Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

KHOA DƯỢC
LIÊN BỘ MÔN DƯỢC LÝ - DƯỢC LÂM SÀNG

BÁO CÁO THỰC TẬP DƯỢC ĐỘNG HỌC


THEO DÕI NỒNG ĐỘ THUỐC TRONG TRỊ LIỆU “AMIKACIN”
Lớp Dược 45 – Nhóm 3

STT Họ tên sinh viên MSSV


1 Lương Tấn Đạt 1953030006
2 Huỳnh Thiện Khoa 1953030022
3 Nguyễn Anh Khoa 1953030024
4 Huỳnh Kim Lân 1953030027
5 Tiêu Ái Linh 1953030030
6 Mai Trọng Hoàng Long 1953030031
7 Trần Ngọc Mai 1953030032
8 Nguyễn Hồ Trung Nhân 1953030042
9 Lê Hoàng Sơn 1953030057
10 Trương Phú Vinh 1953030096

Năm học 2020-2021

1
Mục Lục

AMIKACIN................................................................................................................3
1. GIỚI THIỆU..........................................................................................................3
2. DƯỢC ĐỘNG........................................................................................................3
2.1 Hấp thu:..........................................................................................................3
2.2 Phân bố...........................................................................................................4
2.3 Chuyển hóa....................................................................................................4
2.4 Thải trừ...........................................................................................................4
2.5 Tương tác thuốc.............................................................................................4
3 DƯỢC LÝ................................................................................................................5
3.1. Tác dụng dược lý..........................................................................................5
3.2. Chỉ định.........................................................................................................5
3.3. Cách dùng - Liều dùng.................................................................................6
3.4 Chống chỉ định...............................................................................................7
3.5. Thận trọng:....................................................................................................7
3.6. Quá liều và cách xử lí...................................................................................8
4 CÁC BƯỚC THEO DÕI TDM..............................................................................8
4.1 Bước 1: Thông tin bệnh nhân........................................................................8
4.2 Bước 2: Lựa chọn liều điều trị Amikacin......................................................8
4.3 Bước 3: Theo dõi các thông số......................................................................9
4.4 Bước 4: Theo dõi tiến triển bệnh nhân..........................................................9
4.5 Bước 5: Hiệu chỉnh liều...............................................................................10
5 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................10

2
AMIKACIN

1. GIỚI THIỆU
Tên chung quốc tế: Amikacin
Tên biệt dược: Amikacin; Opekamin;
Selemycin
Công thức phân tử: C22H43N5O13
Loại thuốc: Kháng sinh họ
aminoglycosid.
Dạng bào chế:
- Dung dịch tiêm amikacin sulfat (có
sulfit để bảo quản).

- Bột amikacin sulfat để pha tiêm (không


có sulfit).
Dạng đăng kí: Thuốc kê đơn.
Thành phần:

- Dung dịch tiêm amikacin sulfat (có


sulfit để bảo quản): 1 ml chứa 50 mg (dùng cho trẻ em) và 250 mg amikacin base.

- Bột amikacin sulfat để pha tiêm (không có sulfit): Lọ 250 mg hoặc 500 mg bột
(tính theo amikacin base) kèm theo tương ứng 2 ml hoặc 4 ml dung môi (nước để pha
thuốc tiêm).

2. DƯỢC ĐỘNG
2.1 Hấp thu:
- Amikacin là nhóm kháng sinh thân nước. Ít hấp thu đường tiêu hóa, nên thường
được sử dụng đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.
- Sau khi tiêm, amikacin khuếch tán nhanh vào cơ thể (xương, tim, túi mật, mô
phổi, mật, đờm, chất tiết phế quản, dịch màng phổi và hoạt dịch).
- Sau khi tiêm bắp 1 liều đơn 7,5 mg/kg amikacin cho người lớn có chức năng thận
bình thường nồng độ đỉnh huyết tương 17 - 25 microgam/ml đạt được trong 45 phút

