ĐỀ CƯƠNG KTGK2-LS10-2022-2023 - HS

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

GỢI Ý ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HK2 – LỊCH SỬ 10

VĂN MINH VĂN LANG – ÂU LẠC


1-Cơ sở hình thành :
Văn minh Văn Lang – Âu Lạc có tên gọi là Văn minh sông Hồng, văn minh Việt cổ, ra đời vào khoảng thế kỉ
VII TCN, gắn liền với sự phát triển của Văn hóa Đông Sơn và sự ra đời của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc.
a) Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lí:
+ Hình thành chủ yếu trên phạm vi lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả (Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam
ngày nay).
+ Phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc ngày nay; phía đông giáp biển. → Thúc đẩy sự giao lưu, tiếp
xúc với các nền văn minh khác.
- Hệ thống sông Hồng, sông Mã, sông Cả đã bồi đắp phù sa, hình thành các vùng đồng bằng màu mỡ.
→ Cư dân sớm định cư sinh sống trong các xóm làng.
- Khí hậu: Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa nhiều.
- Tài nguyên khoáng sản: như sắt, đồng, chì, thiếc,…→ chế tác các loại hình công cụ lao động trong sản
xuất và đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày.
b) Cơ sở dân cư, kinh tế, xã hội
- Cư dân bản địa thuộc nhóm Nam Á và Thái-Kadai, theo thời gian, các nhóm tộc người dần hòa nhập tạo nên
cộng đồng người Việt cổ.
- Cách nay khoảng 2800 năm, cư dân Việt cổ bước vào thời kì phát triển rực rỡ của văn hóa Đông Sơn. Việc
sử dụng lưỡi cày đồng và khả năng trị thủy cao thúc đẩy sản xuất nông nghiệp lúa nước phát triển, đưa người
Việt cổ bước vào thời kì văn minh đầu tiên - .
- Xuất hiện sự phân hóa giữa các tầng lớp xã hội: quý tộc, nông dân tự do, nô tì.
- Mối liên kết giữa các cộng đồng cư dân Việt cổ được hình thành trong quá trình c ư dân đoàn kết chống giặc
ngoại xâm, ắp đê, trị thủy, khai hoang mở rộng địa bàn cư trú.
2. Thành tựu tiêu biểu:
2.1. Tổ chức nhà nước:
* Tổ chức nhà nước Văn Lang
- Sự ra đời của nhà nước Văn Lang: khoảng thế kỉ VII TCN. Kinh đô: thuộc Việt Trì (Phú Thọ).
- Tổ chức nhà nước Văn Lang:
+ Đứng đầu là vua (Hùng Vương)
+ Chia 15 bộ, giúp việc cho vua là các Lạc hầu, Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính.
- Nhận xét:
+ Nhà nước quân chủ chuyên chế hình thành từ trung ương đến địa phương nhưng sơ khai, tổ chức đơn giản,
có chủ quyền
+ Chưa có quân đội, chưa có luật pháp, nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản nhà nước.
* Tổ chức nhà nước Âu Lạc
- Sự ra đời nhà nước Âu Lạc: Ra đời năm 208 TCN.
+ Tổ chức bộ máy: An Dương Vương đứng đầu, giúp việc là các Lạc hầu.
* Nhận xét:
Điểm mới của tổ chức nhà nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang:
+ Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước, có quân đội và vũ khí tốt.
+ Lãnh thổ mở rộng hơn trên cơ sở hòa hợp và thống nhất giữa người Âu Việt và Lạc Việt.
+ Cư dân Âu Lạc biết sử dụng nỏ có thể bắn nhiều mũi tên một lần.
+ Xây dựng thành Cổ Loa, vừa là kinh đô, vừa là căn cứ quân sự vững chắc.
2.2. Đời sống vật chất:
- Ăn: - Nguồn lương thực, thực phẩm: gạo nếp, gạo tẻ; các loại rau, củ, quả; cá, mắm..
- Mặc: - Nam: đóng khố, - Nữ: mặc váy, đi chân đất- Vào dịp lễ hội: trang phục có thêm đồ trang sức
- Ở: - Nhà sàn có mái cong hình thuyền hay mái tròn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.
- Đi lại: Phương thức di chuyển trên sông chủ yếu là dùng thuyền, bè.
2.3. Đời sống tinh thần:
Điêu khắc, luyện kim, kĩ thuật làm gốm:
- Điêu khắc, luyện kim, kĩ thuật làm gốm đạt đến trình độ thẩm mĩ và tư duy khá cao, thành tựu tiêu biểu:
trống đồng, thạp đồng...
- Hoa văn trang trí trên đồ đồng, đồ gốm phản ánh sinh động cuộc sống của người Việt cổ.

1
Tín ngưỡng: Tín ngưỡng sùng bái các lực lượng tự nhiên thể hiện qua các nghi thức: thờ thần Mặt trời, thần
núi, thần sông; thờ cúng tổ tiên, anh hùng, thủ lĩnh; thực hành nghi lễ nông nghiệp cầu mong mùa màng bội
thu. Lễ hội, phong tục: - Lễ hội: cư dân thường đua thuyền, đấu vật...
- Phong tục: ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình, nấu bánh chưng bánh dày...
Âm nhạc, ca múa: có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân với các loại nhạc cụ như trống
đồng, chiêng, cồng, chuông,... Các hoạt động múa giao duyên nam nữ.

