Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 34

Tiết 1: Nhà ở

I. Vai trò của nhà ở:


- Nhà ở là nơi trú ngụ của con người.
- Nhà ở là nơi đáp ứng nhu cầu của con người như: ăn uống, vệ sinh, nghỉ
ngơi, làm việc, học tập, vui chơi, giải trí,...
2. Đặc điểm của nhà ở:
a. Cấu tạo chung của nhà ở:
Nhà ở thường có 3 bộ phận chính:
1. Móng nhà: Thường nằm ở dưới mặt đất.
2. Thân nhà: Sàn, đầm, tường, cột...
3. Mái nhà: Che chắn cho ngôi nhà.
b. Các khu vực chính trong nhà ở gồm có các khu vực sau:
- Khu sinh hoạt chung.
- Khu vực nghỉ ngơi.
- Khu vực thờ cúng.
- Khu vực vệ sinh.
- Khu vực bếp.
3. Kiến trúc nhà ở đặc trưng ở Việt Nam:
a. Nhà ở nông thôn.
b. Nhà ở thành thị.
c. Nhà ở khu vực đặc thù.
Bài 2: Sử dụng năng lượng trong gia đình
I. Các nguồn năng lượng thường dùng trong nhà:
- Năng lượng mặt trời, gió: phơi đồ.
- Năng lượng điện: nấu ăn, học tập.
- Năng lượng chất đốt: sưởi ấm, nấu ăn.
BT1. Năng lượng điện : máy tính cầm tay, quạt bàn, đèn đèn pin, tủ lạnh
Năng lượng chất đốt: bật lửa, bếp cồn.
2. Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả:
a. Lí do cần sử dụng tiết kiệm năng lượng:
- Bảo vệ môi trường.
- Tiết kiệm chi phí.
- Bảo vệ sức khỏe gia đình.
b. Biện pháp tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình
- Chỉ sử dụng khi cần thiết.
- Thay thế các đồ dùng điện thông thường bằng đồ dùng tiết kiệm điện.
- Tận dụng năng lượng gió, mặt trời thay thế cho năng lượng điện.
c. Biện phát pháp tiết kiệm năng lượng chất đốt trong gia đình:
- Bật ở chế độ phù hợp.
- Tắt khi sử dụng xong.
- Sử dụng thiết bị tiết kiệm.
Câu 1: Nhà ở có vai trò như thế nào đối với con người ?
A.Để ở
B.Bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên
C.Phục vụ các nhu các nhu cầu sinh hoạt của con người
D. Tất cả các phương án trên
Câu 2: Nhà ở là nơi đem lại cho con người cảm giác như thế nào?
A. Thân thuộc, vui vẻ B. Xa cách
C. Buồn bã
Câu 3: Có mấy nhóm hệ thống điều khiển? D. Tiêu cực
A.Một
B. Hai
C. Ba D. Bốn
Câu 4: Đâu là đặc điểm chính của ngôi nhà thông minh?
A. Tính tiện ích B. An toàn
C. Đáp án A, B D. Đáp án khác
Câu 5: Đâu là thực phẩm trong nhóm thực phẩm giàu chất đạm?
A. Trái cây B. Thịt nạc
C. Bơ D. Rau xanh
Câu 6: Thực phẩm có vai trò như thế nào đối với con người?
A. Giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể
B. Giúp con người phát triển cân đối và khỏe mạnh
C. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể
D. Tất cả các phương án trên
Câu 7: Đâu là thực phẩm trong nhóm thực phẩm giàu chất xơ?
A. Tôm B. Thịt nạc
C. Hải sản
D. Rau xanh
Câu 8: Hải sản là thực phẩm thuộc nhóm nào?
A. Nhóm thực phẩm giàu chất béo B. Nhóm thực phẩm giàu tinh bột
C. Nhóm thực phẩm giàu chất xơ D. Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng
Câu 9: Gạo là thực phẩm thuộc nhóm nào?
A. Nhóm thực phẩm giàu chất béo B. Nhóm thực phẩm giàu tinh bột
C. Nhóm thực phẩm giàu chất xơ D. Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng
Câu 10: Đâu là thực phẩm trong nhóm thực phẩm thuộc nhóm giàu chất béo?
A. Tôm, thịt nạc B. Hải sản, lúa mạch
C. Hải sản, rau xanh D. Bơ, mỡ thực vật
Câu 11: Đâu là phương pháp bảo quản thực phẩm?
A. Làm lạnh và đông lạnh B. Làm khô
C. Ướp D. Tất cả các phương án trên
Câu 12: Đâu là phương bảo quản thực phẩm?
A. Rán B. Ướp và làm khô
C. Kho D. Tất cả các phương án trên
Câu 13: Bảo quản thực phẩm có vai trò như thế nào ?
A.Kéo dài thời gian sử dụng B. Đảm bảo chất lượng
B.Đảm bảo dinh dưỡng D. Tất cả các phương án trên
Câu 14: Để bảo quản và chế biến thực phẩm an toàn cần làm gì?
A.Để thực phẩm bên ngoài không cần đậy kín
B.Giữ trong môi trường sạch sẽ, có che đậy
C.Rửa tay sạch khi chế biến thực phẩm
D.Đáp án B và C
Câu 15: Đâu là phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt?
A.Trộn salat B. Muối chua
C. Hấp D. Ướp đường
Câu 16: Có mấy phương pháp chế biến thực
phẩm sử dụng nhiệt thường làm?
A.Một B. Hai

C. Ba
D. Bốn
Thông Hiểu
Câu 17: Đâu là loại vật liệu nhân tạo con
người tạo ra để xây dựng nhà ở ?
A.Gỗ, gạch B. Tre, thạch cao

