Vốn văn hóa

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1

Họ và Tên: Trần Hà Khánh Linh MSSV: 2153401020140 Lớp: CLC QTL46 (A)

VỐN VĂN HÓA

- Trần Hữu Dũng -

Trong tiến trình công nghệ hoá, hiện đại hóa của chúng ta hiện nay, hai chữ
"văn hoá" thường gợi nhiều cảm xúc phức tạp. Đồng thời, nó cũng đặt ra câu hỏi:
“Chúng ta có thể làm được gì cho văn hoá, để tạo dựng một nước Việt Nam ngày
càng tươi đẹp, phồn vinh hơn?”

Trước hết, văn hoá là hiện thân những giá trị được cộng đồng chấp nhận, dù có thể
biến đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Muốn hiểu và đánh giá vai trò của văn hóa
trong tiến trình phát triển, thì nên nhìn nó như một loại vốn, tương tự như ba loại vốn:
vốn vật thể, vốn con người, và vốn thiên nhiên.

Có hai dạng vốn văn hoá: vật thể (những công trình kiến trúc, đền đài cung miếu, di
tích lịch sử, những địa điểm có ý nghĩa văn hoá) và phi vật thể (những tập quán,
phong tục, tín ngưỡng, và các giá trị khác của xã hội).

Từ những nhận xét trên, vài nét chính về liên hệ giữa văn hoá, kinh tế, và phát triển
dần hiện rõ.

Một là, muốn hội nhập vốn văn hoá vào phân tích kinh tế ta phải xác định liên hệ giữa
giá trị văn hoá và giá trị kinh tế. Cần bơm tiêm giá trị văn hoá vào giá trị kinh tế của
vật thể, làm tăng thêm, có thể gấp nhiều lần, giá trị của vật thể ấy. Hai là, cần làm
sáng tỏ vai trò của văn hoá trong sự phát triển của một nước. Ba là, đóng góp của văn
hóa vào khả năng phát triển dài hạn không khác gì đóng góp của vốn thiên nhiên.
Không bảo dưỡng vốn văn hoá cũng có những hậu quả tai hại nghiêm trọng. Bốn là,
chế độ thị trường và xu thế toàn cầu hóa đặt ra những thử thách và những cơ hội mới.

Giữ gìn và phát huy di sản văn hoá dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng, nhưng nên
hiểu tại sao phải giữ gìn, phát huy, và không lo sợ một cách võ đoán và phi lý những
trào lưu văn hoá mới. Phải nhìn nhận quan hệ mật thiết giữa phát triển kinh tế và văn
hóa.

Chúng ta cần một chính sách văn hoá, nhưng chính sách đó phải tôn trọng thực tế của
kinh tế thị trường, trong thời đại mở cửa, không vướng mắc những ảo tưởng, cảm tính
chủ quan.

Hãy tranh luận, bàn trong tinh thần khoa học, cởi mở, không cá nhân. Nghĩ cho cùng,
một nền văn hoá lành mạnh trước hết phải là một nền văn hoá sống, một nền văn hoá
linh động.

VỐN VĂN HÓA - Trần Hữu Dũng - Tia sáng (2002)

You might also like