CSKTĐ4b. Tính toán thiết kế đậu ngót PDF

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 50

CƠ SỞ KỸ THUẬT ĐÚC

Chương 4. Các hiện tượng gắn liền với quá trình đông đặc

GS. TS Nguyễn Hồng Hải


Viện KH&KT Vật liệu
Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

4.1.3.2. Tính toán thiết kế đậu ngót


Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

Việc thiết kế đậu ngót hợp lý sẽ mang lại các lợi ích sau:

• Chất lượng vật đúc tốt


• Khuôn có năng suất cao
• Giảm chi phí cho việc nấu chảy
• Sử dụng các tấm mẫu hiệu quả hơn
• Giảm tối thiếu công sức cho việc cắt đậu và mài nhẵn chân đậu

Điều này dẫn tới thực tế là một hệ thống ngót được thiết kế tốt
thường sẽ giảm số lượng và kích thước các đậu ngót cần thiết.
Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

Phân loại đậu ngót Kém hiệu quả nhất là A3a, b

A. Theo tương quan với vị


trí dẫn kim loại lỏng
1. Liền kề
a) Nuôi theo phương
thẳng đứng từ dưới
b) Nuôi theo phương
a) b)
thẳng đứng từ trên
c) Nuôi theo phương
nằm ngang từ trên
d) Nuôi theo phương
nghiêng từ phía trên d)
c)
2. Bán liền kề
3. Xa Hiệu quả nhất là A1c
B. Theo hình dáng
1. Đậu rót hở
a) Hình lục lăng
b) Có các mặt song song
c) Hình chóp cụt
d) Hình chop cụt cáo các
mặt cắt ngang vuông góc
a) b) c) d) e) f) g)
e) Hình nón cụt
f) Hình nón cụt ê-líp
g) Hình nón cụt dạng cung
h) Hình vòng xuyến côn 2 phía
i) Hình vòng xuyến côn ngoài
j) Hình vòng xuyến côn trong
k) Hình vòng xuyên côn cả 2 h) i) j) k) l)
phía cùng hướng
l) Hình vòng xuyến côn ngược
m) Vòng xuyến trụ
n) Vòng xuyến nón côn
o) Vòng xuyến nón thành lồi
q)
p) Cung lồi

2. Đậu rót kín (nét đứt) m) n) p)


Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

C. Theo áp suất
1. Không thông với khí quyển (có thể kín hoặc
hở). Bề mặt thoáng của kll trong đậu ngót hạ
thấp do áp suất khí nhỏ,~ cột áp của kll. Nếu
lớp vỏ rắn của đậu ngót bị phá vỡ thì nó sẽ
chuyển thành đậu ngót áp suất khí quyển;
vào thời điểm đó áp suất tăng và hiệu quả bù
Đậu ngót áp suất khí quyển
ngót tăng
a) Thông với khí quyển qua khuôn
2. Thông với khí quyển qua khuôn hoặc đặt ruột b) Có ruột
3. Áp suất cao (đặt “viên đạn” tạo khí).
 “Viên đạn” cũng cần nhiệt để tạo khí  lấy
nhiệt từ kll trong đậu  kll bị nguội  vật đúc
nhỏ không nên dùng đậu ngót tạo khí Đậu ngót
áp suất cao
 Vật đúc lớn quá  lượng nhiệt nhiều  “viên (tạo khí)
đạn” tạo khí trước khi lớp “da” đúc được hình
thành  đậu ngót tạo khí trở thành đậu ngót
khí quyển  không hiệu quả  đối với thép
dùng cho đậu ngót đường kính 120 – 300 mm
Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

D. Theo mức độ sinh nhiệt E. Theo mức độ cách nhiệt

1. Không có chất sinh nhiêt 1. Cách nhiệt bên


2. Có chất sinh nhiệt 2. Các nhiệt bên và trên

Đậu ngót cần:

1. Có thời gian đông đặc dài hơn thời gian đông đặc của phần vật đúc được nuôi

2. Có đủ dự trữ kll để giọt kll cuối cùng đông đặc trong đậu ngót

Các yêu cầu trên được thỏa mãn bằng việc đáp ứng các tiêu chuẩn của đậu ngót:

1. Tiêu chuẩn modul

2. Tiêu chuẩn thể tích

3. Tiêu chuẩn áp suất


Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

Tiêu chuẩn modul

Đậu ngót phải đủ lớn để bổ sung kim loại lỏng cho vật đúc cho trong một khoảng
thời gian nhất định sau khi rót.

