Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

I.

TÌM HIỂU CHUNG


1. Tác giả : Nguyễn Tuân ( 1910 – 1987), quê làng Nhân Mục, Hà Nội. Ông là
nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại.
Sự nghiệp văn học :
■ Nguyễn Tuân là cái định nghĩa về người nghệ sĩ 1 cách trọn vẹn. Sự độc
đáo đó được thể hiện ở: sự tài hoa và ngông
■ Nguyễn Tuân là một nhà văn duy mĩ bởi ông quan niệm cuộc đời là 1
hành trình, hành trình đi tìm cái đẹp và khẳng định cái đẹp.
■ Nguyễn Tuân là người am hiểu nhiều ngành nghệ thuật nên các tác phẩm
của Nguyễn Tuân được xem xét nhìn nhận và đánh giá ở nhiều p.diện
khác nhau, nhiều chiều hướng khác nhau tạo nên sự sinh động trong trang
văn của ông.
■ Nguyễn Tuân có 1 kho từ vựng hết sức phong phú và khả năng sáng tạo
từ mới. Văn Nguyễn Tuân là 1 sự co duỗi nhịp nhàng. Với ông, viết văn
mà hạn hẹp và thiếu thốn từ ngữ sẽ tạo ra loại văn "thấp khớp", hời hợt,
nông cạn.
■ Trước Cách Mạng: văn Nguyễn Tuân thường mang tâm sự của 1 người
sinh bất phùng thời; thể hiện sự phủ nhận với xã hội thực tại, qay về với
vẻ đẹp xưa của 1 thời chỉ còn vang bong; hoài cổ, hoài niệm về những
điều đã qa đã mất đã phôi pha; Nhân vật: là những nhân vật đặc tuyển,
HIẾM VÀ QUÝ: những nhà nho, tài tử.. Họ là nên cặp nhân vật có tính
cách đối sánh...1 nét đặc biệt trong văn Nguyễn Tuân; Giọng điệu: bất
bình trước xã hội, mang tính chất khinh bạc.
■ Sau Cách Mạng: Nguyễn Tuân viết về cuộc sống chiến đấu và lao động
của nhân dân, hiện thực đất nước trong những năm kháng chiến và xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Nhân vật thường là những con người đời thường,
người lao động như anh lái đò, chị dân quân… không hiếm nhưng quý,
cống hiến một phần sức lực cho đất nước. Giong diệu ấm áp, than tình và
ân tình.
2. Tác phẩm
a. Đôi nét về tập truyện Vang bóng một thời :
- Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, in năm
1938 trên tạp chí Tao đàn, sau đó được tuyển in trong tập truyện Vang bóng mót
thời và đổi tên thành Chữ người tủ tù. Vang bóng một thời khi Nguyễn Tuân in
lần đầu (1940) gồm 11 truyện ngắn, là tác phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn
Tuân trước Cách mạng, được nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét là “một văn
phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ”.
- Nhân vật chính trong Vang bóng một thời phần lớn là những nho sĩ cuối mùa
những con người tài hoa, bất đắc chí. Gặp lúc Hán học suy vi, sống giữa buổi
“Tây Tàu nhố nhăng”, những con người này, mặc dù buông xuôi bất lực nhưng
vẫn mâu thuẫn sâu sắc với xã hội đương thời. Họ không chịu a dua theo thời,
chạy theo danh lợi mà vẫn cố giữ “thiên lương” và sự trong sạch của tâm hồn”.
Họ dường như cố ý lấy “cái tôi, tài hoa, ngông nghênh của mình để đối lập với
xã hội phàm tục; phô diễn lối sống đẹp, thanh cao của mình như một thái độ
phản ứng trật tự xã hội đương thời. Trong số những con người tài hoa ấy, nổi
bật lên hình tượng ông Huấn Cao trong Chữ người tử tù, một con người tài hoa,
không chỉ có tài mà còn có cái tâm trong sáng; mặc dù chí lớn không thành
những tư thế vẫn hiên ngang, bất khuất.
b. Bố cục : ba đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu đến: “xem sao rồi sẽ liệu”: nhân cách, tài hoa của Huấn Cao
trong suy nghĩ, lời nói của viên quản ngục và thơ lại.
+ Đoạn 2: tiếp đó đến: “thì ân hận suốt đời mãi”: tính cách của hai nhân vật
Huấn Cao và viên quản ngục. Đặc biệt là Huấn Cao với dũng khí thiên lương
được soi trong cặp mắt, suy nghĩ của viên quản ngục.
