LC Đang D

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Tín dụng chứng từ hay thư tín dụng (L/C) là cam kết của một ngân hàng (Ngân

hàng mở L/C) theo yêu cầu của khách hàng (Người xin mở L/C) về việc trả một số
tiền nhất định cho một người khác (Người thụ hưởng L/C), hoặc sẽ chấp nhận hối
phiếu do người thụ hưởng ký phát trong phạm vi số tiền đó, với điều kiện người
này xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C.
Bộ chứng từ xuất trình để đòi tiền theo L/C thông thường là những chứng từ xác
nhận quyền sở hữu hàng hóa, chứng minh việc người bán đã hoàn thành nghĩa vụ
giao hàng theo hợp đồng đã ký với người mua, là cơ sở để ngân hàng thực hiện
thanh toán.
Tín dụng chứng từ là sự cam kết độc lập của ngân hàng mở L/C đối với người thụ
hưởng L/C. Trong đó ngân hàng mở L/C đảm bảo nghĩa vụ thanh toán cho người
thụ hưởng ngay khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp mà không phụ thuộc ý muốn
hay khả năng thanh toán của người yêu cầu mở L/C. Do vậy, thư tín dụng là văn
bản thể hiện loại tín dụng ngân hàng cấp cho nhà nhập khẩu và là cam kết trực tiếp
của ngân hàng đối với nhà xuất khẩu.
Phân loại:
*Phân loại theo hình:
- Thư tín dụng không hủy ngang (Irrevocable L/C)
Là loại thư tín dụng chỉ được điều chỉnh hay hủy bỏ khi được sự đồng ý của tất cả
các bên liên quan. Đây là loại L/C được áp dụng rộng rãi nhất trong thanh toán
quốc tế, là loại cơ bản nhất
- Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C)
Là loại thư tín dụng của nó có thể hủy bỏ bất cứ lúc nào. Việc hủy ngang này chỉ
được thực hiện thông qua ngân hàng mở L/C và do chính ngân hàng này thông báo
việc hủy ngang cho các bên. Tuy nhiên việc hủy ngang chỉ có hiệu lực khi người
thụ huởg chưa xuất trình bộ chứng từ tại ngân hàng chỉ định thanh toán.
Trong thực tế loại L/C này hầu như không được sử dụng vì người thụ hưởng không
được đảm bảo quyền lợi, không thể biết được vào thời điểm nào L/C hết hiệu lực.
*Phân theo phương thức thanh toán:
- Thư tín dụng trả ngay (L/C payable by Draft at sight)
Là loại L/C trong đó ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền (hoặc thông qua ngân
hàng đại lý của mình thực hiện trả tiền ngay) khi người thụ hưởng xuất trình bộ
chứng từ phù hợp với L/C.
- Thư tín dụng trả chậm (L/C available by deffered payment)
Là lạoi L/C trong đó ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền (hoặc làm cho việc trả tiền
được thực hiện) vào một ngày xác định với điều kiện người thụ hưởng xuất trình
bộ chứng từ phù hợp quy định của L/C. Loại L/C này không có hối phiếu đi kèm
bộ chứng từ.
- Thư tín dụng chấp nhận (L/C available by acceptance)
Là loại L/C trong đó ngân hàng mở L/C chấp nhận hối phiếu (hoặc chỉ định một
bên thứ ba chấp nhận hối phiếu) với điều kiện người thụ hưởng xuất trình chứng từ
theo quy định của L/C. Ngân hàng L/C trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải
thanh toán hối phiếu đã chấp nhận, một khi các điều kiện của L/C đã được đáp ứng
đầy đủ.
*Phân theo phương thức sử dụng:
- Thư tín dụng xác nhận (Confirmed L/C)
Là loại L/C được một ngân hàng khác xác nhận trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng
phát hành. L/C loại này người hưởng lợi được 2 ngân hàng cùng cam kết trả tiền,
do vậy độ an toàn trong thanh toán của nó là rất cao.
- Thư tín dụng trực tiếp (Straight L/C)
Là loại L/C trong đó nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng mở L/C chỉ giới hạn duy
nhất đối với người thụ hưởng của L/C. Dạng L/C này thường yêu cầu người thụ
hưởng xuất trình chứng từ trữ tiếp cho ngân hàng mở L/C. Do vậy L/C sẽ hết hiệu
lực điểm giao dịch của ngân hàng phát hành.
- Thư tín dụng cho phép chiếu khấu (L/C available by negotiation)
Là loại L/C trong đó ngân hàng mở L/C ủy quyền cho một ngân hàng nhất định,
hoặc cho phép bất kỳ ngân hàng nào mua lại bộ chứng từ hoàn hảo do người thụ
hưởng xuất trình.
- Thư tín dụng miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C)
Là loại L/C mà sau khi người hưởng lợi đã được trả tiền thì ngân hàng phát hành
L/C không còn quyền đòi lại tiền người hưởng lợi trong bất kì trường hợp nào.
Khu dùng loại L/C này, người hưởng lợi khi ký phát hối phiếu phải ghi câu “miễn
truy đòi lại người ký phát” (without recourse to drawers) đồng thời trong L/C này
cũng phải ghi như vậy. Đây cũng là loại L/C được sử dụng phổ biến trong thanh
toán quốc tế.
- Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C)
Là loại L/C trong đó quy định quyền của người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu
ngân hàng mở L/C chuyển nhượng một phần hay toàn bộ giá trị của L/C gốc cho
người thụ hưởng thứ hai. Mục đích của loại L/C này là nhằm giúp cho nhà xuất
khẩu (thực chất là đối tác trung gian) tiến hành dịch vụ xuất khẩu mà không cần
đến vốn của mình.
- Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C)
Là loại L/C mà người hưởng lợi một L/C dùng chính L/C này như một tài sản thế
chấp để yêu cầu ngân hàng mở một L/C khác tương ứng như thế cho người hưởng
lợi khác hưởng. L/C ban đầu gọi là L/C gốc, L/C mở sau gọi là L/C giáp lưng.
Về cơ bản 2 cái này giống nhau nhưng khác nhau ở một số điểm:
+ Người thụ hưởng L/C gốc là người xin mở L/C giáp lưng.
+ Số chứng từ của L/C giáp lưng phải nhiều hơn L/C gốc.
+ Kim ngạch L/C giáp lưng phải nhỏ hơn L/C gốc, khoản tiền chênh lệch này do
người trung gian hưởng dùng để trả tiền chi phí mở L/C giáp lưng và phần hoa
hồng của họ.
+ Thời gian giao hàng của L/C giáp lưng sớm hơn L/C gốc
Giống như L/C chuyển nhượng, L/C giáp lưng cũng được sử dụng cho các hình
thức mua bán qua trung gian. Nhưng L/C gốc và L/C giáp lưng là hai L/C hoàn
toàn khác nhau nên nghĩa vụ thanh toán của 2 ngân hàng pháp hành trong 2 L/C đó
cũng hoàn toàn độc lập với nhau.
- Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving)
Là loại L/C mà giá trị của nó được tái tạo nhiều lần ngay sau khi nghĩa vụ thanh
toán của lần trước được thực hiện xong. Loại L/C này thường được sử dụng khi
các bên tin cậy lẫn nhau, mua hàng thường xuyên, định kỳ, khối lượng lớn trong
thời hạn dài và hàng hóa phải đồng nhất về chủng loại, phẩm chất, cách đóng gói
bao bì. Lợi thế của loại L/C này là nhà nhập khẩu chỉ cần mở một L/C cho cả đơn
đặt hàng, nhà xuất khẩu không cần phải chời đợi một L/C mới.
Được chia nhỏ làm 2 loại:
+ Tuần hoàn tích lũy (Cummulative revolving L/C): là loại L/C được phép chuyển
phần trị giá L/C trước chưa dùng hết cộng thêm vào trị giá L/C sau và cứ như vậy
cho đến L/C cuối cùng. Có nghĩa là trong thời gian hiệu lực của L/C, người xuất
khẩu vì một lý do nào đó mà không thực hiện đầy đủ trị giá trên L/C thì qua L/C kế
tiếp người xuất khẩu có thể tiếp tục thực hiện trị giá của kỳ trước chưa thực hiện
được cộng với trị giá thực hiện trong kỳ này.
+ Tuần hoàn không tích lũy (No cummulative revolving L/C): là loại L/C không
cho phép nhà xuất khẩu giao hàng vượt quá giá trị của giao hàng kỳ hiện tại, mặc
dù kỳ trước đó họ đã không giao đủ hàng theo quy định.
Thư tín dụng tuần hoàn cần ghi rõ ngày hết hạn hiệu lực cuối cùng, só lần tuần
hoàn và giá trị tối thiểu của mỗi lần đó. Việc tuần hoàn cũng có thể xảy ra theo 3
cách sau:
+ Tuần hoàn tự động: L/C tự động tái tạo lại giá trị mà không cần có sự thông báo
của ngân hàng phát hành
+ Tuần hoàn không tự động: L/C chỉ tái tạo lại giá trị khi ngân hàng phát hành
thông báo việc tái tạo cho người thụ hưởng
+ Tuần hoàn hạn chế: Sau khi L/C trước được sử dụng xong, nếu sau một số ngày
nào đó mà ngân hàng phát hành L/C không có ý kiến gì về L/C kế tiếp thì nó sẽ tự
động tái tạo lại như cũ.
- Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C)
Trong các thư tín dụng thương mại, ngân hàng mở L/C cam kết sẽ trả một số tiền
nhất định cho người xuất khẩu khi người này giao hàng và xuất trình được bộ
chứng từ phù hợp với quy định của L/C. Tuy nhiên có trường hợp người xuất khẩu
không có khả năng giao hàng làm thiệt hại đến quyền lợi của người nhập khẩu. Vì
vậy, L/C dự phòng được mở ra nhằm đảm bảo quyền lợi cho người nhập khẩu, nếu
người xuất khẩu không thực hiện các cam kết trong hợp đồng xuất khẩu khẩu, ngân
hàng mở L/C dự phòng sẽ phải thanh toán ngay số tiền mở L/C cho người nhập
khẩu.
L/C dự phòng thực chất là một hình thức bảo lãnh của ngân hàng. Cũng như bảo
lãnh độc lập, thư tín dụng dự phòng là một công cụ rất đa năng, sử dụng được ở bất
cứ lĩnh vực nào có nhu cầu bảo đảm. Nó có thể dùng để đảm bảo thanh toán cho
các khảon vay, ứng trước, đền bù tồn thất do vi phạm cam kết, không thực hiện
nghĩa vụ hợp đồng,...
Các chủ thể tham gia thanh toán L/C:
+ Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant)
+ Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneficiary)
+ Ngân hàng mở thư tín dụng (Issuing bank)
+ Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising bank)
+ Ngân hàng thanh toán, chiết khấu, chấp nhận (paying/ negotiating/ accepting
bank)
+ Ngân hàng bồi hoàn (Reimbursement bank)
+ Ngân hàng xác nhận (Comfirming bank)

You might also like