Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Dạng 1: Ôn tập lí thuyết

Câu 1: Phản ứng thu nhiệt là gì?


A. Là một loại phản ứng hóa học trong đó xảy ra sự truyền năng lượng, chủ yếu dưới dạng giải phóng nhiệt
hoặc ánh sáng ra môi trường bên ngoài.
B. Là tổng năng lượng liên kết trong phân tử của chất đầu và sản phẩm phản ứng.
C. Là một loại phản ứng hóa học trong đó xảy ra sự hấp thụ năng lượng thường là nhiệt năng từ môi trường
bên ngoài vào bên trong quá trình phản ứng.
D. Là năng lượng cần thiết để phá vỡ liên kết đó tạo thành nguyên tử ở thể khí.
Câu 2: Phản ứng hóa học trong đó có sự truyền năng lượng từ hệ sang môi trường xung quanh nó được gọi là
A. Phản ứng tỏa nhiệt. B. Phản ứng trung hòa.C. Phản ứng trao đổi. D. Phản ứng thu nhiệt.
Câu 3: Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về phản ứng tỏa nhiệt?
A. Phản ứng tỏa nhiệt có giá trị biến thiên enthalpy nhỏ hơn 0.
B. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng trong đó có sự hấp thu nhiệt năng từ môi trường.
C. Phản ứng tỏa nhiệt thường diễn ra thuận lợi hơn so với phản ứng thu nhiệt.
D. Phản ứng tỏa nhiệt năng lượng của hệ chất phản ứng cao hơn năng lượng của hệ sản phẩm.
Câu 4: Trong phản ứng tỏa nhiệt, biến thiên enthalpy chuẩn luôn nhận giá trị
A. Dương. B. Âm. C. Có thể âm có thể dương. D. Không xác định được.
Câu 5: Trong các quá trình sau, quá trình nào cho giá trị biến thiên enthalpy là dương?
1, Nhiệt độ tăng khi hòa tan calcium chloride vào nước.
2, Đốt cháy acetylen trong đèn hàn xì.
3, Nước sôi.
4, Sự thăng hoa của đá khô.
A. Quá trình 4. B. Quá trình 3 và 4. C. Quá trình 1. D. Quá trình 2 và 3.

Câu 6: Enthalpy tạo thành chuẩn ( ) được định nghĩa là


A. Lượng nhiệt kèm theo phản ứng khi ngâm 1 mol ion ở thể khí trong nước ở 25oC và 1 bar.
B. Lượng nhiệt kèm theo phản ứng tạo thành 1 mol hợp chất từ các đơn chất bền nhất ở 25oC và 1 bar.
C. Lượng nhiệt kèm theo phản ứng khi 1 mol nguyên tử khí được tạo thành từ các nguyên tố của nó ở 25oC
và 1 bar.
D. Lượng nhiệt kèm theo phản ứng khi 1 mol electron bứt ra khỏi 1 mol nguyên tử thể khí ở trạng thái cơ
bản ở 25oC và 1 bar.
Câu 7: Điều kiện chuẩn là
A. Áp suất 1 bar, 25oC, nồng độ 1 mol/L. B. Áp suất 1 bar, 0oC, nồng độ 1 mol/L.
C. Áp suất 0 bar, 0oC, nồng độ 1 mol/L. D. Áp suất 0 bar, 25oC, nồng độ 1 mol/L.

Câu 8: là kí hiệu cho ...................của một phản ứng hóa học.


A. Nhiệt tạo thành chuẩn. B. Năng lượng hoạt hóa. C. Năng lượng tự do.D. Biến thiên enthalpy chuẩn.
Câu 9: Khẳng định nào sau đây là đúng đối với phản ứng thu nhiệt?
A. Tổng giá trị nhiệt tạo thành chuẩn của các chất phản ứng và sản phẩm bằng nhau.
B. Tổng giá trị nhiệt tạo thành chuẩn của các chất tham gia lớn hơn tổng giá trị nhiệt tạo thành chuẩn của các
sản phẩm .
C. Tổng giá trị nhiệt tạo thành chuẩn của các sản phẩm lớn hơn tổng giá trị nhiệt tạo thành chuẩn của các
chất tham gia.
D. Tùy vào phản ứng thu nhiệt mà tổng giá trị nhiệt tạo thành chuẩn sản phẩm có thể bằng, nhỏ hơn hoặc lớn
hơn nhiệt tạo thành chuẩn của chất tham gia.
Câu 10: Phản ứng của barium hydroxide và ammonium chloride làm cho nhiệt độ của hỗn hợp giảm. Phản
ứng của barium hydroxide và ammonium chloride là phản ứng
A. Thu nhiệt. B. Hóa hợp C. Tỏa nhiệt. D. Phân hủy.
Câu 11: Khi calcium phản ứng với nước, nhiệt độ thay đổi từ 18°C đến 39°C. Phản ứng của calcium với nước

