Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

SỰ BIẾT ƠN

Con người sống trên cuộc đời không chỉ cần đầy đủ những điều kiện sinh sống thông thường mà còn cần có
những đạo đức truyền thống về cách ứng xử giữa người với người mà một trong những đạo đức gốc rễ nhân
văn của nhân loại đó là lòng biết ơn. Đó là một đức tính vô cùng quan trọng và con người thì không bao giờ
được lãng quên.
   “Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác”. –
Marcus Tullius Cicero. Ý câu nói này chính là mọi đức tính tốt đẹp cơ bản nhất của con người đều được gợi từ
lòng biết ơn, làm người không có làng biết ơn thì nhất định không thể nảy nở đức tính tốt. Vậy lòng biết ơn là
điều gì mà lại có một sự ảnh hưởng to lớn như vậy đối với đạo đức của con người? Đó là sự hiểu biết và ghi
nhớ công ơn của người đã từng giúp đỡ ta. Lòng biết ơn có thể được biểu hiện đơn giản nhất đó là những lời
“cảm ơn” của người được nhận ơn với người đã giúp đỡ, đó phải là một lời cảm ơn chân thành từ tận đáy lòng
khi người được nhận ơn cảm thấy biết ơn sâu sắc về những điều mà người khác đã cho mình. Cao hơn một lời
cảm ơn là tinh thần sẵn sàng trả ơn cho người đã giúp đỡ mình bằng hành động hoặc là giá trị thiết thực bằng
tất cả tấm lòng chân thành không tính toán. Nhưng dù là bằng cách nào, con người ta vẫn phải luôn ghi nhớ
công ơn của người đã tạo dựng cho mình những điều tốt đẹp.
   Lòng biết ơn là luôn cần thiết, vì sao? Cuộc sống là vô thường, không ai mãi sống trong nhung lụa và không
ai mãi bị đau đớn. Cho dù bạn là một người có điều kiện và tài giỏi đến đâu đi nữa rồi sẽ có một lúc nào đó
trong cuộc đời, sóng gió sẽ khiến bạn chao đảo và thậm chí có thể ngục ngã. Không ai biết trước được điều gì
sẽ xảy ra nên không bao giờ có thể chắc chắn bạn sẽ mãi yên ổn, khó khăn nhất định không bỏ qua ai bao giờ
và đến lúc gặp nó, nó đòi hỏi ta đủ khả năng để chống trả. Nhưng đừng nghĩ rằng ta sẽ đủ khả năng một mình
để đối đầu với mọi thử thách mà chẳng cần đến một ai giúp sức. Vạn vật của vũ trụ đều có một sự liên kết nhất
định, chúng không bao giờ có thể hoạt động riêng lẻ mà luôn nằm trong một chỉnh thể. Con người là một phần
của vũ trụ nên cũng không thể riêng rẽ, không ai có đủ khả năng để tự mình làm nên tất cả. Chúng ta đã, đang
và sẽ luôn cần tới sự giúp đỡ của rất nhiều người dù là lúc này hay lúc khác. Và khi đã nhận được sự giúp đỡ,
mang lòng biết ơn là điều tất yếu. Thêm vào đó, người đã giúp đỡ chúng ta nhất định phải bỏ ra công sức của
họ để chúng ta được hưởng những điều tốt đẹp nên ta cần phải nhớ tới lòng tốt của họ bằng tất cả sự chân
trọng và hàm ơn.
   Lòng biết ơn thật sự rất có ý nghĩa trong cuộc sống. Đối với người nhận ơn, lòng ơn chính là biểu hiện của
sự trả ơn đối với người đã giúp mình, thể hiện sự trân trọng công lao, công sức và lòng tốt của người khác khi
giúp đỡ mình. Đối với người làm ơn, nhận được lòng biết ơn của người từng được mình giúp đỡ khiến cho họ
cảm nhận được công việc mà mình làm là có ý nghĩa và tin tưởng hơn vào đạo đức xã hội, sẽ thúc đẩy những
ý muốn tốt đẹp nảy nở trong tấm lòng bao la của họ. Không chỉ đối với cá nhân, lòng biết ơn rất có ý nghĩa đối
với xã hội, để đề cao đức tính này, xã hội cũng đặc biệt có những ngày dùng để tri ân những con người được
coi là cao cả của nhân loại. Bởi chúng ta từ khi sinh ra đã hưởng những đặc ân của rất nhiều người khác.
Chúng ta được sinh ra trên cõi đời và được chăm sóc nuối nấng, ta phải biết ơn cha mẹ, đáng sinh thành đã
dành cả cuộc đời cho ta, đó là lí do của ngày lễ Vu Lan, ngày để báo hiếu mẹ cha. Chúng ta lớn khôn lên
người, được cha mẹ nuôi djay nhưng cũng được thầy cô dạy bảo, phần lớn kiến thức con người là do người
thầy truyền đạt, chúng ta nên người có công rất lớn ở thầy cô, nên hẳn chúng ta không thể quên ngày 20/ 11,
ngày Nhà giáo Việt Nam để học trò có thể bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô của mình. Hay là ngày 27/ 2-
Ngày thầy thuốc Việt Nam là ngày để tôn vinh những người hành nghề y tận tụy với nghề, đã cứu sống biết
bao nhiêu tính mạng,… Điều đó chứng tỏ lòng biết ơn luôn được hiện diện trong đời sống và luôn phải hiện
diện muôn đời.
    Là con người, khi nhận được sự giúp đỡ của ngưởi khác tức là ta đã nhận được công sức của họ để có được
những điều tốt đẹp, vì vậy không thể thiếu đi lòng biết ơn trong bất cứ việc gì. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn
còn có một số cá nhân sống vô ơn, không biết ơn những người đã xây dựng cho mình cuộc sống tốt đẹp ngày
hôm nay, những người ấy không xứng đáng được nhận ơn và không xứng đáng có được những điều tốt nhất.
Người được ơn thì có trách nhiệm mang ơn nhưng người làm ơn khi giúp đỡ người khác bất kì việc gì thì

1
không nên mong được trả ơn bởi sự giúp đỡ phải đến từ sự chân thành thì lòng biết ơn mới phát ra từ trái tim.
Và chỉ khi con người ta muốn giúp đỡ nhau vì tình thương và biết ơn vì lòng kính mến thì xã hội mới phát
triển tốt đẹp nhất có thể.
    Những trái tim có lòng biết ơn là những trái tim nóng hổi đáng sống nhất. Hãy luôn mang trong mình lòng
biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình, cho dù những người tốt ấy không yêu cầu bạn trả ơn nhưng
không có nghĩa là ta có quyền quên đi sự tử tế của họ đối với ta.

Nghị luận về lòng biết ơn – Bài mẫu 7


  Một ngày nọ, ta thấy cuộc sống của mình tươi đẹp biết bao, thấy mọi người xung quanh thật đáng mến và tốt
bụng. Khi ta thấy ta đang được nhận quá nhiều, lúc đó là lúc, ta thấy mình cần phải biết ơn,
   Mọi người định nghĩa thế nào là biết ơn? Đó đơn giản chỉ là một lời cảm ơn của một cậu bé khi được người
lớn cho một chiếc bánh, là giọt nước mắt và sự cảm kích của những người khó khăn khi được giúp đỡ hay một
nén hương để tưởng nhớ người đã khuất… Biết ơn, giản đơn chỉ là thái độ, hành động của con người với sự
tích cực dành cho người đã giúp đỡ hay cho họ một điều gì đó.
   Chúng ta, ngay từ khi sinh ra, đã được nhận, nhận nhiều thứ từ mọi người và cuộc đời. Là một đứa con nhận
lấy bao nhiêu tình yêu thương, sự chăm sóc, lo lắng và hi sinh từ bố mẹ, gia đình. Là một công dân đất nước
nhận lấy hòa bình, độc lập đánh đổi bởi bao mất mát, xương máu của những thế hệ chưa một lời từ biệt đã ngã
xuống. Là một công dân toàn cầu, nhận lấy bao thành tựu khoa học, phát minh để làm tiện lợi, phát triển hơn
cuộc sống của con người. Và vô vàn những món quà khác nữa ta nhận được từ cuộc đời. Và, biết ơn là thái độ
tất yếu, của một con người.
  Biết ơn cha mẹ, gia đình.
   Cha mẹ là người cho ta sự sống này, Ngay từ giây phút chúng ta mở mắt ra nhìn cuộc đời, cất tiếng khóc đầu
tiên, ta đã mang nợ cha mẹ rồi. Từng ngày lớn lên trong câu hát ru của mẹ, trong lời dạy dỗ của cha, những ân
huệ mà mỗi đứa con mang trong mình lại cứ lớn dần, lớn dần. Nhưng có vẻ những phận làm con lại coi đó là
điều hiển nhiên: Sự sống thiêng liêng này, hình hài không bị khuyết tật và mái ấm gia đình là điều hiển nhiên
họ phải nhận được. Ta thờ ơ với cha mẹ, cáu gắt với những lời quan tâm, quay mặt với những sự nhắc nhở, …
Và rồi, khi ra ngoài cuộc đời, với những con người xa lạ ngoài kia, ta mới nhận ra: chỉ có cha mẹ là người yêu
thương ta vô điều kiện. Không ai nhịn đói cho bạn no, không ai chịu bất hạnh cho bạn hạnh phúc, ngoài hai
người họ. Không nơi nào sẵn sàng chào đón bạn, ngay cả khi bạn thất bại, ngoài căn nhà. Và thứ ta mắc nợ
nhiều nhất, biết ơn nhiều nhất lại chính là cha mẹ. Bởi vậy, vẫn có những ngày “Mùng một tết cha, mùng hai
tết mẹ”, những ngày của mẹ, của cha, ngày gia đình.
   Biết ơn nguồn cội, những người đã giúp đỡ ta.
  Cuộc sống này gây dựng nên từ nỗi đau của những gia đình tan nát, của nỗi mong mỏi mẹ chờ con, sự mòn
mỏi vợ chờ chồng và lòng yêu nước của những con người “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Cuộc sống của ta
được ghép lên từ những mảnh ghép của tình bạn, của tình thầy trò đã gắn bó, yêu thương và giúp đỡ ta để có
một tuổi thơ trọn vẹn. Ở ngoài kia, cũng có những con người dẫu không máu mủ, ruột thịt nhưng vẫn hằng
ngày tham gia vào ngày hội đỏ hiến máu, dạy học cho người khuyết tật, suất cơm miễn phí cho người nghèo,
… Những con người không phải ruột thịt, thậm chí còn không quen biết vẫn yêu thương ta, giúp đỡ ta, góp
phần làm nên một cuộc sống văn minh và nồng ấm tình người. Những con người ấy, hãy biết ơn. Những gì họ
đã làm cho cuộc sống này, cho thế hệ này, hãy nhân nó đến thế hẹ sau. Những ngày thương binh liệt sĩ, ngày
nhà giáo Việt Nam, … những cuộc thiện nguyện nghĩa tình, khi biết ơn, tự nó sẽ sống mãi.
  Biết ơn những khó khăn, thất bại và cả quá khứ.
    Chúng ta có thể chắc chắn mình không làm sai va mọi chuyện đều diễn ra theo ý muốn của mình. Muốn
thành công phải nếm mùi thất bại, muốn hạnh phúc phải trải qua khó khăn. Những nỗi đau, vấp ngã ấy, những