C. Gạch, xi măng D. Thạch cao, gỗ


Câu 18: Nhà ở thường bao gồm những phần
chính nào ?
A.Mái nhà, khung nhà, sàn nhà B. Mái nhà, tường, móng nhà
C. Tường nhà, cửa sổ, cửa ra vào, móng nhà
D. Đáp án A, C
Câu 19: Đâu là hành động tiết kiệm năng lượng?
A. Sử dụng thoải mái điện năng B. Bật cả đèn và thiết bị khi
không dùng
C. Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện năng D. Tất cả các phương án trên
Câu 20: Các thiết bị trong ngôi nhà thông minh chia thành:
A. thiết bị tự động B. Thiết bị bán tự động
C. thiết bị tự động và thiết bị bán tự động D. Thiết bị thông thường
Câu 21: Nhóm thực phẩm giàu tinh bột và xơ có tên khoa học gọi là gì?
A. Cacbonhidrat B. Lipit
C. Vitamin D. protein
Câu 22: Nhóm thực phẩm giàu chất đạm có tên khoa học gọi là gì?
B. Cacbonhidrat B. Lipit
C. Vitamin
D. protein
Câu 23: Thế nào là ăn đúng cách?
A. Ăn thật no B. Ăn liên tục 2h/1 lần
C. Tập trung vào ăn, nhai kĩ để cảm nhận hương vị
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 24: Chất tinh bột, chất đường có vai trò?
A. Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể
B. Cung cấp chất xơ cho cơ thể
C. Cung cấp chất khoáng cho cơ thể
D. Tất cả các phương án trên
Câu 25: Làm lạnh thường được bảo quản ở bao nhiêu độ C?
A. 1oC – 7oC B. 11oC – 17oC C. 21oC – 27oC D. Dưới 0oC
Câu 26: Ướp là phương pháp bảo quản thường được sử dụng với loại thực
phẩm nào?
A. Trứng B. Rau C. Thịt, cá D. Củ, hạt
Câu 27: Muối chua là phương pháp chế biến của cách nào?
A. Ướp B. Chế biến không sử dụng nhiệt
C. Chế biến sử dụng nhiệt D. Kho
Câu 28: Nhà nổi không thể thiếu phần nào sau đây?
A.Hệ thống năng lượng mặt trời
B. Nhà bếp
C. Hệ thống phao dưới sàn
D. Phòng ngủ
Vận dụng
Câu 29: Cách tiết kiệm năng lượng trong
ngôi nhà thông minh được thực hiện nhờ hệ
thống nào? B. Hệ thống chiếu sáng
A.Hệ thống giải trí thông minh D. Hệ thống năng lượng mặt
A.Hệ thống an ninh an toàn trời
Câu 30: Đông lạnh thường được bảo quản ở bao nhiêu độ C?
B. 1oC – 7oC B. 11oC – 17oC C. 21oC – 27oC D. Dưới 0oC
Câu 31: Có mấy phương pháp chế biến thực phẩm
A. Ướp và làm khô B. Sử dụng nhiệt và không sử dụng nhiệt
C. Làm lạnh và đông lạnh D. Tất cả các phương án trên
Câu 32: Chất nào thường được sử dụng khi bảo quản bằng cách ướp cá?
A. Muối B. Đường
C. Mì chính
D. Tương
Câu 33: Bữa ăn hợp lí là:
A. bữa ăn no
B. bữa ăn vừa đủ
C. bữa ăn có sự kết hợp đa dạng các loại thực phẩm cần thiết theo tỉ lệ thích
hợp để cung
cấp vừa đủ cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và thể chất
D. Đáp án A và B
Câu 34: Thực phẩm có vai trò như thế nào đối với con người?
A. Giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể
B. Giúp con người phát triển cân đối và khỏe mạnh
C. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể
D. Tất cả các phương án trên
Câu 35: Tôm, cua,c á là các thực phẩm thuộc nhóm thực phẩm nào?
A. Giàu chất béo B. Nhóm giàu tinh bột
C. Nhóm giàu chất khoáng D. Nhóm giàu vitamin
Câu 36: Đâu là cách chế biến không sử dụng nhiệt?
A. Trộn hỗn hợp B. Rán C. Kho D. Hấp
Câu 37: Ai là người thiết kế tổ chức thi công , kiểm tra, giám sát công trình ?
A.Kĩ sư phần mềm B. Kĩ sư cơ khí
C. Kĩ sư xây dựng D. Kĩ sư điện
Câu 38: Ai là người nhiên cứu về dinh dưỡng và thực phẩm, tư vấn lối sống
lành mạnh trong ăn uống cho mọi người?
A. Chuyên gia tư vấn B. Chuyên gia dinh dưỡng
C. Bác sĩ D. Y tá
Câu 39: Nhóm thực phẩm nào giúp cho sự phát triển của xương?
A. Giàu chất béo B. Nhóm giàu tinh bột
C. Nhóm giàu chất khoáng D. Nhóm giàu vitamin
Câu 40: Đâu là tên gọi người chế biến ra các món ăn ở nhà hàng, khách sạn?
A. Đầu bếp B. Chuyên gia C. Bồi bàn D. Phục vụ
Nhóm thực phẩm nào dưới đây không thuộc các nhóm thực phẩm chính?

 A. Nhóm thực phẩm giàu chất đạm


 B. Nhóm thực phẩm giàu chất đường, bột
 C. Nhóm thực phẩm giàu chất xơ
 D. Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng và vitamin
Câu 2: Nhóm thực phẩm cung cấp nhiều chất tinh bột, chất đường là

 A. Thịt nạc, cá, tôm, trứng, sữa


 B. Ngũ cốc, bánh mì, khoai tây, ngô
 C. Mỡ động vật, dầu thực vật, bơ, vừng
 D. Thịt bò, thịt gà, bắp cải, cà rốt
Câu 3: Chất béo có nhiều ở nhóm thực phẩm

 A. Mật ong, trái cây chín, rau xanh


 B. Thịt nạc, cá, tôm, trứng
 C. Mỡ động vật, mỡ thực vật, bơ
 D. Hoa quả tươi, trứng gà, cá
Câu 4: Trong các nhóm đồ ăn/thức uống sau đây, nhóm nào cung cấp
nhiều vitamin nhất cho cơ thể?

 A. Thịt, trứng, sữa


 B. Dầu thực vật, nước ép hoa quả
 C. Hoa quả tươi, trứng gà, cá
 D. Rau, củ tươi, nước ép hoa quả
Câu 5: Chất dinh dưỡng nào không cung cấp năng lượng cho cơ thể?

 A. Chất tinh bột, đường


 B. Chất khoáng
 C. Chất đạm
 D. Chất béo
Câu 6: Để rèn luyện thói quen ăn khoa học, nội dung nào sau đây không
đúng?

 A. Ăn đúng bữa
 B. Uống đủ nước
 C. Ăn đúng cách
 D. Chỉ ăn những món mình thích
Câu 7: Điền từ còn thiếu vào chỗ “...”

“Mỗi chất dinh dưỡng đều có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con
người, thừa hay thiếu ... đều gây ảnh hưởng không có lợi cho sức khỏe”.

 A. Chất đạm
 B. Chất tinh bột, chất đường
 C. Bất cứ chất dinh dưỡng nào
 D. Chất khoáng và vitamin
Câu 8: Cùng với một lượng như nhau thì đồ uống nào dưới đây sẽ cung
cấp nhiều năng lượng nhất?

