Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 46

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

LỚP 133-CLC46QTL(A)

NHÓM 3

BÀI THẢO LUẬN GIỮA KỲ

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đặng Quốc Chương

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3

STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ


1 Võ Ngô Liên Dung 2153401020057 Nhóm trưởng
2 Trần Danh Cường 2153401020041 Thành viên
3 Trần Hà Khánh Linh 2153401020140 Thư ký
4 Đỗ Ngọc Thuần 2153401020249 Thành viên
5 Cao Thị Như Ý 2153401020321 Thành viên

Địa chỉ liên lạc (email của nhóm trưởng: 2153401020057@email.hcmulaw.edu.vn)

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 11 năm 2022


MỤC LỤC
MỤC LỤC
PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................1
I. NHẬN ĐỊNH..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH DOANH VÀ CHỦ
THỂ KINH DOANH.......................................................................................1
Câu 5. Mọi doanh nghiệp đều có thể có nhiều hơn một người đại diện theo
pháp luật..........................................................................................................1
Câu 6. Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh trong các ngành, nghề đã đăng ký
với các cơ quan đăng ký kinh doanh...............................................................1
CHƯƠNG 2: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ HỘ KINH DOANH....3
Câu 2. Giám đốc của DNTN là người đại diện theo pháp luật của DNTN.....3
Câu 3. Tại một thời điểm, chủ DNTN không thể đồng thời làm thành viên
của công ty hợp danh.......................................................................................3
Câu 10. Hộ kinh doanh phải kinh doanh đúng ngành, nghề kinh doanh ghi
nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh........................................4
CHƯƠNG 3: CÔNG TY HỢP DANH........................................................5
Câu 1. Tất cả những cá nhân thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp
đều không thể trở thành thành viên công ty hợp danh....................................5
CHƯƠNG 4: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN............................7
Câu 10. Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam
kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.........................................7
Câu 11. Sau thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp, các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam
kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết với các
nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty
đăng ký thay đổi vốn điều lệ...........................................................................7
Câu 14. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên (trong công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu) được thông qua
khi có trên 50% số thành viên dự họp tán thành.............................................8
CHƯƠNG 5: CÔNG TY CỔ PHẦN...........................................................9
Câu 9. Cuộc họp HĐQT lần thứ ba sẽ diễn ra không phụ thuộc vào số thành
viên dự họp......................................................................................................9
Câu 10. Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần phải là cổ đông của công ty..........9
CHƯƠNG 6: DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC........................................10
Câu 3. Công ty con của doanh nghiệp nhà nước cũng là doanh nghiệp nhà
nước...............................................................................................................10
Câu 8. Trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp
nhà nước, chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên bị miễn
nhiệm nếu có đơn xin từ chức.......................................................................10
CHƯƠNG 7: TỔ CHỨC LẠI VÀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP.........11
CHƯƠNG 8: HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ.....................11
Câu 4. Quan hệ hợp nhất và sáp nhập đều tạo ra các doanh nghiệp mới trên
thị trường.......................................................................................................11
Câu 7. Thành viên hợp tác xã khi biểu quyết tại đại hội thành viên không
phụ thuộc vào số vốn góp của họ vào hợp tác xã..........................................11
CHƯƠNG 9: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁ SẢN VÀ PHÁP
LUẬT VỀ PHÁ SẢN.....................................................................................12
CHƯƠNG 10: THỦ TỤC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ
12
Câu 5. Các hợp đồng đang có hiệu lực của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm
vào tình trạng phá sản phải được tạm đình chỉ thực hiện.......................12
Câu 10. Trong thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, việc triệu tập
hội nghị chủ nợ là thủ tục bắt buộc...........................................................12
II. TÌNH HUỐNG......................................................................................14
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH DOANH VÀ CHỦ
THỂ KINH DOANH.....................................................................................14
CHƯƠNG 2: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ HỘ KINH DOANH..14
Tình huống 1................................................................................................14
a) Tư vấn cho ông Hòa và công ty Roska về việc lựa chọn hình thức tổ
chức kinh doanh phù hợp tại Việt Nam.......................................................14
b) Sau một thời gian hoạt động, giả sử công ty Roska muốn chuyển nhượng
toàn bộ vốn góp của mình cho ông Hòa thì hậu quả pháp lý của việc chuyển
nhượng này đối với công ty ra sao?............................................................15
c) Nếu sau khi doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm đi vào hoạt
động, ông Hòa muốn sáp nhập doanh nghiệp tư nhân của ông vào doanh
nghiệp mà ông dự định thành lập thì việc sáp nhập đó có phù hợp với quy
định của pháp luật không? Vì sao?..............................................................15
Tình huống 3................................................................................................15
Phương án 1: Ông A thành lập thêm một doanh nghiệp tư nhân khác hoạt
động trong lĩnh vực xây dựng.....................................................................16
Phương án 2: Doanh nghiệp tư nhân AA đầu tư vốn để thành lập thêm một
công ty TNHH l thành viên và ủy quyền cho ông A làm chủ tịch công ty
kiêm Giám đốc............................................................................................16
Phương án 3: Doanh nghiệp tư nhân AA thành lập chi nhánh tại Hà Nội và
Cần Thơ hoạt động trong lĩnh vực xây dựng...............................................16
Phương án 4: Doanh nghiệp tư nhân AA tăng vốn bằng cách phát hành
1000 trái phiếu doanh nghiệp để vay nợ.....................................................16
Phương án 5: Ông A thành lập một công ty TNHH 1 TV B do ông A làm
chủ sở hữu, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng..........................................17
Ông A có thể có những phương án nào khác để thực hiện được ý định của
mình?...........................................................................................................18
CHƯƠNG 3: CÔNG TY HỢP DANH......................................................19
Tình huống 1................................................................................................19
a. Thành viên A muốn chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình tại công
ty cho người khác và A cho rằng nếu được Hội đồng thành viên Công ty
họp và thông qua quyết định đồng ý thì A được quyền chuyển nhượng. Ý
kiến của A có đúng không, vì sao?..............................................................19
b. Hội đồng thành viên Công ty hợp danh X họp và quyết định bổ nhiệm G
làm Giám đốc công ty. Việc này có phù hợp với quy định của pháp luật
không? Vì sao..............................................................................................19
c. Thành viên D đã ký kết hai hợp đồng, cụ thể: một hợp đồng ký nhân
danh công ty với giá trị là 1 tỷ đồng và một hợp đồng ký với tư cách cá
nhân của thành viên D với giá trị là 500 triệu đồng. Hãy cho biết thành viên
D có được ký kết các hợp đồng trên hay không? Hệ quả pháp lý của hai
hợp đồng trên?.............................................................................................20
d. Tháng 3/2021, Công ty hợp danh X bị Tòa án tuyên bố phá sản. Các
thành viên hợp danh yêu cầu F, là một thành viên hợp danh cũ của công ty
đã bị khai trừ khỏi công ty vào năm 2019 phải liên đới chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty. Yêu cầu này có phù hợp
với quy định của pháp luật không? Vì sao?................................................20
CHƯƠNG 4: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN..........................22
Tình huống 1................................................................................................22
a) LDN 2014 và LDN 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) có cho phép Điều
lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên được quy định tỷ lệ khác (thấp
hơn hoặc cao hơn) với tỷ lệ theo LDN để thông qua nghị quyết, quyết định
HĐTV hay không?......................................................................................23
b) Hãy nhận xét về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân Tp. HCM và Tòa
án nhân dân cấp cao tại Tp. HCM trong vụ việc nói trên?..........................23
CHƯƠNG 5: CÔNG TY CỔ PHẦN.........................................................25
Tình huống 1................................................................................................25
Anh (chị) hãy cho biết các lý do yêu cầu tòa án hủy bỏ Nghị quyết 186/NQ-
ĐHĐCĐ có phù hợp với quy định của LDN không?..................................25
Tình huống 3................................................................................................27
a) Giá trị nhãn hiệu có thể là một loại tài sản để góp vốn vào các doanh
nghiệp hay không? Bình luận về việc Tổng Công ty Miền Trung sử dụng
nhãn hiệu Cosevco để góp vốn vào Công ty Đăkrơsa?...............................28
b) ĐHĐCĐ Công ty Đăkrơsa có được quyền thông qua nghị quyết có nội
dung buộc Tổng Công ty Miền Trung góp vốn bằng tiền bổ sung và loại trừ
giá trị thương hiệu Cosevco 2.000.000.000 đồng hay không? Vì sao?.......29
c) Trình bày các điều kiện để yêu cầu hủy nghị quyết của ĐHĐCĐ. Công ty
Miền Trung có quyền yêu cầu tòa án hủy Nghị quyết 01/NQ-HĐPC-
ĐHĐCPĐ hay không?.................................................................................30
d) Hãy cho biết LDN 2014 và LDN 2020 (sửa đổi, bổ sung 2022) có bất
cập về quyền yêu cầu hủy nghị quyết ĐHĐCĐ của cổ đông?....................30
Tình huống 4................................................................................................31
Hỏi: Quyết định của HĐQT về việc bãi nhiệm chức giám đốc công ty của
ông Toàn và Quyết định bổ nhiệm ông Thanh làm giám đốc mới nói trên có
giá trị pháp lý không? Vì sao? Nêu rõ cơ sở pháp lý ?................................31
CHƯƠNG 7: TỔ CHỨC LẠI VÀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP.........33
CHƯƠNG 8: HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ.....................33
Tình huống 2................................................................................................33
1. Bằng những quy định của Luật HTX hiện hành, hãy cho biết: Việc khai
trừ ông Trúc và trả lại vốn góp như vậy có đúng không? Tại sao?.............33
2. Sau một thời gian hoạt động, HTX Minh Long cần tăng vốn điều lệ để
thực hiện việc đầu tư thay đổi dây chuyền máy móc. Số vốn điều lệ dự định
tăng thêm là 100 triệu đồng. HTX đã thông báo về việc huy động thêm vốn
góp của thành viên và kết nạp thêm thành viên mới. Ông John Nguyễn, một
người Việt mang quốc tịch Canada đề nghị được góp toàn bộ số vốn dự
định tăng thêm của HTX Minh Long. Ban quản trị HTX Minh Long đã
đồng ý và ghi tên công ty vào danh sách thành viên hợp tác xã và tiến hành
đăng ký tăng vốn điều lệ của HTX Minh Long...........................................34
Hãy cho ý kiến nhận xét của anh/chị về sự việc nêu trên...........................34
Tình huống 3................................................................................................34
1. Trình tự và thủ tục tổ chức cuộc họp Đại hội thành viên HTX Duy Tâm
có phù hợp với quy định của Pháp luật hay không?....................................35
2. Ông Dũng và bà Thắm có thể bị khai trừ khỏi HTX Duy Tâm hay
không? Nếu có thì trong trường hợp nào?...................................................36
3. Điều kiện thông qua quyết định khai trừ thành viên HTX? Theo anh chị,
quyết định khai trừ ông Dũng và bà Thắm có được thông qua hay không?36
CHƯƠNG 9: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁ SẢN VÀ PHÁP
LUẬT VỀ PHÁ SẢN.....................................................................................38
CHƯƠNG 10: THỦ TỤC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ
38
Tình huống 2................................................................................................38
Hỏi: Các chủ nợ không có bảo đảm sẽ được thanh toán như thế nào? Biết
rằng công ty cổ phần HH không có các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và
không có các khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản.....................38
Tình huống 3................................................................................................38
(ii) Thanh toán một khoản nợ không có bảo đảm 100 triệu cho công ty Z
biết rằng công ty Z đã cho công ty P vay số tiền này từ 12/12/2017 đến
12/12/2018 thì khoản nợ này đến hạn.........................................................39
(iii) Trả lương tháng 12/2018 cho tất cả người lao động trong công ty
nhưng không báo cáo với quản tài viên.......................................................39
(v) Ký hợp đồng vay ngân hàng N với khoản tiền 1 tỷ có thế chấp bằng một
tài sản giá trị 2 tỷ có báo cáo bằng văn bản với quản tài viên nhưng không
được chấp thuận..........................................................................................39
PHẦN NỘI DUNG

