Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC




BÀI TẬP LỚN


Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh

Đề tài: Phân tích luận điểm Hồ Chí Minh: “Nước độc lập mà người dân
không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì?”.
Làm rõ ý nghĩa của luận điểm với Việt Nam hiện nay?

Sinh viên thực hiện : Hà Quang Phú


Mã sinh viên : 11214679
Lớp chuyên ngành : Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực 63
Khoá : 63
Lớp học phần : LLTT1101(122)_39
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Hồng Sơn

Hà Nội - 09/2022
MỤC LỤC
I. LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 2
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN: ......................................................................................... 3
II.1. Khái niệm “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”: ........................................ 3
II.2. Ý nghĩa của “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” ........................................ 4
II.3. Độc lập dân tộc theo con đường cách mạng vô sản là tiền đề của
hạnh phúc, tự do ............................................................................................. 6
II.4. Hạnh phúc, tự do là giá trị của độc lập dân tộc: ................................. 8
III. VẬN DỤNG: ................................................................................................. 9
III.1. Ý nghĩa của luận điểm với sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam hiện
nay: ................................................................................................................... 9
IV. KẾT LUẬN: ................................................................................................ 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO: .............................................................................. 12

1
I. LỜI MỞ ĐẦU

Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống tư tưởng quan điểm cơ bản phản ánh
một cách rất sâu sắc về thực tiễn cách mạng Việt Nam, cách mạng thuộc địa, trên
cơ sở kế thừa, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, nhằm giải phóng
dân tộc, giai cấp, con người. Vấn đề độc lập là một trong những tư tưởng của Hồ
Chí Minh về vấn đề dân tộc. Vấn đề dân tộc ở đây không phải là vấn đề dân tộc
nói chung mà thực chất đó là vấn đề dân tộc thuộc địa trong thời đại cách mạng
vô sản, là vấn đề giải phóng của các dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị
của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xóa bỏ sự áp bức bóc lột của thực dân, thực
hiện quyền dân tộc tự quyết và thành lập nhà nước dân tộc độc lập dưới sự lãnh
đạo của giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng cộng sản. Theo quan điểm
của Người, vấn đề độc lập cần phải được giải quyết theo lập trường của giai cấp
vô sản, phải gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Có như vậy thì người
dân mới có quyền được làm chủ, mới thực hiện được sự hài hòa giữa cá nhân và
xã hội, giữa độc lập với tự do, hạnh phúc của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định: “Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì
độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.

Câu nói đó mang một ý nghĩa thật sâu sắc mà đến tận ngày nay chúng ta
vẫn cần phải đặt vấn đề, nghiên cứu để làm rõ và hiểu sâu sắc hơn về Người cũng
như nhận thức được công lao to lớn của Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước trong
quá trình đưa đất nước đi theo con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng
một đất nước hoà bình, ấm no và hạnh phúc cho nhân dân. Trên cơ sở phân tích
mối quan hệ giữa độc lập dân tộc gắn với xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta
hãy làm rõ luận điểm trên cũng như liên hệ với sự nghiệp cách mạng của Việt
Nam ta trong bối cảnh hiện nay.

2
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN:

II.1. Khái niệm “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”:

Độc lập là quyền bất khả xâm phạm của một đất nước, một quốc gia, một dân
tộc bởi chính người dân sinh sống ở đó, có nghĩa có chủ quyền tối cao. Độc lập
còn có thể hiểu là “sự không phụ thuộc” từ cá nhân, tập thể, xã hội, quốc gia hay
dân tộc nào vào cá nhân, tập thể, xã hội, quốc gia hay dân tộc khác. Độc lập dân
tộc là quyền tự chủ, tự quyết của một dân tộc, quốc gia trong việc tổ chức các hoạt
động chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... trong
phạm vi lãnh thổ của mình, không chịu sự tác động, ép buộc, chi phối, thao túng
của nước ngoài.

