Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Đề bài: Phân tích hình ảnh người lái đò trong tác phẩm “người lái đò

sông Đà” trong trùng vi thạch trận thứ hai, từ đó nhận xét về phong cách
của Nguyễn Tuân trước và sau Cách Mạng Tháng Tám.

MỞ BÀI
Từ những năm 60 của thế kỉ trước, khi toàn dân ta bước vào công cuộc
xây dựng Xã hội chủ nghĩa đầy sôi động, khẩn trương. Khi đó cảm hứng
ngợi ca, tôn vinh cuộc sống mới, con người mới ngập tràn trong các tác
phẩm thời bấy giờ. Không nằm ngoài xu thế chung đó, tác phẩm “ Người
lái đò sông Đà “ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất thể hiện rõ xu
thế văn thơ thời bấy giờ. Và nổi bật hơn hết trong tác phẩm chính là hình
ảnh người lái đò, cũng chính là đại diện cho hình ảnh người anh hùng
trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bằng ngòi bút có sức lan tỏa tác
giả đã mang đến cho độc giả hình ảnh về ông lái đò là người mưu trí, dũng
cảm, cũng như có sự hiểu biết cặn kẽ về công việc của mình. Và tất cả
những phẩm chất đáng quý ấy được Nguyễn Tuân miêu tả một cách rõ nét
khi người lái đò như một người nghệ sĩ tài hoa phá trùng vi thạch trận thứ
hai, thể hiện rõ qua đoạn trích:
“Không một phút nghỉ tay .... nó trấn lấy”

KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM, NỘI DUNG ĐOẠN


TRÍCH
- Nguyễn Tuân (1910 – 1987) ông sinh ra và lớn lên tại thành phố Hà Nội.
Là một nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam, sở trường của ông là thể loại tùy bút
và ký, ông nổi tiếng là bậc thầy trong việc sử dụng và sáng tạo tiếng Việt.

- Phong cách của Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”,
trong mỗi trang viết của mình, Nguyễn Tuân luôn muốn thể hiện sự tài
hoa, uyên bác của bản thân.

- Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” được in trong tập tuỳ bút “Sông Đà”
(1960), gồm 15 bài tuỳ bút và một bài thơ ở dạng phác thảo. Tác phẩm
được viết trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Đó là kết
quả của chuyến đi thực tế của nhà văn đến Tây Bắc trong kháng chiến
chống Pháp, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958. Qua tùy bút “Người
lái đò sông Đà”, tác giả đã khắc hoạ những nét thơ mộng, hùng vĩ nhưng
khắc nghiệt của thiên nhiên đất nước qua hình ảnh con sông Đà hung bạo
và ca ngợi chất nghệ sĩ, sự tài ba trí dũng của con người lao động mới:
chất vàng mười của đất nước trong xây dựng chủ nghĩa xã hội qua hình
ảnh người lái đò sông Đà. 

- Qua đoạn trích trên tác giả đã sử dụng ngòi bút tài hoa của mình để tái
hiện lại cuộc giao tranh giữa người lái đò và trùng vi thạch trận sông nước
khi mà sông Đà bày ra "nhiều cửa tử hơn" và "cửa sinh nằm lập lờ phía
hữu ngạn" càng làm ta khâm phục hơn vẻ đẹp trí dũng song toàn, tài hoa
nghệ sĩ của người lái đò, hay còn là hiện thân của con người lao động lúc
bấy giờ trong thời kỳ phát triển đất nước. 

PHÂN TÍCH PHẨM CHẤT NGƯỜI LÁI ĐÒ TRONG TRÙNG VI


THẠCH TRẬN THỨ 2:
1. Người lái đò là một chiến sĩ dũng cảm, mưu trí, gan dạ:
Trước hết, nhân vật người lái đò được tô đậm qua hình dáng và nghề
nghiệp đặc thù cùng với độ am hiểu vô cùng sâu sắc dòng sông. Tác giả đã
xóa mờ xuất thân, tập trung miêu tả ngoại hình để ngợi ca những con
người vô danh âm thầm cống hiến. “Tay lêu nghêu như cái sào, chân ông
lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh”. Đó là ngoại hình khỏe khoắn của con
người lao động luôn gắn bó với nghề. Là người có lòng dũng cảm, tình
yêu nghề hết mực, công việc lái đò của ông trên sông Đà thực sự là một
công việc đầy hiểm nguy và khó khăn, hằng ngày phải đối diện với những
đòn tấn công hung bạo từ dòng sông Đà. Là người từng trải, hiểu biết và
thành thạo trong nghề lái đò nên ông ung dung đối đầu với thác dữ “ nén
đau giữ mái chèo” để phá được trùng vi thạch trận.
Tại trùng vi thứ 2 ông lái đò không chút nghỉ tay sau khi qua được cửa
sinh tại tả ngạn của dòng sông mà lại tiếp tục phải chèo qua hữu ngạn bên
dòng sông để đi qua cửa sinh của dòng sông, mặc dù khoảng cách giữa
người lái đò với cửa sinh tại trùng vi thứ 2 nhưng người đò vốn đã “nắm
chắc được binh pháp của thần sông thần đá” động tác điêu luyện” “cưỡi
đúng ngay trên bờm sóng”, “phóng thẳng thuyền vào giữa thác”. Từ đây
lại càng làm sáng tỏ sự dũng cảm của người lái đò đối mặt với những mối
hiểm họa đến từ dòng sông Đà hung bạo.
● Sang đến trùng vi thạch trận thứ hai, khó khăn lại nối tiếp khó khăn