3
đến 2 giờ. Khi truyền tĩnh mạch cùng liều trong 1 giờ, nồng độ đỉnh thuốc trong
huyết tương trung bình 38 microgam/ml đạt ngay sau khi truyền.
2.2 Phân bố
Thuốc ít liên kết với protein huyết tương, xâm nhập kém vào tế bào, hàng rào máu
não hoặc mặt. Tuy nhiên, thuốc lại được tìm thấy với nồng độ cao trong vỏ thận và tai
trong, điều này có thể góp phần dẫn đến độc tính trên thận và tai của kháng sinh này.
- Sau khi tiêm, amikacine khuếch tán nhanh trong cơ thể:
- Khoảng 10 đến 20% nồng độ huyết thanh qua màng não bình thường và có thể tăng
lên đến 50% khi màng não bị viêm;
- Amikacine cũng được tìm thấy trong khoang bụng, trong dịch màng phôit, trong
dịch tiết phế quản với nồng độ trị liệu (10 đến 20% nồng đô trong huyết thanh);
- Thuốc khuếch tán qua nhau thai ở mức độ quan trọng. Khoảng 20% nồng độ
amikacine trong máu mẹ được tìm thấy trong máu của bào thai và trong nước ối;
- Tỉ lệ kết dính với protein dưới 10%.

2.3 Chuyển hóa


Cấu trúc của Amikacin đã được thay đổi để làm giảm quá trình khử hoạt tính của
enzym, do đó làm giảm khả năng kháng thuốc của vi khuẩn. Nhiều chủng vi sinh vật
Gram âm kháng gentamicin và tobramycin tỏ ra nhạy cảm với amikacin invitro.
2.4 Thải trừ
- Amikacin chủ yếu được đào thải qua thận dưới dạng có hoạt tính bằng phương pháp
lọc cầu thận (65-94 %). Thanh thải của thận – 79-100 ml / phút. Trên 90% liều dùng
được tìm thấy trong nước tiểu 24 giờ. Một liều 7,6 mg/kg sẽ cho một nồng độ khoảng
800 mcg/ml trong nước tiểu trong 6 giờ.
- Bên cạnh sự đào thải qua nước tiểu, một phần rất nhỏ amikacine cũng được đào thải
qua mật.
2.5 Tương tác thuốc
Tương tác thuốc có thể làm giảm hoạt lực của thuốc điều trị hoặc làm tăng nguy cơ
mắc phải một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Một số thuốc có thể tương tác với
amikacin gồm có:

- Thuốc chung nhóm với aminoglycoside: Dùng đồng thời có thể làm tăng độc tính
lên tai và thận.
- Thuốc lợi tiểu nhóm furosemid.
- Thuốc nhóm polymid.

4
- Curarre: Dùng đồng thời làm tăng độc tính của Curarre.
- Cisplatin.
- Penicilin hoạt phổ rộng.
- Bumetanid.
- Indomethacin.

Ngoài ra, dùng amikacin với các thuốc phong bế thần kinh cơ, có thể tăng nguy cơ
gây chẹn thần kinh cơ dẫn đến liệt hô hấp. Amikacin có thể làm tăng tác dụng thuốc
giãn cơ cura và thuốc gây mê.