VĂN MINH CHĂM-PA


1-Cơ sở hình thành :
Điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lí: Hình thành trên vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung Việt Nam ngày nay.
- Địa hình: đan xen khu vực cao nguyên với đồng bằng nhỏ hẹp. → Tạo điều kiện thuận lợi cho sự
định cư và canh tác nông nghiệp của cư dân.
+ Đường bờ biển dài → Là nơi tiếp nhận nhiều luồng di cư, tiếp xúc và giao lưu văn hoá từ bên ngoài.
Dân cư, xã hội
- Cư dân Chăm cổ gồm hai bộ tộc chính là bộ tộc Dừa và bộ tộc Cau được gọi chung là người Chăm, thuộc
ngữ hệ Nam Đảo.
- Cộng đổng người Chăm bảo lưu lâu dài chế độ mẫu hệ với vai trò chủ đạo của người phụ nữ trong quan hệ
gia đình và hôn nhân.
Văn hóa: - Trên cơ sở văn hóa Sa Huỳnh. - Tiếp thu chọn lọc những thành tựu văn minh Ấn Độ
2. Thành tựu tiêu biểu
2.1-Tổ chức nhà nước: theo thể chế quân chủ chuyên chế
* Trung ương: Đứng đầu là vua; Giúp việc cho vua là quan lại ở trung ương và địa phương.
* Địa phương: Cả nước chia thành nhiều châu → huyện → làng.
2.2. Chữ viết: Ra đời khoảng thế kỉ III, tiếp thu chữ Phạn,
2.3. Kinh tế và Đời sống vật chất:
- Kinh tế:+ Nông nghiệp trồng lúa là chính.+ Thủ công nghiệp: làm gạch, gốm, dệt vải, đóng thuyền...
+ Thương nghiệp đường biển: thương cảng Cù lao Chàm, Thị Nại... đóng vai trò quan trọng trên con đường
mậu dịch quốc tế.
- Ăn: Gạo nếp, gạo tẻ, các loại kê, đậu, cá, tôm, ốc...
- Mặc: nam mặc áo cánh xếp chéo, quấn ngang tấm vải từ lưng trở xuống, có khăn đội đầu; nữ mặc váy, áo dài.
- Ở: + Vua thường ở trong lầu cao; + Dân thường ở nhà sàn dựng bằng gỗ.
- Đi lại: thuyền là loại hai đầu nhọn, có cánh buồm, mũi thuyền đều uốn cong.
→ Đời sống vật chất giản dị, phong phú, đa dạng.
- Kĩ thuật làm đồ gốm và xây dựng đền tháp phát triển.
2.4. Đời sống tinh thần:
- Tín ngưỡng: vạn vật hữu linh, phồn thực, thờ cúng tổ tiên,
- Tôn giáo: + Ấn Độ giáo: trở thành tôn giáo chính của Champa (thế kỉ III).
+ Phật giáo được truyền bá rộng rãi trong các tầng lớp xã hội (tk IX, X).
+ Hồi giáo: được du nhập từ thế kỉ XII-XIV.
- Nghệ thuật: + Kiến trúc: tháp Bà Pô Na-ga, thánh địa Mĩ Sơn...
+ Điêu khắc: thể hiện qua tượng các vị thần, các bức phù điêu trang trí trên các đài thờ, đền tháp...
→ Tư duy thẩm mĩ và sự sáng tạo; ảnh hưởng tôn giáo...
- Âm nhạc và ca múa: phát triển với các loại nhạc cụ, như đàn cầm, trống,...; nhiều kiểu múa... →
phục vụ chủ yếu cho nghi lễ tôn giáo và lễ hội truyền thống...
- Phong tục, tập quán:+ Cưới hỏi: nghi lễ theo chế độ mẫu hệ...+ Tang ma: chôn người chết...
→ giữ được tính bản địa và chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ.

VĂN MINH PHÙ NAM


1-Cơ sở hình thành :
a) Điều kiện tự nhiên :
- Vị trí địa lí : Địa bàn chủ yếu là khu vực Nam Bộ của Việt Nam ngày nay.
- Địa hình: + Sông ngòi dày đặc đổ ra biển qua nhiều cửa sông lớn; nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho canh
tác nông nghiệp trồng lúa nước

2
+ Tiếp giáp biển, có nhiều hải cảng, thuận lợi cho hoạt động trao đổi buôn bán với bên ngoài, giao lưu với các
nền văn minh khác, đặc biệt là nền văn minh Ấn Độ.
Dân cư : Chủ nhân của văn minh Phù Nam chủ yếu là cư dân bản địa (người Môn cổ) kết hợp
với một bộ phận cư dân đên từ bên ngoài.
Văn hóa: - Trên cơ sở văn hóa Óc Eo, gắn liền với sự tồn tại của vương quốc Phù Nam (thế kỉ I-VII).
– chịu ảnh hưởng văn minh Ấn Độ
2. Thành tựu tiêu biểu
2.1-Tổ chức nhà nước: theo thể chế Nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại phương Đông.
- Đứng đầu là vua, nắm cả vương quyền và thần quyền. Giúp việc cho vua là quan lại.
2.2. Đời sống vật chất
- Kinh tế: có thương cảng óc Eo - một trong những trung tâm thương mại quan trọng bậc nhất thời bấy giờ,
thu hút thương nhân Ấn Độ, Trung Quốc, Ba Tư, Hy Lạp, La Mã đến buôn bán nhộn nhịp.
- Nguồn thức ăn chính là lúa gạo; các loại rau, củ, quả, tôm, cá,...
- Trang phục: phổ biến đàn ông mặc khố dài tới gối, ở trần; phụ nữ mặc váy và đeo trang sức.
- Cư trú: họ sống trong những ngôi nhà sàn làm bằng gỗ, lợp lá.
- Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền, bè trên kênh, rạch, sông, biển.
2.3. Đời sống tinh thần
- Chữ viết: Ra đời khoảng thế kỉ III, trên cơ sở tiếp thu kiểu chữ Phạn của người Ấn Độ.
- Tín ngưỡng và tôn giáo:
+ Có nhiều tín ngưỡng bản địa: vạn vật hữu linh, tín ngưỡng phồn thực, thờ thần Mặt Trời.
+ Người Phù Nam tiếp biến một cách sáng tạo các mô thức và triết lí của các tôn giáo Ẩn Độ vào tín ngưỡng
bản địa, tạo nên các tôn giáo của chính họ.
+ Hin-đu giáo và Phật giáo được tôn sùng; ....
- Nghệ thuật:
+ Kĩ thuật tạc tượng, điêu khắc trên gỗ, gốm, kim loại, chế tác đồ trang sức rất tinh xảo, chịu ảnh hưởng phong
cách Ấn Độ.
+ Âm nhạc, nghệ thuật ca múa rất phát triển.
- Phong tục: chôn cất người chết bằng nhiều hình thức: thuỷ táng, hoả táng, địa táng, điểu táng.