Tự do là khái niệm dùng trong triết học chính trị mô tả tình trạng khi cá nhân
không chịu sự ép buộc, có cơ hội để lựa chọn và hành động theo đúng với ý chí
nguyện vọng của chính mình. Nó là tiền đề sinh ra chủ nghĩa tự do theo hướng ý
thức hệ.

Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc được biểu thị bởi cảm giác vui vẻ, thoả
mãn, hài lòng, và sự đủ đầy. Khi mà hạnh phúc mang lại nhiều ý nghĩa khác nhau,
nó thường được mô tả với sự liên quan về cảm xúc tích cực và sự thoả mãn trong
cuộc sống.

Hạnh phúc, tự do theo quan điểm Hồ Chí Minh là người dân phải được hưởng
đầy đủ đời sống vật chất và tinh thần do chủ nghĩa xã hội đem lại. Đời sống vật
chất là trên cơ sở một nền kinh tế cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại, ai cũng
có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Người dân từ chỗ có ăn, có mặc, có
chỗ ở đến chỗ ăn ngon, mặc đẹp, đời sống sung túc. Người đủ ăn thì khá giàu.
Người khá giàu thì giàu thêm.

3
“Tự do” và “Hạnh phúc” là kết quả của “Độc lập” nhưng phải là độc lập dân
tộc gắn liền với CNXH, bởi vì “Chỉ có Chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại,
đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình
đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi
người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc”. Đó chính là câu trả lời cho những ai có tư
tưởng dao động, hoài nghi mà tự hỏi: “Tại sao Việt Nam đi theo CNXH?”.
II.2. Ý nghĩa của “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”

Theo hiến chương của Liên hợp quốc và Công ước Quốc tế về quyền con
người, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc chính là những quyền làm người cao cả. Đó
là quyền mà mỗi con người đáng lẽ ra phải có, song chính các nước thực dân, đế
quốc lại tự cho chúng cái quyền được tước đi quyền thiêng liêng đó khỏi dân tộc
Việt Nam ta. Để trong suốt chiều dài lịch sử, đồng bào ta đã không ngại gian khó,
phải hi sinh máu, mồ hôi và nước mắt để giành lại sáu chữ “Độc lập – Tự do –
Hạnh phúc” đó.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, ham muốn tột bậc của Người là “làm sao
cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai
cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành" và Người nguyện cùng với Đảng
ta, nhân dân ta kiên trì thực hiện "ham muốn tột bậc" đó. Với ý chí và tinh thần
cao “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, “thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không
chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ...”, Người chỉ đạo cùng Đảng ta
tiến hành cuộc chiến trường kỳ chống Pháp. Tất cả đều vì một đất nước Việt Nam
hoàn toàn độc lập, tự do và thống nhất. “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già,
người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải
đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm
dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc,...”. Sau khi đọc bản
Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình đầy nắng và gió ngày 02/9/1945,
đến ngày 12/10/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 49 về việc ghi tiêu đề
“Việt Nam dân chủ cộng hòa” năm thứ nhất, bên dưới là “Độc lập – Tự do – Hạnh

4
phúc” trên các công văn, giấy tờ, đơn tờ, báo chí,... sáu từ quý giá “Độc lập – Tự
do – Hạnh phúc” được ghi dưới Quốc hiệu nước “Việt Nam dân chủ cộng hòa”
nay là “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” chính là cả một khát vọng của toàn
dân tộc và cũng đã hiện thực hóa tâm nguyện và ý chí của Hồ Chí Minh từ thập
niên 1920. “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi; đấy là tất cả những
điều tôi muốn; đấy là thấy cả những điều tôi hiểu”. Song, đây còn là sự chắt lọc
của Người cái tinh túy trong chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn (dân tộc độc
lập, dân tộc được quyền tự do, dân sinh hạnh phúc) và vận dụng vào điều kiện
thực tiễn cụ thể của Việt Nam.

