Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 29

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


------------

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

ĐỀ BÀI:
Đề số 2: Giải quyết tình huống

NHÓM: 2
LỚP: N07.TL1

Hà Nội, 2023
BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
1.Kế hoạch làm việc nhóm
Buổi 1: Tổ chức họp; lên dàn ý bài làm và tổng hợp dàn ý của các thành viên
Buổi 2: Phân công thực hiện các phần trong dàn bài
Buổi 3: Tổng hợp nội dung và phân công chỉnh sửa
Buổi 4: Tổng hợp nội dung và phân công chỉnh sửa
Buổi 5: Tổ chức họp; bổ sung nội dung; chỉnh sửa hình thức, thống nhất ý kiến
Buổi 6: Hoàn thiện nội dung cuối cùng; phân công thuyết trình, làm powerpoint
Buổi 7: Đánh giá hoạt động nhóm, diễn tập thuyết trình.
2. Phân chia công việc và đánh giá

STT Họ và tên MSSV Công việc Mức độ hoàn thành Xếp Ký xác
thực hiện Không Trung Tốt loại nhận
tốt bình
1 Trần Thị Châu 451754 Phần A, X A Loan
Loan phần mở đầu
2 Nguyễn Thị 451834 Phần B.I, X A Trang
Huyền Trang tóm tắt
3 Bùi Linh An 460101 Phần B.II, X A An
Thuyết trình
4 Phạm Bảo An 460102 Phần B.II, X A An
Thuyết trình
5 Nguyễn Hồng 460139 Phần B.I, X A Nhung
Nhung Thuyết trình
6 Nguyễn Văn 460143 Phần C, X A Quân
Quân Tóm tắt
7 Đỗ Thị Huyền 460148 Phần C, X A Trang
Trang powerpoint
8 Nguyễn Thị Thu 460149 Phần B.I X A Trang
Trang powerpoint
9 Nguyễn Ngọc 460206 Phần B.I X A Châu
Minh Châu Tóm tắt
10 La Quỳnh 460210 Phần A, X A Diễm
Diễm Phần kết luận

Hà Nội,ngày tháng 2 năm 2023


Nhóm trưởng
Quân
Nguyễn Văn Quân
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................1
NỘI DUNG..............................................................................................................................................1
A. Cơ sở lý luận.....................................…………………………………………………………………………………………1
I. Khái quát về quyền tác giả và tác phẩm................................................................................1
1. Quyền tác giả.....................................................................................................................1
2. Tác phẩm............................................................................................................................2
II. Trích dẫn tác phẩm................................................................................................................3
1. Trích dẫn tác phẩm............................................................................................................3
2. Quy định về trích dẫn hợp lý tác phẩm.............................................................................3
B. Giải quyết tình huống.................................……………………………………………………………………………….4
I. Các tiêu chí để trích dẫn tác phẩm không phải xin phép, không phải trả tiền......................4
II. Hành vi của ông A là xâm phạm quyền tác giả của ông B.....................................................7
1. Ông B có quyền tác giả đối với tác phẩm..........................................................................8
2. Hành vi của ông A là hành vi xâm phạm...........................................................................9
C. Liên hệ thực tiễn thông qua tình huống.......................…………………………………………………………..14
1. Liên hệ thực tế ....................................................................................................................14
2. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, vi phạm quyền tác giả liên quan đến ngoại lệ quyền tác
giả 16
3. Giải pháp định hướng pháp luật về ngoại lệ quyền tác giả qua hành vi trích dẫn tác phẩm
16
KẾT LUẬN.............................................................................................................................................17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................18
PHỤ LỤC...............................................................................................................................................19
Trước khi vào nội dung chính nhóm 2 chúng em xin được nhắc lại đề
bài đưa ra như sau:
Ông Nguyễn Văn A xuất bản cuốn sách “Thơ Đường - Bình luận và khảo
cứu” năm 2012. Trong cuốn sách, ông A có trích dẫn nhiều bài nghiên cứu thơ
Đường của một số nhà nghiên cứu văn học với mục đích để bình luận. Đặc biệt,
ông A có trích dẫn nguyên văn 3 bài viết của ông Lê Văn B (đã đăng trong các
tạp chí “Xưa và Nay” và tạp chí “Văn Nghệ” ) để bình luận.
Ông B kiện ông A đến Tòa án vì cho rằng ông A đã xâm phạm quyền tác giả
của mình khi sử dụng 3 tác phẩm của ông mà không xin phép, không trả tiền.
Ông A lại cho rằng pháp luật cho phép trích dẫn để bình luận thì không phải xin
phép và trả tiền. Thực chất tác phẩm của ông A đã trích dẫn trên 20 tác phẩm
của nhiều nhà nghiên cứu để bình luận. Riêng 3 bài viết của ông B, ông A trích
dẫn nguyên văn để người đọc có thể nhìn thấy đầy đủ và toàn diện 56 điểm sai
trong 3 bài viết của ông B khi nghiên cứu về thơ Đường.
Trên cơ sở phân tích vụ việc, hãy làm rõ:
1. Xác định các tiêu chí để trích dẫn tác phẩm không phải xin phép, không
phải trả tiền?
2. Căn cứ vào các tiêu chí đó để xem xét hành vi của ông A là sử dụng hợp
pháp hay xâm phạm quyền tác giả của ông B?
MỞ ĐẦU
Bước vào thời đại nền kinh tế quốc tế hội nhập sâu rộng, sự phát triển
của nền kinh tế tri thức ngày càng lớn cùng với đó vấn đề sở hữu trí tuệ và bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhân
loại. Sở hữu trí tuệ thực sự đã và đang có những bước tiến khá mạnh mẽ cả về
mặt xác lập và thực thi quyền ở Việt Nam. Có thể thấy quyền sở hữu trí tuệ nói
chung và quyền tác giả nói riêng được xem là những công cụ hữu ích giúp sự
phát huy và sáng tạo của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và ngăn chặn
những hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, góp phần không nhỏ trong công
cuộc phát triển kinh tế và phát huy các giá trị văn hóa, tinh thần của đất nước.
Bài luận trên sẽ tập trung phân tích và giải quyết những vấn đề liên quan đến
quyền tác giả, trích dẫn hợp lý tác phẩm qua việc xử lí tình huống được đưa ra
trong Đề số 2, Môn Luật sở hữu trí tuệ.
Trong quá trình giải quyết tình huống này, nhóm sử dụng Luật Sở hữu trí
tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019, năm 2022 (Luật SHTT)