3 DƯỢC LÝ
3.1. Tác dụng dược lý
– Amikacin sulfat là kháng sinh bán tổng hợp họ aminoglycosid. Aminoglycosid có
đặc điểm là có tác dụng hậu kháng sinh, nghĩa là hoạt tính diệt khuẩn vẫn còn sau khi
nồng độ thuốc trong huyết thanh đã xuống dưới nồng độ ức chế tối thiểu. Ðặc tính
này có thể giải thích hiệu quả của thuốc dùng một lần trong ngày.
– Thuốc diệt khuẩn nhanh do gắn hẳn vào tiểu đơn vị 30S của ribosom vi khuẩn và
ngăn chặn sự tổng hợp protein của vi khuẩn. Aminoglycosid bị thu giữ và xâm nhập
qua màng tế bào là một quá trình phụ thuộc năng lượng ưa khí. Như vậy, hoạt tính
aminoglycosid bị giảm nhiều trong môi trường kỵ khí.
– Hoạt tính kháng khuẩn của amikacin chủ yếu chống các trực khuẩn Gram âm ưa
khí. Thuốc không có tác dụng chống các vi khuẩn kỵ khí và không tác dụng trong môi
trường acid hoặc có áp suất oxygen thấp. Thuốc tác dụng hạn chế đối với đa số vi
khuẩn Gram dương. Strept. pneumoniae và Strept. Pyogenes kháng thuốc mạnh.
– Amikacin là một aminoglycosid kháng lại phần lớn các enzym làm bất hoạt thuốc
do cả 2 loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương tiết ra. Do đó, thuốc có thể tác dụng
trên các vi khuẩn kháng các aminoglycosid khác.
3.2. Chỉ định
– Điều trị nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng, đặc biệt nhiễm khuẩn
chưa biết nguyên nhân hoặc nhiễm khuẩn máu nghi do trực khuẩn Gram (-), đặc biệt
là trong nhiễm trùng thận và đường tiết niệu.
– Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy amikacin có tác dụng tốt trong nhiễm khuẩn
huyết (cả nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh), những nhiễm khuẩn nặng ở đường hô

5
hấp, xương và khớp, hệ thần kinh trung ương (bao gồm viêm màng não), da và mô
mềm, nhiễm khuẩn trong ổ bụng (bao gồm viêm phúc mạc), nhiễm khuẩn do bỏng và
nhiễm trùng hậu phẫu.
– Dùng phối hợp với Cephalosporin, Penicilin và các kháng sinh khác, phụ thuộc vào
loại nhiễm khuẩn. Thông thường nên phối hợp với các kháng sinh nhóm Betalactam.
– Khi nhiễm khuẩn toàn thân do P. aeruginosa: phối hợp với Piperacilin.
– Nếu viêm nội tâm mạc do S. faecalis hoặc alpha Streptococcus: phối hợp với
Ampicilin hoặc Benzylpenicilin tương ứng.
– Để điều trị nhiễm khuẩn kỵ khí, phối hợp với Metronidazol hoặc một thuốc chống
vi khuẩn kỵ khí khác.
3.3. Cách dùng - Liều dùng
- Cách dùng: 
Amikacin dùng tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch.
+ Để tiêm bắp, dùng dung dịch sẵn có, có nồng độ thích hợp 50 hoặc 250 mg/ml,
không được pha loãng.
+ Truyền tĩnh mạch đối với người lớn: pha 500 mg amikacin vào 100 - 200 ml dịch
truyền thông thường như dung dịch natri clorid 0,9% hoặc dextrose 5% quãng ngắn
từ 30 - 60 phút.
+ Truyền tĩnh mạch đối với trẻ em, thể tích dịch truyền phụ thuộc vào nhu cầu
người bệnh, nhưng phải đủ để có thể truyền trong 1 - 2 giờ ở trẻ nhỏ, hoặc 30 - 60
phút ở trẻ lớn.
- Liều lượng: Liều lượng phải dựa vào cân nặng lý tưởng ước lượng.
Liều thông thường đối với người lớn và trẻ lớn tuổi, có chức năng thận bình thường
là 15 mg/kg/ngày, chia làm các liều bằng nhau để tiêm cách 8 hoặc 12 giờ/lần.
+ Liều hàng ngày: không được vượt quá 15 mg/kg hoặc 1,5 g.
+ Trẻ sơ sinh và trẻ đẻ non: Liều nạp đầu tiên 10 mg/kg, tiếp theo là 7,5 mg/kg
cách nhau 12 giờ/lần.
– Trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, khởi đầu có thể nên sử dụng liều tải.
Thuốc có khoảng điều trị hẹp, cần tối ưu hóa điều trị bằng cách theo dõi nồng độ
thuốc trong máu.
– Ở người có tổn thương thận, nhất thiết phải định lượng nồng độ amikacin huyết
thanh, phải theo dõi kỹ chức năng thận và phải điều chỉnh liều.
– Căn cứ vào nồng độ thuốc trong huyết thanh và mức độ suy giảm của thận, đối
với người suy thận, có thể dùng các liều 7,5 mg/kg thể trọng, theo các khoảng cách

6
thời gian ghi trong bảng dưới đây, tùy thuộc vào nồng độ creatinin huyết thanh hoặc
vào độ thanh thải creatinin.

