơ
Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù). Tập thơ gồm 133 bài thơ bằng chữ Hán ghi lại chặng đường đấu tranh
gian khổ nhưng rất đỗi lạc quan của người tù Hồ Chí Minh.
- Trần Dân Tiên đã kể về những ngày bị giam cầm của Bác: “Tay bị tróc cổ mang xiềng xích, có sáu người
lính mang súng giải đi. Cụ hồ đi mãi đi mãi nhưng vẫn không biết là đi đến đâu… Mỗi buổi sáng khi gà gáy
đầu làng người ta lại giải cụ Hồ đi. Mỗi buổi chiều khi chim về tổ người ta lại dừng lại ở một địa phương nào
đó, giam cụ vào xà lim, trên một đống gio bẩn, không cởi trói cho cụ ngủ. Đau khổ như vậy, nhưng cụ vẫn vui
vẻ. Cụ sung sướng được thấy phong cảnh thay đổi ngay. Thỉnh thoảng cụ Hồ làm thơ..”. 10-9-1943, chính
quyền Tưởng Giới Thạch buộc phải trả tự do cho Bác. Kết thúc 13 tháng bị giam cầm của Người.

 Giá trị lịch sử:


- “Toàn bộ tập thơ đó là 1 tuyên ngôn về tự do viết với tấm lòng yêu thưong,tinh thần kiên quyết , với khí
phách anh hùng của 1 người cộng sản vĩ đại”
Hoàng Trung Thông khi nói về tác phẩm Nhật Kí trong tù đã nhận xét như vậy. khả năng nói đây được coi là
một trong số những bảo vật của quốc gia. Tác phẩm được hoàn thành trong tù ngục, nơi đã tôi luyện một  Hồ
Chí Minh can trường và mạnh mẽ. Chính vì hoàn cảnh ra đời vô cùng đặc biệt nên những bài thơ trong tác
phẩm đều là thước phim quay chậm về cuộc sống của Bác, là tư liệu lịch sử quý giá.
- Tiếng thơ được ngân rung từ trái tim một con người vĩ đại trong một hoàn cảnh rất  đen tối. Hoàn cảnh đó là
hoàn cảnh tù đày, giam hãm, xiềmg xích, tra xét. Con người mất tự do, còn là sự lo âu về sống chết, mất còn.
Tất cả những bài thơ của Bác đều thể hiện ý chí lạc quan kiên cường. Xuân Diệu có viết: “Thơ Nhật ký trong
tù theo ý tôi, rất dễ và rất khó. Dễ là dễ hiểu, giản dị, gần gũi với mọi người, các bài có cơ sở đầu tiên ở
thực tế dễ thông cảm. Nhưng nếu chưa nâng tâm trí mình lên đúng mức thì chưa thấy hết các tinh tuý ở
bên trong thơ, cho nên nói là rất khó… Người xưa nói: “Đối diện đàm tâm” nghĩa là mặt nhìn mặt miệng
không nói mà hai tâm hồn trò chuyện, như vậy là tinh vi lắm, là cái thứ im lặng rất cao đàm tâm được với
nhau… Cái hay vô song của tập thơ là chất người cộng sản Hồ Chí Minh, được đào tạo trong lò hun đúc
của Lênin mà vẫn mang cái tinh anh của Nguyễn Trãi, Văn Thiên Tường…”
- Phần cuối văn bản là bút ký đọc sách và bút ký đọc báo ghi chép tóm tắt những thông tin quan trọng về
chính trị, quân sự, văn hóa quốc tế và Việt Nam đương thời.
 Nội dung: Tập thơ đã phản ánh khá chân thực bộ mặt xấu xa, đen tối của chế độ nhà tù cũng như của
xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch. Mặt khác, qua tập thơ, người đọc cũng thấy được vất vả, gian lao của
Bác trong chốn ngục tù. Từ cảnh ăn đói, mặc rét, bệnh tật cho đến những cuộc chuyển lao đầy gian khổ. Tuy
nhiên, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Bác Hồ cũng vượt lên với một ý chí nghị lực kiên cường để chiến thắng hoàn
cảnh.
- Đây là một tập nhật kí bằng thơ mà trong đó Bác đã ghi chép khá tỉ mỉ, chân thực những gì Bác đã chững
khiến, đã trải qua trong thời gian 13 tháng ở tù. Cũng chính vì vậy mà tập thơ có một giá trị hiện thực rất cao.
Tập thơ thể hiện tâm hồn phong phú cao đẹp của người tử tù vĩ đại. Về phương diện này, có thể xem Nhật kí
trong tù như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Chân dung Bác Hồ trong tập thơ là hình ảnh nhà ái quốc vĩ đại lúc nào cũng nóng lòng sốt ruột hướng về tổ
quốc, khao khát tự do và là chiến sĩ cộng sản kiên cường bất khuất. Dù bị đầy đọa trong lao tù Người vẫn ung
dung tự tại, tràn trề tinh thần lạc quan, hướng đến tương lai.
- Chân dung Bác Hồ còn là hình ảnh một bậc đại nhân có tình thương yêu bao la, thấu hiểu cảnh ngộ của mọi
kiếp người, nhạy cảm với niềm vui, nỗi đau của con người. Quách Mạt Nhược từng nhận xét sau khi đọc xong
tập thơ này: “Hồ Chí Minh là một bậc đại Trí, đại Nhân, đại Dũng”.
- Tâm hồn Bác cũng rất nhạy cảm với mọi biến đổi của thiên nhiên cho nên điều dễ hiểu là trong tập thơ Nhật
kí trong tù có khá nhiều bài thơ hay của Bác viết về thiên nhiên. Có thể nói, tập thơ Nhật kí trong tù đã bộc lộ
cốt cách của một người chiến sĩ kiên cường, bất khuất, của một thi nhân có tâm hồn rộng mở, một nghệ sĩ lớn.