 A. Sữa nguyên béo không đường


 B. Sữa nguyên béo có đường
 C. Sữa không béo có đường
 D. Sữa không đường
Câu 9: Trong các loại thực phẩm sau, loại nào cung cấp chất béo nhiều
nhất cho người sử dụng?

 A. Gà luộc
 B. Gà kho
 C. Gà nướng
 D. Gà chiên
Câu 10: Làm chậm quá trình lão hóa, làm tăng sức bền của thành mạch
máu là vai trò của

 A. Vitamin A
 B. Vitamin B
 C. Vitamin C
 D. Vitamin D
Câu 11: Trong khẩu phần ăn hàng ngày, cần cung cấp đủ các nhóm thực
phẩm chính để
 A. Giúp người ăn cảm thấy no
 B. Giúp người ăn ngon miệng
 C. Cung cấp năng lượng cho cơ thể
 D. Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
Câu 12: Vai trò chủ yếu của vitamin A là gì?

 A. Tốt cho da và bảo vệ tế bào


 B. Cùng với canxi giúp kích thích sự phát triển của hệ xương
 C. Tăng cường thị lực của mắt
 D. Kích thích ăn uống
Câu 13: Suy dinh dưỡng có thể do nguyên nhân nào dưới đây?

 A. Cơ thể thiếu chất béo, vitamin và khoáng chất


 B. Cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất béo và các khoáng
chất
 C. Cơ thể thiếu chất đạm và đường
 D. Cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh
dưỡng khác
Câu 14: Muốn cơ thể phát triển một cách cân đối và khoẻ mạnh, chúng ta
cần

 A. Ăn thật no, ăn nhiều thực phẩm cung cấp chất béo


 B. Ăn nhiều bữa, ăn đủ chất dinh dưỡng
 C. Ăn đúng bữa, ăn đúng cách, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
 D. Ăn nhiều thức ăn giàu chất đạm, ăn đúng giờ
Câu 15: Những món ăn nào phù hợp buổi sáng?

 A. Cơm, rau xào, sườn xào chua ngọt


 B. Bánh mỳ, trứng ốp, sữa tươi
 C. Gà xào sả ớt, canh bí nấu thịt, tôm rang
 D. Cơm, thịt kho, canh rau, dưa hấu
Câu 16: Người bị thiếu máu nên bổ sung thực phẩm nào dưới đây?

 A. Thịt, cá, gan, trứng


 B. Sữa, trứng, hải sản
 C. Các loại hải sản, rong biển
 D. Các loại hoa, quả tươi
Câu 17: Để chuẩn bị món canh cua rau ngót cho 4 người ăn, mẹ Hoa mua
150 g cua xay, 300 g rau ngót. Biết đơn giá của cua xay là 20 000
đồng/100g; rau ngót là 5 000 đồng/100g. Chi phí cho món canh cua rau
ngót là

 A. 25 000 đồng          
 B. 45 000 đồng          
 C. 40 000 đồng          
 D. 35 000 đồng
Câu 18: Vì sao trong thời kì thuộc Pháp, đồng bào các dân tộc Việt Bắc và
Tây Nguyên phải đốt cỏ tranh lấy tro để ăn?

 A. Vì tro cỏ tranh ngon


 B. Vì dùng tro cỏ tranh ăn thay thế tạm thời cho muối ăn
 C. Vì nhân dân ta quá đói
 D. Vì tro cỏ tranh cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ
thể
Câu 19: Vì sao nước không phải là chất dinh dưỡng nhưng lại có vai trò
rất quan trọng đối với đời sống con người?

 A. Nước là thành phần chủ yếu của cơ thể, giúp chuyển hóa và trao
đổi chất của cơ thể.
 B. Nước là môi trường cho mọi chuyển hóa và trao đổi chất của cơ
thể, giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt.
 C. Nước là thành phần chủ yếu của cơ thể, giúp có thể điều hòa
thân nhiệt.
 D. Nước là thành phần chủ yếu của cơ thể, là môi trường cho mọi
chuyển hóa và trao đổi chất bên trong cơ thể, giúp cơ thể điều hòa
thân nhiệt.
Câu 20: Trong các thực phẩm: thịt bò, thịt gà, thịt gà, thịt lợn, cá, cua,
những thực phẩm nào sẽ cung cấp calcium để xương phát triển chắc
khỏe?

 A. Phải sử dụng tất cả các loại thực phẩm trên mới đủ calcium để
xương phát triển chắc khỏe.
 B. Chỉ có cá và cua mới có thể cung cấp calcium để xương phát
triển chắc khỏe
 C. Chỉ có thịt bò, thịt gà, thịt lợn mới cung cấp calcium để xương
phát triển chắc khỏe
 D. Tất cả các thực phẩm đều cung cấp calcium nhưng cá và cua
giàu calcium hơn các loại thực phẩm khác còn lại.
Câu 1: Vai trò của nhà ở đối với con người là gì?

 A. Là nơi trú ngụ, sinh hoạt, nghỉ ngơi của các thành viên trong gia
đình
 B. Bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên
 C. Nhà cũng có thể là nơi làm việc, học tập
 D. Là nơi trú ngụ, sinh hoạt, nghỉ ngơi, gắn kết các thành viên trong
gia đình và cũng có thể là nơi là việc, học tập
Câu 2: Khu vực nào sau đây thuộc khu vực của nhà ở?

 A. Nơi cất giữ đồ dùng dạy học


 B. Nơi đóng phí
 C. Nơi ngủ nghỉ của các thành viên trong gia đình
 D. Nơi làm thủ tục, hồ sơ
Câu 3: Phần nào sau đây của ngôi nhà nằm dưới sâu mặt đất?

 A. Khung nhà
 B. Mái nhà
 C. Sàn nhà
 D. Móng nhà
Câu 4: Phần nào sau đây cả ngôi nhà có nhiệm vụ che chắn, bảo vệ các
bộ phận bên dưới?

 A. Tường nhà
 B. Mái nhà
 C. Sàn nhà
 D. Móng nhà
Câu 5: Kiểu nhà nào được thiết kế có hệ thống phao dưới sàn giúp nhà có
thể nổi trên mặt nước?

 A. Nhà sàn
 B. Nhà chung cư
 C. Nhà nổi
 D. Nhà bê tông
Câu 6: Nhà ở được phân chia thành các khu vực chính nào?

 A. Khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi, khu vực nấu ăn, khu
vực vệ sinh
 B. Khu vực sinh hoạt chung, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu
vực vệ sinh
 C. Khu vực nghỉ ngơi, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ
sinh
 D. Khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi, khu vực thờ cúng,
khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh
Câu 7: Nhà ở có vai trò vật chất vì:

 A. Nhà ở là nơi để con người nghỉ ngơi, giúp bảo vệ con người trước
tác động của thời tiết.
 B. Nhà ở là nơi để mọi người cùng nhau tạo niềm vui, cảm xúc tích
cực.
 C. Nhà ở là nơi đem đến cho con người cảm giác thân thuộc.
 D. Nhà ở là nơi đem đến cho con người cảm giác riêng tư.
Câu 8: Nhà ở nông thôn không có đặc điểm nào?