1
A. phản ứng thu nhiệt.B. phản ứng phân hủyC. phản ứng tỏa nhiệt. D. phản ứng thuận nghịch.

Câu 12: Một phản ứng có = -890,3 kJ/mol. Đây là phản ứng
A. Thu nhiệt. B. Tỏa nhiệt. C. Phân hủy. D. Trao đổi.
Câu 13: Tiến hành hòa tan zinc oxide vào dung dịch hydrochloric acid như hình vẽ 5.17. Phát biểu nào dưới
đây là sai?

Hình 5.17. Quy trình hòa tan zinc oxide vào dung dịch hydrochloric acid
A. Trong quá trình phản ứng, nhiệt độ của phản ứng tăng.
B. Đây là phản ứng tỏa nhiệt.
C. Biến thiên enthalpy của phản ứng có giá trị âm.
D. Năng lượng của các chất phản ứng thấp hơn năng lượng của các chất sản phẩm.
Câu 14: Sự thay đổi nhiệt độ trong phản ứng của calcium oxide với nước được minh
họa trong hình 5.18. Phản ứng của calcium với nước là
A. phản ứng thu nhiệt. B. phản ứng phân hủy.
C. phản ứng tỏa nhiệt. D. phản ứng thuận nghịch.

Hình 5.18. Sự thay đổi nhiệt độ khi


calcium oxide với nước
Câu 15: Hình ảnh nào miêu tả quá trình đang diễn ra sự thu nhiệt?

A. Cây nến đang cháy B. Hòa tan đá vào nước C. Đốt nhiên liệu trong tên lửa. D. Hòa tan sodium vào nước.

Câu 16: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thu nhiệt?
A. Quá trình đốt cháy ethanol. B. Phản ứng phân hủy postassium chlorate.
C. Phản ứng của hydrochloric acid với sodium hydroxide. D. Quá trình hô hấp ở thực vật.
Câu 17: Quá trình nào dưới đây là quá trình thu nhiệt?
A. Đốt cháy khí hydrogen. B. Chưng cất dầu mỏ.
C. Phản ứng potassium với nước. D. Sử dụng xăng trong động cơ ô tô.
Câu 18: Quá trình nào dưới đây không giải phóng nhiệt?
A. Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. B. Nung đá vôi để thu được vôi sống.
C. Phản ứng cháy của acetylene với oxygen. D. Phản ứng hydrogen với oxygen.
Câu 19: Đồ thị nào sau đây thể hiện đúng sự thay đổi nhiệt độ khi dung dịch hydrochloric acid được cho vào
dung dịch sodium hydroxide tới dư?

2
Câu 20: Cho một số phản ứng hóa học sau:
Methane + oxygen → carbon dioxide + nước
Sodium + nước → Sodium hydroxide + hydrogen
Magnesium + hydrochloric acid → magnesium chloride + hydrogen
Điểm chung của các phản ứng trên là
A. Đều là phản ứng đốt cháy. B. Đều là phản ứng thu nhiệt.
C. Đều là phản ứng tỏa nhiệt. D. Đều là phản ứng trung hòa.
Câu 21: Giản đồ hình 5.19. thể hiện sự biến thiên enthalpy trong một phản ứng hóa học.

Hình 5.19. Sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy trong một phản ứng hóa học
Cho các phản ứng sau:

1. CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O

2. 2H2 + O2 2H2O

3. C + O2 CO2
Phản ứng nào phù hợp với giản đồ hình 5.
A. Phản ứng 1 và 2. B. Phản ứng 2 và 3.
C. Phản ứng 1, 2 và 3. D. Không phản ứng nào.
Câu 22: Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng được biểu thị tại hình 5.20. Kết luận nào sau đây là đúng
với sơ đồ hình 5.

