Luật Hiến pháp Việt Nam - EL08.076 - NGUYỄN VĂN YÊM

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

TRUNG TÂM ELEARNING

ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

Học phần Luật Hiến pháp Việt Nam

Sinh viên lựa chọn 01 đề để làm bài

Đề 1. Phân tích đặc điểm về tính hiệu lực pháp lý tối cao của hiến pháp.
Cho ví dụ minh họa.
Bài làm
1. Các khái niệm
1.1. Hiến pháp
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam “Hiến pháp là đạo luật cơ bản
của nhà nước, do cơ quan đại diện và quyền lực nhà nước cao nhất ban hành
hoặc sửa đổi theo một trình tự nghiêm ngặt; là văn bản có hiệu lực pháp lí cao
nhất, có ý nghĩa chính trị - pháp lí lớn. Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản,
quan trọng và quyết định của đời sống xã hội, như hình thức tổ chức nhà nước,
cơ cấu và thẩm quyền của bộ máy nhà nước, trình tự hình thành các cơ quan nhà
nước, chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước; quyền, nghĩa vụ cơ bản của
công dân; những nguyên tắc chung nhất thể hiện mục đích, xu hướng vận động
của xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Các quy định của Hiến pháp là
những quy định xác lập, có giá trị xuất phát điểm; chúng điều chỉnh những quan
hệ xã hội quan trọng nhất và đồng thời là cơ sở pháp luật cho tất cả các ngành
luật nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật của một nước. Các
văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Những văn bản trái với
Hiến pháp bị xem là vi phạm Hiến pháp, phải bị xoá bỏ”
Trang 2

Theo Nguyễn Đăng Dung (2006), “Hiến pháp là một đạo luật cơ bản do cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành quy định việc tổ chức nhà nước, cơ
cấu, thẩm quyền các cơ quan nhà nước Trung ương và quyền cơ bản của con
người. Mọi cơ quan và mọi tổ chức phải có nghĩa vụ tuân thủ hiến pháp”
Từ các khái niệm trên, Hiến pháp có thể được hiểu như đạo luật cơ bản
của Nhà nước do cơ quan đại diện có thẩm quyền cao nhất của nhân dân thông
qua hoặc nhân dân trực tiếp thông qua thể hiện ý chí, lợi ích của nhà cầm quyền
gồm những nguyên tắc cơ bản nhất trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà
nước và các quyền cơ bản của công dân.
1.2. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam
Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định khái quát
về chế độ, quyền, nghĩa vụ nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các lĩnh vực
trong đời sống xã hội, của công dân Việt Nam và thể chế hoá mối quan hệ giữa
Đảng – Nhà nước – Nhân dân.
1.3. Bản chất của Hiến pháp
Chủ nghĩa Mác - Lênin quan niệm về bản chất của pháp luật nói chung
cũng như của Hiến pháp nói riêng trên cơ sở nhìn nhận bản chất giai cấp của nó.
Theo đó, mọi Hiến pháp đều là sản phẩm của đấu tranh giai cấp, đều là công cụ
mà giai cấp hoặc liên minh chính trị sử dụng để khẳng định và duy trì sự thống
trị của mình. V.I.Lênin đã viết: “Bản chất của Hiến pháp là ở chỗ các đạo luật cơ
bản của nhà nước nói chung và các đạo luật về quyền bầu cử các cơ quan đại
diện, về chức năng của các cơ quan đó v.v.. đều thể hiện mối tương quan thực tế
của các lực lượng trong đấu tranh giai cấp” .
Tuy nhiên, từ thực tiễn phát triển của nền lập hiến thế giới cũng như sự
phát triển của Hiến pháp Việt Nam, Hiến pháp ngoài bản chất giai cấp còn mang
bản chất xã hội. “Hiến pháp, cũng như bản thân quyền lực nhà nước, cũng luôn
luôn là cơ sở pháp lý của toàn xã hội nhằm ghi nhận và thể hiện những lợi ích
Trang 3