2
gì không thể đánh gục bạn, sẽ làm cho bạn trở nên mạnh mẽ hơn. Và sau khi nhìn lại, ta phải biết ơn những
khó khăn, thử thách và thất bại đó. Quá khứ là một phần của con người, là nền tảng của ngày mai. Không ai
sống mà phủ định quá khứ. Nó đẹp đẽ, hãy biết ơn nhưng nếu nó đầy khổ đau, hãy cứ biết ơn. Vì bạn bây giờ
dám nhìn vào quá khứ để trưởng thành, để khôn lớn và để chiến thắng.
  Biết ơn là hạt mầm của mọi phẩm chất tốt đẹp trong con người. Biết ơn cha mẹ, người đi trước để làm
“nhân”, biết ơn những vết thương đã dạy ta trưởng thành để biết mình đang “sống”, để biết quý trọng cuộc
sống và thành công. Nhưng đáng buồn thay những con người vì vật chất và ích kỉ riêng mình mà “khỏi vòng
cong đuôi” mà quên mất hai chữ “biết ơn”. Biết ơn để trả lại và cũng để nhận thêm cho mình. Một nụ hôm
dành cho mẹ, một cái ôm cho mọi người, một nụ cười trước khó khăn, để thấy bạn đang biết ơn, để trao hạnh
phúc đến mọi người.
  Ta chỉ có một cuộc đời, vô nghĩa hay không, hạnh phúc hay không, hoàn toàn là thái độ của bạn đồi với cuộc
đời. Hãy biết ơn.

Áp lực, căng thẳng đối với thế hệ trẻ


Áp lực và căng thẳng là tình trạng phổ biến trong xã hội hiện nay, đặc biệt là đối với giới trẻ. Nó như con dao hai
lưỡi đôi khi sẽ là nguồn động lực thôi thúc chúng ta làm việc nhưng đôi khi căng thẳng diễn ra quá thường xuyên lại
dẫn đến tình trạng khó kiểm soát và dẫn tới một số vấn đề về sức khỏe và tâm lý. Theo một nghiên cứu của Tổ chức
Sức khỏe Tâm thần Thế giới năm 2018 cho biết, có tới 74% dân số toàn cầu đang bị tình trạng căng thẳng làm
phiền. Nó chi phối mọi mặt của đời sống và con người phải tìm các đối mặt với nó từng ngày, từng giờ.
Hiện nay, con số về số người bị căng thẳng quấy nhiễu chắc chắn đã tăng lên, vượt quá ngưỡng hơn 70%. Và có một
số câu hỏi đặt ra rằng, liệu giới trẻ có phải là nhóm tuổi chịu nhiều áp lực, lo lắng nhất không? Hãy cùng Youth+
giúp bạn tìm hiểu về những vấn đề xoay quanh vấn đề căng thẳng trong giới trẻ ngày nay.
Căng thẳng là gì?

Căng thẳng là phản ứng tự nhiên của cơ thể con người khi đối mặt với những vấn đề áp lực, quá tải trong cuộc sống.
Tình trạng căng thẳng, lo âu có thể xảy ra với bất kì ai hay bất kì độ tuổi nào khi mà họ phải đối mặt với những vấn
đề ngoài sức chịu đựng của mình.
Căng thẳng có nhiều dạng khác nhau như căng thẳng trong công việc, căng thẳng trong học tập, căng thẳng trong
các mối quan hệ hay tình trạng căng thẳng trong hôn nhân, khi nuôi dạy trẻ.
Căng thẳng áp lực có tác động rất lớn tới sức khỏe cũng như tinh thần của con người theo nhiều cách khác nhau. Nó
khiến cho con người luôn cảm thấy quá tải và tinh thần mệt mỏi, trì trệ, không có hứng thú cũng như nhiệt huyết để
làm bất cứ điều gì. Căng thẳng lo âu khiến con người luôn trong trạng thái bất an, lo lắng và thậm chí là nghi ngờ
chính bản thân mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, căng thẳng lại là một yếu tố tất yếu của cuộc sống,nó có
thể đến từ một phần bản ngã của cá nhân hoặc do yếu tố môi trường tác động vào, nó tác động tích cực, là nguồn
động lực giúp con người thích nghi và phản ứng với môi trường xung quanh.
Học thêm về kỹ năng giảm stress tại đây.
Tình trạng tâm lý căng thẳng của giới trẻ hiện nay
Cùng với sự phát triển của thông tin toàn cầu và Internet, giới trẻ ngày này được tiếp xúc với quá nhiều nguồn thông
tin cũng như chịu áp lực quá nhiều từ thế giới phức tạp xung quanh dẫn đến tình trạng căng thẳng xảy ra trong giới
trẻ nhiều hơn trước và đang ở mức nghiêm trọng hơn. Căng thẳng của những người trẻ có thể kể đến một số loại
sau:
-Căng thẳng trong quá trình học tập: Trước áp lực của xã hội, của dư luận, áp lực từ phía bạn bè, thầy cô giáo và
áp lực cả từ phía gia đình khiến cho những cô cậu học trò ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã phải đối mặt
với rất nhiều sự căng thẳng, lo lắng. Đó là căng thẳng về điểm số, căng thẳng khi thua kém bạn cùng bàn hay căng
thẳng việc mình phải lọt top 5 của khối. Thay vì cố gắng hết mình, làm những điều mình thích, học với một thái độ
tích cực, cầu thị thì những học sinh này lại lo lắng về điểm số và đặt nặng thành tích nhiều hơn. Thay vì quan tâm
xem chúng đã được dạy những gì ở trường thì cha mẹ quan tâm hơn tới điểm số của chúng. Tất cả những điều đó đã
vô hình chung gây ra cho học sinh tâm lý căng thẳng. Nó khiến chúng luôn trong trạng thái gồng mình và lo lắng.
Chúng sợ mình không đạt được thành tích như cha mẹ mong muốn, sợ bị la mắng thay vì thật sự quan tâm xem
mình thích gì và năng lực của mình tới đâu.

