Bài giải - Vật lí 8 - Đề cương giữa HK2

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN: VẬT LÍ 8

I. LÝ THUYẾT
Câu 1:
a) Khi nào lực tác dụng lên vật thực hiện được công?
b) Cho ví dụ trường hợp trọng lực tác dụng lên vật thực hiện được công và trường hợp
trọng lực không thực hiện được công.

a) Lực tác dụng lên vật thực hiện được công khi vật chuyển động theo phương không vuông
góc với phương của lực.
b) trọng lực thực hiện công: vật chuyển động theo phương thẳng đứng.
trọng lực không thực hiện công: vật chuyển động theo phương ngang.

Câu 2: Viết công thức tính công. Nêu rõ ký hiệu và đơn vị các đại lượng trong công thức.
𝐴 = 𝐹. 𝑠
F: lực tác dụng lên vật (N)
s: quãng đường vật chuyển động theo phương của lực (m)
A: công (J)

Câu 3:
a) Đại lượng công suất cho biết điều gì và được xác định như thế nào?
b) Nói công suất của một máy là 500W, con số này cho ta biết gì?
a) Đại lượng công suất cho biết người nào, máy nào mạnh hơn (làm việc khỏe hơn, thực
hiện công nhanh hơn)

Công suất được xác định bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian.

b) … nghĩa là trong 1 giây, máy thực hiện công là 500 J.

Câu 4: Viết công thức tính công suất. Nêu rõ ký hiệu và đơn vị của các đại lượng trong
công thức.
𝐴
℘=
𝑡
A: công (J)
t: thời gian (giây)
℘: công suất (W)

Câu 5: Phát biểu nội dung định luật về công.


Không có máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy
nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

Câu 6: Thế năng trọng trường là gì? Thế năng trọng trường phụ thuộc vào những yếu tố
nào? Lấy ví dụ về một vật có thế năng trọng trường.
Thế năng trọng trường là dạng năng lượng vật có được khi ở một độ cao so với mặt đất
(hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc).
Thế năng trọng trường phụ thuộc vào khối lượng và độ cao của vật.
Vd: con chim đang đậu trên cây.
1
Câu 7: Động năng là gì? Động năng phụ thuộc vào những yếu tố nào? Lấy ví dụ về một
vật có động năng.
Động năng là dạng năng lượng vật có được khi chuyển động.
Động năng phụ thuộc vào khối lượng và tốc độ của vật.
Vd: chiếc xe đang chạy trên đường.

Câu 8: Cơ năng là gì? Lấy ví dụ về một vật:


+ chỉ có thế năng trọng trường
+ chỉ có động năng
+ vừa có thế năng trọng trường, vừa có động năng.
+ có thế năng đàn hồi
Cơ năng là tổng thế năng và động năng của vật.
+ vật chỉ có thế năng trọng trường: con chim đang đậu trên cây.
+ vật chỉ có động năng: xe đang chạy trên đường.
+ vật vừa có thế năng trọng trường, vừa có động năng: máy bay đang bay trên cao
+ vật có thế năng đàn hồi: lò xo bị co dãn

II. BÀI TẬP


Bài 1. Tính công trong các trường hợp sau:
a. Công của con ngựa kéo xe với lực kéo 400 N, quãng đường đi 0,3 km.
b. Công của trọng lực tác dụng lên viên bi có trọng lượng 2,5 N rơi xuống đất từ độ cao 2
m.
c. Công của trọng lực tác dụng lên quả dừa có khối lượng 1500 g, rơi từ độ cao 8 m.
d. Công của trọng lực tác dụng lên trái banh có khối lượng 450g chuyển động theo phương
ngang, quãng đường đi 2m.

Tóm tắt Giải


a) F = 400 N Công của con ngựa là:
s = 0,3 km = 300 m 𝐴 = 𝐹. 𝑠 = 400.300 = 120000 (𝐽)
A=?J

b) P = 2,5 N Công của trọng lực là:


h=2m 𝐴 = 𝑃. ℎ = 2,5.2 = 5 (𝐽)
A=?J

c) m = 1500 g = 1,5 kg Công của trọng lực là:


⇒ 𝑃 = 𝑚. 10 = 15 𝑁 𝐴 = 𝑃. ℎ = 15.8 = 120 (𝐽)
h = 8m
A=?J

d) Vì trái banh chuyển động theo phương ngang nên 𝑃 ⊥ 𝑠 ⇒ 𝐴 = 0

Bài 2. Một cần cẩu nâng vật lên độ cao 3 m với công thực hiện 3,6 kJ. Biết vật chuyển động
lên đều. Tính trọng lượng và khối lượng của vật.
Tóm tắt Giải
h=3m Trọng lượng của vật là:
A = 3,6 kJ = 3600 J
2
P=?N 𝐴 3600
𝐴 = 𝑃. ℎ ⇒ 𝑃 = = = 1200 (𝑁)
m = ? kg ℎ 3
Khối lượng của vật là:
𝑃 1200
𝑃 = 𝑚. 10 ⇒ 𝑚 = = = 120 (𝒌𝒈)
10 10

Bài 3. Một vận động viên xe đạp, đạp xe với một lực không đổi 30 N đi với tốc độ 40 km/h.
Tính công của vận động viên thực hiện trong 15 phút.
Tóm tắt Giải
F = 30 N Quãng đường vận động viên đi là:
v = 40 km/h =
100
m/s (chia 3,6) 100
9 𝑠 = 𝑣. 𝑡 = . 900 = 10000 (𝑚)
t = 15 phút = 900 giây (nhân 60) 9
Công của vận động viên:
A=?J 𝐴 = 𝐹. 𝑠 = 30.10000 = 300000 (J)