VĂN MINH ĐẠI VIỆT


1- Khái niệm:
- Văn minh Đại Việt là nền văn minh rực rỡ tồn tại và phát triển chủ yếu trong thời độc lập, tự chủ của quốc
gia Đại Việt, trải dài gần 1000 năm (từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX), với kinh đô chủ yếu ở Thăng Long (Hà
Nội) nên còn được gọi là văn minh Thăng Long.
2- Cơ sở hình thành :
* Kế thừa nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc
- Văn minh Đại Việt có nguồn gốc từ nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, kế thừa những thành tựu chủ yếu của
văn minh Văn Lang - Âu Lạc, được bảo tồn qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc và được tiếp tục phát triển
trong thời kì độc lập, tự chủ.
* Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt
- Thế kỉ X gắn với sự nghiệp khôi phục nền độc lập, tự chủ sau hơn nghìn năm Bắc thuộc với chính quyền họ
Khúc, Dương, Ngô, Đinh, Tiền Lê.
- Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La (sau đối thành Thăng Long) là một bước tiến mới với
sự phát triển mọi mặt của uốc gia Đại Việt.
- Văn minh Đại Việt được hình thành và phát triển trên cơ sở xây dựng và phát triển quốc gia Đại Việt độc
lập, tự chủ từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, với nhiều thành tựu rực rỡ trên mọi lĩnh vực
- Trải qua nhiều cuộc kháng chiến oanh liệt chống ngoại xâm, nền độc lập, tự chủ quốc gia tiếp tục được củng
cố vững chắc, là điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển nên nền văn minh Đại Việt.
* Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài
- Người Việt đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn minh từ bên ngoài, đặc biệt là văn minh Trung Hoa, văn
minh Án Độ, góp phần làm phong phú nền văn minh Đại Việt.
3. Thành tựu tiêu biểu
3.1. Chính trị
- Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền không ngừng được củng cố, hoàn thiện từ trung ương
đến địa phương, đạt đến đỉnh cao vào thời Lê sơ.
3
- Việc thành lập cơ quan hành chính, chuyên môn, giám sát,... thể hiện vai trò tổ chức, quản lí của nhà nước
ngày càng chặt chẽ.
3.2. Luật pháp
- Nhà nước tăng cường quản lí xã hội thông qua luật pháp:
+ Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư (bộ luật thành văn đầu tiên).
+ Năm 1230, nhà Trần soạn bộ Hình luật.
+ Năm 1483, thời Lê sơ ban hành bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) → bộ luật tiến bộ nhất
thời phong kiến, mang đậm tính dân tộc.
+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long).
3.3. Kinh tế
* Nông nghiệp: là ngành kinh tế chủ đạo với cây trồng chính là lúa nước.
- Các triều đại có nhiều chính sách quan tâm, chăm lo phát triển sản xuất nông nghiệp:
+ đắp đê, tổ chức khai hoang, “quân điền”, “ngụ binh ư nông”, miễn giảm thuế, nghiêm cấm giết trâu bò,...
+ lập chức quan quản lí, giám sát và khuyến khích sản xuất nông nghiệp: Hà đê sứ, Khuyến nông sứ...
- Phương thức và kĩ thuật canh tác có những bước tiến mới: sử dụng cày sắt, sức kéo của trâu, bò, thâm canh
tăng vụ; phát triển các giống cây trồng mới... góp phần tăng năng suất lao động, đảm bảo đời sống người dân.
* Thủ công nghiệp
- Thủ công nghiệp truyền thống tiếp tục duy trì và phát triển: dệt lụa, làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng...
- Nhiều nghề mới xuất hiện như làm tranh sơn mài, làm giấy, khắc bản in,...
- Nhiều làng nghề thủ công chuyên nghiệp xuất hiện: gốm Bát Tràng (Hà Nội); gốm Chu Đậu (Hải Dương),...
→ tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn, tạo nên thương hiệu nổi tiếng được nước ngoài ưa
chuộng → góp phần thúc đẩy thương nghiệp phát triển.
- Thủ công nghiệp nhà nước do triều đình trực tiếp quản lí, sản xuất chủ yếu là đúc tiên kim loại, đóng thuyền
lớn, sản xuất vũ khí cho quân đội...
* Thương nghiệp
- Chợ làng, chợ huyện được hình thành và phát triển mạnh, hoạt động buôn bán giữa các làng, các vùng trong
nước diễn ra nhộn nhịp.
- Kinh đô Thăng Long với trở thành trung tâm kinh tế - chính trị, đô thị lớn nhất cả nước thế kỉ X-XV.
- Hoạt động trao đổi, buôn bán với nước ngoài phát triển với nhiều mặt hàng phong phú. Việc giao thương với
nước ngoài góp phần mở rộng thị trường trong nước và thúc đẩy sự hưng thịnh của các đô thị và cảng thị.
3.4. Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng
- Tư tưởng:
+ Tư tưởng yêu nước, thương dân được xem là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất, được biểu hiện thông ua các
chính sách của nhà nước quan tâm đến sản xuất và đời sống nhân dân. Đó là cội nguồn của tư tưởng “lây dân
làm gốc”.
+ Nho giáo gắn liền với hoạt động học tập, thi cử. Đến thời Lê sơ, Nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn, trở
thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ, góp phần to lớn trong việc đào tạo uan lại và nhân tài
cho đất nước.
- Tôn giáo:
+ Phật giáo phát triển mạnh trong buổi đầu độc lập và trở thành quốc giáo thời Lý, Trần.
+ Đạo giáo được duy trì, phát triển trong dân gian, được các triều đại phong kiến coi trọng.
- Tín ngưỡng:
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Hùng Vương.
+ Tín ngưỡng thờ Thành hoàng ngày cảng phổ biến ở các làng xã.
+ Tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ các anh hùng, tổ nghề tạo nên truyền thống văn hoá tốt đẹp ...

Câu 7: Khai thác Tư liệu 1, hãy cho biết ý nghĩa, giá trị của nền văn minh Âu Lang- Âu Lạc trong
lịch sử Việt Nam

4
Ý nghĩa, giá trị của nền văn minh Âu Lang- Âu Lạc trong lịch sử Việt Nam:

- Văn minh lúa nước có trình độ phát triển cao.

- Hình thành cộng đồng làng xóm, nhà nước phôi thai.

- Xác lập lối sống mang đặc trưng Việt Nam.

- Đặt cơ sở vững chắc cho toàn bộ sự phát triển của quốc gia- dân tộc.

II. PHẦN TRẮC NGHIỆM

BÀI 15: VĂN MINH VĂN LANG – ÂU LẠC

Câu 1. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc không được hình thành trên lưu vực của dòng sông nào?

A. Sông Cả. B. Sông Mã. C. Sông Hồng. D. Sông Lam.

Câu 2. Địa bàn chủ yếu của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc tương ứng với khu vực nào sau đây?