Hình 5.20. Sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của một phản ứng hóa học
A. Phản ứng trong hình 5. là phản ứng tỏa nhiệt.
B. Năng lượng chất tham gia phản ứng nhỏ hơn năng lượng chất sản phẩm.
C. Biến thiên enthalpy của phản ứng là a kJ/mol.
D. Phản ứng trong hình 5. là phản ứng thu nhiệt.
Câu 23: Acetylene (C2H2) có khả năng phản ứng mãnh liệt với oxygen và sinh ra một lượng nhiệt lượng lớn lên
đến 3000 oC. Vì vậy người ta có thể dùng acetylene để làm đèn hàn xì, cắt kim loại. Phát biểu nào dưới đây là
đúng?
A. Phản ứng giữa acetylene và oxygen là phản ứng tỏa nhiệt.
B. Phản ứng giữa acetylene và oxygen là phản ứng thu nhiệt.
C. Phản ứng giữa kim loại và oxygen là phản ứng tỏa nhiệt.
D. Phản ứng giữa kim loại và acetylene là phản ứng thu nhiệt.

3
Câu 24: Khi hòa tan ammonium nitrate vào nước, nhiệt độ của nước giảm. Phát biểu nào dưới đây giải thích
đúng cho quá trình được miêu tả ở trên?
A. Ammonium nitrate tan được trong nước và quá trình này là phản ứng thu nhiệt.
B. Ammonium nitrate phản ứng với nước và quá trình này là phản ứng thu nhiệt.
C. Ammonium nitrate tan trong nước và quá trình này là phản ứng tỏa nhiệt.
D. Ammonium nitrate phản ứng với nước và quá trình này là phản ứng tỏa nhiệt.
Câu 25: Cho một ít bột copper (II) sulfate khan màu trắng vào cốc nước và khuấy đều. Dấu hiệu nào dưới đây
cho biết đây là một quá trình tỏa nhiệt?
A. Một dung dịch màu xanh lam được tạo thành.
B. Khi sờ tay vào cốc cảm giác mát hơn so với cốc trước khi hòa tan copper (II) sulfate.
C. Khi sờ tay vào cốc cảm giác ấm hơn so với cốc trước khi hòa tan copper (II) sulfate.
D. Bột copper (II) sulfate tan được trong nước.
Câu 26: Cho các phát biểu sau về phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt.
1. Trong một phản ứng tỏa nhiệt, năng lượng giải phóng dưới dạng nhiệt.
2. Nhiệt độ của phản ứng thu nhiệt tăng lên vì nhiệt được thu vào.
3. Đốt methane trong không khí là một phản ứng tỏa nhiệt.
Các phát biểu đúng là
A. 1, 2 và 3. B. Chỉ 1 và 2.
C. Chỉ 1 và 3. D. Chỉ 2 và 3.
Câu 27: Dưới đây là mô tả về hai quá trình hóa học
1. Trong quá trình đốt cháy methane, năng lượng ...... 1 .......
2. Trong quá trình nhiệt phân potassium permanganate, năng lượng ...... 2 .......
Từ nào thích hợp để điền vào khoảng trống 1 và 2?
1 2

A Được giải phóng dưới dạng nhiệt. Được giải phóng dưới dạng nhiệt.

B Được giải phóng dưới dạng nhiệt. Được hấp thụ dưới dạng nhiệt.

C Được hấp thụ dưới dạng nhiệt. Được hấp thụ dưới dạng nhiệt.

D Không giải phóng. Được hấp thụ dưới dạng nhiệt.

Câu 28: Giản đồ biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa magnesium và hydrochloric acid được biểu diễn
ở hình 5.21.