Bài 4. Một cần trục nâng vật có khối lượng 1500 kg lên cao 4m mất 10s. Vật chuyển động
đều. Tính công suất của cần trục.
Tóm tắt Giải
F = 30 N Quãng đường vận động viên đi là:
v = 40 km/h =
100
m/s (chia 3,6) 100
9 𝑠 = 𝑣. 𝑡 = . 900 = 10000 (𝑚)
t = 15 phút = 900 giây (nhân 60) 9
Công của vận động viên:
A=?J 𝐴 = 𝐹. 𝑠 = 30.10000 = 300000 (J)

Bài 5. Một ô tô chạy quãng đường dài 18 km mất 30 phút. Lực kéo của động cơ trung bình
là 120 N. Tính công suất của ô tô.
Tóm tắt Giải
s = 18 km= 𝟏𝟖𝟎𝟎𝟎 𝒎 Công của lực kéo là:
t = 30 phút = 1800 giây 𝐴 = 𝐹. 𝑠 = 120.18000 = 2160000 (𝐽)
F = 120 N Công suất của ô tô là:
℘=?W 𝐴 2160000
℘= = = 1200 (𝑊)
𝑡 1800

Bài 6. Hai người cùng kéo gạch lên trên cao 5m để xây nhà. Người thứ nhất kéo 20 viên
trong 30 giây, người thứ hai kéo 15 viên trong 20 giây. Biết mỗi viên gạch nặng 400g. Hỏi
người nào làm việc khỏe hơn?

Bài 7. Một con ngựa kéo chiếc xe với một lực không đổi là 90 N và đi được quãng đường
2 km trong 30 phút. Tính công suất của con ngựa.
Tóm tắt Giải
F = 90 N Công của con ngựa là:
s = 2 km = 2000 m 𝐴 = 𝐹. 𝑠 = 90.2000 = 180000 (𝐽)
t = 30 phút = 1800 giây Công suất của ô tô là:
℘=?W 𝐴 180000
℘= = = 100 (𝑊)
𝑡 1800
3
Bài 8. Một động cơ xe tải tạo lực kéo F = 400 N giúp xe chuyển động đều với tốc độ v =
54 km/h. Tính công suất do động cơ thực hiện.
Tóm tắt Giải
F = 400 N Ta có:
v = 54 km/h = 15 m/s 𝐴 𝐹. 𝑠 𝑠
℘= = = 𝐹. = 𝐹. 𝑣
℘=?W 𝑡 𝑡 𝑡
Công suất do động cơ thực hiện là:
℘ = 𝐹. 𝑣 = 400.15 = 6000 (𝑊)

Bài 9. Để đưa 1 chiếc xe máy có khối lượng 110 kg lên sàn nhà cao 50 cm, người công
nhân phải tác dụng một lực 550 N đưa xe lên bằng một mặt phẳng nghiêng. Cho rằng lực
ma sát cản trở chuyển động của vật là rất nhỏ.
a. Người công nhân này có lợi gì khi sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa xe lên cao?
b. Mặt phẳng nghiêng phải có chiều dài là bao nhiêu?
Tóm tắt Giải
m = 110 kg ⇒ 𝑃 = 𝑚. 10 = 1100 𝑁 a. Người công nhân này có lợi về lực khi dùng
h = 50 cm = 0,5 m mặt phẳng nghiêng.
𝐹 = 550 𝑁 b. Công tối thiểu để đưa xe lên cao là:
𝑙=?m 𝐴𝑃 = 𝑃. ℎ = 1100.0,5 = 550 (𝐽)
Bỏ qua ma sát, theo định luật về công, công
khi dùng mặt phẳng nghiêng là:
𝐴𝐹 = 𝐴𝑃 = 550 𝐽
Chiều dài mặt phẳng nghiêng:
𝐴𝐹 550
𝐴𝐹 = 𝐹. 𝑙 ⇒ 𝑙 = = = 1 (𝑚)
𝐹 550

Bài 10. Để đưa một kiện hàng có khối lượng 100kg từ mặt đất lên sàn xe tải cao 1,2m người
ta dùng một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 5m. Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng
nghiêng.
a. Tính công dùng để đưa kiện hàng đó lên mặt phẳng nghiêng.
b. Tính lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng.

Tóm tắt Giải


m = 100 kg ⇒ 𝑃 = 𝑚. 10 = 1000 𝑁 a. Công tối thiểu để đưa xe lên cao là:
h = 1,2 m 𝐴𝑃 = 𝑃. ℎ = 1000.1,2 = 1200 (𝐽)
𝑙 =5𝑚 Bỏ qua ma sát, theo định luật về công, công
𝐹=?N khi dùng mặt phẳng nghiêng là:
𝐴𝐹 = 𝐴𝑃 = 1200 𝐽
b. Lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng:
𝐴𝐹 1200
𝐴𝐹 = 𝐹. 𝑙 ⇒ 𝐹 = = = 240 (𝑁)
𝑙 5

Bài 11. Người ta kéo một vật khối lượng 100kg trên mặt phẳng nghiêng dài 10m, cao 2m.
Tìm lực kéo vật khi bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng.

4
Bài 12. Một ô tô chạy với tốc độ 45 km/h. Sau khi chạy được 20 phút thì động cơ đã sinh ra
một công là 13500 kJ. Tính lực kéo của động cơ.

Bài 13. Một ô tô có công suất 18 kW chuyển động đều trên con đường dài 150 m mất 0,5
phút. Tính lực kéo của ô tô.

Bài 14. Một máy kéo có công suất 750 W được dùng để kéo đều một vật có khối lượng 50
kg lên cao 9m. Tính thời gian để đưa vật lên.

You might also like