Điều này được diễn tả trong mối quan hệ giữa module của vật đúc và module của
đậu ngót:

M F = kM x M C

với: MC: module của vật đúc, đơn vị thường là cm

kM là một hằng số được xác định bằng thực nghiệm và phụ thuộc
vào điều kiện nhiệt độ trong quá trình bù ngót và các đặc tính bù
của các loại hợp kim khác nhau.

MF là module của đậu ngót, đơn vị cũng là cm


Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

Thời gian nguội trong mối quan hệ với mô đun

Sự phụ thuộc thời gian nguội vào mô đun của một vật đúc có thể được diễn
tả thông qua hàm sau:

tT = kT(MC)2

với: tT là thời gian nguội (thường đơn vị là phút) cần thiết để nhiệt độ
giảm đến một nhiệt độ T xác định (thường là oC)
kT là một hằng số không thứ nguyên phụ thuộc và nhiệt độ rót,
nhiệt độ nguội, vật liệu làm khuôn, hợp kim đúc
MC là module của vật đúc
Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

Mô đun của vật đúc, MC


Vật đúc nguội sẽ thải nhiệt ra môi trường xung quang thông qua bề mặt của nó.
Điều này có nghĩa là càng chứa nhiều nhiệt, tốc độ nguội càng chậm
Điều này cũng có nghĩa là càng nhiều diện tích bề mặt thì tốc độ nguội càng lớn,
giống như các cánh tỏa nhiệt của động cơ.
Từ đó ta có thể coi thể tích VC của một vật đúc đặc trưng cho lượng nhiệt và diện tích
bề mặt AC của vật đúc đặc trưng cho tốc độ truyền nhiệt.

Khi đó module của vật đúc được định nghĩa là:

Module này đặc trưng cho khả năng nguội của vật đúc. Module càng lớn thì vật đúc
nguội càng chậm và ngược lại mô đun càng nhỏ thì vật đúc nguội càng nhanh.
Vật đúc có thể được chia thành các dạng hình học đơn giản  module của vật đúc có
thể được tính một cách dễ dàng hơn bằng cách ghép các module của các dạng hình
học đơn giản lại với nhau.
Các hình dạng đơn giản
Dạng hình học Mô tả Module đông đặc M (cm)
Hình lập phương a/6
Hình cầu a/6
Dạng thanh với mặt cắt ngang hình
a)
vuông:
a) chiều dài vô hạn
b)
b) chiều dài hữu hạn
Dạng thanh với mặt cắt ngang hình
a)
tròn
a) chiều dài vô hạn
b)
b) chiều dài hữu hạn
Dạng thanh với mặt cắt ngang hình
a)
chữ nhật
a) chiều dài vô hạn
b)
b) chiều dài hữu hạn

Dạng tấm a)
a) chiều dài và chiều rộng vô hạn
b) chiều dài và chiều rộng hữu hạn b)

Dạng thanh với mặt cắt ngang hình


0,43a
thang a/2a*2a với độ dài vô hạn

Dạng thanh với mặt cắt ngang hình


0,55a
thang a/2a*4a với độ dài vô hạn
Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

Để tính toán các module tiêu chuẩn cần tính phần gọn nhất của vật đúc, gọi là
module có nghĩa, sau đó ghép module của các phần vật đúc lại với nhau.

Phương pháp này không hoàn toàn chính xác bởi vì có nhiều nhân tố ảnh hưởng
đến mô hình nguội vật đúc như hiệu ứng nhiệt của ruột, hiệu quả làm nguội của
các gân làm nguội...