3
-Căng thẳng trong môi trường làm việc: Đối với những sinh viên đang chuẩn bị ra trường thì tâm lý lo lắng xảy ra
khi họ đang cố gắng tìm kiếm và xoay sở cho mình một công việc. Áp lực đặt lên vai của những sinh viên sắp ra
trường là tìm kiếm một công việc phù hợp, là hai chữ “kinh nghiệm” và cả từ những người bạn xung quanh. Bạn sẽ
cảm thấy căng thẳng khi một trong những người bạn của mình đã đi làm trong khi mình còn đang thất nghiệp, bạn
sốt sắng và mong muốn làm quá nhiều thứ cùng một lúc, bạn không biết đam mê của mình là gì, bạn thiếu định
hướng cho tương lai rồi cả những vấp ngã đầu đời.
Còn đối với những người đang đi làm thì lại càng có muôn vàn thứ khiến có căng thẳng. Đó là môi trường nơi làm
việc, đó là áp lực công việc, là mối quan hệ với các đồng nghiệp xung quanh
-Căng thẳng khi phải tiếp xúc với quá nhiều nguồn thông tin mỗi ngày: Hằng ngày, ngay khi mở mắt ra đã có vô
vàn thông tin tác động tới chúng ta. Đối với giới trẻ những thông tin này càng phong phú hơn, đặc biệt là những thứ
mà giới trẻ gọi là “drama”. Những nguồn thông tin này tác động tới chúng ta một cách chủ động hay bị động.
Nhưng dù theo cách nào thì khi có quá nhiều luồng ý kiến và quan điểm cũng sẽ gây cho người đọc trạng thái căng
thẳng, không biết đâu mới là thông tin chính xác và đáng tin tưởng. Đặc biệt là sự rối loạn thông tin trên mạng xã
hội hiện nay sẽ khiến giới trẻ bị choáng ngợp và sống xa rời thực tế. Đôi khi những căng thẳng trên mạng xã hội
cũng gây ra những căng thẳng ở ngoài đời thực, khiến cuộc sống của con người bị xáo trộn và ảnh hưởng rất nhiều
-Căng thẳng để cân bằng các mối quan hệ: Khi càng lớn chúng ta càng có cho mình nhiều mối quan hệ hơn, có thể
đó là mối quan hệ thân thích hay mối quan hệ bạn bè, làm ăn. Tất cả đều cần chăm chút và dành thời gian thì mối
quan hệ đó mới có thể phát triển được. Đối với giới trẻ thì việc có cho mình nhiều mối quan hệ là điều cần thiết, tuy
nhiên nhiều người không thể cân bằng được các mối quan hệ này dẫn đến tình trạng căng thẳng và không biết nên
làm thế nào. Tình trạng căng thẳng, lo lắng này sẽ dẫn tới hậu quả là các mối quan hệ mờ nhạt và không có hiệu quả.
 Dấu hiệu của căng thẳng
Con người khi luôn trong tình trạng căng thẳng lo âu sẽ dẫn tới những hậu quả hết sức nghiêm lên sức khỏe cũng
như tinh thần. Dưới đây là một số dấu hiệu của căng thẳng
-Về mặt cảm xúc:

 Tức giận, nóng nảy: Đây là tình trạng phổ biến thường thấy rất rõ ở những người trong trạng thái căng thẳng. Họ
luôn dễ dàng nổi nóng cũng như khó chịu với người khác, thậm chí đó là lỗi của họ. Họ phản ứng thái quá với mọi
người xung quanh, mọi vấn đề của cuộc sống và luôn tỏ ra tức giận, không hài lòng
 Sợ hãi, thất vọng: Những người trong tình trạng căng thẳng lo lắng luôn có một tâm lý sợ hãi. Họ chùn bước và
không dám làm bất cứ điều gì. Sự căng thẳng và suy nghĩ quá nhiều khiến họ có tâm lý này và luôn trong tình trạng
như có một rào cản vô hình cản bước họ. Dần dần, chính sự sợ hãi ấy lại khiến họ thất vọng về kết quả nhận được
hay tệ hơn là bắt đầu thất vọng và nghi ngờ chính bản thân mình.
 Thiếu kiên nhẫn: Khi con người luôn ở trong thế bị áp lực đè lên liên tục, căng thẳng trong một thời gian dài sẽ
khiến họ mất đi sự kiên nhẫn vốn có. Càng căng thẳng và chịu sự ảnh hưởng của tâm lý thì họ càng sốt sắng và
không đủ minh mẫn để làm việc một cách có hiệu quả và chính xác.

-Về mặt hành vi:

 Ăn uống nhiều: Như một phản ứng của cơ thể, khi con người lo lắng và áp lực, cơ thể càng có nhu cầu nạp nhiều
năng lượng và đồ ăn hơn. Hay một số trường hợp khác, do căng thẳng dẫn đến những hành vi mất kiểm soát và thực
hiện nó trong vô định mà không có chủ đích như ăn uống quá nhiều, dẫn đến tình trạng béo phì, tăng cân mất kiểm
soát.
 Uống rượu, hút thuốc: Biểu hiện này xảy ra phổ biến ở nam giới như một cách để giảm bớt căng thẳng. Càng căng
thẳng và lo lắng thì những con người càng dễ sa vào những tệ nạn và thói quen xấu. Theo một số người thì đây là
một cách giúp họ tỉnh táo và bình tĩnh hơn để chống lại những dấu hiệu tâm lý.
 La hét, đổ lỗi, khóc lóc: Khi căng thẳng lên tới đỉnh điểm, có quá nhiều áp lực đề lên thì con người sẽ nảy sinh ra
tâm lý cùng quẫn. Họ chỉ muốn hét lên thật to hay thậm chí là khóc lóc, đập phá đồ đạc với mong muốn giải tỏa
được tâm trạng của mình. Họ đổ lỗi cho người khác như một cách đánh lừa chính mình và rũ bỏ trách nhiệm về
mình để giảm bớt căng thẳng, lo lắng.

-Về mặt thể chất:

 Mất ngủ, mệt mỏi, buồn nôn: Đây đều là những phản ứng tự nhiên của con người để chống lại áp lực. Tình trạng
căng thẳng dẫn đến suy nghĩ quá nhiều và mệt mỏi sẽ khiến con người bị trì trệ, mất ngủ
 Mắc một số bệnh như: đau nửa đầu, đau ngực, chuột rút, tim đập nhanh,…

4
Căng thẳng có để lại hậu quả nghiêm trọng không?
-Về mặt thể chất: Căng thẳng làm suy giảm sức khỏe ở con người và có nhiều ảnh hưởng xấu tới đời sống của họ.
Hiện tượng này kéo dài làm tăng nồng độ cholesterol trong máu. Hơn thế nữa, nó còn làm tăng nguy cơ mắc các
bệnh tim mạch như loạn nhịp tim, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não,..hay các bệnh về thần kinh như hoa mắt,
đau đầu, suy giảm trí nhớ,…Ngoài ra căng thẳng trong thời gian dài còn gây ra nhiều bệnh về phụ khoa và tiêu hóa,
…Nó làm ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống sinh hoạt của con người
-Về mặt tinh thần: Căng thẳng khiến tinh thần con người lúc nào cũng lo lắng, mệt mỏi và thiếu tỉnh táo. Nó gây ra
sự trì trệ về mặt cảm xúc, khiến con người không còn linh hoạt nữa, giảm năng lực cá nhân. Thậm chí lâu dần, căng
thẳng lo âu có thể gây ra các triệu chứng như mất ngủ, suy giảm trí nhớ và rối loạn cảm xúc
Làm sao để giảm tình trạng căng thẳng, lo lắng?
Thứ nhất, luôn giữ thái độ lạc quan
Thứ hai, ăn uống lành mạnh
Thứ ba, điều chỉnh lối sống, tập thể dục thường xuyên, có thể áp dụng các bài tập như yoga hay thiền, châm cứu,…
Thứ tư, xác định giới hạn của mình và học cách nói không với những nhân tố có thể gây ra trạng thái căng thẳng
Thứ năm, nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, dành thời gian thư giãn và thấu hiểu chính mình
Thứ sáu, nếu cần có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý hay chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần mỗi khi bạn cảm
thấy áp lực và căng thẳng.

Tham khảo 2
Thực trạng áp lực học tập hiện nay

Áp lực học tập là vấn đề mà bất kỳ học sinh, sinh viên nào đều phải đối mặt. Áp lực thực chất là sự dồn nén của các
cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, mệt mỏi,… và đồng thời là một phần của cuộc sống thúc đẩy mỗi cá nhân nỗ lực để
vượt qua khó khăn và đạt thành tích cao trong học tập.

Khi có áp lực, học sinh – sinh viên sẽ có động lực và gia tăng mức độ tập trung khi học tập. Từ đó có thể ghi nhớ tốt
kiến thức và vượt qua kỳ thi một cách tốt nhất. Tuy nhiên nếu áp lực học tập diễn ra trong thời gian dài và bản thân
không biết cách điều chỉnh, cả sức khỏe thể chất và tinh thần đều phải đối mặt với nhiều vấn đề.

Theo thống kê, khoảng hơn 80% học sinh và sinh viên ở nước ta phải đối mặt với áp lực học tập. Tình trạng này gặp
nhiều ở học sinh cấp 2, cấp 3 và đại học. Trẻ ở độ tuổi tiểu học ít gặp phải tình trạng này hơn do tuổi còn nhỏ và chưa
ý thức sâu sắc về vấn đề thành tích.

Khi nghiên cứu cụ thể, các chuyên gia nhận thấy, hơn 75% học sinh cấp 3 và sinh viên đại học không ngủ đủ 8 giờ/
ngày vào những đợt thi cuối kỳ, chuyển cấp. Ngoài điểm số, nhiều bậc phụ huynh còn đặt nặng về việc con cái phải
phát triển năng khiếu và hăng hái tham gia các phong trào thi đua. Chính những điều này khiến học sinh không được
ngủ nghỉ đầy đủ mà phải học tập liên tục và dành nhiều thời gian để phát triển kỹ năng nhằm khẳng định bản thân.

