BPO-phuong Thuc Thanh Toan Ky Thuat So, Thi Thoi Tuong Lai

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 22

BPO – PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN KỸ THUẬT SỐ, “THÌ” THỜI

TƯƠNG LAI
GS, TS Đinh Xuân Trình
Tóm tắt
Nghĩa vụ thanh toán ngân hàng (Bank Payment Obligation - BPO) là phương
thức thanh toán và tài trợ thương mại mới xuất hiện trong những năm gần đây và
được điều chỉnh bởi “Các quy tắc thống nhất đối với nghĩa vụ thanh toán ngân hàng”
(Uniform Rules for Bank Payment Obligation – URBPO) do Phòng thương mại quốc
tế ban hành năm 2013. Hiện nay, URBPO là một tập quán thương mại quốc tế duy
nhất điều chỉnh BPO, cho nên cần phải nghiên cứu, tìm hiểu những quy tắc pháp lý
quy định trong URBPO để có thể, một mặt sử dụng có hiệu quả, mặt khác nhận dạng
được những khó khăn trong áp dụng phương thức thanh toán và tài trợ thương mại
mới này để trong một thời gian không xa sẽ đưa phương thức này vào đời sống kimh
tế xã hội ở Việt Nam.
Từ khóa: Nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng - BPO (Bank Payment
Obligation), Các quy tắc thống nhất đối với nghĩa vụ thanh toán ngân hàng -URBPO
(Uniform Rules for Bank Payment Obligation), thư tín dụng – L/C (Letter of Credit),
Ghi sổ - O/A (Open Account), Dữ liệu cơ sở đã được thiết lập (Established
Baseline), Hệ ứng dụng so khớp dữ liệu giao dịch (Transaction Matching
Application), Bộ dữ liệu thương mại số (Digital Commercial Data Set)
1.Khái niệm phương thức BPO
Các phương thức tài trợ và thanh toán quốc tế thường được áp dụng trên
thương trường gồm có phương thức Chuyển tiền (Remittance), Ghi sổ (Open
account), Nhờ thu (Collection), Thư tín dụng dự phòng (Standby credit), Bảo lãnh
theo yêu cầu (Demand guarantees), Tín dụng chứng từ (Documentary credit).
Theo thống kê của Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn thế giới
(Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication viết tắt SWIFT)
năm 2016, phương thức Ghi sổ (O/A) chiếm tới 70% tổng lượng thanh toán thương
1


mại thế giới và phương thức tín dụng chứng từ (D/C) chỉ chiếm vào khoảng 15%.
Vào thời điểm này, SWIFT cũng dự báo đến những năm 20s của thế kỷ này, dự
đoán tỷ trọng của O/A sẽ tăng lên gần 90%, còn lại 10% thuộc về các phương thức
khác, trong đó tỷ trọng của D/C chỉ còn chiếm trên dưới 6%. Điều đó cho thấy,
thanh toán thương mại thế giới đã rơi vào hai phương thức O/A và D/C và nếu tích
hợp hai phương thức này thành một phương thức thanh toán và tài trợ thương mại
sẽ tác động không nhỏ đến thương mại thế giới.
Để tạo ra một chiếc máy bay Airbus A380 đã phải huy động 1.550 Công ty
của 30 quốc gia, nếu sản xuất, tài trợ vốn lưu động và thanh toán đơn lẻ, thiếu liên
kết thì sẽ không thể có 4 triệu bộ phận của máy bay đồng bộ để lắp ráp thành một
máy bay Airbus A380 hoàn chỉnh để xuất xưởng. Từ thế kỷ trước, Pháp đã đưa
chuỗi cung ứng sản xuất, tiêu thụ kết hợp với chuỗi cung ứng tài chính toàn diện
vào ngành sản xuất máy bay và nhờ đó đã đưa ngành sản xuất hàng không dân dụng
của Pháp phát triển ngoạn mục và giữ vị thế độc quyền không thua kém Boeing Hoa
kỳ.
Ngày nay, dưới tác động của toàn cầu hóa và đa phương hóa trong hợp tác,
các chuỗi cung ứng sản xuất và tiêu thụ liên kết với các chuỗi cung ứng thanh toán
và tài chính toàn diện đang trở thành phương thuốc cứu cánh đưa kinh tế quốc gia
hội nhập có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới, cơ cấu lại kinh tế trong nước, sử dụng
tốt nguồn lực nội tại để chủ động cho hội nhập và phát triển.
Tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản xuất và tiêu thụ thường là
thông thoáng hơn so với tham gia vào chuỗi cung ứng thanh toán và tài trợ thương
mại quốc tế, bởi vì, vấn đề quyền sở hữu tài sản và mức độ an toàn trong thanh toán
và tài trợ thương mại quốc tế thường phát sinh và ngăn trở . Để khắc phục vấn đề
này, trước hết cần tìm ra một phương thức tài trợ và thanh toán quốc tế kiểu mới,
một mặt nó phải bao phủ phần lớn lưu lượng thanh toán và tài trợ trong chuỗi cung
ứng tài chính toàn diện và sau nữa, rất quan trọng là phải đạt được hai mục tiêu về
quyền sở hữu tài sản và độ an toàn trong vận hành chuỗi .


Năm 2013, Phòng thương mại quốc tế (ICC) ban hành “ Các quy tắc thống
nhất đối với nghĩa vụ thanh toán ngân hàng – Uniform Rules for Bank Payment
Obligations – URBPO” điều chỉnh một phương thức tài trợ và thanh toán kiểu mới,
kỹ thuật số hiện đại lấy tên “ Nghĩa vụ thanh toán ngân hàng - Bank Payment
Obligation - BPO”.
Nghĩa vụ thanh toán ngân hàng hay BPO là “ một cam kết độc lập và không
thể hủy ngang của một Ngân hàng có nghĩa vụ sẽ thanh toán ngay hoặc sẽ cam kết
thanh toán về sau và trả tiền khi đáo hạn một số tiền nhất định cho Ngân hàng tiếp
nhận sau khi xuất trình tất cả các Bộ dữ liệu do Dữ liệu cơ sở đã được thiết lập yêu
cầu và cho kết quả So khớp phù hợp hoặc đã chấp nhận so khớp không phù hợp
theo đúng quy định điều 10(c)” {BPO means an irrevocable and independent
undertaking of an Obligor Bank to pay or incur a deferred payment obligation and
pay at maturity a specified amount to a Recipient Bank following Submission of all
Data Sets required by an Established Baseline resulting in a Data Match or an
acceptance of a Data Mismatch pursuant to sub-aricle 10(c)}.
Khái niệm này tương tự như khái nhiệm về Thư tín dụng (Letter of credit)
quy định trong UCP 600 2007, nếu có khác chỉ thể hiện trên một số mặt sau đây:
(i) Về cam kết thanh toán.
Trong phương thức thanh toán D/C, ngân hàng phát hành L/C cam kết thanh
toán với người bán (người thụ hưởng L/C) với điều kiện người thụ hưởng L/C xuất
trình chứng từ thương mại giao hàng phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy
định trong L/C.
Trong phương thức thanh toán BPO, ngân hàng phát hành BPO (gọi là Ngân
hàng có nghĩa vụ- Obligor Bank) cam kết thanh toán với Ngân hàng tiếp nhận (gọi
là ngân hàng thụ hưởng BPO – Recipient Bank) với điều kiện ngân hàng tiếp nhận
xuất trình Bộ dữ liệu chứng từ số (Digital Data Set) phù hợp với Dữ liệu cơ sở đã
được thiết lập (Established Baseline).
Từ hai khái niệm này cho thấy nội dung cam kết thanh toán quy định trong
phương thức BPO và D/C khác nhau rất cơ bản:
3


