Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Năm 1945, tình hình quốc tế có nhiều chuyển biến mau lẹ, CTTG2 đến hồi kết thúc,

phát xít Nhật


đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện vào ngày 15/8. Kẻ thù duy nhất của VN đến 1945 này chính là
phát xít Nhật
Ở trong nước, do thất bại ở CTTG2 quân Nhật hoang mang, Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim rệu
rã, phong trào CM của quần chúng phát triển rộng. Đó cũng là thời điểm Cao trào kháng Nhật cứu
nước diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ. Đây chính là thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến hành Tổng khởi
nghĩa giành chính quyền.
Tuy nhiên, cơ hội không được kéo dài do quân ĐM (cụ thể là quân Trung Hoa với Anh Quốc) kéo
vào VN với mưu đồ chống phá, xâm lược trở lại. Thời cơ giành chính quyền chỉ tồn tại trong thời
gian Nhật tuyên bố đầu hàng đến lúc quân ĐM vào ĐD, là nửa cuối t8/1945. Tổng khởi nghĩa giành
chính quyền và tuyên bố chủ quyền đứng ở tư thế một nước có chủ quyền để đón tiếp quân ĐM và sẽ
là cơ sở pháp lý cho VN sau này bảo vệ chủ quyền đất nước sau này khi có kẻ thù xâm lược thì chúng
ta tiến hành cuộc kháng chiến chính nghĩa để bảo vệ chủ quyền dân tộc và nhận được sự ủng hộ các
phong trào CM trên TG.
Vì thế vào ngày 12/8 UB lâm thời Khu giải phóng hạ lệnh khởi nghĩa trong khu. Và ngày 13/8, trung
ương Đảng và tổng bộ Việt Minh thành lập UB khởi nghĩa toàn quốc, 23h đêm cùng ngày UB Khởi
nghĩa toàn quốc đã ra “Quân lệnh số 1”, phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước, kêu gọi quân dân
toàn quốc giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng Minh đi vào Đông Dương. Hội nghị đại biểu
toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào từ ngày 14-15/8/1945 do lãnh tụ HCM và Tổng Bí thư Trường
Chinh chủ trì đã nhận định tình hình và chủ trương. Tại Hội nghị một số chủ trương tổng khởi nghĩa
được xác định như sau:
Khẩu hiệu đấu tranh lúc này là: “Phản đối xâm lược! Hoàn toàn độc lập! Chính quyền nhân dân!”
Hội nghị xác định 3 nguyên tắc chỉ đạo khởi nghĩa là: tập trung, thống nhất và kịp thời
Phương châm đấu tranh được xác định là: phải đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng, không kể
thành phố hay thôn quê, quân sự và chính trị phải phối hợp
Ngày 16/8/1945, Đại hội quốc dân họp tại Tân Trào, Đại hội tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa
của Đảng, thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, thành lập Uỷ ban giải phóng dân tộc Vn do
HCM làm Chủ tịch
Ngay sau Đại hội quốc dân, HCM kêu gọi đồng bào cả nước: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc
ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta… Chúng ta không
thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!”
Từ ngày 14-18/8/1945, tuy chưa nhận được lệnh tổng khởi nghĩa nhưng do nắm vững tinh thần các
nghị quyết, chỉ thị trước đó của Đảng, đảng bộ nhiều địa phương đã chủ động lãnh đạo nhân dân nổi
dậy khởi nghĩa. Bốn tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quảng Nam và Mỹ Tho đã giành chính
quyền sớm nhất
Tại Hà Nội, ngày 17/8/1945, dưới sự lãnh đạo của xứ uỷ Bắc Kỳ và Thành Uỷ HN, phong trào CM
của quần chúng lên cao, chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Sáng ngày 19/8, HN đỏ rực màu cờ, hàng chục
vạn người dân ở HN và các tỉnh lân cận theo các ngả đường kéo về Quảng trường Nhà hát lớn. Cuộc
meeting lớn chưa từng có của quần chúng CM đã diễn ra, trở thành cuộc biểu tình vũ trang tiến vào
Phủ Khâm sai, Toà Thị Chính, Trại Bảo an binh, làm cho Chính quyền thuộc về tay nhân dân. Thắng
lợi của cuộc khởi nghĩa ở HN đã thúc đẩy mạnh mẽ các tỉnh và các thành phố khác nổi dậy giành
