Phân Tích Rca - Nhóm 4 PDF

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 34

KINH TẾ HỌC QUỐC TẾ - BÀI TẬP SỐ 1

• Danh sách nhóm 4:


• Phạm Việt Khoa - K214031565
• Phạm Hoàng Phong - K214031236
• Vũ Cao Hoàng Hậu - K214031561
• Trương Thị Mỹ Linh - K214031567
• Thôi Thị Yến Nhi - K214031571
• Vũ Hải Phượng - K214031574

BÀI LÀM
1. Phân tích chung:
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, lĩnh vực xuất - nhập khẩu của
Việt Nam đang tăng trưởng ngày càng mạnh mẽ. Vì thế, Việt Nam cần phải quyết
định các bước đi một cách thận trọng và có lộ trình rõ ràng về các chính sách
thương mại để làm rõ các vấn đề như cần xuất nhập khẩu những mặt hàng nào và
kí kết các hiệp định thương mại với các nước khác để xây dựng con đường thương
mại tốt hơn.
Từ kết quả tính toán cho thấy, có sự thay đổi trong tỷ trọng các ngành xuất
khẩu của Việt Nam. Sự thay đổi này một phần là do thay đổi cơ cấu xuất khẩu
của nước ta, khi một số ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng chưa chắc là
ngành có lợi thế so sánh (HS8542, HS8471, HS8528,...) - đây phần lớn là các
ngành có liên quan đến công nghệ, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, và làm giảm tỷ
trọng các ngành có lợi thế so sánh khác như nông lâm thủy sản,... trong tổng xuất
khẩu. Bên cạnh đó, Việt Nam cần đặc biệt chú trọng phát triển các ngành về máy
móc, thiết bị điện,... (HS85), là ngành có hệ số RCA tăng trưởng dần qua các
năm. Đồng thời cần tập trung phát triển hiệu quả các ngành nghề đã đạt lợi thế so
sánh rất lớn và là thế mạnh của Việt Nam như ngành dệt may, giày da (HS6403),...
tiến tới giảm nhập khẩu và mở rộng sản xuất, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu
và nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam. Không những vậy,
trong những năm tới, Việt Nam cần phải phát triển theo hướng tăng cường lợi thế
cạnh tranh dựa vào gia tăng năng suất và cải tiến công nghệ hiện đại.
Chính vì thế, việc nghiên cứu và phân tích chỉ số lợi thế so sánh RCA
(Revealed Comparative Advantage) giúp các quốc gia có thể hoạch định các
chính sách một cách tốt hơn, làm cơ sở để hoàn thiện các chính sách phát triển
thương mại quốc tế.

a. Về yếu tố sản xuất:


Nhân lực: Việt Nam sở hữu nguồn lực lượng lao động dồi dào so với các
nước trong khu vực và thế giới. Những năm qua, tăng trưởng xuất khẩu của Việt
Nam chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn là lao động rẻ. Lợi thế nói trên
hiện tại và một vài năm tới vẫn đang còn phát huy tác dụng. Nhưng thế lao động
rẻ cũng ngày càng giảm dần khi chênh lệch tiền lương lao động ở Việt Nam với
các nước giảm dần và nhu cầu cao trên thị trường thế giới về những hàng hóa có
hàm lượng công nghệ, khoa học ngày càng cao đòi hỏi nguồn nhân lực nước ta
phải có trình độ chuyên môn nhất định.
Nguồn vốn: Những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành điểm sáng trong
việc thu hút các sự chuyển dịch dòng vốn đầu tư nước ngoài, đây là lợi thế tốt để
nước ta tập trung phát triển các ngành liên quan đến công nghệ, điện tử… vốn là
xu thế toàn cầu. Chỉ số RCA của các ngành HS85 là một minh chứng khi chỉ số
này càng ngày càng tăng trong khi hàng nông sản, dệt may khi tham gia xuất khẩu
bị xếp vào nhóm hàng gia công, sơ chế hoặc nghiên liệu thô, tức là giá trị thấp,
mặc dù khối lượng xuất khẩu lớn, nhưng giá trị gia tăng không nhiều đãn đến
Việt Nam đang dần mất lợi thế so sánh, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp.
Tài nguyên: Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú, đa đạng và vị trí
địa lí nằm trong vùng nội chí tuyến nên vô cùng thuận lợi phát triển nông nghiệp.
Tuy nhiên, nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt. Những hạn chế mang tính cơ
cấu về lợi thế tự nhiên, như: khả năng khai thác, đánh bắt, nuôi trồng sẽ làm giảm
tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong dài hạn. Nước ta cũng không có lợi thế so sánh
trong các nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu do các ngành công nghiệp sản xuất
vật liệu nước ta chưa đáp ứng các thị trường sản xuất trong nước và xuất khẩu.
Sản xuất nội địa thiếu tính tự chủ, phụ thuộc rất lớn vào các chuỗi giá trị ở nước
ngoài.

b. Chính sách của chính phủ:


Để tăng cường quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt
Nam, Chính phủ và các Bộ, ngành đã chú trọng:
• Hoàn thiện thể chế, môi trường kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính,
tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, tăng cường quản lý
nhà nước trong tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu nhằm tạo thuận lợi
thương mại, chống gian lận thương mại và hướng tới thương mại công
bằng.
• Thực hiện các chính sách đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng hoạt
động đối ngoại và hợp tác song phương, đa phương, khu vực và quốc tế.
Ưu tiên các chiến lược liên quan tới các chính sách thúc đẩy tăng trưởng
xanh và phát triển xuất nhập khẩu bền vững nhằm hạn chế khai thác tài
nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái tự nhiên, giảm thiểu, xử lý và quản lý
chất thải gây ô nhiễm môi trường.
• Xây dựng và triển khai các chiến lược, quy hoạch, đề án, kế hoạch phát
triển xuất nhập khẩu hàng hóa trong từng thời kỳ trên địa bàn các tỉnh và
địa phương.

• Đối với nhập khẩu:


• Theo dõi tiến độ nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại, dây chuyền sản xuất
tiên tiến trên cơ sở đảm bảo phù hợp với nguồn lực, trình độ sản xuất trong
nước, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế
cao cho các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu.Kịp thời có tham mưu, đề
xuất các biện pháp quản lý khi có những biến động mạnh đột ngột về lượng
hàng nhập khẩu.
• Tăng cường nghiên cứu áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá và
chống trợ giá để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà sản xuất trong
nước, phù hợp với các nguyên tắc của WTO.
• Điều hành linh hoạt tỷ giá nhằm kiểm soát mức tăng nhập khẩu phù hợp
yêu cầu tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát.

