Nhom 10

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BÀI TẬP CHƯƠNG 2: NHÓM 10

Nguyễn Ngọc Thanh Sang 21522544


Trịnh Kiến Tường 21522776
Nguyễn Minh Tú 21522742
Nguyễn Cao Lãm 21522276
Nguyễn Tuấn Kiệt 21522259

1. TRÌNH BÀY SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA CÁC LOẠI MÁY TÍNH SAU ĐÂY:
Personal computer
Workstation
Mini computer
Mainframe
Super computer
---------------------------
- Giống nhau:
o Máy tính hay máy điện toán là một máy có thể được hướng dẫn để thực hiện
các các chuỗi các phép toán số học hoặc logic một cách tự động thông qua
lập trình máy tính
- Khác nhau:

Khác nhau
Personal computer - Được thiết kế để một người dùng
cuối điều hành, thay vì một
chuyên gia hay kỹ thuật viên máy
tính
- Việc chia sẻ tài nguyên cho nhiều
người dùng (time-sharing) thường
không xảy ra ở máy tính cá nhân

Workstation - Được thiết kế dành để chạy các


ứng dụng kỹ thuật hoặc khoa học
- Mục đích chính cho việc tạo ra
máy tính này là để phục vụ cho 1
người tại 1 thời điểm, có thể kết
nối với nhau qua mạng máy tính
và phục vụ nhiều User cùng lúc
- Các máy trạm cung cấp hiệu suất
cao hơn máy tính để bàn, đặc biệt
là về CPU, đồ họa, bộ nhớ và khả
năng xử lý đa nhiệm. Nó được tối
ưu hóa cho việc xử lý các loại dữ
liệu phức tạp như các bản vẽ 3D
trong cơ khí, các mô phỏng trong
thiết kế, vẽ và tạo ra các hình ảnh
động, các logic toán học.
Mini computer - Được sử dụng trong kiểm soát quá
trình sản xuất, chuyển mạch điện
thoại và kiểm soát thiết bị phòng
thí nghiệm.

Mainframe - Có kích thước lớn được sử dụng


chủ yếu bởi các công ty lớn như
các ngân hàng, các hãng bảo
hiểm... để chạy các ứng dụng lớn
xử lý khối lượng lớn dữ liệu như
kết quả điều tra dân số, thống kê
khách hàng và doanh nghiệp, và
xử lý các giao tác thương mại.
- Có thể hoạt động không ngừng

Super computer - Vượt trội trong khả năng và tốc độ


xử lý.
- Có thể hiểu siêu máy tính là hệ
thống những máy tính làm việc
song song.
- Thường được dùng trong các
phòng data center

2. Tìm hiểu về máy tính lượng tử


- Khái niệm: Máy tính lượng tử (còn gọi là siêu máy tính lượng tử) là một thiết bị tính
toán sử dụng trực tiếp các hiệu ứng của cơ học lượng tử như tính chồng chập và
vướng víu lượng tử để thực hiện các phép toán trên dữ liệu đưa vào.
- Công nghệ:
o Máy tính lượng tử có phần cứng khác hẳn với máy tính kỹ thuật số dựa trên
tranzitor. Trong khi máy tính kỹ thuật số đòi hỏi dữ liệu phải được mã hóa
thành các chữ số nhị phân (bit), mà mỗi số được gán cho một trong hai trạng
thái (0 và 1), tính toán lượng tử sử dụng các qubit (bit lượng tử) mà chúng có
thể ở trong trạng thái chồng chập lượng tử.
o Một trong các mô hình lý thuyết về máy tính lượng tử là máy Turing lượng tử
hay còn gọi là máy tính lượng tử phổ dụng. Máy tính lượng tử có những đặc
điểm lý thuyết chung với máy tính phi tất định (non-deterministic) và máy
tính xác suất (probabilistic automaton computers), với khả năng có thể đồng
thời ở trong nhiều trạng thái.
- Ưu điểm: Ưu điểm của máy tính lượng tử là khả năng lưu trữ (về nguyên tắc) thông
tin của một số lượng lớn các giải pháp tiềm năng cho một vấn đề trong cùng một bộ
nhớ vào - bằng cách ứng dụng các thuật toán phù hợp- xử lý tất các các giải pháp này
trong cùng một thời điểm.
- Nhược điểm: Đối với các nhà vật lý, chế tạo ra máy tính lượng tử có thể sử dụng
được vẫn còn rất xa vời. Giờ đây, họ đang cố gắng hết sức mình, vượt qua khó khăn
tiềm ẩn trên con đường đi đến máy tính lượng tử: cái gọi là sự mất kết hợp
(decoherence). Theo Barbara: “Bất kỳ hệ thống nào có nhiều trạng thái xếp chồng
lượng tử đều dễ bị sụp đổ. Thông qua tương tác với môi trường, nó có thể mất các
thuộc tính được yêu cầu cho bất kỳ việc tính toán lượng tử nào trong một phần nhỏ
của giây, và càng có nhiều qubit thì máy tính càng dễ sụp đổ”.
- So sánh với máy tính hiện tại:
o Ngôn ngữ lập trình: Máy tính lượng tử không có mã lập trình riêng vì nó yêu
cầu các thuật toán rất cụ thể. Tuy nhiên, máy tính truyền thống có các ngôn
ngữ được tiêu chuẩn hóa như Java, SQL và Python...
o Chức năng: Máy tính lượng tử không nhằm mục đích sử dụng rộng rãi, hàng
ngày, không giống như máy tính cá nhân (PC). Những siêu máy tính này phức
tạp đến mức chúng chỉ có thể được sử dụng trong các lĩnh vực như khoa học
và công nghệ.
o Kiến trúc: Máy tính lượng tử có kiến trúc đơn giản hơn máy tính thông
thường và chúng không có bộ nhớ hoặc bộ xử lý. Thiết bị chỉ bao gồm một
tập hợp các qubit giúp nó chạy.
- Máy tính lượng tử mạnh nhất hiện nay: OSPREY
- Ngôn ngữ lập trình của máy tính lượng tử: Máy tính lượng tử không có mã lập trình
riêng vì nó yêu cầu các thuật toán rất cụ thể. Tuy nhiên, máy tính truyền thống có các
ngôn ngữ được tiêu chuẩn hóa như Java, SQL và Python...
- Ảnh hưởng đến các công nghệ khác như thế nào:
o “Màn hình chấm lượng tử” có lẽ là khái niệm đề cập đến nhiều nhất vài năm
gần đây khi các nhà sản xuất màn hình hàng đầu thế giới liên tục giới thiệu về
công nghệ giúp cải thiện hình ảnh, tái thể hiện chất lượng màu sắc ở mức
chân thực nhất. Nhưng khi nói tới công nghệ lượng tử, các quốc gia cũng như
tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới đang tập trung vào thứ khác: máy tính
lượng tử.
o Cảm biến cũng là một lĩnh vực đầy hứa hẹn khi ứng dụng công nghệ lượng
tử. Độ nhạy của trạng thái lượng tử có thể được khai thác, phục vụ cho các
loại cảm biến nhờ khả năng phát hiện ánh sáng, trọng lực và từ trường. Nhờ
đó, loài người có thể “thấy” được những điều trước đây chưa từng. Ví dụ,
các nhà quan trắc có thể nhận biết được mối nguy từ lòng đất bằng cách đo
đạc trọng lực, hay xe hơi “cảm nhận” được người đi bộ, người đạp xe đang ở
những góc khuất trên đường hay bị che bởi sương mù…

You might also like