- Trong phương thức D/C, Ngân hàng phát hành L/C cam kết trả tiền với người
bán, tức là người thụ hưởng L/C, còn trong phương thức BPO, Ngân hàng có nghĩa
vụ phát hành BPO cam kết trả tiền với ngân hàng tiếp nhận, tức là ngân hàng thụ
hưởng BPO.
- Đối tượng xuất trình trong D/C là chứng từ thương mại truyền thống, còn trong
BPO là Bộ dữ liệu chứng từ số.
- Điều kiện thanh toán quy định trong phương thức D/C là chứng từ xuất trình phù
hợp với L/C, còn trong phương thức BPO là sự phù hợp với Dữ liệu cơ sở đã được
thiết lập.
(ii) Về căn cứ pháp lý thanh toán.
Căn cứ pháp lý thanh toán của phương thức BPO là Bộ dữ liệu chứng từ số
(Digital Data Set) do Ngân hàng thụ hưởng (Recipient Bank) xuất trình đòi tiền
Ngân hàng có nghĩa vụ (Obligor Bank), nếu Bộ dữ liệu chứng từ số này phù hợp
với Dữ liệu cơ sở đã được thiết lập thì ngân hàng có nghĩa vụ phải thực hiện việc
thanh toán hay chấp nhận thanh toán.
Bộ dữ liệu chứng từ số được tạo lập từ việc triết suất từ các chứng từ giao
hàng do người bán xuất trình cho Ngân hàng của người bán, tức là ngân hàng thụ
hưởng BPO.
Ví dụ. Bộ dữ liệu thương mại (Commercial Data Set) được triết suất từ hóa
đơn thương mại bản gốc thường gồm có các dữ liệu như sau:
- Số tham chiếu giao dịch;
- Mã định danh Bộ dữ liệu thương mại;
- Số hóa đơn và ngày phát hành;
- Số tham chiếu Lệnh mua hàng hoặc Hợp đồng mua bán;
- Tên người mua và Quốc gia;
- Mã định danh Ngân hàng người mua;
- Tên người bán và Quốc gia;
- Mã định danh Ngân hàng người bán;
- Điều khoản thanh toán;
4


- Hàng hóa: số lượng và số tiền theo chủng loại hàng hóa;
- Điều kiện trả tiền, nhận dạng tài khoản ghi nợ.
(iii) Về kiểm tra sự xuất trình phù hợp.
Các ngân hàng tham gia giao dịch trong phương thức BPO bằng các dữ liệu,
không giao dịch bằng các chứng từ, hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện mà các
dữ liệu hoặc chứng từ có liên quan. Việc kiểm tra các bộ dữ liệu thương mại số đều
được thực hiện bằng máy TMA (gọi là Hệ ứng dụng so khớp Dữ liệu giao dịch –
Transaction Matching Application), không bằng tay như kiểm tra chứng từ trong
phương thức D/C. Có lẽ từ đặc điểm này, trên thương trường người ta gọi phương
thức BPO là phương thức tài trợ và thanh toán kỹ thuật số.
(iv) Về căn cứ pháp lý phát hành.
Với phương thức D/C, ngân hàng phát hành L/C căn cứ vào Đơn yêu cầu
phát hành của người mua gửi đến, nếu đồng ý, thì ngân hành căn cứ vào các điều
kiện và điều khoản quy định trong Đơn để thiết kế một L/C phát hành cho người
bán thụ hưởng.
Cơ chế phát hành BPO không như vậy. Để phát hành một BPO, người mua
và người bán phải ký với các ngân hàng của họ (ngân hàng người mua (Buyer’s
Bank) và ngân hàng người bán (Seller’s Bank) thỏa thuận khách hàng với BPO (BPO
Customer Agreement). Trong đó quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong thực
hiện phương thức BPO.
Người mua và người bán phải chuyển cho các ngân hàng của mình những
chi tiết của hợp đồng thương mại cơ sở để hai ngân hàng mua và ngân hàng người
bán thiết lập Dữ liệu cơ sở đã được thiết lập (Established Baseline). Dữ liệu cơ sở
đã được thiết lập là một văn bản pháp lý xác nhận quyền và nghĩa vụ của các bên (
người mua, người bán, ngân hàng người mua và ngân hàng người bán) trong phát
hành, vận hành và chấm dứt BPO.
Ngân hàng có nghĩa vụ tiến hành trả tiền cho ngân hàng thụ hưởng BPO chỉ
căn cứ và việc xuất trình Bộ dữ liệu thương mại số( Digital Data Set) xem có phù


