Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

1.

Một là, dân tộc chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững,
có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng và những nét văn hóa đặc thù,
xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc. Với nghĩa này, dân tộc là một bộ phận của quốc
gia – quốc gia nhiều dân tộc.

Hai là, dân tộc chỉ cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có
lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự
thống nhất quốc của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền
thống, văn hóa và truyền thống đấu tranh chung suốt quá trình lịch sử lâu dài
dựng nước và giữ nước. Với nghĩa này, dân tộc là toàn bộ nhân dân của quốc
gia đó – quốc gia dân tộc.

Khái niệm “dân tộc” thông thường được dùng để chỉ hầu như tất cả các hình
thức cộng đồng người (bộ lạc, bộ tộc, tộc người, dân tộc). Ta cần phân biệt
“dân tộc” theo nghĩa rộng này với “dân tộc” theo nghĩa khoa học: Dân tộc là
hình thức cộng đồng người cao hơn các hình thức cộng đồng trước đó, kể cả
bộ tộc.

Cũng như bộ tộc, dân tộc là cộng đồng người gắn liền với xã hội có giai cấp,
có nhà nước và các thể chế chính trị. Dân tộc có thể từ một bộ tộc phát triển
lên, song đa số trường hợp được hình thành trên cơ sở nhiều bộ tộc và tộc
người hợp nhất lại. Từ hình thức cộng đồng trước dân tộc phát triển lên dân
tộc là một quá trình vừa có tính liên tục vừa có tính nhảy vọt lớn.

Dân tộc có những đặc điểm giống bộ tộc, song có những đặc trưng mới phân
biệt với bộ tộc. Mặc dù vậy, trong nhiều trường hợp, sự phân biệt giữa dân tộc
và bộ tộc không phải dễ dàng đối với khoa học lịch sử.

Điều cần chú ý trước tiên là, nếu như ở bộ tộc, các mối liên hệ cộng đồng còn
tương đối yếu ớt, lỏng lẻo thì dân tộc là cộng đồng người thống nhất hơn, ổn
định và bền vững hơn nhiều.

Sở dĩ như vậy vì dân tộc được hình thành trong thời gian rất lâu dài, trải qua
nhiều thử thách của lịch sử. Mặt khác do dân tộc được hình thành và củng cố
trên cơ sở mới, đó là các mối liên hệ kinh tế được hình thành trong một thị
trường thống nhất, rộng lớn: thị trường dân tộc.

Sự thống nhất kinh tế của cộng đồng được củng cố bằng thiết chế chính trị mới
là các nhà nước tập quyền. Dân tộc hiện đại là quốc gia dân tộc.
Như vậy, dân tộc là cộng đồng người ổn định, hình thành trong lịch sử, tạo lập
một quốc gia, trên cơ sở cộng đồng bền vững về: lãnh thổ quốc gia, kinh tế,
ngôn ngữ, truyền thống, văn hoá, đặc điểm tâm lí, ý thức về dân tộc và tên gọi
của dân
tộc. Khái niệm được hiểu :

– Các thành viên cùng dân tộc sử dụng một ngôn ngữ chung (tiếng mẹ đẻ) để
giao tiếp nội bộ dân tộc. Các thành viên cùng chung những đặc điểm sinh hoạt
văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần, tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc.

– Dân tộc được hiểu theo nghĩa cộng đồng quốc gia dân tộc, là một cộng đồng
chính trị – xã hội, được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ
chung, như: dân tộc Việt Nam, dân tộc Trung Hoa.

Dân tộc trong tiếng Anh là Ethnic

Phân tích những đặc trưng cơ bản của dân tộc:


Dân tộc là một khối cộng đồng người ổn định được hình thành trong lịch sử,
dựa trên cơ sở cộng đồng về ngôn ngữ, lãnh thổ, kinh tế và tâm lý, biểu hiện
trong cộng đồng văn hóa. Dân tộc là sản phẩm của quá trình vận động phát
triển của xã hội loài người từ thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc. Dân tộc có những
đặc trưng chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, dân tộc là một cộng đồng về ngôn ngữ.

Ngôn, ngữ là công cụ giao tiếp xã hội, trước hết là công cụ giao tiếp trong cộng
đồng (thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc). Các thành viên của một dân tộc có thể
dùng nhiều ngôn ngữ trong giao tiếp với nhau. Có một số ngôn ngữ được nhiều
dân tộc sử dụng. Điều quan trọng là mỗi dân tộc có một ngôn ngữ chung thông
nhất mà các thành viên của dân tộc coi đó là tiếng mẹ đẻ của họ. Tính thống
nhất trong ngôn ngữ dân tộc thể hiện trước hết ở sự thống nhất về cấu trúc
ngữ pháp và kho từ vựng cơ bản. Ngôn ngữ của một dân tộc thể hiện đặc trưng
chủ yếu của dân tộc đó.