 A. Có 2 nhà: nhà chính và nhà phụ


 B. Chuồng trại chăn nuôi xây chung với nhà chính
 C. Chuồng trại chăn nuôi và vệ sinh thường xa nhà, tránh hướng gió
 D. Nhà phụ có bếp, chỗ để dụng cụ
Câu 9: Vai trò khác biệt của nhà sàn so với vai trò của các kiến trúc nhà
khác là?

 A. Cất giữ công cụ lao động


 B. Tránh thú dữ
 C. Là nơi sinh hoạt chung, để ở và nấu ăn
 D. Vừa ở vừa kinh doanh
Câu 10: Vì sao nhà ở mặt phố thường được thiết kế nhiều tầng?

 A. Vì nhà nhiều tầng có giá trị thẩm mĩ, sang trọng hơn
 B. Vì nhiều người thích ở trên cao
 C. Mật độ dân cư cao nên chú trọng tiết kiệm đất, tận dụng không
gian theo chiều cao
 D. Tất cả đáp án trên
Câu 11: Kiểu nhà ở nông thôn có đặc điểm?

 A. Ngôi nhà thường có nhiều tầng và được trang trí nội thất hiện
đại, đẹp và tiện nghi
 B. Thích ứng được với lũ lụt và hiện tượng nước biển dâng
 C. Nhà mái ngói, nhà tranh được xây dựng chủ yếu bằng các
nguyên vật liệu tự nhiên có tại địa phương (các loại lá, gỗ, tre,
nứa...) và gạch ngói
 D. Đáp án khác
Câu 12: Nhà ở có vai trò tinh thần vì

 A. Nhà ở là nơi để con người nghỉ ngơi, giúp bảo vệ con người trước
tác động của thời tiết
 B. Nhà ở là nơi chứa đồ, bảo vệ tài sản của con người
 C. Nhà ở là nơi gắn kết các thành viên trong gia đình
 D. Nhà ở cũng có thể là nơi làm việc, học tập của con người
Câu 13: Ưu điểm nổi bật của nhà nổi là

 A. Thích ứng được với lụt lội và hiện tượng nước biển dâng
 B. Chống lại thú dữ
 C. Là nơi chứa đồ, bảo vệ tài sản
 D. Đáp án khác
Câu 14: Em đang học bài trong phòng ngủ của mình thể hiện vai trò nào
của nhà ở?

 A. Nơi trú ngụ


 B. Nơi làm việc, học tập
 C. Nơi sinh hoạt
 D. Nơi nghỉ ngơi
Câu 15: Nhà nổi thường có ở khu vực nào?

 A. Tây Bắc.
 B. Tây Nguyên.
 C. Đồng bằng sông Cửu Long.
 D. Trung du Bắc Bộ.
Câu 16: Kiến trúc nào sau đây không phải là kiến trúc nhà ở đặc trưng
của Việt Nam?
 A. Biệt thự
 B. Nhà mái ngói
 C. Nhà trên xe
 D. Nhà sàn
Câu 17: Nhà của người miền Bắc nông thôn thời xưa có đặc điểm gì?

 A. Nhà làm bằng lá, chia thành các vách, sân vườn rộng rãi, có thể
xây dựng gần bờ sông, kênh rạch.
 B. Kiến trúc đơn giản, khuôn viên nhà thường được bố trí liên hoàn
gồm nhà, sân, vườn, ao.
 C. Thường có ít nhất ba gian, mái nhà có độ dốc lớn một phần để
thoát nước mưa, một phần dành không gian phía trên đó để cất giữ
lương thực.
 D. Tất cả các đáp án trên
Câu 18: Nhà làm bằng lá, chia thành các vách, sân vườn rộng rãi, có thể
xây dựng gần bờ sông, kênh rạch... là đặc điểm kiến trúc nhà ở của vùng
miền nào sau đây?

 A. Miền Bắc
 B. Miền Nam
 C. Miền Trung
 D. Tất cả các miền
Câu 19: Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây có hình tượng mái nhà?

 A. Con không cha như nhà không nóc


 B. Trạch địa nhi cư
 C. Gần nước hướng về mặt trời
 D. An cư lạc nghiệp
Câu 20: Câu thành ngữ “Màn trời chiếu đất” có ý nghĩa gì?

 A. Chỉ cảnh ngộ của những người không có màn và chiếu để đi ngủ
 B. Chỉ cảnh ngộ của những người phải sống ở ngoài trời
 C. Chỉ cảnh ngộ của nhưng người nghèo không nhà cửa hoặc người
có nhà nhưng bị hủy hoại bởi hỏa hoạn hoặc thiên tai.
 D. Chỉ cảnh ngộ của những người không nơi nương tựa
Câu 1: Vật liệu nào sau đây không dùng để làm tường nhà?

 A. Ngói
 B. Tre
 C. Gạch ống
 D. Gỗ
Câu 2: Quy trình xây dựng nhà gồm bao nhiêu bước?

 A. 3                     
 B. 4                     
 C. 5                
 D. 6
Câu 3: Vật liệu nào sau đây dùng để lợp mái nhà?

 A. Ngói              
 B. Đất sét          
 C. Gạch ống      
 D. Tất cả đáp án đều đúng
Câu 4: Công việc nào dưới đây nằm trong bước chuẩn bị?

 A. Xây tường
 B. Thiết kế bản vẽ
 C. Cán nền
 D. Lắp đặt các thiết bị điện, nước, nội thất
Câu 5: Nhóm vật liệu xây dựng tự nhiên là

 A. Bùn đất, cát, đá, thạch anh, gỗ, tre


 B. Bùn đất, cát, đá hoa, sỏi, gỗ, tre
 C. Cát, đá, sỏi, gạch nung, gỗ tre
 D. Bùn đất, cát, đá, sỏi, gỗ, tre
Câu 6: Thứ tự các bước chính để xây dựng một ngôi nhà là:

 A. Chuẩn bị → hoàn thiện → xây dựng phần thô


 B. Chuẩn bị → xây dựng phần thô → hoàn thiện
 C. Xây dựng phần thô → thiết kế → hoàn thiện
 D. Hoàn thiện → xây dựng phần thô → thiết kế
Câu 7: Thiết bị nào sau đây không phải là thiết bị xây dựng?