A. Bắc Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay.

B. Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay.

C. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay.

D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay.

Câu 3. Sự giàu có về khoáng sản là cơ sở cho sự ra đời sớm của ngành kinh tế nào ở các quốc
gia Văn Lang - Âu Lạc?

A. Nông nghiệp. B. Thương nghiệp. C. Thủ công nghiệp. D. Công nghiệp.

Câu 4. Kinh đô Cổ Loa của Nhà nước Âu Lạc thuộc địa bàn nào dưới đây?

A. Đông Anh (Hà Nội). B. Phong Châu (Phú Thọ).

C. Trà Kiệu (Quảng Nam).                 D. Chà Bàn (Bình Định).

Câu 5. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc không có cội nguồn là nền văn hóa nào sau đây?

A. Văn hóa Óc Eo. B. Văn Hóa Phùng Nguyên.

5
C. Văn hóa Đồng Đậu. D. Văn hóa Gò Mun.

Câu 6. Cư dân bản địa ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam thuộc nhóm người nào?

A. Nam Á và Thái - Ka-đai. B. Mường và Mông - Dao.

C. Nam Đảo và Mường. D. Mông Cổ và Mãn.

Câu 7. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc mang đặc trưng của nền kinh tế nào?

A. Kinh tế thương mại đường biển. B. Kinh tế nông nghiệp lúa nước.

C. Kinh tế thủ công nghiệp. D. Kinh tế thương mại đường bộ.

Câu 8. Cơ sở cho sự ra đời của các ngành thủ công nghiệp là:

A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa. B. Hình thành trên các lưu vực sông lớn.

C. Kinh tế công nghiệp. D. Sự phong phú về đồng, sắt,chì...

Câu 10. Khả năng trị thuỷ là:

A.Ngăn ngừa nạn ngập lụt, đồng thời sử dụng được sức nước của sông ngòi

B. Là một trong những di vật tiêu biểu và độc đáo của văn hóa Đông Sơn.

C. Là thời kỳ trước văn hóa Đông Sơn và phát triển trực tiếp lên văn hóa Đông Sơn

D.  đánh giá, khai thác sử dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên nước

Câu 11. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc là:

A. Nền văn hóa, văn minh cổ đại xuất hiện sớm nhất vùng Đông Nam Á.

B. Một quốc gia cổ từng tồn tại độc lập liên tục qua các thời kỳ từ năm 192 đến năm 1832.

C. Những sáng tạo vật chất và tinh thần tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ
Việt Nam

D. Nền văn minh đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

Câu 12. Nền nông nghiệp lúa nước đã:

A. Xuất hiện từ cách đây khoảng 1.000 năm tại châu Á.

B. Đưa cư dân nước ta bước vào thời đại văn minh với nhiều thành tựu tiêu biểu

C. Là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất 

D. Là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi .

Câu 13. Văn học thời kì Văn Lang - Âu Lạc là nền văn học

A. Chữ viết. B. Chữ Hán. C. Truyền miệng. D. Chữ Quốc ngữ.

Câu 14. Cư dân Văn Lang – Âu Lạc có tục:

A. Tín ngưỡng phồn thực . B. Thờ các vị thần tự nhiên.


6
C. Thờ cúng tổ tiên và những người có công với cộng đồng

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 16. Trình độ nghệ thuật của cư dân Văn Lang – Âu Lạc được thế hiện qua:

A. Các truyện Lạc Long Quân, Sơn Tinh – Thuỷ Tinh…

B. Các hoa văn trang trí trên công cụ, vũ khí, trống đồng…

C. Trống đồng Ngọc Lũ

D. Các loại nhạc cụ

Câu 18. Nhạc cụ nào dưới đây không phải là nhạc cụ của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc?

A. Trống đồng. B. Khèn C. Trống da D. Kèn saranai

Câu 13. Quốc gia nào sau đây là nhà nước đầu tiên ở Việt Nam?
A. Phù Nam. B. Chăm-pa. C. Âu Lạc. D. Văn Lang.
Câu 14. Kinh đô của nhà nước Văn Lang đặt ở
A. Phong Châu. B. Cổ Loa. C. Thăng Long. D. Đại La.

Câu 15. Phong tục nào sau đây không phải là phong tục truyền thống của người Việt cổ?
A. Thờ Chúa. B. Ăn trầu. C. Nhuộm răng. D. Xăm mình.

Câu 16. Người đứng đầu nhà nước Âu Lạc là


A. Hùng Vương. B. Trưng Vương. C. Ngô Vương. D. An Dương Vương.

Câu 18: Đặc điểm của bộ máy Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc
A. Đã hoàn chỉnh, do vua Hùng đứng đầu. B. Khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua Hùng.
C. Đơn giản, sơ khai, chưa hoàn chỉnh. D. Ra đời sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Câu 19: Cư dân Văn Lang – Âu Lạc không có tập quán


A. Ở nhà sàn, nữ mặc áo, váy; nam đóng khố. B. Nhuộm răng đen, ăn trầu.
C. Xăm mình, ăn trầu, thích dùng đồ trang sức. D. Làm nhà trên sông nước.

Câu 20: Quốc hiệu nước ta dưới thời Hùng Vương là


A. Văn Lang.  B. Âu Lạc. C. Đại Việt. D. Đại Cồ Việt.

Câu 21: Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang – Âu Lạc bao gồm
A. Vua, quý tộc, dân tự do, nô lệ B. Vua, quý tộc, dân tự do, nô tì.
C. Vua, quý tộc, tư sản, thị dân. D. Vua, quý tộc, bảo dân, nô lệ.

Câu 22. Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng bộ máy nhà nước thời Văn Lang?

A. Đứng đầu đất nước là Vua Hùng. B. Lạc tướng đứng đầu các bộ.
C. Cả nước được chia làm 30 bộ. D. Bồ chính cai quản các chiềng, chạ.

Câu 23: Những nghề thủ công nổi bật của người Việt cổ là
A. Đúc đồng, làm giấy in, đóng tàu, đồ gốm. B. Làm la bàn đi biển, làm mực in, dệt vải.
C. Đúc đồng, đồ gốm, dệt vải. D. Đúc đồng, đánh cá, đồ gốm.

Câu 24:. Một số tục lệ ma chay cưới xin và lễ hội trong quốc gia Văn Lang – Âu Lạc có nguồn gốc
từ
7
A. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, biết ơn anh hùng dân tộc.
B. Những ảnh hưởng của văn hóa Chăm pa, Phù Nam.
C. Những ảnh hưởng của Hin-đu giáo và Phật giáo.
D. Sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật điêu khắc.