NỘI DUNG
A. Cơ sở lý luận
I. Khái quát về quyền tác giả và tác phẩm
1. Quyền tác giả
a. Khái niệm quyền tác giả
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật SHTT thì quyền tác giả là quyền
của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Theo khoản 1 Điều 3 LSHTT thì đối tượng quyền tác giả bao gồm tác
phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác
giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín
hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
b. Nội dung quyền tác giả

1
Theo quy định tại Điều 18 LSHTT hiện hành, quyền tác giả đối với tác
phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. 1
2. Tác phẩm
a. Khái niệm
Tại Khoản 7 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sđbs năm 2009, 2019, 2022)
có đưa ra định nghĩa cụ thể về tác phẩm như sau: Tác phẩm là sản phẩm sáng
tạo trong lĩnh vực văn học nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương
tiện hay hình thức nào.
b. Đặc điểm
Tác phẩm - với tư cách là đối tượng của quyền tác giả thì việc chỉ ra các
đặc điểm để nó được bảo hộ là cần thiết:
Trước tiên, tác phẩm phải là sự sáng tạo trực tiếp của con người, bởi vậy
tác phẩm phải mang dấu ấn cá nhân, mang đặc trưng riêng biệt của người sáng
tạo. Chủ thể của hoạt động sáng tạo là các tác giả thông qua quá trình hoạt
động của trí não, kinh nghiệm của bản thân và các yếu tố hỗ trợ khác tạo ra
thành quả chính là tác phẩm.
Thứ hai, tác phẩm phải là sản phẩm trí tuệ do con người sáng tạo chứ
không chỉ đơn thuần là các dạng sản phẩm chỉ được hình thành bằng kết quả
lao động của con người mà không chứa đựng một hàm lượng chất xám nhất
định.
Thứ ba, tác phẩm phải là duy nhất và khác biệt với các tác phẩm khác.
Việc sao chép rập khuôn theo lối mòn không được bảo hộ. Kết quả sáng tạo của
tác phẩm trong từng lĩnh vực xác định dựa trên cơ sở đánh giá của các nhà
chuyên môn gắn với “sự sáng tạo của tác giả”. Xác định tính “mới” tùy thuộc
vào từng yêu cầu của tác phẩm hay lĩnh vực nhất định, có những trường hợp
chỉ là sự sắp đặt, tuyển chọn lại những tác phẩm đang tồn tại và được bảo hộ
(tuyển tập truyện ngắn, tuyển tập thơ, nghệ thuật sắp đặt...). Tác phẩm được

1
Xem mục 1 của Phụ lục
2
bảo hộ mà không phụ thuộc vào mục đích, ý nghĩa, nội dung, giá trị của tác
phẩm.
Thứ tư, tác phẩm mang đặc tính vô hình, nên việc chiếm hữu tác phẩm
(kể cả chiếm hữu bản gốc của tác phẩm) cũng không thể là một trong các yếu
tố xác nhận quyền sở hữu của người chiếm hữu tác phẩm.
Thứ năm, tác phẩm được thể hiện thông qua một dạng vật chất nhất
định, hay nói cách khác tác phẩm phải được định hình trong một “phương tiện
thể hiện” cụ thể.2
II. Trích dẫn tác phẩm
1. Trích dẫn tác phẩm
Trích dẫn “là việc lấy một hoặc nhiều phần (đoạn) của một tác phẩm của
người khác đưa vào tác phẩm của mình. Người ta có thể trích dẫn để giải thích
về một ý kiến, chứng minh một quan điểm, một cách nhìn, hoặc để nhận xét,
bình luận hay phê phán một tác phẩm, một tư tưởng…”. Trong các lĩnh vực như
khoa học – kĩ thuật, văn học – nghệ thuật, việc trích dẫn tác phẩm để đánh giá,
bình luận so sánh, cung cấp, trao đổi thông tin… là hết sức cần thiết.
2. Quy định về trích dẫn hợp lý tác phẩm
Trên cơ sở quy định của Công ước Berne, khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí
tuệ quy định ba trường hợp trích dẫn tác phẩm đã được công bố mà không
phải xin phép, không phải trả tiền bao gồm:
Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc
minh họa trong tác phẩm của mình. Trong đó, phần trích dẫn chỉ nhằm mục
đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm
của mình. Phần trích dẫn từ tác phẩm được sử dụng để trích dẫn không gây
phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn; phù
hợp với tính chất, đặc điểm của loại hình tác phẩm được sử dụng để trích dẫn.

2
PGS.TS Trần Văn Nam (chủ biên), Quyền tác giả ở Việt Nam: Pháp luật và thực thi, NXB Tư pháp Hà Nội (2014)

3
Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn
phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác
giả.
Các trường hợp trích dẫn trên đều không là những trường hợp sử dụng
tác phẩm với mục đích phi thương mại, tạo điều kiện cho việc trao đổi, chia sẻ,
phổ biến thông tin, kiến thức.
Bên cạnh đó, việc trích dẫn tác phẩm thuộc trường hợp giới hạn Quyền
tác giả theo Điều 25 LSHTT phải thỏa mãn hai điều kiện sau:
Phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đế
được đề cập trong tác phẩm của mình.
Phần tích dẫn từ tác phẩm được sử dụng để trích dẫn, phù hợp với tính chất,
đặc điểm của loại hình tác phẩm được sử dụng để trích dẫn.
Pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam không quy định cụ thể tỉ lệ trích dẫn bao
nhiêu phần trăm là “phù hợp”, mà tính “phù hợp” phụ thuộc vào tính chất, đặc
điểm của loại hình tác phẩm được trích dẫn và mục đích trích dẫn.
B. Giải quyết tình huống
I. Các tiêu chí để trích dẫn tác phẩm không phải xin phép, không phải trả
tiền
 Căn cứ pháp lý:
 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009,
2019, 2022.
 Điều 23 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một
điều và biện pháp thi hành luật SHTT năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của luật SHTT năm 2009 về QTG, QLQ.
 Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật
 Các tiêu chí để trích dẫn tác phẩm không phải xin phép, không phải
trả tiền