Hình 5.21. Sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa magnesium và hydrochloric
acid
Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về phản ứng trong hình 5. ?
A. Phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
B. Các sản phẩm có mức năng lượng thấp hơn mức năng lượng của các chất phản ứng.
C. Đây là phản ứng thu nhiệt.
D. Nhiệt độ tăng lên trong quá trình phản ứng.
Câu 29: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Quá trình đốt cháy ethanol, đốt cháy nhiên liệu là quá trình tỏa nhiệt.
4
B. Toàn bộ các phản ứng hóa học đều là phản ứng tỏa nhiệt.
C. Trong phản ứng tỏa nhiệt, enthalpy tạo thành của sản phẩm có giá trị lớn hơn hơn enthalpy tạo thành
của các chất phản ứng.
D. Phản ứng tỏa nhiệt làm nhiệt độ của môi trường xung quanh tăng lên
Câu 30: Phát biểu nào sau đây đúng với phản ứng sau?

2Fe + 3CO2 → Fe2O3 + 3CO = +26,6 kJ


A. Có 26,6 kJ nhiệt được giải phóng khi một mol Fe tham gia phản ứng.
B. Có 26,6 kJ nhiệt được hấp thụ khi một mol Fe tham gia phản ứng.
C. Có 13,3 kJ nhiệt được giải phóng khi một mol Fe tham gia phản ứng.
D. Có 13,3kJ nhiệt được hấp thụ khi một mol Fe tham gia phản ứng.
Câu 31: Trường hợp nào sau đây là quá trình chuyển hóa từ hóa năng thành nhiệt năng?
A. Than được đốt để đun sôi nước.
B. Nước đá bốc hơi trong phòng kín.
C. Hòa tan đường saccazoro với nước cất.
D. Sử dụng pin mặt trời trong đời sống.
Câu 32: Cho các phát biểu sau:
(1) Nhiệt tạo thành chuẩn của các đơn chất bền đều bằng 0.

(2) đại diện cho tổng năng lượng trao đổi trong phản ứng nên giá trị này có thể dương hoặc âm.

(3) càng âm thì chất đó càng dễ phân hủy.


(4) Phản ứng nhiệt phân CaCO3 là phản ứng thu nhiệt.
(5) Phản ứng tỏa nhiệt xảy ra kém thuận lợi hơn phản ứng thu nhiệt.
Phát biểu đúng là
A. (1), (3), (5). B. (2), (4), (5).
C. (1), (2), (4). D. (2), (3), (4).
Câu 33: Than chì có thể chuyển hóa thành kim cương trong điều kiện nhiệt độ cao, áp suất cao và có chất xúc
tác. Đây là một phản ứng thu nhiệt. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Than chì bền hơn kim cương.
B. Năng lượng toàn phần của than chì lớn hơn năng lượng của kim cương cùng khối lượng.
C. Quá trình trên là sự biến đổi vật lý.
D. Phản ứng có biến thiên enthalpy mang giá trị âm.
Câu 34: Phản ứng đốt cháy than xảy ra như sau: C(s) + O 2(g)→ CO2(g). Enthalpy hình thành của CO 2 là -
353,61 (kJ/mol). Biến thiên enthalpy (kJ) của phản ứng khi tạo thành một mol CO2 có giá trị
A. -353,61. B. +353,61.
C. -707,22. D. +707,22.
Câu 35: Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của các phản ứng sau:

ZnSO4(s) → ZnO(s) + SO3(g) = +235,21 kJ (1)

3H2(g) + N2(g) → 2NH3(g) = -91,8 kJ (2)

2H2S(g) + SO2(g)→ 2H2O(g) + 3S(s) = -237 kJ (3)

H2O(g) →H2 + 1/2O2(g) = +241,8 kJ (4)