hợp với Dữ liệu cơ sở đã được thiết lập hay không, nếu phù hợp thì thanh toán,
ngược lại thì có quyền từ chối thanh toán.
Việc kiểm tra sự phù hợp này được tiến hành bằng máy, có nghĩa là phải tiến
hành so khớp thông qua Hệ ứng dụng so khớp dữ liệu giao dịch ( Transaction
Matching Application – TMA), không kiểm tra bằng tay như quy định trong thanh
toán bằng L/C.
Kết quả từ sự phân tích khái niệm BPO ở trên đã nói lên những đặc tính nổi
trội mà các phương thức tài trợ và thanh toán hiện hành trên thế giới không thể có.
Những đặc tính đó chi phối đến việc phát hành, lưu thông và vận hành đến chấm
dứt BPO trong chuỗi cung ứng toàn cầu về sản xuất, tiêu thụ và tài chính toàn diện.
Một là, phương thức BPO được tích hợp từ hai phương thức thanh toán và
tài trợ Ghi sổ (O/A) và Tín dụng chứng từ (D/C). Hai phương thức tài trợ và thanh
toán này chiếm hơn 90% thị phần trong thanh toán và tài trợ của thương mại thế
giới, cho nên độ bao phủ của nó phù hợp với khả năng ứng dụng của chuỗi cung
ứng sản xuất và tiêu thụ toàn cầu.
Hai là, Phương thức BPO phát huy được các điểm mạnh và hạn chế được các
điểm yếu của phương thức Ghi sổ (O/A) và đồng thời loại bỏ được tính phức tạp và
khai thác được tính an toàn trong thanh toán bằng phương thức Tín dụng chứng từ
(D/C). BPO đã tích hợp được 6 điểm mở (Open Points) của phương thức O/A với 1
điểm thắt (Tie Point) của phương thức D/C, cho nên đã tạo nên tính ưu việt của
phương thức tài trợ và thanh toán BPO mà các phương thức khác đang hiện hành
trên thương trường không thể có.
a. Sáu điểm mở của phương thức O/A gồm:
(1) Người mua nhận hàng hoặc dịch vụ từ người bán nhưng chưa phải thanh toán
hay chấp nhận thanh toán.
(2) Người bán giao chứng từ giao hàng ( Shipping Documents) trực tiếp cho người
mua không kèm theo điều kiện thanh toán hay chấp nhận thanh toán (Documents
against Payment – D/P hay Documents against Acceptance – D/A).


(3) Thanh toán hay chấp nhận thanh toán sau khi nhận hàng có thể là một lần hoặc
nhiều lần do thỏa thuận cuả người bán và người mua khi đáo hạn.
(4) Nghĩa vụ thanh toán hay chấp nhận thanh toán là tự nguyện, trừ khi quy định
khác đi.
(5) Ngân hàng thương mại không có vai trò gì trong phương thức BPO và tất nhiên
không có trách nhiệm mở tài khoản và cam kết thanh toán với người bán. Ngân ngân
hàng chuyển tiền cho người bán, chỉ khi nào Người mua yêu cầu.
(6) Là phương thức sử dụng rộng rải trên thương trường, nhưng cho đến nay chưa
có Luật hay Tập quán thương mại quốc tế điều chỉnh phương thức này. Điểm mở
này như con giao hai lưỡi, sử dụng kẽo đứt tay.
b. Điểm thắt của phương thức D/C
Phương thức tài trợ và thanh toán D/C là một trong những phương thức có
lợi cho người bán, bởi vì phương thức này quy định rằng, người bán chỉ giao hàng
cho người mua khi đã được thụ hưởng một L/C do ngân hàng của người mua phát
hành, trong đó ngân hàng cam kết trả tiền cho người bán nếu người bán xuất trình
chứng từ giao hàng phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C đó. Đây là
điểm thắt của phương thức D/C, có nghĩa là điểm bắt buộc thanh toán người mua
phải thực hiện, nếu không, người bán sẽ không có nghĩa vụ giao hàng, dù cho hợp
đồng mua bán đã ký kết.
Phương thức BPO cũng quy định rằng, một khi Bộ dữ liệu chứng từ số
(Digital data Set) mà ngân hàng thụ hưởng BPO xuất trình phù hợp với Dữ liệu cơ
sở đã được thiết lập thì ngân hàng có nghĩa vụ phải thanh toán hay chấp nhận thanh
toán.
Tuy nhiên, phương thức BPO đã tích hợp được những ưu điểm của phương
thức A/O và D/C, những đồng thời cũng gánh lấy những nhược điểm của hai phương
thức này. Đó là tính không an toàn trong thanh toán của phương thức A/O và tính
phức tạp của phương thức D/C, đặc biệt là sự giả mạo chứng từ xuất trình đòi tiền.
2. Những điểm khác biệt của BPO so với các phương thức thanh toán và tài trợ
thương mại khác
7


Trên cơ sở quán triệt “ Các quy tắc thống nhất đối với nghĩa vụ thanh toán
ngân hàng - URBPO”, từ sự tích hợp hai phương thức thanh toán Ghi sổ (A/O) và
Tín dụng chứng từ (D/C) tạo thành BPO, có thể rút ra những điểm khác biệt của
phương thức thanh toán và tài trợ này so với các phương thức khác mà sự khác biệt
đó sẽ chi phối nhiều đến sự phát hành, lưu thông và chấm dứt một BPO.
v Phương thức thanh toán và tài trợ BPO được tích hợp từ hai phương
thức thanh toán và tài trợ Ghi sổ (A/O) và Tín dụng chứng từ (D/C) theo mô hình 4
góc (4-corner model ), mô hình này có nhiều ưu điểm hơn mô hình 3 góc (3- corner
model) của phương thức tín dụng chứng từ (D/C), nhờ đó tạo nên tính ưu điểm vượt
trội của BPO so với các phương thức khác.
Mô hình 1: Mô hình 4 góc BPO

Hợp đồng mua bán

Người Người
mua bán
…Hàng hóa và chứng từ
ƒThỏa thuận ƒThỏa thuận
khách hàng với Œ Œ khách hàng với
BPO BPO
‚Dữ liệu cơ sở đã thiết lập

Ngân hàng Ngân hàng


người mua người bán
„BPO

Chú thích.
 Hợp đồng mua bán được ký kết giữa người mua và người bán, trong đó quy định
phương thức thanh toán BPO.
Œ Chuyển nội dung chi tiết hợp đồng cho hai ngân hàng để số hóa và tạo lập Dữ
liệu cơ sở đã thiết lập (Established Baseline).