Câu 25: Việc sử dụng phổ biến công cụ bằng đồng thau kết hợp công cụ bằng sắt đã mang lại hiệu
quả nào dưới đây?
A. Vùng đồng bằng các sông lớn được khai phá.
B. Thúc đẩy sự phát triển của ngành gốm mĩ nghệ.
C. Thúc đẩy phát triển nông nghiệp trồng lúa nước.
D. Phổ biến việc dùng cày với sức kéo của trâu bò.
=> C
Câu 26: Công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện đã tạo điều kiện cho người Việt cổ
A. Khai thác đồng bằng châu thổ ven sông phát triển nghề nông trồng lúa nước.
B. Khai phá vùng đất ở miền núi những vùng cây lâu năm có giá trị kinh tế cao.
C. Phát triển mạnh mẽ nghề đúc đồng.
D. Sống định cư lâu dài trong các làng bản.

Câu 28. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đời sống vật chất của cư dân Việt cổ?
A. Nguồn lương thực chủ yếu là gạo nếp, gạo tẻ.
B. Lấy thương mại đường biển làm nguồn sống chính.
C. Nhà ở phổ biến là kiểu nhà sàn từ gỗ, tre, nứa,…
D. Phương tiện đi lại chủ yếu trên sông là thuyền, bè.

Câu 17. Ý nghĩa của tiếng trống đồng khi có giặc ngoại xâm
A. Là nguồn động lực giúp tăng tinh thần chống giặc.
B. Là âm thanh để khiêu khích địch.
C. Là lời hiệu triệu nhân dân khắp nơi quy tụ về chiến đấu.
D. Là tín hiệu để khẳng định sức mạnh của bộ lạc.

Văn minh Chăm-pa

1.Tặng vật mà nữ thần tặng cho dân Chăm là gì ?


A. Đất B. Gỗ trầm hương C. Lúa gạo D. Nước
2.Nội dung nào sao đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên ở Chăm-pa?
A. Có nhiều vịnh, cảng biển tốt. B. Khí hậu khô nóng, đất dai cằn cỗi
C. Địa hình thấp, chủ yếu là đồng bằng D. Có dải đồng bằng nhỏ hẹp dọc ven biển
3. Hai bộ tộc Dừa ( Na-ri-bê-la-lam-sa) và bộ tộc Cau ( Kra-mu-ka-lam-sa) được gọi chung
là gì?
A. Người Dao B. Người Tày C. Người Chăm D. Người Kinh
4. Cư dân Chăm cổ thuộc ngữ hệ nào sao đây?
A. Mông – Dao B. Thái C. Nam Đảo D. Mường
5.Chữ viết, tư tưởng, tôn giáo, mô hình nhà nước và pháp luật Ấn Độ đã du nhập vào
Chăm-pa qua đâu?
A. Các thương nhân B. Dân du mục C. Các cuộc chiến tranh xâm lược
D. Qua các đoàn thám hiểm
6.Cư dân Chăm cổ gồm hai bộ tộc chính nào?
A. Dừa và Cau B.Việt và Chăm C. Chăm và Nam D. Nam và Kra-mu-ka-vam-sa
7.Tổ chức xã hội của người Chăm phân chia theo địa hình và địa bàn cư trú với mô hình là
gì?
A. Tứ phía: đông – tây – nam – bắc B. Ba trục: cảng – thành – trung tâm tôn giáo
8
C. Ngũ hành: kim – mộc – thuỷ - hoả - thổ D. Tất cả các đáp án trên.
8.Quốc gia Lâm Ấp về sau đổi tên là
A. Âu Lạc.               B. Chân Lạp.                C. Chăm-pa.               D. Phù Nam.
9. Nhà nước Chăm-pa theo thể chế nào sau đây?
A. Quân chủ lập hiến. B. Dân chủ đại nghị.
C. Dân chủ chủ nô. D. Quân chủ chuyên chế.
10. Nhà nước tiền thân của Chăm-pa là:
A. Âu Lạc B. Đại Việt C. Lâm Ấp D. Sa Huỳnh
11. Người có công lập ra nhà nước Chăm-pa là
A. Khu Liên. B. Hùng Vương. C. Thục Phán. D. Lý Bí.
12. Người Chăm cổ đã sáng tạo ra chữ cái của mình trên cơ sở tiếp thu loại chữ nào?
A. Chữ Hán. B. Chữ La-tinh. C. Chữ Phạn. D. Chữ Nôm.
13. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đời sống kinh tế của cư dân Chăm-pa?
A. Nông nghiệp trồng lúa phát triển. B. Thủ công nghiệp phát triển đa dạng.
C. Buôn bán bằng đường biển phát triển. D. Công nghiệp phát triển mạnh mẽ.
14. Bữa ăn hằng ngày của cư dân Chăm-pa thường là
A. cá, rau và muối. B. cơm, rau và cá. C. rau, thịt và cá. D. thịt, cá và tiêu.
15. Tổ chức xã hội của người Chăm được phân chia theo những yếu tố nào sau đây?
A. Tộc người và tín ngưỡng. B. Tín ngưỡng và tôn giáo.
C. Lãnh thổ và tộc người. D. Địa hình và địa bàn cư trú.
16.Những thành tựu tiêu biểu về thủ công nghiệp của cư dân Chăm-pa là kĩ thuật
A. làm đồ gốm và xây dựng đền tháp. B. đúc đồng và kĩ thuật in.
C. rèn sắt và làm thuốc súng D. đúc đồng và làm thuốc súng.
17.Sử thi của người Chăm có đặc điểm gì?
A. Thể hiện những rung động mạnh mẽ trong tình yêu đôi lứa.
B. Vừa mang màu sắc thần thoại Ấn Độ, vừa thấm đượm triết lí Bà La Môn giáo và Hồi giáo.
C. Có tính giáo dục sâu sắc, làm nền tảng ra đời của văn học cung đình.
D. Tất cả các đáp án trên.
18. Loại hình kiến trúc tiêu biểu của người Chăm là
A. đền tháp. B. chùa chiền. C. cung điện. D. nhà thờ.
19. Thành tựu văn hóa nào của cư dân Chăm-pa còn tồn tại đến ngày nay và được công
nhận là di sản văn hóa thế giới?
A. Tháp Bánh Ít.                                B. Tháp Bà Pô  Na-ga (Po Naga).
C. Thánh địa Mỹ Sơn.                           D. Phố cổ Hội An.
20. Văn minh Chăm-pa có cội nguồn là nền văn hóa nào?
A. Văn hóa Ấn Độ. B. Văn hóa Sa Huỳnh.
C. Văn hóa Đông Sơn. D. Văn hóa Văn Lang.
21. Quốc gia Lâm Ấp được hình thành ở khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay?
A. Miền Trung và Bắc Trung Bộ.                         B. Miền Trung và Nam Trung Bộ.    
C. Tỉnh Quảng Nam.                                          D. Tỉnh Bình Thuận.  
22. Thể chế chính trị tồn tại ở vương quốc Chăm-pa là
A. Chiếm hữu nô lệ.                                             B. Dân chủ chủ nô.
C. Chuyên chế cổ đại phương Đông.                      D. Quân chủ lập hiến phương Đông.
23. Xã hội Chăm-pa gồm những tầng lớp chính:
A. Tăng lữ, thương nhân, nông dân, thợ thủ công.
B. Tăng lữ, quý tộc, nông dân, dân tự do, nô lệ.
C. Quý tộc, chủ nô, nông dân, thương nhân, nô lệ.
D. Quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công, nô lệ.
24. Hoạt động kinh tế không phải của cư dân Chăm-pa là:
9
A. Trồng lúa nước ở các cánh đồng dọc lưu vực các con sông.
B. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm gốm, trang sức, dụng cụ sản xuất.
C. Khai thác sản vật rừng và biển.
D. Trồng nho, ôliu.
25.Những đền tháp Chăm được xây dựng với mục đích gì?
A. Tín ngưỡng ( tín ngưỡng vạn vật hữu linh, thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng phồn thực…)
B. Để thờ thần Lúa, Hồn Lúa, mẹ Lúa…
C. Lưu lại sự tồn tại của dân tộc Chăm
D. Thể hiện quyền uy của người Chăm qua các đền tháp
26.Dấu ấn riêng biệt trong kiến trúc Chăm-pa là gì?
A. Kĩ thuật làm gạch kết dính để xây tháp và kĩ thuật chạm trổ trên đá
B. Kĩ thuật tạc tượng trên đồ gốm tinh xảo
C. Kĩ thuật làm gạch kết dính để xây tháp.
D. Kĩ thuật chế tác đồng thau.
6.Văn hóa Cham-pa chịu ảnh hưởng đậm nét của nền văn hóa nào trên thế giới?
Văn hóa Cham-pa chịu ảnh hưởng đậm nét của nền văn hóa Ấn Độ
+ Chữ viết của người Chăm được sáng tạo dựa trên cơ sở chữ Phạn
+ Người Chăm đều theo đạo Bà La Môn và đạo Phật
+ Các công trình đền tháp tiêu biểu là thánh địa Mĩ Sơn
7.Người Việt và người Chăm có những nét tương đồng gì về văn hoá?
+ Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư
dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá
+Có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp
8. Bạn có thể cho biết một vài đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của
Chăm-pa không?
-Về kiến trúc: Những đền tháp Chăm là một khối vững chắc xây bằng gạch, có cửa chính và cửa
giả gồm nhiều tầng, xếp nếp, tầng trên lặp lại tầng dưới nhưng nhỏ dần và tụ lại thành đỉnh nhọn
vươn lên cao.
-Về điêu khắc: Những phù điêu nhấn mạnh vào từng hình tượng và khuynh hướng thiên về
tượng tròn là đặc điểm giàu tính ấn tượng, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật điêu khắc cổ
Chăm-pa
9.Những lễ hôi tiêu biểu của người Chămpa là:
Lễ hội kate của người Chăm Bà La Môn
Lễ Ramưwan
Lễ hội tháp Bà Po Nagar