 A. Máy khoan
 B. Giày bảo hộ
 C. Máy cẩu
 D. Máy trộn bê tông
Câu 8: Vật liệu nào sau đây không dùng để xây dựng những ngôi nhà kiên
cố hoặc các chung cư?

 A. Thép
 B. Xi măng, cát
 C. Lá (tre, tranh, dừa...)
 D. Gạch, đá
Câu 9: Để liên kết các viên gạch với nhau thành một khối tường, người ta
dùng

 A. Hỗn hợp xi măng, cát, nước


 B. Hỗn hợp đá, xi măng, nước
 C. Xi măng
 D. Hỗn hợp cát, nước
Câu 10: Những vật liệu sau đây dùng để đúc thành trụ cốt thép

 A. Xi măng
 B. Cát, xi măng
 C. Thép, cát, xi măng
 D. Gạch, cát, xi măng
Câu 11: Để tạo thành hỗn hợp trát tường cần

 A. Cát, xi măng, nước


 B. Gạch, cát, xi măng
 C. Xi măng, cát
 D. Đá, xi măng, nước
Câu 12: Chỉ ra phát biểu sai dưới đây

 A. Thép có khả năng chịu nén và chịu kéo cao


 B. Bê tông có khả năng chịu nén và chịu kéo cao
 C. Vật liệu cây dựng gồm nhóm vật liệu xây dựng tự nhiên và nhóm
vật liệu xây dựng nhân tạo
 D. Thép và bê tông là hai loại vật liệu chính được sử dụng để xây
dựng những ngôi nhà cao tầng, hiện đại
Câu 13: Cho vữa - xi măng cát vào giữa các viên gạch có tác dụng gì?

 A. Kết dính các viên gạch với nhau tạo thành khối chắc chắn
 B. Tạo ra kết cấu bê tông cốt thép rất chắc chắn
 C. Dùng để trát làm láng tường hoặc nền nhà
 D. Đáp án A và C
Câu 14: Để đảm bảo an toàn cho người và môi trường xung quanh cần

 A. Giàn giáo phải đảm bảo an toàn


 B. Đặt biển báo xung quanh khu vực công trường
 C. Trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ cho người lao động
 D. Máy khoan phải đảm bảo an toàn
Câu 15: Loại đất nào dưới đây có đặc tính kiên cố, thích hợp để thi công
móng nhà?
 A. Đất xốp
 B. Đất cát
 C. Đất sét
 D. Đất đỏ bazan
Câu 16: Xi măng được tạo thành từ nguyên liệu nào?

 A. Đá vôi
 B. Đất sét
 C. Thạch cao
 D. Than đá
Câu 17: Nguyên liệu tạo ra gạch nung là

 A. Đá vôi
 B. Than đá
 C. Đất cát
 D. Đất sét
Câu 18: Vì sao không nên xây nhà trên loại đất sét?

 A. Đất sét có khả năng chịu lực kém nhất trong các loại đất.
 B. Xây nhà trên đất sét hay xảy ra các tình trạng như nhà bị lún hay
nghiêng đổ.
 C. Đất sét có khả năng hút nước kém, nếu xây nhà hay bị ẩm thấp,
sàn nhà bị đọng nước, nhiều ruồi muỗi.
 D. Đất sét có kết cấu đất không chặt
Câu 19: Bê tông cốt thép thường được sử dụng để xây dựng bộ phận nào
của ngôi nhà?

 A. Móng nhà
 B. Cột trụ ngôi nhà
 C. Nền, móng và cột trụ của ngôi nhà
 D. Đáp án A và B
Câu 20: Trong thực tế, vật liệu nào sau đây được coi như toàn bộ xương
sống của công trình?

 A. Bê tông
 B. Bê tông cốt thép
 C. Sắt thép
 D. Cốt thép
Câu 1: Đâu không phải hệ thống trong ngôi nhà thông minh?

 A. Hệ thống an ninh, an toàn


 B. Hệ thống kiểm soát nhiệt độ
 C. Hệ thống nhúng
 D. Hệ thống giải trí
Câu 2: Ngôi nhà thông minh có bao nhiêu đặc điểm?

 A. 1                    
 B. 2                    
 C. 3                    
 D. 4
Câu 3: Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động tự động?

 A. Nhờ cảm biến


 B. Cài đặt sẵn
 C. Bấm nút trên bảng điều khiển
 D. Nhận dạng
Câu 4: Các thiết bị lắp đặt giúp cảnh báo các tình huống gây mất an ninh,
an toàn như:

 A. Có người lạ đột nhập, quên đóng cửa.


 B. Quên đóng cửa, có nguy cơ cháy nổ xảy ra.
 C. Quên đóng cửa, có nguy cơ cháy nổ xảy ra, có người lạ đột nhập
xảy ra.
 D. Có nguy cơ cháy nổ xảy ra, có người lạ đột nhập.
Câu 5: Các thiết bị trong ngôi nhà thông minh được điều khiển từ xa bởi
các thiết bị như

 A. Điện thoại đời cũ, máy tính bảng có kết nối internet
 B. Điện thoại, máy tính bảng không có kết nối internet
 C. Điều khiển, máy tính không có kết nối internet
 D. Điện thoại thông minh, máy tính bảng có kết nối internet
Câu 6: Mô tả sau đây ứng với hệ thống nào trong ngôi nhà thông minh: Ở
một vài nơi trong nhà, đèn tự động bật lên khi trời tối, tắt đi khi trời sáng.

 A. Hệ thống camera giám sát


 B. Hệ thống giải trí thông minh
 C. Hệ thống chiếu sáng thông minh
 D. Hệ thống kiểm soát nhiệt độ
Câu 7: Máy thu hình tự động mở kênh truyền hình yêu thích mô tả hệ
thống nào trong ngôi nhà thông minh?

 A. Hệ thống camera giám sát


 B. Hệ thống giải trí thông minh
 C. Hệ thống chiếu sáng thông minh
 D. Hệ thống kiểm soát nhiệt độ
Câu 8: Chuông tự động kêu khi có người lạ di chuyển trong nhà mô tả hệ
thống nào trong ngôi nhà thông minh?

 A. Hệ thống an ninh, an toàn


 B. Hệ thống chiếu sáng
 C. Hệ thống kiểm soát nhiệt độ
 D. Hệ thống giải trí
Câu 9: Mô tả nào sau đây không chính xác khi nói về ngôi nhà thông
minh?

