Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

BÁO CÁO BÀI TẬP QUAN HỆ PHÁP LUẬT NHÓM 11

Địa điểm thảo luận: Thư viện UEL ngày 15/11/2022


Số thành viên tham gia: 5
Số thành viên vắng: 0
Bài 1: Xác định quan hệ pháp luật và các yếu tố cấu thành trong trường hợp sau: 
1. A (20 tuổi) mượn xe của cha mình để chở bạn gái đi chơi. Do vội đi đón bạn
nên A quên không đội mũ bảo hiểm. Đến ngã tư, A bị cảnh sát giao thông chặn
lại để kiểm tra giấy tờ và xử phạt vi phạm vì hành vi không đội mũ bảo hiểm.
A nóng nảy không hợp tác và quát lớn “Mày biết bố mày là ai không?” rồi
cầm viên gạch bên đường đánh thẳng vào đầu viên cảnh sát giao thông
 Quan hệ pháp luật dân sự:
Các yếu tố:
Chủ thể: A và Bố A, là cá nhân đủ năng lực chủ thể
Khách thể: A: quyền sử dụng xe
Nội dung : 
+A: có quyền sử dụng xe, nghĩa vụ trả xe đúng theo hiện trạng
 + Bố A: có quyền nhận xe đúng như hiện trạng ban đầu, có nghĩa vụ đảm bảo người
mượn xe đủ yêu cầu sử dụng xe
 Quan hệ pháp luật hành chính(không chấp hành quy định của pháp luật về an toàn
giao thông)
Các yếu tố:
Chủ thể: anh A và CSGT
Khách thể: 
+ Anh A: Tiết kiệm thời gian đi xe để đón bạn
+ CSGT: Thực hiện đúng công vụ, đảm bảo xử lý các hành vi vi phạm giao thông
Nội dung: 
+ Anh A:có quyền điều khiển phương tiện giao thông và cónghĩa vụ chấp hành đúng
quy định của pháp luật về an toàn giao thông (đội mũ bảo hiểm),chấp nhận xử phạt
vi phạm hành chính về lỗi vi phạm của mình
+ CSGT: có quyền kiểm tra giấy tờ và xử phạt vi phạm vì hành vi không đội mũ bảo
hiểm và có nghĩa vụ thực hiện đúng quy trình về việc xử phạt vi phạm và nộp lại
ngân sách cho nhà nước. 
 Quan hệ pháp luật hình sự (chống người thi hành công vụ)
Các yếu tố: 

Chủ thể: Người điều khiển xe A và nhà nước

Khách thể: 

+ Anh A: hành vi hành hung để mong muốn thay đổi quyết định xử phạt của CSGT:
+ Nhà nước: đảm bảo trật tự xã hội
Nội dung:

+ Anh A: có quyền được giải thích, phản đối, chứng minh cho CSGT cho hành vi
của mình. Khi anh A hành hung CSGT thì phải có nghĩa vụ pháp lý khác là chịu
những án phạt hình sự
+ Nhà nước: có quyền xử lý hình sự đối với anh A và có nghĩa vụ đảm bảo thực hiện
xử lý hình sự đối với hành vi chống người thi hành công vụ của anh A
2. Tháng 09/2022, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh công an đánh 2
thiếu niên đi xe máy. Theo đó, sau khi bị 2 công an (1 người mặc áo vàng, 1
người mặc áo xanh) đuổi kịp 2 thiếu niên đã nhảy xuống xe, dùng tay, chân,
nón bảo hiểm đánh người cầm lái. Được biết 2 bạn trẻ đều là học sinh lớp 10,
không có giấy phép lái xe, chạy xe trên 100 phân khối. Em cầm lái chạy lạng
lách, ép xe CSGT.
 Quan hệ pháp luật hành chính (hành vi vi phạm pháp luật giao thông của hai bạn
thiếu niên)

Chủ thể: 2 thiếu niên đi xe máy và 2 công an.


