Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC GIỮA KỲ II

THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC NĂM HỌC 2022 - 2023


MÔN: ĐỊA LÍ 10
-------------------- Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề thi có ___ trang) (không kể thời gian phát đề)

Số báo
Họ và tên: ............................................................................ Mã đề 000
danh: .............
Câu 1. Độ muối trung bình của nước biển là
A. 33 %0. B. 34 %0. C. 35%0. D. 36%0.
Câu 2. Độ muối của nước biển không phụ thuộc vào
A. lượng mưa. B. lượng bốc hơi.
C. lượng nước ở các hồ đầm. D. lượng nước sông chảy ra.
Câu 3. Độ muối nước biển lớn nhất ở vùng
A. xích đạo. B. chí tuyến. C. cực. D. ôn đới.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây đúng về mối quan hệ giữa độ muối và khối lượng riêng của nước biển?
A. Độ mặn càng nhỏ thì khối lượng riêng càng lớn.
B. Độ mặn càng lớn thì khối lượng riêng càng nhỏ.
C. Độ mặn càng lớn thì khối lượng riêng càng lớn.
D. Độ mặn càng nhỏ thì khối lượng riêng rất lớn.
Câu 5. Nhiệt độ trung bình của đại dương thế giới là
A. 15,5°C. B. 16,5°C. C. 17,5°C. D. 18,5°C.
Câu 6. Càng xuống sâu, nhiệt độ nước biển càng
A. thấp. B. cao. C. tăng. D. không thay đổi.
Câu 7. Nhiệt độ nước biển phụ thuộc vào nhiệt độ của
A. không khí. B. đất liền. C. đáy biển. D. bờ biển.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng về sự thay đổi nhiệt độ nước biển theo thời gian?
A. Mùa đông có nhiệt độ cao hơn mùa thu.
B. Ban ngày có nhiệt độ thấp hơn ban đêm.
C. Ban trưa có nhiệt độ thấp hơn ban chiều.
D. Mùa hạ có nhiệt độ cao hơn mùa đông.
Câu 9. Hình thức dao động của sóng biển là theo chiều
A. thẳng đứng. B. xoay tròn. C. chiều ngang. D. xô vào bờ.
Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là do
A. mưa. B. núi lửa. C. động đất. D. gió.
Câu 11. Nguyên nhân gây ra sóng thần chủ yếu là do
A. gió. B. bão. C. động đất. D. núi lửa.
Câu 12. Sóng xô vào bờ không phải là do
A. gió. B. bão. C. áp thấp. D. dòng biển.
Câu 13. Nguyên nhân gây ra thuỷ triều là do
A. sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời. B. sức hút của hành tinh ở thiện hà.
C. hoạt động của các dòng biển lớn. D. hoạt động của núi lửa, động đất.
Câu 14. Phát biểu nào sau đây không đúng với dao động của thuỷ triều?
A. Dao động thường xuyên. B. Dao động theo chu kì.
C. Chỉ do sức hút Mặt Trời. D. khác nhau ở các biển.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng với dao động của thuỷ triều?
A. Là dao động của các khối nước biển và đại dương.
B. Bất kì biển và đại dương nào trên Trái Đất đều có.
C. Dao động thuỷ triều lớn nhất vào ngày không trăng.
D. Dao động thuỷ triều nhỏ nhất vào ngày trăng tròn.
Câu 16. Nguyên nhân sinh ra các dòng biển trên các đại dương thế giới chủ yếu là do
A. sức hút của Mặt Trăng. B. sức hút của Mặt Trời.