4
Điều 10 Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật
đã quy định các điều kiện để được trích dẫn “tự do” tác phẩm, bao gồm: (i) tác
phẩm được dẫn “tự do” tác trích dẫn phải là tác phẩm công chúng tiếp cận một
cách hợp pháp “đã được phổ cập tới công chúng”; (ii) việc trích dẫn trong phạm
thích hợp phù hợp với mục đích trích dẫn; (ii) phù hợp với thông lệ chính đáng;
(iv) ghi rõ nguồn gốc tác phẩm và tên tác giả.
Trên cơ sở quy định của Công ước Berne, pháp luật Việt Nam đã có
những quy định về giới hạn quyền tác giả, cho phép các chủ thể khác được tự
do trích dẫn các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học trong những trường
hợp nhất định. Theo đó, ngoại lệ chỉ dành cho một số trường hợp trích dẫn tác
phẩm khi đáp ứng được các tiêu chí sau:
Thứ nhất, tác phẩm được sử dụng phải là tác phẩm đã được công bố hợp
pháp.
Theo quy định tại điều 25 Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm
2009, 2019, 2022), các trường hợp “sử dụng tác phẩm” như “sao chép”, “trích
dẫn”, “nhập khẩu”... tác phẩm mà không phải xin phép, trả tiền chỉ áp dụng đối
với tác phẩm đã được công bố. Đối với tác phẩm chưa công bố thì chỉ có tác
giả, chủ sở quyền tác giả và những cá nhân/tổ chức khác được tác giả, chủ sở
hữu quyền tác giả cho phép mới có quyền được sử dụng tác phẩm.
Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP hướng dẫn: “Công bố tác
phẩm là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao hợp lý
để đáp ứng nhu cầu của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm, do tác giả
hoặc chủ sở hữu QTG thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự
đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu QTG...”. Mặc dù việc một tác phẩm đã được
công bố hay chưa được công bố không làm ảnh hưởng đến việc tác phẩm được
bảo hộ QTG, tuy nhiên khi tác phẩm được công bố, nó chính thức trở thành
một sản phẩm “hàng hoá” được đưa vào lưu thông.
 Thứ hai, việc trích dẫn tác phẩm hoàn toàn với mục đích phi thương mại.

5
Các trường hợp trích dẫn tác phẩm đã công bố mà không phải xin phép,
không phải trả tiền theo điểm đ khoản 1 điều 25 LSHTT năm 2005 (sđbs năm
2009, 2019, 2022) đều là những trường hợp sử dụng tác phẩm với mục đích phi
thương mại, như để bình luận, giới thiệu hoặc minh họa trong tác phẩm của
mình; để viết báo, sử dụng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát
sóng, phim tài liệu; qua đó tạo điều kiện cho việc trao đổi, chia sẻ, phổ biến
thông tin, kiến thức. Trong các lĩnh vực như khoa học - kĩ thuật, văn học - nghệ
thuật, việc trích dẫn tác phẩm để đánh giá, bình luận, so sánh, cung cấp, trao
đổi thông tin... là hết sức cần thiết.
Thứ ba, việc trích dẫn tác phẩm chỉ giới hạn trong các trường hợp được
quy định tại điểm đ khoản 1 điều 25 LSHTT năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm
2009, 2019, 2022).
Các trường hợp luật định này bao gồm: Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà
không làm sai ý tác giả để bình luận, giới thiệu hoặc minh họa trong tác phẩm
của mình; để viết báo, sử dụng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát
sóng, phim tài liệu. Các trường hợp trích dẫn trên đều là những trường hợp sử
dụng tác phẩm với mục đích phi thương mại, tạo điều kiện cho việc trao đổi,
chia sẻ, phổ biến thông tin, kiến thức. Đặc biệt, việc trích dẫn phải đáp ứng yêu
cầu “không làm sai ý tác giả”. Người trích dẫn tác phẩm có thể đồng tình, phản
biện, bình luận, minh họa.... nội dung trích dẫn, tuy nhiên không được làm sai ý
tác giả đối với phần trích dẫn. Mỗi câu trong tác phẩm thể hiện một ý nào đó
của tác giả; nhiều câu tạo thành một đoạn và nhiều đoạn tạo thành tác phẩm
trong một chỉnh thể logic về nội dung, ý tưởng. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều
người trích dẫn cố tình ngắt một phần câu/đoạn nên không truyền tải hết logic
nội dung, ngữ cảnh phần trích dẫn, cũng như ý tưởng của tác giả có tác phẩm
được trích... Trong trường hợp trích dẫn ý tưởng, có thể viết lại nội dung trích