• Đối với xuất khẩu:


Về chính sách đầu tư:
• Bổ sung danh mục các lĩnh vực, dự án đầu tư trọng điểm quốc gia cũng
như các chính sách khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên xuất khẩu,
lĩnh vực sản xuất các mặt hàng, nguyên vật liệu thay thế hàng nhập khẩu,
lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao.
• Hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách tạo hành lang pháp lý cho phát
triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, có chính sách ưu đãi, khuyến
khích thu hút các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng các cơ sở chế biến sâu để
tạo ra các sản phẩm nông sản, thủy sản chế biến có giá trị cao phục vụ xuất
khẩu.
• Rà soát các chính sách hiện hành liên quan đến thu hút, giải ngân, cơ cấu,
ưu đãi đầu tư đối với khối doanh nghiệp FDI; rà soát tình hình giải ngân
các dự án đầu tư vào các ngành công nghiệp công nghệ cao để tháo gỡ khó
khăn và hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp FDI.

Về chính sách tài chính, tín dụng:


• Nhà nước cần có kế hoạch bố trí tăng kinh phí ngân sách thường xuyên
hàng năm để hỗ trợ, khuyến khích phát triển công nghệ hiện đại, nhất là hỗ
trợ các dự án chuyển giao công nghệ tiên tiến, sử dụng có hiệu quả các
nguồn vốn vay lãi suất thấp, vốn vay theo cơ chế ưu đãi để tăng mạnh vốn
đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ cao.
• Nghiên cứu và bổ sung cơ chế hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư đổi mới công
nghệ - một nhu cầu tất yếu và sự sống còn đối với mỗi doanh nghiệp.
• Có chính sách hỗ trợ nông dân chuyển đổi ngành nghề, bảo hiểm rủi ro
trong sản xuất nông nghiệp.

Về chính sách thuế:


• Cần có chính sách phù hợp để đảm bảo được mức cạnh tranh đối với thị
trường quốc tế đồng thời bảo vệ được hàng nội địa của nước ta. Thu thuế
quá cao sẽ dẫn tới việc tăng giá sản phẩm lên theo, còn quá thấp cũng gây
ra sự thiếu hụt ngân sách nhà nước để phục vụ các dự án khác. Chính vì
vậy chỉ số RCA là công cụ dùng để điều chỉnh xem xét mức thuế có hợp lí
hay không.
• Đơn giản hóa thủ tục hoàn thuế, quyết toán thuế đối với nguyên liệu nhập
khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu. Thực hiện việc miễn giảm thuế
thu nhập hoặc giãn thời hạn nộp thuế thu nhập cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa trong các thời điểm kinh tế vĩ mô bất ổn, lạm phát, lãi suất cao.
• Tiến hành rà soát hệ thống thuế, phí tài nguyên và môi trường, sửa đổi, bổ
sung biểu thuế nhằm hạn chế khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, tài
nguyên đất đai, nguồn nước theo hướng đánh thuế tài nguyên, thuế môi
trường đối với các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.

Về chính sách thương mại:


Chính phủ sẽ là người ký kết với các quốc gia khác các chính sách thương
mại từ đó giúp các hàng hoá Việt Nam cạnh tranh ở các thị trường nước ngoài .
Do đó việc áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ và khuyến khích phát triển các ngành
hàng xuất khẩu có tiềm năng, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm hiện có
RCA, nhằm nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế
giới là rất quan trọng. Một vài chính sách thương mại tiêu biểu của chính phủ
gồm:
1. Chính sách xuất nhập khẩu: giảm thuế xuất khẩu, hỗ trợ vận chuyển,
giảm phí và thời gian thủ tục hải quan.
2. Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài: cấp phép đầu tư, đưa
ra các chính sách ưu đãi thuế và hỗ trợ về hạ tầng và đào tạo.
Đặc biệt, Việt Nam đã tích cực tham gia các hiệp định thương mại tự do
quốc tế như: Hiệp định TPP (hiện tại là CPTPP), Hiệp định EVFTA và RCEP,
giúp mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng cường tính cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong khu vực và trên thế giới.

2. Phân tích cụ thể:


a. 10 ngành xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam:

Code Product label

8517 Telephone sets incl. telephones for cellular networks or for other
wireless networks; other ...

8542 Electronic integrated circuits; parts thereof

6404 Footwear with outer soles of rubber plastics leather or composition


leather and uppers of ...

9403 Furniture and parts thereof n.e.s. (excluding seats and medical surgical
dental or veterinary ...

8473 Parts and accessories (other than covers carrying cases and the like)
suitable for use solely ...

8471 Automatic data-processing machines and units thereof; magnetic or


optical readers machines ...
8544 "Insulated ""incl. enamelled or anodised"" wire cable ""incl. coaxial
cable"" and other insulated ...

8528 Monitors and projectors not incorporating television reception


apparatus; reception apparatus ...

8529 Parts suitable for use solely or principally with transmission and
reception apparatus for ...

6403 Footwear with outer soles of rubber plastics leather or composition


leather and uppers of ...

• 8517. Telephone sets, incl. telephones for cellular networks or for other
wireless networks; other apparatus for the transmission or reception of
voice, images or other data, incl. apparatus for communication in a wired
or wireless network [such as a local or wide area network]; parts thereof
(excluding than transmission or reception apparatus of heading 8443,
8525, 8527 or 8528).

Trong vòng 10 năm qua, chỉ số RCA của lĩnh vực này luôn lớn hơn 2,5 ⇒
VN có lợi thế so sánh lớn. Bên cạnh đó, số liệu còn cho thấy kim ngạch xuất khẩu
của lĩnh vực thiết bị di động đang tăng dần theo thời gian. Điều này đạt được là
nhờ có các yếu tố:
• Chi phí lao động, nhân công thấp so với các quốc gia khác ⇒ tạo ưu thế
khi có thể tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Không những thế, đóng
góp to lớn vào thành công của ngành hàng công nghệ này còn là nhờ khoản
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong nhiều năm (Samsung). Vì thế, Việt
Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất quan trọng trong ngành
hàng công nghệ, là nơi gia công nhiều thiết bị điện thoại và các phụ phụ
kiện liên quan như tai nghe,...
• Việt Nam có lợi thế và tiềm năng lớn trong lĩnh vực này, vì vậy cần chú
trọng đầu tư và phát triển công nghệ, cơ cở hạ tầng, tiến hành rà soát, hoàn
thiện chính sách pháp luật, thực hiện mục tiêu mở rộng thị trường xuất
khẩu như đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, tận dụng cơ hội
từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA),...