Thứ hai, dân tộc là một cộng đồng về lãnh thổ.

Mỗi dân tộc có lãnh thổ riêng thống nhất, không bị chia cắt. Lãnh thổ dân tộc
bao gồm cả vùng đất, vùng trời, vùng biển, hải đảo thuộc chủ quyền của quốc
gia dân tộc. Trong trường hợp quốc gia có nhiều dân tộc, lãnh thổ quốc gia
gồm lãnh thổ của các dân tộc thuộc quốc gia ấy hợp thành. Phạm vi lãnh thổ
dân tộc hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài. Chủ quyền quốc gia dân tộc
về lãnh thổ là một khái niệm xác định, thường được thể chế hóa thành luật
pháp quốc gia và luật pháp quốc tế. Thực tế lịch sử có những trường hợp bị
chia cắt tạm thời, nhưng không thể căn cứ vào đó mà cho rằng cộng đồng ấy
đã bị chia thành hai hay nhiều dân tộc khác nhau. Đương nhiên sự chia cắt đó
là một thử thách đối với tính bền vững của một cộng đồng dân tộc.

Cộng đồng lãnh thổ là đặc trưng quan trọng không thể thiếu được của dân tộc.
Lãnh thổ là địa bàn sinh tồn và phát triển của dân tộc, không có lãnh thổ thì
không có khái niệm tổ quốc, quốc gia.

Thứ ba, dân tộc là một cộng đồng về kinh tế.

Từ các cộng đồng người nguyên thủy chuyển sang bộ tộc, yếu tố liên kết cộng
đồng dựa trên quan hệ huyết thống dần dần bị suy giảm, vai trò của nhân tố”
kinh tế – xã hội ngày càng tăng. Đây là nhu cầu hoàn toàn khách quan trong
đời sống xã hội. Những mối liên hệ kinh tế làm tăng tính thống nhất, ổn định,
bền vững của cộng đồng người sống trong một lãnh thổ rộng lớn. Những mối
liên hệ kinh tế thường xuyên và mạnh mẽ đặc biệt là mối liên hệ thị trường đã
làm tăng tính thông nhất, tính ổn định, bền vững của cộng đồng người đông
đảo sống trong lãnh thổ rộng lớn. Thiếu sự cộng đồng chặt chẽ, bền vững về
kinh tế thì cộng đồng người chưa phải là dân tộc.

Thứ tư, dân tộc là một cộng đồng về văn hóa, tâm lý, tính cách…

Văn hóa là yếu tố đặc biệt quan trọng của sự liên kết cộng đồng. Văn hóa dân
tộc mang nhiều sắc thái của các địa phương, các sắc tộc, các tập đoàn người
song nó vẫn là một nền văn hóa thông nhất không bị chia cắt. Tính thống nhất
trong đa dạng là đặc trưng của văn hóa dân tộc. Văn hóa dân tộc hình thành
trong quá trình lâu dài của lịch sử, hơn bất cứ yếu tố’ nào khác, tạo ra sắc thái
riêng đa dạng, phong phú của từng dân tộc. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa
riêng để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Văn hóa của mỗi dân tộc không
thể phát triển, nếu không giao lưu văn hóa với các dân tộc khác. Mỗi dân tộc
có tâm lý, tính cách riêng. Để nhận biết tâm lý, tính cách của mỗi dân tộc phải
thông qua sinh hoạt vật chất, sinh hoạt tinh thần của dân tộc ấy, đặc biệt thông
qua phong tục, tập quán, tín ngưỡng, đời sống văn hóa.

Những đặc trưng trên có quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau, kết
hợp với nhau một cách chặt chẽ trong lịch sử hình thành, phát triển cộng đồng
dân tộc. Trong đó cộng đồng về kinh tế có vai trò quyết định đối với dân tộc.
Các đặc trưng khác có vai trò nhất định đối với quá trình hình thành, phát triển
dân tộc.

Nghiên cứu vấn đề dân tộc hiện nay có vai trò to lớn đối với sự phát triển của
con người, của mỗi quốc gia dân tộc. Dân tộc không chỉ là sản phẩm của sự
phát triển kinh tế, văn hóa xã hội mà còn là động lực của sự phát triển của mỗi
quốc gia trong thời đại ngày nay, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội. Hợp tác và hội nhập là xu thế khách quan đối với mỗi quốc gia
dân tộc trên thế giới, song không vì thế mà làm mất đi bản sắc với những đặc
trưng phong phú của dân tộc mình. Với ý nghĩa đó, việc quán triệt quan điểm
của Đảng ta về xây dựng mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
và giữ gìn bản sắc của các dân tộc hiện nay là vấn đề đặt ra hết sức cần thiết
đối với mỗi dân tộc.

2. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm Nhà nước và mỗi cách tiếp
cận sẽ có một khái niệm mang ý nghĩa riêng cũng như phục vụ mục tiêu,
nhiệm vụ nghiên cứu riêng.
Ăngghen khi nghiên cứu về nguồn gốc của nhà nước đã cho rằng, Nhà nước là
sản phẩm của xã hội đã phát triển đến giai đoạn nhất định, khi xã hội đã phân
chia thành giai cấp và mâu thuẫn giai cấp không thể giải quyết. Nhà nước có
vai trò làm giảm bớt và ổn định các xung đột giai cấp.
Còn theo Lênin thì Nhà nước là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai
cấp này đối với giai cấp khác.
I. Kant lại tiếp cận nhà nước từ quan niệm về pháp luật và trật tự pháp luật,
ông cho rằng: Nhà nước là sự liên kết của nhiều người phục tùng pháp luật.
Nhà nước bao gồm những người không tham gia trực tiếp vào hoạt động sản
xuất àm Nhà nước được tổ chức ra để quản lí xã hội, điều hành mọi hoạt động
của xã hội.
Sự ra đời, tồn tại của nhà nước trong đời sống xã hội là tất yếu trước nhu cầu
phối hợp hoạt động chung, duy trì trật tự chung, phòng chống ngoại xâm, thiên
tai, bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng. Nhà nước được xem như cơ quan
quyền lực tối cao của xã hội nhưng lại bị chi phối bởi những kẻ mạnh, lực
lượng này dùng nhà nước vừa thực hiện việc điều hành các hoạt động chung
của xã hội, vừa làm lợi riêng cho giai cấp mình.
Như vậy Nhà nước có thể hiểu là Nhà nước:
- Là tổ chức quyền lực, chính trị của xã hội có giai cấp
- Phân bố dân cư theo đơn vị hành chính - lãnh thổ
- Có bộ máy quyền lực công
- Có chủ quyền trong phạm vi lãnh thổ đất nước mình
- Có quyền quy định các loại thuế bắt buộc đối với các cá nhân, tổ chức trong
xã hội.

>> Xem thêm: Nhà nước pháp quyền là gì?


2. Bộ máy nhà nước là gì?
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa
phương hợp thành hệ thống được tổ chức, hoạt động theo những nguyên tắc
thống nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng
của Nhà nước.
Bộ máy Nhà nước gồm các cơ quan như:
- Hệ thống cơ quan Nhà nước cấp trung ương gồm: Quốc hội, Chính phủ, các
bộ và cơ quan ngang bộ, TAND tối cao, VKSND tối cao.
Quốc hội được coi là cơ quan quyền lực cao nhất trong nhà nước có quyền
quyết định các vấn đề quan trọng, là cơ quan lập pháp.
- Cơ quan nhà nước ở địa phương thì gồm: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân, Tòa án nhân dân các cấp, Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
Bộ máy Nhà nước được Nhà nước trao quyền để thay mặt nhà nước giải quyết
các công việc. Chức năng của bộ máy nhà nước cũng được xác định dựa trên
chức năng của Nhà nước và có hai chức năng chính là đối nội và đối ngoại.
3. Nguồn gốc nhà nước là gì?
Nhà nước ra đời từ khi xã hội phân chia giai cấp. Do xã hội nguyên thủy không
có phân chia giai cấp, nên trong xã hội nguyên thủy không có Nhà nước.
Đã có 4 kiểu Nhà nước được hình thành:
1. Nhà nước chủ nô
2. Nhà nước phong kiến
3. Nhà nước tư sản
4. Nhà nước vô sản (còn gọi là Nhà nước xã hội chủ nghĩa)
Nguồn gốc nhà nước được hình thành từ các yếu tố khác nhau theo các quan
điểm khác nhau.
- Học thuyết tôn giáo, thần quyền (Thiên Chúa giáo, Nho giáo,…) cho rằng Nhà
nước ra đời là do ý muốn của thượng đế và người làm vua của một nước là
người do thượng đế lựa chọn.
- Học thuyết gia trưởng lại cho rằng Nhà nước ra đời là do sự hình thành, phát
triển của gia đình. Mỗi gia đình sẽ có 01 người đứng đầu - người đó là gia
trưởng, mỗi dòng tộc có 01 người đứng đầu - người đó là tộc trưởng.

You might also like