Tuy nhiên với một vài thí nghiệm so sánh giá trị giữa thực nghiệm và lý thuyết, độ
chính xác của phương pháp này có thể chấp nhận được.
Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

Thí dụ
Phần nhỏ gọn nhất của vật đúc là phần hình trụ có đường
kính D = 3,5 cm và cao H = 8 cm.
Phần trụ có một đầu tiếp xúc với phần hình chữ U khác của
vật đúc và coi như đầu đấy không tỏa nhiệt.

Mô đun của vật đúc được tính như sau:

Chú ý rằng trong phép tính này một đầu của phần trụ được coi
như không tỏa nhiệt và nó được cấp nhiệt bởi phần vật đúc có
hình chữ U.
Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

Hằng số mô đun tiêu chuẩn, kM

Các giá trị thực nghiệm của hằng số kM MF = kM x MC


cho các hợp kim khác nhau như sau:
• 0,6 – 1,0 cho gang xám trước cùng tinh
• 0,8 – 1,1 cho gang cầu Hằng số kM phụ thuộc vào:

• 1,2 – 1,4 cho gang dẻo


• 1,2 – 1,4 cho thép • Đậu ngót là phát nhiệt hay không phát nhiệt

• 1,2 – 1,4 cho các hợp kim đồng • Thành phần liệu đầu vào

• 0,8 – 1,1 cho các hợp kim nhôm • Thành phần hợp kim
• Quá trình nấu chảy
• Phương pháp rót
• Phương pháp và vật liệu biến tính
• Kiểu ruột và điều kiện đặt ruột
• Chất lượng khuôn
Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

Tiêu chuẩn thể tích

Hình dạng đậu ngót


Đậu ngót phải chứa đủ kim loại lỏng có khả năng cung cấp tối thiểu khối lượng
kim loại cần bổ sung cho vật đúc trong suốt quá trình nguội từ nhiệt độ rót đến
nhiệt độ đường đặc và tự nó đông đặc.
Nếu đậu ngót không chứa đủ kim loại lỏng, đậu ngót sẽ “cạn” trước khi quá trình
đông đặc của vật đúc kết thúc và kết quả là rỗ co sẽ kéo dài từ đậu ngót vào bên
trong vật đúc.

Khi các đậu ngót có cùng module thì đậu ngót hình cầu có khối lượng nhỏ nhất.
Về nguyên tắc đậu ngót có hình dạng có lợi nhất về tính kinh tế sẽ được sử
dụng, tuy nhiên cũng có thêm các yếu tố khác trong thực tế ảnh hưởng đến hình
dạng của đậu ngót.
Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

(a) đậu ngót hình trụ; (b) đậu ngót hình bát;
(c) đậu ngót hình côn; (d) đậu ngót phát nhiệt

Đậu ngót với các hình dạng khác nhau sẽ cho tỷ lệ tận dụng kim loại lỏng (hiệu
quả) khác nhau.
Ví dụ như với đậu ngót hình trụ, hiệu quả đậu ngót tăng khi mô đun đậu ngót tăng.
Nếu theo tính toán cần hiệu quả sử dụng kim loại lỏng là 15% thì đậu ngót phát
nhiệt hình trụ thường có hiệu quả > 15%.
Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

Hiệu quả của đậu ngót, , là tỷ lệ giữa thể tích kim loại trong đậu ngót được bổ
sung vào vật đúc trên thể tích đậu ngót.
 = Vbs / Vđn
Vbs = Vđn - Vklđđ : lượng kim loại được bổ sung vào vật đúc bằng thể tích đậu ngót,
Vđn , trừ đi lượng kim loại đông đặc trong đậu ngót, Vklđđ .
  = (Vđn - Vklđđ ) / Vđn (4.1)
Đồng thời lượng kim loại cần bổ sung bằng tổng co ngót trong vật đúc và co ngót
trong đậu: Vbs =  (Vvđ + Vđn ) (4.2)
 : lượng co ngót do đông đặc,  = (S - L ) / S
Kết hợp (4.1) với (4.2) ta có: Vđn =  Vvđ / ( - )