Mã đề 000 Trang 1
C. các loại gió thường xuyên. D. địa hình các vùng biển.
Câu 17. Đặc trưng của đất (thổ nhưỡng) là
A. tơi xốp. B. độ phì. C. độ ẩm. D. vụn bở.
Câu 18. Đất (thổ nhưỡng) là lớp vật chất
A. tơi xốp ở bề mặt lục địa. B. rắn ở bề mặt vỏ Trái Đất.
C. mềm bở ở bề mặt lục địa. D. vụn ở bề mặt vỏ Trái Đất.
Câu 19. Độ phì của đất là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho
A. sinh vật. B. động vật. C. thực vật. D. vi sinh vật.
Câu 20. Thứ tự từ bề mặt đất xuống sâu là
A. lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng, đá gốc.
B. lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá, đá gốc.
C. đá gốc, lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng.
D. đá gốc, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá.
Câu 21. Phat biểu nào sau đây không đúng về vai trò của đá mẹ đối với việc hình thành đất?
A. Nguồn cung cấp vật chất vô cơ. B. Nguồn cung cấp vật chất hữu cơ.
C. Quyết định thành phần khoáng vật. D. Quyết định thành phần cơ giới.
Câu 22. Nhân tố nào sau đây có tác động đến việc tạo nên thành phần vô cơ cho đất?
A. Khí hậu. B. Sinh vật. C. Địa hình. D. Đá mẹ.
Câu 23. Nhân tố nào sau đây có tác động đến việc tạo nên thành phần hữu cơ cho đất?
A. Khí hậu. B. Sinh vật. C. Địa hình. D. Đá mẹ.
Câu 24. Các nhân tố nào sau đây có tác động quan trọng nhất đến việc hình thành nên các thành phần
chủ yếu của đất?
A. Đá mẹ, khí hậu. B. Khí hậu, sinh vật.
C. Sinh vật, đá mẹ. D. Địa hình, đá mẹ.
Câu 25. Các nhân tố nào sau đây có tác động quan trọng nhất đến việc hình thành nên độ phì của đất?
A. Đá mẹ, khí hậu. B. Khí hậu, sinh vật.
C. Sinh vật, đá mẹ. D. Địa hình, đá mẹ.
Câu 26. Loại đất nào sau đây không thuộc nhóm feralit?
A. đất đỏ đá vôi. B. đất đỏ badan. C. đất phù sa cổ. D. đất ở núi đá.
Câu 27. Các yếu tố khí hậu nào sau đây có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất?
A. Nhiệt và ẩm. B. Ẩm và khí. C. Khí và nhiệt. D. Nhiệt và nước.
Câu 28. Trong việc hình thành đất, khí hậu không có vai trò nào sau đây?
A. Làm cho đá gốc bị phân huỷ về mặt vật lí.
B. Ảnh hưởng đến hoà tan, rửa trôi vật chất.
C. Tạo môi trường cho hoạt động vi sinh vật.
D. Cung cấp vật chất hữu cơ và khí cho đất.
Câu 29. Trong việc hình thành đất, thực vật không có vai trò nào sau đây?
A. Cung cấp vật chất hữu cơ. B. Góp phần làm phá huỷ đá.
C. Hạn chế sự xói mòn, rửa trôi. D. Phân giải, tổng hợp chất mùn.
Câu 30. Vai trò quan trọng của vi sinh vật trong việc hình thành đất là
A. cung cấp vật chất hữu cơ. B. góp phần làm phá huỷ đá.
C. hạn chế sự xói mòn, rửa trôi. D. phân giải, tổng hợp chất mùn.
Câu 31. Nội dung chủ yếu nhất của cơ cấu kinh tế là
A. các bộ phận hợp thành và quan hệ giữa chúng.
B. tổng số chung và tất cả các bộ phận hợp thành.
C. sự sắp xếp các bộ phận trong cả tổng thể chung.
D. sự phân chia tổng thể chung thành các bộ phận.
Câu 32. Cơ cấu ngành kinh tế gồm các bộ phận nào sau đây?
A. Công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và khu vực trong nước.
B. Nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
C. Nông - lâm - ngư nghiệp, khu vực ở trong nước và dịch vụ.
D. Công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và khu vực ngoài nước.