‚ Dữ liệu cơ sở đã được thiết lập từ sự thỏa thuận của hai ngân hàng người mua và
người bán .
ƒ Ký kết thỏa thuận khách hàng với BPO (BPO Customer Agreement) giữa hai
ngân hàng với người mua và người bán.
„ Ngân hàng người mua (ngân hàng có nghĩa vụ - Obligor Bank) thể theo yêu cầu
của người mua phát hành một BPO cho ngân hàng người bán thụ hưởng (ngân hàng
tiếp nhận -Recipient Bank) .
Tích hợp theo mô hình 4 góc BPO có ưu điểm vượt trội so với mô hình 3 góc
D/C, thể hiện
(i) BPO hình thành trên cơ sở 3 loại thỏa thuận, cho nên BPO ra đời đã hàm
chứa trong lòng nó tính đồng thuận cao, giảm thiểu được sự khác biệt về nội dung,
nhờ đó vận hành phương thức BPO sẽ nhiều thuận lợi, ít trắc trở. Các loại thỏa thuận
gồm có:
- Hợp đồng mua bán ký kết giữa người mua và người bán, trong đó quy định
thanh toán bằng phương thức BPO.
- Thỏa thuận khách hàng với BPO ký kết giữa ngân hàng người mua ( Buyer’s
Bank) với người mua và ngân hàng người bán (Seller’s Bank) với người bán, trong
đó quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia phương thức BPO.
- Dữ liệu cơ sở đã thiết lập là văn bản ký kết giữa ngân hàng người mua và
ngân hàng người bán quy định các điều kiện và điều khoản của BPO ràng buộc các
bên có liên quan phải thực hiện.
(ii) Giao dịch hình thành BPO là giao dịch đa tuyến, còn của D/C là đơn
tuyến. Giao dịch đa tuyến là giao dịch có nhiều thành phần tham gia hình thành một
BPO, bao gồm người mua, người bán, ngân hàng người mua và ngân hàng người
bán; còn ngược lại giao dịch hình thành D/C là giao dịch đơn tuyến, tức là chỉ do
một ngân hàng của người mua thiết kế L/C và sau đó phát hành cho người bán thụ
hưởng. Giao dịch đơn tuyến dễ dẫn đến độc quyền, chủ quan. Ngược lại giao dịch
đa tuyến do có nhiều thành phần tham gia cho nên tính cộng đồng tốt, loại bỏ được
sự độc quyền trong thanh toán và tài trợ, tuy nhiên cũng có mặt trái của giao dịch
9


đa tuyến, nhất là ngôn ngữ giao dịch số cũng còn nhiều cách hiểu khác nhau, chưa
có một chuẩn mực chung (uniform standard), nên sẽ phát sinh tranh chấp.
Mô hình 2: Mô hình 3 góc D/C

Hợp đồng mua bán

Người Người
mua bán

‚Đơn yêu cầu ƒThư tín dụng


phát hành L/C

„Ngân hàng
phát hành L/C

 Hợp đồng mua bán được ký kết, trong đó quy định phương thức thanh toán D/C.
‚ Người mua gửi Đơn yêu cầu phát hành L/C đến ngân hàng chỉ định yêu cầu phát
hành một L/C cho người bán thụ hưởng.
ƒ Ngân hàng căn cứ vào Đơn yêu cầu phát hành L/C để thiết kế một L/C để phát
hành cho người bán thụ hưởng.
„ Ngân hàng phát hành L/C chỉ dựa duy nhất vào Đơn yêu cầu phát hành một L/C
cho người thụ hưởng tín dụng. Giao dịch đơn tuyến tạo cho ngân hàng phát hành
L/C sự độc quyền, thiếu tính khách quan, cho nên độ tin cậy đối với L/C không cao.
Một điều đáng lưu ý là, mô hình này thích hợp với vai trò “bao đồng” của
ngân hàng thương mại, nhưng ngày nay vai trò đó đang bị công nghệ tài chính làm
cho lu mờ bởi công nghệ tài chính Fintech, P2P lending và Sharing Economy.
v BPO là một cam kết độc lập không thể hủy ngang trong thời gian hiệu
lực của BPO. Tuy nhiên Điều khoản 3 của URBPO định nghĩa về BPO cũng chưa
được rõ ràng. Cụ thể, nghĩa vụ thanh toán ngân hàng (BPO) là một cam kết độc lập
và không thể hủy ngang của một Ngân hàng có nghĩa vụ chưa thể hiện được hình
thức của sự cam kết này là bằng văn bản hay bằng lời nói, mà hình thức của sự cam
kết đó sẽ ảnh hưởng đến nội hàm thực chất của sự cam kết.
10


Tuy không có điều khoản nào trong URBPO thể hiện cụ thể hình thức của sự
cam kết, nhưng khảo sát qua một số điều khoản của URBPO cũng có thể nhận thấy
hình thức cam kết đó là bằng văn bản, ví dụ điều khoản 2.b áp dụng URBPO, 6.a
về BPO và hợp đồng, 10.b về cam kết của ngân hàng có nghĩa vụ,11.c về sửa
đổi..vv….Cho nên cần bổ sung hình thức văn bản của sự cam kết vào khái niệm, dù
cho văn bản đó được định dạng với bất cứ hình thức nào, miễn không phải là lời
nói.
Nghĩa vụ thanh toán ngân hàng (BPO) là một văn bản cam kết độc lập và
không thể hủy ngang, có nghĩa là văn bản cam kết BPO này độc lập với các văn
bản khác có liên quan đến sự hình thành, tồn tại và chấm dứt BPO như Hợp đồng
mua bán ký kết giữa người mua và người bán, văn bản Thỏa thuận khách hàng với
BPO (BPO Customer Agreement) ký kết giữa ngân hàng với khách hành trong sử
dụng BPO và Dữ liệu cơ sở đã được thiết lập ( Established Baseline).
Theo quy định tại điều khoản 3 URBPO 1.0 2013, Dữ liệu cơ sở ( Baseline)
là những dữ liệu liên quan đến giao dịch thương mại được người mua và người bán
chuyển đến ngân hàng người mua và ngân hàng người bán để thiết lập Dữ liệu cơ
sở. Dữ liệu cơ sở này sau khi thiết lập sẽ trở thành nền tảng cho ngân hàng có nghĩa
vụ dựa vào đó để phát hành BPO.
Trong trường hợp có nhiều Ngân hàng có nghĩa vụ nhận trách nhiệm thanh
toán một giao dịch thương mại cơ sở, mỗi Ngân hàng có nghĩa vụ phải phát hành
một BPO để cam kết thanh toán cho Ngân hàng thụ hưởng. Các BPO dù cùng chung
một Dữ liệu cơ sở đã được thiết lập, nhưng chúng hoàn toàn độc lập với nhau thậm
chí riêng biệt nhau.
Cam kết độc lập có nghĩa là cam kết đó độc lập với các giao dịch thương mại
cơ sở hình thành BPO, độc lập với yêu cầu phát hành BPO sau khi BPO đã được
phát hành, độc lập với các thỏa thuận khách hàng ( BPO Customer Agreement), độc
lập với các BPO khác cùng chung với một Dữ liệu cơ sở đã được thiết lập, độc lập
còn có nghĩa là BPO này bị từ chối thanh toán cũng không ảnh hưởng đến các BPO
khác cùng chung một Dữ liệu cơ sở đã được thiết lập và ngoài ra độc lập còn có
11


