Chương 1- Tổng quan tín hiệu A-V

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

Chương 1.

Kỹ thuật audio o

Chương 1

TỔNG QUAN TÍN HIỆU A-V

1.1. CÁC ðẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA TÍN HIỆU AUDIO


1.1.1. Tín hiệu âm thanh tự nhiên
Âm thanh là những dao ñộng cơ học làm biến ñổi áp suất không khí do nhiều
quá trình tự nhiên gây nên và tác ñộng ñến tai người tạo ra cảm giác nghe ñược. Âm
thanh luôn xuất hiện trong tự nhiên như tiếng nói, tiếng gió thổi, tiếng chim kêu…Xét
về tính chất vật lý, âm thanh là các dao ñộng cơ học của các phân tử, nguyên tử hay
các hạt làm nên vật chất và lan truyền trong môi trường vật chất dưới dạng sóng.
Tai người bình thường phản ứng nhạy với những âm thanh ở phạm vi tần số từ
20 Hz ÷ 20 kHz và nghe rõ nhất những âm thanh ở dải tần số từ 30 Hz ÷ 15.000 Hz.
Ngưỡng nghe của tai người cũng thay ñổi khác nhau, phụ thuộc vào ñộ tuổi, cấu
trúc màng nhĩ tai mỗi người và tần số của nguồn âm thanh. Người bình thường có
ngưỡng nghe tối thiểu từ 0 ÷ 5 dB.
A

t
0

Hình 1.1. Sóng âm thanh biến thiên theo thời gian


Âm thanh lan truyền trong không gian theo quy tắc truyền sóng dọc, nó là sự lan
truyền dao ñộng của ñại lượng vô hướng là áp suất, ñồng thời là sự lan truyền dao
ñộng của ñại lượng có hướng là vận tốc và vị trí của các phân tử hay nguyên tử trong
môi trường.

Tiếng nói

Âm thanh
hỗn hợp

Hình 1.2. Biểu diễn tập tín hiệu âm thanh


Cường ñộ âm thanh là năng lượng ñược sóng âm truyền ñi trong một ñơn vị thời
gian qua một ñơn vị diện tích ñặt vuông góc với phương truyền âm.

1 GV: Nguyễn Văn An


Chương 1. Kỹ thuật audio o

Vận tốc truyền sóng âm trong không khí xấp xỉ bằng 345 m/s ở nhiệt ñộ phòng
và trong môi trường nước. Theo lý thuyết sóng, mối liên hệ giữa tần số f và bước sóng
λ của âm thanh ñược xác ñịnh bởi λ = v/f.
Trong tín hiệu âm thanh có một thành phần tín hiệu rất quan trọng là tiếng nói,
tiếng nói là những dao ñộng âm có tần số thấp khoảng 300 Hz ÷ 3,4 kHz ñược xem
như một tập con của tập tín hiệu âm thanh.
1.1.2. Tiếng ồn trong âm thanh
Tiếng ồn là một dạng âm thanh nằm trong ngưỡng có thể nghe ñược ở mức ñộ
âm thanh thấp ñến ngưỡng chói tai của những âm cao. Ở mức ñộ âm chuẩn 0 dB
thường ñược sử dụng như là ngưỡng nghe và 120 dB ñược coi là ngưỡng của âm chói,
ở mức ñộ này tiếng ồn trở nên khó chịu và có thể làm tổn thương tai.
Con người cũng không thể nghe ñược nhiều âm thanh ở các mức ñộ khác nhau
trên toàn bộ phạm vi ở bất kỳ thời ñiểm nào, bởi vì các âm thanh lớn có xu hướng lấn
át những âm thanh yếu. Tuy nhiên, những âm thanh hữu ích (như lời nói, âm nhạc) có
xu hướng xuất hiện những khoảng lặng và tai con người nhanh chóng phản ứng với sự
thay ñổi mức ñộ âm thanh ñó. Vì vậy, tai có thể hiểu ñược lời nói với S/N (signal/
noise) bằng 30 dB hoặc thấp hơn.
1.1.3. ðặc tuyến tần số
Dựa trên cơ sở nghiên cứu của Fletcher và Munson ñã ñưa ra rằng, các âm thanh
có cùng cường ñộ (ñộ lớn âm) nhưng khác nhau về tần số thì tai người cảm nhận ñược
cũng khác nhau. ðộ lớn của âm thanh (loudness) ñược ño bằng ñơn vị là phon. ðường
cong Fletcher và Munson ở hình 1.3 biểu diễn quan hệ giữa mức cường ñộ âm (dB)
và ñộ lớn của âm (phon).
120
120

100
100
Biên ñộ (dB)

80
80

60
60

40
40

20
20

Ngưỡng nghe
trung bình
6
0

20 50 100 500 1000 5000 10000

Tần số (MHz )

Hình 1.3. ðường cong ñặc trưng tần số âm thanh


Trên ñồ thị cho thấy, tai người nhạy nhất ở vùng tần số từ 3 kHz ÷ 4 kHz. Ở
miền tần số thấp thì tai người kém nhạy nhất, ở tần số khoảng 40 Hz ñể có cảm giác
nghe ñược âm thì cần mức cường ñộ âm khoảng 60 dB, trong khi ở tần số khoảng
1000 Hz ñể có cảm giác nghe ñược âm thì chỉ cần mức cường ñộ âm khoảng 5 dB.
2 GV: Nguyễn Văn An
Chương 1. Kỹ thuật audio o

1.1.4. Hệ thống âm thanh ñiện tử


Ngày nay, người ta có thể sử dụng các thiết bị ñiện tử ñể xử lý và tái tạo tín hiệu
âm thanh một cách hoàn hảo gọi là xử lý audio. Tín hiệu âm thanh có thể ñưa vào các
thiết bị ñiện tử ñể xử lý dưới dạng tín hiệu ñiện. Trong hệ thống xử lý ñiện tử, tín hiệu
audio ñược biểu diễn dưới hai dạng là tín hiệu audio tương tự và audio số. Tùy thuộc
vào mục ñích sử dụng, tín hiệu âm thanh số ñược lấy mẫu với nhiều ñịnh dạng khác
nhau như biểu diễn ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Các tiêu chuẩn lấy mẫu audio

Tiêu chuẩn fS (kHz) Bit/mẫu Dải thông Tốc ñộ dữ liệu


( kHz) (Byte/s)
CD-DA stereo 44.1 16 20 176.400
WAV mono (speech) 11,05 8 5 11.050
WAV stereo (music) 22,1 16 10 88.400
Telephone (µ-low) 8,0 8 3,5 64.000

1.2. KỸ THUẬT TRUYỀN THANH TƯƠNG TỰ


1.2.1. Sơ ñồ hệ thống thu phát truyền thanh
Trong kỹ thuật truyền thanh ngày nay, tín hiệu âm thanh thường ñược truyền qua
môi trường sóng vô tuyến. ðể truyền ñược tín hiệu âm thanh, hệ thống truyền dẫn
gồm có: máy phát, môi trường truyền dẫn và máy thu như biểu diễn ở hình 1.4.
a. Máy phát
Nguồn tin là những tín hiệu cần truyền nói chung, như âm thanh, tiếng nói ñược
biến ñổi thành tín hiệu ñiện. Thiết bị chuyển ñổi âm thành tín hiệu ñiện thường ñược
sử dụng là các loại micro.