6
dẫn theo ngôn ngữ của mình, nhưng vẫn phải bảo đảm không làm sai lệch ý
tưởng của tác giả 3.
Đối với trường hợp trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác
giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình, theo Điều 23 Nghị
định 22/2018 phải đáp ứng đủ các điều kiện: (1) Phần trích dẫn chỉ nhằm mục
đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm
của mình; (2) Phần trích dẫn từ tác phẩm được sử dụng để trích dẫn không gây
phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn; phù
hợp với tính chất, đặc điểm của loại hình tác phẩm được sử dụng để trích dẫn.
Pháp luật SHTT Việt Nam không quy định cụ thể tỉ lệ trích dẫn bao nhiêu phần
trăm là “phù hợp”, mà tính “phù hợp” phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của
loại hình tác phẩm được trích dẫn và mục đích trích dẫn.4
Thứ tư, việc trích dẫn tác phẩm không được mâu thuẫn với việc khai thác
bình thường tác phẩm và không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích
hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Theo Khoản 2 Điều 25 LSHTT năm 2005 (sđbs năm 2009, 2019, 2022), việc
trích dẫn tác phẩm trong trường hợp này phải đảm bảo không làm ảnh hưởng
tới hoạt động khai thác bình thường tác phẩm của tác giả, chủ sở hữu quyền
tác giả; đồng thời cũng không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp
pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Trên thực tế có một số trường hợp,
việc trích dẫn tác phẩm khiến cho hoạt động khai thác bình thường tác phẩm
được trích dẫn của tác giả bị ảnh hưởng, ví dụ như làm giảm sút doanh thu bán
tác phẩm. Ngoài ra cũng có trường hợp, các cá nhân, tổ chức trích dẫn tác
phẩm của người khác để bình luận trong tác phẩm của mình hoặc để viết báo,
sử dụng trong ấn phẩm định kỳ nhưng lại tự ý sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc

3
http://lapphap.vn/Pages/TinTuc/210627/Trich-dan-hop-ly-tac-pham----thuc-tien-trong-nghien-cuu--giang-
day-va-hoc-tap-o-bac-dai-hoc.html

4
Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, NXB Công An nhân dân, Hà Nội.
7
tác phẩm, làm sai ý tác giả dẫn đến phương hại danh dự và uy tín tác giả, gây
phương hại đến quyền tác giả.
Thứ năm, khi trích dẫn phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ
của tác phẩm.
Điều 25 LSHTT quy định các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố
không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên
tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm. Các tổ chức, cá nhân trích dẫn tác
phẩm phải tôn trọng các quyền của tác giả. Việc thông tin về tên tác giả và
nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm phảm đảm bảo chính xác, đầy đủ, tránh
trường hợp thông tin sai lệch hoặc thiếu sót dẫn đến làm sai lệch thông tin
truyền tải và làm xâm hại đến tác phẩm, gây phương hại đến quyền tác giả. 
II. Hành vi của ông A là xâm phạm quyền tác giả của ông B
 Cơ sở pháp lý
- Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019,
năm 2022 (gọi tắt là Luật SHTT năm 2005)
- Nghị định số 105/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và
quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và
Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
- Nghị định số 119/2020/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung nghị định 105/2006
1. Ông B có quyền tác giả đối với tác phẩm
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 sửa đổi bổ
sung 2022 quy định về Tác giả, Chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo
hộ quyền tác giả, thì “Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định
tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này.” và Điều 37 của Bộ Luật trên
8
quy định về Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả, “Tác giả sử dụng thời gian, tài
chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm có các quyền
nhân thân quy định tại Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của
Luật này.” Theo đó do ông Lê Văn B là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và
đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả, vì vậy ba tác phẩm mà ông B đã đăng
trong các tạp chí “Xưa và Nay” và tạp chí “Văn Nghệ” là những tác phẩm được
bảo hộ quyền tác giả theo luật định.
Bên cạnh đó, theo Khoản 1 Điều 6 của Bộ Luật trên quy định về căn cứ
phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ, thì “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi
tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất
định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ,
đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.” Vì vậy, tại thời
điểm ngay sau khi ông Lê Văn B hoàn thành tác phẩm và mặc dù chưa tiến hành
thủ tục đăng ký bản quyền, quyền tác giả vẫn sẽ phát sinh từ thời điểm đó.
2. Hành vi của ông A là hành vi xâm phạm 
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định số 119/2020/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung nghị định
105/2006
a. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo

hộ quyền sở hữu trí tuệ. 


Trước hết, 3 tác phẩm của ông B thuộc loại hình tác phẩm được bảo hộ
quyền tác giả. Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật SHTT năm 2005 “Quyền
tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một
hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức,
phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa
đăng ký.” và Điểm c Khoản 1 Điều 14 Luật SHTT năm 2005 quy định về tác
phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ. 

9
Theo đó, tại Điều 9 Nghị định 22/2018/NĐ-CP cũng liệt kê cụ thể các loại
hình tác phẩm được xem là tác phẩm báo chí như sau: “Tác phẩm báo chí là tác
phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại: Phóng
sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận,
chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo
in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.”
Do đó, 3 tác phẩm của ông B là bài nghiên cứu thơ đường do ông B trực
tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm
của người khác và đã được đăng trong các tạp chí “Xưa và Nay” và tạp chí “Văn
Nghệ” nên 3 tác phẩm trên thuộc dạng tác phẩm báo chí và là đối tượng được
bảo hộ quyền tác giả. 
Về thời hạn bảo hộ tác phẩm, tác phẩm báo chí không thuộc loại tác
phẩm được bảo hộ theo Điểm a nên theo Điểm b Khoản 1 Điều 27 Luật SHTT
năm 2005 “Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có
thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác
giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt
vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.” Vì vậy, đối với
tác phẩm báo chí, thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm
tiếp theo năm tác giả chết. Trong trường hợp này, 3 tác phẩm báo chí của ông
B có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời ông B và 50 năm tiếp theo sau khi ông B
mất. Tại thời điểm ông A trích dẫn tác phẩm của ông B, ông B vẫn còn sống.
Như vậy, quyền tài sản của ông B đối với 3 tác phẩm trên vẫn trong thời gian
được bảo hộ. 
b. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét. 