nghĩa là không nhất thiết các BPO phải thống nhất dẫn chiếu một nguồn pháp lý
điều chỉnh, nếu nhiều BPO cùng chung một Dữ liệu cơ sở đã được thiết lập.
Riêng biệt có nghĩa là tính chất tách rời nhau, tách rời với cái chung. Độc lập
là tự mình tồn tại, hoạt động không nương tựa hoặc phụ thuộc vào ai, vào các gì
khác. Có những giao dịch riêng biệt, nhưng để tồn tại hoặc hoạt động lại phải dựa
vào những giao dịch khác, thì giao dịch riêng biệt đó không có tính độc lập. Đặc thù
của giao dịch BPO là giao dịch vừa độc lập và vừa riêng biệt với các giao dịch cơ
sở khác, có nghĩa là giá trị hiệu lực của BPO vẫn không thay đổi, dù cho giao dịch
cơ sở (underlying transaction) đã thay đổi, thậm chí chấm dứt sự tồn tại.
v BPO là không thể chuyển nhượng như Thư tín dụng, do việc chuyển
nhượng này phải yêu cầu sửa đổi Dữ liệu cơ sở đã được thiết lập, điều đó là không
được phép như quy định tại điều khoản 11.d URBPO 1.0 2013: “ Một Dữ liệu cơ sở
đã được thiết lập sẽ không được thay đổi”, tuy nhiên Ngân hàng thụ hưởng BPO có
quyền chuyển nhượng bất cứ số tiền nào mà nó có hoặc có thể trở thành người có
quyền được hưởng theo BPO. Nhờ vào quy định này, chuỗi cung ứng tài chính BPO
tài trợ cho chuỗi cung ứng sản xuất, phân phối đến tiêu thụ sẽ đảm bảo được sự ổn
định, không bị đứt gảy.
Chuyển nhượng L/C là sự chuyển nhượng quyền thực hiện L/C cho một
người khác. Nội dung của quyền thực hiện một L/C bao gồm quyền giao hàng và
quyền đòi tiền. Người thụ hưởng thứ NHẤT L/C không thừa hưởng quyền này có
quyền chuyển nhượng nó cho người thụ hưởng thứ HAI. Người thụ hưởng thứ HAI
tiến hành giao hàng và xuất trình chứng từ đòi tiền người thụ hưởng thứ NHẤT.
Người thụ hưởng thứ NHẤT thiết lập lại bộ chứng từ để xuất trình đòi tiền ngân
hàng phát hành L/C. Như vậy, việc chuyển nhượng L/C đã được thực hiện và chấm
dứt khi ngân hàng phát hành trả tiền.
Trong thanh toán bằng phương thức BPO, giao hàng phát sinh giữa người
mua và người bán, còn thanh toán phát sinh giữa Ngân hàng của người mua (Buyer’s
Bank) và Ngân hàng của người bán (Seller’s Bank), hai loại giao dịch này tách rời
nhau. Cho nên chuyển nhượng BPO không thể hiểu là chuyển nhượng quyền thực
12


hiện BPO như chuyển nhượng L/C. Ngân hàng thụ hưởng BPO chỉ được thụ hưởng
một quyền, đó là quyền đòi tiền Ngân hàng có nghĩa vụ phát hành BPO. Vậy ngân
hàng này có quyền chuyển nhượng quyền đòi tiền cho một ngân hàng thụ hưởng
BPO khác không, nếu hai ngân hàng thụ hưởng BPO cùng chung một Dữ liệu cơ sở
đã được thiết lập? Có lẽ đây là một hạn chế của quy định chuyển nhượng BPO trong
URBPO.
v Giao dịch trong phương thức BPO là giao dịch bằng Bộ dữ liệu (Data
Set), không giao dịch bằng chứng từ, hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện mà các
Dữ liệu hoặc chứng từ có liên quan.
Cần lưu ý rằng, trong giao dịch BPO tồn tại song song hai chuỗi cung ứng
chứng từ khác nhau, một là chuỗi cung ứng chứng từ văn bản phục vụ cho hoạt động
giao nhận hàng hóa giữa người mua và người bán, hai là chuỗi cung ứng Dữ liệu
thương mại số (Digital Commercial Data ) phục vụ cho việc thanh toán giữa các
ngân hàng tham gia (Involved Bank) với nhau.
Các chứng từ giao hàng bản gốc sẽ được người bán chuyển giao trực tiếp cho
người mua để người mua nhận hàng, còn bản sao như gốc sẽ được chuyển giao cho
ngân hàng thụ hưởng BPO tạo lập Bộ dữ liệu thương mại số sẽ so khớp với Dữ liệu
cơ sở đã được thiết lập tìm sự phù hợp. Việc so khớp này thông qua Hệ ứng dụng
so khớp dữ liệu giao dịch (Transaction Matching Application – TMA) bằng máy,
không bằng tay như kiểm tra chứng từ trong thanh toán L/C.
Dữ liệu (Data) là một khái niệm có nội hàm rất rộng, gồm có các sự kiện,
các con số, hình ảnh, âm thanh.vv..để biểu hiện một giao dịch thương mại sẽ được
so khớp với Dữ liệu cơ sở đã thiết lập thông qua TMA để tìm sự phù hợp là một
quy trình không những khó khăn về kỹ thuật so khớp , mà còn vô cùng khó khăn về
những yêu cầu chất lượng của so khớp, ví dụ như so khớp về dữ liệu âm thanh chẵng
hạn.
v TMA là trái tim của BPO thu thập và ban phát thông tin liên quan đến tiến
độ công việc vận hành BPO đến các ngân hàng tham gia BPO và là điểm so khớp
Bộ dữ liệu thương mại số với Dữ liệu cơ sở đã được thiết lập để cho kết quả phù
13