+ Đoạn 3: còn lại: cảnh cho chữ.
c. Chủ đề
Truyện miêu tả tài năng và dũng khí, thiên lương cao cả kết tinh thành vẻ
đẹp của Huấn Cao đồng thời làm rõ cái đẹp và cái thiện đã cảm hóa được cái
xấu, cái ác và khẳng định tài và tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời.
d. Ý nghĩa nhan đề
"Chữ người tử tù" ban đầu có tên là "Dòng chữ cuối cùng", sau khi in lại
trong tập "Vang bóng một thời" được đổi tên lại. Điều đó cho thấy sự cân nhắc
cùng với dụng ý nghệ thuật của nhà văn :
+ "Dòng chữ cuối cùng" chỉ gắn với con chữ mà Huấn Cao cho quản ngục trước
khi lĩnh án tử hình à Chỉ nhấn mạnh vào chữ và thời gian cho chữ, gợi lên màu
sắc bi quan, cái chết và sự chấm dứt
+ "Chữ người tử tù" là nhan đề nói được nhiều hơn thế. Chữ người tử tù là chữ
của Huấn Cao, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình, bị bắt và
bị kết án tử hình. Đây cũng chính là nhân vật trung tâm của truyện
+ Giá trị, ý nghĩa của chữ: Hội tụ và làm tỏa sáng hình tượng chính (tài năng
kiệt xuất trong nghệ thuật thư pháp; mang hoài bão tung hoành, khí phách anh
hùng; có cái tâm trong sáng, tấm lòng tha thiết giữ gìn thiên lương lành vững
cho con người). Bộc lộ lí tưởng của nhà văn cũng như toàn bộ nội dung chủ đề
của tác phẩm: cái đẹp phải là sự chung đúc, hội tụ của tài hoa, khí phách, thiên
lương, cái đẹp ấy sẽ đc sinh ra, tồn tại và bất tử ngay tại nơi cái xấu tồn tại.
Toàn bộ câu chuyện xoay quanh việc xin chữ, cho chữ -à Chi phối cốt truyện,
diễn biến, tình huống truyện.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Tình huống truyện độc đáo
Tình huống truyện ở đây là mối quan hệ đặc biệt éo le giữa những tâm
hồn tri kỉ ( Huấn Cao, viên quản ngục và thầy thơ lại). Tác giả đặt họ trong tình
thế đối địch: tử tù và viên quản ngục.
Huấn Cao tỏ thái độ hiên ngang, bất khuất khi tin tưởng viên quản ngục chỉ là
viên quản ngục (tàn bạo, độc ác, ỷ thế, cậy quyền). Nhưng khi biết quản ngục
chỉ là áo khoác phủ ngoài của một tâm hồn đẹp thì ông liền đổi hẳn thái độ.
Cũng nhờ tình huống ấy mà viên quản ngục mới càng tỏ rõ là một tâm hồn biết
trọng cái tài, cái đẹp, cái “thiên lương”, bất chấp luật pháp và trách nhiệm quản
ngục, hết lòng biệt đãi Huấn Cao dù lúc đầu bị ông ta khinh bỉ.
Tác dụng :
- Tính cách của mỗi nhân vật mỗi lúc thêm đầy đủ, rõ nét và trọn vẹn hơn.
- Từ tình huống truyện này mà Huấn Cao đã hiểu thêm về viên quản ngục. cũng
từ đó, quản ngục đã trút bỏ con người bên ngoài, con người công cụ để trở về
với con người thật của mình.
- Tình huống truyện đã tạo nên kịch tính cho thiên truyện. Chữ người tử tù là
một chuỗi những xung đột. Đó là mâu thuẫn giữa quản ngục và viên thơ lại
cùng đám lính, giữa quản ngục và Huấn Cao…có thể nói Chữ người tử tù mở ra
bằng mâu thuẫn, xung đột, cuối cùng cũng khép lại bằng mâu thuẫn, xung đột.