I. NHẬN ĐỊNH

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH DOANH VÀ CHỦ THỂ KINH


DOANH

Câu 5. Mọi doanh nghiệp đều có thể có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật.

- Nhận định SAI. Căn cứ khoản 2 Điều 12 Luật doanh nghiệp 2020: 

“2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều
người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức
danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp...”

- Theo Điều trên, chỉ có công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể
có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật và số lượng người đại diện
theo pháp luật phụ thuộc vào Điều lệ công ty.
- Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 190 Luật doanh nghiệp 2020:

“Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh
nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị
đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho
doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp
luật.”

- Như vậy, đối với doanh nghiệp tư nhân thì chỉ có chủ doanh nghiệp tư nhân
mới là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân.

Câu 6. Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh trong các ngành, nghề đã đăng ký với các
cơ quan đăng ký kinh doanh.

- Nhận định ĐÚNG.


- Căn cứ theo khoản 1, 2, 3 Điều 8 và khoản 1 Điều 31 Luật Doanh nghiệp
2020 thì các doanh nghiệp chỉ được đối với những ngành nghề kinh doanh chưa
đăng ký, doanh nghiệp sẽ được phép kinh doanh nhưng phải thực hiện nghĩa vụ
thông báo về việc thay đổi ngành nghề kinh doanh với Cơ quan đăng ký kinh
doanh trong thời hạn theo quy định của pháp luật. Nếu không thực hiện nghĩa
vụ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ bị
xử lý theo quy định tại Nghị định 50/2016/NĐ-CP.

1
“1. Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư
kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà
đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó
trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

2. Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, thay đổi đăng ký
kinh doanh, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo
cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

3. Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ
sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê
khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung
các thông tin đó.”

“Điều 31 Luật doanh nghiệp quy định về nghĩa vụ thông báo thay đổi nội dung
đăng ký doanh nghiệp như sau:

1. Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi một
trong những nội dung sau đây:

a) Ngành, nghề kinh doanh;”

2
CHƯƠNG 2: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ HỘ KINH DOANH

Câu 2. Giám đốc của DNTN là người đại diện theo pháp luật của DNTN.

Nhận định SAI.

- Căn cứ theo khoản 3 Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020, Chủ DNTN mới là
người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân.

- Theo khoản 2 Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020, Chủ doanh nghiệp tư nhân có
thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc để quản lý, điều hành hoạt
động kinh doanh. Vì vậy, trong DNTN, giám đốc được thuê, nếu có, chỉ là
người đại diện theo ủy quyền của chủ doanh nghiệp

- Căn cứ theo khoản 3 Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020, Chủ DNTN mới là
người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân

“Điều 190. Quản lý doanh nghiệp tư nhân

2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này,
chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp tư nhân.

3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh
nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị
đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho
doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp
luật.”

Câu 3. Tại một thời điểm, chủ DNTN không thể đồng thời làm thành viên của
công ty hợp danh.

- Nhận định SAI.


- Chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ không được làm thành viên hợp danh của công ty
hợp danh nhưng vẫn được làm thành viên góp của công ty hợp danh theo khoản 3
Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020.

“3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh
nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh
của công ty hợp danh.”

3
Câu 10. Hộ kinh doanh phải kinh doanh đúng ngành, nghề kinh doanh ghi nhận
trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. 

- Nhận định SAI.

- Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều
kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp
ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. 

- Căn cứ theo khoản 2 Điều 89 Nghị định 01/2021 quy định:

“Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều
kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp
ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối
với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều
kiện kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành
theo quy định của pháp luật chuyên ngành.”

4
CHƯƠNG 3: CÔNG TY HỢP DANH

Câu 1. Tất cả những cá nhân thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp đều
không thể trở thành thành viên công ty hợp danh.

- Nhận định SAI


- Căn cứ theo khoản 2, 3 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 thì có những đối tượng
bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp nhưng vẫn có quyền góp vốn và trở
thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh. 

“2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp
tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà
nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị
mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và
Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc
phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ
sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công
an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý
phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà
nước;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy
định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện
theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị
mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân; 

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình
phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc,
cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật
Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập
doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
5
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một
số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công
ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật
này, trừ trường hợp sau đây:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà
nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán
bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.”

6
CHƯƠNG 4: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

Câu 10. Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi
đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Nhận định SAI.


- Căn cứ theo khoản 2 Điều 47 Luật doanh nghiệp 2020 thì thành viên phải góp
vốn cho công ty đủ và đúng loại đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp tuy nhiên thời hạn 90 ngày này không bao gồm thời gian vận chuyển,
nhập khẩu tài sản góp vốn hay thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở
hữu tài sản. 

“Điều 47. Góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp

2. Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi
đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài
sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.”

Câu 11. Sau thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp, các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu
trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết với các nghĩa vụ tài chính của
công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.

- Nhận định SAI.


- Căn cứ theo khoản 4 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020, các thành viên chưa
góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm tương
ứng trước ngày công ty thay đổi vốn điều lệ và thay đổi tỷ lệ phần góp vốn của
các thành viên chứ không chỉ trước ngày công ty thay đổi vốn điều lệ vì loại
hình của công ty TNHH là thành viên chỉ chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ
phần vốn đã góp (căn cứ theo khoản 1 Điều 50).

“Điều 47. Góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp

4. Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết,
công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên
bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần
vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc
chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần

7
vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời
gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của
thành viên.”

Câu 14. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên (trong công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu) được thông qua khi có trên 50%
số thành viên dự họp tán thành.

- Nhận định SAI.


- Căn cứ theo khoản 6 Điều 80 Luật Doanh nghiệp 2020:

“6. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua khi có trên
50% số thành viên dự họp tán thành hoặc số thành viên dự họp sở hữu trên 50%
tổng số phiếu biểu quyết tán thành. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức
lại công ty, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty phải
được ít nhất 75% số thành viên dự họp tán thành hoặc số thành viên dự họp sở
hữu từ 75% tổng số phiếu biểu quyết trở lên tán thành. Nghị quyết, quyết định của
Hội đồng thành viên có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc từ ngày ghi tại
nghị quyết, quyết định đó, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.”

- Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua khi có trên 50%
số thành viên dự họp tán thành hoặc số thành viên dự họp sở hữu trên 50% tổng số
phiếu biểu quyết tán thành. Với vấn đề việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tổ
chức lại công ty, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty
phải được ít nhất 75% số thành viên dự họp tán thành hoặc số thành viên dự họp sở
hữu từ 75% tổng số phiếu biểu quyết trở lên tán thành.

8
CHƯƠNG 5: CÔNG TY CỔ PHẦN

Câu 9. Cuộc họp HĐQT lần thứ ba sẽ diễn ra không phụ thuộc vào số thành viên dự
họp.

- Nhận định ĐÚNG.


- Căn cứ theo khoản 8 Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

“Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có từ ba phần tư tổng số thành
viên trở lên dự họp. Trường hợp cuộc họp được triệu tập theo quy định tại khoản
này không đủ số thành viên dự họp theo quy định thì được triệu tập lần thứ hai
trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, trừ trường hợp Điều
lệ công ty quy định thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp này, cuộc họp được tiến
hành nếu có hơn một nửa số thành viên Hội đồng quản trị dự họp.” 

- Như vậy, ở lần 1 và lần 2 có quy định số lượng thành viên dự họp. Tuy nhiên, đến
lần thứ ba thì sẽ diễn ra không phụ thuộc vào số thành viên dự họp. 

Câu 10. Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần phải là cổ đông của công ty

- Nhận định SAI. Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần không nhất thiết
phải là cổ đông của công ty.
- Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 155 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về
các tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên hội đồng quản trị.

“1. Thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong
lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông
của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;”

9
CHƯƠNG 6: DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Câu 3. Công ty con của doanh nghiệp nhà nước cũng là doanh nghiệp nhà nước.

- Nhận định SAI.