Nếu đậu ngót hình trụ có chiều cao ~ 1,5 đường kính
H ~ 1,5D
và hiệu quả ~ 15%, nếu sử dụng cho hợp kim nhôm
với  ~ 7% thì Vđn = Vvđ

Nếu sử dụng cho thép với  ~ 3% thì Vđn = 0,27 Vvđ


Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

Thí dụ: Cần đúc một tấm vuông kích thước 10 x 10 cm, cao 1 cm bằng thép.
Thể tích đậu ngót cần phải là bao nhiêu?
Hiệu quả của đậu ngót là 14%, độ co ngót của thép là 4%

Áp dụng công thức:


Vđn = Vvđ / ( - ) = (0,04  0,01  0,12 ) / (0,14 – 0,04)
= 40.10-6 m3
Vđn = 40% Vvđ
Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

Hợp kim

Các hợp kim khác nhau có độ co khác nhau, và có thể sử dụng hàm dưới đây
để tính kính thước tối thiểu cho đậu ngót:

15%  thể tích (hoặc khối lượng) đậu ngót ≥


% co ngót của hợp kim  thể tích (hoặc khối lượng) vật đúc

hoặc

Thể tích (hoặc khối lượng) đậu ngót ≥


hệ số co ngót  thể tích (hoặc khối lượng) vật đúc.
Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.2. Các biện pháp khắc phục rỗ co

Hợp kim Độ co ngót (%)


Gang xám 2
Gang cầu 3
Gang dẻo 5
Thép không hợp kim 5
Thép không rỉ 6
Thép hợp kim 6
Hợp kim Al-Si 4
Hợp kim Al-Cu 4,5
Đồng thanh thiếc 6
Đồng thau 5
Đồng thanh nhôm 6,5
Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

Tiêu chuẩn áp suất

Áp suất trong vật đúc trong quá trình nguội và đông đặc không được xuống
tới mức mà một trong các trường hợp sau xảy ra:
1. Rỗ khí bên trong.
2. Sụt bề mặt
3. Rỗ khí bên trong ra tận bề mặt vật đúc
TH1: rỗ khí bên trong thường xảy ra tại nơi áp suất khí bên trong cao hơn áp
suất kim loại bù ngót. Nó cũng xảy ra tại chỗ mà kênh bù ngót nối đậu ngót
với vị trí cần bù ngót bị tắc vì một lý do nào đấy.
TH2: sụt bề mặt do áp suất bên ngoài cao hơn áp suất bên trong vật đúc; áp
suất bên trong vật đúc đôi khi rất thấp, ví dụ
- 1000 atm ≈ -100.000 kPa
TH3: rỗ khí bên trong ra tận bề mặt vật đúc do áp suất bên ngoài bù cho vùng
áp suất thấp bên trong thông qua một kênh; các hạt cát, xỉ hoặc bề mặt vật
đúc không đủ độ bền, đều có thể là khởi nguồn của những kênh này.
Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

Ứng suất trong


Trong quá trình đông đặc một lớp vỏ luôn được hình thành và
bên trong lớp vỏ này chứa kim loại lỏng. Khi kim loại lỏng
nguội, thể tích của nó ở bên trong lớp vỏ này giảm đi. Điều này
có nghĩa là có một lực kéo nội tại giữa kim loại đã đông đặc và
kim loại lỏng.
Nếu lực kéo này lớn hơn độ bền của lớp vỏ đã đông đặc thì
lớp vỏ sẽ bị kéo vỡ vào bên trong vât đúc gây ra sự thụt, lún.

Tuy nhiên nếu lớp vỏ này đủ bền thì sẽ hình thành các lỗ xốp
do kim loại lỏng bị phân tán

Độ lớn của lực kéo cần thiết để phân tán kim loại lỏng ra phụ
thuộc vào loại hợp kim và độ sạch của chúng.
Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

Ứng suất trong

Nếu lớp vỏ hình thành không bao bọc toàn bộ vật đúc
thì kim loại lỏng không bị ngăn cản và trong quá trình
đông đặc kim loại lỏng đang co ngót và có thể lấy kim
loại lỏng hoặc khí từ chỗ không có lớp vỏ, bởi lẽ hầu
như không có lực nào cản trở việc đó.