tương hợp của các tầng lớp xã hội, lợi ích chung của nhân dân, của dân tộc,
đương nhiên ở đó luôn luôn có tính đến và trên thực tế phải tính đến lợi ích và ý
chí của tầng lớp, của giai cấp là lực lượng xã hội chủ đạo trong từng thời kỳ lịch
sử nhất định. Cũng vì thế mà những khái niệm “nhân dân”, “dân tộc” luôn luôn
là những khái niệm mở đầu cho các bản Hiến pháp.”
Ở Việt Nam, Hiến pháp phản ánh ý chí và nguyện vọng chung của dân tộc
và toàn thể nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng, đội ngũ tiên phong
của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn dân tộc Việt Nam. Tại lời
nói đầu của Hiến pháp năm 2013 trịnh trọng tuyên bố: “Nhân dân Việt Nam xây
dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh.”
1.4. Vai trò và chức năng của Hiến pháp
Trước hết, Hiến pháp hợp pháp hóa ở mức độ cao nhất sự tồn tại của chế
độ chính trị, chế độ kinh tế xã hội và trật tự xã hội. Bên cạnh đó, Hiến pháp xác
định địa vị pháp lý chung nhất của nhà nước, của Đảng Cộng sản, các tổ chức
chính trị - xã hội, của các cá nhân trong xã hội.
Thứ hai, Hiến pháp là nền tảng, là xuất phát điểm cho quá trình phát triển
và hoàn chỉnh của pháp luật, tạo khuôn khổ chung cho toàn bộ hệ thống pháp lý.
Trên cơ sở các nguyên tắc, quy định chung nhất của Hiến pháp, nhà nước ta ban
hành các Luật, Pháp lệnh và các văn bản dưới luật để cụ thể hóa.
Thứ ba, Hiến pháp ổn định hóa các quan hệ xã hội. Thông thường, một
bản Hiến pháp có hiệu lực lâu dài và bảo đảm sự ổn định cho các quan hệ xã hội,
các thiết chế chính trị
Thứ tư, Hiến pháp là văn kiện chính trị - pháp lý quan trọng quy định về
những vấn đề lớn, cơ bản, có tầm chiến lược lâu dài của đất nước; thể chế hóa
cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và các
Trang 4

văn kiện Đại hội Đảng trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lenin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn cách mạng nước ta.
2. Tính tối cao của Hiến pháp
2.1. Vì sao Hiến pháp được tôn vinh đạo luật có tính tối cao?
Hiến pháp ra đời nhằm bảo vệ thành quả cách mạng của giai cấp thống trị
đối với các giai cấp khác, bảo vệ quan hệ sản xuất, các quyền và lợi ích của con
người, công dân. Bên cạnh đó, về bản chất Hiến pháp là một văn bản để hạn chế
quyền lực nhà nước và bảo vệ quyền lợi của người dân. Với tầm quan trọng và
bản chất đặc biệt của Hiến pháp như “là văn bản của quyền lực gốc, điều chỉnh
mối quan hệ, xác định hình thức nhà nước, mô hình tổ chức thực hiện quyền lực
nhà nước, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, địa vị pháp lý của công dân, mối
quan hệ giữa công dân và Nhà nước” (ĐBQH Vũ Hồng Anh, 2009), Hiến pháp
nhất thiết phải có vị trí tối cao trong hệ thống pháp luật và cần thiết phải đảm bảo
tính hợp hiến trong hoạt động lập pháp, lập quy của các cơ quan nhà nước để
Hiến pháp thực sự áp dụng vào cuộc sống một cách hiệu quả. Bởi vậy, Hiến
pháp được tôn vinh đạo luật có tính tối cao vì:
– Thứ nhất, tính tối cao của Hiến pháp thể hiện trước hết qua việc ghi
nhận chủ quyền tối cao của nhân dân. Vì vậy, Hiến pháp là văn bản chính trị –
pháp lý chứa đựng những giá trị cơ bản, cao quý nhất của xã hội.
– Thứ hai, tính tối cao của Hiến pháp thể hiện thông qua quy trình, thủ tục
pháp lý đối với việc ban hành, sửa đổi và hiệu lực pháp lý quy định tại Điều 120
Hiến pháp 2013. (Do nội dung, vị trí, vai trò đặc biệt của Hiến pháp, việc xây
dựng, thông qua, ban hành, sửa đổi, thay đổi đều phải tuân theo một trình tự đặc
biệt) Việc ban hành, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải thuộc quyền của nhân dân
nói chung, hoặc cơ quan đại diện có thẩm quyền cao nhất của nhân dân (Quốc
hội) thông qua theo một trình tự thủ tục đặc biệt vì Hiến pháp điều chỉnh và bảo
Trang 5