2. Nhân vật Huấn Cao
Xây dựng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân dựa vào nhân vật cụ thể
Cao Bá Quát. Cao Bá Quát là một con người thông minh, học giỏi nổi tiếng, rất
mực tài hoa, văn hay, chữ tốt nhưng ông không chấp nhận cái triều đại phong
kiến thối nát lúc bấy giờ nên đã lãnh đạo phong trào nông dân khởi nghĩa chống
lại triều đình. Về cái chết của ông có hai ý kiến khác nhau: có ý kiến cho rằng
ông đã hy sinh trong chiến trận, có ý kiến khác lại cho rằng ông đã bị bắt và bị
xử trảm. Điều này cho ta thấy được tấm lòng rất trân trọng của Nguyễn Tuân
đối với những người anh hùng đã hy sinh vì nghĩa lớn. Qua đó, ta thấy được tấm
lòng ưu ái của ông đối với đất nước.
a. Hoàn cảnh : là một người anh hùng thất thế, vốn là thũ lĩnh những người
“phản nghịch” đứng lên chống lại triều đình, nay bị kết án tử, giam cầm và chờ
ngày ra pháp trường xử lý. Huấn Cao là người tử tù sắp đi vào cõi chết.
b. Tính cách:
v Là con người rất tài hoa :
- Qua lời nhận xét của quản ngục và thầy thơ lại : « văn võ đều có tài cả »
- Nổi tiếng là người có tài viết chữ đẹp, « chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông
lắm », có tài « viết chữ rất nhanh và rất đẹp » và « có được chữ Huấn Cao mà
treo là có một báu vật trên đời ».
v Là người có khí phách hiên ngang, không khuất phục trước uy quyền bạo
lực :
- Đứng đầu khởi nghĩa chống triều đình phong kiến thối nát, là tử tù nhưng rất
ung dung, bình thản.
- Hành động rỗ gông trước lời dọa và giễu cợt của tên lính : « Huấn Cao lạnh
lùng chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thanh gông xuống thềm đá
tảng đáng thuỳnh một cái ».
- Thái độ đầy cao ngạo, khinh bạc khi trả lời quản ngục – người đại diện cho
chính quyền phong kiến : « Ngươi hỏi ta muốn gì ? Ta chỉ muốn một điều là
nhà ngươi đừng đặt chân vào đây », « đến cái cảnh chết chém, ông còn chẳng
sợ nữa là cái trò tiểu nhân oái thị này ».
- Ung dung, bình thản đón nhận , chờ đợi cái chết : « thản nhiên nhận rượu thịt,
coi đó như việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh lúc chưa bị giam cầm ».
v Là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp :
- Không tham quyền hám lợi mà bán rẻ giá trị « không vì vàng ngọc hay quyền
thế mà bắt mình phải viết câu đối bao giờ ».
- Trọng nghĩa khí : vốn khinh bạc nhưng khi biết phẩm chất tốt đẹp và sở thích
cao quý của quản ngục – « Ta cảm cái tấm lòng biệt nhợn nhân tài của các
người »…, Huấn Cao đã sẵn sàng cho chữ, đồng thời có chút ân hận, băn khoăn
vì « thiếu chút nữa phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ ».
- Không chỉ giữ gìn, quý trọng thiên lương của mình, Huấn Cao còn thân thành
khuyến thiện con người, cho quản ngục những lời khuyên hết sức chân thành, ý
nghĩa : « Thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi
chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng nhem nhuốc mất cả
đời lương thiện đi ».
c. Nhận xét
Tóm lại, Huấn Cao là một nhân vật toát lên một vẻ đẹp khá toàn diện. Ông
vừa là một con người rất mực tài hoa vừa là một con người hiên ngang khí
phách, sống với một mục đích, lý tưởng cao đẹp bất chấp cả uy quyền và bạo
lực. Ông luôn luôn đặt chữ "tâm" trên chữ "tài" và có quan niệm thống nhất
giữa cái đẹp và cái thiện. Cái đẹp và cái thiện phải luôn luôn đi đôi với nhau,
gắn bó mật thiết với nhau, không thể tách rời nhau được. Huấn Cao quả là một
nhân vật thật lý tưởng. à Thiên lương cao cả.
¬Quan niệm thẩm mỹ của nhân vật:
- Cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau.
- Một nhân cách đẹp bao giờ cũng là sự thống nhất giữa cái tâm và cái tài. Quan
niệm thẩm mỹ của Hụấn Cao cũng là quan niệm thẩm mỹ của Nguyễn Tuân, đó
là một quan niệm thẩm mỹ tiến bộ lúc bấy giờ.