Cặp phản ứng thu nhiệt là
A. (1) và (4). B. (1) và (2).
C. (1) và (4). D. (2) và (3).
Câu 36: Để phân hủy 1 mol H2O(g) ở điều kiện chuẩn theo phương trình H 2O(g) → H2(g) + 1/2O2(g) cần cung
cấp một lượng nhiệt là 241,8 kJ. Giá trị biến thiên enthalpy của phản ứng 2H2(g) + O2(g) → 2H2O(g) là
5
A. -241,8 kJ. B. +483,6 kJ.
C. +241,8 kJ. D. -483,6 kJ.
Câu 37: Nung nóng hai ống nghiệm chứa NaHCO3 và P thấy phản ứng hóa học xảy ra như sau:
2NaHCO3(s) → Na2CO3(s) + CO2(g) + H2O(g) (1)
4P(s) + 5O2(g) → 2P2O5(s) (2)
Khi ngừng đun nóng phản ứng (1) dừng lại còn phản ứng (2) tiếp tục xảy ra. Nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Phản ứng (1) tỏa nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt.
B. Phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) tỏa nhiệt.
C. Cả 2 phản ứng đều tỏa nhiệt.
D. Cả 2 phản ứng đều thu nhiệt.
Dạng 2: Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng qua nhiệt tạo thành
Câu 38: Khi tạo ra 1 mol HCl từ các đơn chất bền có giải phóng ra một lượng nhiệt là 91,98 kJ/mol. Nếu phân
huỷ 365 gam khí HCl thành các đơn chất thì lượng nhiệt kèm theo quá trình đó là bao nhiêu ?
A. + 459,9 kJ. B. - 459,9 kJ.
C. - 919,8 kJ. D. + 919,8 kJ.
Câu 39: Phản ứng đốt cháy methane xảy ra như sau:
CH4(g) + 2O2(g) CO2(g) + 2H2O(l)
Giá trị biến thiên enthalpy phản ứng tính theo enthalpy tạo thành có giá trị là
(biết enthalpy tạo thành chuẩn của các chất CH4(g)= -74,8 kJ/mol; CO2(g)= -393,5 kJ/mol; H2O(l)= -285,8
kJ/mol).
A. - 604,5 kJ. B. + 890,3 kJ.
C. - 997,7 kJ. D. - 890,3 kJ.
Câu 40: Đốt cháy 3,6 gam butanol (C4H9OH) thấy có 134 kJ nhiệt được giải phóng. Biến thiên enthalpy của
quá trình đốt cháy 1 mol butanol là
A. -134 kJ/mol. B. 2754,44 kJ/mol.
C. -2754,44 kJ/mol. D. -268 kJ/mol.
Câu 41: Propane (C3H8) là một hydrocarbon phổ biến thường được dùng làm nhiên liệu do quá trình cháy giải
phóng lượng nhiệt lớn. Khi đốt cháy 1 mol propane thì giải phóng −2219,2 kJ nhiệt lượng. Nhiệt tạo thành
chuẩn của propane là (biết nhiệt tạo thành chuẩn của H2O(l) = −285,8 kJ/ mol; CO2(g) = −393,5 kJ/mol).
A. +1539,9 kJ. B. –1539,9 kJ.
C. -104,5 kJ. D. +212,2 kJ.
Câu 42: Hydrogen peroxide, H2O2 được sử dụng để cung cấp lực đẩy cho tên lửa do dễ dàng bị phân hủy theo
phương trình: 2H2O2(l)→ 2H2O(g) + O2(g). Lượng nhiệt được tạo ra khi phân hủy chính xác 1 mol H 2O2 ở điều
kiện chuẩn là (biết nhiệt tạo thành chuẩn của H2O(g) = −241,8 kJ/ mol; H2O2(l) = −187,8 kJ/mol).
A. -108 kJ. B. –54 kJ.
C. +54 kJ. D. +108 kJ.
Câu 43: Thực vật sử dụng quá trình quang hợp để chuyển đổi năng lượng ánh sáng từ mặt trời thành năng
lượng hóa học. Trong quá trình quang hợp xảy ra phản ứng giữa khí carbonic và nước theo phương trình hóa
học
6CO2(g) + 6H2O(l)→ C6H12O6(aq) + 6O2(g)
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng có giá trị là (cho enthalpy tạo thành chuẩn của CO2(g) = -393,5 kJ/mol;
H2O(l) = -285,8 kJ/mol; C6H12O6(aq) = -1271 kJ/mol).
A. –591,7 kJ. B. –2804,8 kJ.
C. +591,7 kJ. D. +2804,8 kJ.
Câu 44: NO2(g) được hình thành từ sự kết hợp của NO(g) và O2(g) theo phản ứng sau:
2NO(g) + O2(g) → 2NO2(g)
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng có giá trị (cho enthalpy tạo thành chuẩn của O2(g): 0 kJ/mol; NO(g):
90,25 kJ/mol; NO2(g): 33,18 kJ/mol).
A. –57,07 kJ. B. –114,14 kJ.