Ngày nay với sự phát triển của kinh tế xã hội, các bậc phụ huynh luôn muốn con cái được giáo dục trong môi trường
tốt nhất. Ngoài thời gian học ở trường, không ít học sinh phải học thêm để nắm vững kiến thức hay tham gia vào các
khóa học kỹ năng để phát triển năng khiếu. Điều này khiến các em không có thời gian nghỉ ngơi và luôn cảm thấy áp
lực đè nặng lên bản thân.

Nguyên nhân gây ra áp lực học tập đối với học sinh, sinh viên

Áp lực là yếu tố không thể thiếu trong quá trình học tập. Nhờ có áp lực, học sinh – sinh viên sẽ có động lực và hoàn
thành tốt hơn các kỳ thi. Tuy nhiên, áp lực học tập chỉ mang đến tác động tích cực nếu chỉ xảy ra trong thời gian ngắn
với mức độ vừa phải. Về lâu dài, áp lực không chỉ tạo ra cảm giác chán nản khi học tập mà còn ảnh hưởng không nhỏ
đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Để khắc phục tình trạng áp lực học tập kéo dài, cần phải xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này:

5
1. Cạnh tranh về thành tích, điểm số
Thực tế, nền giáo dục của nước ta quá chú trọng đến thành tích và điểm số. Điều này đã gây ra tâm lý nặng nề và áp
lực cho học sinh – sinh viên. Đa phần việc xếp hạng và đánh giá năng lực học sinh – sinh viên đều dựa hoàn toàn vào
điểm số qua các bài thi thay vì các công trình nghiên cứu hay trải nghiệm thực tế rút ra sau quá trình học tập.

Nền giáo dục đặt nặng điểm số và thành tích chính là nguyên nhân gây ra áp lực học tập

2. Áp lực từ nhà trường và gia đình


Nhà trường, gia đình luôn đặt áp lực lên học sinh về vấn đề phải đạt thành tích cao. Đặc biệt với một số gia đình, điểm
số luôn là vấn đề được đề cập để đánh giá năng lực và sự ngoan ngoãn của con cái.

Thực tế, năng lực của mỗi người là khác nhau nên việc thường xuyên so sánh con cái với bạn bè đồng trang lứa khiến
trẻ luôn phải học tập với áp lực vô hình. Áp lực khiến trẻ chăm chú và nỗ lực để đạt kết quả cao. Tuy nhiên nếu gia
đình không nhìn nhận sự cố gắng của trẻ mà thường xuyên trách móc và chì chiết, trẻ sẽ không tránh khỏi sự bi quan
và chán nản.

3. Sợ bản thân thua kém người khác


Vì quá đặt nặng thành tích nên những trẻ có kết quả học tập kém sẽ bị thầy cô, gia đình trách mắng và bạn bè coi
thường. Do đó, không ít trẻ hình thành áp lực học tập do sợ bản thân thua kém với người khác.

Trẻ có thành tích học tập tốt luôn nhận được thiện cảm từ thầy cô, được bạn bè yêu mến và khen gợi. Nhưng nếu
không duy trì được kết quả tốt, bố mẹ và thầy cô sẽ tỏ ra thất vọng, cho rằng trẻ chủ quan và thiếu sự cố gắng. Điều
này cũng vô tình tạo ra áp lực khiến trẻ mất đi niềm vui và sự hào hứng trong quá trình học tập.

4. Thời gian học quá nhiều


Thời gian học quá nhiều cũng là nguyên nhân gây ra áp lực học tập cho học sinh, sinh viên. Học tập là quá trình dung
nạp kiến thức để nâng cao năng lực và trau dồi các kỹ năng cần thiết nhằm phục vụ cho cuộc sống.  Quá trình học phải
song hành với việc nghỉ ngơi, thư giãn để duy trì sự hứng thú lâu dài. Tuy nhiên nếu học liên tục trong một thời gian
dài, trẻ sẽ mất đi hứng thú và cảm thấy chán nản do áp lực.

Biểu hiện của áp lực học tập

Ban đầu, áp lực học tập tạo ra động lực và đôi khi mang đến cảm giác phấn khích, hứng thú. Nếu chỉ xảy ra trong một
thời gian ngắn, áp lực giúp học sinh – sinh viên gia tăng khả năng tập trung và học tập tốt hơn.

Chán nản, bi quan, chán chường,… là những biểu hiện của áp lực học tập ở học sinh – sinh viên

Tuy nhiên nếu áp lực học tập kéo dài, học sinh – sinh viên sẽ gặp phải các biểu hiện như:

 Chán chường và mất hứng thú khi học tập là biểu hiện thường gặp nhất của áp lực học tập. Dần dần trẻ đánh mất niềm
vui, sự hào hứng khi đến trường và có tâm lý học tập để hoàn thành nhiệm vụ.
 Tâm lý buồn bực, bất ổn, bi quan, dễ tức giận và giảm các cảm xúc tích cực như vui vẻ, hào hứng, phấn khởi,…
 Cảm thấy mông lung, không hiểu rõ bản thân thích gì và khó định hướng được tương lai.
 Trẻ bị áp lực học tập đôi khi vẫn ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô và bố mẹ. Tuy nhiên, vẫn có một số trẻ hình thành
phản ứng chống đối như cãi lời, không muốn đến trường, không muốn dành thời gian nghỉ ngơi để học thêm, phát
triển năng khiếu,…
 Ngoài ra, người bị áp lực học tập còn gặp phải các vấn đề thể chất như sụt cân, suy nhược, đau đầu, ăn uống kém, chất
lượng giấc ngủ kém,…

Hậu quả của áp lực học tập kéo dài

Áp lực diễn ra trong thời gian ngắn sẽ là động lực để học sinh, sinh viên có thể tăng khả năng tập trung và học tập tốt
hơn. Tuy nhiên, nếu áp lực diễn ra trong thời gian dài và bản thân không biết cách điều trị, tâm lý và thể trạng sẽ gặp
phải không ít vấn đề.

Áp lực học tập kéo dài gây ra sự bất ổn về tâm lý và gia tăng các vấn đề sức khỏe thể chất

6
Tương tự như stress ở người lớn, áp lực học tập ở học sinh, sinh viên gây ra nhiều hậu quả như:

 Tâm lý bi quan, bất ổn: Áp lực học tập gây ra tâm lý chán nản, mệt mỏi, bức bối và buồn bã. Nếu tâm trạng dồn nén
quá mức, không ít trẻ gặp phải nhiều vấn đề tâm lý như stress nặng, rối loạn lo âu và thậm chí là trầm cảm (đặc biệt
là trầm cảm ở tuổi dậy thì).
 Sức khỏe suy giảm: Áp lực học tập không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn tác động đến sức khỏe thể chất. Ban đầu,
trẻ sẽ gặp phải các vấn đề như đau đầu, chán ăn, sụt cân, mệt mỏi,… Nếu tình trạng kéo dài, cơ thể sẽ có nguy cơ mắc
phải các bệnh lý như suy nhược thần kinh, thiếu máu não, đau vai gáy và mất ngủ. Ngoài ra, áp lực học tập quá lớn
cũng khiến cho trẻ mất đi sự sáng tạo, linh hoạt và thay vào đó sự rập khuôn trong quá trình học tập.
 Ảnh hưởng đến tâm lý học tập: Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và thể chất, áp lực học tập kéo dài còn
khiến trẻ có tâm lý chán học, thiếu sự hào hứng và không tìm thấy niềm vui trong quá trình học tập. Dù không gây ra
hậu quả rõ rệt nhưng điều này ảnh hưởng đáng kể đến tương lai của trẻ. Chính vì vậy, gia đình và nhà trường cần phải
chú ý đến biểu hiện của con trẻ để kịp thời tìm biện pháp khắc phục.

Khi bị áp lực học tập kéo dài, trẻ rất khó có thể đạt thành tích tốt nhất. Thậm chí, không ít trẻ phải đối mặt với tình
trạng kết quả học tập ngày một đi xuống dù đã rất nỗ lực.