2. Nhân vật viên quản ngục
a. Hoàn cảnh : Đảm nhận chức quản ngục, sống giữa gong xiềng, tội ác,
“người ta sống bằng nghề lừa lọc , bằng tàn nhẫn”, hàng ngày phải làm việc và
chứng kiến bao điều xấu xa. Hoàn cảnh ấy dễ đẩy con người vào ác đạo, vào
bùn nhơ, dễ làm chết nhân cách con người bằng bóng tối của nó.
b. Ngoại hình : Ông xuất hiện đang ngồi suy nghĩ bên cạnh cái án thư màu
vàng son đã nhạt với cây đèn leo lét rọi vào khuôn mặt nghĩ ngợi : “đầu đã
điểm hoa râm, râu đã ngả màu, những đường nhăn nheo của bộ mặt tư lự bây
giờ đã biến mất hẳn, chỉ còn là mặ nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm
nhẹ”
c. Tính cách :
v Là người say mê cái đẹp, quý trọng tài hoa : mơ ước một ngày được treo chữ
viết của Huấn Cao trong nhà : “… sở nguyện của viên coi ngục này là có một
ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay p6ng Huấn Cap
viết”; “Quản ngục mong mỏi một ngày gần đây, ông Huấn sẽ dịu bớt tính nết,
thì y sẽ nhờ ông viết, viết cho … cho mấy chữ trên chục vuông lụa trắng đã can
lại kia. Thế là y mãn nguyện”.
v Là người biết kính trọng tài đức :
- Trước khi nhận được chữ : ông có ý muốn biệt đãi tử tù và thăm dò ý thầy thơ
lại xem họ có hợp ý mình không “ta muốn biệt đại ông Huân Cao, ta muốn cho
ông ta đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại”.
- Khi tiếp nhận tử tội thì vẻ mặt ông hiền lành khác ngày thường : “Khác với
phong tục nhận tù mọi ngày, hôm nay viên quan coi ngục nhìn sáu tên tù mới
vào với cặp mắt hiền lành. Lòng kiên nể, tuy cố giữ kín đáo mà cũng đã quá rõ
rồi”, không dùng bất cứ hình phạt nào để trấn áp người tử tội.
- Trong quá trình coi ngục : tỏ rõ thái độ biệt đại Huấn Cao – dâng rượu và đồ
nhắm; đích thân đến gặp Huấn Cao và khép nép hỏi : “ngài có cần thêm gì nữa
xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất”; mặc dù bị Huấn Cao tiếp đón với thái độ
khinh khi nhưng ông vẫn hết sức cung kính và lễ phép lui ra : “xin lĩnh ý”, đồng
thời lại đối xử tốt hơn : “từ hôm ấy, cơm rượu lại vẫn đưa đến đều đều và có
phần hậu hơn trước”. Tôn trọng Huấn Cao nên ông “không để chân vào buồng
giam ông Huấn nữa”, đặc biệt cả năm bạn đồng chí của Huấn Cao “cũng đều
được biệt đãi như thế cả”.
v Là người có bản chất lương thiện :
- Luôn day dứt khi chọn nhầm nghề, ông tự nhủ với mình : “Có lẽ lão bát này
là một người khá đây. Có lẽ lão cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi”.
- Hoàn toàn có thể dùng uy quyền và vũ lực ép Huấn Cao cho chữ nhưng ông đã
không làm vậy.
- Rất xúc động trước lời khuyên của Huấn Cao “Ngục quan cảm động, vái
người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng mắt rỉ vào miệng làm cho
nghẹn ngào : Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
c. Nhận xét : tuy sống bằng cái nghề độc ác, tàn bạo, nhưng viên quản ngục là
một con người biết quí trọng kẻ có tài, biết yêu cái đẹp, trân trọng với cái đẹp,
biết nghe theo lời khuyên bảo của Huấn Cao để trở về với cái thiện và giữ lấy
cái đẹp.
3. Cảnh cho chữ
- Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao được bộc lộ một cách chói sáng,
rực rỡ nhất trong cái đêm ông cho chữ viên quản ngục. Cảm hứng mãnh liệt
trước một "cảnh tượng xưa nay chưa từng có" đã khiến Nguyễn Tuân thoả sức
thể hiện khả năng sử dụng vốn ngôn từ phong phú, sắc sảo của ông. Những lớp
ngôn từ vừa trang trọng cổ kính, vừa sống động như có hồn, có nhịp điệu riêng,
giàu sức truyền cảm. Bút pháp dựng người, dựng cảnh của nhà văn đạt đến mức
điêu luyện. Những nét vẽ của nhà văn trong đoạn này rất giàu sức tạo hình. Thủ
pháp tương phản được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả đã làm nổi bật hơn bao
giờ hết vẻ đẹp trang trọng, uy nghi, rực rỡ hào quang bất tử của hình tượng nhân
vật Huấn Cao.