• 8542. Electronic integrated circuits; parts thereof.

Từ 2012 đến 2018, chỉ số RCA luôn ở mức dưới 1 ⇒ Việt Nam không có
lợi thế so sánh trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, RCA trong 2 năm 2019 và 2020 đã
tăng và lớn hơn 1 (có lợi thế so sánh), trước khi quay trở lại mức thấp hơn 1 vào
năm 2021. Là mặt hàng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất
khẩu, tăng trưởng của mặt hàng linh kiện điện tử có ảnh hưởng khá lớn đến tăng
trưởng chung của xuất khẩu cả nước.
Các yếu tố như sản xuất và chính sách:
• Chi phí lao động thấp cùng với nguồn nguyên vật liệu phong phú đã góp
phần làm giảm thiểu các chi phi sản xuất. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng
đang đẩy mạnh đầu tư phát triển đa dạng các lĩnh vực trong công nghệ.
• Tuy nhiên, nhóm hàng điện tử và linh kiện của Việt Nam vẫn đang dừng ở
giai đoạn đầu trong chuỗi sản xuất sản phẩm điện tử và phụ thuộc phần lớn
vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Sản phẩm
của doanh nghiệp Việt Nam chưa hướng mạnh vào chế biến sâu, chưa phát
triển sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, tỷ
trọng sản phẩm chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao còn thấp.
• Vì thế, cần các giải pháp hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước và
doanh nghiệp. Cần sự quan tâm đầu tư, xem xét ưu đãi hỗ trợ đối với các
doanh nghiệp và các chương trình xúc tiến thương mại; rà soát, hoàn thiện
chính sách pháp luật, đặc biệt là quy định cụ thể về hàng hóa xuất xứ Việt
Nam; thực hiện các giải pháp nhằm mở rộng thị trường trong nước và xuất
khẩu; tìm kiếm cơ hội kinh doanh và mở rộng thị trường cho các doanh
nghiệp; tận dụng các cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút đầu
tư từ các Hiệp định thương mại tự do mới được ký kết.

• 6404. Footwear with outer soles of rubber, plastics, leather or


composition leather and uppers of textile materials (excluding toy
footwear).
Từ 2012 đến 2021, chỉ số RCA luôn lớn hơn 2,5 ⇒ VN có lợi thế so sánh
lớn trong lĩnh vực giày dép. Tuy nhiên, chỉ số RCA của ngành lại có xu hướng
giảm nhẹ qua các năm. Đây là một trong những lĩnh vực xuất khẩu quan trọng
của Việt Nam khi luôn chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu. Chính vì thế, Việt
Nam cần đầy mạnh phát triển xuất khẩu hàng giày dép, mở rộng quy mô, chất
lượng, ứng dụng sâu rộng các kỹ thuật công nghệ mới.
Về các yếu tố và chính sách:
• Một trong những lợi thế của ngành hàng may mặc giày dép Việt Nam là sự
sẵn có nguồn nguyên liệu. Bên cạnh đó, nguồn lao động trẻ dồi dào, có khả
năng đáp ứng thị trường tốt cùng với chi phí nhân công rẻ.
• Việt Nam cũng đã ký kết các hiệp định thương mại lớn, giảm thuế quan và
các rào cản thương mại cho các thị trường lớn. Hiệp định Đối tác toàn diện
và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) - một hiệp định thương mại
được ký kết bởi Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia,
Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam - cũng đã chứng kiến
xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Canada và Mexico tăng cao.
• Không những vậy, sự tăng trưởng của thị trường này sẽ rất lớn khi các
thương hiệu nổi tiếng thế giới như Nike và Adidas đã quyết định đặt các
cơ sở sản xuất chính của họ tại Việt Nam.
• 9403. Furniture and parts thereof, n.e.s. (excluding seats and medical,
surgical, dental or veterinary furniture).

Từ năm 2012 đến năm 2021, chỉ số RCA của hàng hóa này luôn lớn hơn
2.5 ⇒ VN có lợi thế so sánh rất lớn.
• Về yếu tố sản xuất:
• Về nguyên liệu: Quản lý bền vững và có hiệu quả tổng diện tích rừng sản
xuất được quy hoạch là 8,4 triệu ha, trong đó có 3,63 triệu ha rừng tự nhiên
và 4,15 triệu ha rừng trồng, sử dụng nguyên liệu cây công nghiệp tập trung
và quản lý sử dụng rừng bền vững theo hướng đa mục đích. Phục hồi rừng
và sản xuất nông, lâm kết hợp trên diện tích đất 0,62 triệu ha rừng tự nhiên
nghèo kiệt. Thực hiện các dự án hỗ trợ trồng rừng và dịch vụ chi trả môi
trường rừng để khuyến khích phát triển rừng một cách nhanh chóng và bền
vững, đảm bảo đủ nguyên liệu cho chế biến theo Quy hoạch. Thực hiện các
biện pháp trồng rừng và khai thác hiệu quả để hình thành rừng gỗ lớn thay
thế nhập khẩu.
• Có môi trường sản xuất an toàn nhờ kiểm soát dịch Covid-19 một cách chặt
chẽ trong khi hàng loạt quốc gia phải tạm dừng sản xuất, đóng cửa nhà
máy.
• Các doanh nghiệp ngành gỗ và nội thất Việt Nam có khả năng nhận diện
thị trường tốt và tận dụng các cơ hội khá hiệu quả
• Có sự thay đổi rất lớn về mẫu mã và phong cách bán hàng, bắt kịp những
tiêu chuẩn xuất khẩu và chủ động marketing sản phẩm.
• Về chính sách của chính phủ:
• Tiếp tục thực hiện các chính sách hiện hành, xây dựng chính sách mới: Xây
dựng, bổ sung hệ thống chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp
chế biến lâm sản để ngày càng phù hợp với điều kiện thực tế như: Chính
sách liên kết giữa người sản xuất gỗ, các công ty lâm nghiệp với các cơ sở,
công ty chế biến gỗ; Chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng vùng
nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến gỗ.
• Về đất đai: Rà soát, bổ sung Nghị số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm
2010 của Chính phủ để khuyến khích hơn nữa đầu tư phát triển công nghiệp
chế biến gỗ, nhất là đầu tư các nhà máy chế biến gỗ ở vùng sâu, vùng xa.
• Về khoa học và công nghệ: Xây dựng chính sách ưu đãi đối với các doanh
nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại, thân thiện với
môi trường. Xây dựng các trung tâm nghiên cứu, thiết kế sản phẩm gỗ bằng
kinh phí khoa học công nghệ của Nhà nước. Hỗ trợ tập huấn về công nghệ
thông tin, xây dựng và áp dụng chứng chỉ FSC, CoC, ISO,... cho doanh
nghiệp chế biến và người trồng rừng.