Nguồn tin Tiền xử ðiều chế Máy


audio lý phát phát

Môi trường
truyền dẫn

Máy thu Giải ñiều Khuếch ñại Thiết bị


chế công suất thu audio

Hình 1.4. Sơ ñồ hệ thống truyền thanh


Máy phát là thiết bị làm nhiệm vụ ñiều chế xử lý tín hiệu ñể cho ra tín hiệu phù
hợp với môi trường truyền dẫn. Ví dụ, khi truyền dẫn tín hiệu âm tần có công suất 100

3 GV: Nguyễn Văn An


Chương 1. Kỹ thuật audio o

W và tổng trở ra tín hiệu là 8 Ω qua cáp xoắn ñôi có tổng trở thấp thì máy phát sử
dụng có thể là máy tăng âm (amplifier) có công suất phát phù hợp. sơ ñồ khối tổng
quát như hình 1.5.

Dao ñộng Khuếch ñại ðiều chế ðiều hợp


cao tần RF tín hiệu anten

Khuếch ñại Khuếch ñại


Micro
âm tần công suất

Hình 1.5. Sơ ñồ khối hệ thống máy phát thanh


b. Máy thu
Máy thu là thiết bị làm nhiệm vụ thu lại tín hiệu cao tần sau ñó giải ñiều chế và
phục hồi lại tín hiệu âm tần như nguyên mẫu. Sơ ñồ khối một máy thu vô tuyến truyền
thanh thường ñược biểu diễn ở hình 1.6.

Mạch thu Khuếch ñại Trộn sóng Mạch dao


cao tần cao tần ñộng

Khuếch ñại Giải ñiều Khuếch ñại


trung tần chế âm tần

Hình 1.6. Sơ ñồ khối hệ thống máy thu thanh


1.2.2. Sóng vô tuyến
Sóng vô tuyến hay còn gọi là sóng RF (radio frequency) là những bức xạ ñiện
từ với bước sóng dài hơn bước sóng ánh sáng hồng ngoại. Sóng vô tuyến sử dụng
trong truyền tin thường có tần số từ 300 Hz ÷ 300 GHz, tương ứng bước sóng từ
100 km ÷ 1 mm. ðặc trưng của sóng vô tuyến như biểu diễn trên hình 1.7.

ðiện trường thấp

ðiện trường cao

Hình 1.7. Biểu diễn dạng sóng vô tuyến


4 GV: Nguyễn Văn An
Chương 1. Kỹ thuật audio o

Môi trường truyền sóng vô tuyến ñược chia làm ba tầng khác nhau như biểu ñiễn
ở hình 1.8. Ở mỗi tầng, sóng vô tuyến có ñặc tính truyền sóng khác nhau và chỉ thích
hợp với một số dải bước sóng truyền xác ñịnh.

Tầng không gian tự do

Tầng ñiện ly
50 ÷ 500 km F2
F1
Tầng bình lưu
E
10 ÷ 50 km D

Tầng ñối lưu


0 ÷ 10 km

Mặt ñất

Hình 1.8. Các môi trường truyền sóng vô tuyến


1.2.3. Các dải sóng trong thông tin vô tuyến
Sóng vô tuyến là một tài nguyên hữu hạn, vì vậy vấn ñề ñặt ra là làm sao sử dụng
chúng một cách có hiệu quả. Dựa vào ñặc tính vật lý và ứng dụng của các dải sóng mà
người ta có thể chia thành từng dải nhỏ khác nhau. Hiện nay trên thế giới có hai tổ
chức truyền thông chịu trách nhiệm về vấn ñề quản lý phổ tần số sóng vô tuyến.
Tổ chức CCITT (Consultative Committee for International Telephony and
Telegraph) là thành viên của tổ chức liên hiệp viễn thông quốc tế ITU (International
Telegraph Union) và tổ chức CCIR (Consulative Committee in International
Radiocommunication) có nhiệm vụ tư vấn về vô tuyến viễn thông quốc tế. Ngoài ra,
mỗi quốc gia cũng có các tổ chức quản lý tần số của từng quốc gia.
a. Phân bố theo tần số
Một băng tần là một dải nhỏ trong phổ tần thông tin vô tuyến. Trong một băng
tần các kênh thông tin thường ñược sử dụng hoặc dành cho cùng mục ñích. Mỗi một
băng tần có một sơ ñồ băng tần cơ bản cho biết băng tần ñó ñược sử dụng và chia sẻ
như thế nào, ñể tránh nhiễu lẫn nhau khi sử dụng và thiết lập giao thức cho tính tương
thích của máy phát và máy thu. Các băng tần ñược chia thành các bước sóng 10n mét
hay ở tần số 3 ×10n Hz.
Bảng 1.2. Các thông số phân bổ băng tần sóng vô tuyến

Tên Dải tần IUT ðộ dài bước sóng Ứng dụng


ELF 3 ÷ 30 Hz 1 100.000 ÷ 10.000 km
SLF 30 ÷ 300 Hz 2 10.000 ÷ 1000 km
ULF 300 Hz ÷ 3 kHz 3 1000 ÷ 100 km
VLF 3 kHz ÷ 30 kHz 4 100 ÷ 10 km

5 GV: Nguyễn Văn An


Chương 1. Kỹ thuật audio o

LF 30 ÷ 300 kHz 5 10 ÷ 1 km
MF 300 ÷ 3000 kHz 6 1 km ÷ 100 m Hàng hải
HF 3 ÷ 30 MHz 7 100 ÷ 10 m Phát thanh
VHF 30 ÷ 300 MHz 8 10 ÷ 1 m Truyền hình
UHF 300 ÷ 3000 MHz 9 1 m ÷ 100 mm Truyền hình
SHF 3 ÷ 30 GHz 10 100 ÷ 10 mm Sóng vệ tinh
EHF 30 ÷ 300 GHz 11 10 ÷ 1 mm Sóng vệ tinh
THF 300 ÷ 3.000 GHz 12 1 mm ÷ 100 µm Trong y học

b. Phân bổ tần số theo chuẩn ITU


Theo chuẩn ITU, băng tần vô tuyến ñược chia thành 9 dải tần số và ñược sắp xếp
theo sự tăng dần của các dải tần số như biểu diễn trong bảng 1.3.
Bảng 1.3. Phân bổ tần số theo chuẩn ITU

Băng tần Ký hiệu Dải tần Bước sóng


4 VLF 3 ÷ 30 kHz 10 ÷ 100 km
5 LF 30 ÷ 300 kHz 1 ÷ 10 km
6 MF 300 ÷ 3000 kHz 100 ÷ 1000 m
7 HF 3 ÷ 30 MHz 10 ÷ 100 m
8 VHF 30 ÷ 300 MHz 1 ÷ 10 m
9 UHF 300 ÷ 3000 MHz 10 ÷ 100 cm
10 SHF 3 ÷ 30 GHz 1 ÷ 10 cm
11 EHF 30 ÷ 300 GHz 1 ÷ 10 mm
12 THz 300 ÷ 3000 GHz 0,1 ÷ 1 mm

- Dải SHF (Super High Frequencies) sóng tần số siêu cao (vi ba) có tần số từ 3 ÷
30 GHz, ñây là dạng sóng truyền thẳng theo ñường nhìn thấy như dải UHF,
chúng có ñặc tính suy giảm do ôxy và hơi nước trong khí quyển khi có tần số
càng cao. Dải SHF còn ñược phân chia ra thành nhiều dải sóng nhỏ như biểu
diễn trong bảng 1.4.
Bảng 1.4. Phân chia tần số dải SHF