Lời khuyên cho những người đang bị áp lực học tập

Về cơ bản, áp lực học tập là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Tuy nhiên nếu không biết cách điều chỉnh, áp
lực có thể xảy ra trong một thời gian dài gây ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập và sức khỏe. Dưới đây là một số lời
khuyên giúp những người đang bị áp lực học tập:

Để giảm áp lực học tập, bố mẹ cần quan tâm đến đời sống tinh thần và cảm xúc của trẻ

 Kết quả học tập không thể phản ánh chính xác tất cả kiến thức dung nạp. Do đó, hãy học tập để nâng cao kiến thức
của bản thân thay vì chú trọng quá nhiều điểm số và thành tích.
 Không nên tự so sánh bản thân với bạn bè đồng trang lứa. Thực chất, năng lực và năng khiếu của mỗi người là hoàn
toàn không giống nhau. Ở môi trường giáo dục phổ thông, học sinh phải học nhiều môn nên đôi khi kết quả không
được như mong muốn. Do đó, không nên quá đặt nặng về thành tích hay cho rằng bản thân yếu kém hơn người khác.
 Sắp xếp thời gian học tập hợp lý và khoa học để đạt kết quả cao trong học tập. Khi bản thân mệt mỏi, nên dành một
khoảng thời gian nghỉ ngơi để nạp lại năng lượng và tìm thấy niềm vui khi học tập.
 Chủ động tâm sự với bạn bè và người thân về áp lực học tập đang phải gánh chịu. Nếu cần thiết, nên trực tiếp với
chuyện với bố mẹ để được gia đình thấu hiểu và chia sẻ áp lực trong quá trình học tập.
 Áp lực học tập có thể gây stress, sụt cân, suy nhược và nhiều vấn đề sức khỏe thể chất. Do đó, cần chú ý ăn uống và
tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe. Trường hợp bị suy nhược và giảm trí nhớ có thể bổ sung một số viên
uống, TPCN cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
 Nếu cần thiết, nên trao đổi với gia đình về việc tham vấn tâm lý. Hiện nay, một số trường học cũng có phòng tiếp nhận
tư vấn tâm lý để giải đáp thắc mắc và giúp học sinh biết cách kiểm soát khi gặp phải áp lực học tập. Trong trường hợp
nhà trường không có dịch vụ tham vấn tâm lý học đường, gia đình có thể chủ động đưa con đến các cơ sở có hoạt
động tham vấn tâm lý.

Nghị luận về mạng xã hội – Bài số 4


Nhắc tới những căn bệnh thế kỉ, những căn bệnh là mối nguy hại cho cả thế giới, bạn sẽ nghĩ tới bệnh gì? Ung thư?
Ebola? Cúm Tây Ban Nha hay là AIDS? Những căn bệnh gợi đến sự đau đớn về thể xác, sự tàn phá cơ thể. Nhưng có
bao giờ bạn nghĩ rằng sự tàn phá về tâm hồn, sự lệch lạc trong suy nghĩ và hành  động mới là căn bệnh đáng sợ nhất?
Nghiện facebook là một trong những căn bệnh như thế  – một căn bệnh không gây đau đớn thể xác nhưng nó lại mang
đến vô vàn nguy hại, là một sự báo động lớn cho xã hội hôm nay.

Chúng ta ai cũng đều biết, khoa học công nghệ với sự phát triển chóng mặt đã kéo theo sự ra đời của các trang mạng
xã hội. Nói đến chúng, ta không thể không nhắc đến Facebook- một cái tên chẳng còn xa lạ với tất cả mọi người.
Facebook là một trang mạng xã hội cho phép người dùng đăng tải những thông tin cá nhân, kết bạn, giao lưu, tương
tác với mọi người. Chẳng cần bàn cãi hay bình luận gì thêm, chúng ta đều không thể phủ nhận được những lợi ích và
vai trò to lớn mà Facebook mang lại. Còn gì kì diệu hơn khi mà nhờ nó, hai con người ở hai vùng miền khác nhau, xa
cách về địa lí, không gian, vậy mà lại có thể quen nhau, kết bạn với nhau trong sự tương hợp về sở thích, mục tiêu chỉ
7
bằng một chiếc điện thoại có kết nối Internet. Thú vị gì hơn khi mọi tin tức về giới showbis, thần tượng, bạn bè, người
thân đều được chúng ta cập nhật từng phút, từng giây? Bao nhiêu lợi ích không nhỏ của Facebook đã đủ trở thành
chiếc nam châm thu hút mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Càng dùng Facebook, càng có nhiều bạn, càng có nhiều điều
hấp dẫn, thú vị mời gọi. Mải mê theo những cảm xúc ảo, ít ai nhận ra Facebook như là một con dao hai lưỡi mà những
mặt trái của nó đang dần bộc lộ. Và một trong số đó là căn bệnh nghiện Facebook đã và đang diễn ra phổ biến, đặc
biệt là trong giới trẻ.

Nghiện Facebook, đó là một căn bệnh mà người dùng face quá phụ thuộc vào trang mạng này. Chỉ cần ngồi trước màn
hình máy tính hay cầm trên tay chếc điện thoại là y như rằng như một thói quen, một phản xạ tự nhiên: truy cập vào
Facebook theo dõi bạn bè, để comment, like, share,…Rảnh rỗi là vào Facebook, buồn lên Facebook tâm sự, vui cũng
vào face để cha sẻ niềm vui…Suốt ngày online, vì thế khi không thể truy cập, người nghiện Facebook luôn cảm thấy
bứt rứt, khó chịu, trống trải như thiêu thiếu một điều gì, nặng hơn là không thể chịu đựng được và, bằng mọi cách có
thể thỏa mãn nhu cầu “lướt face” của mình.

Lật ngược lại thời gian, chúng ta cùng nhìn lại lịch sử phát triển của trang mạng xã hội này. Năm 2004 là năm đánh
dấu sự xuất hiện của Facebook. Vậy mà chỉ tính đến năm 2013, mỗi ngày đã có khoảng 618 triệu người hoạt động trên
facebook, hơn 30 tỷ tin tức khác nhau được chia sẻ và hàng trăm triệu hình ảnh được đăng tải. Trong một khoảng thời
gian không quá dài, Facebook đã có bước nhảy vọt đáng kinh ngạc, trở nên quá thông dụng và sự lan tỏa của nó nhanh
chóng tới mức khó kiểm soát được. Theo đó, số lượng người nghiện Facebook cũng tăng lên đến chóng mặt. Mải giao
lưu, kết bạn, đến khi giật mình nhìn lại, chúng ta mới nhận ra lo ngại về hiện tượng nghiện Facebook đang tràn lan
phổ biến với những tác hại không hề nhỏ.

Trước hết, người nghiện Facebook đang tiêu tốn một phần lớn thời gian của mình vào việc online Facebook: rảnh rỗi
lên face, khi làm việc trên máy tính cũng tranh thủ lướt Facebook. Vừa ăn vừa Facebook, đến cả thời gian ngủ cũng
được cắt giảm cho Facebook. Với học sinh, sinh viên, việc quá nghiện Facebook vì thế sẽ gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tình  hình học tập. Thời gian đâu để học nữa khi mà những tin tức, những status của bạn bè còn đang mời
gọi hấp dẫn? Còn đâu để học nữa khi mà online chát chít Facebook thì không chán nhưng cứ đụng vào sách vở là
buồn ngủ, chán trường? Học tập đi xuống, các bạn ấy đang bỏ quên những giấc mơ, bỏ quên cả tương lai của mình
vào màn hình Facebook. Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, vậy thử hỏi đất nước ấy sẽ đi đến đâu khi mà các bạn còn
đang mải chơi face quên nhiệm vụ? đó thực sự là một thực trạng đáng báo động không chỉ với Việt Nam mà còn với
tất cả các nước khác trên thế  giới.

Không chỉ thế, việc nghiện Facebook còn khiến cho cuộc sống của người dùng bị đảo lộn. Các hoạt động vui chơi
ngoài trời cùng bạn bè, thể dục thể thao được thay thế bằng việc lên Facebook. Bị thu hút vào cái màn hình màu xanh
hấp dẫn với những hình ảnh kia thì liệu còn thời gian đâu mà ăn uống hợp lí, thời gian cho bạn bè, cho người thân?
Họ sẽ đắm chìm trong thế  giới ảo mà quên đi hiện tại. Thế có nghĩa là, họ có thể kết bạn với biết bao bạn bè trên
mạng nhưng lại đang bỏ qua những mối quan hệ thực tế, những tình cảm thực mà mọi người dành cho mình. Cùng với
đó, các kỹ năng giao tiếp, ứng xử cũng dần bị mất đi. Vì thế, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi mà một người nghiện
Facebook có thể chém gió thỏa thích không chán với bạn bè khắp nơi nhưng lại khó có thể giao tiếp trực tiếp với mọi
người. Cứ thế, họ trở thành “ anh hùng bàn phím” và dần sống ảo với những tình cảm không thực tế.

Đâu dừng lại ở đó, người nghiện Facebook còn tạo ra những ảnh hưởng không tốt cho mắt của mình. Mắt lúc nào
cũng dán vào điên thoại, máy tính để online sẽ dẫn đến tình trạng khô mắt và những bệnh nguy hiểm khác về mắt.
Nhưng nguy hiểm hơn thế, một loạt những căn bệnh về thần kinh cũng được kéo theo: lo âu, trầm cảm, tinh thần
không ổn định. Bởi lẽ, người nghiện Facebook thường không có thời gian tương tác với thế giới thực. Vì thế, họ sẽ dễ
rơi vào sợ hãi khi phải tiếp xúc với thế giới xung quanh, lâu dần sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt về sức khỏe. Và
chúng ta cũng không còn lạ gì nữa hình ảnh  những bậc phụ huynh lo lắng đưa con đến gặp bác sĩ tâm lý khi đang
trong tình trạng trầm cảm nặng nề vì nghiện Facebook. Chính cuộc sống quá gắn bó với Facebook khiến người ta trở
nên chán ghét cuộc sống thực tại, thu  mình trong thế giới ảo. Quá phụ thuộc vào nó nên khi thiếu, họ chán nản, họ
trống rỗng, rối loạn tâm thần, mất kiểm soát hành vi của bản thân. Thật đáng sợ trước một căn bệnh đang làm bào mòn
lối sống, bào mòn thói quen của không ít người trong xã hội.

