Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1. Nếu nguyên đơn chết Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

0257
Nhận định Sai
CSPL: điểm a Khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015
Tòa án chỉ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án nếu như nguyên đơn chết mà quyền
và nghĩa vụ tố tụng của họ chưa được thừa kế.
2. Nếu đương sự vắng mặt không có lý do chính đáng, Tòa án phải hoãn phiên
tòa. 0257
Nhận định Sai
CSPL: Khoản 2 Điều 227 BLTTDS 2015
Trong trường hợp đương sự là bị đơn mà cố tình vắng mặt đến lần thứ hai mà không
có bất kỳ lý do chính đáng nào thì Tòa án sẽ tiến hành xét xử vắng mặt.
3. Trong một số trường hợp cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác khởi kiện
thay cho mình. 0279
Nhận định đúng.
Điểm a khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định rõ việc người khởi
kiện có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án.
4. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có thể bị kháng nghị
giám đốc thẩm. 0279
Nhận định Đúng.
Căn cứ khoản 2, Điều 213, BLTTDS 2015, quyết định công nhận sự thỏa thuận của
các đương sự có thể bị kháng nghị giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa
thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật,
trái đạo đức xã hội.
5. Không phải trong mọi trường hợp việc thay đổi yêu cầu của đương sự đều
được Tòa án chấp nhận. 0260
Nhận định đúng
Trường hợp nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện trước thời điểm Tòa án
mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải thì sẽ
được chấp nhận. Trường hợp nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện từ thời
điểm Tòa án mở phiên họp trở đi thì việc thay đổi yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn
chỉ được chấp nhận nếu việc thay đổi yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi khởi
kiện ban đầu.Theo công văn số 01/2017 ngày 07/4/2017 giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ
của Tòa án các địa phương, trong đó tại mục 7, Phần IV.
6. Tòa án chỉ thụ lý vụ án khi đương sự đã nộp tạm ứng án phí. 0260
Nhận định sai,
Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì
Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm
theo. CSPL khoản 4 Điều 195 BLTTDS 2015
7. Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự đưa ra
quan điểm làm căn cứ để Hội đồng xét xử giải quyết. 0239
Nhận định Đúng. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 quy định về Kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự và khoản 4, 6 Điều 58 quy định về Nhiệm vụ
quyền hạn của Kiểm sát và Điều 262 về việc Phát biểu Kiểm sát viên BLTTDS 2015.
Theo đó, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án bắt buộc có
sự tham gia của đại diện viện kiểm sát như đương sự là người chưa thành niên, mất
năng lực hành vi dân sự. Và đại diện Viện kiểm sát khi tham gia phiên tòa có quyền
phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của thẩm phán và giải quyết vụ
việc theo quy định của Bộ luật này, tuy nhiên ý kiến này không phải làm căn cứ để
Hội đồng xét xử giải quyết.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 21, khoản 4, 6 Điều 58, Điều 262 BLTTDS 2015
8. Tòa án trả lại đơn khởi kiện nếu vụ viêc đã được giải quyết bằng bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. 0239
Nhận định Sai. Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015 thẩm phán có
quyền trả lại đơn kiện cho người nộp đơn trong trường hợp:
“...c) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của
Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ
trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay
đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản,
thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài
sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở
nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền
khởi kiện lại;...”
Vì vậy ngoài vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật thì Tòa án còn trả lại đơn khởi kiện khi quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, và trừ trường hợp pháp luật quy định khác.
9. Ở giai đoạn sơ thẩm, khi công nhận sự thỏa thuận hợp pháp của các đương sự,
Tòa án phải ra ngay quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. 0251
Nhận định Sai.
Vì ở giai đoạn sơ thẩm, sau khi công nhận sự thỏa thuận hợp pháp của các đương sự,
Tòa án không ra ngay quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự mà phải
hết thời hạn 7 ngày kể từ ngày biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào
thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Tòa án mới ra quyết định công nhận sự thỏa
thuận của các đương sự.
Cơ sở pháp lý:Khoản 1 Điều 212 BLTTDS 2015
10. Cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người khác là nguyên đơn trong vụ án dân sự. 0251
Nhận định sai
Vì trong trường hợp đặc biệt để bảo vệ quyền hay lợi ích hợp pháp của người khác
hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực phụ trách pháp
luật quy định quyền khởi kiện của cơ quan, tổ chức gồm: Cơ quan quản lý nhà nước
về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hợp phụ nữ Việt Nam trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện trong trường hợp cần bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Cơ sở pháp lý: Điều 187 BLTTDS 2015
Phần 2. Bài tập 0274
Bà Cao Thị Thu K cho rằng vợ chồng ông Nguyễn Văn Ph và Phạm Ngọc Th có
vay của bà tổng cộng 710.000.000 đồng. Ông Nguyễn Văn Ph có hứa là đến ngày
30 tháng 5 năm 2018 (âm lịch) sẽ trả toàn bộ số tiền mà ông Ph đã vay, nhưng
đến nay ông Ph không thực hiện nghĩa vụ trả tiền như đã cam kết. Ông Ph có
làm 03 biên nhận nhận tiền và một tờ cam kết với tổng số tiền 460.000.000 đồng,
bà Th vợ ông Ph có làm biên nhận nhận 250.000.000 đồng. Tổng cộng vợ chồng
ông Ph và bà Th nợ bà 710.000.000 đồng. Bà yêu cầu Tòa án nhân dân huyện PT
giải quyết buộc vợ chồng ông Nguyễn Văn Ph, bà Phạm Ngọc Th phải trả cho bà
số tiền 710.000.000 đồng, bà không yêu cầu tính lãi.
1. Giả sử trong quá trình chuẩn bị xét xử, bà K bị tai nạn và đột ngột qua đời,
Tòa án phải giải quyết tình huống này như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 74 BLTTDS năm 2015 “Trường hợp đương sự là cá
nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì
người thừa kế tham gia tố tụng”. Căn cứ Điều 74 Luật này có quy định về kế thừa
quyền, nghĩa vụ tố tụng như sau:1. Trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố
tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham
gia tố tụng.
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 quy định người
thừa kế theo pháp luật bao gồm: (i) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ
đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Như vậy vụ án sẽ không bị đình chỉ và Tòa án sẽ chỉ định người thừa kế tham gia tố
tụng thay bà Phạm Ngọc Th là ông Nguyễn Văn Ph và Cha, mẹ bà Phạm Ngọc Th
(nếu có).

. Giả sử tại phiên tòa sơ thẩm, các đương sự tự thỏa thuận được với nhau về việc
giải quyết toàn bộ vụ án. Hội đồng xét xử giải quyết tình huống trên như thế
nào?
Tại phiên Tòa sơ thẩm, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết
toàn bộ vụ án bao gồm án phí thì Hội đồng xét xử ra Quyết định công nhận sự thỏa
thuận về việc giải quyết vụ án và quyết định CNSTT của các đương sự có hiệu lực thi
hành ngay.
Còn nếu các đương sự chỉ thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án mà
không thỏa thuận được chuyện án phí thì HĐXX sẽ tiếp tục xét xử chuyện án phí.

You might also like