Hihi

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Câu 1: 

1. Tại Đại hội nào Đảng ta khẳng định: “Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế -
xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường
đầu tiên của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn
thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước”. 
Đại hội VIII, họp tại Hà Nội, từ ngày 28/6 - 1/7/1996, được tổ chức trong bối
cảnh cách mạng khoa học và công nghệ đang phát triển với trình độ cao hơn. Đại hội đã
đánh dấu bước ngoặt chuyển đất nước ta sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội
công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tổng kết 10 năm đổi mới, Đảng
ta đã khẳng định: “Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt
còn chưa vững chắc. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ là
chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời
kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.  

2. Hãy trình bày những bài học kinh nghiệm và các quan điểm về công nghiệp hóa,
hiện đại hóa được Đại hội này xác định.
2.1 Sáu bài học kinh nghiệm Đại hội đúc rút sau 10 năm đổi mới là:
- Một là, giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới. 
- Hai là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị; lấy đổi mới
kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị. 
- Ba là, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hàng theo cơ chế thị
trường, đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. 
- Bốn là, mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân phát huy sức mạnh của cả
dân tộc.  
- Năm là, mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân
dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại. 
- Sáu là, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then
chốt. 
2.2 Quan điểm của Đảng tại đại hội về công nghiệp hóa trong thời kỳ đổi mới gồm:
1) Giữ vững độc lập, tự chủ, đi đôi với mở rộng quan hệ quốc tế, đa phương hóa, đa dạng
hóa quan hệ ngoại giao. Dựa vào nguồn lực trong nước chính là đi đôi với tranh thủ tối đa
nguồn lực bên ngoài. 
2) Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp toàn dân, của mọi thành phần kinh tế,
trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. 
3) Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền
vững.
4) Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kết hợp công
nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu
quyết định. 
5) Lấy hiệu quả kinh tế làm chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự
án đầu tư và công nghệ. 
6) Kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh. 

Câu 2:
1. Vì sao Việt Nam phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
1.1 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Đảng ta nêu ra quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau: “Công nghiệp
hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh
doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang
sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên
tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra
năng suất lao động xã hội cao.”
1.2 Cơ sở lý luận
“Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thắng
lợi khi xây dựng được một nền sản xuất hiện đại, dựa trên một cơ sở vật chất kỹ thuật tiên
tiến, có năng suất lao động cao hơn hẳn chủ nghĩa tư bản.”1 “Cơ sở vật chất - kỹ thuật của
chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có trình độ xã
hội hóa cao dựa trên trình độ khoa học và công nghệ hiện đại được hình thành một cách
có kế hoạch và thống trị trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.”2 “Muốn có cơ sở vật chất -
kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, các nước này phải tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa
về quan hệ sản xuất; tiếp thu vận dụng và phát triển cao hơn những thành tựu khoa học và
công nghệ vào sản xuất; hình thành cơ cấu kinh tế mới xã hội chủ nghĩa có trình độ cao
và tổ chức, sắp xếp lại nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa một cách hợp lý, hiệu quả
hơn. Đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội như
nước ta, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội phải thực hiện từ đầu, từ
không đến có, từ gốc đến ngọn thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa.”3 Công nghiệp
hóa, hiện đại hóa sẽ làm tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát
triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa đồng thời thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao đời sống nhân dân.

1.3 Cơ sở thực tiễn 


Ở mỗi thời kỳ lịch sử, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa có
nội dung và bước đi cụ thể, phù hợp. Sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam từ một nước
nông nghiệp hậu tụt, sản xuất nhỏ là chủ yếu, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ
tư bản chủ nghĩa. Do đó nước ta chưa có tiền đề về cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội do chủ nghĩa tư bản tạo ra. Vậy nên, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác
định là phải tiến hành công nghiệp hoá để đạt đến trình độ một nước có nông nghiệp hiện
đại, công nghiệp hiện đại, vǎn hoá và khoa học tiên tiến. Trong những nǎm đầu khi miền
1
Võ Văn Đức. (2007). Quan điểm về công nghiệp hóa của V.I.Lênin và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam hiện
nay. Tạp chí cộng sản.
2
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, tr126
3
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, tr127
Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nghị quyết của Hội nghị Trung ương
lần thứ 14 khoá II nǎm 1958 đã chỉ rõ: "Công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm trong
suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta"4. Từ thực tiễn lãnh đạo nhân dân tiến
hành cách mạng chủ nghĩa xã hội, hiện nay tư duy của Đảng về công nghiệp hoá đã có
những bước tiến vượt bậc, khắc phục những hạn chế trước đây về nội dung và bước đi
của quá trình công nghiệp hoá ở nước ta. Đại hội VIII và các Hội nghị Trung ương sau đó
đã xác định rõ hệ thống quan điểm của Đảng ta về công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong
giai đoạn cách mạng hiện tại. Một trong những quan điểm lớn được Đảng ta nhấn mạnh
là: "công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế,
trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo". Đây là một trong những vấn đề có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn sâu sắc, thể hiện sự vận dụng đúng đắn những nguyên lý của chủ nghĩa Mác -
Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng ta.”5 