Một hậu quả cũng không hề nhỏ với việc nghiện Facebook, đó là bị lợi dụng. Do quá nghiện Facebook, vì thế, họ
thường xuyên đăng tải những thông tin cá nhân, cập nhật trạng thái, hình ảnh của mình. Có người chỉ trong ít phút mà
bao nhiêu tâm trạng được đưa lên, bao nhiêu hình ảnh check- in…Họ đâu biết Facebook là một xã hội thu nhỏ, ở đó

8
có thể có nhiều người tốt nhưng cũng không thiếu những kẻ xấu. Họ không lường trước được việc những thông tin của
họ đang bị người xấu lợi dụng vào mục đích xấu. Không ít người bị trộm cắp hết tài sản trong nhà khi đi du lịch ở xa
về, bởi trước khi đi, họ đã cập nhật trạng thái công việc, khoe lịch trình của mình, và đương nhiên, đó chính là điều
kiện thuận lợi cho kẻ xấu hành nghề. Có người chụp ảnh đăng lên Facebook và thật đáng buồn, hình ảnh của họ bị
ghép, cắt thành những hình ảnh nóng gây hiểu lầm đáng tiếc. Và còn nhiều, nhiều hơn thế  những hậu quả khôn lường
mà người người nghiện facebook phải gánh chịu. Nhìn lại chúng, chắc hẳn ai cũng phải rùng mình, và càng rùng mình
hơn nữa khi mà thấy con số người sử dụng Facebook của người Việt Nam đang dần tăng lên, đồng nghĩa với việc số
người nghiện Facebook cũng phát triển từng ngày. Và cũng chẳng còn gì đáng ngạc nhiên khi bạn sẽ phải gán mác
“người ngoài hành tinh” nếu chưa có tài khoản Facebook hay thậm chí là chưa biết hết cách sử dụng hay những ứng
dụng trên trang mạng xã hội này.

Dù cho hôm nay, vấn đề nghiện facebook trở thành một đề tài nóng, nhiều bài báo, bài tuyên truyền về tác hại của
hiện tượng này nhưng trên thực tế, rất ít người có đủ bản lĩnh thoát ra. Dó là vì sao? Nghiện Facebook cũng giống như
ngiện rượu, nghiện ma túy vậy thôi,người nghiện Facebook luôn sống chết vì Facebook, cảm thấy thỏa mãn khi lướt
Facebook và hụt hẫng,trống trải khi không thể online Facebook. Để rồi khi nhận ra thì đã quá lệ thuộc, khó dứt ra
được. Nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về ai? Trước hết, đó là do các gia đình chưa có biện pháp giáo dục kịp thời,
phù hợp đối với con em của mình. Bố mẹ mải kiếm tiền, lo toan, bươn trải cho cuộc sống mà quên mất việc giáo dục
con cái. Mua máy tính cho con phục vụ nhu cầu học tập, nhưng đâu ngờ điều đó lại tạo điều kiện để con gắn bó, lệ
thuộc vào Facebook. Về phía nhà trường cũng chưa kịp thời giáo dục học sinh của mình. Các buổi hoạt động ngoại
khóa, tuyên truyền, giáo dục kỹ năng sống nói chung và tác hại của facebook nói riêng còn ít và phần lớn chỉ mang
tính hình thức.

Nhưng, nguyên nhân lớn nhất vẫn là ở chính bản thân người nghiện Facebook. Sống trong thế giới công nghệ, được
tiếp nhận những tinh hoa văn hóa nhân loại nhưng lại không làm chủ được mình. Mới đầu, có thể chỉ vì lí do tham gia
cho có phong trào cùng bạn bè, dần lại quá sa đà, không làm chủ, không nhận thức được rõ tác hại của việc sử dụng
Facebook quá nhiều, hoặc cũng có thể đã nhận thức được nhưng lại không đủ bản lĩnh để có thể thoát ra được sự hấp
dẫn mà Facebook mang lại. Và kết quả là, vẫn ngày ngày sống cùng Facebook, trở nên nghiện Facebook mà không thể
nào thoát ra được.

Dừng để mọi thứ trở nên quá muộn, hãy hành động ngay hôm nay vì tương lai ngày mai.Mỗi gia đình cần phải quan
tâm hơn nữa đến con em của mình, tạo điều kiện cho con học tập nhưng cũng cần quan tâm sát sao hơn, trò
chuyện,giáo dục con mình nhều hơn nữa. Bản thân những người nghiện Facebook cần phải thật tỉnh táo và sáng suốt,
tự thức tỉnh và làm chủ chính mình. Hãy tìm cho mình một niềm vui trong cuộc sống thường  nhật, trải lòng mình,
giao tiếp với mọi người, bạn sẽ nhận ra xung quanh mình còn bao điều tuyệt vời và lý thú khác. Nói bỏ hẳn việc
online Facebook đối với những ai đã quá nghiện Facebook thì quả là một điều khó khăn, nhưng chúng ta có thể hạc
chế tối đa việc kết bạn, tham gia nhóm, đăng tải thông tin lên Facebook. Thay vào đó, chúng ta hãy thử tham gia vào
các hoạt động tập thể, thể dục thể thao, picnic…vừa đi chơi, ngắm phong cảnh, vừa có thời gian bên bạn bè, người
thân lại vừa giúp chúng ta thư giãn sau những bộn bề cuộc sống. Thật thú vị và hấp dẫn! Chắc chắn sau những chuyến
đi như thế, chúng ta sẽ tìm lại được niềm vui thực cho mình, tạo động lực hơn cho bản thân. Hay thay bằng việc chia
sẻ tâm trạng lên Facebook, tại sao chúng ta không chia sẻ chúng với bố mẹ, cô bạn thân…Bạn chắc chắn sẽ cảm thấy
vui hơn và nhận được nhiều những lời khuyên thật bổ ích cho cuộc sống của mình.

Còn với chúng ta thì sao? Chúng ta cần phải nỗ lự tuyên truyền, phổ biến về tác hại của việc sử dụng Facebook quá
nhiều cho mọi người, đặc biệt là các bạn học sinh, cùng nhau tạo ra nhiều hoạt động hấp dẫn giúp người nghiện
Facebook quay về với thế giới thực. Sẽ không phải là ngày một ngày hai, sẽ tiêu tốn nhiều thời gian và công sức,
nhưng hãy tin rằng, với sự cố gắng, nỗ lực không ngừng, một ngày nào đó không xa, Facebook sẽ trở về đúng nghĩa
của nó, là một công cụ giải trí giao lưu, trao đổi về các vấn đề trong cuộc sống chứ không phải là một ông chủ khó
tính điều khiển cuộc sống,suy nghĩ của con người. Bởi lẽ, thực chất Facebook không xấu, chỉ là do ta không biết cách
sắp xếp, sử dụng hợp lí mà thôi. Nếu biết cách sử dụng hợp lí, Facebook chắc chắn sẽ là một trang mạng xã hội thực
sự hữu ích với tất cả mọi người.

Tóm lại, trong thực tế cuộc sống hôm nay, vấn đề nghiện Facebook vẫn còn hiện tượng nhức nhối đáng báo động. Hãy
cùng chung tay loại bỏ hiện tượng xấu này ra khỏi xã hội! Hãy trở thành một con người thông minh, biết tiếp nhận
những tinh hoa công nghệ của thời đại phục vụ cuộc sống của chính mình, đừng để chúng có cơ hội bộc lộ những mặt
trái tiêu cực và chi phối quá sâu vào cuộc sống chính mình, bạn nhé!.

9
Nghị luận về hiện tượng nghiện Internet - Mẫu 6
Trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, thì Internet dường như là một thứ không thể thiếu. Nhưng
việc lạm dụng Internet quá mức đã trở thành một mặt tiêu cực của Internet.

Internet là một phương tiện tuyệt vời. Nó là một thành tựu khoa học công nghệ hữu ích đối với con người. Internet có
rất nhiều mặt tích cực. ví dụ như nó là một công cụ để con người cập nhật tin tức, thông tin liên quan đến công việc
cũng như cuộc sống của họ. Không chỉ là cập nhật thông tin mà nhờ có Internet con người có thể liên lạc với nhau mà
không cần lo ngại khoảng cách cũng như điều kiện khí hậu. Mọi người có thể nhìn thấy nhau, nói chuyện, chia sẻ với
nhau mà không cần lo lắng những điều kiện khách quan không cho phép. Internet còn rất nhiều điểm mạnh. Tuy nhiên
cũng chính vì những điểm mạnh ấy mà đã dẫn đến hiện tượng nghiện Internet đặc biệt là trong giới trẻ. Nghiện
Internet là hiện tượng con người dành quá nhiều thời gian sử dụng Internet. Nghiêm trọng hơn, họ còn coi Internet là
thứ không thể thiếu, là quan trọng nhất hơn cả những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như ăn, ngủ, nghỉ,… Tại sao
nghiện Internet lại là một hiện tượng xấu? Một ngày mỗi người có 24 giờ để làm việc và sinh hoạt. Nhưng 24 giờ đó,
chúng ta đã mất 12 giờ để ăn, ngủ, sinh hoạt. Còn 12 giờ còn lại để làm việc. Tuy nhiên nếu bạn nghiện Internet thì
thời gian bạn làm việc thực sự rất ít có thể là bằng 0. Điều đáng nói là đa số người nghiện Internet là học sinh sinh
viên. Thời gian học tập ở trường thường là cả ngày rồi, vì vậy nếu nghiện, họ sẽ không có thời gian để tập trung vào
việc học của mình. Ai cũng biết chỉ học ở trường thôi thì không đủ để bạn lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ.