- Có thể nói : cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục là một "cảnh tượng xưa
nay chưa từng có", vì :
+ Việc cho chữ vốn là một việc thanh cao, một hoạt động sáng tạo nghệ thuật lại
diễn ra trong một căn buồng tối tăm, chật hẹp, ẩm ướt, hôi hám của nhà tù
(tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột, phân gián). Cái đẹp lại
được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn ; thiên lương cao cả lại toả sáng ở
chính cái nơi mà bóng tối và cái ác đang ngự trị.
+ Người nghệ sĩ tài hoa đang say mê tô từng nét chữ không phải là người được
tự do mà là một kẻ tử tù đang trong cảnh cổ đeo gông, chân vướng xiềng, và chỉ
sớm tinh mơngày mai đã bị giải vào kinh để chịu án tử hình. Trong cảnh này,
người tù thì nổi bật lên uy nghi, lồng lộng, còn quản ngục, thơ lại (những kẻ đại
diện cho quyền thế) thì lại"khúm núm", "run run" bên cạnh người tù đang bị
gông xiềng kia... à đồi lập
+ Trật tự, kỉ cương trong nhà tù hoàn toàn bị đảo ngược : tù nhân trở thành
người ban phát cái đẹp, răn dạy ngục quan ; còn ngục quan thì khúm núm, vái
lạy tù nhân.
à Thì ra, giữa chốn ngục tù tàn bạo, không phải những kẻ đại diện cho quyền
lực thốngtrị làm chủ mà là người tử tù làm chủ. Đó là sự chiến thắng của ánh
sáng đối với bóng tối, của cái đẹp đối với cái xấu xa, nhơ bẩn, của cái thiện đối
với cái ác,... Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con
người bằng một bức tranh nghệ thuật đầy ấn tượng.
III. TỔNG KẾT
- Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã khắc hoạ thành công
hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí
phách hiên ngang, bất khuất. Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp
khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước.
- Tác phẩm thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng
tình huống truyện độc đáo; trong nghệ thuật dựng cảnh khắc hoạ tính cách nhân
vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng, trong việc sử dụng thủ pháp đối lập và
ngôn ngữ giàu tính tạo hình.
IV. LUYỆN TẬP
Câu 1 : Vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao và viên quản ngục.
- Tài hoa nghệ sĩ : Huấn Cao là một nghệ sĩ thư pháp tài ba, còn viên quản ngục
không làm nghệ sĩ nhưng có tâm hồn nghệ sĩ : say mê và quý trọng cái đẹp.
- Khí phách hiên ngang, bất khuất. Ở Huấn Cao, điều này đã rõ. Nhưng quản
ngục lại là kẻ không biết sợ cường quyền : việc biệt đại tử tù là hành vi rất dũng
cảm.
- Không nên chỉ thấy ở Huấn Cao thái độ dũng cảm, không sợ chết, coi khinh
tiền bạc và cường quyền phi nghĩa mà còn phải thấy ở con người này lòng yêu
mến cái thiện, mềm lòng trước “thiên lương” trong sạch của quản ngục ( sẳn
sang cho chữ khi hiểu rõ thiện tâm của ông ta ). Đó là hai mặt thống nhất trong
một nhân cách. Viên quản ngục cũng vậy : vẻ đẹp của ông ta thể hiện ở thái độ
sung kính Huấn Cao – hiện than của cái tài, cái đẹp, của “thiên lương” cao cả.
Hai hình tượgn này thể hiện quan niệm thẩm mĩ tiến bộ của Nguyễn Tuân : tài
và tâm, đẹp và thiên không thể tách rời.
Câu 2 : Phân tích tình huống truyện Chữ người tử
1. Vài nét về tác giả
2. Phân tích tình huống
- Nội dung tình huống :
Cuộc gặp gỡ đầy trớ trêu, éo le giữa tủ tù với quản ngục chốn lao tù. Xét
về bình diện xã hội, họ ở thế đối lập nhau ( một bên là tử tù chờ ngày ra pháp
trường; một bên là quản ngục nắm trong tay sinh mệnh cùa tù nhân). Nhưng xét
về bình diện nghệ thuật, họ là những người có tâm hồn đồng điệu.