Ký hiệu Dải tần Ký hiệu Dải tần


Băng L 1 ÷ 2 GHz Băng Q 30 ÷ 50 GHz
Băng S 2 ÷ 4 GHz Băng U 40 ÷ 60 GHz
Băng C 4 ÷ 8 GHz Băng V 50 ÷ 75 GHz
Băng X 8 ÷ 12 GHz Băng E 60 ÷ 90 GHz
Băng Ku 12 ÷ 18 GHz Băng W 75 ÷ 110 GHz

6 GV: Nguyễn Văn An


Chương 1. Kỹ thuật audio o

Băng K 18 ÷ 26 GHz Băng F 90 ÷ 140 GHz


Băng Ka 26 ÷ 40 GHz Băng D 110 ÷ 170 GHz

1.2.4. Các ñặc tính của sóng vô tuyến


Trong khí quyển của trái ñất, các sóng vô tuyến với tần số khác nhau sẽ có ñặc
tính lan truyền khác nhau. Dựa theo ñộ dài bước sóng, các sóng vô tuyến ñược phân ra
thành các loại như: sóng dài, sóng trung, sóng ngắn, sóng cực ngắn… như mô tả trong
bảng 1.5.
Bảng 1.5. ðặc ñiểm sóng vô tuyến phân chia theo bước sóng

Loại sóng Tần số Bước sóng


Sóng dài và cực dài 3 ÷ 300 kHz 100 ÷ 1 km
Sóng trung 0,3 ÷ 3 MHz 1000 ÷ 100 m
Sóng ngắn 3 ÷ 30 MHz 100 ÷ 10 m
Sóng cực ngắn 30 ÷ 3000 MHz 10 ÷ 0,01 m
Sóng siêu cực ngắn 3 ÷ 30 GHz

Sóng dài là các dạng sóng có tần số thấp từ 3 ÷ 300 kHz, chúng có ñặc tính
truyền theo ñường cong của quả ñất. Các sóng dài ít bị hấp thụ bởi môi trường nước
nên chúng ñược dùng trong các thông tin dưới nước, và ít ñược dùng ñể thông tin trên
mặt ñất, vì năng lượng của chúng thấp, không thể truyền ñi xa ñược.
ðường truyền
sóng
Anten Anten
phát thu

Mặt ñất

Hình 1.9. ðường truyền sóng dài và sóng trung


Sóng ngắn là các dạng sóng có tần số cao, có năng lượng lớn, chúng có ñặc tính
phản xạ ở tầng ñiện ly về mặt ñất. Vì vậy, một ñài phát công suất lớn có thể truyền tín
hiệu ñi ñược khắp nơi trên trái ñất. Sóng cực ngắn và các sóng vô tuyến có tần số cao
hơn xuyên qua tầng ñiện ly, do vậy không thể dùng tầng ñiện ly ñể lan truyền chúng.

Tầng ñiện ly

ðường truyền
Anten Anten
sóng
phát thu

Mặt ñất
Hình 1.10. ðường truyền sóng ngắn

7 GV: Nguyễn Văn An


Chương 1. Kỹ thuật audio o

Sóng cực ngắn là các sóng có tần số cực cao có năng lượng rất lớn, không bị tầng
ñiện li hấp thụ hoặc phản xạ, có khả năng truyền ñi xa theo ñường thẳng và ñược dùng
trong thông tin vệ tinh, vô tuyến truyền hình, thông tin viễn thông… Tín hiệu thu
ñược ña phần là lấy từ sóng phản xạ. ðường truyền sóng cực ngắn như biểu diễn ở
hình 1.11.
ðường truyền
Anten sóng Anten
phát thu

Mặt ñất

Hình 1.11. ðường truyền sóng cực ngắn


Sóng siêu cực ngắn là các dạng sóng có tần số siêu cực cao từ 3 ÷ 30 GHz (nằm
ở dải vi ba) có năng lượng rất lớn, không bị tầng ñiện li hấp thụ hoặc phản xạ, có khả
năng truyền ñi xa theo ñường thẳng và ñược dùng trong thông tin vệ tinh, sử dụng trên
các vệ tinh ñịa tĩnh ñặt bay quanh trái ñất có ñộ cao khoảng 36.000 km.

Vệ tinh

Anten Anten
phát thu

Mặt ñất

Hình 1.12. ðường truyền sóng siêu cực ngắn


ðể thu phát ñược tín hiệu qua sóng vô tuyến, người ta sử dụng các loại anten
khác nhau. Tuy nhiên, anten có khả năng thu nhiều tín hiệu vô tuyến cùng lúc, vì vậy
cần phải có một bộ dò sóng vô tuyến ñể thu ñược tần số muốn tìm. Việc này thường
ñược thực hiện thông qua một bộ cộng hưởng. Mạch cộng hưởng sẽ khuếch ñại dao
ñộng trong một dải tần cần thu ñể cho ra tín hiệu thu là lớn nhất.

1.3. ðIỀU CHẾ TÍN HIỆU AUDIO TRONG TRUYỀN THANH


ðiều chế tín hiệu là quá trình biến ñổi một hay nhiều thông số của tín hiệu tuần
hoàn theo sự thay ñổi một tín hiệu mang thông tin cần truyền ñi xa. Ở ñầu thu, bộ giải
ñiều chế sẽ dựa vào sự thay ñổi thông số ñó của sóng mang tái tạo lại tín hiệu mang
thông tin ban ñầu. Các thông số của sóng mang ñược dùng trong quá trình ñiều chế có
thể là biên ñộ, tần số, pha. Trong truyền thanh tương tự, tín hiệu âm thanh ñược ñiều
chế dạng tương tự theo các phương pháp ñiều chế tương tự như:
 ðiều chế biên ñộ (amplitude modulation)
o ðiều chế hai biên (double-sideband modulation - DSB).

8 GV: Nguyễn Văn An


Chương 1. Kỹ thuật audio o

- ðiều chế hai biên không triệt sóng mang (DSB-WC).


- ðiều chế hai biên triệt sóng mang (DSB - SC).
- ðiều chế hai biên nén sóng mang (DSB - RC).
o ðiều chế ñơn biên
- ðiều chế ñơn biên (SSB hoặc SSB - AM).
- ðiều chế ñơn biên triệt sóng mang (SSB - SC).
o ðiều chế Vestigial sideband (VSB hoặc VSB - AM).
o ðiều chế biên ñộ cầu phương (QAM).
 ðiều chế góc (angle modulation)
o ðiều tần (frequency modulation - FM).
o ðiều pha (phase modulation - PM).
1.3.1. ðiều chế biên ñộ
ðiều chế biên ñộ hay còn gọi là ñiều biên AM (Ampitude Modulation) là quá
trình làm thay ñổi biên ñộ của tín hiệu sóng mang ở tần số cao có khả năng phát xạ
ñiện từ theo biên ñộ của tín hiệu gốc mang thông tin cần ñược truyền ñi, hay nói cách
khác là ñiều chế sóng mang bằng biên ñộ theo tín hiệu mang thông tin. Phương pháp
ñiều chế này cho chất lượng ñiều chế tương ñối thấp nhưng ít tổn hao.
Tín hiệu tuần hoàn gọi là sóng mang có tần số cao có khả năng phát xạ ñiện từ.
Tín hiệu mang thông tin gọi là tín hiệu ñược ñiều chế như âm thanh, tiếng nói. Sóng
tín hiệu tạo ra từ bộ ñiều chế gọi là sóng ñã ñiều chế. Sơ ñồ khối mạch ñiều chế AM
ñược biểu diễn như hình 1.13.