Theo một nghiên cứu cho rằng, việc học trên lớp chỉ có thể giúp học sinh tiếp thu được tối đa 5% kiến thức, còn lại là
nhờ vào việc học tập ở nhà. Nếu nghiện Internet, tôi dám chắc bạn sẽ không bao giờ có thể học tốt được. Không chỉ
ảnh hưởng lớn đến việc học, nghiện Internet còn có hại cho sức khỏe của người sử dụng. Dành quá nhiều thời gian
cho việc ngồi trước màn hình máy tính không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Theo một nghiên cứu cho
rằng 45% stress là do ngồi trước màn hình máy tính quá lâu. Không chỉ bị căng thẳng, người dùng còn có một số triệu
chứng khác như trầm cảm, tự kỷ. Không chỉ thế một số bệnh lý khác cũng có thể xảy ra. Sức khỏe của người nghiện
Internet sẽ bị đe dọa nếu tình trạng này diễn ra quá lâu mà không có sự biến chuyển. Ngoài sức khỏe, học tập, công
việc, nghiện Internet còn ảnh hưởng đến kinh tế của bạn. Số tiền bạn phải bỏ ra để phục vụ cho nhu cầu sử dụng
Internet của mình không phải là nhỏ. Kéo dài sẽ khiến kinh tế bị kiệt quệ một cách nhanh chóng. Bản thân Internet
không hề gây nghiện mà là những ứng dụng của nó. Như những trò chơi giải trí, trang mạng xã hội. Việc bỏ ra hàng
giờ để lướt facebook, zalo, instagram… là điều thường thấy trong giới trẻ. Việc đắm chìm trong các trang mạng xã hội
dẫn tới cụm từ rất quen thuộc: "sống ảo". Vâng, chắc hẳn ai cũng biết cụm từ này. Căn bệnh này đã được đề cập bởi
không ít bài báo cũng như truyền hình. căn bệnh sống ảo đang trở thành thực trạng lớn của giới trẻ hiện nay. Việc lạm
dụng Internet đã trở thành mối nguy hiểm lớn đối với xã hội. Không chỉ trong bộ phận giới trẻ mà những người lớn
tuổi hơn cũng xảy ra hiện tượng này. Nhưng giới trẻ là một lực lượng lao động mới sau này, là bộ phận quyết định
phần lớn tới sự phát triển của đất nước sau này. Chính vì vậy, nghiện Internet thực sự là một vấn đề đáng được quan
tâm, và việc giảm thiểu tình trạng này cũng là cấp thiết. Trước hết để nghiện Internet được giảm thiểu thì ý thức của
giới trẻ về vấn đề này phải được nâng cao. Giới trẻ phải hiểu được thế nào là đủ với Internet, và sử dụng như thế nào
là hợp lý. Có được như vậy, những tích cực, lợi ích mà Internet đem lại mới được khai thác một cách tốt nhất. Bởi
Internet nếu sử dụng đúng cách, nó sẽ là công cụ hỗ trợ con người phát triển không chỉ trong công việc mà còn là đời
sống tinh thần. Để làm được điều đó, việc giáo dục và tuyên truyền về sử dụng Internet không bao giờ là thừa thãi.
Không chỉ nhà trường mà gia đình cũng cần có những biện pháp phù hợp để giáo dục thế hệ trẻ. Ý thức tự giác sẽ
được hình thành nếu ta biết cách gây dựng nó.Chính vì thế mà những yếu tố khách quan tác động luôn là cần thiết.
Những quán nét, quán game cần phải được quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật. Chúng ta cần thắt chặt quản
lý và nghiêm túc hơn trong vấn đề này. Bởi lẽ nếu chỉ từ phía chủ quan là ý thức của người dùng thì việc hạn chế, đẩy
lùi tình trạng nghiện Internet thực sự quá khó khăn. Những thói xấu rất dễ nhiễm vào tâm trí của con người nhưng

10
ngược lại thói quen tốt, tích cực thì cần thời gian, cần quá trình rèn luyện. Cho nên để đạt được kết quả cao nhất, cần
phải có sự kết hợp, phối hợp giữa các bên trong vấn đề này.

Internet không phải là xấu. Nó xấu bởi cách con người sử dụng và khai thác nó. Hãy để nó trở nên tích cực trong mắt
mọi người. Giới trẻ hãy thức tỉnh, bớt sống ảo. Hãy rèn luyện cho tương lai sắp tới của bạn. Đừng đắm chìm mãi vào
thế giới game, trang mạng xã hội, hãy biết lo cho cuộc sống của bản thân mình. Không đoạn đường nào dẫn tới thành
công mà ngọt bùi trong nhung lụa. Cũng không có đoạn đường nào quá gập ghềnh không thể vượt qua. Điều quan
trọng là ý chí của bạn, niềm tin của bạn. Đừng để niềm tin chết yểu để đổi lấy những tháng ngày đắm chìm trong
những thứ không đáng.

Nghị luận về hiện tượng nghiện Internet - Mẫu 11


“Nghiện Internet” là một trong những vấn đề đang diễn ra rất phổ biến ở nhiều lứa tuổi tại Việt Nam hiện nay. Nhiều
người “nghiện Internet” đã rơi vào tình trạng bế tắc, không kiểm soát được hành vi của mình.

Tại Việt Nam, theo điều tra quốc gia về thanh niên do Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc
tiến hành vào năm 2005 cho thấy 50% thanh thiếu niên ở thành thị và 13% thanh thiếu niên ở nông thôn đã sử dụng
Internet. Phần lớn thanh thiếu niên trong nghiên cứu này, 69% trong số đó cho biết họ sử dụng Internet để trò chuyện
và 62% cho biết họ sử dụng Internet để chơi trò chơi trực tuyến. Một nghiên cứu khác vào năm 2004 đã xác định
Internet là một không gian mới ở Việt Nam, nơi mà thanh thiếu niên có thể trao đổi khá thoải mái . Mới nhất, theo số
liệu báo cáo Digital Việt Nam 2020 tính đến tháng 1 năm 2020, có 68.17 triệu người sử dụng Internet chiếm 70% dân
số, trong số đó có 65 triệu người dùng các trang mạng xã hội chiếm 67% dân số của cả nước. Trong đó, tổng số người
sử dụng các dịch vụ có liên quan tới Internet tại Việt Nam đã chính thức tăng khoảng 6,2 triệu (tăng hơn 10,0% kể từ
tháng 01 năm 2019 tính đến năm tháng 01 năm 2020. Cũng theo số liệu từ báo cáo này, trung bình hằng ngày một
người ở nước ta dành 6 giờ 30 phút (tức hơn ¼ ngày) để sử dụng/truy cập Internet. Trong đó, khoảng 2 giờ 22 phút
cho việc sử dụng các trang mạng xã hội, 2 giờ 09 phút cho việc xem truyền hình, 1 giờ 01 phút cho việc nghe nhạc và
các dịch vụ trực tiếp và 1 giờ cho việc chơi điện tử . Điểm đáng chú ý là 70,1% người dùng các trang mạng xã hội ở
nước ta có độ tuổi từ 13 đến 34.

Vì vậy gia đình, xã hội và những nhân viên Công tác xã hội, bác sĩ tâm lý, những cơ quan có vai trò trách nhiệm
chung tay vào cuộc để hỗ trợ nhóm đối tượng này nhằm giúp họ có thể làm chủ được cuộc sống của mình và thúc đẩy
xã hội phát triển hơn. đã đến lúc chúng ta cần tập trung quan tâm đến vấn đề này để xây dựng các mô hình can thiệp,
trị liệu cho những cá nhân bị “nghiện Internet”. Công tác xã hội cần tìm ra các yếu tố tác động và giải pháp phù hợp
để hỗ trợ cho nhóm đối tượng này cùng chung tay để phát triển xã hội, phát triển đất nước một cách bền vững.