Tảo giải Dịch nghĩa: Giải đi sớm


(phiên âm) (Nam Trân dịch)
Nhất thứ kê đề dạ vị lan Gà gáy một lần, đêm chưa tàn,
Chòm sao nâng vầng trăng lên Gà gáy một lần đêm chửa tan
Quần tinh ủng nguyệt thướng đỉnh núi mùa thu; Chòm sao nâng nguyệt vượt
thu san Người đi xa đã cất bước trên lên ngàn;
Chinh nhân dĩ tại chinh đồ đường xa,
Người đi cất bước trên đường
thượng Gió thu táp mặt từng cơn từng
thẳm,
cơn lạnh lẽo.
Nghênh diện thu phong trận Rát mặt, đêm thu, trận gió
trận hàn. Phương đông màu trắng hàn.
Đông phương bạch sắc dĩ chuyển thành hồng, Phương đông màu trắng
thành hồng Bóng đêm còn rơi rớt sớm đã chuyển sang hồng,
hết sạch; Bóng tối đêm tàn, quét sạch
U ám tàn dư tảo nhất không Hơi ấm bao la khắp vũ trụ, không;
Noãn khí bao la toàn vũ trụ Người đi thi hứng bỗng thêm
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,
nồng.
Hành nhân thi hứng hốt gia Người đi, thi hứng bỗng thêm
nồng. nồng.

Bài thơ “chiều tối” đi từ bóng tối chiều hôm, từ sự mệt mỏi; cô đơn, lang thang vô định của chim, của mây đến
ánh sáng hồng tươi ấm áp của ngọn lửa, của tình người.
Ta cũng gặp sự vận động kỳ diệu ấy trong Giải đi sớm.

Không chỉ Chiếu tối và Giải đi sớm, rất nhiều bài thơ trong Nhật ký trong tù tả cảnh thiên nhiên và tất cả thiên
nhiên đều có sự vận động tươi sống từ bóng tối tới ánh sáng. Ra đời trong một hoàn cánh đặc biệt, những vần
thơ ấy thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu tự do bao la của Bác. Và hơn hết, nó thể hiện bản lĩnh,
tinh thần người cách mạng luôn lạc quan tin tưởng vào ngày mai tươi sáng.
 Phiên âm:
Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân
Giang tâm như kính tịnh vô trần;
Bồi hồi độc bộ Tây Phong Lĩnh,
Dạo vọng Nam thiên ức cố nhân.
Dịch thơ:
Núi ấp ôm mây, mây ấp núi
Lòng sông gương sáng bụi không mờ
Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh
Trông lại trời nam nhớ bạn xưa
(Bản dịch của VIỆN VĂN HỌC)

Mây ôm núi, núi ôm mây


Lòng sông sạch, chẳng mảy may bụi hồng
Bùi ngùi dạo bước Tây phong lĩnh
Trông về cố quốc, chạnh lòng nhớ ai"

( Bản dịch dùng bút danh T. Lan, in trong tập Vừa đi đường vừa kể chuyện.) Vừa đi đường
vừa kể chuyện là một tác phẩm văn học theo lối tự truyện được cho là Hồ Chí Minh viết với bút
danh T.Lan. Trong tác phẩm, T. Lan là một cán bộ tháp tùng Chủ tịch, và được nghe Hồ Chí Minh
kể lại nhiều câu chuyện khác nhau về Hồ Chí Minh trên suốt quãng đường đi cùng nhau. Hồ Chí
Minh xuất hiện trong quyển sách như một người "Bác". Tuy nhiên T. Lan thực chất là bút danh của
Hồ Chí Minh và ông Hồ chính là tác giả của tác phẩm này.

a) Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ : Nếu như các bài “Chiều tối”, “Giải đi sớm”, “Cảnh chiều hôm”
được viết khi Hồ Chí Minh ở trong tù thì bài Mới ra tù , tập leo núi (Tân xuất ngục học đăng sơn )
được Chủ tịch Hồ Chí Minh làm sau khi ra tù (khoảng giữa tháng 9 năm 1943), nó không nằm trong
Nhật kí trong tù nhưng thường được đặt ở cuối bản dịch tập thơ này như bài kết thúc.
Mặt khác trong cuốn Vừa đi đường vừa kể chuyện, T.Lan lại cho biết hoàn cảnh cảm hứng của bài thơ
như sau:"Khi được thả ra, mắt Bác nhìn kém, chân bước không được, Bác quyết tâm tập đi, mỗi ngày
10 bước, dù đau mà phải bò, phải lết cũng phải được 10 bước mới thôi. Cuối cùng Bác chẳng những đi
vững mà còn trèo được núi. Lần đầu tiên lên đỉnh núi, Bác cao hứng làm bài thơ Tân xuất ngục học
đăng sơn.

Bài thơ này nguyên không có đầu đề, cũng không có trong tập Ngục trung nhật ký
Bác đã ghi bài thơ vào rìa một tờ báo Trung Quốc, kèm theo dòng chừ sau: "Chúc chư huynh ở nhà
mạnh khỏe và cố gắng công tác. Ở bên này bình yên". Bài thơ không chỉ mang tính chất "đưa tin" một
cách bí mật mà còn mang ý nghĩa của một văn kiện lịch sử của Cách mạng Việt Nam. Theo hồi kí của
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết, hồi ấy các yếu nhân của Tổng bộ Việt Minh tại căn cứ địa Cách
mạng Cao -Bắc - Lạng vô cùng phấn khởi khi nhận được bài thơ này và đã phái người đi đón Bác.
Khán “Thiên gia thi” hữu cảm
Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ,
Sơn thuỷ yên hoa tuyết nguyệt phong;
Hiện đại thi trung ưng hữu thiết,
Thi gia dã yếu hội xung phong.
Dịch nghĩa
Thơ xưa nghiêng về yêu cảnh đẹp thiên nhiên,
Núi, sông, khói, hoa, tuyết, trăng, gió;
Trong thơ thời nay nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
Bác Hồ làm bài thơ Khán “Thiên gia thi” hữu cảm này sau khi Ngã tố tù thi bách kỷ niên (Thơ tù ta
viết hơn trăm bài rồi). 
Thiên gia thi (Thơ nghìn nhà) là tuyển tập những bài thơ cận thể và cổ thể ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu,
dễ nhớ của các nhà thơ nổi tiếng đời Đường, đời Tống, là sách nhập môn
cho những người bắt đầu học làm thơ mà Bác đã đọc. Tập thơ Thiên gia thi đã gợi cho Bác nhiều suy
nghĩ, nhất là Bác đã trải qua hai thực tế: thực tế tù đầy và thực tế làm thơ với biết bao trăn trở, suy tư,
cảm xúc, nghị lực, ý chí, tinh thần và trách nhiệm đối với con người, đối với cuộc sống đã tạo nên những
ý tưởng lớn cho bài Khán “Thiên gia thi” hữu cảm.
Hai câu đầu Bác nhận xét về cái vốn có, đã có của thơ xưa: Hai câu đầu tác giả nêu nhận định về thơ
xưa: Thơ xưa nghiêng về yêu cảnh đẹp thiên nhiên; núi, sông, khói, hoa, tuyết, trăng, gió. Thiên nhiên
bao la, đa dạng; tác giả chỉ nêu tượng trưng vài cảnh đẹp thiên nhiên. 
Hai câu sau Bác mong muốn về cái nên có, phải có của thơ nay. Cái vốn có, đã có và cái nên có, phải
có của thơ bổ sung cho nhau góp phần hoàn chỉnh một quan niệm thơ. tác giả đưa ra quan điểm của
mình về thơ và trách nhiệm của nhà thơ: Thời đại hiện nay, trong thơ nên có thép; Nhà thơ cũng phải
biết xung phong. GS Vũ Khiêu viết: “Thép” trong thơ chính là phẩm chất tư tưởng và thẩm mỹ của thơ.
Thơ phải có “thép” nghĩa là phải có tính chiến đấu, phải góp phần cải tạo xã hội và tự nhiên, phải phục
vụ cách mạng. Phục vụ cách mạng không phải chỉ là yêu cầu của cách mạng đối với thơ. Đó cũng là yêu
cầu của bản thân thơ, nếu thơ muốn thật sự là thơ (Hồ Chí Minh tác giả tác phẩm nghệ thuật ngôn từ,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003, trang 230). Đúng vậy, đó là yêu cầu của thơ hiện đại.

Ý kiến phê bình của nhà văn Hoài Thanh: “Khi Bác nói trong thơ có thép ta cũng cần tìm hiểu thế nào
là thép trong thơ. Có lẽ phải tìm hiểu một cách rất linh hoạt mới đúng. Không phải có nói chuyện thép,
lên giọng thép mới là có tinh thần thép”.

You might also like