6
C. +57,07 kJ. D. +114,14 kJ.
Câu 45: Nhiệt lượng tỏa ra từ quá trình đốt cháy 6,44 gam sulfur trong oxygen theo phương trình: 2S(s) +

3O2(g) 2SO3(l) = -791,4 kJ có giá trị là


A. +395,7 kJ. B. - 395,7 kJ.
C. -79,63 kJ. D. +79,63 kJ.
Câu 46: Phản ứng giữa hydrogen và bromine xảy ra như sau: H 2(g) + Br2(g) → 2HBr(g) cần cung cấp 72,80 kJ
nhiệt lượng. Nhiệt lượng cần cung cấp khi lấy 38,2 gam bromine phản ứng với hydrogen là?
A. +36,40 kJ. B. 8,69 kJ.
C. -36,40 kJ. D. 17,38 kJ.

Xét phản ứng sau: 2Mg(s) + O2(g) → 2MgO (s) có = -1204 kJ. Dựa trên thông tin thu được từ phản ứng
trả lời câu hỏi từ
Câu 47: Phản ứng trên thuộc loại phản ứng
A. thu nhiệt. B. trao đổi.
C. tỏa nhiệt. D. trung hòa.
Câu 48: Nhiệt phản ứng khi đốt cháy 2,4 gam Mg theo phản ứng trên là
A. -60,2 kJ. B. +60,2 kJ.
C. +120,4 kJ. D. -120,4 kJ.
Câu 49: Nếu biến thiên enthalpy của phản ứng là 90,3 kJ thì có bao nhiêu gam MgO được tạo ra?
A. 6 gam. B. 12 gam.
C. 4 gam. D. 16 gam.

Câu 50: Biến thiên enthalpy chuẩn của quá trình hóa hơi của hơi nước H 2O(l) → H2O(g) có giá trị =
+44 kJ/mol. Sử dụng dữ kiện trả lời các câu hỏi từ
Câu 51: Biến thiên enthalpy khi làm bay hơi 3 mol nước là
A. +132 kJ. B. +44 kJ.
C. -132 kJ. D. -44 kJ.
Câu 52: Biến thiên enthalpy khi làm bay hơi 27 gam nước là
A. +66 kJ. B. +1188 kJ.
C. -66 kJ. D. +132 kJ.
Câu 53: Khi đốt cháy glucose (C6H12O6) thấy giải phóng -2816 kJ/mol nhiệt lượng ở 25oC. Enthalpy tạo thành
chuẩn của C6H12O6 nhận giá trị là (biết enthalpy tạo thành chuẩn của CO2(g) và H2O(l) lần lượt là -393,5 kJ/mol
và - 285,9 kJ/mol).
A. +1260,4 kJ. B. -2136,6 kJ.
C. -1260,4 kJ. D. +2136,6 kJ.
Câu 54: Một số khu vực trên thế giới như miền nam California và Ả Rập Saudi đang rơi vào tình trạng thiếu
nước ngọt để uống. Một giải pháp khả thi cho vấn đề là đưa các tảng băng trôi khỏi Nam Cực và sau đó làm tan
chảy chúng khi cần thiết. Nếu biến thiên enthalpy chuẩn của chuyển hóa băng trôi thành nước là 6,01 kJ/mol
đối với phản ứng ở 0°C và áp suất không đổi: H2O(s) →H2O(l). Cần bao nhiêu năng lượng để làm tan chảy một
tảng băng lớn vừa phải có khối lượng 1,00 triệu tấn (1.106 tấn)?
A. +6,01.106 kJ. B. -3,34. 1011 kJ.
C. -6,01.106 kJ. D. +3,34. 1011 kJ.
Câu 55: Tiến hành đốt cháy 1 mol benzene ở điều kiện chuẩn, phản ứng sinh ra CO 2(g), H2O(l) đồng thời giải
phóng 3267 kJ nhiệt lượng. Enthalpy tạo thành chuẩn của benzene nhận giá trị là (biết enthalpy tạo thành
chuẩn của CO2(g) và H2O(l) lần lượt là -393,5 kJ/mol; -285,83 kJ/mol).
A. -48,51 kJ/mol. B. -24,5 kJ/mol.
C. +48,51 kJ/mol. D. +24,5 kJ/mol.
Dạng 3: Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng qua năng lượng liên kết.
Câu 56: Hydrogen phản ứng với chlorine để tạo thành hydrogen chloride theo phương trình
H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g). Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng có giá trị là
7
(Biết năng lượng liên kết E(H-H) = 436 kJ/mol, E(Cl-Cl) = 243 kJ/mol, E(H-Cl) = 432kJ/mol).
A. + 185kJ/mol. B. −185 kJ/mol.
C. + 92,5kJ/mol. D. −92,5 kJ/mol.
Câu 57: Giản đồ hình 5.23. thể hiện biến thiên enthalpy của quá trình đốt cháy methane trong không khí. Ý
nào thể hiện đúng thông tin về sơ đồ hình 5.23?