Tại Điều 23 Nghị định của Chính phủ số 22/2018/NĐ-CP quy định về trích
dẫn hợp lý và nhập khẩu bản sao tác phẩm như sau: 

10
“Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc
minh hoạ trong tác phẩm của mình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 của
Luật Sở hữu trí tuệ phải phù hợp với các điều kiện sau:
a. Phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng
tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm của mình;
b. Số lượng và thực chất của phần trích dẫn từ tác phẩm được sử dụng
để trích dẫn không gây phương hại tới quyền tác giả đối với tác phẩm được sử
dụng để trích dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của loại hình tác phẩm
được sử dụng để trích dẫn.”
Theo đó, việc ông A trích nguyên văn 3 bài viết của ông B là hành vi trích
dẫn không hợp lý. Ông A không trích dẫn số lượng phù hợp đủ để bình luận,
minh họa cho cuốn sách của mình mà lại trích dẫn nguyên văn tác phẩm. Thực
chất việc trích dẫn này với mục đích thương mại chứ không phải để “sử dụng
riêng”. Việc bình luận, minh họa là sử dụng riêng nhưng sử dụng riêng để bình
luận, minh hoạ với mục đích phi thương mại thì việc trích dẫn này mới hợp
pháp. Việc ông A xuất bản cuốn sách “Thơ Đường - Bình luận và khảo cứu” là
việc làm có mục đích thương mại, bán sách để tạo ra lợi nhuận, ảnh hưởng tới
việc khai thác bình thường của 3 tác phẩm mà ông B đã tạo ra.
 Thêm vào đó, hành vi trích dẫn nguyên văn 3 bài viết của ông A gây
phương hại đến quyền của ông B trong việc khai thác quyền tài sản của mình.
Bởi vì, trong tác phẩm của ông A có các tác phẩm của B và việc ông A trích
nguyên văn 3 bài viết của ông B “để người đọc có thể nhìn thấy đầy đủ và toàn
diện 56 điểm sai trong 3 bài viết của ông B khi nghiên cứu về thơ Đường” khiến
cho tác phẩm trở nên đầy đủ hơn, người đọc sẽ có cái nhìn toàn diện từ đó dễ
hình dung và có dễ hiểu về vấn đề mà mình đang đọc. Từ đó, người đọc có thể
mua tác phẩm của ông A nhiều hơn, đồng thời làm giảm chất lượng 3 tác phẩm
của ông B, gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm của ông B.

11
Chính vì vậy, việc ông A trích dẫn nguyên văn 3 tác phẩm của ông B vào
cuốn sách “Thơ Đường - Bình luận và khảo cứu” mà chưa được phép của tác
giả không thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật SHTT 2005
quy định các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép,
không phải trả tiền nhuận bút, thù lao: “Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm
quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác
bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ
sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của
tác phẩm.” và đây là hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định tại Khoản 8
Điều 28 Luật SHTT năm 2005 “Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ
sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác
theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của
Luật này.”
c. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở

hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có
thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33,
khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều
137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở  hữu trí tuệ.
          Một là, ông A không phải chủ thể sở hữu quyền sở hữu trí tuệ. Theo Điều
36 Luật Sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu quyền tác giả là “tổ chức, cá nhân nắm giữ
một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này”,
cụ thể: 
 Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả
Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP ghi nhận: “Tác giả là người trực tiếp sáng tạo
ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học”. Như vậy,
tác giả là người thực hiện hoạt động sáng tạo để tạo ra tác phẩm thông qua
việc sử dụng các công cụ hỗ trợ như hình vẽ, hình ảnh, âm thanh, màu sắc,
ngôn ngữ, chuyển động hình khối,… tác phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân tác

12
giả, thể hiện rõ nét nhất suy nghĩ, ý tưởng và mục đích mà tác giả muốn gửi
gắm đến mọi người đồng thời được xác lập quyền tác giả với các tác phẩm của
mình. 
 Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả
Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005
sửa đổi bổ sung 2009 quy định khái niệm đồng tác giả: “Đồng tác giả là những
tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học.
Nghệ thuật và khoa học”. Do đó, đồng tác giả là người có sự đóng góp về tài
chính, cơ sở vật chất khác trong suốt quá trình trước, trong và sau khi hoàn
thành tác phẩm cũng là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm.
  Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế
Căn cứ để phát sinh quyền sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm là các chủ thể
này thuộc đối tượng được hưởng thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự
2015 về đối tượng hưởng thừa kế. Tổ chức cá nhân được thừa kế quyền tác giả
là chủ sở hữu các quyền tài sản được quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ
và quyền nhân thân được quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ.
Theo đó, các quyền này phải do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền
thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện.
  Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền
Căn cứ để phát sinh quyền sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được xác
định theo quy định của pháp luật về chuyển nhượng quyền sở hữu quyền tác
giả.
 Chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước
Nhà nước sẽ là chủ thể được hưởng quyền sở hữu quyền tác giả đối với tác
phẩm khi đó là tác phẩm khuyết danh; Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà
chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối
nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản; Tác phẩm được chủ sở hữu
quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.

13
           Hai là, ông A không thuộc các trường hợp ngoại lệ được quy định tại điều
25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều
137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ như đã phân tích cụ thể
tại mục 2.2.
          Đối chiếu với tình huống, ông B là chủ thể quyền tác giả đối với 3 tác
phẩm do ông sáng tác như đã phân tích tại mục 1. Đồng thời, ông A không trực
tiếp sáng tác hay có đóng góp về tài chính, cơ sở vật chất nên không được xem
là tác giả hay đồng tác giả; ông A cũng không thuộc các trường hợp được thừa
kế, được chuyển giao quyền từ ông B. Do đó, ông A không là chủ thể quyền sở
hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền
cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33 của Luật Sở hữu trí tuệ.
d. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi bị xem xét cũng bị

coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet
nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt
Nam. 
Hành vi xâm phạm quyền tác giả của ông A xảy ra tại lãnh thổ Việt Nam,
cụ thể là việc ông Nguyễn Văn A xuất bản cuốn sách “Thơ Đường – Bình luận và
khảo cứu” năm 2012, trong cuốn sách này, ông A đã trích dẫn nguyên văn ba
bài viết của ông Lê Văn B (đã đăng trong các tạp chí “Xưa và Nay” và tạp chí
“Văn nghệ”) mà không xin phép, trả tiền cho ông B. Ngoài ra, việc xuất bản sách
này của ông A nhằm mục đích thương mại, chủ yếu hướng đến những người
tiêu dùng tại Việt Nam, nên vì thế hành vi xâm phạm của ông A có thể làm ảnh
hưởng đến quyền và lợi ích của ông B. Vì vậy, ông A sẽ phải chịu sự điều chỉnh
theo pháp luật hiện hành tại Việt Nam.
Từ góc độ trên, ta có thể khẳng định, hành vi ông Nguyễn Văn A trích dẫn
nguyên văn 3 tác phẩm của ông Lê Văn B (đã đăng trong các tạp chí “Xưa và
Nay” và tạp chí “Văn Nghệ”) để bình luận là hành vi xâm phạm quyền tác giả
của ông B.