- Công ty con của doanh nghiệp nhà nước không phải là doanh nghiệp nhà nước bởi
vì Chủ sở hữu là Nhà nước khác với chủ sở hữu là doanh nghiệp nhà nước.
- Ví dụ: Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVNHCMC) là công ty
con do tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ sở hữu. Nhà nước là chủ sở hữu
của tập đoàn điện lực Việt Nam - Công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế này. Như vậy,
theo pháp luật hiện hành thì Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là DNNN, còn
EVNHCMC là công ty TNHH 1 thành viên do EVN làm chủ sở hữu, nó không
phải là DNNN vì EVNHCMC không phải do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Câu 8. Trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp nhà
nước, chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên bị miễn nhiệm nếu có
đơn xin từ chức.

- Nhận định SAI.


- Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 94 Luật doanh nghiệp 2020 thì chủ tịch và
thành viên khác của HĐTV khi có đơn xin từ chức và phải được cơ quan đại diện
chủ sở hữu chấp thuận bằng văn bản thì mới bị miễn nhiệm. 

“Điều 94. Miễn nhiệm, cách chức thành viên Hội đồng thành viên

1. Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên bị miễn nhiệm trong
trường hợp sau đây:

b) Có đơn xin từ chức và được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận bằng văn
bản”

10
CHƯƠNG 7: TỔ CHỨC LẠI VÀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

CHƯƠNG 8: HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ

Câu 4. Quan hệ hợp nhất và sáp nhập đều tạo ra các doanh nghiệp mới trên thị
trường.

- Nhận định SAI.


- Hợp nhất dẫn đến việc công ty hình thành một công ty mới trong khi sáp nhập công
ty không dẫn đến việc hình thành nên công ty mới mà chỉ có sự thay đổi bên trong
của công ty nhận sáp nhập, có thể là sự thay đổi chủ sở hữu, giá trị tài sản, ngành
nghề đầu tư kinh doanh hoặc vốn điều lệ…
- Căn cứ theo khoản 1 Điều 200 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:

“Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất
thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn
tại của các công ty bị hợp nhất.”

- Căn cứ theo khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

“Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập
vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển
toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập,
đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.”

Câu 7. Thành viên hợp tác xã khi biểu quyết tại đại hội thành viên không phụ thuộc
vào số vốn góp của họ vào hợp tác xã.

- Nhận định ĐÚNG.


- Căn cứ theo khoản 3 Điều 34 Luật HTX 2012:

“3. Mỗi thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên tham dự đại
hội thành viên có một phiếu biểu quyết. Phiếu biểu quyết có giá trị ngang nhau,
không phụ thuộc vào số vốn góp hay chức vụ của thành viên, hợp tác xã thành
viên hoặc đại biểu thành viên.”

- Mỗi thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên tham dự đại hội có
1 phiếu biểu quyết có giá trị ngang nhau, không phụ thuộc vào số vốn góp hay
chức vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên.

11
CHƯƠNG 9: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁ SẢN VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHÁ
SẢN

CHƯƠNG 10: THỦ TỤC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ

Câu 5. Các hợp đồng đang có hiệu lực của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình
trạng phá sản phải được tạm đình chỉ thực hiện.

- Nhận định SAI


- Căn cứ khoản 1 Điều 61 Luật phá sản 2014:

“1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản, nếu xét thấy việc thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực và
đang được thực hiện hoặc chưa được thực hiện sẽ có khả năng gây bất lợi cho
doanh nghiệp, hợp tác xã thì chủ nợ, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng
thanh toán có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân ra quyết định tạm đình chỉ thực
hiện hợp đồng, trừ trường hợp xử lý các khoản nợ có bảo đảm theo quy định tại
Điều 53 của Luật này.”

- Do đó, việc tạm đình chỉ các hợp đồng đang có hiệu lực của doanh nghiệp, hợp
tác xã lâm vào tình trạng phá sản phụ thuộc vào việc liệu các hợp đồng đó có
khả năng gây bất lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã hay không và phải được chủ
nợ, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có quyền yêu cầu Tòa án
nhân dân ra quyết định tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp xử lý
các khoản nợ có bảo đảm theo quy định tại Điều 53 của Luật này.

Câu 10. Trong thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, việc triệu tập hội nghị chủ
nợ là thủ tục bắt buộc.

- Nhận định SAI.


- Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn thì
không cần tổ chức việc triệu tập hội nghị chủ nợ căn cứ theo khoản 1 Điều 105
Luật Phá sản.

“Điều 105. Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn

1. Tòa án nhân dân giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn đối với các trường hợp
sau:

a) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại khoản 3, khoản 4
Điều 5 của Luật này mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không
còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;

12
b) Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã
mất khả năng thanh toán không còn tài sản để thanh toán chi phí phá sản.”

13
II. TÌNH HUỐNG

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH DOANH VÀ CHỦ THỂ KINH


DOANH

CHƯƠNG 2: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ HỘ KINH DOANH

Tình huống 1

Ông Nguyễn Văn Hòa là chủ doanh nghiệp tư nhân An Hòa có trụ sở tại Tp. Hà Chí
Minh kinh doanh rượu. Ông muốn cùng công ty Roska quốc tịch Thái Lan góp vốn
với nhau để thành lập một doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm tại Đồng
Nai.

Sinh viên hãy:

a) Tư vấn cho ông Hòa và công ty Roska về việc lựa chọn hình thức tổ chức kinh
doanh phù hợp tại Việt Nam.

- Ông Hòa và công ty Roska nên lựa chọn Công ty TNHH 2 thành viên trở lên căn cứ theo
khoản 1 Điều 46 Luật doanh nghiệp 2020: 

“1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50
thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ
tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường
hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được
chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.”

- Ở đây, việc lựa chọn loại hình công ty TNHH 2 thành viên là hợp lý nhất vì ông Hòa là
chủ doanh nghiệp tư nhân nên sẽ gây bất lợi nếu thành lập công ty hợp danh vì chủ doanh
nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công
ty hợp danh căn cứ khoản 3 Điều 188 của Luật này và công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân đồng thời chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số
vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này.
Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và
53 của Luật này. Bên cạnh đó, ông Hòa và công ty Roska cũng không thể chọn loại hình
công ty cổ phần vì số lượng cổ đông tối thiểu của công ty cổ phần phải là 3 căn cứ theo
điểm b khoản 1 Điều 116 Luật doanh nghiệp 2020.

14
b) Sau một thời gian hoạt động, giả sử công ty Roska muốn chuyển nhượng toàn
bộ vốn góp của mình cho ông Hòa thì hậu quả pháp lý của việc chuyển nhượng
này đối với công ty ra sao?

- Theo khoản 3 Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020, việc chuyển nhượng toàn bộ vốn góp
của công ty Roska cho ông Hoà dẫn đến việc công ty này chỉ còn một thành viên, thì công
ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và thực
hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
hoàn thành việc chuyển nhượng. 

“3. Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến
chỉ còn một thành viên công ty thì công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên và thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký
doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.”

c) Nếu sau khi doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm đi vào hoạt động,
ông Hòa muốn sáp nhập doanh nghiệp tư nhân của ông vào doanh nghiệp mà ông
dự định thành lập thì việc sáp nhập đó có phù hợp với quy định của pháp luật
không? Vì sao?

- Nếu sau khi doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm đi vào hoạt động, ông Hòa
muốn sáp nhập doanh nghiệp tư nhân của ông vào doanh nghiệp mà ông dự định thành lập
thì việc sáp nhập đó không phù hợp với quy định của pháp luật.

- Vì căn cứ theo khoản 1 Điều 201 LDN 2020:

“1. Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một
công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản,
quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự
tồn tại của công ty bị sáp nhập.”

- Vì DNTN không phải là một loại hình công ty nên không thể sáp nhập vào công ty
TNHH. Nếu muốn sáp nhập thì bạn phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
thành công ty.

Tình huống 3

Doanh nghiệp tư nhân AA do ông A làm chủ có trụ sở tại Tp. Hồ Chí Minh chuyên
kinh doanh mặt hàng vật liệu xây dựng. Ông A đang muốn tăng thêm quy mô và mở
phạm vi hoạt động kinh doanh của mình sang cả lĩnh vực tư vấn, thiết kế và thi công
xây lắp công trình xây dựng nhưng không muốn có thêm những người khác cùng
kinh doanh nên có những dự định sau:

15
Theo anh (chị) những phương án trên có phù hợp với quy định của pháp luật
không? Vì sao?

Phương án 1: Ông A thành lập thêm một doanh nghiệp tư nhân khác hoạt động
trong lĩnh vực xây dựng.

- Phương án thứ 1 không phù hợp với quy định của pháp luật
- Vì căn cứ theo khoản 3 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 thì một cá nhân chỉ
được làm chủ một doanh nghiệp tư nhân và dùng tất cả tài sản của mình đảm bảo
cho hoạt động của doanh nghiệp. Ở bất cứ thời điểm nào, mỗi cá nhân chỉ có thể
làm chủ một doanh nghiệp tư nhân. Khi nào chưa chấm dứt vai trò chủ một doanh
nghiệp tư nhân này thì cá nhân không thể đăng ký làm chủ một doanh nghiệp tư
nhân khác.
- Nên ông A không thể thành lập thêm một doanh nghiệp tư nhân khác khi doanh
nghiệp tư nhân AA của ông còn đang tồn tại.

Phương án 2: Doanh nghiệp tư nhân AA đầu tư vốn để thành lập thêm một công
ty TNHH l thành viên và ủy quyền cho ông A làm chủ tịch công ty kiêm Giám
đốc.

- Phương án thứ 2 không phù hợp với quy định của pháp luật
- Vì căn cứ theo khoản 4 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp tư
nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong
công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Nên doanh nghiệp tư nhân AA không được đầu tư vốn để thành lập thêm một công
ty TNHH l thành viên và ủy quyền cho ông A làm chủ tịch công ty kiêm Giám đốc.

Phương án 3: Doanh nghiệp tư nhân AA thành lập chi nhánh tại Hà Nội và Cần
Thơ hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.

- Phương án thứ 3 không phù hợp với quy định của pháp luật vì doanh nghiệp tư
nhân AA thành lập chi nhánh tại Hà Nội và Cần Thơ hoạt động trong lĩnh vực xây
dựng khác với lĩnh vực vật liệu xây dựng.
- Căn cứ theo khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 thì chi nhánh là đơn vị
phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức
năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành,
nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh
nghiệp.