• 8473. Parts and accessories (other than covers, carrying cases and the
like) suitable for use solely or principally with machines of heading 8469
to 8472, n.e.s.
Từ năm 2012 đến 2019, chỉ số RCA luôn dưới 1 ⇒ Việt Nam không có lợi
thế so sánh trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, chỉ số RCA đã lớn hơn 1 vào năm 2020
⇒ Việt Nam có lợi thế so sánh. Một điều đáng mừng là chỉ số RCA vào năm 2021
bứt phá một cách ngoạn mục đạt 2,77 > 2,5 ⇒ VN có lợi thế so sánh tuyệt vời
trong lĩnh vực này.
• Về yếu tố sản xuất:
• Nhân lực: có thể tuyển từ đội ngũ nhân lực đã được đào tạo cho những nhà
máy nhiệt điện cổ điển và đã tích lũy kinh nghiệm ở những nhà máy đó.
• Cơ sở vật chất: Các cơ sở giáo dục đào tạo các chuyên ngành này còn chưa
nhiều và hiếm người học.
• Về chính sách của chính phủ:
• Hỗ trợ kỹ thuật: Chính phủ Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cho các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp. Điều này bao gồm hỗ
trợ nghiên cứu và phát triển, cũng như hỗ trợ thiết kế và tiếp thị sản phẩm.

• 8471. Automatic data-processing machines and units thereof; magnetic


or optical readers, machines for transcribing data onto data media in
coded form and machines for processing such data, n.e.s.
Theo bảng dữ liệu, chỉ số RCA năm 2012 là 0,68 < 1 Việt Nam không có
lợi thế so sánh trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, từ năm 2013 đến 2016, chỉ số RCA
bứt phá ngoạn mục đạt được luôn lớn hơn 1 ⇒ Việt Nam có lợi thế so sánh. Từ
năm 2017 đến 2021, chỉ số RCA lại bị giảm xuống luôn dưới 1 mặc dù kim ngạnh
xuất khẩu tương đối tăng ⇒ Việt Nam không có lợi thế so sánh trong lĩnh vực
này.
• Về yếu tố sản xuất:
• Nhân lực: có thể tuyển từ đội ngũ nhân lực đã được đào tạo cho những nhà
máy nhiệt điện cổ điển và đã tích lũy kinh nghiệm ở những nhà máy đó.
• Cơ sở vật chất: Các cơ sở giáo dục đào tạo các chuyên ngành này còn chưa
nhiều và hiếm người học.
• Về chính sách của chính phủ:
• Hỗ trợ kỹ thuật: Chính phủ Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cho các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp. Điều này bao gồm hỗ
trợ nghiên cứu và phát triển, cũng như hỗ trợ thiết kế và tiếp thị sản phẩm.

• 8544. "Insulated ""incl. enamelled or anodised"" wire, cable ""incl.


coaxial cable"" and other insulated electric conductors, whether or not
fitted with connectors; optical fibre cables, made up of individually
sheathed fibres, whether or not assembled with electric conductors or
fitted with connectors"

Từ 2012 đến 2015, chỉ số RCA luôn lớn hơn 2,5 ⇒ VN có lợi thế so sánh
lớn trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, chỉ số RCA đã giảm nhẹ từ năm 2016 đến năm
2017, mặc dù thực tế là giá trị của ngành tiếp tục tăng dần. Từ năm 2018 - 2021,
chỉ số RCA tăng trở lại để có được lợi thế so sánh lớn hơn trong lĩnh vực này.
Yếu tố sản xuất:
• Cơ sở vật chất: Hiện tại, Việt Nam có trên 200 doanh nghiệp tham gia sản
xuất và xuất khẩu dây, cáp điện, trong đó có nhiều công ty 100% vốn đầu
tư nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài để đầu tư sản xuất, xuất khẩu
mặt hàng này với quy mô lớn và có dây chuyền công nghệ hiện đại.
• Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực dồi dào, chi phí nhân công cho ngành rẻ.
• Nguồn vật liệu: Nguyên vật liệu dồi dào và có sẵn trong nước với giá thành
thấp, không phải nhập các nguồn nguyên liệu từ nước ngoài, đây là một lợi
thế lớn khi cạnh tranh.
Chính sách của chính phủ:
• Ưu đãi đầu tư vào sản xuất công nghiệp: Chính phủ Việt Nam đưa ra nhiều
ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất công nghiệp, bao gồm
miễn thuế, giảm phí thuê đất và tiếp cận tín dụng.
• Ưu đãi về thuế quan: Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp
nhằm cắt giảm thuế quan đối với hàng công nghiệp xuất khẩu. Ví dụ, theo
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc, hàng xuất khẩu của
Việt Nam đối với một số sản phẩm công nghiệp phải chịu mức thuế bằng
0. (Nhóm hàng dây điện & dây cáp điện đã được xuất khẩu sang hơn 16 thị
trường trên thế giới, những thị trường có kim ngạch lớn gồm: Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Hồng Kông. Trung Quốc vẫn là thị trường
chính)
• Hỗ trợ kỹ thuật: Chính phủ Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cho các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp. Điều này bao gồm hỗ
trợ nghiên cứu và phát triển, cũng như hỗ trợ thiết kế và tiếp thị sản phẩm.
Ngành sản xuất dây cáp điện của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trong
những năm gần đây. Ngành này đã được hưởng lợi từ các chính sách thuận
lợi của chính phủ, nguồn lao động giá rẻ sẵn có và nhu cầu điện trong nước
ngày càng tăng.