Tín hiệu âm tần


em = Emsinωmt

ðiều chế
AM Sóng ñã ñiều chế
e = (Ec + Em sinωmt) sinωct.
Dao ñộng cao tần
ec = Ecsinωct

Hình 1.13. Biểu diễn tín hiệu ñiều chế AM


Xét mạch ñiều chế gồm các thành phần tần số như sau:
Sóng mang chưa ñiều chế là dao ñộng hình sin ñược biểu diễn bởi:
ec = Ecsinωct (1.1)
Sóng ñiều chế là tín hiệu biến thiên theo thời gian ñược biểu diễn bởi:
em = Emsinωmt (1.2)

9 GV: Nguyễn Văn An


Chương 1. Kỹ thuật audio o

Khi chưa có tín hiệu ñiều chế ñưa vào (em = 0), nghĩa là máy phát hoạt ñộng ở
chế ñộ sóng mang, khi ñó ngõ ra có dạng:
e = Ecsinωct (1.3)
Khi có tín hiệu ñiều chế ñưa vào (em ≠ 0), biên ñộ của dạng sóng AM thay ñổi tỷ
lệ với biên ñộ của tín hiệu ñiều chế và biên ñộ cực ñại của sóng ñược ñiều chế bằng Ec
+ Em. Vì vậy, biên ñộ tức thời của dạng sóng ñiều chế ñược diễn tả như sau:
e = (Ec + Em sinωmt) sinωct. (1.4)
Em
Nếu ñặt m = thì ta ñược:
Ec
e = (Ec + m.sinωmt) sinωct (1.5)
e = Ecsinωct (1 + m.sinωmt)
Kết hợp của hai biểu thức trên ta ñược:
e = Ecsinωct + (m.sinωmt) Ecsinωct (1.6)
1 1
= Ecsinωct - mEccos(ωc + ωm)t + mEccos(ωc - ωm)t
2 2

Em
Dạng tín hiệu
ñiều chế

Ec
Dạng sóng mang

Em
Ec
Dạng sóng ñược
ñiều chế

Hình 1.14. Biểu diễn dạng sóng ñiều chế AM


a. Băng thông và phổ tần số AM
Tín hiệu ngõ ra là dạng sóng phức hợp của nhiều tần số, trong ñó có tần số tín
hiệu ñiều chế fm và tần số sóng mang fc. Tín hiệu ngõ ra của mạch ñiều chế có dạng:
1 1
e = Ecsinωct - mEccos(ωc + ωm)t + mEccos(ωc - ωm)t (1.7)
2 2
Băng thông của sóng AM là hiệu số giữa tần số biên trên cực ñại và tần số biên
dưới cực tiểu và bằng hai lần tần số tín hiệu ñiều chế sóng vô tuyến.
BW = (fc + fm) - (fc - fm) = 2fm (1.8)
Băng thông của tín hiệu ñã ñiều chế bằng hai lần tần số của tín hiệu và ñược chia
10 GV: Nguyễn Văn An
Chương 1. Kỹ thuật audio o

ra làm hai băng cạnh. ðiều chế biên ñộ là một quá trình tuyến tính nên mỗi tần số của
tín hiệu tạo ra một băng thông và trong trường hợp tín hiệu gồm nhiều tần số khác
nhau thì băng thông của tín hiệu là:
BW = 2fm(max) (1.9)
fm(max) là tần số tín hiệu cao nhất.
Tần số của tất cả các dạng sóng và tần số sóng mang ñều thuộc dải biên trên và
dải biên dưới. Những giá trị tần số này phải ñủ lớn ñể có thể truyền ñi ñược trong khí
quyển của trái ñất.

Ec Ec
1 mEc 1 mEc 1 mEc 1 mEc
2 2 2 2
BW = 2ωm BW = 2fm

ωc - ωm ωc ωc + ωm fc - fm fc fc + fm

Hình 1.15. Biểu diễn phổ tín hiệu ñiều chế AM


b. Hệ số ñiều chế và phần trăm ñiều chế
Hệ số ñiều chế là tỷ số ñiện áp cực ñại của tín hiệu ñiều chế Em và ñiện áp của
sóng mang Ec, hệ số ñiều chế biên ñộ ñược ñịnh nghĩa theo công thức sau:
E m E max − E min
m= = (1.10)
Ec E max + E m

Phần trăm ñiều chế cho biết sự thay ñổi tỉ lệ phần trăm theo biên ñộ của dạng
sóng ngõ ra khi sóng mang bị tác ñộng bởi tín hiệu ñiều chế. Phần trăm ñiều chế ñược
ñịnh nghĩa bởi:
E
m = m × 100 0 0
Ec
Hay: M = m x 100
Khi m < 1 tức Em < Ec thì tín hiệu khi khôi phục lại ñúng tín hiệu cần truyền ban
ñầu.
Khi m = 1 tức Em = Ec, tỷ số ñiều chế là 100%, biên ñộ của tần số biên trên và
tần số biên dưới ñều bằng nhau và bằng một nửa biên ñộ sóng mang Ec/2.
1 1
Emax = Ec + Ec + Ec = 2Ec
2 2
1 1
Emim = Ec - Ec - Ec = 0
2 2
Khi m > 1 tức Em > Ec , trường hợp này ñược gọi là quá ñiều chế, khi ñó tín hiệu
giải ñiều chế sẽ bị sai khác so với tín hiệu gốc. Khi sử dụng ñiều chế AM ta phải lưu ý

11 GV: Nguyễn Văn An


Chương 1. Kỹ thuật audio o

rằng, tín hiệu gốc Ec phải nhỏ hơn biên ñộ sóng mang Em. Như vậy m phải có giá trị
nhỏ hơn 1. Hình 1.16 biểu diễn phần trăm ñiều chế AM.

Em
Ec
Dạng sóng
ñiều chế Em < Ec

Em
Dạng sóng Em
ñiều chế Em = Ec

Dạng sóng
ñiều chế Em > Ec

Hình 1.16. Phần trăm ñiều chế của hình bao AM


c . Sự phân bố công suất AM
Với tín hiệu ñiều biên em = Emsinωmt ta có công suất phân bố theo tỷ lệ với bình
phương các giá trị ñiện áp mEc/2 và - mEc/2
Công suất trung bình trên tải của sóng mang chưa ñiều chế bằng với bình phương
ñiện áp của sóng mang ñược phân chia bởi ñiện trở tải.
E c2
Pc = (1.11)
2R
Công suất dải biên trên và dải biên dưới ñược diễn tả bởi công thức sau:
2
 Ec 
m  2
 2   m 2  1  1
Plsb = =   E c  = Pc m 2 (1.12)
2R  4  2 R  4

Khi hệ số ñiều chế m = 0 thì công suất dải biên trên và công suất dải biên dưới là
bằng không và tổng công suất phát bằng với công suất sóng mang.
Công suất tổng của ñược ñiều chế thì bằng tổng của công suất sóng mang với
công suất dải biên trên và dải biên dưới.
Pt = Pusb + Plsb + Pc (1.13)
Thay biểu thức 1.12 vào biểu thức 1.13, ta ñược:
1 2 1 1
Pt = Pc + m Pc + m2 Pc = Pc (1+ m2) (1.14)
4 4 2
Từ quá trình phân tích ở trên ta thấy rằng, công suất tổng của sóng ñược ñiều chế