Khách thể:
+ 2 thiếu niên: được lái xe máy trên 100 phân phối
+ 2 công an: đảm bảo thi hành công vụ, xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật
Nội dung:
+ 2 thiếu niên: có quyền được bảo hộ về tính mạng sức khỏe, danh dự và nhân phẩm,
có quyền được hưởng sự bồi thường về mặt sức khỏe. Đồng thời phải có nghĩa vụ
chấp hành đúng quy định của pháp luật về an toàn giao thông (không lái xe trên
100cc khi chưa đủ tuổi),  hợp tác với người thi hành công vụ và chấp nhận xử phạt
vi phạm hành chính của công an
+ 2 công an: an có quyền bắt dừng xe và xử lý hành vi vi phạm pháp luật của 2 thiếu
niên. Đồng thời vì hành vi đánh đập nên phải có nghĩa vụ bồi thường cho 2 HS
 Quan hệ pháp luật kỷ luật (hành vi hành hung, tội cố ý gây thương tích)
Các yếu tố:
Chủ thể: 2 chiến sĩ công an và công an tỉnh

Khách thể: 2 công an: nhằm cảnh cáo và thỏa mãn sự tức giận cho hành vi bỏ chạy khi
bị rượt đuổi của 2 thanh niên

Nội dung: quyền và nghĩa vụ các bên. Trong đó :

+ Công an tỉnh: Có quyền kỷ luật các chiến sĩ công an mắc lỗi. Đồng thời có nghĩa
vụ xử lý nghiêm khắc tước tước danh hiệu CAND
+ 2 anh CA: có quyền nhắc nhở nhưng không được tự ý động vũ lực đồng thời có
nghĩa vụ phải thực hiện kỉ luật từ cấp trên
3. M (học sinh lớp 10) mỗi ngày tự chạy xe đi học, gửi xe tại bãi để xe của trường,
cụ thể là cho người giữ xe X của công ty Y. Người giữ xe X, trong lúc trông xe
bỏ đi nhậu dẫn đến việc kẻ gian đột nhập lấy mất xe của M.
 Quan hệ pháp luật dân sự

Các yếu tố:

Chủ thể: M và người giữ xe X

Khách thể: M: được đảm bảo cho xe không bị mất 

Nội dung:

+ Đối với M: M có quyền được gửi xe tại bãi để xe của trường. Với trường hợp xe
bị mất, M có quyền yêu cầu bồi thường và thực hiện tố tụng dân sự nếu không nhận
được bồi thường hoặc bồi thường không đúng yêu cầu. Đồng thời phải có nghĩa vụ
gửi xe đúng phạm vi để xe của trường và cho đúng người giữ xe X của công ty Y.
+ Đối với X: người giữ xe X có quyền nhận xe của M. Đồng thời có nghĩa vụ giữ xe
cẩn thận. với trường hợp làm mất, người giữ xe X chịu trách nhiệm bồi thường khi
xe bị mất
 Quan hệ pháp luật kỷ luật : 
Các yếu tố: 
Chủ thể: người giữ xe X và công ty Y
Khách thể: công ty Y : đảm bảo trường hợp thiếu trách nhiệm làm tổn thất tài sản của
nhân viên ko lặp lại
Nội dung: 
+ Người giữ xe X : có quyền nhận lương giữ xe nhưng có nghĩa vụ giữ xe không để
mất và phải chịu sự kỷ luật của công ty nếu để mất xe ( thậm chí phải bồi thường về
tài sản )
+ Công ty Y: có quyền kỉ luật, xử phạt nhân viên của mình nếu không thực hiện
nhiệm vụ, có nghĩa vụ trả lương cho họ

4. Tháng 10/2009 bà B có vay của chị T số tiền 300 triệu đồng để hùn vốn kinh
doanh. Bà  B hẹn tháng 2/2010 sẽ trả đủ vốn và lãi là 30 triệu đồng cho chị T
nhưng không trả. Chị T nộp đơn kiện bà T lên tòa án nhân dân tại địa phương
 Quan hệ dân sự giữa bà B và chị T
     Các yếu tố :
Chủ thể : bà B và chị T 

