Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

I. Khái niệm “Quyết định quản lý”.

Quyết định là tuyên bố về một (tập hợp) biện pháp mà chủ thể đưa ra nhằm phục vụ cho việc
điều khiển hệ thống để thực hiện một (số) mục tiêu định trước

Quyết định quản lý là tuyên bố lựa chọn của chủ thể quản lý về một hoặc một số phương án để
thực hiện những công việc cụ thể trong điều kiện hoàn cảnh nhất định nhằm hoàn thành mục tiêu
của tổ chức. Theo đó, liên quan đến quyết định có những nhân tố sau:

-Chủ thể ra quyết định là các cá nhân, tập thể được trao thẩm quyền hoặc ủy quyền ra quyết định
trong một phạm vi nào đó. Quyết định đảm bảo đúng mục tiêu của tổ chức, đảm bảo rõ giá trị
quyền lợi chung của tổ chức cũng như của các thành viên trong tổ chức đó.

-Đối tượng nhận quyết định là đối tượng mà quyết định hướng tới, có nhiệm vụ điều chỉnh hành
vi ngay sau khi chịu ảnh hưởng của Quyết định.

-Môi trường quyết định là phạm vi mà quyết định được thực hiện, có thể liên quan đến môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội. Việc xác định ảnh hưởng của môi trường quyết định phụ
thuộc vào chủ thể quyết định.

-Công cụ thực hiện quyết định là những biện pháp được dùng để thực hiện quyết định, phụ thuộc
mục tiêu của nhà quản lý (chủ thể ra quyết định).

-Ra quyết định quản lý là quá trình lựa chọn của chủ thể quản lý về một hoặc một số phương án
để thực hiện những công việc cụ thể bằng cách xem xét những kết quả/ hậu quả của các phương
án hành động khác nhau có thể xảy ra đó
II. Đặc điểm của quyết định quản lý.
-Quyết định quản lý mang dấu ấn của nhà quản lý Trong một tổ chức, chỉ có những cá nhân hoặc
tập thể các nhà quản lý có thẩm quyền mới có thể đưa ra các quyết định và yêu cầu những bộ
phận có liên quan thực hiện, đồng thời họ phải chịu trách nhiệm về quyết định mà mình đưa ra.
Vì là sản phẩm riêng của các nhà quản lý và các cấp quản lý, do đó nó mang dấu ấn của chủ thể
quản lý.
-Phạm vi quyết định quản lý phụ thuộc vào cấp ra quyết định Cấp quản lý càng cao thì các quyết
định được ban hành càng có tầm ảnh hưởng rộng lớn, tính chiến lược càng cao và ngược lại, cấp
quản lý càng thấp thì quyết định quản lý càng có tính tác nghiệp cao, tầm ảnh hưởng càng hẹp.
Các vị trí quản lý khác nhau cũng có khả năng ra quyết định ở phạm vi nội dung khác nhau như
vấn đề nhân sự, vấn đề kỹ thuật, vấn đề tài chính…
-Quyết định quản lý nảy sinh trong tình huống có vấn đề
Quyết định quản lý luôn gắn với những vấn đề của tổ chức. Trong quá trình hoạt động của tổ
chức luôn xuất hiện những vấn đề này sinh, tổ chức cần phải xây dựng và lựa chọn phương án tối
ưu để đi đến quyết định.
- Quyết định quản lý có liên quan chặt chẽ tới hoạt động thu thập và xử lý thông tin
Khi đưa ra quyết định, các nhà quản lý phải nhận thức đúng, quyết đoán và dám mạo hiểm để tổ
chức thực hiện thành công mục tiêu đã đặt ra. Phải bảo đảm rằng quyết định đó có tính khoa học
và khách quan, có tính định hướng nhằm vào các đối tượng, các mục tiêu xác định, tính hệ thống
hoà hợp giữa mục tiêu cụ thể và mục tiêu tổng quát, tính hợp pháp, tính tối ưu về chi phí và hao
phí nguồn lực, hiệu quả quyết định cũng như tinh thần hợp tác giữa các cá nhân, tính cô đọng dễ
hiểu, tính linh hoạt hợp lý trước những bất ổn của môi trường và tình cụ thể về thời gian và
không gian thực hiện.
- Quyết định là yếu tố “bất khả kháng” trong quản lý
Trong một tổ chức, mệnh lệnh của người lãnh đạo luôn mang tính hành chính, bắt buộc đối
tượng quản lý phải tuân theo, nếu không sẽ phải chịu hình thức kỷ luật theo quy định của tổ
chức. Nhưng đồng thời nhà quản lý cũng phải đưa ra những quyết định khen thưởng, tuyên
dương đối với những cá nhân có thành tích. Trong quản lý, ta thường nghe đến phương pháp
quản lý “cây gậy và củ cà rốt”, việc áp dụng hợp lý của phương pháp này phụ thuộc vào việc ra
quyết định của nhà quản lý.