đòi hỏi chí can trường và sự khéo léo của người lái đò thì mới có thể
vượt qua được. Không một phút dừng tay nghỉ mắt, ông đò thay đổi
chiến thuật.
 
● Để tô đậm hình ảnh người lái đò tài hoa, trí dũng, Nguyễn Tuân tiếp
tục miêu tả cuộc giao tranh lần hai giữa ông đò với một kẻ thù hung
dữ, xảo quyệt. Với tư cách là kẻ thù số một, ở khúc sông này, sông
Đà bày ra "nhiều cửa tử hơn" và "cửa sinh nằm lập lờ phía hữu
ngạn". Con sông Đà tiếp tục được dựng dậy như “kẻ thù số một” của
con người với tâm địa còn độc ác và xảo quyệt hơn.

● Ở vòng này tăng thêm nhiều cửa tử và chỉ có một cửa sinh để đánh
lừa con thuyền. Bằng sự am hiểu về tính nết của dòng sông và quy
luật phục kích của đá nước, ông lái đò đã thay đổi chiến lược ở vòng
vây thứ hai. 
● Ông lái đò bình tĩnh vượt qua các cửa tử và những dòng thác hùm
beo. Ông nắm chắc được binh pháp của thần sông, thần đá nên không
một phút nghỉ tay ông đò đã phá luôn trùng vi thạch trận thứ hai, ông
"ghì cương bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa
sinh" khiến cho thằng đá tướng "tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng".
● Hai câu văn: “Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá.
Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này”
được Nguyễn Tuân sử dụng ngôn ngữ quân sự (binh pháp, phục
kích), biện pháp tu từ nhân hoá (thần sông thần đá), động từ mạnh
toàn thanh trắc (nắm, thuộc) nhằm tạo cảm giác mãnh liệt khi tả chân
dung ông đò.

2: người lái đò như một nghệ sĩ tài hoa


Những khía cạnh, tính cách mạnh mẽ ấy được Nguyễn Tuân dồn nén vào
hình ảnh người lái đò và để cho người này tự khẳng định con người mình
một lần nữa trong thạch trận của sông Đà. Sông Đà – dòng sông nước
ngược với bao ngạo nghễ đã đe dọa con người bằng tất cả vẻ tinh quái của
mình. Dữ dội và xảo quyệt, con sông trở thành kẻ thù bao đời nay của
người Tây Bắc và đặc biệt những con người sống trên sóng nước sông Đà.
Chỉ vừa cảm nhận mái chèo chạm vào nước, dòng sông ấy thoắt rùng
mình, ào ào bày trận để chuẩn bị trận đánh đè nát chiếc thuyền. Sông Đà
ngạo nghễ với bốn cửa trùng vây. Chính sự dữ dội và hung bạo của dòng
sông đã khiến cho người lái đò thành một nghệ sĩ tài hoa, một nghệ sĩ
dường như đã biết được những trước bố trận của dòng sông cũng như cách
vượt qua các trùng vi dễ dàng, thuộc lòng các luồng “ cửa sinh cửa tử”,
nắm chắc những binh pháp của “thần sông thần đá”. 
⇒ Trước dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh trên sông đà, ông lái đò
cùng chiếc thuyền cưỡi trên dòng thác như cưỡi trên lưng hổ. Khi bốn
năm bọn thủy quân cửa ải nước xô ra, ông đò không hề nao núng mà
tỉnh táo, linh hoạt thay đổi chiến thuật, ứng phó kịp thời “đứa thì ông
tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở
đường tiến” để rồi “những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền”