vệ những quan hệ xã hội quan trọng nhất, cơ bản nhất, và là công cụ để bảo vệ
thành quả đấu tranh Cách mạng.
– Bên cạnh đó, điều Điều 119 Hiến pháp 2013 quy định: “Hiến pháp là
luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý
cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.” cho thấy
Hiến pháp là văn bản pháp luật duy nhất quy định và thực hiện toàn bộ quyền lực
nhà nước – lập pháp, hành pháp, tư pháp.
2.2. Đặc điểm về tính hiệu lực pháp lý tối cao của hiến pháp
Một là, các quy định của Hiến pháp là nguồn, là nền tảng cho tất cả các
ngành luật khác thuộc hệ thống pháp Việt Nam. Các quy định của Hiến pháp
mang tính tuyên ngôn, cương lĩnh, điều chỉnh chung. Dựa trên nền tảng đó, các
Luật, Pháp lệnh, Nghị định và các văn bản dưới luật khác cụ thể hóa, chi tiết hóa
để điều chỉnh các quan hệ xã hội cụ thể. Ví dụ: xét về mặt nội dung, trong khi
các đạo luật khác chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc một lĩnh vực nhất định
của đời sống xã hội, ví dụ như: Luật hôn nhân gia đình chỉ điều chỉnh các quan
hệ hôn nhân, gia đình, Luật Đất đai chỉ điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực đất
đai…thì Hiến pháp có đối tượng điều chỉnh rộng, bao quát toàn bộ các lĩnh vực
của xã hội. Đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp là những quan hệ xã hội chủ đạo
nhất, chính yếu nhất, nền tảng nhất liên quan đến lợi ích cơ bản của mọi giai cấp,
mọi tầng lớp trong xã hội, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân, đường lối phát triển khoa học – kỹ thuât, văn hóa, giáo dục,
đường lối quốc phòng toàn dân, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, cơ cấu tổ chức
bộ máy nhà nước.
Hai là, các văn bản pháp luật khác không được mâu thuẫn, trái ngược với
Hiến pháp mà phải hoàn toàn phù hợp với tinh thần, nội dung của Hiến pháp,
được ban hành trên cơ sở Hiến pháp để thi hành Hiến pháp. Mọi văn bản pháp
luật có nội dung trái với Hiến pháp phải bị bãi bỏ, hủy bỏ.
Trang 6

Ba là, các điều ước quốc tế mà nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam tham gia không được mâu thuẫn, đối lập với quy định của Hiến pháp. Khi
có sự mẫu thuẫn thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không tham gia ký kết,
không phê chuẩn hoặc bảo lưu với từng phần riêng biệt.
Bốn là, tất cả các cơ quan nhà nước phải thực hiện chức năng của mình
theo quy định của Hiến pháp, sử dụng đầy đủ các quyền hạn, làm tròn các nghĩa
vụ mà hiến pháp đã quy định. Mọi hành vi vượt ra ngoài thẩm quyền mà hiến
pháp đã quy định đều là vi hiến.
Năm là, tất cả các công dân của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam được hưởng các quyền con người, quyền công dân mà Hiến pháp thừa nhận
và có nghĩa vụ nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp.
Sáu là, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải ban hành các văn bản
pháp luật mà Hiến pháp đã quy định để cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp,
thi hành Hiến pháp. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính
phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan nhà nước khác của
Nhà nước và toàn thể nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.
Bảy là, do vị trí vai trò đặc biệt của Hiến pháp, việc xây dựng, thông qua,
ban hành,sửa đổi, thay đổi Hiến pháp phải tuân theo một trình tự đặc biệt. Chủ
trương xây dựng Hiếnpháp thường được biểu thị bằng một nghị quyết của Quốc
hội; việc xây dựng Hiến pháp thường được tiến hành bằng một cơ quan do Quốc
hội lập ra; dự thảo Hiến pháp được lấy ýkiến rộng rãi của nhiều tầng lớp nhân
dân; việc thông qua Hiến pháp thường được tiến hànhtại một kỳ họp đặc biệt của
Quốc hội và chỉ được thông qua khi có một tỷ lệ phiếu đồng ýcao đặc biệt; việc
sửa đổi Hiến pháp chỉ được thực hiện theo một trình tự đặc biệt quy định tại
Hiến pháp; quá trình xây dựng, sửa đổi Hiến pháp được quan tâm và chỉ đạo bởi
Đảng Cộng sản Việt Nam
Trang 7