Ước mơ “độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là Việt Nam được hoàn toàn
giải phóng khỏi tay bọn thực dân và trở thành một đất nước độc lập. Trong Di
chúc, Người viết “điều mong muốn cuối cùng” trước lúc đi xa là “toàn Đảng, toàn
dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc
lập, dân chủ, giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế
giới”. Một nước Việt Nam độc lập là một quốc gia độc lập, một nhà nước của dân,
do dân và vì dân. Từ độc lập của Bác bao hàm ý nghĩa xây dụng một quốc gia chủ
quyền, sanh vai được với các cường quốc trên thế giới. Ý tưởng của Bác là không
chỉ xây dựng chế độ dân chủ cộng hòa mà còn xây dựng nên hình ảnh những con
người mới đóng vai trò gánh vác quốc gia độc lập.
“Tự do” trong tư tưởng Hồ Chí Minh có ảnh hưởng từ chữ “Tự do” trong
khẩu hiệu “Tự do, bình đảng, bác ái” của cách mạng Pháp và quyền mưu cầu tự
do của hợp chúng quốc Hoa Kỳ. “Tự do” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nói đến không
chỉ đơn thuần là đất nước được độc lập, nhà nước có chủ quyền và có quyền tự do
phát ngôn, hoạt động trên trường quốc tế mà phải là thứ tự do được từng người
dân ca ngợi, nó cũng yêu cầu mỗi người dân phải trở thành chủ thể xây dựng từ
dưới lên trật tự của nền cộng hòa, và mỗi cá nhân phải có khả năng suy nghĩ, quyết
định với tinh thần trách nhiệm cao. “Tự do” theo tư tưởng Hồ Chí Minh là tự do
theo lý tưởng xây dựng một xã hội mới - xã hội XHCN. Độc lập là tiền đề của tự

5
do, bởi “nếu nước được độc lập, người dân mới được tự do, nếu mất nước, ai cũng
làm nô lệ”; tự do là mục tiêu và cũng là kết quả của độc lập. Đó là những giá trị
cao quý, thiêng liêng nhất, không một thế lực nào có thể xâm phạm.
Cuối cùng, độc lập tự do của dân tộc còn phải gắn liền với mưu cầu hạnh
phúc của nhân dân. Như được đề cập trong Bản tuyên ngôn độc lập, ý nghĩa của
“hạnh phúc” là sự ảnh hưởng của “quyền mưu cầu hạnh phúc” trong hiến pháp
của hợp chúng quôc Hoa Kỳ. Hiến pháp hợp chúng quốc Hoa Kỳ là bản hiến pháp
đầu tiên viết rõ ràng về quyền mưu cầu hạnh phúc. “Hạnh phúc” là một từ có tính
đa nghĩa nhưng mang ý nghĩa từng cá nhân có quyền mưu cầu hạnh phúc là một
khái niệm hết sức mới mẻ của thời kỳ cận đại và thông điệp về hạnh phúc của Chủ
tịch Hồ Chí Minh là thông điệp “mỗi người đều có quyền mưu cầu hạnh phúc,
phải chủ động, tích cực đấu tranh giành được hạnh phúc đó”. Thông điệp đó của
chủ tịch Hồ Chí Minh đã được đông đảo người dân Việt Nam đón nhận.
II.3. Độc lập dân tộc theo con đường cách mạng vô sản là tiền đề của hạnh

phúc, tự do
Khái niệm độc lập dân tộc không phải là điều mới mẻ trong lịch sử dân tộc
và lịch sử thế giới. Nhưng độc lập dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh lại hoàn
toàn mới, vì đó là một kiểu độc lập dân tộc được nâng lên một trình độ mới, một
chất mới. Người không chấp nhận độc lập dân tộc theo con đường phong kiến, tư
sản, độc lập kiểu Cách mạng Mỹ năm 1776, hay độc lập giả hiệu, bánh vẽ. Người
chọn kiểu độc lập dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, đó là kiểu độc lập
dân tộc làm tiền đề và phải đi tới hạnh phúc, tự do.
Từ khi hoàn toàn trở thành thuộc địa của thực dân Pháp năm 1911, đất nước
mất độc lập, dân chịu sống kiếp nô lệ, Hồ Chí Minh đã ôm mộng lớn lao: giải
phóng đồng bào, tức lật đổ, xoá bỏ ách thống trị và giành độc lập dân tộc. Song,
Hồ Chí Minh không hoàn toàn tán thành với con đường cứu nước của các bậc tiền
bối. Trước Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, Người tích cực tìm hiểu,
nghiên cứu, khảo nghiệm các cuộc cách mạng trên toàn thế giới để tìm cho Việt
Nam một hướng đi. Dù chưa có được nhận thức lý tính từ các công trình nghiên

