Chup Song Do Thi Vong

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc


_________________________________

ĐƠN ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN

Kính gửi : Giám Đốc Công Ty Truyền Tải Điện 4 .

1 . Tôi ký tên dưới đây :

Tỷ lệ %
Trình độ
Nơi công đóng góp
STT Họ Và Tên Ngày sinh chuyên Ký tên
tác vào việc tạo
môn
ra sáng kiến

Kiều Minh PKT


1 11/06/1968 Kỹ sư điện 70 %
Thắng XBTTNĐ

2 Lê Anh Dũng 1960 PX.BTTNĐ Kỹ sư điện 30%

Đề nghị xét công nhận sáng kiến :


Sử dụng máy đo WEIS SA100 để chụp sóng đồ thị vòng bộ đổi nấc máy biến áp .
2 . Mô tả giải pháp :
 Tình trạng kỹ thuật hiện tại :
Trước đây khi chụp sóng bộ đổi nấc máy biến áp ta chỉ sử dụng máy chụp
sóng hiệu : PROGRAMMA – kiểu : TM 1600 để chụp sóng và ta chỉ có thể
biết được các tiếp điểm của bộ đổi nấc có tiếp xúc tốt với nhau hay không
và thời gian trong quá trình đổi nấc . Không biết được hành trình của dòng
điện khi đổi nấc thay đổi thế nào, không phát hiện được điện trở chuyển
mạch có bị hỏng hay không ,…
3. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến :
 Mục đích của giải pháp :
Máy chụp sóng hiệu : PROGRAMMA – kiểu : TM 1600 nếu có bộ phụ
kiện CABA kèm theo sẽ chụp sóng đồ thị vòng bộ đổi nấc máy biến áp được .

-1-
Nhưng thực tế trước đây chúng ta chưa chụp sóng đồ thị vòng bộ đổi nấc
máy biến áp , chỉ chụp sóng bộ đổi nấc để kiểm tra xem các tiếp điểm có tiếp
xúc tốt hay không .
Trong tình thế cần phải đưa máy biến áp AT2 (máy mới) trạm Phú Lâm vào
vận hành thay cho máy biến áp AT2 cũ . Theo yêu cầu của Tổng Công Ty
Truyền Tải Điện Quốc Gia là phải chụp sóng đồ thị vòng bộ đổi nấc máy biến
áp này . Trong thời gian này máy hiệu : PROGRAMMA – kiểu : TM 1600
đang bị hư hỏng không thể đo được . Chúng tôi đã dựa vào tài liệu của máy
chụp sóng hiệu : PROGRAMMA – kiểu : TM 1600 và những tài liệu liên quan
khác để áp dụng cho máy chụp sóng hiệu WEIS – kiểu : SA 100 để chụp đồ
thị vòng bộ đổi nấc máy biến áp AT2 trạm Phú Lâm (máy này không có tài
liệu về chụp sóng máy biến áp).
 Những điểm khác biệt của giải pháp , so với giải pháp đang được áp
dụng :
Khi sử dụng máy đo WEIS , kiểu : SA100 để chụp sóng đồ thị vòng bộ đổi
nấc thì có sự khác biệt sau :
- Đo thời gian giữa tiếp điểm chính và tiếp điểm chuyển tiếp .
- Phát hiện bộ đổi nấc có bị hở mạch hay không trong quá trình
chuyển nấc .
- Có thể nhận biết các tiếp điểm có ăn khớp với nhau hay không .
- Có thể ghi nhận giá trị của điện trở chuyển tiếp , nhưng không
thể ghi nhận giá trị điện trở tiếp xúc .
- Biết được hành trình của dòng điện thay đổi thế nào khi đổi nấc.
Bằng phương pháp thử này có thể tránh phải mở bộ đổi nấc để kiểm tra các
tiếp điểm , điện trở hạn dòng , tiếp điểm đảo chiều .
 Mô tả chi tiết :
Thử nghiệm chụp sóng đồ thị vòng bộ đổi nấc :
1 . Chuẩn bị :
- Máy chụp sóng WEIS - SA100 .
- Một nguồn DC , ACCU khoảng 40 -60V .
- Một biến trở công suất từ 100Ω - 1000Ω với công suất khoảng
100W .
- Một cầu dao .

-2-
- Dây đo có kẹp .
Máy đo WEIS có 9 ngõ vào Analog với những thang đo (0 – 200ms và 0 –
10000ms) . Lựa chọn thang đo nào phù hợp để có độ phân giải cao là tốt
nhất , nhưng nên lựa chọn thang đo có tầm đo cao nhất cho lần đo đầu tiên .
2 . Sơ đồ thử nghiệm :

Lưu ý : Tất cả các đầu dây ra sứ xuyên không thử nghiệm phải nối đất , kể
cả đầu ra sứ xuyên phía hạ thế .
3 . Điều kiện an toàn :
- Máy biến áp đã cô lập hoàn toàn ra khỏi lưới điện .
- Nối đất tất cả cuộn dây máy biến áp trước khi chạm vào máy
biến áp để đấu nối .
4 . Thử nghiệm :
- Đấu nối (xem thêm hình vẽ) :
+ Một dây từ pha cần thử nghiệm (đầu dây ra sứ xuyên) nối đến ngõ
vào Analog máy SA100 (phía sau máy) có thang đo 0 – 10000ms.
+ Dây còn lại đấu từ đầu sứ trung tính của máy biến áp đến đầu còn
lại của ngõ vào Analog được chọn (nối đất) .
+ Dây điều khiển bộ đổi nấc đấu từ mạch điều khiển tăng , giảm nấc
đến SA100 tại ngõ đóng - mở (nguồn tiếp điểm) .
- Thử từng pha .
- Nên đặt cầu dao ở trạng thái mở trong thời gian chuẩn bị máy đo .