-Quyết định quản lý thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý
Việc đưa ra các quyết định chính là việc gắn kết giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Nhà
lãnh đạo phải đưa ra những quyết định để hướng dẫn, tổ chức hoạt động của các nhân viên và
công ty mình. Trình độ nhận thức nhạy bén, phán đoán chính xác và óc sáng tạo của nhà quản lý
được bộc lộ rõ qua việc ra quyết định bởi tương lai không thể đoán trước, những trở ngại có thể
xuất hiện bất cứ lúc nào.

Vai trò của quyết định trong quản lý:


Quyết định có vai trò định hướng: Quyết định quản lý vạch ra mục tiêu, đường lối, định hướng
hành động của từng ban ngành, bộ phận và các cá nhân, đồng thời tránh sự phân tán nguồn lực
trong tổ chức.
Quyết định có vai trò phối hợp: Các quyết định đều hướng đến mục tiêu chung của tổ chức, có
vai trò liên kết các mục tiêu phụ hướng vào mục tiêu chính, đảm bảo các tính liên kết của các bộ
phận, yếu tố trong tổ chức và quá trình quản lý.
Ra quyết định là hoạt động đặc trưng của quản lý: Việc ra quyết định tham gia vào mọi hoạt
động của quá trình quản lý, thể hiện rõ nhất chức năng điều khiển của chủ thể quản lý.
Quyết định quản lý có vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của quản lý: Trong
thực tế, tình huống cần đưa ra quyết định thường trong tình trạng không chắc chắn về trạng thái
tương lai. Vì vậy quyết định quản lý không thể là mong muốn viển vông mà phải được cân nhắc,
đảm bảo tính thực tế giữa điều kiện và tiềm lực mà tổ chức có để đảm bảo quá trình thực hiện
đem lại kết quả như mong muốn.
Phân loại quyết định quản lý:
Phân loại theo nội dung quyết định:
• Quyết định về một tư tưởng
• Quyết định về một giải pháp
• Quyết định một hoạt động

Phân loại theo tính thành văn của quyết định:


• Quyết định thành văn: Quyết định quản lý dùng văn bản quản lý làm hình thức thể hiện
• Quyết định bất thành văn: Quyết định được biểu hiện thành lời nói hoặc các tín hiệu phi
văn bản khác, thường ít quan trọng, có ảnh hưởng hẹp cả về không gian và thời gian

Phân loại theo tính công bố của quyết định:


• Quyết định công bố: là những quyết định có thể thấy trực tiếp qua phương tiện biểu hiện
của nó
• Quyết định ngầm định: là những quyết định không được thể hiện trực tiếp, thường là hệ
quả của những quyết định công bố

Phân loại theo cách thức tác động tới đối tượng thực hiện:
• Quyết định cưỡng chế: sử dụng biện pháp cưỡng chế để bắt buộc đối tượng thực hiện quyết
định
• Quyết định hướng dẫn
• Quyết định tùy nghi: khuyến khích thực hiện quyết định, sau một thời gian quyết định sẽ
trở thành quyết định cưỡng chế

Phân loại theo chủ thể ra quyết định:


• Quyết định cá nhân: quyết định do một cá nhân đưa ra trong phạm vi thẩm quyền
• Quyết định tập thể: quyết định do tập thể có thẩm quyền đưa ra trên cơ sở biểu quyết, ví dụ
như các nghị quyết Chính phủ.

Câu hỏi quizz


1” ………………” là đối tượng mà quyết định hướng tới, có nhiệm vụ điều chỉnh hành vi ngay
sau khi chịu ảnh hưởng của Quyết định.
A. Chủ thể ra quyết định
B. Đối tượng nhận quyết định
C. Chủ thể quản lý
D. Người lãnh đạo
2. Đâu là chủ thể ra quyết định trong việc quản lý nhà trường?
A. Hiệu trưởng
B. Học sinh
C. Bác bảo vệ
D. Các giáo viên giảng dạy
3.”......................”là những biện pháp được dùng để thực hiện quyết định, phụ thuộc mục tiêu của
nhà quản lý
A.Công cụ quản lý
B. Môi trường quản lý
C. Đối tượng quản lý
D. Chủ thể quản lý
4. Ra quyết định là ?
A. Là một công việc mang tính nghệ thuật
B. là tuyên bố về một (tập hợp) biện pháp phục vụ cho việc điều khiển hệ thống để thực hiện một
số mục tiêu cho trước

C. là một bản mô tả những mục tiêu cần đạt được của tổ chức và cách thức tổ chức cần tiến hành
để đạt mục tiêu đó
D. là dự định của nhà quản lý cho công việc tương lai của tổ chức về mục tiêu, phương thức
quản lý
5. Có bao nhiêu đặc điểm của quyết định quản lý
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7

You might also like