3. Ví dụ cụ thể: Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm
2013.
Một trong những thay đổi lớn nhất của lần sửa đổi Hiến pháp này chính là
chế định về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được đề
cao, thể hiện nhận thức mới đầy đủ, sâu sắc hơn trong việc thể chế hóa quan
điểm của Đảng và Nhà nước ta về đề cao nhân tố con người, coi con người là
chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển.Theo đó, Hiến pháp
đã khẳng định nguyên tắc Nhà nước “công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm
các quyền con người và quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã
hội”.“Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của
Luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an
toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”.Trên cơ sở của các nguyên tắc
căn bản này, Hiến pháp đã quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân,
trong đó có bổ sung thêm một số quyền mới bao gồm: Quyền sống; các quyền về
văn hóa; quyền xác định dân tộc, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ
giao tiếp; quyền của công dân không bị trục xuất, giao nộp cho nước khác... một
cách chặt chẽ, chính xác, khả thi, phù hợp với các công ước quốc tế về nhân
quyền mà nước ta là thành viên.
Quyền con người được khẳng định một cách mạnh mẽ
Tại Hội thảo định hướng thể chế hóa bằng pháp luật nhằm bảo đảm thực
hiện quyền con người trong Hiến pháp 2013, do Bộ Tư pháp tổ chức sáng 28/3,
GS.TS Nguyễn Đăng Dung (Đại học Quốc gia Hà Nội) khẳng định: Điểm thay
đổi lớn nhất, đồng thời cũng đáng chú ý nhất là những quy định của Hiến pháp
mới về quyền con người và quyền công dân. Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến
Việt Nam đã đưa cách tiếp cận của thế giới về nhân quyền vào Chương II:
“Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Việc thay đổi vị trí
của Chương, từ Chương V trong Hiến pháp 1992 lên Chương II trong Hiến pháp
Trang 8

sửa đổi 2013 và bổ sung “Quyền con người” vào tên chương, không đơn thuần
chỉ là sự chuyển dịch về mặt cơ học, một sự hoán vị về bố cục, mà là một sự thay
đổi về nhận thức. Đi sâu vào nội dung Chương II, GS.TS Nguyễn Đăng Dung
phân tích, Hiến pháp 2013 đã không còn đồng nhất quyền con người và quyền
công dân mà sử dụng khá hợp lý hai thuật ngữ này cho các quyền tự do hiến
định. Đáng chú ý, Hiến pháp đã thay đổi về cách thức hiến định về các quyền
con người, từ công thức: Nhà nước “quyết định”, “trao” quyền cho người dân,
sang công thức: Các quyền con người là tự nhiên, vốn có, Nhà nước phải ghi
nhận, bảo vệ và bảo đảm thực hiện, không phân biệt đẳng cấp, màu da, giới
tính… “Đây là một thể hiện quan trọng bậc nhất trong tư duy chính trị pháp lý
của Việt Nam chúng ta” - GS.TS Nguyễn Đăng Dung nói.
PGS.TS Phạm Hữu Nghị (Viện Nhà nước pháp luật) cũng đồng tình khi
cho rằng: Hiến pháp sửa đổi đã có sự đổi mới về cách thức ghi nhận quyền con
người, quyền công dân. Theo PGS. TS Phạm Hữu Nghị, để khắc phục cách thức
quy định theo kiểu Nhà nước ban phát, Hiến pháp sửa đổi đã ghi nhận các quyền
theo cách: Con người có quyền, công dân có quyền. Điều này có nghĩa là bản
thân con người, công dân có các quyền này chứ không phải là sự ban phát, trao
quyền của công quyền. Nói về việc lần đầu tiên giới hạn của các quyền được quy
định thành nguyên tắc trong Hiến pháp, PGS.TS Phạm Hữu Nghị nhấn mạnh:
Việc hạn chế quyền con người chính là điều kiện để bảo đảm tính hiện thực của
các quyền con người, quyền công dân. Nó bảo đảm sự cân bằng giữa các lợi ích
trong mối quan hệ Nhà nước – Con người, Công dân, Cá nhân; bảo đảm sự minh
bạch và lành mạnh của các mối quan hệ này. “Quyền con người, quyền công dân
là những quyền mà con người, công dân có toàn quyền định đoạt. Chúng chỉ có
thể bị hạn chế theo quy định của luật trong những trường hợp đặc biệt, như quy
định tại Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp sửa đổi” - PGS.TS Phạm Hữu Nghị nêu rõ.
Bảo đảm thực thi quyền con người trong thực tế
Trang 9