hợp hay không phù hợp. TMA là một máy, cho nên tự nó không thể vận hành được
mà phải do một tổ chức quản lý và vận hành, tổ chức đó gọi là Tiện ích Dịch vụ
thương mại TSU (Trade Services Utility – TSU). Các ngân hàng và khách hàng phải
cùng ký Thỏa thuận sử dụng TSU.
Để sử dụng được một BPO, các bên tham gia phải ký kết rất nhiều những
văn bản pháp lý, gồm có văn bản thỏa thuận BPO với khách hàng (BPO Customer
Agreement), Dữ liệu cơ sở đã được thiết lập (Established Baseline), Thỏa thuận sử
dụng dịch vụ TSU (TSU Payment Services Agreement) và bản thân văn bản BPO ký
kết giữa hai ngân hàng người mua và ngân hàng người bán quả thật là quá phức tạp
hơn nhiều so với các phương thức thanh toán khác và hậu quả sẽ là không tránh khỏi
các tranh chấp sẽ phát sinh từ sự không đồng nhất về nội dung và điều kiện giữa các
văn bản pháp lý đó.
v Thanh toán và tài trợ thương mại bằng BPO đánh dấu một sự chuyển đổi
hiện đại từ giao dịch thương mại và tài trợ bằng chứng từ văn bản truyền thống sang
giao dịch bằng Dữ liệu số (Digital Data). Sự chuyển đổi lịch sử này ảnh hưởng toàn
diện đến hoạt động kinh doanh thương mại, cơ chế vận hành tài chính, tiền tệ và
ngân hàng.
Các phương thức thanh toán và tài trợ hiện hành được hình thành và phát
triển trên nền tảng một nền kinh tế truyền thống có sẵn, trong khi đó phương thức
thanh toán và tài trợ BPO chỉ có thể hình thành và phát triển trên nền tảng của một
nền kinh tế số (Digital Economy) không có sẵn. Cho đến ngày nay, khái niệm về
kinh tế số cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng kinh tế số là
kinh tế internet, song cũng quan điểm lại cho rằng kinh tế internet chỉ là một phần
của kinh tế số. Theo nhóm cộng tác nghiên cứu kinh tế số Oxford lại cho rằng kinh
tế số là nền kinh tế vận hành chủ yếu trên công nghệ số (Digital Technology).
Như vậy, có rất nhiều việc phải làm đồi với các ngân hàng thương mại Việt
Nam, nếu như muốn đưa phương thức BPO trở thành hiện thực trong quan hệ tài
chính, tín dụng, tiền tệ và ngân hàng ở Việt Nam.

14


v Phương thức BPO chủ yếu được tích hợp từ phương thức Ghi sổ. Rủi ro
lớn nhất của phương thức này là không khống chế được nghĩa vụ thanh toán của
người mua, cho nên cần có các biện pháp đảm bảo nghĩa vụ dân sự đối với người
mua.
Nghĩa vụ dân sự của người mua được quy định trong Thỏa thuận khách hàng
với BPO, trong đó quy định rằng: “ Khách hàng yêu cầu ngân hàng phát hành BPO
phải có nghĩa vụ hoàn trả tương ứng kể từ thời điểm BPO được hợp thành trong một
Dữ liệu cơ sở đã được thiết lập hoặc kể từ khi một BPO được hợp thành bởi sửa đổi
với một Dữ liệu cơ sở đã được thiết lập. Khi nhận được thông báo so khớp dữ liệu
phù hợp hoặc khi nhận được thông báo đã chấp nhận dữ liệu có sai biệt, thì khách
hàng có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân hàng có nghĩa vụ theo các điều khoản thanh
toán của BPO hoặc theo thỏa thuận khác giữa khách hàng và ngân hàng” .
Để đảm bảo nghĩa vụ dân sự của người mua (người yêu cầu phát hành BPO)
đối với ngân hàng có nghĩa vụ, người mua phải yêu cầu một ngân hàng có uy tín
phát hành bảo lãnh thanh toán (Payment Guarantee) cho ngân hàng có nghĩa vụ thụ
hưởng. Muốn vậy, trong thỏa thuận khách hàng với BPO (BPO Customer
Agreement) cần quy định điều khoản đảm bảo nghĩa vụ của người mua bằng một
bảo lãnh thanh toán như nói ở trên.
3. Liệu có thể đưa phương thức BPO vào hệ thống thanh toán và tài trợ
thương mại ở Việt Nam?
Một khi hiểu thấu đáo được phương thức thanh toán và tài trợ mới BPO được
điều chỉnh bởi URBPO và thấy được những mặt hạn chế của nó trong đời sống kinh
tế xã hội thì khả năng ứng dụng phương thức BPO ở Việt Nam liệu có thể trở thành
hiện thực.
Có nhiều điều kiện ứng dụng phương thức BPO vào hệ thống thanh toán của
Việt Nam. Ngoài những điều kiện về NHÂN – TÀI - VẬT - LỰC ,trước mắt cần
chú ý những điều kiện sau đây:

15


v Quán triệt nguồn pháp lý điều chỉnh BPO “Các quy tắc thống nhất
đối với Nghĩa vụ Thanh toán Ngân hàng – Uniform Rules for Bank Payment
Obligation- URBPO”
URBPO 1.0 2013 là nguồn pháp lý duy nhất hiện nay điều chỉnh phương
thức tài trợ và thanh toán BPO, cho nên việc quán triệt URBPO là bước đầu tiên
phải làm, vì nó quyết định đến hiệu quả sử dụng phương thức BPO trong chuỗi cung
ứng tài chính toàn diện.
URBPO là một tập quán thương mại quốc tế do Phòng thương mại quốc tế
(ICC) ban hành năm 2013, không phải là luật quốc tế, cho nên nó không bắt buộc
khách hàng và các ngân hàng tham gia phải thực hiện. Nguyên tắc tự do lựa chọn
áp dụng hay không áp dụng URBPO vào trong nội dung của BPO sẽ phụ thuộc vào
sự quyết định của ngân hàng có nghĩa vụ phát hành BPO và các bên có liên quan
khi chấp nhận BPO, tuy nhiên phải tôn trọng một số điều kiện lựa chọn áp dụng tập
quán thương mại.
- Việc áp dụng tập quán thương mại phải tuân thủ quy định của luật quốc
gia.Theo Điều 5 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015 quy định về áp dụng tập quán
chỉ khi nào trong trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy
định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
- URBPO là một tập quán thương mại quốc tế, không phải là luật, cho nên không
bắt buộc phải áp dụng. Một BPO muốn áp dụng URBPO phải dẫn chiếu phiên bản
đang có hiệu lực vào văn bản BPO. Một khi BPO đã dẫn chiếu áp dụng, thì nó ràng
buộc các bên tham gia phải thi hành, trừ khi các bên có thể thay đổi hoặc loại trừ
các quy tắc của URBPO với điều kiện là phải dẫn chiếu nội dung thay đổi hay loại
trừ đó vào văn bản của BPO.
- Các thay đổi hoặc loại trừ áp dụng toàn bộ hay từng phần nội dung các quy tắc
của URBPO có thể được ghi rõ ngay trong nội dung văn bản BPO hoặc có thể được
tạo lập thành các văn bản riêng biệt như trong văn bản “Thỏa thuận khách hàng với
BPO (BPO Customer Agreement),văn bản thỏa thuận sử dụng TSU (TSU Payment
16