Hơn nữa, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang tính tất yếu khách quan do:
1) Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Cơ sở vật
chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế
hợp lý, trình độ xã hội hóa cao, dựa trên nền tảng của khoa học và công nghệ tiên tiến.
2) Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế, kỹ thuật và công nghệ
giữa Việt Nam và thế giới. Chiến tranh đã tàn phá và làm nước ta tụt hậu xa với thế giới.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo điều kiện để con người học hỏi, áp dụng thành tựu
khoa học công nghệ tiên tiến, từ đó phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động
xã hội, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển rút ngắn khoảng cách với thế giới. 
3) Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát
triển của xã hội. Tăng năng suất lao động là động cơ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
của mọi quốc gia. Như những phân tích ở ý trên, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
thành công, sẽ làm tăng năng suất lao động và đưa nền kinh tế đi lên. 

2. Trong các quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa được nêu ở trên, hãy phân
tích một quan điểm theo anh, chị là quan trọng nhất?
Một trong những quan điểm lớn được Đảng ta nhấn mạnh là: "công nghiệp hoá,
hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà
nước là chủ đạo". Đây là một trong những vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc,
thể hiện sự vận dụng đúng đắn những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng Hồ
Chí Minh vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng ta.6 Vậy nên theo em, quan
điểm: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp toàn dân, của mọi thành phần kinh tế,
trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.” là quan trọng nhất bởi những lý do sau: 
- Thứ nhất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân vì công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, mà nhiệm vụ trung tâm là thực hiện công nghiệp hoá
4
Đảng Cộng sản Việt Nam: Vǎn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1996, tr.85. 
5
TS. Doãn Hùng. (2015). Công nghiệp hoá là sự nghiệp của toàn dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Báo Điện tử
Cộng Sản Việt Nam.
6
TS. Doãn Hùng. (2015). Công nghiệp hoá là sự nghiệp của toàn dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Báo Điện tử Cộng Sản Việt
Nam.
được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Muốn có nhiều máy, thì phải mở mang các
ngành công nghiệp làm ra mấy, ra gang, thép, than, dầu... Đó là con đường phải đi của
chúng ta, con đường công nghiệp hoá nước nhà"7. Sự nghiệp lớn lao đó theo Bác không
phải của riêng một tầng lớp, giai cấp nào mà "đó là công tác chung của tất cả mọi
người".8 Theo quan điểm toàn dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc thực hiện nhiệm
vụ công nghiệp hóa, Người cho rằng:”Nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự
nghiệp công nghiệp hóa.” Bởi lẽ, mục tiêu cuối cùng của quá trình này, chính là để xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội, một xã hội dân chủ, văn minh, dân giàu, nước mạnh.
Để có được thành công đó, Đảng và Nhà nước cần có được sức mạnh đoàn kết của toàn
dân bởi “Đẩy thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân”(Nguyễn Trãi). Công nghiệp hóa
hiện đại hóa sẽ làm thay đổi căn bản và toàn diện các hoạt động từ sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ đến quản lý kinh tế - xã hội. Người lao động trong mọi ngành nghề đều phải học
hỏi, tiếp thu những kiến thức công nghệ thông tin mới để nâng cao năng suất lao động
của mình, góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. "Muốn xã hội
giàu thì mỗi cá nhân, mỗi gia đình cho đến cả nước phải tǎng gia sản xuất, thực hành tiết
kiệm”9. Ví dụ trong nông nghiệp, công nghệ tự động hóa đang ngày càng được ứng dụng
rộng rãi và phổ biến như là tưới tiêu thông minh, chăn nuôi tự động,..giúp tiết kiệm chi
phí, tăng năng suất, nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường trong quá trình sản
xuất. Trong ngành giáo dục, khoa học công nghệ được ứng dụng để phục vụ công tác
giảng dạy trực tuyến trong mùa dịch Covid vừa qua, nhằm đảm bảo hoạt động dạy và học
không bị gián đoạn. 
- Thứ hai, do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và bối cảnh cụ thể đất nước, một
trong số những đặc điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta đó là:”Công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.” Nước
ta đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà
nước nắm vai trò chủ đạo. Hơn nữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần nhiều
vốn trong nước và ngoài nước. Kinh tế nhà nước là công cụ để Nhà nước thực hiện chức
năng điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó mở
đường, hướng dẫn hỗ trợ và lôi cuốn các thành phần kinh tế khác cùng phát triển theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.Với vai trò đó, kinh tế nhà nước cùng với các thành phần
kinh tế khác sẽ tập trung khai thác nguồn lực phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Trong kinh tế nhà nước, theo Nghị quyết Trung ương 3 khóa IX xác định, doanh
nghiệp nhà nước là lực lượng nòng cốt đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và tạo nền tảng cho
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa 10.
Vậy nên quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là của mọi thành phần kinh tế, trong đó
kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. 
7
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.10, tr.41.
8
Sđd, t.8, tr.228.
9
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.9, tr.23.