Nếu chỉ có kim loại lỏng tồn tại trong khu vực không
có lớp vỏ thì vật đúc có khả năng được bù ngót cao.

Nếu chỉ có khí tồn tại thì sẽ có


nguy cơ tạo ra hốc co ngót hở.
Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

Sự giảm áp suất trong kênh dẫn bù ngót

Trong trường hợp chất lỏng nhớt, lực tạo chuyển động cần thắng ma sát trong.
Lực này có thể là lực trọng trường hoặc độ chênh về áp suất ở 2 đầu của ống.
 Áp suất trong chất lỏng chuyển động giảm theo chiều chuyển động của nó
theo định luật Darcy:


𝟐

 : độ nhớt của chất lỏng


v: tốc độ chuyển động của dòng chất lỏng
r: bán kính ống
Thí dụ: Tính sự giảm áp như hàm của thời gian t và chiều dài x trong quá trình đông đặc
của hợp kim (hình vẽ)
A B
Trong trường hợp kênh dẫn hẹp và
nhỏ (vật đúc), lượng co ngót trên một
đơn vị thời gian được tính như sau:
C D
B
A
V = VL – VS v
D
V: thể tích C
r: bán kính kênh dẫn x

Lượng co ngót được bù bởi lượng kll 0 L


đi qua kênh bán kính r với vận tốc v:
: khoảng cách nhánh cây
dV/dt = vr2 (4.4)
C: hằng số đông đặc trong
Cân bằng (4.3) và (4.4) ta có: phương trình Chvorinov

Áp dụng định luật Darcy  𝟐
𝟐
𝟎 𝒙
và thế r0 = nc / 2 có thể tìm được: 𝟑
𝒏𝒄
Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

Tính toán thiết kế đậu ngót

Đậu ngót thường được đặt ở trên cao để bù ngót ở dưới.

 Nếu không tính đến tất cả các ảnh hưởng khác, phần kim loại bổ sung có áp
suất cao hơn so với phần kim loại cần bổ sung.

 Nếu các yếu tố ảnh hưởng khác không tồn tại thì các tiêu chí về áp suất được
đáp ứng.

Mặc dù có thể bù ngót từ dưới, thì thông dụng nhất vẫn là sử dụng nguyên tắc
bù ngót từ trên xuống.

Do đó cả đậu ngót đỉnh và đậu ngót sườn đều được sử dụng; sự lựa chọn đậu
ngót nào chủ yếu phụ thuộc vào việc thiết kế công nghệ đúc và tấm mẫu.
Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

Hai dạng hình tiêu chuẩn cho đậu ngót: hình trụ
và hình cầu.
Thể tích đậu ngót VF và mô đun đậu ngót MF
được tính cho các đường kính đậu ngót DF khác
nhau theo các công thức sau:
Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

Rãnh 40o ở trên đậu ngót tạo ra nút nhiệt ở vùng


giữa các đậu ngót.

Điều này đảm bảo rằng ở vùng này việc hình


thành lớp “da” đông đặc sẽ chậm lại và do đó có
thể duy trì áp suất khí quyển (áp suất khuôn) lên
kim loại lỏng trong đậu ngót lâu hơn do đậu ngót
là hở trong thời gian dài hơn.

Điều quan trọng là đậu ngót phải hở nếu không


sẽ hình thành áp suất âm hoặc chân không bên
trong đậu ngót khiến cho quá trình bù ngót bị
đảo ngược.

Cần chú ý rằng các rãnh chỉ được làm ở một phía
của mặt phân khuôn.
HÌNH TRỤ
STT DF (mm) VF (cm3) MF (cm)