12 GV: Nguyễn Văn An


Chương 1. Kỹ thuật audio o

AM là tổng của công suất sóng mang và công suất hai dải biên. Công suất tổng của
hình bao AM gia tăng theo quá trình ñiều chế, khi m tăng thì P sẽ tăng theo. Khi ñiều
chế 100% thì công suất lớn nhất của dải biên trên và dải biên dưới bằng nhau và chỉ
bằng 1/4 công suất sóng mang.
.
Pc = 1 E 2
c
2R
Plsb = 1 m2Pc PUsb = 1 m2Pc
4 4

f (Hz)
flsf fc fusf

Hình 1.17. Phổ công suất ñối với dạng sóng ñiều chế AM ñơn tần
Khi m thay ñổi, công suất sóng mang vẫn tồn tại. Tuy nhiên, công suất biên trên
giảm ñáng kể khi m giảm từ 1 xuống ñến 0,5. Vì công suất dải biên tỉ lệ với bình
phương hệ số ñiều chế. Khi m giảm xuống bằng 1/2 thì công suất biên dải giảm xuống
bằng 1/4.
1.3.2. Mạch ñiều chế AM
a. Mạch ñiều chế mức thấp
Mạch ñiều chế mức thấp là mạch ñiều chế mà tín hiệu ñược ñiều chế trước khi
khuếch ñại cao tần và ñiều hợp anten ñể phát ñi. Sơ ñồ khối mạch ñiều chế AM mức
thấp ñược biểu diễn như hình 1.18.

ðiều chế AM Khuếch


mức thấp ñại RF
Tạo sóng mang
ec = Ecsinωct

Khuếch ñại
Tín hiệu ñiều chế AF
em = Emsinωmt

Hình 1.18. Sơ ñồ mạch ñiều chế AM mức thấp


b. Mạch ñiều chế mức cao
Mạch ñiều chế mức cao là mạch ñiều chế mà tín hiệu ñược ñiều chế sau khi
khuếch ñại sóng mang cao tần. Sơ ñồ khối mạch ñiều chế AM mức thấp ñược biểu
diễn như hình 1.19.

13 GV: Nguyễn Văn An


Chương 1. Kỹ thuật audio o

Khuếch ðiều chế AM


ñại RF mức cao
Tạo sóng mang
ec = Ecsinωct

Tín hiệu ñiều chế Khuếch ñại


em = Emsinωmt AF

Hình 1.19. Sơ ñồ mạch ñiều chế AM mức cao


1.3.3. Mạch giải ñiều chế biên ñộ
Mạch giải ñiều chế biên ñộ (Amplitude demodulation) hay gọi là mạch tách sóng
hình bao, mạch này làm nhiệm vụ tách tín hiệu âm tần ra khỏi sóng trung tần. Ví dụ,
trong truyền thanh tương tự, tần số trung tần âm thanh ñược chọn fc = 455 kHz.
fc = 455 Khz Bao hình trên
Tín hiệu audio
(hình bao trên)

Giải ñiều
chế AM
Bao hình dưới
Tín hiệu audio
(hình bao dưới)

Hình 1.20. Mạch giải ñiều chế AM


Mạch tách sóng AM dùng diode như biểu diễn ở hình 1.21. Sóng ñã ñiều chế có
dạng e = Ecsinωct(1 + m.sinωmt) ñược ñưa ñến biến áp trung tần, sóng này có tần số
ωc = πfc với fc = 455 kHz. Tín hiệu sóng mang fc = 455 kHz sẽ ñược ñưa qua tụ Cd ñể
loại bỏ ra khỏi tín hiệu gốc.
VCC

D1
Vout

C1 Rd
Cd

Hình 1.21. Sơ ñồ mạch tách sóng AM dùng diode


Các dạng sóng quan hệ giữa sóng ñiều biên và sóng giải ñiều biên ñược biểu diễn
như hình 1.22.
14 GV: Nguyễn Văn An
Chương 1. Kỹ thuật audio o

ðiện áp tách sóng tại cuộn thứ cấp biến áp trung tần là sóng ñã ñiều chế. Tín hiệu
gốc ñược xem như là tín hiệu ñơn tần. Biên ñộ cực ñại là Em, tần số ωm
em(t) = Emsinωmt (1.15)

Em = mEc

Ec Sóng ñã ñiều chế


a) e = Ecsinωct (1 + msinωmt)

ðiện áp ngõ ra VAB


Ec
b) khi chưa có tụ Cd

ðiện áp ngõ ra VAB


c) khi có tụ Cd

d) Tín hiệu âm tần

Hình 1.22. Biểu diễn dạng sóng AM trong mạch tách sóng dùng diode
1.3.4. Mạch ñiều chế tần số và pha
ðiều chế tần số hay gọi là ñiều chế FM (Frequency Modulation) là phương pháp
ñiều chế với sóng mang có biên ñộ không ñổi nhưng tần số luôn thay ñổi tỷ lệ với biên
ñộ của tín hiệu ñiều chế.
ðiều chế pha hay gọi là ñiều chế PM (Phase Modulation) là phương pháp ñiều
chế với sóng mang có biên ñộ không ñổi nhưng pha tín hiệu luôn thay ñổi tỷ lệ với
biên ñộ của tín hiệu ñiều chế.
Sóng ñã ñiều chế ñược minh họa bằng biểu thức toán học sau:
e(t) = Eccos{ωc t +Φ (t)} (1.16)
Từ ñây ta có các khái niệm như sau:
 Tần số tức thời của sóng là tần số sóng tại một thời ñiểm ñó và ñược ñịnh
nghĩa là ñạo hàm bậc nhất theo thời gian của góc pha tức thời và ñược mô tả bằng
biểu thức sau:
d
ω(t) = ( ωc t + Φ (t)) = ωc + Φ’(t) rad/s (1.17)
dt
 Tần số lệch tức thời là sự thay ñổi tần số tức thời của sóng và ñược ñịnh nghĩa
là ñạo hàm bậc nhất theo thời gian của ñộ lệch pha tức thời là tích phân của ñộ dịch
tần số và ñược biểu diễn bằng biểu thức sau:

15 GV: Nguyễn Văn An


Chương 1. Kỹ thuật audio o

∆ω(t) = Φ’(t) (1.18)


Thay ωc= 2πfc vào ta ñược tần số lệch tức thời:
1
∆fc= Φ’(t)

Như vậy, ñiều chế pha có thể ñược ñịnh nghĩa như ñiều chế góc mà ñộ dịch pha
tức thời Φ(t) tỷ lệ với tín hiệu ñiều chế em.
Φ(t) = Kpem(t) (1.19)
Tương tự, ñiều chế tần số là dạng của ñiều chế góc mà ñộ dịch tần số tức thời
Φ(t) tỷ lệ với tín hiệu ñiều chế em.
∆ω(t) = Φ’(t) = Kfem(t) (1.20)
Trong ñó: Kp, Kf là hệ số tỷ lệ
ðiều chế pha là tích phân ñơn của ñiều chế tần số nên:
Φ(t) = ∫ Φ’(t)dt (1.21)
Sóng ñiều tần có Φ’(t) = Kfem(t)
Suy ra: Φ(t) = ∫ Φ’(t)dt = ∫ Kfem(t) = Kf ∫ em(t)
Thay tín hiệu ñiều chế em(t) = Emcos(ωmt) vào biểu thức trên ta có:
ðối với ñiều chế pha:
ep(t) = Eccos{ωct + Φ(t)} (1.22)
= Eccos{ωct + KpEmcos(ωmt)}
ðối với ñiều chế tần số:
ef(t) = Eccos{ωct + ∫ Φ’(t)dt}
= Eccos{ωct + ∫ Kfemdt}
K Em
= Eccos{ωct + f sin(ωmt)} (1.23)
ωm