Services Agreement) ký kết giữa khách hàng và ngân hàng tham gia trong sử dụng
BPO.
Tập quán thương mại quốc tế đã khắc phục được độ “ì” của luật quốc gia
cũng như luật quốc tế nhờ vào quy định “phạm vi áp dụng tập quán” có độ mở linh
hoạt, uyển chuyển hơn các văn bản pháp luật.
Ví dụ điều 2 URBPO quy định “ URBPO là các quy tắc áp dụng cho một
BPO, nếu phân khúc “nghĩa vụ thanh toán” cùng với Dữ liệu cơ sở đã được thiết lập
quy định rõ ràng rằng BPO tuân thủ các quy tắc này hoặc nếu từng Ngân hàng tham
gia đồng ý một thỏa thuận riêng biệt rằng BPO đó tuân thủ các quy tắc này. Các quy
tắc này ràng buộc từng ngân hàng tham gia, trừ khi Dữ liệu cơ sở đã được thiết lập
hoặc các thỏa thuận riêng biệt sửa đổi hoặc loại trừ một cách rõ ràng.
Nếu luật pháp không cho phép người ta làm trái, thì ngược lại tập quán, ví
dụ như URBPO, cho phép các chủ thể áp dụng URBPO vào thực tiễn khác với các
quy tắc quy định của URBPO, miễn là phải dẫn chiếu các quy định làm khác đó vào
BPO. Quy định này tạo điều kiện cho các BPO phát hành ra dễ thích nghi với sự
biến động, thay đổi và cái mới trên thương trường, với thanh toán và tài trợ thương
mại hỗ trợ cho các chuỗi cung ứng sản xuất, tiêu thụ giảm thiểu bị “nghẹt” và nhờ
đó sẽ đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn.
Vận dụng có hiệu quả điều 2 của URBPO, trước tiên phải thuộc bài, tức là
phải quán triệt URBPO và khắc phục các hạn chế không nhỏ của phương thức này,
sau nữa phải biết vận dụng sáng tạo các quy tắc của URBPO vào ứng dụng thực tế
của hoạt động kinh doanh tài trợ và thanh toán trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
v Hạn chế mặt trái của ứng dụng BPO
Để vận hành BPO thuận lợi và có hiệu quả, cần phải giải quyết tốt hai đầu
của quy trình thanh toán BPO, đầu vào là số hóa các chứng từ thương mại để chuyển
cho các ngân hàng người mua, ngân hàng người bán tạo dữ liệu ban đầu cho Dữ liệu
cơ sở, đầu ra là so khớp Dữ liệu thương mại số với Bộ dữ liệu cơ sở đã được thiết
lập thông qua TMA để tìm kết quả so khớp phù hợp hay không phù hợp, nếu phù
hợp thì Ngân hàng có nghĩa vụ phải thanh toán cho Ngân hàng thụ hưởng để ngân
17


hàng này hoàn trả tiền cho người bán, nếu không phù hợp thì Ngân hàng có nghĩa
vụ tiến hành thương lượng với Ngân hàng thụ hưởng bỏ qua sai biệt, nếu thương
lượng không thành, Ngân hàng có nghĩa vụ tuyên bố từ chối thanh toán.
Giao dịch thanh toán trong BPO không dựa vào chứng từ thương mại truyền
thống, mà dựa vào bộ dữ liệu chứng từ số. Có thể nói ngôn ngữ giao tiếp và vận
hành BPO là “ Công nghệ số” (Digital Technology). Thành công và chất lượng của
việc số hóa các chứng từ thương mại truyền thống thành các Dữ liệu thương mại số
ở đầu vào của quy trình vận hành BPO quyết định đến hiệu quả sử dụng phương
thức BPO trong tài trợ vốn lưu động cho chuỗi cung ứng toàn cầu về sản xuất và
tiêu thụ.
Nói tóm lại, một quốc gia muốn sử dụng phương thức tài trợ và thanh toán
trong chuỗi cung ứng toàn cầu, thì trước tiên quốc gia đó phải chuyển nền kinh tế
truyền thống sang nền kinh tế số (Digital Economy), một nền kinh tế mà các giao
dịch, vận hành và quản lý nó bằng công nghệ số . Kinh tế số thường bao gồm hai
thành phần, một là thành phần kinh tế số “ẩn” bao gồm cơ sở hạ tầng công nghệ
thông tin, hai là thành phần kinh tế số “hiện” bao gồm kinh doanh trực tuyến (e-
business) và thương mại điện tử (e-commerce). Và lúc này trên thị trường hình thành
hai dòng kinh tế truyền thống và kinh tế số đan xen lẫn nhau hoặc là hỗ trợ cùng
phát triển hoặc là cản trở tới xu hướng phát triển chiến lược của nền kinh tế quốc
gia.Tương lai của thế giới này thuộc về thế giới kinh tế số, chỉ có khác là nó đến
sớm hơn hay muộn hơn mà thôi. Sớm hạn chế phát triển nền kinh tế giao dịch bằng
chứng từ truyền thống, kích hoạt nền kinh tế số ngay từ bây giờ, thì nền kinh tế số
là nền kinh tế chủ yếu của kinh tế quốc gia và phương thức thanh toán và tài trợ
BPO sẽ là phương thức giữ vai trò độc tôn.
Việt Nam là một quốc gia kinh tế đang phát triển, cơ sở kinh tế, khoa học,
công nghệ còn thấp, quy mô kinh tế xã hội còn rơi vào tay các doanh nghiệp nhỏ và
vừa, phát triển kinh tế thật sự chưa bền vững, manh mún, phát triển công nghệ thông
tin tuy có nhiều thành công, tuy nhiên cơ sở hạ tầng công nghệ này còn thấp..v.v
cho nên đưa các phương thức tài trợ và thanh toán kỹ thuật số như BPO vào đời
18