16
Phương án 4: Doanh nghiệp tư nhân AA tăng vốn bằng cách phát hành 1000 trái
phiếu doanh nghiệp để vay nợ.

- Phương án thứ 4 không phù hợp với quy định của pháp luật.
- Vì khoản 2 Điều 188 LDN 2020 quy định DNTN không được phát hành bất kỳ
loại chứng khoán nào.
- Cũng theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật chứng khoán 2019, Trái phiếu là
loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với
một phần nợ của tổ chức phát hành.
- Việc phát hành trái phiếu, tức quyền huy động vốn rộng rãi từ công chúng, thì cũng
có nghĩa là cho cá nhân DNTN quyền này. Trong khi hiện nay khó có một cơ chế
đủ chặt chẽ, minh bạch, hiệu quả để giám sát hoạt động của một cá nhân đối với tài
sản riêng của mình. Cũng như khó để lường trước, ngăn chặn hay giảm thiểu
những biến động, rủi ro bất ngờ đến một cá nhân.
- Căn cứ theo khoản 3 Điều 189 LND 2020, chủ DNTN là ông A mới có quyền tăng
vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chứ không phải
là DNTN AA. Vì bản thân DNTN, trong một chỉnh thể trọn vẹn gồm địa vị pháp
lý, hiện trạng cơ sở vật chất và hiệu quả kinh doanh, cũng là một tài sản của chủ
doanh nghiệp. Do đó, các vấn đề liên quan đến vốn hoạt động của DNTN tự thân
doanh nghiệp không giải quyết được, mà chỉ có chủ doanh nghiệp là người ra quyết
định và chịu trách nhiệm.

Phương án 5: Ông A thành lập một công ty TNHH 1 TV B do ông A làm chủ sở
hữu, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.

- Phương án thứ 5 phù hợp với quy định của pháp luật.
- Vì ông A là cá nhân chủ sở hữu DNTN AA, ông vẫn có quyền thành lập, tham gia
thành lập công ty TNHH theo quy định của pháp luật.
- Theo khoản 3 Điều 188 LDN 2020 thì mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành
lập một doanh nghiệp tư nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời
là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
- Việc thành lập công ty TNHH 1 TV cũng là quyết định phù hợp với yêu cầu
“không muốn có thêm những người khác cùng kinh doanh” của ông A. Vì toàn bộ
vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên do chủ sở hữu công ty (ông A) đầu
tư. Nếu có thực hiện tăng vốn điều lệ theo hướng huy động thêm vốn góp thì công
ty phải làm thủ tục chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc
CTCP.
- Bên cạnh đó, ta cũng xét đến điều kiện:

17
o Ông A là cá nhân không thuộc vào trường hợp bị cấm thành lập, cấm góp vốn
vào công ty.
o Lĩnh vực xây dựng cũng không thuộc trường hợp những ngành, nghề cấm
đầu tư kinh doanh.

Ông A có thể có những phương án nào khác để thực hiện được ý định của mình?

- Nói tóm lại, nếu muốn tăng vốn và mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, chủ
doanh nghiệp có thể đầu tư thêm. Ông A có thể lấy những tài sản khác của mình để
đầu tư hoặc nhân danh cá nhân mình huy động vốn cho doanh nghiệp. Ví dụ: vay
vốn của tổ chức tín dụng theo chính sách khuyến khích sản xuất, kinh doanh.

18
CHƯƠNG 3: CÔNG TY HỢP DANH

Tình huống 1

Công ty hợp danh X có 05 thành viên hợp danh là A, B, C, D, E và 02 thành viên góp vốn
là G và H.

Tại công ty này có xảy ra các sự kiện pháp sau:

a. Thành viên A muốn chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình tại công ty cho
người khác và A cho rằng nếu được Hội đồng thành viên Công ty họp và thông
qua quyết định đồng ý thì A được quyền chuyển nhượng. Ý kiến của A có đúng
không, vì sao?

- Ý kiến của A là SAI. Căn cứ khoản 3 Điều 180 Luật doanh nghiệp 2020:

“3. Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn
góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp
thuận của các thành viên hợp danh còn lại.”

- Do đó, nếu A muốn chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình tại công ty cho
người khác thì phải được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại
chứ không phải Hội đồng thành viên Công ty họp và thông qua quyết định đồng
ý. 

b. Hội đồng thành viên Công ty hợp danh X họp và quyết định bổ nhiệm G làm
Giám đốc công ty. Việc này có phù hợp với quy định của pháp luật không? Vì sao

- Việc HĐTV công ty hợp danh X bổ nhiệm G - thành viên góp vốn làm giám
đốc công ty là không phù hợp với quy định của pháp luật.
- Theo khoản 1 Điều 182, HĐTV bầu một thành viên hợp danh là Chủ tịch
HĐTV kiêm giám đốc (trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định
khác) và điểm b khoản 2 Điều 187 thì thành viên góp vốn không được tham
gia quản lý công ty.

“Điều 182. Hội đồng thành viên

1. Hội đồng thành viên bao gồm tất cả thành viên. Hội đồng thành viên bầu một
thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.”

“Khoản 2 Điều 187. Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn

b) Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh
doanh nhân danh công ty;”
19
c. Thành viên D đã ký kết hai hợp đồng, cụ thể: một hợp đồng ký nhân danh công
ty với giá trị là 1 tỷ đồng và một hợp đồng ký với tư cách cá nhân của thành viên
D với giá trị là 500 triệu đồng. Hãy cho biết thành viên D có được ký kết các hợp
đồng trên hay không? Hệ quả pháp lý của hai hợp đồng trên?

- Vì thành viên D là thành viên hợp danh nên D được nhân danh công ty ký hợp
đồng với giá trị 1 tỷ đồng căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 181 LDN 2020:

“b) Nhân danh công ty kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm
phán và ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc giao ước với những điều kiện mà thành
viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;”

- D không được nhân danh tư cách cá nhân ký hợp đồng với giá trị 500 triệu
đồng nếu hợp đồng này nhằm phục vụ tư lợi hoặc phục vụ cho tổ chức, cá nhân
khác, căn cứ theo khoản 2 Điều 180 LDN 2020:

“2. Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người
khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ
lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.”

- Nếu hợp đồng 500 triệu không phục vụ cho tư lợi hoặc phục vụ cho tổ chức, cá
nhân khác thì thành viên D có thể nhân danh tư cách cá nhân để ký.
- Qua những phân tích trên thì hợp đồng 1 tỷ đồng có hiệu lực còn hợp đồng 500
triệu thì tuỳ vào mục đích mà hợp đồng hướng đến là tư lợi cá nhân hay nhằm
lợi ích chung của công ty. Nếu mục đích của hợp đồng nhằm tư lợi cá nhân thì
không có hiệu lực và ngược lại.

d. Tháng 3/2021, Công ty hợp danh X bị Tòa án tuyên bố phá sản. Các thành viên
hợp danh yêu cầu F, là một thành viên hợp danh cũ của công ty đã bị khai trừ
khỏi công ty vào năm 2019 phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài chính của công ty. Yêu cầu này có phù hợp với quy định của pháp
luật không? Vì sao?

- Yêu cầu này không phù hợp với quy định của pháp luật. F không phải liên đới
chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh
SAU ngày chấm dứt tư cách thành viên do bị công ty khai trừ khỏi công ty.
- Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 185 LDN 2020, thành viên hợp danh cũ F đã
bị chấm dứt tư cách thành viên hợp danh vì bị khai trừ khỏi công ty vào năm
2019.
- Theo khoản 5 Điều 185 LDN 2020, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấm
dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì

20
F vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với khoản
nợ của công ty đã phát sinh TRƯỚC ngày chấm dứt tư cách thành viên.

21
CHƯƠNG 4: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

Tình huống 1

Công ty TNHH Bay Water (gọi tắt là Công ty Bay Water) có hai thành viên là Công ty
Sunwah Vietnam Real Estate (DI) Limited (gọi tắt là Công ty Sunwah) (chiếm 90% vốn
điều lệ) và Công ty TNHH Đầu tư SATO (gọi tắt là Công ty SATO) (chiếm 10% vốn điều
lệ).

Ngày 10/5/2016, Hội đồng thành viên (HĐTV) Công ty Bay Water họp và thông qua Điều
lệ công ty. Tại khoản 3 Điều 23 của Điều lệ có quy định: “Các vấn đề sau đòi hỏi phải có
sự chấp thuận của tất cả thành viên hội đông: vay vốn, tăng vốn điều lệ, thế chấp; bất kỳ
sửa đổi nào đối với điều lệ này...”.

Ngày 3/9/2019, Công ty Bay Water tổ chức họp HĐTV và ban hành Nghị quyết số
05/2019 có nội dung sửa đổi Điều lệ công ty, chủ yếu là sửa đổi khoản 3 Điều 23 của Điều
lệ cũ. Theo đó, chỉ cần đạt được 80% để sửa đổi bổ sung Điều lệ công ty mà không cần
phải 100% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành. Tuy nhiên, điều đáng nói
là HĐTV Bay Water vẫn ban hành Nghị quyết 05 để thông qua việc sửa đổi Điều lệ
nhưng chỉ có thành viên đại điện cho 90% vốn điều lệ biểu quyết tán thánh (tức là chỉ có
Công ty Sunwah đồng ý, còn Công ty SATO phản đối).

Ngay sau đó, Công ty SATO đã gửi đơn tới Tòa án nhân dân Tp. HCM yêu cầu hủy Nghị
quyết 05/2019 của HĐTV Công ty Bay Water.

Tại tòa, đại diện của Công ty SATO cho rằng: không có quy định nào cho phép

Công ty Bay Water thông qua nghị quyết HĐTV mà không có sự đồng ý của công ty
SATO.

Tòa án nhân dân Tp. HCM nhận định điểm c khoản 3 Điều 60 LDN 2014 cho phép Điều
lệ được quy định một tỉ lệ biểu quyết khác so với tỉ lệ 75% hành nghị quyết. Điều lệ Công
ty Bay Water năm 2016 vẫn đang có hiệu lực, chưa được thay thế bằng Điều lệ khác nên
phải áp dụng Điều lệ này. Do vậy, việc chỉ Công ty Sun Wah đồng ý thay đổi Điều lệ,
không đạt tỉ lệ 100% theo quy định tại Điều lệ mà HĐTV Công ty Bay Water đã thông
qua Nghị quyết 05 là trái quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ. Vì vậy, ngày
17/8/2020. Tòa án nhân dân Tp. HCM ban hành Quyết định sơ thẩm số 1257 có nội dung
“hủy nghị quyết 05/2019 của HĐTV Công ty Bay Water

Công ty Bay Water và Công ty Sun Wah kháng cáo Quyết định sơ thẩm số 1257.