Những yếu tố tác động đến tình trạng “nghiện Internet” ở thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay có thể nhận diện, bao
gồm: Đặc điểm của truyền thông trên mạng Internet; Sự phát triển của các phương tiện truyền thông di động và cơ sở
hạ tầng Internet ở Việt Nam; Sự biến đổi của giáo dục gia đình và nhà trường; Thiếu sân chơi trầm trọng các khu vực
vui chơi, giải trí lành mạnh đặc biệt là ở khu vực thành thị. Cụ thể:

Sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông và cơ sở hạ tầng Internet ở nước ta được biểu hiện trên 3
khía cạnh, cụ thể:) tính đến tháng 1 năm 2020 ở nước ta có tới hơn 145,8 triệu số kết nối mạng dữ liệu di động tại Việt
Nam, tương đương với khoảng 150% trên tổng dân số mà Việt Nam đang có. Trong đó, với 53% điện thoại di động có
kết nối mạng từ 3G đến 5G, 89% di động kết nối có trả tiền. Điều đó có nghĩa là mỗi người có thể sử dụng nhiều thiết
bị di động khác nhau để luân phiên sử dụng Internet vào các mục đích như: giải trí, công việc, học hành,…) Về cơ sở
hạ tầng, tốc độ truy cập Internet vẫn tăng trưởng hàng năm. Cụ thể theo báo cáo, tốc độ truy cập Internet trung bình ở
điện thoại là 21.56 MBPS (tăng 41% so với năm 2019) và ở máy tính là 43.26 MBPS (tăng 59%) so với năm 2019;
Một điểm nhấn của thiết bị truyền thống Tivi, đặc biệt với sự ra đời của các dòng Tivi thông minh (Smart Tivi – tivi
11
kết nối trực tiếp Internet) vẫn tỏ ra cực kỳ hiệu quả với mức độ tiếp cận lên tới 97% người trưởng thành. Nhờ đó
những nội dung mà tivi đem tới cũng trở nên thú vị, đa dạng hơn và vẫn là “món ăn tin thần” không thể thiếu của giới
trẻ

Sự phát triển mang tính đa dạng của các phương tiện truyền thông và sự cải thiện cơ sở hạ tầng cùng với đó là sự gia
tăng tốc truy cập Internet đã tạo ra những điều kiện thuận lợi tối đa cho thanh – thiếu niên trong sử dụng, truy cập,
khai thác, chia sẻ thông tin trên mạng Internet đặc biệt là các trang mạng xã hội, các ứng dụng Game Online. Sự thuận
lợi dễ dàng trong việc sử dụng kết hợp với tính đa dạng, phong phú, hấp dẫn về nội dung, khả năng cập nhật thông tin
liên tục, cùng với tính năng tương tác mạnh mẽ của các ứng dụng trên Internet đã làm cho số đông giới trẻ với đa dạng
những nhu cầu trên Internet trở nên lạm dụng, rồi lệ thuộc, dẫn đến “nghiện Internet” là điều khó tránh khỏi như
những số liệu và kết quả nghiên cứu ở phần trên đã chỉ ra.

Nhìn từ bề ngoài, nghiện Internet là vấn đề nằm ở thanh thiếu niên và các đặc điểm của Internet như nội dung đa dạng,
mang tính hấp dẫn cập nhật liên tục tính kết nối, tương tác rất cao,… Nhưng qua các kết quả nghiên cứu của các nhà
khoa học đều có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận thấy mối tương quan chặt chẽ của những khiếm khuyết trong giáo dục
gia đình như về thời gian, phương châm giáo dục, phương pháp giáo dục của bố mẹ, ông bà/người thân đối với vấn đề
“nghiện mạng Internet” ở con cái trong gia đình.

Đối với giáo dục gia đình, nghiện Internet ở thanh thiếu niên xuất phát từ một số nguyên nhân: Thứ nhất, việc thiếu
vắng sự chăm sóc, giáo dục của các bậc cha mẹ đối với con cái; cùng với đó về thời gian quan tâm, chăm sóc một bộ
phận cha mẹ dành cho con cái dường như bị suy giảm. Việc giao cho con cái những chiếc điện thoại thông minh, Ipad,
Tivi thông minh có kết nối Internet để làm những công việc khác nhau là một ví dụ điển hình trong giáo dục gia đình
hiện nay; Thứ hai, không ít gia đình vẫn/đang khoán trắng cho xã hội và nhà trường trong việc giáo dục/quản lý con
em họ; Thứ ba, nhiều bậc cha mẹ còn thiếu kỹ năng và phương pháp giáo dục con cái một cách khoa học, phần lớn các
bậc làm cha, làm mẹ có cách tiếp cận đối với vấn đề sử dụng Internet của con cái thiếu đúng đắn, thiếu tích cực dẫn
đến cấm đoán hoặc bỏ mặc các em sử dụng theo sở thích mà không/thiếu kiểm soát. Theo đó, ở Việt Nam phần lớn trẻ
em tự học cách dùng Internet – 68%, hoặc học từ bạn bè – 17%, rất ít học từ cha mẹ mình – 2% hoặc nhà trường 11%.

Đối với giáo dục ở các nhà trường việc học tập căng thẳng do chương trình, nội dung nhiều/nặng cùng với đó là thiếu
sự hỗ trợ của thầy cô trong học tập; môi trường học đường bất ổn (bất ổn trong môi trường học đường hiện diện thông
qua tệ bắt nạt và mâu thuẫn giữa bạn bè đồng trang lứa), đặc biệt là hiện tượng bạo lực học đường có xu hướng gia
tăng số vụ và tính chất nguy hiểm (trung bình mỗi năm tại Việt Nam xảy ra khoảng 1600 vụ học sinh đánh nhau trong
và ngoài trường học, riêng năm 2018 đã xảy ra hơn 2000 vụ, tăng gấp 13 lần so với 10 năm trước; và gặp trở ngại
trong các mối quan hệ tình cảm với bạn bè là những yếu tố nguy cơ tiềm ẩn đối với việc tìm đến Internet ở thanh thiếu
niên; Xa gia đình và ở nội trú đối với không ít học sinh trong trường học cũng là tác nhân khiến cho một bộ phận
thanh thiếu niên tìm kiếm đến Internet để bù đắp cho những thiếu hụt về tình cảm.

Vui chơi giải trí là nhu cầu không thể thiếu đối với thanh, thiếu niên trong giai đoạn hiện nay, ngoài nhu cầu được học
tập trong một môi trường tốt thì nhu cầu được học các bộ môn năng khiếu và tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí
lành mạnh là điều rất cần thiết, qua đó giúp thanh, thiếu niên phát triển toàn diện về đức – trí – thể – mỹ. Tuy nhiên,
trong nhiều năm trở lại đây tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mạnh mẽ đã làm gia tăng mạnh mẽ quá
trình đô thị hóa (nhìn một cách bao quát, có thể thấy, hệ thống đô thị Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng, tỷ
lệ đô thị hóa tăng nhanh từ 19,6% với 629 đô thị năm 2009 lên khoảng 36,6% với 802 đô thị năm 2016. Tính đến hết
năm 2018, Việt Nam đã có 819 đô thị (tăng 6 đô thị so với năm 2017); tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 38,4%
(tăng 0,9% so với năm 2017) [kỹ yếu hội thảo nghiện Internet ở thanh thiếu niên Việt Nam: Thực trạng và giải pháp]
từ thành phố lớn cho đến các miền quê đang thu hẹp nhanh chóng không gian vui chơi cho thanh thiếu niên ở cả đô thị

12
và vùng nông thôn. Trong các dịp hè, vấn đề sân chơi, nhất là sân chơi an toàn dành cho giới trẻ là vấn đề xã hội đang
ngày càng trở nên bức thiết.

Từ thực tiễn trên đã sinh ra một số hệ lụy tiêu cực tới sự phát triển của thanh thiếu niên như: trong các tháng hè trẻ chủ
yếu sử dụng/làm bạn với Smartphone, Ipad, máy tính với các trò game vô bổ, thậm chí độc hại ở trên Internet. Ở các
làng quê, chính sự nghèo nàn của các dịch vụ giải trí và không gian vui chơi là những lý do khiến cho vô số các cơ sở
kinh doanh điện tử, Internet trở nên đông đúc vào mỗi dịp hè, mà phần lớn các “khách hàng” ở độ tuổi 8 – 15 tuổi.
Không ít em đã tập chơi và nghiện các trò chơi mang tính kích động, bạo lực, hoặc có nội dung đồi trụy, dễ làm phát
sinh những suy nghĩ tiêu cực, những hành động lệch lạc, thậm chí là vi phạm pháp luật.

Những nguyên nhân/nguồn gốc của hiện tượng “nghiện Internet” đã được các phương tiện truyền thông đại chúng, các
nhà nghiên cứu ở các khoa học khác nhau chỉ ra khá toàn diện đầy đủ. Tuy vậy, những hệ lụy/tác động tiêu cực đó
không đơn thuần chỉ mang lại những tác động tiêu cực cho xã hội, nó còn gây ra những tác động tiêu cực khác ảnh
hưởng lớn tới sự phát triển toàn diện về nhân cách, phẩm chất, đạo đức và năng lực, sức khỏe, hành vi, tâm lý của
thanh thiếu niên – những người chủ tương lai đất nước. Do đó, cốt lõi của vấn đề “nghiện Internet” ở thanh thiếu niên
ở Việt Nam hiện nay đòi hỏi cả xã hội, cả hệ thống chính trị cần nhận diện đúng đắn, đầy đủ các chiều cạnh của những
yếu tố/điều kiện xã hội tác động đến hiện tượng này để có các biện pháp giáo dục phù hợp, mang tính khả thi từ gia
đình, nhà trường, xã hội nhằm giảm thiểu nó trong tiến trình./.

13

You might also like