Bảng 1.5. Mối quan hệ giữa ñiều chế tần số và pha

Dạng ñiều chế Tín hiệu ñiều chế Dạng sóng ñiều chế góc
ðiều chế pha em(t) Eccos{ωct + Kfem(t)}
ðiều chế tần số em(t) Eccos{ωct + Kf ∫ em(t)dt}

ðiều chế pha Emcos(ωmt) Eccos{ωct + KfEmcos(ωmt)}


ðiều chế tần số - Emsin (ωmt) Eccos {ωct + Kf Emcos(ωmt)}
ωm

ðiều chế tần số Emcos(ωmt) Eccos{ ωct + Kf sin(ωmt)}


ωm

16 GV: Nguyễn Văn An


Chương 1. Kỹ thuật audio o

1.3.5. Tín hiệu ñiều chế là dạng sóng sin


Khi tín hiệu ñiều chế là dạng sóng sin ñơn tần thì có thể ñược viết dưới dạng
tổng quát cho ñiều chế góc như sau:
e(t) = Eccos{ωct + mcos(ωmt)} (1.24)
Trong ñó: mcos(ωmt) chính là góc lệch pha của sóng ñiều biên góc nói chung, m
là ñộ lệch pha ñỉnh tính theo rad của sóng mang ñiều chế pha. ðể xác ñịnh dải thông
của mạch khuếch ñại trong máy thu phát sử dụng mạch ñiều chế góc ta có thể phân
tích tín hiệu theo hàm Bessel như sau:
+∞
1
cos(α + mcosβ) = ∑Jn(m)cos(α + nβ + 2 nπ)
n=−∞
(1.25)

Với Jn(m) là hàm Bessel cấp bậc n. Như vậy biểu thức sóng ñiều chế góc có thể
+∞
1
viết lại là: e(t) = Ec= ∑Jn (m)cos(ωct
n=−∞
+ nωct + nπ)
2

Biểu thức ñược khai triển như sau:


1 1
e(t) = Ec {J0(m) cosωct + J1(m)cos{(ωc + ωm)t + π} - J1(m) cos{(ωc - ωm)t - π}
2 2
+ J2(m) cos(ωc+ 2ωm)t - J2(m)cos (ωc - 2ωm)t +... }
Bảng 1.6. Các giá trị của hàm Bessel cấp một ứng với chỉ số ñiều chế
Chỉ Dải biên
số
ñiều Sóng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
chế mang
0,00 1,00
0,25 0,98 0,12
0,50 0,94 0,24 0,03
1,00 0,77 0,44 0,11 0,02
1,50 0,51 0,56 0,23 0,06 0,01
2,00 0,22 0,58 0,35 0,13 0,03
2,41 0 0 0,52 0,43 0,20 0,06 0,02
2,50 −0,05 0,50 0,45 0,22 0,07 0,02 0,01
3,00 −0,26 0,34 0,49 0,31 0,13 0,04 0,01
4,00 −0,40 −0,07 0,36 0,43 0,28 0,13 0,05 0,02
5,00 −0,18 −0,33 0,05 0,36 0,39 0,26 0,13 0,05 0,02
5,53 0 0 −0,34 −0,13 0,25 0,40 0,32 0,19 0,09 0,03 0,01
6,00 0,15 −0,28 −0,24 0,11 0,36 0,36 0,25 0,13 0,06 0,02
7,00 0,30 0,00 −0,30 −0,17 0,16 0,35 0,34 0,23 0,13 0,06 0,02
8,00 0,17 0,23 −0,11 −0,29 −0,10 0,19 0,34 0,32 0,22 0,13 0,06 0,03
8,65 0 0 0,27 0,06 −0,24 −0,23 0,03 0,26 0,34 0,28 0,18 0,10 0,05 0,02
9,00 −0,09 0,25 0,14 −0,18 −0,27 −0,06 0,20 0,33 0,31 0,21 0,12 0,06 0,03 0,01
10,00 −0,25 0,04 0,25 0,06 −0,22 −0,23 −0,01 0,22 0,32 0,29 0,21 0,12 0,06 0,03 0,01
12,00 0,05 −0,22 −0,08 0,20 0,18 −0,07 −0,24 −0,17 0,05 0,23 0,30 0,27 0,20 0,12 0,07 0,03 0,01

17 GV: Nguyễn Văn An


Chương 1. Kỹ thuật audio o

ðồ thị thị biểu diễn biên ñộ sóng mang tương ứng với các chỉ số ñiều biên như
biểu diễn ở hình 1.25.
e(t) = Eccos(ωct + KfEmcos(ωmt)
Hệ số ñiều chế tỷ lệ thuận với biên ñộ của tín hiệu ñiều chế và tỷ lệ nghịch với
tần số của nó và ñược xác ñịnh bởi:
Kf Em
m= (1.28)
ωm

Từ biểu thức trên ta thấy rằng m là một thông số không thứ nguyên và chỉ ñược
sử dụng ñể mô tả quá trình ñiều chế. ðộ lệch tần số tức là xảy ra sự thay ñổi tần số của
sóng mang khi hoạt ñộng với tín hiệu ñiều chế. ðộ lệch tần số chính là sự dịch tần số
ñỉnh tính theo Hz. Sự dịch tần số ñỉnh còn ñược gọi là “dao ñộng sóng mang”.

Jn(x)

1,0

0,8 J0(x)

0,6 J1(x)
J2(x) J (x)
0,4
3 J4(x)
J5(x)

0,2

0,0 x
2 4 6 8 10
-0,2

-0,4

Hình 1.25. ðồ thị thị biểu diễn biên ñộ sóng mang theo hàm Bessel
ðối với mạch ñiều chế FM, sự phân bố ñộ nhạy tính theo Hz/V. Có nghĩa là ñộ
lệch tần số là thành phần của sự phân bố ñộ nhạy và ñiện áp tín hiệu ñiều chế. Cũng
với mạch ñiều chế FM, hệ số ñiều chế thường ñược diễn tả bằng tỷ số giữa ñộ lệch tần
số ñỉnh với tần số của tín hiệu ñiều chế:
∆f
m=
fm

Kf Em
Trong ñó: ∆f = là ñộ lệch tần số ñỉnh.

∆f ∆f

PM

PM và FM
FM

Em fm
0 0
18 GV: Nguyễn Văn An
Chương 1. Kỹ thuật audio o

Hình 1.26. a) Biên ñộ của tín hiệu ñiều chế


b) Tần số của tín hiệu ñiều chế
Như vậy, ñối với ñiều chế PM, hệ số ñiều chế tỷ lệ thuận với biên ñộ của tín hiệu
ñiều chế và không bị ảnh hưởng bởi tần số. Với ñiều chế FM, hệ số ñiều chế tỷ lệ
thuận với biên ñộ của tín hiệu ñiều chế và tỷ lệ nghịch với tần số của nó.
Bảng 1.7. Quan hệ giữa các biểu thức giữa ñiều chế FM và PM.