(Nghệ thuật:
Tùy bút Người lái đò sông Đà là sự chắt lọc tinh hoa ngôn từ của nhà
văn Nguyễn Tuân. Tùy bút pha bút kí, kết cấu linh hoạt, vận dụng được
nhiều tri thức văn hóa và nghệ thuật vào trong tác phẩm.Là đoạn văn súc
tích và đầy chất thơ về sông Đà. Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của
đoạn văn là những xúc cảm sâu lắng được tổng hợp từ một vốn hiểu biết
phong phú về văn hóa, địa lí và văn chương cùng một văn phong tao nhã,
hưởng nối tinh tế và tài hoa.Nhân vật ông lái đò mang phong thái của
người dũng cảm khi vượt những xoáy nước, trở thành người anh hùng
trên mặt trận sông Đà nhưng khi trở về đời thường lại vô cùng giản dị.)
PHONG CÁCH NGUYỄN TUÂN TRƯỚC VÀ SAU CÁCH MẠNG
THÁNG 8
Trước Cách Mạng tháng 8, Nguyễn Tuân thường tập trung miêu tả vẻ đẹp
phần lớn là tầng lớp tri thức hám học. Họ là những người tài hoa, khí
phách, thiện lương và chỉ xuất hiện ở một bộ phận rất nhỏ trong xã hội. Đi
kèm với việc miêu tả những đối tượng này, Nguyễn Tuân thường thể hiện
cái nhìn vừa ngưỡng mộ, vừa ngợi ca, vừa tiếc nuối, vừa thương xót,
nhưng họ chỉ còn là vẻ đẹp của một thời vang bóng.
Đến sau Cách Mạng tháng 8, Nguyễn Tuân đã mở rộng đối tượng nghệ
thuật trong sáng tác của mình. Họ không còn là những người tri thức mà
mở rộng ra phần đông là những người dân lao động – những con người
mang vẻ đẹp khác
thường. Quan niệm của Nguyễn Tuân cũng có phần thay đổi: Chỉ cần một
người làm công việc của mình thành thạo đến độ kỹ xảo, như một người
nghệ sĩ đang thăng hoa trong tâm hồn thì bản thân người đó cũng là một
vẻ đẹp rực rỡ, có giá trị, có cống hiến làm đẹp cho đời. Người anh hùng
không phải chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động
thường ngày. Nói theo cách của Nguyễn Tuân thì những ai có "thứ vàng
mười đã qua thử lửa" đều có thể trở thành những người tài hoa và đầy chất
nghệ sĩ.

TỔNG KẾT NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT


1. Giá trị nội dung
Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất
nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca
ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và
nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc
->  Một người lái đò tiêu biểu cho vẻ đẹp của con người Tây Bắc tài trí
dũng cảm trong lao động

2. Giá trị nghệ thuật


– Đậm chất tài hoa uyên bác
– Tác phẩm giàu chất thông tin, thời sự. Tác giả đã huy động vốn tri thức
chuyên môn của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật khác nhau
– Lối so sánh liên tưởng độc đáo.
– Ngôn ngữ giàu có, tinh tế hiện đại, giàu cảm xúc, đậm chất tạo hình, rất
sắc sảo
+ Tác phẩm thể hiện được một số dặc trưng cơ bản của P/C Nguyễn Tuân
( Có cảm hứng đặc biệt với những hiện tượng đập mạnh vào giác quan
nghệ sĩ, tiếp cận con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ, sử dụng tùy bút
pha bút kí rất phóng túng

KẾT BÀI
Người lái đò không chỉ đơn thuần là người dân lao động ở miền Tây Bắc
mà ông còn là người hùng vô danh, ngày ngày chiến đấu với con sông
hung bạo để mang an toàn đến cho người dân sinh sống nơi đây. Ông được
miêu tả như một người nghệ sĩ tài hoa, anh dũng, mưu trí và đầy gan dạ.
Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” không chỉ đơn thuần là một áng văn
đẹp được viết nên từ tình yêu mãnh liệt, say đắm mà tác giả dành cho đất
nước, đồng thời đó cũng là khao khát thiết tha được sử dụng câu chữ của
mình để vẽ nên bức tranh phong cảnh hùng vĩ, thơ mộng của thiên nhiên,
đặc biệt nhất chính là nét đẹp của con người lao động miền Tây Bắc.
Ngoài ra, tác phẩm còn thể hiện được phong cách nghệ thuật của Nguyễn
Tuân với nét tài hoa về ngôn ngữ phong phú, hình ảnh đa dạng, … khẳng
định nên giá trị của tác phẩm mà ta sẽ lưu trữ mãi về sau

You might also like