 A. Đèn sáng khi có người bật công tắc đèn


 B. Người đi tới đâu, hệ thống đèn tương ứng tự động bật để chiếu
sáng
 C. Có màn hình cho biết hình ảnh của khách đang đứng ở cửa ra
vào
 D. Trước khi có người về, nhiệt độ trong phòng giảm xuống cho đủ
mát
Câu 10: Thế nào là sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả?

 A. Sử dụng năng lượng mọi lúc, mọi nơi


 B. Sử dụng ít năng lượng mà vẫn đảm bảo được nhu cầu
 C. Giảm mức tiêu thụ năng lượng tối đa
 D. Sử dụng thiết bị có công suất nhỏ nhất
Câu 11: Tiết kiệm năng lượng có ý nghĩa gì?

 A. Tiết kiệm chi phí cho gia đình


 B. Thân thiện với môi trường
 C. Tiết kiệm chi phí cho gia đình và thân thiện với môi trường
 D. Tiết kiệm chi phí hoặc thân thiện với môi trường
Câu 12: Ý nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của ngôi nhà thông minh?

 A. Các thiết bị lắp đặt, sử dụng trong ngôi nhà có công suất tiêu thụ
điện năng thấp nhất
 B. Có hệ thống điều khiển cho phép truy cập từ xa
 C. Sử dụng cảm biến để giám sát các trạng thái của ngôi nhà như
kiểm soát nhiệt độ, ánh sáng.
 D. Các thiết bị trong ngôi nhà có thể ghi nhớ thói quen của người sử
dụng, tự thay đổi và cập nhật cài đặt sẵn cho phù hợp.
Câu 13: Ví dụ nào sau đây thể hiện tính tiện nghi của ngôi nhà thông
minh?

 A. Phát hiện xâm nhập trái phép


 B. Đèn chiếu sáng tự động bật khi có người
 C. Báo rò rỉ gas
 D. Báo kính vỡ
Câu 14: Ngôi nhà thông minh không có chức năng nào sau đây?

 A. Kiểm soát môi trường, nhiệt độ, độ ẩm


 B. Điều khiển bằng giọng nói
 C. Chăm sóc sức khỏe cho người sử dụng
 D. Điều khiển hệ thống sân vườn thông minh
Câu 15: Việc làm nào dưới đây chưa tiết kiệm năng lượng?

 A. Không đóng tủ lạnh sau khi dùng xong


 B. Không bật điều hòa khi không có người sử dụng
 C. Luôn tắt điện, quạt, tivi khi đi ra ngoài
 D. Đáp án B và C
Câu 16: Nội dung nào sau đây không đúng khi sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả trong gia đình?

 A. Sử dụng các vật liệu có khả năng cách nhiệt tốt


 B. Thiết kế nhà phải đảm bảo tính thông thoáng, tăng cường sử
dụng ánh sáng tự nhiên
 C. Giảm mức tiêu thụ năng lượng tối đa, sử dụng thiết bị có công
suất nhỏ nhất
 D. Tận dụng các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường
Câu 17: Khi em chạm nút “Giảm nhiệt độ” trên màn hình điện thoại thì
điều hòa giảm nhiệt độ là thể hiện đặc điểm nào của ngôi nhà thông
minh?

 A. Tính tiện nghi


 B. Tính an toàn
 C. Tiết kiệm năng lượng
 D. Tất cả đáp án trên
Câu 18: Giải pháp trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
trong gia đình nào sau đây thuộc nhóm giải pháp ý thức con người?

 A. Lựa chọn đồ dùng, thiết bị tiết kiệm năng lượng


 B. Thiết kế đảm bảo tính thông thoáng
 C. Sử dụng vật liệu có khả năng cách nhiệt tốt
 D. Tăng cường sử dụng ánh sáng tự nhiên
Câu 19: Để tiết kiệm năng lượng, em cần:

 A. Sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ
 B. Lựa chọn những thiết bị, đồ dùng điện cao cấp, đắt tiền nhất
 C. Sử dụng các thiết bị, đồ dùng điện đúng cách theo hướng dẫn
của nhà sản xuất
 D. Đáp án B và C
Câu 20: Cảm biến nào được lắp đặt cho hệ thống chiếu sáng thông minh?

 A. Cảm biến chuyển động


 B. Cảm biến nhiệt độ
 C. Cảm biến khói
 D. Cảm biến khí gas
Câu 1: Thực phẩm hư hỏng sẽ dẫn đến

 A. Bị giảm giá trị dinh dưỡng


 B. Gây ngộ độc hoặc gây bệnh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và
tính mạng của người sử dụng
 C. Cả hai đáp án đều đúng
 D. Cả hai đáp án đều sai
Câu 2: Bảo quản thực phẩm có vai trò, ý nghĩa gì?

 A. Ngăn ngừa hư hỏng ở thực phẩm


 B. Kéo dài thời gian sử dụng thực phẩm
 C. Cải thiện dinh dưỡng và tiết kiệm chi phí
 D. Tất cả đáp án trên
Câu 3: Sản phẩm sau bảo quản sẽ như thế nào?

 A. Giữ nguyên đặc điểm của nguyên liệu ban đầu


 B. Giữ nguyên tính chất của nguyên liệu ban đầu
 C. Hầu như giữ nguyên đặc điểm và tính chất của nguyên liệu ban
đầu.
 D. Giữ nguyên đặc điểm hoặc tính chất của nguyên liệu ban đầu.
Câu 4: Có những phương pháp bảo quản thực phẩm nào?

 A. Bảo quản ở nhiệt độ phòng


 B. Bảo quản bằng đường hoặc muối
 C. Bảo quản ở nhiệt độ thấp
 D. Tất cả đáp án trên
Câu 5: Phương pháp nào sau đây là phương pháp bảo quản thực phẩm?

 A. Ngâm muối và ngâm đường


 B. Luộc và trộn hỗn hợp
 C. Làm chín thực phẩm
 D. Nướng và muối chua
Câu 6: Bảo quản kín là phương pháp bảo quản

 A. Các loại rau, củ, quả tươi và được đóng kín


 B. Các loại thực phẩm khô và được bao gói kín bằng các vật liệu có
khả năng cách ẩm tốt
 C. Các loại rau, củ, quả tươi và được tiếp xúc trực tiếp với không khí
 D. Các loại thực phẩm khô và được tiếp xúc trực tiếp với không khí
Câu 7: Nguyên liệu nào được sử dụng phổ biến khi bảo quản bằng
phương pháp ướp?