Tín hiệu FM PM

e(t) = Eccos{ωct+ K f E m sin(ω m t) } e(t) = Eccos {ωct + KpEm


fm cos(ωmt)}
Dạng sóng ñược e(t) = Eccos{ ωct + m sin(ωmt)} e(t) = Eccos{ωct + m.cos(ωmt)}
ñiều chế e(t) = Eccos {ωct + ∆θ
e(t) = Ec cos{ ωct + ∆f sin(ω m t) }
fm cos(ωmt)}

ðộ nhạy Kf (Hz/V) Kp (rad/s)


ðộ lệch tần số ∆ f = KfEm (Hz) ∆ θ = KpEm (rad)
Hệ số ñiều chế K f E m ∆f m = KpEm (rad) = ∆ θ (rad)
m= =
fm fm
Tín hiệu ñiều chế em(t) = Em sin(ωmt) em(t) = Em cos(ωmt)
Tần số ñiều chế ωm = 2 π fm (Hz) ωm = 2 π fm (Hz)
Sóng mang Eccos(ωct) Eccos (ωct)
Tần số sóng mang ωc (rad/s) ωc (rad/s)
ωc/ 2 π = fc (Hz) ωc/2 π = fc (Hz)

1.3.6. Các ñặc trưng cơ bản trong ñiều chế góc


1.3.6.1.Phần trăm ñiều chế
Phần trăm ñiều chế là tỷ số giữa ñộ lệch tần số thực tế với ñộ lệch tần số cực ñại
cho phép. Phần trăm ñiều chế ñược xác ñịnh theo biểu thức như sau:
∆f
% ñiều chế = ×100%
∆f max (1.30)
Theo tiêu chuẩn truyền thông FCC của Mỹ, giới hạn ñộ lệch tần số của ñài phát
sóng FM thương mại là ± 75 kHz nên phần trăm ñiều chế là:
50(kHz)
% ñiều chế = 100% = 67%
75(kHz)

Với ñộ lệch tần số thực tế của tín hiệu ñiều chế là ± 50 kHz.
1.3.6.2. Băng thông của sóng ñiều chế góc
- Dạng sóng ñiều chế FM với băng thông rộng hơn sóng ñiều chế AM. Băng

19 GV: Nguyễn Văn An


Chương 1. Kỹ thuật audio o

thông trong sóng ñiều chế góc là một hàm theo tần số của tín hiệu ñiều chế và
hệ số ñiều chế. Dạng sóng ngõ ra mạch ñiều chế yêu cầu băng thông phải ñủ
lớn ñể sóng mang và những tần số biên có thể truyền qua ñược.
Với fm là tín hiệu ñiều chế góc, dải thông tối thiểu của mạch khuếch ñại sóng
ñiều chế góc (chỉ số thấp) là:
BW = 2fm (1.31)
Khi sóng ñiều tần có chỉ số trung bình từ 1 ñến 10, tra bảng Bessel ta có dải
thông tối thiểu của mạch khuếch ñại sóng ñiều chế góc xấp xỉ bằng:
BW = 2n x fm
1.3.6.3. Công suất trung bình của sóng ñiều chế góc
ðiểm khác nhau cơ bản giữa ñiều chế góc và ñiều chế biên ñộ là sự phân bố công
suất trong dạng sóng ñiều chế. Công suất tổng trong sóng ñiều chế góc bằng công suất
sóng mang chưa ñiều chế. Vì vậy, với ñiều chế góc công suất ban ñầu của sóng mang
chưa ñiều chế ñược phân bố lại giữa sóng mang và các dải biên của nó. Công suất
trung bình sóng mang chưa ñiều chế là:
E c2
Pc = (1.32)
2R
Tổng công suất tức thời của sóng ñiều chế góc:
e2 E c2
Pi = = cos2(ωct + Φ(t))
R R
E c2 1 1
= { + cos(2ωct + 2Φ(t)) }
R 2 2
Trong biểu thức trên, số hạng thứ hai bao gồm nhiều thành phần tần số dạng hình
sine và có tần số bằng hai lần tần số sóng mang 2ωc. Thông thường giá trị trung bình
của số hạng thứ hai là zero và công suất trung bình của sóng ñiều chế là:
E c2
Ptb = (W)
2R
1
Vì trị trung bình của cos(2ωct + 2Φ(t)) = 0
2
Công suất trung bình của sóng mang ñiều chế là tổng công suất của sóng mang
và các thành phần tần số biên:
Pt = P0 + P1 + P2 +… + Pn (1.33)
E c2 2 E12 2 E 22 2 E 32 2 E 2n
= + + + ..... +
2R 2R 2R 2R 2R
1.3.6.4. Ảnh hưởng của tạp âm ñối với sóng ñiều chế góc
Trong ñiều chế FM, sóng ñiều chế góc có thể bị lệch tần do nhiễu nhiệt trong các
20 GV: Nguyễn Văn An
Chương 1. Kỹ thuật audio o

mạch khuếch ñại. Sự lệch tần này phụ thuộc vào biên ñộ tạp âm. Vì vậy, khi tín hiệu
ñược giải ñiều chế thì trong tín hiệu góc có lẫn một phần tạp âm. Tỷ lệ tạp âm này phụ
thuộc vào từng loại mạch giải ñiều chế.
Nếu mạch giải ñiều chế pha thì ñiện áp tạp âm không thay ñổi và ñược biểu diễn
trên “ hình chữ nhật tạp âm”.
Nếu là mạch giải ñiều chế tần số thì ñiện áp tạp âm tăng tuyến tính theo tần số tín
hiệu gốc. Sự biến thiên của ñiện áp tạp âm theo tần số ñược biểu diễn trên “tam giác
FM” như biểu diễn ở hình 1.27.
ðiện áp tạp âm mạch giải ñiều pha

m=1
ðiện áp tạp âm mạch giải ñiều tần
m=5

fc - fm fc fc + fm

Hình 1.27. Ảnh hưởng của tạp âm ñối với sóng ñiều chế góc
1.3.6.5. Mạch tiền nhấn và giải nhấn
Trong ñiều chế FM, sự phân bố nhiễu xảy ra không ñồng ñều, nhiễu có biên ñộ
càng lớn tại tần số cao của tín hiệu ñiều chế và ngược lại. Tín hiệu ñiều chế có tần số
cao thì tỷ số S/N thấp hơn tín hiệu ñiều chế có tần số thấp. ðiều này ñược minh họa
trên hình 1.28a, tỷ số S/N thấp nhất tại tần số cao của tam giác.
ðể khắc phục ñiều này, tín hiệu ñiều chế tần số cao phải ñược tiền nhấn hoặc
khuếch ñại biên ñộ trong máy phát sóng ñiều chế. Khi giải ñiều chế dạng sóng, tín
hiệu tần số cao phải ñược suy giảm hoặc giải nhấn trong máy thu. Mạch giải nhấn là
quá trình ngược lại với mạch tiền nhấn.

a) b)

S/N min
m=1 S/N max m=1 S/N

fc - fm fc fc + fm fc - fm fc fc + fm

Hình 1.28. Biểu diễn ảnh hưởng của mạch tiền nhấn và giải nhấn ñến tỷ số S/N

1.4. GHI PHÁT TÍN HIỆU AUDIO TRÊN BĂNG TỪ


1.4.1. ðầu từ
ðầu từ audio (audio head) là thiết bị dùng ñể ghi phát tín hiệu audio trên băng từ,
nó hoạt ñộng dựa trên hiện tượng cảm ứng ñiện từ. Khi ghi, ñầu từ chuyển ñổi tín hiệu
audio từ dạng ñiện sang dạng từ trường ñể ghi lên băng. Khi phát, ñầu từ chuyển ñổi
tín hiệu audio từ dạng từ trường sang dạng ñiện. Trong quá trình làm việc ở dải tần số
cao thì sự suy giảm tín hiệu ở chế ñộ ghi và méo tín hiệu ở chế ñộ phát lại càng lớn.