Hình 5.23. Sơ đồ biến thiên enthalpy của quá trình đốt cháy methane trong không khí
Biến thiên enthalpy
Phương trình
(kJ/mol)
A
CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(g) +891
.
B. CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(g) -891
C
CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(l) +891
.
D
CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(l) -891
.
Câu 58: Chlorine phản ứng với ethane để tạo ra chloroethane và hydrogen chloride theo phương trình

Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng tính theo năng lượng liên kết nhận giá trị nào dưới đây? Biết năng
lượng liên kết của một số loại liên kết được cho trong bảng sau.
Liên kết Năng lượng liên kết
(kJ/mol)

C-Cl +340

C-C +350

C-H +410

Cl-Cl +240

H-Cl +430

A. +230 kJ/mol. B. −840 kJ/mol.


C. +840 kJ/mol. D. −230 kJ/mol.
Câu 59: Ammonia được tạo ra bằng cách cho nitrogen phản ứng với hydrogen với sự có mặt của chất xúc tác là
iron. Phương trình phản ứng tạo ammonia diễn ra như sau:
N2(g) + 3H2(g) → 2NH3(g)
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng tính theo năng lượng liên kết nhận giá trị nào dưới đây? Biết năng
lượng liên kết của một số loại liên kết được cho trong bảng sau.

8
Liên kết Năng lượng liên kết
(kJ/mol)

N≡N 945

N-H 390

H-H 436

A. –4593 kJ/mol. B. –1083kJ/mol.


C. –959 kJ /mol. D. –87 kJ/mol.
Câu 60: Biến thiên enthalpy của phản ứng 2H 2(k) + O2(k) → 2H2O(k) tính theo năng lượng liên kết có biểu
thức tính là (nếu coi Eb(H-H) = x, Eb(O=O) = y, Eb (O - H) = z)
A. 2x + y - 2z. B. 4z - 2x – y.
C. 2x + y - 4z. D. 2z - 2x – y.
Câu 61: Nitrogen trifluoride (NF3) là nguyên liệu được sử dụng trong việc sản xuất pin mặt trời. Phương trình
hình thành nitrogen trifluoride được biểu diễn như sau:
N2(g) + 3F2(g) → 2NF3(g)
Sử dụng bảng năng lượng liên kết cho biết biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng nhận giá trị nào dưới đây?
Loại liên kết Năng lượng liên kết
(kJ/mol)

N≡N +950

F-F +150

N-F +280

A. -560 kJ/mol. B. -280 kJ/mol.


C. +280 kJ/mol. D. +3080 kJ/mol.
Câu 62: Hydrogen bromide bị phân hủy tạo thành hydrogen và bromine theo phương trình
2HBr(g) → H2(g) + Br2(g). Năng lượng liên kết của các liên kết được cho trong bảng sau. Biến thiên entahlpy
của phản ứng là
Loại liên kết Năng lượng liên kết
(kJ/mol)

Br-Br +193

H-Br +366

H-H +436

A. +263 kJ/mol. B. +103 kJ/mol.


C. -103 kJ/mol. D. -263 kJ/mol.
Câu 63: Hydrazine (N2H4) bị phân hủy như sau:

Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng được xác định là –99 kJ/mol.
Năng lượng liên kết của liên kết N – N là bao nhiêu? Biết năng lượng liên kết của một số loại liên kết được cho
trong bảng sau.

9
Liên kết Năng lượng liên kết
(kJ/mol)

N≡N 946

N-H 389

H-H 436

A. 163 kJ/mol. B. 315 kJ/mol.


C. 348 kJ/mol. D. 895 kJ/mol.

10

You might also like