Mã đề 000 Trang 2
Câu 33. Cơ cấu thành phần kinh tế gồm
A. khu vực kinh tế trong nước, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ.
B. khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nông - lâm - ngư nghiệp.
C. khu vực kinh tế trong nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
D. khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, công nghiệp - xây dựng.
Câu 34. Cơ cấu lãnh thổ gồm
A. toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng.
B. toàn cầu và khu vực, vùng, dịch vụ.
C. công nghiệp - xây dựng, quốc gia.
D. nông - lâm - ngư nghiệp, toàn cầu.
Câu 35. Thành phần nào sau đây không được xếp vào cơ cấu lãnh thổ một quốc gia?
A. Vùng kinh tế. B. Khu chế xuất. C. Điểm sản xuất. D. Ngành sản xuất.
Câu 36. Thành phần nào sau đây không được xếp vào cơ cấu thành phần kinh tế của một quốc gia?
A. Nhà nước. B. Ngoài Nhà nước.
C. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. D. Nông - lâm - ngư nghiệp.
Câu 37. Thành phần nào sau đây không được xếp vào cơ cấu ngành kinh tế của
một quốc gia?
A. Trồng trọt. B. Chăn nuôi. C. Khai khoáng. D. Hộ gia đình.
Câu 38. Cơ cấu ngành kinh tế không phản ánh
A. trình độ phân công lao động xã hội.
B. trình độ phát triển lực lượng sản xuất.
C. việc sử dụng lao động theo ngành.
D. việc sở hữu kinh tế theo thành phần.
Câu 39. Cơ cấu thành phần kinh tế phản ánh được rõ rệt điều gì sau đây?
A. Trình độ phân công lao động xã hội.
B. Trình độ phát triển lực lượng sản xuất.
C. Việc sử dụng lao động theo ngành.
D. Việc sở hữu kinh tế theo thành phần.
Câu 40. Đặc điểm nổi bật về cơ cấu ngành kinh tế của các nước phát triển là
A. nông - lâm - ngư nghiệp rất nhỏ, dịch vụ rất lớn.
B. dịch vụ rất lớn, công nghiệp - xây dựng rất nhỏ.
C. công nghiệp - xây dựng rất lớn, dịch vụ rất nhỏ.
D. nông - lâm - ngư nghiệp rất lớn, dịch vụ rất nhỏ.
Câu 41. Thông thường những nước có vốn đầu tư ra nước ngoài cao thì
A. GNI lớn hơn GDP. B. GNI nhỏ hơn GDP.
C. GNI/người nhỏ hơn GDP/người. D. Tốc độ tăng GDP lớn hơn GNI.
Câu 42. Đầu tư nước ngoài nhiều hơn đầu tư ra nước ngoài sẽ có
A. GDP lớn hơn GNI. B. GNI lớn hơn GDP.
C. GNI/người nhỏ hơn GDP/người. D. Tốc độ tăng GDP lớn hơn GNI.
Câu 43. Căn cứ vào nguồn gốc, nguồn lực có thể phân loại thành
A. Vị trí địa lí, kinh tế - xã hội, trong nước.
B. Vị trí địa lí, tự nhiện, kinh tế - xã hội.
C. Vị trí địa lí, kinh tế - xã hội, ngoài nước.
D. Kinh tế - xã hội, trong nước, ngoài nước.
Câu 44. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia thành nguồn lực
A. nội lực, ngoại lực. B. nội lực, lao động.
C. ngoại lực, dân số. D. dân số, lao động.
Câu 45. Nguồn lực nào sau đây tạo thuận lợi (hay khó khăn) trong việc tiếp cận giữa các vùng trong một
nước?
A. Đất đai, biển. B. Vị trí địa lí. C. Khoa học. D. Lao động.
Câu 46. Nguồn lực nào sau đây đóng vai trò là cơ sở tự nhiện của quá trình sản xuất?
A. Đất, khí hậu, dân số. B. Dân số, nước, sinh vật.

Mã đề 000 Trang 3
C. Sinh vật, đất, khí hậu. D. Khí hậu, thị trường, vốh.
Câu 47. Các nguồn lực nào sau đây có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với
điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn?
A. Lao động, vốn, công nghệ, chính sách.
B. Lao động, dân cư, công nghệ, đất đai.
C. Chính sách, khoa học, biển, vị trí địa lí.
D. Chính sách, khoa học, đất, vị trí địa lí.
Câu 48. Nguồn lực nào sau đây thuộc vào nguồn lực vật chất?
A. Lao động. B. Chính sách. C. Văn hoá. D. Kinh nghiệm.
Câu 49. Cho biểu đồ về sản xuất lúa nước ta năm 2005 và 2019

(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mô và cơ cấu lúa theo mùa vụ năm 2005 và năm 2019.
B. Cơ cấu diện tích lúa theo mùa vụ năm 2005 và năm 2019.
C. Quy mô diện tích các vụ lúa năm 2005 và năm 2019.
D. Quy mô sản lượng các vụ lúa năm 2005 và năm 2019.
Câu 50. Cho biểu đồ về nhập khẩu hàng hóa phân theo khu vực kinh tế nước ta giai đoạn 2015-2019

(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021)
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mô và cơ cấu giá trị nhập khẩu.
B. Chuyển dịch cơ cấu giá trị nhập khẩu.
C. Tốc độ tăng giá trị nhập khẩu.
D. Quy mô giá trị nhập khẩu.
Câu 51. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ TỈNH NĂM 2020
Tỉnh Phú Thọ Điện Biên Lai Châu Sơn La
Diện tích (Km )2
3534,6 9541,3 9068,8 14123,5
Dân số (Nghìn người) 1481,9 613,5 469,8 1270,6
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021)
Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô diện tích và dân số của một số tỉnh năm 2020, dạng biểu đồ nào
sau đây là thích hợp nhất?
A. Tròn. B. Miền. C. Cột. D. Kết hợp.
Câu 52. Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2015 - 2019
Năm 2015 2016 2017 2018 2019

Mã đề 000 Trang 4
Diện tích (nghìn ha) 7828,0 7737,1 7705,2 7570,9 7470,1
Sản lượng (nghìn tấn) 45 091,0 43 165,1 42 738,9 44 046,0 43 448,2
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo bảng số liệu, để thể hiện năng suất lúa của nước ta, giai đoạn 2015 - 2019, dạng biểu đồ nào sau
đây thích hợp nhất?
A. Cột. B. Miền. C. Kết hợp. D. Tròn.

------ HẾT ------

Mã đề 000 Trang 5

You might also like