Có thể thấy, quyền con người, quyền công dân không chỉ được quy định
trong Chương II mà là nội dung xuyên suốt, nhất quán trong toàn bộ Hiến pháp
năm 2013. Việc đưa các nội dung liên quan đến quyền con người, quyền công
dân vào nhiều chương khác của Hiến pháp nhằm tạo ra cơ chế hiến định bảo
đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Theo PGS.TS Phạm Hữu Nghị,
việc Hiến định việc kiểm soát quyền lực, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp (Khoản 3, Điều 2)
chính là tạo ra cơ chế ngăn ngừa chuyên quyền, lộng quyền, lạm quyền, quan
liêu, tham nhũng trong quá trình thực thi quyền lực. Quyền con người, quyền
công dân chỉ được bảo đảm, bảo vệ có hiệu quả khi ngăn ngừa, kiểm soát được
chuyên quyền, lộng quyền, lạm quyền, quan liêu, tham nhũng.
Tại Điều 3 trong Chương I: Chế độ chính trị, đã ghi nhận quan điểm,
chính sách của Nhà nước Việt Nam là công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm
quyền con người. Từ đây, đặt ra nghĩa vụ của tất cả mọi chủ thể ở nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều phải công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo
đảm quyền con người. Các quy định tại Chương III của Hiến pháp sửa đổi về
chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ và
môi trường có vai trò rất quan trọng đối với thực hiện quyền con người, quyền
công dân. Đây chính là điều kiện để bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền
công dân. Cũng lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến nước ta, Hiến pháp trực tiếp
quy định nhiệm vụ của Chính phủ, TAND, VKSND về bảo vệ quyền con người,
quyền công dân – một nhiệm vụ hiến định.
Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên: Việc quy định các quyền
con người trong Hiến pháp là rất quan trọng, vì đây là cơ sở pháp lý cao nhất để
mọi người và mỗi công dân được hưởng thụ và thực hiện cũng như bảo vệ quyền
con người, quyền công dân. Vấn đề này đặt ra trách nhiệm đối với các cơ quan
nhà nước, từ việc phổ biến, tuyên truyền các nội dung mới của Hiến pháp sửa
Trang 10

đổi, đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và thủ tục hành chính, tổ chức bộ
máy để bảo đảm thực thi.
PGS.TS Phạm Hữu Nghị cũng cho rằng: Tới đây, các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, các tổ chức cần tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các quy định của
Hiến pháp sửa đổi về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Đồng thời, rà soát các văn bản hiện hành từ góc độ phù hợp với các quy định của
Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân để đề
xuất sửa đổi, bổ sung cần thiết; sớm soạn thảo và ban hành các đạo luật về báo
chí, về tiếp cận thông tin, trưng cầu ý dân.... để tạo hành lang pháp lý cho con
người, công dân thực hiện ngày càng tốt hơn, đầy đủ hơn các quyền của mình.
KẾT LUẬN:
Hiến pháp là đạo luật cơ bản nhất của nhà nước, do Quốc Hội – cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất ban hành, xác định những vấn đề cơ bản, quan
trọng nhất của nhà nước và xã hội, thể hiện tập trong ý chí của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động, đo Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo, Hiến Pháp
vừa là bản tổng kết thành quả của cách mạng, vừa đề ra phương hướng, nhiệm
vụ cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn kế tiếp.
Không chỉ riêng Việt Nam mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều khẳng
định vị trí “cơ bản nhất” của Hiến pháp, là cơ sở cho tất cả các ngành luật khác
và là văn bản khẳng định chủ quyền, độc lập của một dân tộc với tất cả các quốc
gia trên thế giới.

You might also like