3.4 Chống chỉ định


Thuốc chống chỉ định với các trường hợp :
– Bệnh nhân có thể bị mẫn cảm với amikacin, các aminoglycosid khác, hoặc bất kỳ
thành phần nào của công thức thuốc.
– Amikacin có thể đi qua sữa mẹ và nhau thai. Do đó, nó không được khuyến cáo ở
phụ nữ đang mang thai vì thuốc có thể gây điếc bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Mặc dù chỉ
một lượng nhỏ đi vào sữa mẹ, các chuyên gia không khuyến khích cho con bú khi
đang dùng amikacin.
– Không nên sử dụng amikacin kết hợp với các thuốc khác có khả năng gây độc cho
thận và thính giác.
– Aminoglycoside có thể làm giảm khả năng dẫn truyền thần kinh cơ, và không nên
dùng cho bệnh nhânrối loạn hoạt động cơ như : nhược cơ hoặc Parkinson.
3.5. Thận trọng:
- Phải dùng amikacin thận trọng, đặc biệt đối với người cao tuổi và trẻ nhỏ, vì có
nguy cơ cao độc cho tai và cho thận. Phải giám sát chức năng thính giác và chức năng
thận. Tránh dùng thuốc kéo dài và/hoặc lặp lại. Cần phải tránh dùng đồng thời hoặc
nối tiếp với các thuốc khác có độc tính cho thính giác hoặc thận (cả dùng toàn thân và
tại chỗ).
- Không dùng quá liều khuyến cáo.
- Nhất thiết phải định lượng nồng độ thuốc trong huyết thanh khi dùng cho người bị
tổn thương thận.
- Khi người bệnh uống nhiều nước và có chức năng thận bình thường, thì ít nguy cơ
nhiễm độc thận, nếu không vượt quá liều khuyến cáo.
- Việc kiểm tra chức năng thận trong quá trình điều trị bằng aminoglycosid ở người
bệnh cao tuổi có sự giảm chức năng thận là đặc biệt quan trọng.
- Phải dùng thận trọng amikacin với các người bệnh rối loạn hoạt động cơ, như nhược
cơ hoặc Parkinson, vì thuốc này làm yếu cơ trầm trọng, do tác dụng kiểu cura của
thuốc lên liên kết thần kinh cơ.

7
- Giống các kháng sinh khác, dùng amikacin có thể gây tăng sinh các vi sinh vật
không nhạy cảm. Nếu xuất hiện điều đó, phải tiến hành điều trị thích hợp.
3.6. Quá liều và cách xử lí
- Trong trường hợp dùng quá liều, có nguy cơ xảy ra các phản ứng với thận, độc tai và
độc tính thần kinh (phong bế thần kinh cơ).
- Cách xử lý khi quá liều
+ Phong bế thần kinh cơ kèm theo ngừng hô hấp cần được điều trị thích hợp bao gồm
sử dụng canxi dạng ion (ví dụ như gluconate hoặc lactobionate trong dung dịch 10-
20%). 
+ Trong trường hợp dùng quá liều hoặc phản ứng độc hại, thẩm phân phúc mạc hoặc
thẩm tách máu sẽ hỗ trợ loại bỏ amikacin khỏi máu. Nồng độ amikacin cũng bị giảm
trong quá trình lọc máu liên tục qua động mạch. 
4 CÁC BƯỚC THEO DÕI TDM

