Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

MỤC LỤC

I: Tổng quan về bộ lọc số


1.1 Giới thiệu chương
1.2 Khái niệm bộ lọc số
1.3 Các bước để thiết kế một bộ lọc số
II. VẬN DỤNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
Tín hiệu xuất hiện hầu như ở tất cả các ngành khoa học kỹ thuật như: thông tin liên
lạc, rada, vật lý, sinh học… Có hai dạng tín hiệu: một là tín hiệu tương tự (liên tục theo
thời gian), hai là tín hiệu số (tín hiệu rời rạc). Ngày nay, với sự phát triển của công
nghệ, máy tính và xu hướng số hóa thì hầu hết các tín hiệu tương tự đều được chuyển
đổi thành tín hiệu số để truyền tải, lưu trữ và xử lý. Do đó, xử lý tín hiệu số (DSP)
càng ngày càng trở nên quan trọng, phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều
lĩnh vực và thiết bị. Để có thể tiếp cận lĩnh vực này, chúng ta cần có những kiến thức
cơ bản về tín hiệu số và các phương pháp xử lý.
Một trong những phép xử lý cơ bản nhất của DSP là lọc, và các hệ thống được đề cập
đến nhiều nhất trong xử lý tín hiệu số là các bộ lọc số (DF). Nếu xét đáp ứng xung có
thể chia các bộ lọc số thành hai loại chính là bộ lọc có đáp ứng xung hữu hạn FIR và
bộ lọc có đáp ứng xung vô hạn IIR. Còn nếu xét về đáp ứng tần số biên độ có thể chia
các bộ lọc FIR hay IIR thành bốn loại cơ bản: bộ lọc thông thấp (LPF), bộ lọc thông
cao (HPF), bộ lọc thông dải (BPF) và bộ lọc chắn dải (BSF). Việc thiết kế bộ lọc FIR
hay IIR đều có nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp có những ưu và
khuyết điểm riêng.
Được sự phân công của thầy giáo , trên cơ sở những kiến thức đã học , tôi là đã tìm
hiểu và thiết kế bộ lọc số FIR .
Em xin chân thành cám ơn thầy giáo , đã tận tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành
đề tài này . Chắc chắn đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót , rất mong được góp
ý của các quý thầy .
Xin chân thành cám ơn !
I: Tổng quan về bộ lọc số
1.1 Giới thiệu chương
Lọc là một quá trình rất quan trọng trong xử lý tín hiệu. Ngày nay, hầu hết tín hiệu
được chuyển thành tín hiệu số để truyền tải hoặc lưu trữ nên bộ lọc số được sử dụng
rất phổ biến trong xử lý tín hiệu. Để xử lý tín hiệu, chúng ta phải thiết kế và thực hiện
hệ thống (bộ lọc). Vấn đề thiết kế bộ lọc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như loại bộ lọc
hoặc cấu trúc của nó. Do đó, trước khi đi vào việc thiết kế, chúng ta cần tìm hiểu về bộ
lọc bởi vì cấu trúc bộ lọc khác nhau thì sẽ cần có chiến lược thiết kế khác nhau. Trong
chương này sẽ tìm hiểu một số lý thuyết cơ bản về bộ lọc số, các thành phần cơ bản
cấu thành bộ lọc số để tạo tiền đề cho việc tìm hiểu các cấu trúc bộ lọc số cũng như
các phương pháp thiết kế và thiết kế một bộ lọc số trong các chương sau. Nội dung cơ
bản của chương này như sau:
Khái niệm bộ lọc.
Các chỉ tiêu của bộ lọc.
Các ưu điểm của bộ lọc số.
Phân loại và đặc điểm của từng loại.
Các thành phần cơ bản của bộ lọc.
1.2 Khái niệm bộ lọc số
Trước tiên ta xét hệ thống tuyến tính bất biến trong miền biến số n:

 
Hình 1.1 Hệ thống tuyến tính bất biến trong miền biến số n.
Trong đó:
h(n): là đáp ứng xung của hệ thống, là đặc trưng hoàn toàn cho hệ thống trong miền
biến số n. Mặt khác, một hệ thống tuyến tính bất biến cũng được biểu diễn bởi phương
trình sai phân sau:
Tổng hợp tất cả các hệ số ak và br sẽ biểu diễn một hệ thống tuyến tính bất biến. Tức
là các hệ số ak và br đặc trưng hoàn toàn cho hệ thống.
Trong miền z, hệ thống được đặc trưng bởi hàm truyền đạt H(z):
Khi đó, trong miền tần số:
Nếu hàm truyền đạt H(z) được đánh giá trên vòng tròn đơn vị |z|=1 thì chúng ta có đặc
tính tần số :
Quan hệ trên cho thấy rằng việc phân bố tần số và pha của tín hiệu vào x(n) được tác
động bởi hệ thống tùy thuộc vào dạng của . Chính dạng của  đã xác định việc suy giảm
hay khuếch đại các thành phần tần số khác nhau. Các hệ thống tương ứng với  này có
đặc tính tần số mong muốn và có thể thực thi được về mặt vật lý được gọi là bộ lọc số.
1.3 Các bước để thiết kế một bộ lọc số
Việc thiết kế một bộ lọc số tiến hành theo 3 bước:
            -  Đưa ra các chỉ tiêu (Specifications): Để thiết kế một bộ lọc, đầu tiên chúng ta
cần xác định các chỉ tiêu. Các chỉ tiêu được xác định theo yêu cầu của người dùng.
            - Tìm các  xấp xỉ (Appproximations): Một khi chỉ tiêu đã được xác định, sử
dụng các khái niệm và công cụ toán học khác nhau để tiến tới biểu diễn và tính gần
đúng cho bộ lọc với tập các chỉ tiêu đã cho. Bước này là chủ đề chính của việc thiết kế
lọc số.
            - Thực hiện bộ lọc (Implementation): Kết quả của các bước trên được mô tả
dưới dạng một phương trình sai phân, hoặc một hàm hệ thống H(z), hoặc một đáp ứng
xung h(n). Từ các mô tả này chúng ta có thể thi hành bộ lọc bằng phần cứng hoặc phần
mềm mô phỏng trên máy tính.
Với bộ lọc FIR có thể đạt được chính xác yêu cầu về pha tuyến tính. Còn bộ lọc IIR,
một dải thông có pha tuyến tính là rất khó đạt. Do đó, chúng ta chỉ xét các chỉ tiêu về
biên độ.
1.4 Tính chất và Ứng dụng
Bộ lọc thông thấp là một mạch làm suy giảm tất cả các thành phần tín hiệu trên tần số
cắt đến một mức đáng kể. Về mặt kỹ thuật, bất kỳ bộ lọc nào cũng có thể được phân loại là bộ
lọc lý tưởng và bộ lọc thực tế, hình dưới đây cho thấy phản hồi của bộ lọc thông thấp lý tưởng
và thực tế: LPF lý tưởng được định nghĩa là bộ lọc có phản hồi của đầu vào lý tưởng so với
các tần số đầu ra, tức là nó phải có độ suy giảm bằng không cho tất cả các khoảng trống vượt
qua và suy hao vô hạn cho các tần số bị chặn. LPF lý tưởng có phản hồi phẳng. Nhưng thực tế
là không thể do đó chúng ta nhận được phản hồi hơi cong, điều này là do các thành phần
không lý tưởng mà chúng ta sử dụng để tạo ra LPF.
Ứng dụng:
1) Trong đầu thu của máy thu hình máy thu vô tuyến...
2) Trong điện tử công suất để lọc ra tiếng ồn tần số cao.
3) Trong các mạch giải điều chế để khôi phục các tín hiệu ban đầu ví dụ như máy thu FM
hoặc AM.
4) LPF loại R-C được sử dụng làm bộ tích phân.
5) Phát hiện pha trong vòng lặp bị khóa pha
- Cửa sổ KBD được sử dụng ở định dạng âm thanh kỹ thuật số Mã hóa âm thanh
nâng cao .

II. Vận dụng


1. Thiết kế mạch lọc thông thấp
Em đã thiết kế một bộ lọc thông thấp như hình dưới đây:

2. Các thông số chi tiết


1. Filter Settings : Thông số được cài dặt bởi người dùng
 Phần Filter Type : chọn loại bộ lọc , ở đây em chọn bộ lọc thông
thấp-Low pass
 Sampling rate [Hz]:Tốc độ lấy mẫu ở đây em đặt là mặc định là 1
-Ở đây Tốc độ lấy mẫu càng lớn thì khôi phục tín hiệu càng chính
xác
 Cutoff frequency fL[Hz] : Tần số cắt ở đây em đặt là là 0,1
-Khi tăng hay giảm => đường màu xanh dương sẽ sang phải khi
tăng và giảm nếu ngược lại.
 Transition bandwidth bL [Hz] :Băng thông ở đây em đặt là là 0,08
-Khi tăng hay giảm => 2 đường màu đỏ dương sẽ dãn xa nhau khi
tăng và tiến sát vào nhau nếu ngược lại.

Đồ thị ideal response:

2. Filter Characteristics : Đặc tính của bộ lọc khi được xuất ra


- Bốn đồ thị - đặc tính của bộ lọc thông thấp:
- Hình 1 & Hình 2: Frequency response

-Hai hình trên đều là đáp ứng về tần số ,riêng hình 2 là đáp ứng về tần số đơn vị dB.
-Tổng hợp Lọc số chỉ xét đến giai đọan đầu, tức là xác định h(n) sao cho thỏa mãn các
chỉ tiêu kỹ thuật đề ra, thông thường các chỉ tiêu cho trước là các thông số của Đáp
ứng tần số.
- Hình 3: Impilse response

-Hình trên thể hiện đáp ứng xung , khi thực hiện trong miền thời gian , tín hiệu trong
miền thời gian sẽ được nhân với tổng chập trong miền thời gian.
- Hình 4: Step response
-Hình trên thể hiện bước của bộ lọc thông thấp , các bước của một hệ thống trong
trạng thái ban đầu cho bao gồm sự phát triển thời điểm đầu ra của nó khi đầu vào kiểm soát
của nó . Trong lý thuyết điều khiển và kỹ thuật điện tử , đáp ứng bước là hành vi theo thời
gian của các đầu ra của một hệ thống chung khi các đầu vào của nó thay đổi từ 0 thành 1
trong một thời gian rất ngắn .Về mặt hình thức, biết phản ứng bước của một hệ thống động
lực cung cấp thông tin về tính ổn định của một hệ thống như vậy và về khả năng của nó để đạt
được trạng thái tĩnh khi bắt đầu từ một hệ thống khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Đặng Hoài Bắc, “Xử lý tín hiệu số”, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
– Hà Nội 2006.
[2] Dương Tử Cường, “Xử lý tín hiệu số”, nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân - Hà Nội
2003.
[3] Nguyễn Thanh Duẩn, “Luận án Tìm hiểu simulink trong matlab”.
[4] Nguyễn Quốc Trung, “Xử lý tín hiệu và lọc số tập 1”, nhà xuất bản Khoa Học Kỹ
Thuật – Hà Nội 2006.
[5] Nguyễn Quốc Trung, “Xử lý tín hiệu và lọc số tập 2”, nhà xuất bản Khoa Học Kỹ
Thuật – Hà Nội 2003.

You might also like