1 20 9,4 0,38
2 25 18,4 0,47
3 30 31,8 0,56
4 35 50,5 0,66
5 40 75,4 0,75
6 45 107,3 0,84
7 50 147,3 0,94
8 55 195,9 1,03
9 60 254,4 1,13
10 65 323,4 1,22
11 70 403,9 1,31
12 75 496,8 1,41
13 80 602,9 1,50
14 85 723,1 1,59
15 90 858,4 1,69
16 95 1009,6 1,78
17 100 1177,5 1,88
HÌNH CẦU
STT DF (mm) VF (cm3) MF (cm)
1 20 4,2 0,33
2 25 8,2 0,42
3 30 14,1 0,50
4 35 22,4 0,58
5 40 33,5 0,67
6 45 47,7 0,75
7 50 65,0 0,83
8 55 87,1 0,92
9 60 113,0 1,00
10 65 143,7 1,08
11 70 179,5 1,17
12 75 220,8 1,25
13 80 268,0 1,33
14 85 321,4 1,42
15 90 381,5 1,50
16 95 448,7 1,58
17 100 523,3 1,67
Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

Chiều dài bù ngót hiệu quả


Từ pt
 𝟐 có thể thấy rằng áp suất trong các kênh
dẫn bù ngót giảm theo chiếu dài của nó 
𝟎 𝒙 𝟑
𝒏𝒄 việc chọn vị trí đậu ngót là rất quan trọng.

Vật đúc được coi là sự phối hợp


Ống (pipe)
giữa các hình khối lập phương,
trục và tấm  cần đảm bảo để
kim loại trong đậu ngót đông
đặc sau cùng.

Có thể thấy vật đúc sẽ xít


chặt ở phần cuối và phần
gần đậu ngót. Phần giữa bị xốp đường tâm,
hay còn gọi là “ống – pipe”.
Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

Chiều dài bù ngót


hiệu quả

Chiều dài bù ngót hiệu


quả, Dmax, là khoảng
cách lớn nhất kể từ đậu
ngót đến vùng xốp
đường tâm.
Dmax
Trục: 1,8 s Trục: 1,8 s

Khi một vật đúc có kích thước lớn thì có thể một đậu ngót duy nhất sẽ không đủ
để bù ngót cho toàn bộ các phần của vật đúc.
Điều này xuất phát từ thực tế rằng dòng chảy trong kênh bù ngót bị cản trở, một
phần do trở lực giữa chất lỏng và thành kênh, một phần do độ nhớt của chất
lỏng. Điều này tất nhiên sẽ trở nên rõ ràng hơn khi kênh bù ngót dài hoặc là hẹp.
Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

Trục: 1,8 s Trục: 1,8 s


Có thể hình dung là tại đầu mút xa của vật đúc kể từ đậu ngót sẽ xảy ra quá trình
đông đặc có hướng khi mà kim loại lỏng có thể len lỏi giữa các nhánh cây và bù
ngót vùng ở giữa nhánh cây bị co.
Lý giải này cũng đúng cho các phần khác của vật đúc gần với đậu ngót.
Trong vùng giữa hai phần này, kim loại lỏng bị tắc giữa các nhánh cây ở cuối giai
đoạn đông đặc. Kết quả gây ra hiện tượng xốp ở tâm vật đúc (xốp đường tâm).
Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

Trong trường hợp vật


đúc thép cacbon thấp
Xốp đường tâm
với vật đúc dạng trục
thiết diện vuông việc bố 1,5s  b 2s 0,5s  Dmax  2s
trí đậu ngót ở một đầu
có thể là không đủ.
Trong trường hợp này
chiều dài bù ngót hiệu
quả chỉ là:
Trục: 1,8 s Trục: 1,8 s
0,5s  Dmax  2s
2s  Dmax  4s

Có thể bố trí đậu ngót ở 0,5s  a  2s


giữa. Khi đó chiều đai bù 1,5s  b  2s
ngót hiệu quả sẽ tăng do
không hình thành “ống”:
2s  Dmax  4s
Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

0,5s  a  2s
Chiều dài bù ngót hiệu
quả không đủ

Khắc phục:

1. Thu hẹp khoảng 0,5s  a  2s


cách giữa 2 đậu ngót
Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

2. Sử dụng vật làm nguội để hấp thụ nhiệt từ vật đúc.


Vật làm nguội này thường được làm từ thép, graphite hoặc
đồng với chiều dày s tương đương với chiều dày của vật đúc.
Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

Vật làm nguội ngoài

Ảnh hưởng của vật làm nguội đặt giữa các đậu ngót sẽ làm cho
vùng chất lượng tốt kéo dài hơn so với khi đặt vật làm nguội ở một
phía của một đậu ngót hiệu quả gấp đôi, do đó kết quả sẽ tốt hơn.