Ngày 8/1/2021, Tòa án nhân dân cấp cao tại Tp. HCM mở phiên phúc thẩm. Tòa án nhận
định: khoản 1 Điều 10 và khoản 3 Điều 23 của Điều lệ năm 2016 có mâu thuẫn với nhau,
22
cho nên không thể cùng áp dụng để giải quyết vụ việc mà phải dùng LDN.Theo đó, Công
ty Sun Wah góp vốn 90%, lớn hơn quy định của LDN (75%), cho nên có quyền biểu
quyết thông qua việc sửa đổi Điều lệ. Tòa án gợi ý nếu Công ty SATO không tán thành
với nghị quyết sửa đổi Điều lệ thì có quyền yêu cầu Công ty Bay Water mua lại phần vốn
góp của mình theo khoản 1 Điều 52 Luật DN (tương ứng với khoản 1 Điều 10 trong Điều
lệ). Vì lẽ đó, Tòa án nhân dân cấp cao đã ra ban hành quyết định phúc thẩm số 03 với nội
dung “sửa quyết định sơ thẩm số 2157 của Tòa án nhân dân Tp.HCM, bác yêu cầu của
Công ty SATO”.

Ngày 28/3/2022, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã kháng nghị quyết định phúc thẩm của
Tòa án nhân dân cấp cao tại Tp. HCM. 

Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét giám đốc thẩm vụ yêu cầu hủy bỏ
nghị quyết của HĐTV Công ty Bay Water. Theo đó, quyết định giám đốc thẩm tuyên hủy
quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao tại Tp. HCM và giữ nguyên quyết
định sơ thẩm của Tòa án nhân dân Tp. HCM.

Sinh viên hãy cho biết:

a) LDN 2014 và LDN 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) có cho phép Điều lệ của
công ty TNHH hai thành viên trở lên được quy định tỷ lệ khác (thấp hơn hoặc
cao hơn) với tỷ lệ theo LDN để thông qua nghị quyết, quyết định HĐTV hay
không?

- Theo khoản 3 Điều 60 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, thì trong trường hợp
Điều lệ công ty không có quy định khác, nghị quyết của Hội đồng thành viên được
thông qua tại cuộc họp trong các trường hợp được nêu trong điểm a và b của khoản
này. Như vậy, nếu Điều lệ công ty có quy định thì luật vẫn cho phép Điều lệ của
công ty TNHH hai thành viên trở lên được quy định tỷ lệ khác với tỷ lệ theo LDN
để thông qua nghị quyết, quyết định HĐTV.
- Theo khoản 3 Điều 59 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, thì trường hợp Điều lệ
công ty không có quy định một tỷ lệ khác, nghị quyết, quyết định của Hội đồng
thành viên được thông qua tại cuộc họp trong trường hợp được quy định trong
điểm a và b của khoản này. Như vậy, nếu Điều lệ công ty có quy định thì luật vẫn
cho phép Điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên được quy định tỷ lệ
khác với tỷ lệ theo LDN để thông qua nghị quyết, quyết định HĐTV. 

23
b) Hãy nhận xét về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân Tp. HCM và Tòa án
nhân dân cấp cao tại Tp. HCM trong vụ việc nói trên?

- Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân Tp. HCM là hợp lý và Quyết định sơ thẩm
giải quyết việc dân sự số 1257 ngày 17/8/2020 của TAND TP Hồ Chí Minh chấp
nhận yêu cầu của Công ty SATO hủy Nghị quyết số 05 là có căn cứ vì Nghị quyết
này chỉ có một trên hai thành viên góp vốn tán thành, tỷ lệ vốn biểu quyết 90% tán
thành là không đạt tỷ lệ 100% theo khoản 3 Điều 23 Điều lệ Công ty Bay Water
đang có hiệu lực thi hành. Điều lệ này không trái với Điều 60 Luật Doanh nghiệp
năm 2014 (tương ứng Điều 59 Luật Doanh nghiệp năm 2020).
- Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân cấp cao tại Tp. HCM là không hợp lý vì
Khoản 1 Điều 10 Điều lệ công ty quy định:

“Thành viên có quyền chào bán cho công ty phần vốn góp của mình nếu thành
viên đó bỏ phiếu không tán thành đối với quy định của Hội đồng thành viên về sửa
đổi, bổ sung Điều lệ công ty...”

- Có nghĩa là Công ty SATO có quyền chứ không có nghĩa vụ bắt buộc phải chào
bán phần vốn góp. Quy định này không trái với Điều 52 Luật Doanh nghiệp năm
2014 (tương ứng Điều 51 Luật Doanh nghiệp năm 2020) và việc Quyết định phúc
thẩm nhận định Công ty Sun Wah góp vốn 90%, lớn hơn quy định của LDN (75%),
cho nên có quyền biểu quyết thông qua việc sửa đổi Điều lệ là không có căn cứ.

24
CHƯƠNG 5: CÔNG TY CỔ PHẦN

Tình huống 1

Công ty cổ phần Thanh Xuân (Công ty) có vốn điều lệ khi thành lập là 1 tỉ đồng. Đại hội
đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên của công ty đã thông qua Nghị quyết số 04/NQ-
ĐHĐCĐ tăng vốn điều lệ lên 10 tỉ đồng nhưng không quyết định loại cổ phần và số lượng
cổ phần mỗi loại được quyền chào bán. Thực hiện Nghị quyết trên, Giám đốc Công ty đã
quyết định bán 90.000 cổ phần (tương ứng với 9 tỉ đồng). Theo đó, các nguyên đơn là:
Công ty TNHH công nghệ và thiết bị Hàn đã mua 50.000 cổ phần; ông Lê Huy Cẩm mua
20.000 cổ phần: bà Bùi Thanh Hà mua 20.000 cổ phần. Kết quả việc bán cổ phần và tư
cách của các nguyên đơn trong việc đại diện cho phần vốn góp tương ứng với số cổ phần
mua thêm đã được ĐHĐCĐ công nhận trong Nghị quyết số 11/NQ-ĐHĐCPĐ. Trong thời
gian đó cho đến nay, các nguyên đơn tham gia vào việc biểu quyết bầu bổ sung thành viên
Hội đồng quản trị cũng với số phiếu bầu tương ứng với số cổ phần đã sở hữu trước đó và
số cổ phần tăng thêm nêu trên. Tuy nhiên sau đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) của
Công ty triệu tập ĐHĐCĐ bất thường để xem xét việc bán 90.000 cổ phần do Giám đốc tự
ý quyết định, và Đại hội đã thông qua Nghị quyết số 186/NQ-ĐHĐCPĐ hủy việc bán cổ
phần nêu trên.

Không đồng ý với Nghị quyết 186/NQ-ĐHĐCĐ, các nguyên đơn đã khởi kiện bị đơn là
Công ty cổ phần Thanh Xuân đề nghị Tòa án hủy bỏ Nghị quyết này với lý do thể thức
họp và biểu quyết không đúng theo qui định, cụ thể: (i) Đại hội được triệu tập không đúng
thẩm quyền; (ii) Số vốn của tất cả các nguyên đơn ghi trong phiếu biểu quyết không đúng
với số vốn được ghi trong danh sách cổ đông, phiếu biểu quyết chỉ ghi số cổ phần họ có từ
trước, không ghi số cổ phần họ đã mua khi Công ty tăng vốn; (iii) vào thời điểm này, vốn
điều lệ của Công ty là 10 tỉ đồng nhưng Ban kiểm phiếu lại tính tỉ lệ biểu quyết trên số
vốn cũ trước khi phát hành là 1 tỉ đồng. 

Anh (chị) hãy cho biết các lý do yêu cầu tòa án hủy bỏ Nghị quyết 186/NQ-
ĐHĐCĐ có phù hợp với quy định của LDN không?

- Các lý do yêu cầu Toà án huỷ bỏ Nghị quyết 186/NQ-ĐHĐCĐ phù hợp với quy
định của LDN 2020. Vì:
- Lý do thứ nhất căn cứ vào Điều 140 và Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2020.
VIệc Chủ tịch HĐQT triệu tập ĐHĐCĐ bất thường là không đúng thẩm quyền
và không phù hợp với LDN.