sống kinh tế xã hội không dễ, sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhiều rào cả, đặc biệt về
mặt pháp lý.
v Phương thức thanh toán Ghi sổ chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong phương
thức BPO. Đây là phương tức tài trợ thương mại điển hình của người bán cấp cho
người mua, trong đó quy định rằng người bán sau khi giao hàng và chuyển giao trực
tiếp chứng từ giao hàng (shipping documents) cho người mua và mở một quyển sổ
cái ghi nợ người mua, đến từng định kỳ nhất định, có thể một lần hoặc nhiều lần
30,60 hoặc 90 ngày kể từ ngày giao hàng người mua sẽ chuyển tiền qua ngân hàng
chỉ định để thanh toán cho người bán.
Giao hàng theo phương thức thanh toán Ghi sổ rất có lợi cho người mua thể
hiện trên 3 mặt chủ yếu sau đây:
- Khai thác được khả năng tín dụng của người bán, không phải vay ngân
hàng để trả tiền, kết hợp được chuỗi giao dịch kinh doanh thương mại với chuỗi
cung ứng tín dụng của người bán, nhờ đó nâng cao được hiệu quả kinh doanh. Đặc
biệt trong gia đoạn hiện nay, các hình thức cấp tín dụng phát triển rất đa dạng như
P2P, Fintech cũng sẽ được lôi cuốn vào các chuỗi cung ứng tài chính toàn cầu và
chiếm một phần đáng kể trong thị phần tài trợ và tín dụng toàn cầu. Chỉ tính riêng
đầu tư toàn cầu vào Fintech trong năm 2013 mới chỉ đạt 4 tỷ USD, thì chưa đến 8
năm sau, số tiền này đã vượt con số 120 tỷ USD, tức là tăng trên 30 lần, cho thấy
tiềm năng phát triển của loại công nghệ tài chính này rất to lớn.
- Người mua dành ngay được quyền định đoạt quyền sở hữu chứng từ
thương mại trực tiếp từ người bán, không thông qua khâu trung gian, nhờ đó có thể
có chứng từ để nhận hàng hóa không phải chờ đợi hoặc thậm chí có thể chuyển
nhượng chứng từ về quyền sở hữu cho người khác để thu hồi vốn và hoặc kiếm lời.
- Người mua nhận được hàng hóa bán đi rồi mới phải chuyển trả tiền cho
người bán khi đáo hạn. Tuy nhiên việc thanh toán cho người bán có đúng hạn hay
không, thậm chí có thanh toán hay không còn phụ thuộc vào thiện chí của người
mua, bởi vì phương thức này không có điều khoản hay điều kiện nào ràng buộc trách
nhiệm người mua trong thanh toán.
19


Những điều mang lại lợi ích cho người mua, thì ngược lại đồng nghĩa với sự
bất lợi đối với người bán. Sử dụng phương thức BPO cần phải thấy hai mặt lợi và
bất lợi do phương thức này mang lại mà có những biện pháp khắc phục.
v Khách hàng luôn là “thượng đế”, đặc biệt là khách hàng là người mua
trong phương thức BPO. Người mua này có quá nhiều lợi thế trong hợp đồng mua
bán thanh toán bằng phương thức BPO. Chính vì những lợi thế đó, cho nên phương
thức này thường áp dụng trong thanh toán hợp đồng dịch vụ, bởi vì đặc trưng của
thanh toán dịch vụ là nhận và sử dụng xong dịch vụ thì mới có kết quả để thanh
toán cho bên cung ứng dịch vụ. Ngoài ra, người bán phải hoàn toàn tin tưởng vào
khả năng thanh toán của người mua, nếu không thì người mua phải có ngân hàng
phát hành bảo lãnh thanh toán (Payment Guarantee) cho người bán thụ hưởng.
Trong trường hợp thanh toán bằng BPO, người mua phải yêu cầu ngân hàng
thương mại hạng nhất phát hành bảo lãnh thanh toán cho Ngân hàng có nghĩa vụ ,
nếu người mua không thực hiện nghĩa vụ thanh toán quy định trong BPO và hoặc
trong BPO Customer Agreement, thì ngân hàng phát hành bảo lãnh phải có nghĩa
vụ thanh toán thay cho người mua.
Dù áp dụng cho thanh toán hợp đồng dịch vụ, tin tưởng vào khả năng thanh
toán người mua hoặc có các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán, vấn
đề thẩm định khả năng tài chính của người mua rất quan trọng không thể bỏ qua.
Cần quán triệt các chỉ tiêu thẩm định khả năng tài chính của người mua:
(i) Chỉ tiêu khả năng thanh toán: Chỉ số rất quan trọng nhằm thẩm định khả
năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
(ii) Doanh thu: Chỉ số này nói lên sức khỏe hiện trạng của người mua.
(iii) Hiệu quả hoạt động kinh doanh: thể hiện lợi nhuận của người mua.
(iv) Mức độ độc lập về tài chính: nói lên khả năng tài chính của người mua khi
không có nguồn tài trợ từ bên ngoài.
(v) Các khoản nợ ngân hàng: Chỉ số này phản ảnh sự phụ thuộc vào tín dụng và
tài trợ bên ngoài.
(vi) Các khoản phải thu, phải trả:
20


+ Khả năng thu hồi của người mua như thế nào.
+ Nếu các khoản phải trả quá lớn thì có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán
Cân đối các khoản phải thu với các khoản phải trả cho ta thấy người mua là đối
tượng bị chiếm dụng vốn hay là người đi chiếm dụng. Đây là một cơ sở để tính nhu
cầu vốn của người mua.
(vii) Tồn kho nhiều ít cũng nói lên tình hình kinh doanh của người mua.
Tóm lại sức khỏe tài chính của người mua sẽ được thể hiện qua 7 chỉ số tài
chính nói trên. Tất nhiên không phải bất cứ khách hàng là người mua nào cũng phải
được thẩm định theo 7 chỉ số đó.
4. Kết luận
Hiện nay trên thế giới có đến hơn 100 ngân hàng của trên 50 quốc gia phát
triển áp dụng phương thức BPO này: như Deutche Bank, J.P. Morgan, Standard
Chartered Bank, Barclays, HSBC, Bank of China, Commerz bank, Bankok Bank,
Bank of America Merrill Lynch, Fimbank, Unicredit, Bank of Communictions,
BNP PARIBAS, Maybank, Commercial Bank of Dubai .v..vv
Khách hàng của BPO chủ yếu là các tập đoàn kinh tế , thương mại và tài
chính có uy tín trên thế giới, đa số là các tập đoàn đa quốc gia. Theo yêu cầu của
các khách hàng này, các ngân hàng có nghĩa vụ phát hành BPO sẽ tránh được rủi ro
tín dụng hoặc rủi ro không thanh toán do vỡ nợ. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp
tham gia thương mại và đầu tư trên thế giới thường quy mô không lớn, đa số là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực tài chính chưa mạnh thậm chí là không bền, cho
nên họ không mặn mà với phương thức thanh toán số như BPO, thường quen tập
quán thanh toán theo chuyến, chưa thích ứng hoặc chưa có khả năng tham gia thanh
thoán theo chuỗi cung ứng toàn cầu, có lẽ đây là trở ngại rất lớn cho việc các ngân
hàng Việt Nam triển khai áp dụng phương thức thanh toán và tài trợ BPO ở Việt
Nam.
Tài liệu tham khảo
Đinh Xuân Trình, Đặng Thị Nhàn (2008). Giáo trình Thanh toán quốc tế.NXB
Bách Khoa
21


ICC (2013). Uniform Rules for Bank Payment Obligations Version 1.0 Publication
2013 – URBPO 1.0 2013
Đinh Xuât Trình (2018). Hướng dẫn áp dụng Quy tắc thống nhất đối với Nghĩa vụ
Thanh toán Ngân hàng. NXB Lao Động

22

You might also like