Vật làm nguội được đề cập ở trên được gọi là vật làm nguội ngoài.
Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

Vật làm nguội trong

Vật làm nguội trong, được đặt trong hốc khuôn và nóng chảy
một phần hoặc hoàn toàn cùng với vật đúc, cũng là rất khả thi.
Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

3. Thay vì dùng vật làm nguội, các gân làm nguội làm tăng diện tích nguội
cục bộ cho vật đúc cũng được sử dụng thường xuyên.
Cũng giống như vật làm nguội, các gân làm nguội này cũng làm thay đổi
hướng đông đặc của vật đúc.
Do đó các gân làm nguội thường được sử dụng trong thực tế nhiều hơn và
thậm chí có hiệu quả hơn so với vật làm nguội.
Chiều dày của gân làm nguội không nên to quá do nó có thể truyền nhiệt ngược lại
vào vật đúc.
Mặt khác, gân làm nguội cũng không nên quá mỏng bởi nếu vậy nó không có khả
năng truyền nhiệt và do đó không có hiệu quả.
Độ dày tốt nhất của gân làm nguội nên lấy bằng 1/5 hoặc 1/10 chiều dày vật đúc
hoặc sử dụng mô đun và các yếu tố tương tự.
Hơn nữa, gân không nên quá ngắn vì khi đó diện tích bề mặt của nó sẽ bé và không
có hiệu quả làm nguội cao.
Đồng thời cũng không nên quá dài. Hiệu quả nhất là chiều dài gấp 10 lần chiều dày.
Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

Độn

4. Hiệu quả của vật làm nguội và gân làm nguội không phải lúc nào cũng đủ để ngăn ngừa
rỗ xốp, đặc biệt là đối với các hợp kim chỉ co khi nguội.

Trong trường hợp này việc cần phải tăng mô đun đối với đậu ngót có thể được thực hiện
bằng cách tăng thêm thể tích vật đúc ở vùng tiếp giáp với đậu ngót và được gọi là “độn”
Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

Có thể kết hợp “độn” + gân làm nguội


Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

Các vùng khác nhau và các đậu Thí dụ tổng hợp


ngót được ký hiệu tương ứng S1,
S2, S3,... và F1, F2, F3, ...

Vật đúc được chia bằng đường


nét đứt tại phần có mô đun rất
nhỏ khiến đông đặc trước hai
phần còn lại của vật đúc; như vậy
hai phần này được coi là đông
đặc riêng rẽ. Trong trường hợp
này, việc sử dụng padding có thể
được xem xét.

Đậu ngót F1 bù ngót tốt cho vùng S1 trong quá trình đông đặc và cả các phần còn
lại của vật đúc trong quá trình nguội của kim loại lỏng . Áp suất bên ngoài vật đúc
được truyền vào trong đậu ngót và hỗ trợ cho quá trình bù ngót, vì lớp “da” kim
loại không xuất hiện ở đậu ngót.
Đậu ngót F2 bù ngót tốt cho vùng S5 được giải thích tương tự như trên.
Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.2. Các biện pháp khắc phục rỗ co

Thí dụ tổng hợp


Các vùng giống nhau S3 và S4
minh họa cho việc không hiệu quả
của bù ngót từ dưới lên. Trong
vùng S4 một khuyết tật rỗ có khả
năng ra đến tận bề mặt ngoài đã
hình thành và có thể có một sự cân
bằng áp suất nào đó giữa vùng
này với đậu ngót.
Tuy nhiên với vùng S3 thì khuyết
tật này đã không xảy ra do không
có sự bù ngót ngược.

Trong vùng S2 có khuyết tật ngót từ trong tâm ra đến tận bề mặt do đây là nút nhiệt
(lớp vỏ kim loại không được hình thành).