6
cứu, nhưng cảm tính của một nhà tư tưởng lớn thấy rằng chỉ có đi theo con đường
Cách mạng vô sản mới đưa đất nước ta thoát khỏi áp bức, giải phóng và độc lập
dân tộc. Từ đó, Người ủng hộ nhiệt thành và tuyên truyền cho Cách mạng Tháng
Mười Nga. Sau chiến thắng của Cách mạng Tháng Mười cùng với đó là Luận
cường về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, Người đã vững chắc lòng tin của
mình, giải đáp được trăn trở bấy lâu nay và quyết tâm thực hiện sự nghiệp giải
phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. Năm 1923, Hồ Chí Minh viết:
“Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân
biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả
đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc, nói
tóm lại là nền cộng hòa thế giới chân chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ
nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường dài ngăn cản những người lao động
trên thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau”.

Hồ Chí Minh không bao giờ chấp nhận độc lập dân tộc dưới chế độ quân
chủ chuyên chế, càng không chấp nhận chế dộ thực dân không kém phần chuyên
chế. Bởi vì, đó là chế độ mà người dân bị đầu độc về tinh thần lẫn về thể xác, bị
bịt mồm và bị giam hãm. Phát biểu tại Đại hội XVIII Đảng Xã hội Pháp, Hồ Chí
Minh nhấn mạnh rằng thực dân Pháp đã dùng lưỡi lê để chinh phục đất nước
chúng tôi. Từ đó chúng tôi không những bị áp bức bóc lột một cách nhục nhã, mà
còn bị hành hạ và đầu độc bằng thuốc phiện và rượu một cách thê thảm. Đó là
một chế độ tàn bạo mà bọn ăn cướp đã gây ra ở Đông Dương. Nhà tù nhiều hơn
trường học và lúc nào cũng chật ních người. Bất kỳ người bản xứ nào có tư tưởng
xã hội chủ nghĩa cũng đều bị bắt và đôi khi bị giết mà không cần xét xử... Với một
nền “công lý” ở Đông Dương như vậy, một sự phân biệt đối xử không có những
bảo đảm về quyền con người như vậy, một kiểu sống nô lệ như vậy, thì sẽ không
có gì hết. Hơn ai hết, Hồ Chí Minh ý thức rất rõ không có độc lập là sống kiếp
ngựa trâu, thì “chết tự do còn hơn sống nô lệ”. Vì vậy, Người nung nấu và truyền
quyết tâm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân là “dù có phải đốt cháy cả dãy
Trường Sơn cũng phải giành kỳ được độc lập cho dân tộc”.
7
II.4. Hạnh phúc, tự do là giá trị của độc lập dân tộc:

Đặt trong bối cảnh thực tiễn của Việt Nam lúc bấy giờ, theo Hồ Chí Minh,
để có được độc lập dân tộc thì trước hết cần phải đấu tranh. Tuy nhiên, nếu độc
lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì đó vẫn là độc lập kiểu cũ, vì
thế độc lập đó cũng vô nghĩa.