14
C. Liên hệ thực tiễn thông qua tình huống
1. Liên hệ thực tế 5
Tình huống trên có sự tương đồng với một vụ tranh chấp trên thực tế
giữa 2 nhà “Kiều học” Nguyễn Quảng Tuân và Đào Thái Tôn.
Trong vụ tranh chấp giữa hai nhà Kiều học nổi tiếng giữa nguyên đơn là
ông Nguyễn Quảng Tuân khởi kiện ông Đào Thái Tôn đã có hành vi xâm phạm
quyền tác giả khi ông Tôn đã in lại toàn văn 04 bài viết của ông Tuân trong
quyển “Văn bản Truyện Kiều - Nghiên cứu và thảo luận” (Tòa án nhân dân
Thành phố Hà Nội, 2007). Tòa án sơ thẩm đã xác định hành vi của ông Đào Thái
Tôn không phải là hành vi trích dẫn hợp lý mà là hành vi xâm phạm quyền tác
giả khi in lại 04 bài viết của ông Nguyễn Quảng Tuân mà không hề xin phép.
Trong khi đó, tòa án phúc thẩm đã xác định ông Tôn đưa in 04 bài của ông Tuân
nhằm mục đích phê bình trong phần thảo luận là không vi phạm bản quyền tác
giả.
Xét thấy, Tòa án đã có cách thức tiếp cận và áp dụng pháp luật khác nhau
trong việc xác định hành vi của ông Đào Thái Tôn. Tòa án phúc thẩm đã có tiếp
cận rộng hơn khi xác định hành vi sử dụng tác phẩm để phân tích, bình luận có
thể chiếm số lượng lớn (việc sử dụng 04 bài viết) trong tác phẩm mà không xâm
phạm quyền tác giả và xác định rõ hành vi sử dụng tác phẩm này không xâm
phạm quyền tác giả, được xem là trích dẫn hợp lý tác phẩm.
Mặt khác, Tòa án không áp dụng học thuyết ba bước thử theo Công ước
Berne để áp dụng nhận định tranh chấp này. Tại thời điểm diễn ra tranh chấp,
Điều 760 Bộ luật dân sự năm 1995 quy định (Quốc hội, 1995): “Cá nhân, tổ
chức được sử dụng tác phẩm của người khác đã được công bố, phổ biến, nếu

5
https://l.messenger.com/l.php?u=https%3A%2F%2Fjournalofscience.ou.edu.vn%2Findex.php%2Fproc-vi
%2Farticle%2Fdownload
%2F2465%2F1824&h=AT3AYKP3KgdLO69Gc7PGUhTVdh1boh_QLW1lKubrLf7_rAIpYUqcvIP2KaL6-
8DnU_Sjcb2amEN3Qz7Hq-nrYIsqk1YHKkW0RajNFZjKZ1JOqjxMPP9Z4xLnbo5e8x-L1vsmkw

15
tác phẩm không bị cấm sao chụp và việc sử dụng không nhằm mục đích kinh
doanh
và không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không xâm
hại đến các quyền lợi khác của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm; cá nhân tổ,
chức sử dụng tác phẩm không phải xin phép và không phải trả thù lao cho tác
giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm, nhưng phải ghi hoặc nhắc đến tên tác phẩm và
nguồn gốc của tác phẩm”. Nghiên cứu kỹ và vận dụng đúng tinh thần của quy
định, có lẽ Tòa án đã không có kết luận khác nhau giữa hai cấp xét xử. Bản thân
pháp luật Việt Nam đã tồn tại các bước thử nhưng Tòa án vẫn không thể áp
dụng.
Việc áp dụng các ngoại lệ quyền tác giả cần được Tòa án vận dụng một cách
linh hoạt tùy vào sự việc cụ thể - tức là Tòa án không nên áp dụng cứng nhắc
theo nội dung của phương pháp ba bước thử. Nhưng mặt khác, Tòa án cần xem
xét lợi ích của chủ sở hữu quyền tác giả có thực sự gây ảnh hưởng đến việc khai
thác tác phẩm gốc hoặc có tồn tại yếu tố gây phương hại đến quyền lợi của chủ
sở hữu quyền tác giả.
Việc áp dụng pháp luật trong sự việc này đã gặp nhiều khó khăn, nhiều
luồng ý kiến khác nhau cho cùng một hành vi đã chỉ ra sự bất cập của pháp luật.
Bởi lẽ, xác định có gây ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường của tác phẩm
gốc hay việc gây phương hại đến quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có
tác động lớn đến toàn bộ kết quả giải quyết một vấn đề. Pháp luật Việt Nam
hiện nay vẫn chưa xác định rõ yếu tố như thế nào là “ảnh hưởng đến việc khai
thác bình thường của tác phẩm, gây phương hại đến quyền của tác giả, chủ sở
hữu quyền tác giả”. Ngoài ra, vấn đề xác định “tính hợp lý” qua tranh chấp và
sự việc trên cũng là một bất cập trong quy định pháp luật. Không thể phủ nhận
rằng Luật SHTT năm 2022 (Quốc hội, 2022) đã cơ bản hoàn chỉnh các trường
hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả, nhưng vấn đề là tính rõ ràng hay
tiêu chí nhất định để đánh giá tính hợp lý thì hoàn toàn chưa được giải quyết