chính quyền và làm tăng thêm cuộc khủng hoảng cho quân Nhật, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc
tổng khởi nghĩa trong cả nước dành thắng lợi.
Cùng ngày 19, nhân dân các tỉnh Thái Bình, Phú Yên, Khánh Hòa nổi dậy giành chính quyền. Ngày
20, khởi nghĩa bùng nổ ở Bắc Ninh, Thái Nguyên, Sơn Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa . Ngày 21, các
tỉnh Bắc Kạn, Tuyên Quang, Yên Bái, Nam Định, Nghệ An, Ninh Thuận lật đổ chính quyền phản
động ở các địa phương. Ngày 22, khởi nghĩa thắng lợi ở Cao Bằng, Hưng Yên. Ngày 23 tháng 8,
thành phố Huế nổi dậy khởi nghĩa. Trên 15 vạn người xuống đường biểu tình, cùng các đơn vị tự vệ
đi chiếm các công sở.
Cùng với thắng lợi của Huế, ngày 23, các tỉnh, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Gia lai,
Bạc Liêu, Bình Định... nổi dậy giành chính quyền. Ngày hôm sau, nhân dân Hà Nam, Quảng Yên,
Lâm Viên, Đắk Lắk, Gò Công, khởi nghĩa thắng lợi.
Ngày 25 tháng 8, cả thành phố Sài Gòn sục sôi không khí khởi nghĩa. Từ đêm trước, hàng vạn công
dân, nông dân và thanh niên các tỉnh xung quanh đều đổ dồn về Sài Gòn. Sáng 25, quần chúng cách
mạng chiếm các sở công an, cảnh sát, nhà ga, bưu điện cùng nhiều vị trí xung yếu khác trong thành
phố. Quân Nhật hầu như không dám chống cự. Cuộc biểu tình của hơn một triệu người hoan nghênh
ủy ban nhân dân Nam Bộ, đã đánh dấu thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Sài Gòn.
Cùng lúc với cuộc khởi nghĩa ở Sài Gòn, các tỉnh Bình Thuận, Lạng Sơn, Kon Tum, Phú Thọ, Vĩnh
Long, Bà Rịa,, Trà Vinh, Tây Ninh, Bến Tre, Sa Đéc, Sơn La nổi dậy khởi nghĩa.
Ngày 26, khởi nghĩa thắng lợi ở Châu Đốc, Biên Hòa, Quảng Ninh. Ngày 27, nhân dân nổi dậy giành
chính quyền ở Rạch Giá, Quảng Ngãi. Hôm sau ở Hà Tiên, Đồng Nai. Cụ thể hơn, trong ngày 26,
HCM chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng thống nhất chủ trương đối nội và ngoại, chuẩn
bị ra TNĐL, tổ chức mitinh ra mắt nhân dân, công bố quyền độc lập và thiết lập chế độ dân chủ cộng
hòa. Ngày 27 Uỷ ban dân tộc giải phóng cải tổ thành chính phủ lâm thời nước VN dân chủ cộng hòa
do HCM làm chủ tịch và vào ngày 28 danh sách Chính phủ lâm thời được chính thức công bố tại Hà
Nội. Trước đó vào ngày 23 chúng ta có vận động chế độ phong kiến rút lui, thời kỳ đầu thì vua Bảo
Đại chưa đồng thuận. Sau khi giành chính quyền ở Huế thì chúng ta lần nữa gửi điên yêu cầu vua BĐ
thoái vị. Khi kết quả tổng khởi nghĩa đi tới hồi kết, vua BĐ chấp nhận thoái vị. Ngày 30/8 Tại cuộc
mít tinh gồm hàng vạn người tham gia ở Ngọ Môn - Huế, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị và giao nộp
ấn, kiếm cho đại diện Chính phủ lâm thời nước VN Dân chủ Cộng hoà.
,Ngày 2/9/1945, Lễ độc lập được tổ chức trọng thể tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Chính phủ
lâm thời ra mắt quốc dân. Thay mặt chính phủ lâm thời, Chủ tịch HCM đọc Tuyên ngôn độc lập,
trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân và TG sự ra đời của nước VN Dân chủ Cộng hoà.
Đây là bản TNĐL thứ 3 được công nhận của VN. Bản TNĐL đầu tiền là Nam quốc sơn hà trong cuộc
kháng chiến chống quân Tống năm 1077 của Lý Thường Kiệt. Bản TNĐL thứ 2 là Bình Ngô Đại cáo
do Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi soạn thảo và được đọc sau khởi nghĩa Lam Sơn đánh bại đô hộ nhà
Minh năm 1428. Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945 là văn kiện lịch sử có giá trị tư tưởng lớn và có ý
nghĩa thực tiễn sâu sắc, đó là: thiên anh hùng ca chiến đấu và chiến thắng, chứa chan sức mạnh và
niềm tin, tràn đầy lòng tự hào và ý chí đấu tranh của nhân dân Vn trong sự nghiệp giành và giữ nền
độc lập, tự do.

You might also like