• 8528. Monitors and projectors, not incorporating television reception


apparatus; reception apparatus for television, whether or not
incorporating radio-broadcast receivers or sound or video recording or
reproducing apparatus.
Từ 2012 đến 2015, chỉ số RCA luôn dưới 1 ⇒ Việt Nam không có lợi thế
so sánh trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, từ 2016 đến 2019, chỉ số RCA luôn lớn
hơn 1 ⇒ VN có lợi thế so sánh. Đó là điều tích cực, chỉ số RCA luôn lớn hơn 2.5
trong năm 2020 và 2021 ⇒ VN có lợi thế so sánh lớn.
• Yếu tố sản xuất: Việt Nam hiện đang nằm trong vài vị trí đặc biệt hấp dẫn
trong sản xuất các thiết bị thu sóng truyền hình. Chính phủ luôn quan tâm
và đầu tư mạnh trong các thiệt bị và công nghệ truyền sóng.
• Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực trong mảng ngành thiết bị màn hình và
thu truyền vẫn luôn khan hiếm và đòi hỏi có nguồn nhân công tư mọi nơi
trên cả nước. Việt Nam có độ phủ cao nên nhu cầu tìm đủ nguồn nhân công
luôn là ưu tiên hàng đầu cho các doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp
Việt Nam cũng như các công ty tư nhân đang ngày càng gia tăng tuyển
dụng nhân lực cũng như sự đầu tư chuyên môn cho các nhân công trong
quá trình làm việc.
• Chính sách của chính phủ:
• Tập trung giúp một số doanh nghiệp việt nam xây dựng thương hiệu và
nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành điện tử nhằm tạo cơ hội để nhiều
doanh nghiệp nội giữ vai trò dẫn dắt thị trường điện tử trong nước, đặc biệt
là đối với sản phẩm điện - điện tử nhập khẩu.
• Tiếp tục thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp điện tử tại Việt Nam;
thiết lập mạng lưới cung cấp linh kiện phục vụ các hoạt động chế tạo sản
phẩm hoàn thiện.
• Đề xuất yêu cầu phải ký quỹ bảo vệ môi trường trong việc tiêu huỷ sản
phẩm thải bỏ đối với sản phẩm điện - điện tử nhập theo quy định của pháp
luật về bảo vệ môi trường.

• 8529. Parts suitable for use solely or principally with transmission and
reception apparatus for radio-telephony, radio-telegraphy, radio-
broadcasting, television, television cameras, still image video cameras
and other video camera recorders, radar apparatus, radio navigational
aid apparatus or radio remote control apparatus, n.e.s.

Từ năm 2012 đến 2017, chỉ số RCA luôn dưới 1 ⇒ Việt Nam không có lợi
thế so sánh trong lĩnh vực này. Trong 4 năm qua, VN vượt trội đạt được kết quả
vượt trội khi chỉ số RCA luôn lớn hơn 2,5 ⇒ VN có lợi thế so sánh lớn trong lĩnh
vực này. Mặc dù chỉ số RCA năm 2021 thấp hơn so với năm 2020 nhưng giá trị
xuất khẩu của ngành ngày càng tăng, hàm ý Việt Nam sẽ tiếp tục có lợi thế so
sánh đáng kể trong tương lai.
Yếu tố sản xuất:
• Việt Nam hiện đang nằm trong vài vị trí đặc biệt hấp dẫn trong sản xuất
các thiết bị thu sóng truyền hình. Chính phủ luôn quan tâm và đầu tư mạnh
trong các thiệt bị và công nghệ truyền sóng.
• Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực trong mảng ngành truyền hình thu sóng
vẫn luôn khan hiếm và cần nhiều nguồn nhân công tư mọi nơi trên cả nước.
Do cần độ phủ sóng cao nên nhu cầu tìm đủ nguồn nhân công là chưa bao
giờ đủ. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các công ty tư nhân
vẫn luôn gia tăng tuyển dụng nhân lực cho mảng dịch vụ truyền hình thu
sóng này.
Chính sách của chính phủ:
• Theo điều 5 Nghị định 06/2016/NĐ-CP: “Tạo điều kiện thuận lợi cho Hiệp
hội truyền hình trả tiền và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh,
truyền hình hoạt động hiệu quả để góp phần thúc đẩy phát triển thị trường
dịch vụ phát thanh, truyền hình phù hợp với chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”, Qua đó cho thấy được sự ủng
hộ của chính phủ trong lĩnh vực này.

• 6403. Footwear with outer soles of rubber, plastics, leather or


composition leather and uppers of leather (excluding orthopaedic
footwear, skating boots with ice or roller skates attached, and toy
footwear).
Theo dữ liệu trong bảng trên, chúng ta có thể thấy rằng Ngành "Footwear
with outer soles of rubber, plastics, leather or composition leather and uppers of
leather (excluding orthopedic footwear, skating boots with ice or roller skates
attached, and toy footwear)" là một trong những mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu của
Việt Nam khi đạt chỉ số RCA cao, vượt trội so với các mặt hàng xuất khẩu khác.
Trong 10 năm qua, chỉ số RCA luôn lớn hơn 2,5 ⇒ VN có lợi thế so sánh lớn
trong lĩnh vực này ở thị trường xuất khẩu.
• Về yếu tố sản xuất trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam:
• Nguồn nguyên liệu: Một trong những lợi thế của hàng thủ công mỹ nghệ Việt
Nam là sự sẵn có nguồn nguyên liệu. Nhìn chung, mặt hàng TCMN Việt Nam
vẫn còn một số hạn chế về mặt thiết kế và ý tưởng. Tuy nhiên, nước ta vẫn
dồi dào về nguồn nguyên liệu sản xuất đầu vào. Trong quá trình sản xuất hàng
xuất khẩu, phần lớn nguồn nguyên liệu được khai thác tại chỗ. Việt Nam gần
như không phụ thuộc vào bất kỳ nguyên liệu nhập khẩu nào (ước tính chỉ
chiếm từ 3 – 3,5% giá trị xuất khẩu).
• Nguồn lao động dồi dào đáp ứng thị trường tốt: Nhu cầu tiêu thụ hàng
TCMN đã tăng dần trong những năm gần đây. Điều đáng mừng là họ có thái
độ khá tích cực đối với hàng TCMN. Doanh nghiệp Việt cũng từng bước tiếp
cận và đáp ứng yêu cầu hợp chuẩn của nhiều nhà nhập khẩu và các tập đoàn
lớn trên thế giới như Ikea, Walmart, Target... Tiếp đến là sức hút từ lực lượng
lao động Việt Nam bởi họ vừa có kỹ năng vừa có khả năng tiếp thu công nghệ
mới khá nhanh chóng.
• Về chính sách của chính phủ: Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương)
đóng vai trò là đơn vị đầu mối; hỗ trợ quảng bá và xây dựng hình ảnh cho thủ
công mỹ nghệ nước nhà. Bằng cách tổ chức các hoạt động đa dạng và chuyên
sâu trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng nhiều thách thức và cạnh tranh.
Trong những năm qua, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) thường xuyên triển
khai các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức của doanh nghiệp
về thiết kế, phát triển sản phẩm và xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu
cho doanh nghiệp. Các làng nghề truyền thống cũng cần thay đổi kiểu dáng
để đáp ứng sở thích của người tiêu dùng. Những hoạt động đó hướng đến mục
đích để ngành thủ công mỹ nghệ nâng cao sức cạnh tranh và hội nhập vào nền
kinh tế toàn cầu.

