Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Phần 1.

Nhận định
1. Các đương sự có quyền thỏa thuận nộp chi phí giám định. 0257
Nhận định Đúng
CSPL: Điều 161 BLTTDS 2015
Trừ trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có
quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí giám định được xác định theo các nguyên tắc
được quy định tại Điều 161 BLTTDS 2015. Còn trong trường hợp đương sự có thỏa
thuận về việc nộp chi phí giám định thì nghĩa vụ chịu chi phí giám định được xác định
theo thỏa thuận của các bên.
2. Trong một số trường hợp Tòa án có quyền tự quyết định áp dụng các biện
pháp khẩn cấp tạm thời 0274

Đây là nhận định Đúng.Theo quy định của pháp luật hiện hành, Toà án sẽ áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời khi có yêu cầu của đương sự hoặc Toà án sẽ tự mình ra
quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong một số trường hợp do pháp luật
quy định. Điều 135 quy định Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời như sau: “Điều 135. Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời. Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 114 của Bộ luật này trong trường hợp
đương sự không yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.”

Do đó, Tòa án có thể tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
trong một số trường hợp quy định tại các khoản 1,2,3,4,5 Điều 114 của Bộ luật tố tụng
Dân sự năm 2015. Đó là các trường hợp: Giao người chưa thành niên, người mất năng
lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân
hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; Buộc thực hiện trước một
phần nghĩa vụ cấp dưỡng; Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt
hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm; Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền
lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai
nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc
bệnh nghề nghiệp cho người lao động; Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.

3. Mọi chi phí cho người làm chứng đều phải do đương sự chịu. 0279
Nhận định sai.
CSPL: Điều 167 BLTTDS
Người đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng phải chịu tiền chi phí cho
người làm chứng nếu lời làm chứng phù hợp với sự thật nhưng không đúng với yêu
cầu của người đề nghị.
Ví dụ: Luật sư, kiểm sát viên,...
4. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thực hiện biện pháp
bảo đảm. 0239
Nhận định Sai. Trên thực tế, mỗi vụ việc dân sự xảy ra đều có những đặc điểm riêng
cho nên việc giải quyết vụ việc dân sự, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự cũng có những yêu cầu riêng.
Do vậy, không phải trong mọi trường hợp nào cũng cần thiết phải thực hiện biện
pháp bảo đảm khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Căn cứ theo Điều 136 BLTTDS 2015, việc thực hiện biện pháp bảo đảm chỉ thực
hiện đối với những trường hợp mà việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể
xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị áp dụng hoặc
ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía
người có quyền yêu cầu.
5. Đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm khi Tòa án cấp phúc
thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo. 0260
Nhận định sai
Đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm khi Tòa án cấp phúc
thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo liên quan đến phần bản án, quyết
định sơ thẩm bị sửa khi đương sự kháng cáo. Và phần bản án, quyết định sơ thẩm
không bị sửa thì vẫn chịu mức án phí phúc thẩm. cơ sở pháp lý khoản 2 Điều 29 Nghị
quyết 326.

Phần 2. Bài tập 0251


Năm 2012 bà Nguyễn Thị Th có bán cho vợ chồng anh Trần Minh C, chị Phạm
Thị Ph gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh, hai bên chốt nợ hết tổng số tiền là
75.000.000đ, vợ chồng anh C chưa trả tiền và thỏa thuận chịu lãi suất là
2%/tháng. Ngày 14/3/2012 và 25/3/2012 bà Th tiếp tục cho vợ chồng anh C, chị
Ph vay số tiền mặt tổng là 100.000.000đ có viết giấy nhận nợ với lãi suất
4.000.000đ/tháng. Tổng hai khoản nợ là 175.000.000đ, thời hạn trả hết nợ là cuối
năm 2012 (âm lịch). Đến hạn bà Th đòi nhiều lần nhưng anh C, chị Ph không trả.
Cho đến nay anh C chưa trả nợ cho bà Thủy tiền, bà Th khởi kiện yêu cầu anh C
phải có trách nhiệm thanh toán số tiền gốc là 175.000.000đ, tiền lãi tính theo lãi
suất theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước quy định. Trường hợp anh C
trả hết tiền gốc 1 lần thì không tính lãi suất.
1. Anh/ Chị hãy tính tạm ứng án phí sơ thẩm, sơ thẩm trong trường hợp Tòa án
chấp nhận toàn bộ yêu cầu một phần yêu cầu của bà Th là buộc anh C, chị Ph trả
150.000.000 đồng.
Theo Khoản 1 Điều 11, Điều 12, Điều 13 NQ 326/2016/UBTVQH14 thì đây là vụ án
tranh chấp không thuộc trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí/ án phí hoặc
được miễn nộp tiền tạm ứng án phí/ án phí.
Tạm ứng án phí sơ thẩm
Tranh chấp giữa bà Th và anh C là tranh chấp dân sự có giá ngạch (theo khoản 3 Điều
24 NQ326/2016/UBTVQH14). Vậy nên theo Khoản 1 Điều 25 NQ
326/2016/UBTVQH14 bà Th là nguyên đơn trong vụ án tranh chấp dân sự này nên bà
Th có nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí.
Theo Khoản 2 Điều 7 NQ326/2016/UBTVQH14: “Mức tạm ứng án phí dân sự sơ
thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá
ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải
quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự
không có giá ngạch”. Vậy nên tạm ứng án phí sơ thẩm của vụ án này là;
TƯAPST = 50% x APSTCGN = 50% x (5% x 175.000.000) = 4.375.000 đ
Án phí sơ thẩm:
Theo Khoản 4 Điều 26 NQ326/2016/UBTVQH14: “Nguyên đơn phải chịu án phí dân
sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải
chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị
đơn được Tòa án chấp nhận”.
Tức là nguyên đơn là bà Th phải trả án phí là:
APDSST = 5% x 25.000.000 = 1.250.000đ
Còn bị đơn là anh C phải chịu án phí là:
APDSST = 5% x 150.000.000 = 7.500.000đ
2. Giả sử bị đơn kháng cáo, yêu cầu xét xử lại toàn bộ vụ án, HĐXX phúc thẩm
đã tuyên bản án phúc thẩm bác nội dung kháng cáo của bị đơn và giữ nguyên
bản án dân sự sơ thẩm. Tính tạm ứng án phí phúc thẩm và án phí phúc thẩm?
Theo Khoản 1 Điều 29 NQ326/2016/UBTVQH14: ”Đương sự kháng cáo phải chịu
án phí dân sự phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ
thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc
thẩm”. Như vậy trong trường hơp này người kháng cáo cũng là bị đơn anh C phải trả
án phí phúc thẩm là 300.000đ

You might also like