 A. Hạt tiêu
 B. Muối
 C. Nước mắm
 D. Ngũ vị hương
Câu 8: Thực phẩm nào dưới đây sử dụng phương pháp bảo quản thoáng?

 A. Khoai tây
 B. Thóc
 C. Cá khô
 D. Gạo
Câu 9: Bảo quản đông lạnh là bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ

 A. 0⁰C                        
 B. 15⁰C                      
 C. 0 - 15⁰C                
 D. ≤-18⁰C
Câu 10: Thực phẩm nào dưới đây không bảo quản đông lạnh?

 A. Tôm, mực
 B. Cá biển
 C. Rau xà lách
 D. Thịt bò
Câu 11: Vật dụng nào dưới đây được sử dụng để bảo quản kín?

 A. Thùng bằng nhựa có nắp kín


 B. Hộp nhựa có nắp kín
 C. Thùng kim loại có nắp kín
 D. Tất cả đáp án trên
Câu 12: Thời gian bảo quản cá, tôm, cua, sò tươi trong tủ lạnh là bao lâu?

 A. 1 - 2 tuần               
 B. 2 - 4 tuần               
 C. 24 giờ                     
 D. 3 - 5 ngày
Câu 13: Thời gian bảo quản trứng tươi trong tủ lạnh có thời gian bao lâu?

 A. 1 - 2 tuần               
 B. 2 - 4 tuần               
 C. 24 giờ                     
 D. 3 - 5 ngày
Câu 14: Ý nào dưới đây không phải là vai trò, ý nghĩa của bảo quản thực
phẩm?

 A. Làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm


 B. Làm giảm sự mất chất dinh dưỡng của thực phẩm
 C. Kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm
 D. Làm tăng chất dinh dưỡng của thực phẩm
Câu 15: Phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp để ngăn ngừa, làm chậm sự
phát triển của vi khuẩn là phương pháp bảo quản nào?

 A. Bảo quản lạnh hoặc đông lạnh


 B. Bảo quản thoáng
 C. Bảo quản kín
 D. Bảo quản bằng đường hoặc muối
Câu 16: Biện pháp nào sau đây có tác dụng phòng tránh nhiễm độc thực
phẩm?

 A. Không ăn những thức ăn nhiễm độc tố


 B. Dùng thức ăn không có nguồn gốc rõ ràng
 C. Sử dụng đồ hộp hết hạn sử dụng
 D. Ăn khoai tây mọc mầm
Câu 17: Trong những biện pháp sau, biện pháp nào đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm?
 A. Sử dụng chung thớt để chế biến thực phẩm sống và thực phẩm
chín trong cùng một thời điểm.
 B. Chỉ sử dụng thực phẩm đóng hộp có ghi rõ thông tin cơ sở sản
xuất, thành phần dinh dưỡng, còn hạn sử dụng.
 C. Để lẫn thực phẩm sống và thực phẩm chín với nhau.
 D. Không che đậy thực phẩm sau khi nấu chín.
Câu 18: Tìm phát biểu sai về các biện pháp bảo quản thực phẩm.

 A. Rau, củ ăn sống nên rửa cả quả, gọt vỏ trước khi ăn.


 B. Rửa thịt sau khi đã cắt thành từng lát.
 C. Không để ruồi bọ đậu vào thịt, cá.
 D. Giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp để sử dụng lâu dài
Câu 19: Vi sinh vật sẽ bị hạn chế hoặc không thể hoạt động trong môi
trường nào?

 A. Nhiệt độ thấp
 B. Nhiều muối đường
 C. Độ ẩm cao
 D. Đáp án A và B
Câu 20: Biện pháp bảo quản thực phẩm nào sau đây là không đúng?

 A. Khoai tây để nơi khô, thoáng, tránh ánh nắng


 B. Rau mua về rửa sạch ngay
 C. Đậu, đỗ, lạc phơi khô cất trong lọ thủy tinh đậy kín
 D. Cá ướp muối hoặc cất trong tủ lạnh
Câu 21: Nguyên nhân chính không được để lẫn thực phẩm chín với thực
phẩm sống khi bảo quản trong tủ lạnh?

 A. Vi khuẩn từ thực phẩm sống sẽ lây nhiễm sang thực phẩm chín
 B. Để dễ phân biệt các loại thực phẩm
 C. Mỗi loại thực phẩm cần được bảo quản ở một nhiệt độ khác
nhau
 D. Đáp án khác
 D. Đáp án B và C
Câu 22: Không nên ngâm, rửa thịt cá sau khi cắt vì

 A. Một số vitamin và chất khoáng dễ tan trong nước sẽ bị mất đi


 B. Thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn
 C. Khi chế biến sẽ làm giảm độ ngon của món ăn
 D. Không bảo quản được lâu sau khi cắt
Câu 1: Thực phẩm được chế biến theo phương pháp

 A. Tự động hóa
 B. Công nghiệp
 C. Thủ công
 D. Đáp án B và C
Câu 2: Nướng là phương pháp làm chín thực phẩm

 A. Ở nhiệt độ cao (160 - 205⁰C)


 B. Bằng hơi nước
 C. Trong nước
 D. Trong dầu mỡ
Câu 3: Phương pháp phơi lấy năng lượng từ

 A. Ánh nắng mặt trời


 B. Điện
 C. Xăng
 D. Than củi
Câu 4: Phương pháp chế biến thực phẩm nào sau đây có sử dụng nhiệt?

 A. Muối chua
 B. Trộn dầu giấm
 C. Ngâm đường
 D. Hấp (đồ)
Câu 5: Chế biến thực phẩm là quá trình xử lí thực phẩm

 A. Tươi sống
 B. Đã qua sơ chế
 C. Đã được làm chín
 D. Đáp án A và B
Câu 6: Phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp chế biến
thực phẩm?

 A. Ướp muối
 B. Lên men
 C. Luộc, hấp
 D. Phơi, sấy
Câu 7: Nêu quy trình chế biến món rau trộn?

 A. Phân loại, lựa chọn → Sơ chế nguyên liệu → Trình bày món ăn
 B. Sơ chế nguyên liệu → Chuẩn bị nước sốt
 C. Phân loại, lựa chọn → Sơ chế nguyên liệu và tạo hình → Chuẩn
bị nước xốt → Phối trộn
 D. Sơ chế nguyên liệu → Phân loại, lựa chọn → Chuẩn bị nước xốt
→ Phối trộn
Câu 8: Chất dinh dưỡng nào trong thực phẩm dễ bị hao tổn nhiều trong
quá trình chế biến?

 A. Chất béo
 B. Tinh bột
 C. Vitamin
 D. Chất đạm
Câu 9: Loại vitamin nào dưới đây dễ bị hòa tan vào nước nhất?
 A. Vitamin A
 B. Vitamin C
 C. Vitamin K
 D. Vitamin E
Câu 10: Phương pháp nào chế biến thực phẩm trong đó đường trong
nguyên liệu chuyển thành acid hoặc cồn nhờ vi sinh vật?