- Diễn biến :
+ Thái độ lúc đầu của Huấn Cao: Tỏ ra coi thường, khinh bạc ngay cả khi nhận
được sự chăm sóc lặng lẽ, chu tất của viên quản ngục
+ Sự thay đổi thái độ của Huấn Cao: Khi hiểu ra tấm lòng chân thành và sơ
thích cao quý của viên quản ngục, Huấn Cao hết lực trân trọng và đồng ý "cho
chữ"
+ Cảnh cho chữ trong nhà ngục: Diễn ra như "một cảnh tượng xưa nay chưa
từng có". Không gian và thời gian rất đặc biệt; vị thế của các nhân vật bị đảo
ngược
- Ý nghĩa, hiểu quả nghệ thật của tình huống + Làm bộc lộ, tahy đổi quan hệ,
thái độ, hành vi khác thường của các nhân vật, làm tỏa sáng vẻ đẹp của cái Tài,
cái Dũng, cái Thiên lương + Góp phần khắc họa tính cách nhân vật ; tăng kịch
tính và sức hấp dẫn của tác phẩm
3. Đánh giá chung
Chữ người tử tù thành công trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật -
Tình huống truyện trên đây góp phần thể hiện rõ những nét đặc sắc trong phong
cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Câu 3 : Gía trị nghệ thuật
a. Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ
éo le, kì lạ giữa hai nhân vật Huấn Cao với viên quản ngục:
- Về không gian: chốn ngục thất mà Huấn Cao là tử tù còn viên quản ngục là
người có uy quyền trông coi ngục thất.
- Về thời gian: đêm cuối cùng trước khí Huấn Cao bị chịu án chém.
- Đó là một cuộc gặp gỡ éo le giữa một tử tù ngang tang, khí phách và có nhân
cách cao đẹp lại viết chữ nho rất đẹp với một người coi tù thích chữ đẹp, đặc
biệt là chữ của tử tù Huấn Cao.
- Trên bình diện xã hội họ gặp nhau trong cảnh ngộ và vị thế đối kháng: Huấn
Cao cầm đầu khởi nghĩa chống lại triều đình, bị coi là giặc, bị khép tội đại
nghịch và chờ án chém; còn viên quản ngục đang phụng mệnh triều đình, là kẻ
đại diện cho bộ máy cai trị của chế độ đó. Nhưng điều kì diệu là 2 kẻ tưởng đối
nghịch ấy đã trở thành tri âm, tri kỉ.
- Nhưng ở một chiều sâu khác, đây là một cuộc gặp gỡ tất yếu:
+ Ở phương diện nghệ thuật, Huấn Cao là một tài năng hiếm thấy, “một ngôi
sao hôm nhấp nháy, một ngôi sao chính vị” mà tài viết chữ nho có một không
hai trên đời “cả vùng tỉnh Sơn ta đều khen”. Viên quản ngục tuy là người không
có tài nhưng lại là người biết quý trọng cái tài, ông coi chữ của Huấn Cao là
báu vật mà cả đời khao khát.
+ Ở phương diện cá nhân con người:
* Huấn Cao sắp chết chém mà vẫn hiên ngang, cao cả, bất chấp ngục tù và cái
chết; còn ngục quan đang phụng mệnh triều đình lại giám biệt đãi tử tù trong
nhà ngục.
* Huấn Cao là một người trọng nghĩa, khinh thường danh lợi, tấm lòng biết gạn
đục, khơi trong, đem cái tâm để đãi người biết quý trọng cái đẹp, trọng cái tâm
và cái tài; còn viên quản ngục là một tấm lòng trong thiên hạ “một thanh âm
trong trẻo giữa một bản đàn mà nhạc luật hỗn loạn, xô bồ”.
Như vậy họ đã gặp nhau ở cả nhân cách và khí phách. Nhưng điều quan
trọng chính là cái chữ của người tử tù như chất keo kết dính những thứ đó lại
với nhau. Chơi chữ hay thư pháp là một nghệ thuật lâu đời. Trong đó vẻ đẹp của
họa kết hợp với cái tinh túy của văn tạo nên những bức câu đối, hoành phi, tứ
bình vô giá. Người viết chữ và người biết thưởng thức chữ đều là người có tâm
hồn thanh cao mới có thể gặp nhau, mới có thể trở thành tri âm, tri kỉ. Nhưng
ông trời nhiều lúc chơi ác đem đầy ải những cái thuần khiết vào giữa một đống
cặn bã và những con người có tâm tính tốt ngay thẳng lại phải ăn đời, ở kiếp với
một lũ quay quắt. Đúng là một tình huống éo le nhưng tất yếu giữa những người
thực chất là tri âm, tri kĩ. Cuộc gặp gỡ này là thử thách, làm nổi bật vẻ đẹp các
nhân vật, làm cho truyện giầu kịch tính.
b. Nghệ thuật tạo không khí cổ xưa cho tác phẩm:
Những chi tiết về cảnh, người của một thời vang bóng. Sử dụng một loạt từ ngữ
Hán-Việt rất đắt như: phiến chat, thầy bát, thầy thơ lại, viên quản ngục, thiên
lương, án thư, pháp trường, bộ tứ bình, bức trung đường, bái lĩnh… tạo nên mầu
sắc lịch sử, cổ kính, bi tráng.
d. Sử dụng triệt để thủ pháp tương phản đối lập, cách khắc họa nhân vật theo
bút pháp lãng mạn, làm nổi bật gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái
ác, lí tưởng và hiện thực.