4.1 Bước 1: Thông tin bệnh nhân


- Họ và tên: Lê Thị A
- Tuổi: 50 Giới tính: Nữ
- Chiều cao: 1m6 Cân nặng: 45kg
- Lý do nhập viện: Đau tức bụng dưới, sốt.
- Tiền sử bệnh:
+ Có mẹ và em ruột mắc nhiễm trùng đường
niệu.
+ Nhiễm trùng đường niệu tái phát.
- Chẩn đoán: Viêm nhiễm đường tiết niệu.
- Chỉ định điều trị: Amikacin.
- Chức năng gan, thận: Suy thận cấp độ II
- Creatinin huyết thanh: SrCr = 1,7 mg/dL.
- Độ thanh thải creatinin: ClCr = 28 mL/phút.

4.2 Bước 2: Lựa chọn liều điều trị Amikacin

Amikacin được sử dụng trong trường hợp này là do đặc tính diệt khuẩn nhanh, mức
độ đề kháng thấp trong cộng đồng và lâm sàng.

8
- Bệnh nhân suy thận cấp độ II sử dụng chế độ liều nhiều lần/ngày: Tiêm bắp hoặc
truyền tĩnh mạch quãng ngắn 7,5 mg/kg/12h-18h.

- Trong trường hợp nhiễm khuẩn trở nên nặng, khởi đầu có thể nên sử dụng liều tải.
Thuốc có khoảng điều trị hẹp, cần tối ưu hóa điều trị bằng cách theo dõi nồng độ
thuốc trong máu.

4.3 Bước 3: Theo dõi các thông số


Creatinin huyết thanh:
- Đo khi bắt đầu điều trị SrCr = 1,7 mg/dL (ClCr = 28 mL/phút).
=> Bệnh nhân suy thận cấp độ II.
- Đo hằng ngày nếu có sự thay đổi chức năng hay dùng thêm thuốc có độc tính với
thận.
Nồng độ aminoglycosid
- Bệnh nhân suy giảm chức năng thận cần xác định rõ nồng độ đỉnh và nồng độ đáy
của thuốc:
Thông số dược động Giá trị trung bình
Thời gian lấy mẫu Nồng độ đỉnh: đo sau 1 giờ dùng thuốc (chế độ chia liều)
Tiến hành: 30-60 phút sau khi tiêm
Nồng độ đáy: Lấy mẫu máu trong vòng 30 phút trước khi
tiêm thuốc liều kế tiếp
Thời gian đạt nồng độ đỉnh 1 giờ
Đào thải thuốc > 90% đào thải qua thận
Thời gian bán thải 2-3 giờ
Thời gian đạt Css 10-15 giờ
Khoảng trị liệu Đa liều
Nồng độ đáy: 4,3 mg/L

9
Nồng độ đỉnh: 19,1 mcg/mL
4.4 Bước 4: Theo dõi tiến triển bệnh nhân
- Theo dõi tổng quát: các triệu chứng của suy thận như ngứa, phát ban ở da bệnh
nhân giảm, phần sưng phù ở mặt và tay chân tương đối giảm.
- Theo dõi thính lực bệnh nhân: bình thường.
- Theo dõi chức năng thận: SrCr và ClCr ổn định.
4.5 Bước 5: Hiệu chỉnh liều
- Sau khi điều trị bằng Amikacin, bệnh nhân vẫn đáp ứng tốt trên lâm sàng → Tiếp
tục theo dõi và điều trị.

5 TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT
1. Bộ y tế (2018), Dược thư Quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Bộ y tế (2015), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3.Bộ y tế (2013), Amikacin – Kháng sinh nhóm aminoglycosid, Y học cộng đồng.
4.Trương Anh Quân (2020), Giám sát điều trị amikacin thông qua theo dõi nồng độ
thuốc trong máu, Nhịp cầu dược lâm sàng.
TIẾNG ANH
1. Dailymed,  AMIKACIN SULFATE injection, solution.
2. Drugbank, Amikacin.
3. Globalrph, Aminoglycoside.
4. Medscape (2021), Amikacin.
5. Rxlist (2021), Amikacin.

1
0

You might also like