b. 10 ngành nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam:

Code Product label

8542 Electronic integrated circuits; parts thereof

8517 Telephone sets, incl. telephones for cellular networks or for other
wireless networks; other ...

8529 Parts suitable for use solely or principally with transmission and
reception apparatus for ...

8534 Printed circuits

2709 Petroleum oils and oils obtained from bituminous minerals, crude
2710 Petroleum oils and oils obtained from bituminous minerals (excluding
crude); preparations containing ...

7208 Flat-rolled products of iron or non-alloy steel, of a width >= 600 mm,
hot-rolled, not clad, ...

8541 Diodes, transistors and similar semiconductor devices; photosensitive


semiconductor devices, ...

9999 Commodities not elsewhere specified

6006 "Fabrics, knitted or crocheted, of a width of > 30 cm (excluding warp


knit fabrics ""incl. ...

• 8542. Electronic integrated circuits; parts thereof.

Từ năm 2012 đến 2018, chỉ số RCA đều đạt trên 2 nhưng vẫn nhỏ hơn 2,5
⇒ Việt Nam có lợi thế so sánh trong lĩnh vực nhập khẩu trong giai đoạn này.
Trong 3 năm (2018 - 2021), RCA của ngành này vượt 2,5 ⇒ Việt Nam có lợi thế
so sánh lớn trong lĩnh vực nhập khẩu trong giai đoạn này.
• Về yếu tố sản xuất trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam:
• Việt Nam nhập khẩu các linh kiện và mạch tích hợp điện tử vì khả năng
sản xuất các linh kiện này trong nước hiện còn hạn chế. Các mạch tích hợp
điện tử rất phức tạp và đòi hỏi đầu tư đáng kể vào nghiên cứu và phát triển
cũng như các cơ sở sản xuất chuyên dụng, điều có thể không sẵn có ở Việt
Nam.
• Ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát
triển ban đầu và nhiều nhà sản xuất điện tử trong nước dựa vào các linh
kiện nhập khẩu để lắp ráp sản phẩm của họ. Kết quả là Việt Nam đã trở
thành nhà nhập khẩu đáng kể các linh kiện và mạch tích hợp điện tử, được
sử dụng trong nhiều ứng dụng, bao gồm điện tử tiêu dùng, thiết bị viễn
thông và máy móc công nghiệp.
• Về chính sách của chính phủ: chính phủ Việt Nam đang thực hiện các
bước để hỗ trợ sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử trong nước, bao
gồm cung cấp các ưu đãi cho nghiên cứu và phát triển và đầu tư vào cơ sở
hạ tầng sản xuất. Do đó, khả năng sản xuất mạch tích hợp điện tử và linh
kiện trong nước của Việt Nam có thể tăng lên trong tương lai, làm giảm
nhu cầu nhập khẩu.

• 8517. Telephone sets, incl. telephones for cellular networks or for other
wireless networks; other apparatus for the transmission or reception of
voice, images or other data, incl. apparatus for communication in a wired
or wireless network [such as a local or wide area network]; parts thereof
(excluding than transmission or reception apparatus of heading 8443,
8525, 8527 or 8528).
Từ năm 2012-2020, chỉ số RCA luôn ở mức trên 1 ⇒ Việt Nam có lợi thế
so sánh về lĩnh vực nhập khẩu trong giai đoạn này. Việt Nam nhập khẩu bộ điện
thoại, bao gồm cả điện thoại cho mạng di động hoặc mạng không dây khác và các
thiết bị liên quan khác vì một số lý do:
• Nhu cầu cao: Khi nền kinh tế Việt Nam phát triển và dân số kết nối nhiều
hơn, nhu cầu về thiết bị viễn thông, đặc biệt là điện thoại di động và các
thiết bị không dây khác ngày càng tăng. Sản xuất trong nước có thể không
đủ đáp ứng nhu cầu này, nhất là đối với các thiết bị cao cấp hoặc chuyên
dụng.
• Tiến bộ công nghệ: Công nghệ viễn thông đang phát triển nhanh chóng,
với các tính năng và chức năng mới được giới thiệu một cách thường
xuyên. Các nhà sản xuất trong nước có thể không có nguồn lực hoặc chuyên
môn để theo kịp những thay đổi này, điều này có thể dẫn đến sự phụ thuộc
vào các sản phẩm nhập khẩu.
• Tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu: Nhiều nhà sản xuất viễn thông lớn
được đặt bên ngoài Việt Nam, đặc biệt là ở Trung Quốc và các khu vực
khác của Châu Á. Bằng cách nhập khẩu sản phẩm từ các nhà sản xuất này,
các công ty Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và tận
dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô.
Nhìn chung, mặc dù Việt Nam đã có ngành viễn thông trong nước, nhưng
vẫn cần nhập khẩu một lượng đáng kể thiết bị viễn thông để đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng của mình. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam đang thực hiện các
bước để hỗ trợ sự phát triển của ngành viễn thông nước nhà, bao gồm đầu tư vào
nghiên cứu và phát triển và đưa ra các ưu đãi cho các nhà sản xuất trong nước.
Điều này có thể giúp giảm sự phụ thuộc của Việt Nam vào thiết bị viễn thông
nhập khẩu trong tương lai.

• 8529. Parts suitable for use solely or principally with transmission and
reception apparatus for radio-telephony, radio-telegraphy, radio-
broadcasting, television, television cameras, still image video cameras
and other video camera recorders, radar apparatus, radio navigational
aid apparatus or radio remote control apparatus, n.e.s.