Vì vậy áp suất ở vùng S2 và đậu ngót F2 là như nhau, do đó sẽ có cùng mức kim loại
lỏng ở đáy của các lỗ rỗ ngay trước khi quá trình đông đặc xảy ra.
Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

Thí dụ tổng hợp


Đậu ngót F3 không thông
với bên ngoài, có thể do
thiếu rãnh thông hơi ở đậu
ngót, cho nên các vùng S6,
S7, S8 không thể được bù
ngót đầy đủ.
Thay vào đó, khi áp suất ở
những vùng này giảm trong
quá trình co do đông đặc,
bóng khí ở những nút nhiệt
nổ khiến chúng thông với
bên ngoài qua lớp “da” kim
loại còn đang mỏng khiến
cho lúc này vật đúc sẽ bù
ngót cho đậu ngót F3.
Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

Vùng S6 có thể có chất lượng Thí dụ tổng hợp


tốt do nó được kim loại lỏng
chảy xuống điền đầy và bù ngót.

Vùng S7 là một vùng module


tách biệt; vùng này có thể đạt
được chất lượng tốt bằng cách
bổ sung thêm một đậu ngót, bổ
sung vật hoặc gân làm nguội,
hoặc bổ sung phần “độn”.

Vùng S9 cũng là một vùng có module tách biệt, nhưng do vùng này nằm ở trên đỉnh
của vật đúc nên không thể cải thiện chất lượng bằng cách “độn” được.
Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

Cổ đậu ngót Kích thước và hình dạng cổ đậu ngót ảnh


hưởng rất nhiều đến chất lượng của vật đúc.

Nếu cổ đậu ngót quá bé, kim loại


trong cổ đậu ngót sẽ đông đặc trước
khi kim loại lỏng ở đậu ngót kịp bù
ngót đủ cho vật đúc. Hình A1 và A2.

Nếu cổ đậu ngót to quá, vùng này


sẽ thành nút nhiệt và đông đặc sau
so với vật đúc và đậu ngót. Hinh C.
Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

Module cổ đậu ngót

Để tính toán được kích thước cổ đậu ngót, ta cần phải quan tâm đến mối liên hệ
giữa module của vật đúc, đậu ngót và cổ đậu ngót.

Module của đậu ngót được tính theo module của vật đúc và đã được mô tả ở trên.

Tương tự như vậy, module cổ đậu ngót sẽ được tính theo module của đậu ngót.
Điều này là đương nhiên vì cổ đậu ngót cũng ảnh hưởng đến chức năng bù ngót
của đậu ngót.

Việc thiết kế cổ đậu ngót có thể dựa trên thực nghiệm là module của cổ đậu ngót
MN phải lớn hơn một phần ba mô đun của đậu ngót MF:

MN ≥ MF/3
Dạng hình học Hình dạng cổ đậu ngót Mô đun cổ đậu ngót M

Hình tròn

Hình vuông

Hình chữ nhật

Hình lục giác

Hình thang

Hình thang đặc biệt a/2a*2a ~ 0,43a

Hình thang đặc biệt a/2a*4a ~0,55a


Chương 4. Các hiện tương gắn liền với quá trình đông đặc
4.1. Co của kim loại
4.1.3. Các biện pháp khắc phục rỗ co

Một loại đậu ngót và cổ đậu ngót


đặc biệt với phạm vi sử dụng hạn
chế được gọi là đậu ngót mớm.
Nút nhiệt

Cổ đậu ngót mớm không nên dày


quá 3 mm cho dễ đập bởi nếu không Nút nhiệt
nó sẽ khiến cho việc sử dụng đậu
ngót mớm bị hạn chế.

Hai nút nhiệt (hot spot) đảm bảo hiệu quả bù ngót cao của cổ đậu ngót “mớm”.
Tuy nhiên phải có góc lượng R = 1-3 mm để tránh vỡ cát.
Có thể thấy đậu ngót mớm chỉ có thể sử dụng với những vật đúc nằm ở một mặt
phân khuôn.
Các nguyên tắc tính toán cho đậu ngót và cổ đậu ngót tương tự như cho đậu ngót
truyền thống.

You might also like