Cảnh cho chữ là cảnh chói sáng nhất trong tác phẩm. Nó vừa thiêng liêng vừa
tràn ngập ánh hào quang của cái đẹp. Cái đẹp tỏa ra từ phẩm chất, khí phách,
nhân cách của các nhân vật đặc biệt toát ra từ vẻ đẹp, cái hay của chữ người tử
tù Huấn Cao đã tạo thành chất thơ huyền diệu của tác phẩm.
Câu 4 : Gía trị tư tưởng
- Tác phẩm trở thành bài ca về cái đẹp, về những con người tài hoa sống đẹp, và
sáng tạo ra cái đẹp; là bài ca về lòng quý trọng cái đẹp cái tài; bài ca về sự gặp
gỡ giữa những tấm lòng đối với cái đẹp với nhân cách đẹp và những tấm lòng
thiên lương với nhau.
- Qua đó tác phẩm đã thể hiện được quan điểm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân:
+ Nghệ thuật là sự thể hiện cái đẹp nhưng cái đẹp phải gắn với cái thiện. Một
nhân cách xấu sẽ không bao giờ thưởng thức được cái đẹp. ((Lời khuyên của
Huấn Cao với viên quản ngục ở cuối truyện mang hàm ý: cái đẹp có thể nảy
sinh từ mảnh đất chết nhưng không thể sống chung với tội ác, con người chỉ
xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương)
+ Cái đẹp có sức mạnh cảm hóa cái xấu, cái ác, là bất tử :
* Huấn Cao cho chữ trong nhà giam và thái độ của quản ngục “bái lĩnh” Huấn
Cao chứng tỏ cái đẹp đã chiến thắng.
* Nhà giam dơ bản – nơi ngự trự của cái xấu lại là nơi cái đẹp khai sinh và
thăng hoa.
* Tử tù đi vào vào bất tử. Dầu ngày mai Huấn Cao sẽ phải về kinh nhận án
chem. Nhưng những gì Huấn Cao để lại cho đời vẫn còn mãi. Bằng cách d1,
cah1i đẹp trở thành bất tử
Có thể so sánh với bài Vãn cảnh của Hồ Chí Minh :
Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng,
Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình;
Hương hoa bay thấu vào trong ngục,
Kể với tù nhân nỗi bất bình.
Thời gian có thể làm cho cái đẹp bị tàn phai nhưng lại không thể giết chết
cái đẹp. Hoa hồng tàn về than xác, cánh hoa có thể rơi, đài hoa có thể rụng
nhưng hương hoa vẫn còn thơm mãi. Hồn hoa biết bay đi để tìm bạn tri âm tri kỉ
cùng sẻ chia nỗi bất bình. Còn bao nhiêu cái đep ở trên đời, xin mọi người đừng
quên. Tài năng của người nghệ sĩ có thể thể làm cho cái đẹp bất tử. Nhà văn
Đônxtôi đã từng nói: “Cái đẹp sẽ cứu vớt con người” điều đó có nghĩa là cái
đẹp sẽ giúp con người xích lại gần nhau hơn, làm cho ta sống ngày càng tốt
hơn, đưa ta thoát khỏi những cái dơ bẩn, thấp hèn..
- Ca ngợi chữ người tử tù, ca ngợi và luyến tiếc một nhã thú văn hóa cổ truyền
của dân tộc đang lụi tàn dần trong xã hội thực dân, truyện là một áng văn yêu
nước, mang tinh thần dân tộc đậm đà. Lòng yêu nước thầm kín nhưng thiết tha
còn được thể hiện trong hình tượng nhân vật Huấn Cao. Nhân vật này được xây
dựng một phần bởi nguyên mẫu ngoài đời là Huấn đạo Cao Bá Quát (Nhà nho
văn võ song toàn mà tài văn đã được người đời ca ngời Siêu thần thánh Quát
hoặc Văn như Siêu Quát vô tiền Hán; Không chỉ có tài năng mà còn có nhân
cách đẹp đã gửi lại qua một câu nói nổi tiếng: Nhất sinh đê thủ bái mai hoa).