Năm 2012, chỉ số RCA đạt gần mức 1 => Việt Nam gần như bắt đầu có lợi
thế cạnh tranh. Kể từ năm 2013 đến năm 2021, chỉ số RCA tăng mạnh và đa số
các năm đều hơn mức 2.5, nước ta gần như đã đẩy mạnh việc nhập khẩu cho thấy
nhu cầu hiện tại về các thành phẩm có sử dụng các bộ phận này tăng cao.
• Các sản phẩm sử dụng nhóm hàng liên quan tới các thiết bị thu và
truyền sóng, điển hình là điện thoại di động. Hiện nay nhu cầu về
điện thoại di động hầu như ở các quốc gia nào cũng cao, vì vậy để
tiết kiệm chi phí Việt Nam lựa chọn việc nhập khẩu chúng cho các
doanh nghiệp thay vì tự sản xuất trong nước nhiều hơn.
• Nhưng, đây chỉ là giải pháp hiện tại, trong tương lai Việt Nam đang
thúc đẩy phát triển nhóm ngành điện tử và đặc biệt khuyến khích các
doanh nghiệp non trẻ đầu tư hơn cho các sản phẩm, cùng với việc cố
gắng sản xuất các loại máy móc, công nghiện tân tiến, tối ưu để tự
chủ tốt hơn trong những ngành đòi hỏi trình độ chuyên môn cao,
không cần phụ thuộc vào các quốc gia khác.
• Trong bối cảnh phức tạp khi giá dầu khủng hoảng, Bộ Tài chính đề
xuất điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu thông thường của mặt hàng
HS2709 từ 3% xuống 0%, hỗ trợ cho những nhà cung cấp nhập khẩu
tốt hơn và điều chỉnh lại mức giá chung của thị trường sao cho hợp
lí.

• 8534. Printed circuits.

Nhìn chung chỉ số RCA của mặt hàng này khá cao (lớn hơn 2.5) và từ năm
2017 trở đi, chỉ số RCA luôn giữ mức trên 5. Đồng thời, sản lượng của mặt hàng
này tại Việt Nam đều tăng qua mỗi năm cho thấy đây là mặt hàng nhập khẩu rất
quan trọng của Việt Nam.
Mặc dù Việt Nam đã xuất hiện vài doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này
nhưng do nhiều lí do khác như năng lực sản xuất, trình độ chuyên môn còn hạn
chế, không kịp đáp ứng để cung cấp cho các linh kiện cần nó vì thế nước ta buộc
phải nhập khẩu nhiều để phục vụ sản xuất các thành phẩm khác cho nhu cầu trong
và ngoài nước.
Một số lợi thế khi Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này:
• Tiết kiệm được chi phí vì ở một số nước như Trung Quốc các mặt hàng
này được sản xuất rất nhiều với chi phí thấp, dễ dàng hơn so với trong nước
ta
• Để sản xuất cần các công nghệ máy móc, cũng như phải đáp ứng được chất
lượng sản phẩm. Đối với nước ta, những tiêu chí đó vẫn còn đang kém,
không đủ đáp ứng được tiêu chuẩn nên tốt nhất vẫn là nhập khẩu từ các
nước chuyên môn về HS8534.
Tóm lại, vị thế của Việt Nam đang dần lớn mạnh khi sản xuất các đồ linh
kiện, điện tử và mạch in là một trong những linh kiện cần thiết để sản xuất điện
tử. Việc cung ứng đủ cho nhu cầu cả trong và ngoài nước chỉ có thể khi Việt Nam
buộc phải nhập khẩu mạch in bởi số mạch in trong nước không thể đáp ứng được
tiêu chuẩn dùng trong khâu sản xuất điện tử.

• 2709. Petroleum oils and oils obtained from bituminous minerals, crude.
Chỉ số RCA của dầu mỏ và các loại dầu thu được từ khoáng bi-tum, ở dạng
thô rất thấp, tất cả đều dưới mức 1, tuy vậy từ 2018 đến năm 2021 thì lại có xu
hướng tăng dần, và giá trị nhập khẩu cũng tăng đáng kể so với trước đây.
Dầu mỏ hiện đang là một trong những loại mặt hàng luôn được chính phủ
quan tâm và chiếm tỉ trọng cao trong lượng nhập khẩu của Việt Nam. Tuy Việt
Nam là quốc gia khai thác dầu thô, có hoạt động xuất khẩu, nhưng vẫn phải nhập
một lượng dầu thô rất lớn về để lọc. Về nguyên nhân, theo các chuyên gia, do
chủng loại dầu thô trong nước ta không hoàn toàn phù hợp với các nhà máy hiện
có. Nhà máy lọc dầu thường được thiết kế chỉ để lọc một số loại dầu thô nhất
định, không phải loại dầu thô nào đưa vào sản xuất cũng được và không phải loại
dầu thô nào đưa vào sản xuất cũng cho hiệu quả tối ưu. Vì vậy, Việt Nam vẫn
phải xuất dầu thô không phù hợp với công nghệ lọc trong nước và nhập khẩu loại
dầu thô thích hợp về để lọc, sản xuất ra các loại xăng dầu để phục vụ tiêu dùng
trong nước.

• 2710. Petroleum oils and oils obtained from bituminous minerals


(excluding crude); preparations containing >= 70% by weight of
petroleum oils or of oils obtained from bituminous minerals, these oils
being the basic constituents of the preparations, n.e.s.; waste oils
containing mainly petroleum or bituminous minerals.

Trong mười năm qua, chỉ số RCA của nhóm dầu mỏ và dầu thu được
khóang bi-tum đều dưới mức 2. Từ năm 2015 trở lại đây, giá dầu thế giới giảm
mạnh và kéo dài tiêu cực đã khiến cho cả ngành dầu khí thế giới lao đao, trong
đó có Việt Nam, cùng với một số chính sách nhập khẩu còn bất cập nên sản lượng
nhập khẩu biến động giảm khá nhiều, đến nay đã có dấu hiệu tăng trở lại.
Tuy chỉ số này không quá cao nhưng vẫn khiến Việt Nam phải nhập khẩu
nhóm hàng này vì:
• Sản lượng trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu. Dù Việt Nam có khả
năng sản xuất ra nhóm nhiên liệu nhưng nhu cầu sử dụng quá cao cần nhập
khẩu ròng để cung cấp đủ cho các mặt hàng cần nó như xăng, dầu diesel…
• Về phía chính phủ, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án năng
lượng, trong đó có nhóm ngành dầu khí. Mục đích của việc này là tạo cơ
sở cho xăng dầu Việt Nam đi tiếp cận với thị trường quốc tế, mở rộng nhiều
hơn các công ty dầu khí có quy mô lớn, chất lượng hàng đầu trong nước,
phuc vụ nhu cầu người dân và xuất khẩu tốt hơn.
• Tốc độ sản xuất trong các ngành năng lượng của Việt Nam vốn chưa đủ
trình độ để đuổi kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta, chưa kể để tồn tại
được lâu cần phải có những công nghệ máy móc tiên tiến để lọc dầu, khai
thác.. những mặt này vẫn được xem là những hạn chế của nước ta.
⇒ Các chính sách gần đây của chính phủ đang yêu cầu đẩy mạnh nhập
khẩu dầu khí do sản lượng của nhóm này ở nước ta đang suy giảm, càng khó khăn
hơn trong việc cung cấp đủ cho nhu cầu trong nước. Đồng thời tiến hành giao
thương với các đối tác nước ngoài để thu hút đầu tư, duy trì hoạt động thương
mại, điều chỉnh lại các thuế quan nhập khẩu tạo thuận lợi cho việc nhập khẩu diễn
ra tốt hơn.