25
- Chủ tịch HĐQT không có quyền được triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường căn cứ
theo khoản 3 Điều 156. Bên cạnh đó việc triệu tập Đại hội đồng cổ đông sẽ do
Hội đồng quản trị căn cứ theo các trường hợp trong Điều 146.
- Việc giám đốc tự ý bán loại cổ phần và số lượng cổ phần mỗi loại là không
đúng với quy định. Tuy nhiên, Chủ tịch HĐQT và các thành viên HĐQT có
nghĩa vụ kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của
từng loại, phải giám sát, chỉ đạo giám đốc trong điều hành công việc kinh doanh
hằng ngày (khoản 2 Điều 156). Bên cạnh đó, Chủ tịch HĐQT còn là người chủ
toạ trong các cuộc họp ĐHĐCĐ, trong đó có cả việc ký tên các biên bản các
cuộc họp có bao gồm tóm tắt diễn biến cuộc họp, số cổ đông và tổng số phiếu
biểu quyết của các cổ đông dự họp (Điều 150).
- Từ đó, có thể nhận thấy được việc Công ty TNHH công nghệ và thiết bị Hàn,
ông Lê Huy Cẩm và bà Bùi Thanh Hà đã được Chủ tịch HĐQT và ĐHĐCĐ
chấp nhận về việc mua cổ phần để tăng vốn điều lệ, nên nếu có sự sai sót, nhầm
lẫn thì trách nhiệm của người quản lý công ty (Thành viên HĐQT, Chủ tịch
HĐQT,..) đã phải thông báo kịp thời, đầy đủ và chính xác ngay từ buổi họp về
Nghị Quyết số 11/ NQ-ĐHĐCPĐ , không để đến việc thông qua Nghị quyết số
11 và các lần biểu quyết bầu bổ sung thành viên tiếp theo vẫn có sự tham gia
của các nguyên đơn.
- Lý do thứ hai, danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ phải được lập dựa
trên số đăng ký cổ đông của công ty (khoản 1 Điều 141) nghĩa là số vốn của tất
cả các nguyên đơn ghi trong phiếu biểu quyết phải đúng với số đăng ký cổ đông
của công ty với vốn Điều lệ là 10 tỷ. Các nguyên đơn có quyền được kiểm tra
và yêu cầu sửa đổi thông tin sai lệch trong danh sách cổ đông có quyền dự họp
Đại hội đồng cổ đông. Nếu như người quản ly không sửa đổi kịp thời thì phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hạt phát sinh do không cung cấp không kịp
thời các thông tin số đăng ký cổ đông theo yêu cầu (khoản 3 Điều 141).
- Lý do thứ ba, việc số vốn của tất cả các nguyên đơn ghi trong phiếu biểu quyết
không đúng với số vốn được ghi trong danh sách cổ đông, thay đổi vốn điều lệ
dẫn đến việc ban kiểm phiếu tính sai tỷ lệ biểu quyết trên số vốn cũ không đúng
theo quy định của pháp luật (khoản 1 Điều 148 và điểm c khoản 5 Điều 149).
- Sự sai sót của giám đốc, Chủ tịch HĐQR, HĐQT đã không thực hiện đầy đủ và
đúng với nghĩa vụ của mình dẫn đến việc xác minh thông tin, sự việc về việc
bán cố phần nêu trên chưa được chính xác. Đồng thời, khi phát hiện có sự việc
bất thường về việc bán các cổ phiếu, người quản lý của công ty cũng không báo
cáo kịp thời đầy đủ, chính xác cho công ty. Những người quản lý đã nêu phía

26
trên phải chịu trách nhiệm và bồi thường toàn bộ thiệt hại cho công ty và bên
thứ ba (nếu có) căn cứ theo Điều 165.

Tình huống 3

Công ty Xây dựng số 2 là doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Miền Trung - Công ty Cổ
phần (gọi tắt là Tổng Công ty Miền Trung, Trước đây là Tổng Công ty Xây dựng Miền
Trung). Ngày 16/3/2005. hai công ty này đã ký kết “Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng
nhãn hiệu hàng hóa” số 17 HĐCGQSDNH, theo đó, Tổng Công ty Miền Trung đồng ý
cho Công ty Xây dựng số 2 sử dụng tên thương hiệu Cosevco để gắn vào sản phẩm, với
giá chuyển giao là 2.000.000.000 đồng, thời gian sử dụng thương hiệu Cosevco là 10 năm
kể từ ngày ký kết hợp đồng. Cũng trong năm 2005, Công ty Xây dựng số 2 đã thực hiện
cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước thành Công ty Cổ phần Thủy điện Đăkrơsa (gọi tắt
là Công ty Đãkrosa) theo Quyết định số 1793/QĐ-BXD ngày 16/9/2005 và Quyết định số
2320/QĐ-BXD ngày 15/12/2005 của Bộ Xây Dựng. 

Giá trị vốn nhà nước ngày 1/1/2006 bàn giao doanh nghiệp nhà nước Công ty xây dựng số
2 sang Công ty Đăkrơsa theo Quyết định 969/QĐ-BXD ngày 15/12/2007 và Quyết định
số 2320/QĐ-BXD ngày 15/12/2005 của Bộ Xây dựng là 313.985 cổ phân trị giá
3.139.850.000 đồng (bao gồm giá trị thương hiệu Cosevco còn gọi là tài sản cố định vô
hình là 2.000.000 đồng). 

Ngày 6/1/2006, Công ty Đăkrơsa được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cấp giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, Công ty Đăkrơsa nhiều lần
đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (lần gần nhất là ngày
4/7/2013). Theo báo cáo kiểm toán độc lập số 29/2015 đối với báo cáo tài chính Công ty
Đăkrơsa thì Tổng Công ty Miền Trung nắm giữ 752.585 cổ phần tương ứng với
7.525.850.000 đồng, chiếm 9,48 % tổng số cổ phần phổ thông. 

Ngày 31/3/2015, Công ty Cổ phần Thủy điện Đăkrơsa đã gửi Công văn số 01/CV- DHPC-
HĐQT về việc loại trừ giá trị thương hiệu Cosevco là 2.000.000 đồng của Tổng Công ty
Miền Trung và yêu cầu Tổng Công ty Miền Trung phải góp 2.000.000.000 đồng bù vào
giá trị thương hiệu nếu không sẽ chào bán cổ phần tương đương với 2.000.000.000 đồng
cho các cổ đông khác.

Ngày 26/6/2015, Công ty Đăkrơsa họp ĐHĐCĐ thường niên ra Nghị quyết 01/NQ-
HĐPC-ĐHĐCĐ, trong đó Điều 7 và Điều 10 có nội dung: “Thông qua phát hành bổ sung
vốn không bằng tiền thương hiệu Cosevco là 2.000.000.000 đồng của Tổng Công ty Miễn
Trung giá 10.000 đồng/cổ phần, yêu cầu Tổng Công ty Miền Trung góp vốn bằng tiền bổ
sung và loại trừ giá trị thương hiệu Cosevco 2.000.000.000 đồng”.

27
Do đó, ngày 24/9/2015, Tổng Công ty Miền Trung đã nộp đơn khởi kiện Công ty
Đăkrơsa, trong đó có nội dung yêu cầu Tòa án hủy bỏ Điều 7 và Điều 10 Nghị quyết
01/NQ-HĐPC-ĐHĐCPĐ ngày 26/6/2015 của ĐHĐCĐ Công ty Đăkrơsa.

Tại phiên tòa, đại diện phía bị đơn là Công ty Đăkrơsa cho rằng: Về vốn góp từ khi cổ
phần hóa thì giá trị thương hiệu là có 2.000.000.000 này. Cho đến khi ĐHĐCĐ họp và
biểu quyết thì đã loại trừ giá trị thương hiệu là vì Cục thuế kiểm tra và từ hướng dẫn của
Công văn 3539/TCT-PCCS ngày 20/9/2006 cũng nêu rõ các công ty không được góp vốn
thành lập công ty cổ phần bằng thương hiệu vì không đúng quy định của nhà nước. 

Công ty Đăkrơsa không sử dụng thương hiệu Cosevco theo Hợp đồng số
17/HĐCGQSDNH về chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa. Ngoài ra, hợp
đồng này đã hết hiệu lực.

Nghị quyết 01/NQ-HĐPC-ĐHĐCĐ được thông qua với tỷ lệ 80%, phù hợp quy định của
pháp luật, không thể bác bỏ. Mặt khác, Tổng Công ty Miền Trung chỉ nắm giữ 9,48 %
tổng số cổ phần phổ thông của Công ty Đãkrơsa nên không có quyền yêu cầu hủy nghị
quyết của ĐHĐCĐ theo quy định của LDN.

Sinh viên hãy cho biết:

a) Giá trị nhãn hiệu có thể là một loại tài sản để góp vốn vào các doanh nghiệp
hay không? Bình luận về việc Tổng Công ty Miền Trung sử dụng nhãn hiệu
Cosevco để góp vốn vào Công ty Đăkrơsa?

Nhóm em chia làm 2 luồng ý kiến như sau:

- Ý kiến thứ nhất: Giá trị nhãn hiệu vẫn có thể là một loại tài sản để góp vốn vào
các doanh nghiệp theo Điều 34 Luật Doanh nghiệp và khoản 4 Điều 4 Luật
Sở hữu trí tuệ và Điều 34. Tài sản góp vốn

“1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá
được bằng Đồng Việt Nam.

2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối
với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn
theo quy định của pháp luật.

4. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại,

28
chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống
cạnh tranh không lành mạnh.”

- Ý kiến thứ hai: Giá trị nhãn hiệu không thể được xem là một loại tài sản để
góp vốn vào các doanh nghiệp vì căn cứ theo khoản 18 Điều 4 và Điều 34
LDN thì “góp vốn là việc gộp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao
gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã
được thành lập” mà giá trị thương hiệu thì không được xem là một loại tài sản
(căn cứ theo Điều 105 Bộ Luật Dân sự 2015) và chưa thể định giá được bằng
Đồng Việt Nam nên nó không được dùng để góp vốn vào các doanh nghiệp.
- Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015:

“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là
tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

- Căn cứ theo Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 về tài sản góp vốn bao gồm:

“Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể
định giá được bằng Đồng Việt Nam.”

Bình luận về việc Tổng Công ty Miền Trung sử dụng nhãn hiệu Cosevco để góp
vốn vào Công ty Đăkrơsa:

- Từ ý kiến 2 của nhóm em, Việc Tổng Công ty Miền Trung sử dụng nhãn hiệu
Cosevco để góp vào Công ty Đăkrơsa là không đúng với quy định của pháp
luật và Công văn 3539/TCT-PCCS ngày 20/9/2006 nên phần góp vốn 2 tỷ đồng
không được công nhận.

b) ĐHĐCĐ Công ty Đăkrơsa có được quyền thông qua nghị quyết có nội dung
buộc Tổng Công ty Miền Trung góp vốn bằng tiền bổ sung và loại trừ giá trị
thương hiệu Cosevco 2.000.000.000 đồng hay không? Vì sao?

- Theo khoản 2 điều 135 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về quyền và nghĩa
vụ của Đại hội đồng Cổ đông trường hợp công ty Đăkrơsa không thuộc những
vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng Cổ đông công ty
Đăkrơsa được quy định từ điểm a đến điểm i của Điều này.

- Như vậy, Đại hội đồng Cổ đông công ty không có quyền thông qua nghị quyết
có nội dung buộc tổng công ty Miền Trung góp vốn bằng tiền bổ sung và loại

29
trừ giá trị thương hiệu trừ khi điều lệ công ty có quy định theo điểm k khoản 2
Điều 135 luật doanh nghiệp 2014.

c) Trình bày các điều kiện để yêu cầu hủy nghị quyết của ĐHĐCĐ. Công ty Miền
Trung có quyền yêu cầu tòa án hủy Nghị quyết 01/NQ-HĐPC-ĐHĐCPĐ hay
không?