-3-
- Biến trở nên đặt từ 500Ω - 800Ω .
- Sau khi đấu nối xong , tiến hành định chuẩn màn hình , cài đặt , chọn
điện áp rồi kiểm tra điện áp có phù hợp với thang đo được chọn hay không .
- Thử xác định thời gian cần có để cho bộ đổi nấc chuyển mạch , để
khoảng thời gian thử nghiệm được chọn trong máy SA100 phù hợp với
nhau .
- SA100 có thể chọn thời gian thử nghiệm từ 0,1 – 64000ms .
- Thời gian đặt ban đầu khoảng 100ms .
- Luôn luôn dùng thời gian thử càng ngắn càng tốt để kích thước bản ghi
ngắn và có độ phân giải cao hơn .
- Sau khi cài đặt xong :
+ Đóng cầu dao .
+ Nhấp chuột vào nút Close hoặc open trên màn hình để tăng hoặc
giảm nấc ,bộ đổi nấc bắt đầu chuyển động đồng thời máy SA100 bắt đầu
phân tích hành trình làm việc của bộ đổi nấc .
+ Khi máy SA100 kết thúc quá trình phân tích và có kết quả đo như
mong muốn , lưu lại kết quả đo vào máy .
- Kết thúc thử nghiệm .

Hình vẽ dưới đây trình bày về một thử nghiệm bộ đổi nấc đạt yêu cầu :

Chú thích :
-1. Tiếp điểm chính
1. Chu trình chuyển mạch bắt đầu .
Tiếp điểm chính tách ra và điện trở đang dẫn dòng điện của nấc
1-2 .
“đầu tiên”

-4-
2. Điện trở của nấc tiếp theo đang bắt đầu kết nối .
Điện trở của nấc “đầu tiên” và “kế tiếp” mắc song song và dòng
2-3 .
chạy qua cả hai nấc .
3. Điện trở “đầu tiên” tách ra khỏi nấc “đầu tiên”
3-4 . Dòng điện chỉ còn chạy qua điện trở và nấc “kế tiếp”
4. Điện trở tách khỏi nấc
4- . Bây giờ chỉ còn tiếp điểm chính được kết nối .

Hình vẽ dưới đây cho thấy các tiếp điểm mòn , hỏng và hở mạch dòng .
Hở mạch dòng (điện trở chuyển mạch bị đứt) :

Hở mạch dòng (điện trở chuyển mạch bị đứt) :

-5-
Tiếp điểm xấu và hở mạch dòng :

Chú thích :
Những hình vẽ cuối cho thấy một dấu hiệu không tốt của chụp sóng đồ thị
vòng nhưng điều này có thể do nhiều nguyên nhân và cần được kiểm tra trước khi
thực hiện việc bảo dưỡng trên bộ đổi nấc .
Những nguyên nhân :
- Kiểm tra mọi đấu nối tốt chưa ?
- Nguồn cung cấp có tốt không ?
- Bộ đổi nấc đã không sử dụng trong một thời gian dài ?
- Có thể bộ đổi nấc chỉ thao tác một vài nấc vì thế kết quả cho thấy tiếp
điểm xấu , do bị một lớp dầu cặn bám vào các tiếp điểm.
- Chụp sóng toàn bộ nấc và so sánh chúng với nhau .
Nếu tiếp điểm tiếp xúc xấu nên thao tác bộ đổi nấc nhiều lần và chụp sóng lại .
Nếu kết quả chụp sóng được cải thiện , cố gắng đổi nấc vài lần nữa để đạt kết
quả mong muốn .
Nếu hở mạch dòng , kiểm tra điện trở chuyển mạch .
 Khả năng áp dụng giải pháp :
- Đã áp dụng chụp sóng đồ thị vòng cho máy biến áp AT2 (mới) trạm
Phú Lâm .

-6-
Biểu đồ chụp sóng đồ thị vòng bộ đổi nấc máy biến áp AT2 – Phú Lâm :

 Hiệu quả dự kiến thu được khi áp dụng giải pháp :


Chụp sóng đồ thị vòng cho toàn máy biến áp có OLTC .

3 . Ý kiến của Thủ trưởng đơn vị và Hội đồng sáng kiến của công ty :
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

-7-
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Danh sách những nguời hỗ trợ tạo ra giải pháp (hỗ trợ tác giả) :
STT Họ và Tên người Năm sinh Nơi Công tác Nội dung công Tỷ lệ % góp
hỗ trợ việc hỗ trợ vốn vào hỗ trợ
01 Nguyễn Thạnh 1970 Tổ Thí Hỗ trợ công tác 0 đồng
Thời Nghiệm thí nghiệm
/XBTTNĐ
02 Phan Nguyễn 1982 Tổ Thí Hỗ trợ công tác 0 đồng
Ngiêm Tú Nghiệm thí nghiệm
/XBTTNĐ
03 Lâm Tấn Lộc 1971 Tổ Thí Hỗ trợ công tác 0 đồng
Nghiệm thí nghiệm
/XBTTNĐ

Tôi cam đoan những điều khai trong đơn là đúng sự thật .

Tp.Hồ Chí Minh , ngày 29 tháng 03 năm 2011


Người nộp đơn

Kiều Minh Thắng

-8-

You might also like