Với hình tượng Huấn Cao, nhà văn đã kín đáo thể hiện niềm ngưỡng mộ, sự ca
ngợi những người anh hung đã hi sinh vì nước, vì dân, mà hoàn cảnh lúc đó
chưa cho phép tác giả được công khai ca ngợi.
THAM KHẢO
- Nhà văn Đônxtôi đã từng nói: “Cái đẹp sẽ cứu vớt con người” điều đó có
nghĩa là cái đẹp sẽ giúp con người xích lại gần nhau hơn, làm cho ta sống ngày
càng tốt hơn, đưa ta thoát khỏi những cái dơ bẩn, thấp hèn.
- Nguyễn Tuân tài hoa ở cách thức nhìn nhận và phản ánh con người của mình,
“ngông” trong lối biểu hiện khác đời khác người. Từ đề tài, nhân vật đến cách
thể hiện đều gây bất ngờ, rất độc đáo và giàu sáng tạo. Tử tù đến người người
lái đò bình thường bỗng trở thành nghệ sĩ tài hoa.
- Nguyễn Tuân rất yêu cái đẹp. Người tủ tù không nhìn nhận ở phương diện tội
ác mà nhìn nhận của sự tài hoa. Người lái đò không nhìn nhận ở phương diện
nghề nghiệp mà nhìn ở phương diện của một nghệ sĩ, một chiến sĩ. Tất cả đều
được nâng lên tới tầm cao nghệ thuật qua ngòi bút Nguyễn Tuân.
- Nguyễn Tuân đặt nhân vật của mình ở nhiều phương diện khác nhau. Ở
phương diện xã hội: Huấn Cao là kẻ tử tù đang đợi ngày ra pháp trường chịu án
chem.. Ở phương diện nghệ thuật: Huấn Cao là người nghệ sĩ sáng tao ra cái
đẹp. Ở phương diện võ thuật: Huấn Cao là vi tướng tài, có tài bẻ khóa vượt
ngục.. Sự đa dạng và phong phú chính là đặc điểm trong phong cách nghệ
thuật bởi với ông sự đơn giản và đơn điệu chính là cái chết của nghệ thuật.
- Văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ
thuật. Mà đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo ( Nguyễn Tuân )

- Nhà văn Đônxtôi đã từng nói: “Cái đẹp sẽ cứu vớt con người” điều đó có
nghĩa là cái đẹp sẽ giúp con người xích lại gần nhau hơn, làm cho ta sống ngày
càng tốt hơn, đưa ta thoát khỏi những cái dơ bẩn, thấp hèn.

- Nguyễn Tuân tài hoa ở cách thức nhìn nhận và phản ánh con người của mình,
“ngông” trong lối biểu hiện khác đời khác người. Từ đề tài, nhân vật đến cách
thể hiện đều gây bất ngờ, rất độc đáo và giàu sáng tạo. Tử tù đến người người
lái đò bình thường bỗng trở thành nghệ sĩ tài hoa.

- Nguyễn Tuân rất yêu cái đẹp. Người tủ tù không nhìn nhận ở phương diện tội
ác mà nhìn nhận của sự tài hoa. Người lái đò không nhìn nhận ở phương diện
nghề nghiệp mà nhìn ở phương diện của một nghệ sĩ, một chiến sĩ. Tất cả đều
được nâng lên tới tầm cao nghệ thuật qua ngòi bút Nguyễn Tuân.

- Nguyễn Tuân đặt nhân vật của mình ở nhiều phương diện khác nhau. Ở
phương diện xã hội: Huấn Cao là kẻ tử tù đang đợi ngày ra pháp trường chịu án
chem.. Ở phương diện nghệ thuật: Huấn Cao là người nghệ sĩ sáng tao ra cái
đẹp. Ở phương diện võ thuật: Huấn Cao là vi tướng tài, có tài bẻ khóa vượt
ngục.. Sự đa dạng và phong phú chính là đặc điểm trong phong cách nghệ
thuật bởi với ông sự đơn giản và đơn điệu chính là cái chết của nghệ thuật.
- Văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ
thuật. Mà đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo ( Nguyễn Tuân )

Bé cho anh xin lỗi nhé, yêu emm nhiều


Mẹ anh đang ốm nên anh nấu cháo với lo việc nhà, bé giận anh chứ đừng giận
mẹ anh nhé, dù gì sau cũng chung một mẹ hui, nhớ nhắn hỏi thăm mẹ nhá
Yêu em <3

You might also like