- Căn cứ theo Điều 151 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông có quyền yêu cầu hủy
bỏ Nghị quyết Đại hội đồng Cổ đông nếu thỏa mãn đầy đủ cả ba điều kiện sau: 

 Điều kiện sở hữu góp vốn: Cổ đông phải sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ
thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty 
 Điều kiện về thời hạn yêu cầu: Cổ đông phải thực hiện quyền yêu cầu trong thời
hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết hoặc biên bản họp Đại hội đồng
cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng Cổ đông 
 Các trường hợp có quyền yêu cầu hủy bỏ Nghị quyết Đại hội đồng Cổ đông:

o Trình tự, thủ tục Triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội đồng Cổ đông vi
phạm nghiêm trọng quy định của luật doanh nghiệp 2020 và điều lệ công ty;
trừ trường hợp nghị quyết này được thông qua bằng 100% tổng số cổ phần
có quyền biểu quyết 
o Nội dung nghị quyết vi phạm luật hoặc Điều lệ công ty 

- Công ty Miền Trung không có quyền yêu cầu Tòa án hủy Nghị quyết 01 vì:

 Theo quy định tại khoản 2 điều 114 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định cổ
đông hoặc nhóm cổ đông phải sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên
trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng (hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo điều lệ
công ty) thì mới có quyền yêu cầu hủy bỏ Nghị quyết Đại hội đồng Cổ đông.
 Về phần vốn góp: Công ty miền Trung giữ 9,48% tổng số cổ phần phổ thông.
Do đó, công ty Miền Trung không có quyền yêu cầu Tòa án hủy Nghị quyết
01. 

d) Hãy cho biết LDN 2014 và LDN 2020 (sửa đổi, bổ sung 2022) có bất cập về
quyền yêu cầu hủy nghị quyết ĐHĐCĐ của cổ đông?

- Theo quy định tại khoản 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp năm 2014, cổ đông
hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời
hạn quy định thì có một số quyền khác như quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết
của ĐHĐCĐ. Tuy nhiên, những cổ đông sở hữu cổ phần dưới 10% có khó khăn
trong việc thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của ĐHĐCĐ. Vì muốn

30
thực hiện được quyền khởi kiện, họ buộc phải liên kết với những cổ đông khác
để bảo đảm tỷ lệ này, nhưng việc liên kết này ở những CTCP phân tán rất khó
khăn.
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 115 Luật Doanh nghiệp năm 2020, cổ đông
hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một
tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu Tòa án
hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết
của ĐHĐCĐ. Tuy nhiên, nếu sau đó, chính những chủ thể đã biểu quyết thông
qua nghị quyết của ĐHĐCĐ lại yêu cầu huỷ bỏ phần nội dung mà mình đã
đồng ý tán thành là mâu thuẫn.

Tình huống 4 

Hội đồng quản trị (HĐQT) của công ty cổ phần A có 9 thành viên. Theo yêu cầu của 1/3
số thành viên HĐQT, chủ tịch HĐQT triệu tập cuộc họp HĐQT để bãi nhiệm chức giám
đốc công ty của ông Toàn và bổ nhiệm giám đốc mới. Tham dự cuộc họp có 8 thành viên.
Kết quả cuộc họp có 4 phiếu biểu quyết đồng ý bãi nhiệm chức danh giám đốc của ông
Toàn và bổ nhiệm ông Thanh là giám đốc mới; 4 phiếu biểu quyết phản đối việc bãi
nhiệm chức danh giám đốc của ông Toàn cũng như bổ nhiệm ông Thanh làm giám đốc
mới. Trong đó, Chủ tịch HĐQT đã biểu quyết đồng ý về các việc trên.

Tuy nhiên, một thành viên HĐQT vắng mặt phản đối việc bãi nhiệm chức danh giám đốc
của ông Toàn bằng một phiếu biểu quyết gửi cho HĐQT theo đúng thủ tục do pháp luật
quy định.

Hỏi: Quyết định của HĐQT về việc bãi nhiệm chức giám đốc công ty của ông
Toàn và Quyết định bổ nhiệm ông Thanh làm giám đốc mới nói trên có giá trị
pháp lý không? Vì sao? Nêu rõ cơ sở pháp lý ?

- Việc bãi nhiệm chức giám đốc công ty của ông Toàn và bổ nhiệm ông Thanh là
giám đốc mới thuộc thẩm quyền của HĐQT (điểm i khoản 2 Điều 153). Cuộc
họp HĐQT diễn ra đáp ứng đúng với quy định của pháp luật: Chủ tịch HĐQT
triệu tập cuộc họp khi có đề nghị của ít nhất 02 thành viên Hội đồng quản trị và
cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có từ ba phần tư tổng số thành
viên trở lên dự họp là 8 thành viên /9 thành viên (điểm c khoản 2, khoản 8 -
Điều 157). 
- Kết quả cuộc họp có 4 phiếu biểu quyết đồng ý, 5 phiếu biểu quyết phản đối
(tính luôn cả phiếu của thành viên HĐQT vắng mặt) về việc bãi nhiệm chức
danh giám đốc của ông Toàn cũng như bổ nhiệm ông Thanh làm giám đốc mới,

31
do Điều lệ công ty không có quy định tỷ lệ nên quyết định của HĐQT được
thông qua nếu được đa số thành viên dự họp tán thành (khoản 12 Điều 157). Từ
đó Quyết định của HĐQT về việc bãi nhiệm chức giám đốc công ty của ông
Toàn và bổ nhiệm ông Thanh làm giám đốc mới không được thông qua nên
không có giá trị pháp lý.
- Phiếu của thành viên HDQT vắng mặt là hợp lệ căn cứ theo khoản 9,10 Luật
Doanh nghiệp 2020.

32
CHƯƠNG 7: TỔ CHỨC LẠI VÀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

CHƯƠNG 8: HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ

Tình huống 2.

HTX Minh Long có 67 thành viên, với tổng số vốn điều lệ đã đăng ký là 120 triệu đồng.
Ngày 10/2, đại hội toàn thể thành viên đã họp và có 45 thành viên đại diện cho 55 triệu
đồng vốn điều lệ tham dự Đại hội có thảo luận việc khai trừ thành viên Trúc ra khỏi HTX,
vì thành viên này đã vi phạm nghiêm trọng điều lệ của HTX. Có 22 thành viên tham dự
cuộc họp đại diện cho 38 triệu đồng vốn điều lệ đã biểu quyết khai trừ thành viên Trúc.
Ngày 11/ 2, có 15 thành viên khác không tham dự cuộc họp bày tỏ sự đồng ý đối với việc
khai trừ ông Trúc ra khỏi HTX lên Ban quản trị HTX Minh Long. Trên cơ sở đó, Ban
quản trị đã quyết định khai trừ Ông Trúc ra khỏi HTX và trả cho ông ½ số vốn đã góp
trước đây.

1. Bằng những quy định của Luật HTX hiện hành, hãy cho biết: Việc khai trừ
ông Trúc và trả lại vốn góp như vậy có đúng không? Tại sao?

Trong tình huống trên,

- Căn cứ theo khoản 2 Điều 34 Luật Hợp tác xã năm 2012 thì việc khai trừ ông Trúc
được thông qua trong đại hội thành viên khi có trên 50% tổng số đại biểu biểu
quyết tán thành. Nghĩa là, trên 50% tổng số đại biểu có mặt tại đại hội biểu quyết
tán thành. 
- Cũng theo khoản 3 Điều 34 thì mỗi thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu
thành viên tham dự đại hội thành viên có một phiếu biểu quyết. Phiếu biểu quyết có
giá trị ngang nhau, không phụ thuộc vào số vốn góp hay chức vụ của thành viên,
hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên. Vì vậy, 38 triệu đồng vốn điều lệ
cũng không ảnh hưởng đến số phiếu biểu quyết. 
- Như vậy, trong cuộc họp chỉ có 22/45 thành viên (nhỏ hơn 50%) tổng số đại biểu
có mặt tại đại hội biểu quyết tán thành nên không thể thông qua quyết định khai trừ
ông Trúc.

33
2. Sau một thời gian hoạt động, HTX Minh Long cần tăng vốn điều lệ để thực
hiện việc đầu tư thay đổi dây chuyền máy móc. Số vốn điều lệ dự định tăng thêm
là 100 triệu đồng. HTX đã thông báo về việc huy động thêm vốn góp của thành
viên và kết nạp thêm thành viên mới. Ông John Nguyễn, một người Việt mang
quốc tịch Canada đề nghị được góp toàn bộ số vốn dự định tăng thêm của HTX
Minh Long. Ban quản trị HTX Minh Long đã đồng ý và ghi tên công ty vào danh
sách thành viên hợp tác xã và tiến hành đăng ký tăng vốn điều lệ của HTX Minh
Long. 

Hãy cho ý kiến nhận xét của anh/chị về sự việc nêu trên.

- Theo nhóm em, sự việc trên là không đúng theo Luật HTX 2012 vì căn cứ theo
điểm a khoản 1 Điều 13 Luật HTX 2012 thì có 2 trường hợp:

“1. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trở thành thành viên hợp tác xã phải đáp
ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt
Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có
người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp
nhân Việt Nam.”

- Trong trường hợp trên, Ông John Nguyễn là một người Việt mang quốc tịch
Canada nên ông là người nước ngoài và phải xét nơi cư trú:
o Trường hợp 1: Nếu ông cư trú hợp pháp tại Việt Nam thì ông đáp ứng được
điều kiện để trở thành thành viên của HTX Minh Long 
o Trường hợp 2: Nếu ông cư trú không hợp pháp tại Việt Nam thì ông không
đáp ưng điều kiện để trở thành thành viên của HTX Minh Long. 

Tình huống 3

HTX Thương mại Duy Tân được thành lập năm 2005. Theo sổ đăng ký danh sách thành
viên, tính đến ngày 08/9/2013, HTX có 12 thành viên; ông Thoả là Chủ tịch HĐQT, người
đại diện theo pháp luật.