VĂN MINH PHÙ NAM

Câu 1. Nhà nước Phù Nam ra đời vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ VII TCN.
B. Đầu thế kỉ I.
C. Cuối thế kỉ II.
D. Đầu thế kỉ III.
Câu 2. Tầng lớp bị trị trong xã hội Phù Nam bao gồm
A. quý tộc, tăng lữ và nông dân.
B. tu sĩ, thợ thủ công và nô lệ.
C. nông dân, thương nhân và quý tộc.
D. nông dân, thợ thủ công và nô lệ.

1
0
Câu 3. Những lực lượng nào trong xã hội Phù Nam có vai trò chi phối các quan hệ chính trị -
xã hội và ngoại giao?
A. Quý tộc và tu sĩ.
B. Nông dân và nô lệ.
C. Nông dân và thợ thủ công.
D. Thợ thủ công và thương nhân.
Câu 4. Nhà nước Phù Nam mang tính chất của nhà nước
A. dân chủ chủ nô phương Tây.
B. phong kiến phương Đông.
C. chuyên chế cổ đại phương Đông.
D. cộng hòa đại nghị phương Tây.
Câu 5. Người Phù Nam đã dựa vào loại chữ nào để xây dựng hệ thống chữ viết của riêng
mình?
A. Chữ Hán.
B. Chữ Phạn.
C. Chữ La-tinh.
D. Chữ Quốc ngữ.
Câu 6. Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam là khu vực nào của Việt Nam ngày nay?
A. Bắc Bộ.
B. Nam Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Nam Trung Bộ.
Câu 7. Văn minh Phù Nam gắn liền với nền văn hóa nào sau đây?
A. Văn hóa Sa Huỳnh.
B. Văn hóa Phùng Nguyên.
C. Văn hóa Óc Eo.
D. Văn hóa Đông Sơn.
Câu 8. Một trong những trung tâm thương mại quan trọng bậc nhất của Vương quốc Phù Nam