 A. Lên men
 B. Đóng hộp
 C. Nướng
 D. Phơi, sấy
Câu 11: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về món rau trộn?

 A. Sử dụng nhiệt
 B. Có nguồn gốc từ châu Âu
 C. Giữ nguyên vẹn thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe
 D. Chế biến chủ yếu từ rau, củ
Câu 12: Ý nào dưới đây không phải là vai trò, ý nghĩa của chế biến thực
phẩm?

 A. Làm tăng sự hấp dẫn, ngon miệng của món ăn


 B. Đảm bảo chất dinh dưỡng của thực phẩm
 C. Làm tăng khả năng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng cho người
sử dụng
 D. Rút ngắn thời gian sử dụng thực phẩm 
Câu 13: Ưu điểm của phương pháp hấp là

 A. Món ăn có hương vị đậm đà


 B. Món ăn có độ giòn, độ ngậy
 C. Chín nhanh, chất dinh dưỡng ít bị tổn thất
 D. Món ăn có hương vị hấp dẫn
Câu 14: Nhược điểm của phương pháp nướng là

 A. Thời gian chế biến lâu


 B. Thực phẩm nướng chứa những chất có nguy cơ gây ung thư
 C. Món ăn nhiều chất béo
 D. Một số loại vitamin hòa tan trong nước
Câu 15: Đặc điểm của món rau trộn (salad) là

 A. Dễ gây biến đối các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.
 B. Làm chín thực phẩm bằng nhiệt độ cao, trong thời gian thích
hợp.
 C. Gần như giữ nguyên được màu sắc, mùi vị, chất dinh dưỡng của
thực phẩm.
 D. Làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều chất béo
Câu 16: Đặc điểm của phương pháp chiên (rán) là

 A. Thực phẩm được làm chín ở nhiệt độ sôi của nước


 B. Thực phẩm được làm chín ở nhiệt độ sôi (hơn 150⁰C) của dầu,
mỡ
 C. Thực phẩm được làm chín ở nhiệt độ cao (160 - 205⁰C)
 D. Là phương pháp làm khô thực phẩm
Câu 17: Phương pháp hấp làm chín thực phẩm như thế nào?

 A. Nước được đun sôi với lửa to để hơi nước bốc lên nhiều, làm
chín thực phẩm
 B. Thực phẩm được làm chín dưới ánh nắng mặt trời
 C. Thực phẩm được làm chín từ năng lượng điện, xăng hoặc than
củi...
 D. Đáp án khác
Câu 18: Vì sao khi chế biến thực phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh?
 A. Đảm bảo thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng
người tiêu dùng
 B. Giúp người ăn cảm thấy ngon miệng
 C. Giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
 D. Giúp người ăn cảm thấy no
Câu 19: Cần sử dụng nhiệt hợp lí trong chế biến món ăn để

 A. Giữ cho món ăn có giá trị dinh dưỡng


 B. Không bị ẩm mốc, biến chất
 C. Chất dinh dưỡng bị phân hủy hoàn toàn
 D. Một số chất khoáng và vitamin tan tốt hơn trong nước
Câu 20: Để hạn chế mất vitamin trong quá trình chế biến cần lưu ý gì?

 A. Ngâm thực phẩm lâu trong nước


 B. Đun với lửa to trong thời gian dài
 C. Cho rau, củ vào luộc hoặc nấu khi nước đã sôi
 D. Tất cả đáp án trên
Câu 21: Vì sao đối với thực phẩm vừa nấu chín sau chín sau 2 giờ, em
cần phải bảo quản ở nhiệt độ dưới 5⁰C hoặc trên 60⁰C?

 A. Để tránh hư hỏng thực phẩm


 B. Để tránh lây nhiễm mầm bệnh từ thực phẩm sống sang thực
phẩm chín
 C. Để đảm bảo độ tươi ngon của món ăn
 D. Đáp án khác
Câu 22: Vì sao các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên sử
dụng nhiều món ăn được chế biến bằng phương pháp nướng?

 A. Món ăn có nhiều chất béo


 B. Món ăn dễ bị mất các chất vitamin cần thiết
 C. Thực phẩm dễ bị cháy, gây biến chất có khả năng gây ung thư
đường tiêu hóa, dạ dày
 D. Phương pháp nướng khó chế biến
Câu 23: Nếu ăn quá nhiều món ăn muối chua thì sẽ ảnh hưởng gì đến cơ
thể?

 A. Không ảnh hưởng gì


 B. Đau đầu, chóng mặt
 C. Gây hại cho dạ dày
 D. Đáp án B và C
Câu 24: Chất tinh bột dễ tiêu hóa hơn qua quá trình đun nấu, nhưng ở
nhiệt độ cao, chất tinh bột sẽ:

 A. Bị ẩm mốc, biến chất


 B. Phân hủy mất
 C. Bị cháy và chất dinh dưỡng bị phân hủy hoàn toàn
 D. Vẫn giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng

Câu 1.Nêu ý tưởng thiết kế một ngôi nhà có các phòng chức năng phù hợp
với gia đình
gồm có 4 người: bố, mẹ và hai người con.
Câu 2.Tưởng tượng và cho biết về ngôi nhà thông minh trong tương lai của
em.
Câu 3.Đề xuất một số biện phá để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong
quá trình bảo vệ và chế biến thực phẩm ở gia đình em.
Câu 4.Xây dựng thực đơn cho 1 bữa ăn cho gia đình của em đảm bảo đủ chấ
dinh dưỡng, đa dạng và thực phẩm và phù hợp với các thành viên trong gia
đình.
Câu 5. (2,00 điểm): Hôm nay mẹ cùng em đi chợ mua một số thực phẩm để
chế biến bữa ăn trưa đảm bảo cung cấp đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính. Em
hãy đề xuất cho mẹ ít nhất mỗi nhóm hai nguyên liệu cần mua bằng cách điền
vào bảng sau:
Nhóm thực phẩm
Nhóm thực phẩm Nhóm thực phẩm Nhóm thực phẩm
giàu chất đường
giàu chất đạm giàu chất béo giàu chất khoáng
bột
Câu 6. (1,00 điểm): Nếu ở địa phương em không có sẵn các nguyên liệu như
trong bảng dưới đây hoặc chi phí của bữa ăn không phủ hợp với khả năng tài
chính của gia đình, em sẽ làm như thể nào để vẫn đàm bảo đủ năng lượng, đủ
và cân đối các chất dinh dưỡng?

You might also like