• 7208. Flat-rolled products of iron or non-alloy steel, of a width >= 600


mm, hot-rolled, not clad, plated or coated.

Trong hơn 10 năm qua, chỉ số RCA của ngành “Sản phẩm sắt hoặc thép
không hợp kim…” tại Việt Nam duy trì ổn định và luôn lớn hơn 2,5. Việt Nam
nhập khẩu nhiều trong ngành này. Vì :
• Lượng sản xuất thép trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu của đất nước.
• Sau khi Việt Nam trải qua sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong những
năm gần đây, dẫn đến nhu cầu về thép trong các ngành công nghiệp khác
nhau như xây dựng, sản xuất và cơ sở hạ tầng tăng lên.
• Với mong muốn giảm bớt chi phí nên Việt Nam đã nhập khẩu thép cán
nóng ở một số quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản,...
• Và các chính sách được chính phủ Việt Nam thực hiện nhằm khuyến khích
đầu tư nước ngoài vào ngành thép, điều này đã giúp tăng khả năng tiếp cận
thị trường quốc tế cho các sản phẩm thép của đất nước.Những chính sách
này đã giúp thu hút các công ty thép nước ngoài, tăng tính sẵn có của các
sản phẩm thép và giảm giá.

• 8541. Diodes, transistors and similar semiconductor devices;


photosensitive semiconductor devices, incl. photovoltaic cells whether or
not assembled in modules or made up into panels (excluding photovotaic
generators); light emitting diodes; mounted piezoelectric crystals; parts
thereof.

Từ 2012 đến 2014, chỉ số RCA dưới 1 ⇒ Trong 3 năm này, Việt Nam
không có nhập khẩu nhiều trong ngành này. Từ năm 2015 đến 2018, Việt Nam
bắt đầu có lợi thế cạnh tranh hơn với chỉ số RCA đạt trên 1 ⇒ Việt Nam bắt
đầu nhập khẩu nhiều hơn vào ngành này trong giai đoạn này. Từ năm 2019 đến
2020, chỉ số RCA tăng lên trên 2,5 và duy trì trong 2 năm ⇒ Việt Nam nhập khẩu
mạnh về ngành này trong giai đoạn này. Tuy nhiên, sang năm 2021, chỉ số RCA
giảm xuống dưới 2,5 ⇒ Việt Nam vẫn tiếp tục nhập khẩu trong giai đoạn này.
Việt Nam nhập khẩu nhiều trong ngành này vì:
• Còn hạn chế sản xuất chúng trên quy mô lớn hay chưa đáp ứng nhu cầu về
các linh kiện này. Mặc dù Việt Nam có ngành công nghiệp sản xuất điện
tử đang phát triển, nhưng vẫn chưa sản xuất được các linh kiện này ở cùng
mức chất lượng hoặc hiệu quả chi phí như các quốc gia khác. Ngoài ra,
việc nhập khẩu các linh kiện này có thể giúp hỗ trợ ngành sản xuất điện tử
của Việt Nam bằng cách cung cấp các đầu vào cần thiết để sản xuất các sản
phẩm điện tử hoàn thiện.
• Còn đem lại một lợi thế về chi phí khi nhập khẩu các linh kiện. Do giá của
các linh kiện điện tử thường biến động dựa trên điều kiện cung và cầu toàn
cầu.Từ đó nhập khẩu các linh kiện này, Việt Nam sẽ tận dụng được mức
giá thấp hơn ở các thị trường khác hay đảm bảo nguồn cung ổn định cho
các linh kiện này từ nhiều nguồn.

• 9999. Commodities not elsewhere specified.

Chỉ số RCA từ 2012 đến 2021 dưới 1 ⇒ Việt Nam nhập khẩu ít đối với
ngành này. Vì :
• Cung cấp hỗ trợ cho các ngành khác.
• Giảm bớt chi phí và nâng cao chất lượng hiệu quả cho các mặt hàng xuất
khẩu.
• Hơn nữa, chính phủ còn thực hiện nhiều chính sách, hỗ trợ giúp cho tiết
kiệm chi phí, thúc đẩy phát triển các ngành xuất khẩu và tạo các mối quan
hệ tốt đẹp với đối tác. Từ đó, làm cho đất nước ngày càng phát triển hơn.

• 6006."Fabrics, knitted or crocheted, of a width of > 30 cm (excluding warp


knit fabrics ""incl. those made on galloon knitting machines"", those
containing by weight >= 5% of elastomeric yarn or rubber thread, and pile
fabrics, incl. ""long pile"", looped pile fabrics, labels, badges and similar
articles, and knitted or crocheted fabrics, impregnated, coated, covered or
laminated)"

Chỉ số RCA từ 2012 đến 2021 trên 2,5 ⇒ Việt Nam nhập khẩu mạnh trong
ngành này. Vì:
• Tập chung sản xuất các ngành vải khác.
• Do ngành dệt may trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu đối với một số
loại vải nhất định hay do vải nhập khẩu có chất lượng cao hơn và tiết kiệm
chi phí hơn. Việt Nam có ngành dệt may đang phát triển, nhưng chưa có
công nghệ tiên tiến hoặc cơ sở hạ tầng cần thiết để sản xuất một số loại vải
nhất định.
• Và nhập khẩu các loại vải này giúp hỗ trợ hiệu quả ngành sản xuất hàng
may mặc và trang phục của Việt Nam, ngành đóng góp chính cho nền kinh
tế của đất nước.

You might also like