Ông Dũng và bà Thắm đều là các thành viên của HTX Duy Tân. Bà Thắm gia nhập HTX
từ năm 2006, còn ông gia nhập từ năm 2007. Hai ông bà được HTX giao quản lý cửa hàng
số 3 và số 5 của HTX để hoạt động kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với
HTX.

34
Quá trình hoạt động, ngày 11/9/2014, HTX tiến hành ĐHTV bất thường và ngày
12/9/2014 ông Thỏa ký Quyết định số 26 và 27 về việc chấm dứt tư cách thành viên trong
HTX thương mại Duy Tân của bà Thắm và ông Dũng.

Do đó, ngày 24/10/2014, ông Dũng và bà Thắm có đơn khởi kiện HTX Duy Tân tại Tòa
án nhân dân thành phố H với lý do thủ tục tiến hành ĐHTV không đúng theo quy định của
Luật HTX và điều lệ. Đề nghị Tòa án giải quyết huỷ kết quả ĐHTV bất thường ngày
11/9/2014 về việc khai trừ ông Dũng và bà Thắm ra khỏi HTX và huỷ Quyết định số 26
và 27 do Ông Thỏa ký ngày 12/9/2014 về việc chấm dứt tư cách thành viên của 2 ông bà
theo kết quả ĐHTV bắt thường ngày 11/9/2014.

Các tình tiết quan trọng của vụ việc:

+ Ngày 29/8/2014, HĐQT đã tổ chức cuộc họp cùng với BKS HTX Duy Tân,

Tại cuộc họp này, cuộc họp bàn bạc và thống nhất về kế hoạch sẽ tiến hành tổ chức
ĐHTV thường niên để giải quyết 3 vấn đề: i) Kiểm điểm đánh giá 07 tháng kinh doanh từ
tháng 01 - tháng 7/2014; ii) đề xuất phương hướng kinh doanh 06 tháng cuối năm 2014:
và xem xét khai trừ ông Dũng và bà Thắm với lý do không chấp hành nghị quyết và điều
lệ HTX.

+ Thực hiện nội dung được kết luận của cuộc họp, ngày 30/8/2014, ông Thỏa thay mặt
HĐQT ký Thông báo số 24/TB-HTX gửi đến các thành viên thông báo việc dự kiến thời
gian và nội dung tiến hành ĐHTV bắt thường. Các nguyên đơn có nhận được giấy mời
họp ĐHTV bắt thường vào ngày 11/9/2014 do ông Thỏa ký, tuy nhiên giấy mời không đề
ngày và không đề nội dung họp và chỉ đưa cho ông Dũng và bà Thắm trước 01 ngày tiến
hành Đại hội (ngày 10/9/2014), không có tài liệu gì khác kèm theo giấy mời. Cụ thể,
Thông báo chỉ ghi “dự kiến” thời gian Đại hội là ngày 11 hoặc 12/9/2014 mà không ghi
chính xác ngày. 

Ngày 11/9/2014, ĐHTV bất thường được tổ chức. Tại Đại hội, chỉ có 14/19 thành viên
biểu quyết tán thành việc khai trừ ông Dũng và bà Thắm ra khỏi HTX Duy Tân.

Hãy cho biết:

1. Trình tự và thủ tục tổ chức cuộc họp Đại hội thành viên HTX Duy Tâm có phù
hợp với quy định của Pháp luật hay không?

- Trình tự và thủ tục tổ chức cuộc họp Đại hội thành viên HTX Duy Tâm không phù
hợp với quy định của pháp luật vì không gửi giấy mời và các tài liệu đến nội dung
đại hội cho ông Dũng và bà Thắm trước ít nhất 7 ngày (khoản 1 Điều 33)

“Điều 33. Chuẩn bị đại hội thành viên

35
1. Người triệu tập đại hội thành viên phải lập danh sách thành viên, hợp tác xã
thành viên, đại biểu thành viên có quyền dự họp; chuẩn bị chương trình, nội dung,
tài liệu và dự thảo nghị quyết; xác định thời gian, địa điểm và gửi giấy mời đến
thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên dự họp. Giấy mời họp
phải kèm theo chương trình, tài liệu liên quan đến nội dung đại hội thành viên ít
nhất 07 ngày trước ngày đại hội thành viên khai mạc.”

2. Ông Dũng và bà Thắm có thể bị khai trừ khỏi HTX Duy Tâm hay không? Nếu
có thì trong trường hợp nào?

- Ông Dũng và bà Thắm có thể bị khai trừ khỏi HTX Duy Tâm trong các trường
hợp thuộc Điều 16 quy định về chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành
viên

“1. Tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên bị chấm dứt khi xảy ra một trong
các trường hợp sau đây:

a) Thành viên là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế
hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị kết án phạt tù theo quy định của pháp
luật;

b) Thành viên là hộ gia đình không có người đại diện hợp pháp theo quy định của
pháp luật; thành viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản; hợp tác xã thành viên của
liên hiệp hợp tác xã bị giải thể, phá sản;

c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị giải thể, phá sản;

d) Thành viên, hợp tác xã thành viên tự nguyện ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp
tác xã;

đ) Thành viên, hợp tác xã thành viên bị khai trừ theo quy định của điều lệ;

e) Thành viên, hợp tác xã thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời
gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 03 năm. Đối với hợp tác
xã tạo việc làm, thành viên không làm việc trong thời gian liên tục theo quy định
của điều lệ nhưng không quá 02 năm;

g) Tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên không góp
vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong điều lệ;

h) Trường hợp khác do điều lệ quy định.”

36
3. Điều kiện thông qua quyết định khai trừ thành viên HTX? Theo anh chị, quyết
định khai trừ ông Dũng và bà Thắm có được thông qua hay không?

- Đại hội thành thành viên có quyền thông qua quyết định khai trừ thành viên HTX
căn cứ khoản 16 Điều 32 Luật HTX 2012 và điều kiện thông qua quyết định khai
trừ thành viên HTX căn cứ khoản 2 Điều 34 Luật HTX 2012

“Điều 34. Biểu quyết trong đại hội thành viên

2. Các nội dung không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này được thông qua khi có
trên 50% tổng số đại biểu biểu quyết tán thành”

- Vì việc chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên không thuộc khoản 1
Điều 34 Luật này và thuộc các nội dung còn lại nên việc thông qua quyết định khai
trừ thành viên HTX cần 50% tổng số đại biểu trong đại hội thành viên biểu quyết
tán thành
- Vì tại Đại hội ngày 11/9/2014 có 14/19 thành viên của đại hội thành viên biểu
quyết tán thành vượt qua tỉ lệ 50% theo yêu cầu của khoản 2 Điều 34 Luật HTX
2012 nên quyết định khai trừ ông Dũng và bà Thắm được thông qua.

37
CHƯƠNG 9: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁ SẢN VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHÁ
SẢN

CHƯƠNG 10: THỦ TỤC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ

Tình huống 2

Công ty cổ phần HH có tổng số nợ là 13 tỷ đồng. Trong đó, khoản nợ có bảo đảm là 3 tỷ


(chủ nợ là A, B, C); khoản nợ không có bảo đảm là 10 tỷ (chủ nợ là D, E, F với số nợ lần
lượt là 2 tỷ, 3 tỷ, 5 tỷ). Công ty cổ phần HH đã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán
khoản nợ không có bảo đảm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Trong quá trình giải quyết vụ việc, Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản công ty Cổ phần
HH theo đúng trình tự do pháp luật quy định. Sau khi thanh toán chi phí phá sản, thực
hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với người lao động, giá trị tài sản của công ty còn lại là 1 tỷ
đồng. 

Hỏi: Các chủ nợ không có bảo đảm sẽ được thanh toán như thế nào? Biết rằng
công ty cổ phần HH không có các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và không có các
khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản.

- Căn cứ theo Điều 54 Luật phá sản 2014 quy định thì tài sản của doanh nghiệp bị
tuyên bố phá sản sẽ thanh toán theo thứ tự: chi phí phá sản, thực hiện đầy đủ các
nghĩa vụ đối với người lao động, giá trị tài sản của công ty và sau đó sẽ đến những
chủ nợ không có bảo đảm.
- Tuy nhiên, tài sản còn lại không đủ để trả các khoản nợ không có bảo đảm. Nếu
tổng tài sản không đủ để thanh toán cho các chủ thể cùng một thứ tự thì mỗi chủ
thể cùng một thứ tự được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ của
mình. 
- Trong trường hợp trên, giá trị tài sản của công ty còn lại là 1 tỷ đồng, chia theo tỷ
lệ 2:3:5 thì D sẽ nhận 200 triệu đồng, E nhận 300 triệu đồng và F nhận 500 triệu
đồng. 

Tình huống 3

Ngày 12/12/2018, Tòa án có thẩm quyền ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với
công ty P. Sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, công ty này đã thực hiện
một số hoạt động sau đây:

Hỏi trong số những hoạt động trên hoạt động nào không phù hợp với quy định
của luật phá sản hiện hành và giải thích.

38
(ii) Thanh toán một khoản nợ không có bảo đảm 100 triệu cho công ty Z biết rằng
công ty Z đã cho công ty P vay số tiền này từ 12/12/2017 đến 12/12/2018 thì khoản
nợ này đến hạn.

- Hoạt động (ii) phù hợp vì đây là khoản nợ không có đảm bảo phát sinh trước
khi mở thủ tục phá sản (điểm b khoản 1 Điều 48).

(iii) Trả lương tháng 12/2018 cho tất cả người lao động trong công ty nhưng
không báo cáo với quản tài viên.

- Hoạt động (iii) không phù hợp theo quy định của pháp luật vì công ty đã
không báo cáo với quản tài viên về việc trả lương cho người lao động trong
công ty (điểm c khoản 1 Điều 49).

(v) Ký hợp đồng vay ngân hàng N với khoản tiền 1 tỷ có thế chấp bằng một tài
sản giá trị 2 tỷ có báo cáo bằng văn bản với quản tài viên nhưng không được chấp
thuận.

- Hoạt động (v) không phù hợp với quy định của pháp luật vì không được sự
đồng ý của quản tài viên mà vẫn tự ý thực hiện giao dịch (điểm a khoản 1,
Điều 49).

39

You might also like