21 GV: Nguyễn Văn An


Chương 1. Kỹ thuật audio o

Vì vậy, ñầu từ audio phải ñược chế tạo bằng vật liệu ñặc biệt và ñược hỗ trợ bởi một
số mạch ñiện tử ñể hạn chế sự suy giảm tín hiệu ở tần số cao.
Lõi sắt bụi
Khe từ d < 1 µm Vỏ bảo vệ

ðộ dày khe từ
D = 58 µm

Khe từ

Hình 1.29. Cấu tạo ñầu từ audio


Về cấu tạo, ñầu từ audio có một lõi bằng vật liệu từ như ferit, hợp kim... lõi này
gồm hai mảnh ghép lại, phía sau dính liền, phía trước chừa một khe hở nhỏ có ñộ rộng
d gọi là khe từ, ñộ rộng của khe từ quyết ñịnh khả năng ghi phát tín hiệu ở những tần
số khác nhau. Thông thường, ñộ rộng khe từ khoảng 0,5 ÷ 1 µm. Trong quá trình làm
việc ñầu từ sẽ bị mài mòn dần và ñộ rộng của khe từ cũng tăng dần, ñây là nguyên
nhân làm ảnh hưởng ñến việc ghi phát tín hiệu audio trên băng từ.
1.4.2. Băng từ
Băng từ (magnetic tape) là một dải băng bằng nhựa polyester có ñộ dai cần thiết,
mặt trên của băng có phủ một lớp ôxit sắt hay ôxit crôm... ñể làm chất nhiễm từ. Trên
mặt lớp bột từ lại trải một lớp keo trơn ñể làm giảm ma sát khi băng tiếp xúc với ñầu
từ, lớp keo này có ñặc tính dẫn từ tức cho từ trường ñi qua nhưng không bị nhiễm từ.

Vỏ hộp băng Lớp keo trơn


Lớp bột từ

Cuộn băng Trục quấn


băng Lớp nhựa
Polyester

Lớp keo cách từ


Hình 1.30. Băng từ và hộp cassette
Mặt dưới của băng (mặt nhám) ñược phủ một lớp keo cách từ không cho từ
trường ñi qua ñể khi quấn băng thành cuộn thì từ trường của lớp băng không bị nhiễm
lẫn nhau. Lớp ñế nhựa có ñộ dày từ 14 ÷ 19 µm và lớp bột từ có ñộ dày từ 5 ÷ 7 µm.
Kỹ thuật làm bám dính bột từ cũng ñược cải tiến bằng phương pháp bốc hơi trong
chân không, nhằm làm tăng ñộ bám dính của lớp bột từ với băng.
1.4.3. Ghi tín hiệu trên băng từ
Ghi tín hiệu trên băng từ là quá trình dùng dòng ñiện i của tín hiệu audio ñể từ
hóa lớp bột từ trên băng. Sau khi ra khỏi vùng tiếp xúc với ñầu từ, trên băng từ sẽ lưu
lại một lượng từ dư Bd có chiều và cường ñộ tỷ lệ với dòng ñiện i. Sơ ñổ khối mạch
ghi - phát tín hiệu audio trên băng từ ñược biểu diễn như hình 1.31.
22 GV: Nguyễn Văn An
Chương 1. Kỹ thuật audio o

Radio
RF IF DET

Power
Pre SW 2 Equalizer
Micro amp
Amp

Audio
SW 1 Process

Head
Audio
Amp
head

Hình 1.31. Sơ ñồ khối mạch ghi-phát tín hiệu audio trên băng từ
Khi ghi, băng từ di chuyển với tốc ñộ ñều ngang qua hai ñầu từ ép sát vào băng
từ, băng từ di chuyển qua ñầu xóa trước rồi sau ñó qua ñầu ghi.
Nếu dòng ñiện I ñược ñưa vào cuộn ñây có n vòng dây quấn quanh lõi ferit có ñộ
từ thẫm R thì trong lõi ferit xuất hiện một từ trường B có giá trị:
B = k.n.R.i (với k là hệ số phẩm chất của ñầu từ)
Từ trường này nằm trong lõi ferit nếu như lõi là khối liền, trên thực tế lõi ñược
chừa một khe nhỏ có ñộ rộng d ñể từ trường thoát ra ngoài. Khi ñầu từ tiếp xúc với
băng với vận tốc v thì từ trường B thoát ra ngoài khỏi khe từ ñể từ hóa lớp bột từ phủ
trên băng. Cuộn dây
ñầu từ

Từ trường B

Lõi ferit
Từ dư Bd

+ - + - + - Băng từ

Hình 1.32. Ghi tín hiệu audio trên băng từ


Lớp bột từ là vật liệu từ cứng nên sau khi ñược từ hóa sẽ lưu lại một từ trường dư
Bd có cường ñộ giảm so với từ trường B nhưng có chiều và cường ñộ biến thiên tỷ lệ
với từ trường B. Bd (e)

Bd3
Bd2

Bd1
i (mA)
I1 I2 I3
Hình 1.33. ðặc tuyến quan hệ giữa từ dư và dòng ghi

23 GV: Nguyễn Văn An


Chương 1. Kỹ thuật audio o

1.4.4. Phát lại tín hiệu trên băng từ


Mạch phát lại tín hiệu audio trên băng từ thực hiện ngược với khi ghi. Khi phát,
tín hiệu audio dạng từ trên băng ñược biến ñổi thành tín hiệu ñiện và sau ñó phục chế
lại tín hiệu audio như ban ñầu. Theo ñịnh luật cảm ứng ñiện từ, ở hai ñầu cuộn dây sẽ
xuất hiện một suất ñiện ñộng cảm ứng e = dB/dt ñây chính là tín hiệu audio dạng từ
khi phát lại. e = dB/dt

Từ trường B

Lõi ferit
Từ dư Bd

+ - + - + - + - + - Băng từ

Hình 1.34. Phát tín hiệu audio trên băng từ

CÂU HỎI CHƯƠNG 1

1. Trình bày những ñặc ñiểm cơ bản của tín hiệu âm thanh tự nhiên.
2. Trình bày sơ ñồ khối hệ thống thu phát truyền thanh tương tự và giải thích.
3. Trình bày ñặc ñiểm của các dải sóng trong thông tin vô tuyến. Nêu các ứng
dụng của các dải sóng.
4. Trình bày các ñặc ñiểm truyền sóng của sóng vô tuyến.
5. Giải thích tại sao phải ñiều chế tín hiệu auodio khi truyền, nêu các phương
pháp ñiều chế tín hiệu.
6. Trình bày phương pháp ñiều chế AM trong ñiều chế âm thanh tương tự.
7. Trình bày phương pháp ñiều chế tần số (FM) trong ñiều chế âm thanh tương tự
8. Trình bày cấu tạo của ñầu từ (audio head) nêu chức năng các phần tử.
9. Trình bày cấu tạo của băng từ (audio tap) nêu chức năng các phần tử.
10. Trình bày nguyên lý ghi và phát tín hiệu audio trên băng từ.

24 GV: Nguyễn Văn An

You might also like