16
(tức là điều luật vẫn giữ nguyên tinh thần của các thế hệ văn bản trước đó). Vậy
nên, việc xác định “tính hợp lý” là một cơ sở quan trọng để khả năng áp dụng
pháp luật có tính khả thi và nhất quán.
2. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, vi phạm quyền tác giả liên
quan đến ngoại lệ quyền tác giả 6
Một là, hành vi xâm phạm quyền tác giả luôn tạo ra “siêu lợi nhuận” nên
hấp dẫn nhiều đối tượng tham gia trên nhiều địa bàn và lĩnh vực khác nhau.
Hai là, trong quá trình hội nhập, nhiều người tiêu dùng ưa lựa chọn
những tác phẩm “như thật” mà lại có giá bán thấp. Lợi dụng tình trạng này, việc
có không ít chủ thể thiếu ý thức tôn trọng pháp luật, sao chụp, mô phỏng,
giành giật thị trường trở thành hiện tượng phổ biến.
3. Giải pháp định hướng pháp luật về ngoại lệ quyền tác giả qua
hành vi trích dẫn tác phẩm 7
Một là, pháp luật cần xác định cụ thể về “không được mâu thuẫn với việc
khai thác bình thường tác phẩm” và “không gây thiệt hại một cách bất hợp lý
đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả”.8
Hai là, pháp luật cần quy định cụ thể tỷ lệ/số lượng đối với từng hành vi
sao chép tác phẩm.9
Ba là, Tòa án cần vận dụng phương pháp các bước thử để làm căn cứ xét
xử tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ về quyền tác giả.10
Bốn là, pháp luật cần quy định cách hiểu chính xác về “tính hợp lý” để sử
dụng cho các nội dung của Luật sở hữu trí tuệ. 11

6
https://l.messenger.com/l.php?u=https%3A%2F%2F123docz.net%2Fdocument%2F4788134-nhung-bat-cap-
han-che-cua-phap-luat-ve-so-huu-tri-tue-va-kien-nghi-
hoanthien.htm&h=AT2WZ_PlpcKrIqjaPNgxJ7QWuFniSTTR2zzxCjiE4ALXGzxL1k6kS3CIpM8zmrS5s_4Xf5
7
https://l.messenger.com/l.php?u=https%3A%2F%2Fjournalofscience.ou.edu.vn%2Findex.php%2Fproc-vi
%2Farticle%2Fdownload
%2F2465%2F1824&h=AT3AYKP3KgdLO69Gc7PGUhTVdh1boh_QLW1lKubrLf7_rAIpYUqcvIP2KaL6-
8DnU_Sjcb2amEN3Qz7Hq-nrYIsqk1YHKkW0RajNFZjKZ1JOqjxMPP9Z4xLnbo5e8x-L1vsmkw
8
Xem mục 2 của Phụ lục
9
Xem mục 3 của Phụ lục
10
Xem mục 4 của Phụ lục
11
Xem mục 5 của Phụ lục

17
18
KẾT LUẬN
Qua việc phân tích, xử lý tình huống đã giúp nhóm biết cách nhận diện thế
nào là hành vi xâm phạm quyền tác giả cụ thể và cách áp dụng pháp luật để bảo
hộ quyền tác giả, bảo vệ sự sáng tạo của con người. Qua đây nhận thấy pháp
luật với vai trò vừa bảo vệ quyền lợi cho tác giả sáng tạo ra tác phẩm, vừa đảm
bảo quyền lợi cho người khai thác, sử dụng là một vấn đề không hề dễ dàng.
Bảo vệ quyền tác giả là nhiệm vụ của Nhà Nước và tất cả các tổ chức, cá nhân
trong xã hội và khi bảo vệ tốt các đối tượng quyền SHTT nói chung, quyền tác
giả nói riêng không chỉ là cơ sở để các tác giả yên tâm, tích cực sáng tạo mà còn
giúp cho người sử dụng vừa được tiếp cận nguồn sản phẩm sáng tạo phong
phú, vừa khai thác có trách nhiệm, tôn trọng quyền nhân thân, quyền tài sản
đối với người có công sáng tạo.

19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các văn bản pháp luật
 Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật
 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019,
năm 2022 (gọi tắt là Luật SHTT năm 2005)
 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và
quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
 Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và
Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
 Nghị định số 119/2020/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung nghị định 105/2006
2. Giáo trình
 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, NXB. CAND,
Hà Nội, năm 2022
2. Trang web
 https://l.messenger.com/l.php?u=https%3A%2F%2F123docz.net%2Fdocument%2F4788134-nhung-
bat-cap-han-che-cua-phap-luat-ve-so-huu-tri-tue-va-kien-nghi-hoan
thien.htm&h=AT2WZ_PlpcKrIqjaPNgxJ7QWuFniSTTR2zzxCjiE4ALXGzxL1k6kS3CIpM8zmrS5s_4Xf5Y3yN
pMDjeVSK_HS6hxVZdyZ5QqIPI7S5oe7Ofu9vaPoDkKVEylFA2a2pycimGBHKUz8ue3oS0
 (6)
https://l.messenger.com/l.php?u=https%3A%2F%2Fjournalofscience.ou.edu.vn%2Findex.php
%2Fprocvi%2Farticle%2Fdownload
%2F2465%2F1824&h=AT3AYKP3KgdLO69Gc7PGUhTVdh1boh_QLW1lKubrLf7_rAIpYUqcvIP2KaL6-
8DnU_Sjcb2amEN3Qz7Hq-nrYIsqk1YHKkW0RajNFZjKZ1JOqjxMPP9Z4xLnbo5e8x-L1vsmkw

 http://lapphap.vn/Pages/TinTuc/210627/Trich-dan-hop-ly-tac-pham----thuc-tien-
trong-nghien-cuu--giang-day-va-hoc-tap-o-bac-dai-hoc.html

20
PHỤ LỤC
1. “Điều 19. Quyền nhân thân
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
1. Đặt tên cho tác phẩm.
Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức,
cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật
này;
2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút
danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho
người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương
hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Điều 20. Quyền tài sản
1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các
bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà
công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn
thời gian và từng phần tác phẩm;
c) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất
kỳ
phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3
Điều này;
d) Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc
hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm
dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

