Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1

Khổ thơ thứ ba của bài thơ “Quê hương” (Tế Hanh) là cảnh đoàn thuyền đánh cá

trở về. Đoàn thuyền trở về trong không khí nhộn nhịp, vui tươi với những con người
làng chài hồn hậu, yêu lao động. Những tính từ “ồn ào”, “tấp nập” đã diễn tả niềm vui
mừng của người dân và cho ta thấy được một nét sinh hoạt độc đáo của làng chài. Họ
cũng không quên bày tỏ lòng biết ơn đối với biển cả bao dung, cảm tạ “Trời” cho
những khoang thuyền tươi ngon đầy ắp cá. Chính hành động đó đã gợi lên một lối
sống hiền hòa, chất phác và tấm lòng mộc mạc của người dân nơi vùng biển này. Nhà
thơ cũng thể hiện niềm tự hào, khâm phục những chàng trai làng chài khỏe khoắn,
từng trải, phong trần mang theo vị mặn mòi của biển cả. Hai chữ “nồng thở” rất thần
tình làm nổi bật nhịp sống lao động hăng say, dũng cảm, tràn đầy sinh lực của những
người con ưu tú nơi đây. Cụm từ “vị xa xăm” gợi lên hơi thở của đại dương, của
những chân trời xa tít tắp, của cả phong ba dữ dội. Bởi thế, những người dân chài lưới
như đã trở thành những chiến binh kiên cường, dũng cảm nhờ cách miêu tả vừa chân
thực, vừa lãng mạn, bay bổng của tác giả. Hình ảnh con thuyền và cái bến được nhân
hoá bởi các động từ “im”, “mỏi”, “trở về nằm” kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ chuyển
đổi cảm giác khiến con thuyền trở nên có hồn, có sức sống như con người cũng muốn
nghỉ ngơi, thư giãn sau những chuyến ra khơi đầy vất vả. Tế Hanh đã sử dụng những
câu thơ đằm thắm ngọt ngào, những biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ đặc sắc để tái
hiện vẻ đẹp của thiên nhiên thơ mộng, hùng tráng, vẻ đẹp tràn trề sinh lực của người
lao động làng chài. Nói tóm lại, qua khổ thơ thứ ba, Tế Hanh đã ca ngợi cuộc sống lao
động bình dị mà vui tươi trên quê hương mình với một tình yêu thương tha thiết, chân
thành

Chú thích : —---: trợ từ


____: câu bị động

You might also like