A. thương cảng Hội An.
B. thương cảng Đà Nẵng.
C. thương cảng Vân Đồn.
D. thương cảng Óc Eo.
Câu 9. Nhà ở của cư dân Phù Nam chủ yếu là
A. nhà sàn.
B. nhà đất.
C. nhà thuyền.
D. nhà bê tông.
Câu 10: Phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Phù Nam là
A. xe bò.
B. ngựa.
C. voi.
D. thuyền.
Câu 11: Một trong những tín ngưỡng bản địa của người Phù Nam là
A. tín ngưỡng thờ thánh Ala.
B. tín ngưỡng thờ Chúa.
C. tín ngưỡng thờ Phật.
D. tín ngưỡng phồn thực.
Câu 12:Nghệ thuật điêu khắc của người Phù Nam chịu ảnh hưởng đậm nét của quốc gia nào?
1
1
A. Ấn Độ.
B. Đại Việt.
C. Trung Quốc.
D. Triều Tiên.
Câu 13:Điều kiện tự nhiên nào sau đây đã tạo cơ sở cho Phù Nam có thể sớm kết nối với nền
thương mại biển quốc tế?
A. Giáp biển, có nhiều cảng biển.
B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
C. Đất đai canh tác giàu phù sa.
D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 14: Một trong những trung tâm thương mại quan trọng bậc nhất của Vương quốc Phù
Nam là
A. thương cảng Hội An.
B. thương cảng Đà Nẵng.
C. thương cảng Vân Đồn.
D. thương cảng Óc Eo.
TỰ LUẬN:
Câu 2: Nền văn minh Phù Nam đã chịu ảnh hưởng của nền văn minh nào? Nền văn minh đó có
ảnh hưởng gì đến nền văn minh Phù Nam?
Đáp án:
- Văn minh Phù Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Ấn Độ.
- Nền văn minh Ấn Độ ảnh hưởng đến chữ viết, tư tưởng, tôn giáo, tổ chức nhà nước và chế
độ đẳng cấp.
Câu 3: Khi có người mất, người dân Phù Nam thường làm gì? Nêu các cách thức mai táng
người đã mất của người dân Phù Nam.
Đáp án:
- Khi có người qua đời, những người thân phải cạo đầu, cạo râu và mặc đồ trắng.
- Người dân Phù Nam mai táng người đã mất bằng các cách như thuỷ táng, hoả táng, địa táng,
điểu táng.

1. Phù Nam kết nối với nền thương mại biển quốc tế qua con đường:
A. Cà phê và Chè.
B. Cao su và Hồ tiêu.
C. Tơ lụa và Vải gấm.
D. Tơ lụa và Hồ tiêu.
2. Vị trí địa lí đã tạo cơ sở phát triển nghành gì cho Phù Nam?
A. Phá t triển thương mạ i qua đườ ng biển.
B. Phát triển ngành công nghiệp.
C. Phát triển ngành khai thác lâm sản.
D. Phát triển ngành khai thác khoáng sản.
3. Nhân tố quan trọng hàng đầu nào đã đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương
đường biển ở Phù Nam?
A. Nông nghiệp phát triển, tạo nhiều sản phẩm dư thừa.
B. Kĩ thuật đóng tàu có bước phát triển mới.
C. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí thuận lợi.
D. Sự thúc đẩy mạnh mẽ của hoạt động nội thương.
8. Điều kiện tự nhiên nào đã tạo cơ sở cho Phù Nam có thể sớm kết nối với nền thương mại biển
quốc tế?
A. Nhiều rừng.
B. Nhiều hải sản.
1
2
C. Giáp biển, có nhiều cảng biển.
D. Nhiều khoáng sản có giá trị như vàng.

10.Văn minh Ấn Độ du nhập vào Phù Nam qua:

A. Các nhà sư.


B. Thương nhân và các nhà truyền giáo
C. Các cuộc chiến tranh xâm lược.
D. Các đoàn người di cư.
11.  Trên cơ sở của văn hóa Óc Eo, một quốc gia cổ đã được hình thành với tên gọi là Vương
quốc
A. Óc Eo.              
B. Chăm-pa.                
C. Phù Nam.                    
D. Lan Xang.

12. Từ thế kỉ thứ III đến thế kỉ thứ V, Phù Nam:

A. Dần suy yếu và bị một vương quốc của người Khơ-me thôn tính.

D. Là một trong những nước có phạm vi lãnh thổ lớn nhất Đông Nam Á.

C. Chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa Óc Eo.

D. Quốc gia phát triển nhất trong khu vực Đông Nam Á. 

1)Cư dân Phù Nam đã tiếp thu có sáng tạo những thành tựu văn minh Ấn Độ để làm phong phú
nền văn hóa dân tộc. Điều này được thể hiện thông qua việc:
A. Hình thành tín ngưỡng vạn vật hữu linh, phồn thực.
B. Xây dựng hệ thống chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn.
C. Hình thành tập tục ăn trầu cau và hoả táng người chết.
D. Sáng tác ra sử thi Riêm Kê trên cơ sở sử thi Ramayana.
2)Một trong những trung tâm thương mại quan trọng bậc nhất của Vương quốc Phù Nam là:
A.Thương cảng Hội An
B.Thương cảng Đà Nẵng
C. Thương cảng Vân Đồn
D. Thương cảng Óc Eo
5)Câu nào sau đây không đúng về đời sống vật chất của cư dân Phù Nam?
A.Cư dân Phù Nam sống trong những ngôi nhà làm bằng gỗ, lợp lá
B.Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền, phù hợp với môi trường sông, rạch và biển
C.Trang phục của người Phù Nam khá đơn giản, đàn ông mặc khố dài tới gối, ở trần; phụ nữ dùng một
tấm vải quấn lại thành váy và đeo trang sức
D. Cư dân Phù Nam có tục chôn cất người chết bằng nhiều hình thức: thuỷ táng, hoả táng, địa táng,
điểu táng
6)Một trong những tín ngưỡng bản địa của người Phù Nam là:
A.Tín ngưỡng thờ thánh Ala
B. Tín ngưỡng thờ Chúa
C. Tín ngưỡng thờ Phật
D. Tín ngưỡng phồn thực
7) Điểm giống nhau về tín ngưỡng của cư dân Chăm-pa và cư dân Phù Nam là:
A.Theo tôn giáo Hin - đu và Phật giáo
B.Có tập tục ăn trầu và hoả táng người chết
C.Sùng bái tự nhiên và thờ cúng tổ tiên
1
3
D.Có nghệ thuật ca múa độc đáo và phát triển
8)Nghệ thuật điêu khắc của người Phù Nam chịu ảnh hưởng đậm nét của quốc gia nào?
A.Ấn Độ
B.Đại Việt
C.Trung Quốc
D.Triều Tiên
10) Điểm giống nhau trong đời sống kinh tế của cư dân Phù Nam với Văn Lang - Âu Lạc và Chăm
Pa là gì?
A.Làm nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công
B.Phát triển đánh bắt thuỷ hải sản và khai thác lâm sản
C.Đẩy mạnh giao lưu buôn bán với bên ngoài
D.Nghề khai thác lâm thổ sản khá phát triển

VĂN MINH ĐẠI VIỆT

Câu 16: “Hà đê sứ”là chức quan của nhà Trần đặt ra để

 Quan sát nhân dân đắp đê.