21
đ) Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu
tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào
khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công
chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính,
trừ
trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chính của việc
cho thuê.
2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện theo quy
định của Luật này.
Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền
quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải được sự
cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả và trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật
chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại
khoản 3 Điều này, các điều 25, 25a, 26, 32 và 33 của Luật này. Trường hợp làm
tác phẩm phái sinh mà ảnh hưởng đến quyền nhân thân quy định tại khoản 4
Điều 19 của Luật này còn phải được sự đồng ý bằng văn bản của tác giả.
3. Chủ sở hữu quyền tác giả không có quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân khác
thực hiện các hành vi sau đây:
a) Sao chép tác phẩm chỉ để thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật
này; sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ, trong quá trình hoạt
động của các thiết bị để truyền phát trong một mạng lưới giữa các bên thứ ba
thông qua trung gian hoặc sử dụng hợp pháp tác phẩm, không có mục đích kinh
tế độc lập và bản sao bị tự động xoá bỏ, không có khả năng phục hồi lại;
b) Phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản gốc, bản sao tác
phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc cho phép thực hiện
việc phân phối.”

22
2. Qua thực tế, việc áp dụng pháp luật gặp nhiều khó khăn mặc dù các
văn bản Luật SHTT Việt Nam qua các thời kỳ đều ghi nhận các điều kiện tương
tự quy định các tiêu chí xác định trong phương pháp ba bước thử của Công ước
Berne. Không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường của tác phẩm có
nghĩa là việc sử dụng này không ảnh hưởng đến việc công chúng đón nhận tác
phẩm, hay tiêu thụ tác phẩm ngoài thị trường (Nguyen, Tong, & Tran, 2021).
Nhưng việc xác định yếu tố cụ thể để đánh giá vấn đề này thì cần thiết phải có
văn bản điều chỉnh để thống nhất áp dụng. Bên cạnh đó, không gây thiệt hại
một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả,
theo quan điểm tác giả có thể hiểu đó là việc xác định hành vi xâm phạm đến
các quyền nhân thân hay quyền tài sản của chủ thể quyền tác giả. Dẫu vậy,
thực tế pháp luật cần có giải thích rõ ràng để tránh vấp phải những vướng mắc
trong thời gian đã qua. Nhiệm vụ này có thể trao lại cho văn bản hướng dẫn chi
tiết Luật sở hữu trí tuệ. Bởi lẽ, khoản 04 Điều 25 Luật SHTT năm 2022 (Quốc
hội, 2022): “Chính phủ quy định chi tiết Điều này”. Thực tế hiện nay có rất
nhiều học viên, sinh viên thực hiện việc sao chép, trích dẫn các luận văn, luận
án, tiểu luận,…vào bài viết của mình. Việc ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể
giúp đối tượng học viên, sinh viên tuân thủ nghiêm ngặt hơn pháp luật. Vậy
nên, hướng dẫn cụ thể để xác định hành vi sao chép, trích dẫn hoặc kể cả sử
dụng tác phẩm mâu thuẫn với việc khai thác bình thường tác phẩm và gây thiệt
hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác
giả cần làm rõ.
3. Hiện nay, chỉ có một trường hợp pháp luật quy định rõ ràng tại Điểm a
Khoản 01 Điều 25 Luật SHTT năm 2022 với số lượng 01 bản (tức là 100% tác
phẩm) cho mục đích nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân không bằng
thiết bị sao chụp. Do đó, các quy định khác về sao chép cũng được cần định
lượng rõ ràng và cần được hướng dẫn xác định cụ thể như: tỷ lệ % số lượng đối
với sao chép một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép hay đối với từng hành
vi sao chép của thư viện, … Việc sao chép hợp lý một phần từ tác phẩm gốc sẽ
được áp dụng như thế nào để có hiệu quả và khả thi. Do đó, pháp luật định
hướng định lượng rõ ràng tỷ lệ phần trăm các hành vi sao chép theo kinh
nghiệm pháp luật Đức là một chọn lựa.
4. Phương pháp các bước thử là chìa khóa để quá trình áp dụng pháp
luật trở nên thiết thực và hiệu quả hơn. Thực tế thì vẫn chưa tìm được một
phán quyết nào của Tòa án ở Việt Nam vận dụng phương pháp các bước thử để
giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ. Dường như Tòa án chưa
quan tâm đến việc áp dụng phương pháp các bước thử, điều này không chỉ
không bắt kịp xu hướng của thế giới, mà còn gây ra những khó khăn nhất định.
Cho nên, việc thống nhất áp dụng phương pháp các bước thử là cần thiết đối
với ngành Tòa án.
5. Việc này có thể được thực hiện thông qua một định nghĩa cụ thể hoặc
các tiêu chí xác định “tính hợp lý”. Xét rằng “tính hợp lý” được Luật SHTT năm
23
2022 ghi nhận nhất định ở các quy định về quyền tác giả nhưng lại chưa có một
định nghĩa/giải thích hay yếu tố nào để xác định. Sự quy định định tính này làm
cho thực tế áp dụng gặp nhiều lúng túng. Các yếu tố có thể tham khảo để xác
định “tính hợp lý” bao gồm: mục đích và tính chất của hành vi; bản chất của
phần tác; số lượng, tỷ lệ của phần tác phẩm được sử dụng; sức ảnh hưởng của
hành vi đến chủ thể quyền tác giả. Việc xác định các yếu này nên được kết hợp
song song với việc vận dụng phương pháp các bước thể để nâng cao tính hiệu
áp dụng pháp luật. Bởi lẽ, phương pháp các bước thử để xác định “tính hợp lý”
không phải được áp dụng rập khuôn, máy móc mà đó là sự vận dụng linh hoạt
trong từng trường hợp cụ thể - một cách thức mà Hoa Kỳ đã áp dụng rất hiệu
quả để xác định có hay không có hành vi sử dụng hợp lý.

24

You might also like