Khách thể : 

+ bà B: được vay tiền để kinh doanh

  + Chị T: được nhận lại khoản tiền vay và có lãi


Nội dung :

+ Bà B: có quyền được vay chị T với số tiền 300 triệu đồng. Đồng thời phải có nghĩa
vụ phải trả đủ vốn và lãi  là 30 triệu đồng cho chị T đúng hẹn

+ Chị T: có quyền nhận lại khoản tiền vay và tiền lãi.Đồng thời có nghĩa vụ pháp lý
giao đúng khoản tiền vay cho bà B theo thỏa thuận gốc
 Quan hệ pháp luật dân sự
Chủ thể: Chị T, Bà B, Tòa án nhân dân địa phương 

Khách thể: Chị T: được đảm bảo được lấy lại tiền cho vay và tiền lãi

Nội dung: 

+ Chị T có quyền kiện bà B vì không trả nợ đúng hạn và có nghĩa vụ tuân theo quy
định pháp luật
+ Tòa án nhân dân địa phương có nghĩa vụ xem xét giải quyết đơn kiện
+ Bà B có nghĩa vụ chấp hành theo quyết định của Tòa án và trả nợ
5. A (20 tuổi) và B (21 tuổi) có ý định kết hôn với nhau, tuy nhiên chưa kịp kết
hôn thì cả hai cãi vã, B bỏ đi. Thấy vậy, A quyết định kết hôn với người khác để
vơi đi nỗi đau. Ngày 09/1/2022, A và D cùng nhau đến UBND Phường X đăng
ký kết hôn. Được sự chấp thuận của UBND Phường, cả hai được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký kết hôn và ra về.
 Quan hệ pháp luật dân sự ( quan hệ về hôn nhân và gia đình)

Các yếu tố cấu thành:

Chủ thể: A,B,D (cá nhân và đầy đủ năng lực chủ thể)

              UBND phường X (cơ quan)

 Khách thể:

+ Đối với A:  thiết lập qh hôn nhân với D để vơi cạn nỗi đau với B
+ Đối với D: quan hệ hôn nhân với A
Nội dung:

+ A, D: có quyền được kết hôn. Đồng thời phải có nghĩa vụ tuân theo Luật Hôn
nhân và gia đình
+ B: có nghĩa vụ phải chấp nhận quyết định kết hôn của A và D
  + UBND Phường X: có quyền chấp nhận hoặc bác bỏ yêu cầu kết hôn. Đồng thời có
nghĩa vụ phải cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Bài 2: Xác định các sự kiện dưới đây có khả năng là sự kiện pháp lý hay không và
nếu có thì thuộc loại nào, sự biến hay hành vi, nếu là hành vi thì hành vi hành
động hay không hành động, hợp pháp hay không hợp pháp:

1. Mưa

-Không là sự kiện pháp lý

2. Nộp đơn xin đăng ký kết hôn

-Là sự kiện pháp lý- hành vi- hành động- hợp pháp

3. Ra đường không đội mũ bảo hiểm

Là sự kiện pháp lý - hành vi - hành động - không hợp pháp

4. Không tố giác vi phạm pháp luật

Là sự kiện pháp lý - hành vi -không  hành động - không hợp pháp

5. Không khởi kiện đòi thanh toán nợ


 Không là sự kiện pháp lý

6. Một đứa bé được sinh ra

Là sự kiện pháp lý-sự biến

7. Một người bị chết

Là sự kiện pháp lý - sự biến

8. Vi phạm hợp đồng

Là sự kiện pháp lý - hành vi - hành động - không hợp pháp

9. Hoàn thành xong nghĩa vụ quân sự

Là sự kiện pháp lý- hành vi-  hành động- hợp pháp

10. Thực hiện xong nghĩa vụ theo hợp đồng

Là sự kiện pháp lý- hành vi- hành động- hợp pháp

You might also like