Với Người, nước có độc lập rồi thì dân phải được hưởng hạnh phúc, tự do,
vì hạnh phúc tự do là thước đo giá trị của độc lập dân tộc. Muốn có hạnh phúc, tự
do thì độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Người nhấn mạnh chỉ
có trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời
sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình, chăm
lo cho con người và con người có điều kiện phát triển toàn diện. Khi Hồ Chí Minh
xác định giành độc lập theo con đường cách mạng vô sản tức là đã khẳng định
độc lập dân tộc đi tới chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là đáp án cho một sự vận
động lịch sử hiện thực xuyên suốt, xuất phát từ thực tiễn khách quan, từ đặc điểm
của Việt Nam, một nước vốn là thuộc địa, nông nghiệp lạc hậu, khoa học kỹ thuật
kém phát triển, quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa. Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản vì tại đó
con người được giải phóng khỏi mọi áp bức, bóc lột đem lại cho con người hạnh
phúc, tự do. Dựa trên cách tiếp cận của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh rất
chú trọng sức phát triển sản xuất, chú trọng chế độ sở hữu và coi đó là những nhân
tố quyết định thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Nhưng như chúng ta đã biết, Người
ảnh hưởng bởi các nhà tư tưởng lớn khác, Người chắt lọc và phát triển phù hợp
với hiện thực Việt Nam ta. Bên cạnh triết học Mác, Người chú trọng tiếp cận chủ
nghĩa xã hội theo phương diện đạo đức, học hỏi từ Chủ nghĩa Tam dân của Tôn
Trung Sơn. Con người có hạnh phúc trong chế độ xã hội chủ nghĩa phải là những
con người được giáo dục và có đạo đức. Chưa dừng lại ở đó, Hồ Chí Minh còn
chỉ rõ chủ nghĩa cá nhân ảnh hưởng, cản trở tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
như thế nào. Chính vì vậy, thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng
lợi của cuộc đấu tranh loại trừ chủ nghĩa cá nhân.
8
Như vậy, giá trị của chủ nghĩa xã hội đã sớm được Hồ Chí Minh phát hiện.
Chế độ xã hội chủ nghĩa không chỉ là thước đo giá trị của độc lập dân tộc mà còn
tạo nên sức mạnh nội tại để bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và tự bảo vệ. Chỉ
có tiến tới xã hội chủ nghĩa thì đất nước mới độc lập thật sự, hoàn toàn, nhân dân
mới được hưởng hạnh phúc tự do; chủ nghĩa xã hội chỉ có phát triển trên một một
nền độc lập dân tộc thật sự thì mới có điều kiện phát triển và hoàn thiện.

III. VẬN DỤNG:

III.1. Ý nghĩa của luận điểm với sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam hiện nay:

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ như hiện
nay, mục tiêu của các quốc gia đều hướng tới hoà bình, hợp tác và phát triển. Tuy
nhiên, cạnh tranh giữa các nước, khu vực khác vẫn còn gay gắt; đề cao lợi ích
quốc gia – dân tộc; chủ nghĩa cá nhân vẫn còn đó, đã và đang chi phối đến quan
hệ quốc tế và chính sách đối ngoại giữa các quốc gia. Trong khi đó, nước ta ngày
càng hội nhập quốc tế sau, rộng nhằm thực hiện lợi ích quốc gia – dân tộc. Vì thế,
dân tộc ta càng phải đề cao tinh thần “hoà nhập mà không hoà tan”, tự chủ và tự
lực, khát vọng vươn lên mà không phụ thuộc vào bất cứ lực lượng hay cường quốc
nào trên con đường phát triển vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn đi lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta giai đoạn hiện nay, trước sự vận động vô cùng nhanh chóng và phức tạp
của quan hệ quốc tế, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với các giá trị
trên đây, sự kiện lịch sử Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu
nước và con đường cách mạng mà người đem lại cho dân tộc càng có ý nghĩa thực
tiễn sâu sắc. Trên thực tế, với đường lối đổi mới của Đảng, sự hội nhập quốc tế
của Việt Nam cũng là tất yếu quá trình dân tộc vươn ra “biển lớn” trong thời đại
mới để tiếp nhận các giá trị văn hóa - văn minh nhân loại và nắm bắt xu thế phát
triển của thời đại để tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
tạo ra các điều kiện để thực hiện ngày một hoàn chỉnh các nội dung của tiêu chí
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc cho con người Việt Nam. Đảng ta, nhà nước ta, nhân
9
dân ta cũng luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên trì
thực hiện những căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Nếu nước độc lập mà dân
không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.

Kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc Khánh 2 tháng 9, tiến tới
Đại hội XIII của Đảng, tổng kết 35 năm đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh
1991 và 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), hơn bao giờ hết chúng ta càng
phải phát huy ý chí tự chủ, tự cường, niềm tin mãnh liệt vào chủ nghĩa xã hội và
khát vọng hòa bình, độc lập, xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, thịnh
vượng, phát triển là động lực, sức mạnh tinh thần to lớn để toàn dân tộc kiên định
với con đường xã hội chủ nghĩa, ra sức nỗ lực hiện thực hóa mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; nhân dân được hưởng cuộc sống phồn
vinh, hạnh phúc.

10
IV. KẾT LUẬN:

Càng tiến xa hơn trong dòng chảy lịch sử, chúng ta càng thấy rõ tầm chiến
lược nhưng rất thiết thực của mục tiêu - đích đến - khát vọng của dân tộc, dân quyền
và dân sinh; càng hiểu thêm bản Tuyên ngôn Độc lập được mở đầu bằng "Lời bất
hủ": "Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không
ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do
và quyền mưu cầu hạnh phúc"; càng hiểu thấu đời người - như Chủ tịch Hồ Chí
Minh “Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc
lập cũng chẳng có ý nghĩa gì?”. Có thể nói trong thời đại Hồ Chí Minh lịch sử
“độc lập, tự do, hạnh phúc” đã không chỉ là khát vọng mà còn là hệ giá trị vô giá
và trở thành lẽ sống, lý tưởng phấn đấu, hy sinh mà Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng
Đảng ta và nhân dân kiên định thực hiện. Chính lý tưởng ấy, lẽ sống ấy và niềm
tin được sống độc lập, tự do, hạnh phúc trong một nước Việt Nam hòa bình, độc
lập và thống nhất đã trở thành động lực để cho nhân dân ta làm nên thắng lợi của
cuộc cách mạng Tháng tám năm 1945, của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ cứu nước và tiếp tục trong hành trình đi lên chủ nghĩa xã hội xây dựng,
bảo vệ và phát triển đất nước ngày một vững mạnh hơn.

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. http://smot.bvhttdl.gov.vn/doc-lap-cho-dan-toc-tu-do-hanh-phuc-cho-
nhan-dan-phuong-cham-song-va-hanh-dong-cua-chu-tich-ho-chi-minh/
“Độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, phương châm sống
và hành động của chủ tịch Hồ Chí Minh”.
2. https://dbnd.quangngai.gov.vn/mnews.aspx?id=5996 “Tuyên ngôn Độc lập
– Tượng đài của ý chí độc lập, tự do, hạnh phúc, phồn vinh của dân tộc Việt
Nam.
3. https://tuoitre.vn/them-nhan-thuc-ve-6-chu-doc-lap-tu-do-hanh-phuc-
trong-quoc-hieu-viet-nam-20200901155315637.htm “Thêm nhận thức về
6 chữ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”.
4. https://thanhnien.vn/hieu-dung-ve-gia-tri-doc-lap-tu-do-hanh-phuc-
post1468839.html “Hiểu đúng về giá trị Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”.
5. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-
minh/ho-chi-minh/nghien-cuu-hoc-tap-tu-tuong/doc-lap-tu-do-hanh-phuc-
triet-ly-ho-chi-minh-ve-phat-trien-xa-hoi-viet-nam-2550
6. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật.
7. Võ Nguyên Giáp: Tư tưởng Hồ Chí Minh, quá trình hình thành và phát
triển, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1993, tr.9.
8. Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh trong trái tim nhân loại, Nxb.Lao động,
Nxb.Quân đội nhân dân, H.1993. tr.90

12

You might also like