10
PGS, TS. TRẦN KIM CHUNG - TS. NGUYỄN THỊ LUYẾN. (2021). Vị trí, vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tạp chí Cộng sản.
3. Hãy trình bày trách nhiệm của bản thân trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 
Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, hướng đến mục tiêu hoàn thành quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030. Công nghiệp hóa, hiện đại
hóa là sự nghiệp của toàn dân, vậy nên với tư cách là nguồn nhân lực của đất nước, bản
thân em hiểu rõ rằng mình có trách nhiệm đóng góp cho quá trình này. 
Quá trình công nghiệp hóa đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ cao, đảm bảo
về chất lượng lẫn số lượng. Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đây sẽ là môi trường thuận lợi để chúng em tiếp cận với
những thành tựu khoa học kĩ thuật của thế giới cũng như thể hiện năng lực và nhiệt huyết
tuổi trẻ của mình cho đất nước. Nhờ thành tựu của khoa học kỹ thuật, con người tiếp cận
thông tin, kiến thức mới của nhân loại ngày càng dễ dàng hơn. Sự phát triển của AI đang
ngày một vượt trội, đặt ra nhiều thách thức cho người lao động như thế hệ chúng em hiện
tại. Thị trường lao động cũng do đó mà trở nên cạnh tranh hơn. Mọi ngành nghề lĩnh vực
đều đang áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, đòi hỏi người lao động ngoài
những kiến thức chuyên môn của mình, cần học hỏi thêm kiến thức về công nghệ thông
tin để làm chủ được những thiết bị, công cụ hiện đại. Vậy nên, thứ nhất, bản thân em
phải là tích cực học tập, tham gia nâng cao trình độ lý luận chính trị để có lập trường tư
tưởng vững vàng, có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Thứ hai là không ngừng nỗ lực học tập kiến thức chuyên môn, học cách tiếp cận,
thích nghi với những thay đổi, xu hướng mới trên toàn cầu; trải nghiệm thêm nhiều để
nâng cao kiến thức và trình độ văn hóa; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần. Thị
trường lao động cạnh tranh cao và trong quá trình hội nhập toàn cầu, do vậy em cần trang
bị cho bản thân những kỹ năng cần thiết khác như kỹ năng ngoại ngữ, tư duy sáng tạo, tư
duy phản biện, tư duy làm việc độc lập và làm việc nhóm, kỹ năng sử dụng các phương
tiện công nghệ thông tin và truyền thông. Thứ ba, bản thân em phải nhận thức và kiên
quyết đấu tranh, chống lại các âm mưu, thủ đoạn của thế lực thù địch nhằm gây hại đến
nền kinh tế nước ta nói chung và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng. Ví
dụ, hiện nay trên các nền tảng mảng xã hội, em cần nhận thức và lên án hành vi của các
đối tượng định hướng dư luận sai lệch gây tác động tiêu cực đến an ninh kinh tế, quốc
gia. Thứ tư là chủ động tham gia, góp sức các hoạt động xã hội như tình nguyện giúp đỡ
các hoàn cảnh khó khăn, lên tiếng vì bình đẳng phụ nữ hay tham gia giải quyết các vấn đề
toàn cầu như giữ gìn hòa bình, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu,...

You might also like