 Trông coi việc sửa chữa, đắp đê.
 Hằng năm báo cáo tình hình lũ lụt, thiên tai cho nhà vua biết.
 Mở kho phát lương thực cho nhân dân khi gặp lũ lụt, thiên tai.

Câu 17: Nghề nào không phải là nghề thủ công cổ truyền của nước Đại Việt?

 Nghề đúc đồng.


 Nghề rèn sắt.
 Nghề làm đồ gốm, ươm tơ, dệt lụa.
 Nghề khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ.

Câu 18: Một trong những cơ sở hình thành văn minh Đại Việt là

 quá trình áp đặt về kinh tế lên các quốc gia láng giềng.
 quá trình xâm lược và bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài.
 sự tiếp thu hoàn toàn những thành tựu văn minh Hy Lạp cổ đại.
 sự kế thừa những thành tựu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

Câu 19: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách phát triển nông nghiệp của các
triều đại phong kiến Việt Nam?

 Chú trọng khai hoang mở rộng diện tích canh tác.


 Đặt chức Hà đê sứ để chăm lo việc đê điều, trị thuỷ.
 Tổ chức lễ Tịch điền để khuyến khích sản xuất.
 Xóa bỏ chế độ tư hữu ruộng đất trong cả nước.

Câu 20: Các triều đại phong kiến ở Việt Nam đều theo thể chế nào sau đây?

 Quân chủ chuyên chế.


 Quân chủ lập hiến.
1
4
 Dân chủ chủ nô.
 Dân chủ đại nghị.

Câu 21: Luật Hồng Đức là bộ luật được ban hành dưới triều đại nào?

 Lý.
 Trần.
 Lê sơ.
 Nguyễn.

Câu 22: Văn minh Đại Việt phát triển qua mấy giai đoạn…..

 1 giai đoạn
 2 giai đoạn
 3 giai đoạn
 4 giai đoạn

Câu 23: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt trong
lịch sử dân tộc Việt Nam?

 Thể hiện một nền văn hóa rực rỡ, phong phú, toàn diện và độc đáo.
 Chứng tỏ văn hóa ngoại lai hoàn toàn lấn át văn hóa truyền thống.
 Khẳng định bản sắc dân tộc của một quốc gia văn hiến, văn minh.
 Thể hiện sự kết hợp giữa văn hóa bản địa và văn hóa bên ngoài.

Câu 24: Nguyên nhân nào là quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển thủ công nghiệp Đại Việt
trong các thế kỉ X – XV?

 Đất nước độc lập, thống nhất và sự phát triển nông nghiệp
 Nhà nước có nhiều chính sách để phát triển các làng nghề .
 Nhân dân có nhu cầu tiếp thu thêm các nghề mới từ bên ngoài.
 Nhu câu sử dụng các mặt hàng thủ công trong nước tăng nhanh.

Câu 25: Tên bộ luật thành văn đầu tiên của văn minh Đại Việt là

 Hình Luật.               
 Hình thư.              
 Hồng Đức.                 
 Gia Long.
Câu 26:  Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền hoàn chỉnh dưới triều đại
nào?
Nhà Lê sơ.         Nhà Lý.              Nhà Trần.                   Nhà Hồ.
Câu 27: Hai câu thơ dưới đây nói về sự thịnh vượng của nền nông nghiệp Đại Việt dưới triều đại
nào?
“Đời vua Thái tổ, Thái tông.
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”.

 Triều Lý.                  
 Triều Trần.          
 Triều Hồ.            
1
5
 Triều Lê sơ.
Câu 28:  Năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về

 Cổ Loa.            
 Tây Đô.             
 Đại La.                        
 Phong Châu.
Câu 29: Các quan xưởng được thành lập nhằm mục đích gì?

 Đúc tiền, vũ khí, đóng thuyền chiến, may mũ áo cho vua quan.
 Đúc tiền, làm gốm sứ, đóng thuyền chiến, may mũ áo cho vua quan.
 Đúc tiền, vũ khí, làm tơ lụa, đồng hồ, may mũ áo cho vua quan.
 Đúc tiền, vũ khí, đóng thuyền chiến, làm tranh sơn mài để xuất khẩu.
Tự luận
1. Các bạn hãy cho mình biết ý nghĩa của lễ tịch điền ?
+ Thể hiện sự quan tâm của các vị vua đối với người nông dân, đối với nghề nông trồng lúa
nước.

+ Tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ lòng biết ơn tiền nhân, tích cực phát triển sản xuất nông
nghiệp, phát huy truyền thống thi đua lao động, sản xuất, phát triển kinh tế.

2. Luật pháp ra đời tác động như thế nào đến sự phát triển xã hội?

- Luật pháp ra đời nhằm bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, một số quyền lợi chân
chính của nhân dân và an ninh đất nước.

- Sự ra đời của luật pháp cho đã phản ánh sự phát triển về trình độ tư duy và trình độ tổ chức,
quản lí nhà nước và xã hội của Đại Việt.

3. Việc dời đô từ Hoa lư về Đại La ( thành Thăng Long) là một bước tiến mới và sự phát
triển mọi mặt của đại Việt vì sao ?

- Hoa Lư là vùng đất hẹp nhiều núi đá, hạn chế sự phát triền lâu dài của đất nước nhưng Thăng
Long lại khác hoàn toàn với Hoa lư, một nơi gần trung tâm nên rất thuận lợi về giao thông, mua
bán với các vùng lân cận

- Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặc rất lớn. Nó đánh dấu sự trường thành của dân tộc
Đại Việt. Chúng ta không cần phải sống phòng thủ, phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để
đối phó với quân thù. Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên,
đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc. Kinh đô Thăng Long quả là
cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời, là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy.

PHẦN VẬN DỤNG

- Phân tích cơ sở hình thành một nền văn minh/ hoặc một yếu tố hình thành các nền văn minh ở Việt Nam.
- So sánh điểm giống/khác giữa các nền văn minh.
- Trình bày cảm nghĩ về một vấn đề trong các nền văn minh đó.

1
6

You might also like